Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-731
Chương 731 : Chương 731HẠT GIỐNG
Đúng là Uông Ấn rất lợi hại. Từ lâu Vĩnh Chiêu Đế đã biết điều này. Nếu không, ông ta đã không tin tưởng và coi trọng hắn mười mấy năm.
Nhưng sự lợi hại của Uông Ấn bây giờ lại khiến ông ta kinh hoảng.
Sao Uông Ấn có thể mạnh như thế? Hắn không thể mạnh như thế được.
Đúng lúc này, thị lang Binh Bộ - Đậu Đại Dụng tiếp tục bẩm báo: “Hoàng thượng, tuy Uông tướng quân đã san bằng được núi Lân Tuân, nhưng thủ lĩnh Đồ Kiêu của bọn cướp lại không thấy tăm hơi, có thể nói là thất bại trong gang tấc. Hiện giờ binh sĩ Nhạn Tây Vệ đang tìm kiếm tung tích của Đồ Kiêu khắp nơi. Bùi Giải cùng các quan viên cũng thấy khá thất vọng.”
Cũng giống như Vĩnh Chiêu Đế, Đậu Đại Dụng hết sức bất ngờ với việc Uông Ấn vây quét sơn tặc ở núi Lân Tuân.
Không phải bất ngờ vì chuyện tiêu diệt thổ phỉ mà là ở thời gian tiến hành.
Đám kẻ cướp và tội phạm bỏ trốn trên núi Lân Tuân là tai họa của đạo Nhạn Tây. Với sự hiểu biết của Đậu Đại Dụng về Uông Ấn thì hắn chắc chắn sẽ quét sạch đám thổ phỉ đó, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Nhưng vì sao Uông Ấn lại vội vàng như thế? Hắn không sợ khi liên tiếp lập được công lao sao?
Có lẽ hắn cũng sợ thì phải? Nếu không, hắn đã không cố ý thả Đồ Kiêu đi, cố ý làm giảm công lao của bản thân.
Không sai, trong mắt của Đậu Đại Dụng thì Đồ Kiêu là do Uông Ấn cố ý thả đi. Thậm chí, chuyện Đồ Kiêu trốn thoát rất có khả năng chỉ là cách nói của Uông Ấn với bên ngoài mà thôi.
Nếu binh sĩ Nhạn Tây Vệ đã tiến đánh bất ngờ, nếu đã có thể lật tung cả trại Bất Hối thì tại sao lại để một mình Đồ Kiêu chạy thoát?
Lúc này, nhìn thấy sắc mặt hơi dịu đi của Vĩnh Chiêu Đế, Đậu Đại Dụng càng vững tin vào suy đoán của mình, cảm thấy hành động đó của Uông Ấn rất thông minh.
Nước đầy thì tràn, Uông Ấn đây là cố ý để thùng nước nứt ra một lỗ.
Tất nhiên, mặc dù Đồ Kiêu đã trốn thoát nhưng đám kẻ cướp ở núi Lân Tuân đã không thể gây ra tai họa nữa. Uông Ấn và Nhạn Tây Vệ quả thật đã có công trong việc tiêu diệt thổ phỉ.
Nghĩ tới đây, Đậu Đại Dụng liền nói: “Hoàng thượng, đám kẻ cướp ở núi Lân Tuân đã bị tiêu diệt, đây là một chuyện tốt đối với nước nhà, có lẽ sẽ mang đến sức sống khác hẳn cho Nhạn Tây Vệ.”
Tuy trong báo cáo nói rằng Bùi Giải và các quan viên đạo Nhạn Tây đều bất mãn, nhưng điều đó có thật hay không? Đậu Đại Dụng thấy chưa hẳn.
Phản ứng tức giận của Bùi Giải, phần lớn là để phối hợp với Uông Ấn.
Tất nhiên là Đại Đại Dụng cũng không thể không đứng về phía Uông Ấn trong chuyện này. Nếu không, ông ta đã không cố tình nói mấy câu vừa rồi.
Sau khi nhận ra được điều đó, nét mặt Đậu Đại Dụng trở nên hơi khác thường.
Rõ ràng là ông ta không thích Uông Ấn, còn bị hắn uy hiếp hai lần. Sao ông ta lại nói đỡ cho hắn?
Đậu Đại Dụng chỉ có một lời giải thích cho cách làm của mình, đó là ông ta căm ghét bọn thổ phỉ núi Lân Tuân hơn Uông Ấn nhiều.
Năm ấy, khi Đậu Đại Dụng vẫn là viên ngoại lang Lại Bộ, từng xử lý vài vụ án cực kì nghiêm trọng, trong đó có tội phạm đã bỏ trốn đến núi Lân Tuân.
Thái độ của ông ta đối với đám kẻ cướp núi Lân Tuân cũng giống như đối với đám kẻ cướp núi Vân Đồ, chính là hận không thể nhổ sạch tận gốc bọn chúng. Nay Uông Ấn đã làm chuyện mà ông ta muốn làm nên đương nhiên là ông ta vỗ tay khen vui mừng rồi.
Vĩnh Chiêu Đế trầm lặng hồi lâu mới ra lệnh: “Binh Bộ tiến hành khen thưởng binh sĩ Nhạn Tây Vệ, lệnh cho Uông Ấn nhất định phải bắt được Đồ Kiêu. Sau khi bắt được Đồ Kiêu rồi hẵng luận bàn công lao.”
Ông ta còn muốn dùng đến những binh sĩ Nhạn Tây Vệ này, nên cho dù ông ta có bất mãn gì với Uông Ấn thì cũng không thể làm gì hắn vào thời điểm hắn vừa mới lập công trong việc tiêu trừ thổ phỉ.
Ý chỉ này đã động viên tinh thần binh sĩ Nhạn Tây Vệ, cũng không đi ngược với ý của ông ta.
“Vâng, thần tuân lệnh. Việc này để Binh Bộ soạn thảo văn bản.” Đậu Đại Dụng cung kính trả lời, không cảm thấy bất ngờ với ý chỉ của Vĩnh Chiêu Đế.
Ngụ ý của hoàng thượng là ngày nào còn chưa bắt được Đồ Kiêu thì ngày đó Uông Ấn vẫn chưa có công. Cách làm của hoàng thượng chính là đang o ép Uông Ấn.
Không lâu sau, các quan viên khác ở Kinh Triệu cũng biết chuyện Uông Ấn dẫn binh diệt trừ thổ phỉ. Hiển nhiên là mỗi người lại có tâm trạng khác nhau đối với việc này.
Những việc Uông Ấn đã làm sau khi đến Nhạn Tây Vệ không phải là chuyện nhỏ, dù không thể làm rung chuyển tình hình trong triều nhưng đều gây động tĩnh cực kì lớn, hoàn toàn không thể xem thường.
Sắp xếp cho gia quyến của tướng lĩnh ở lại trong quân đội, đẩy lùi bệnh dịch ở huyện Tịnh Bình, lập công trong chuyến đi sứ sang Đại Ung… Chuyện nào cũng đáng để các quan viên quan tâm.
Thời điểm Uông Ấn mới tiếp nhận chức đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ, trong triều có rất lời chỉ trích về việc “hoạn quan nắm giữ binh quyền”, đứng đầu trong số đó là đại phu Ngự Sử Đài - Ngụy Hàm Trung.
Ông ta là quan viên phản đối kịch liệt nhất đối với việc Uông Ấn nhậm chức đại tướng quân, chỉ thiếu mỗi nước liều chết để can gián đế vương. Có điều, sau khi nhìn thấy những việc Uông Ấn đã làm ở Nhạn Tây Vệ, ông ta liền trầm ngâm. Nhất là hiện giờ, sau khi nghe được chuyện Uông Ấn tiêu diệt thổ phỉ, Ngụy Hàm Trung vuốt râu thở dài, trong lòng vô cùng phức tạp, đến nỗi không còn lời nào để nói.
Có không ít quan viên cũng có tâm trạng phức tạp giống như Ngụy Hàm Trung. Định Quốc Công - Tề Chiêm Trúc cũng đang nheo mắt lại nhìn về nơi xa, trong đầu hiện lên những lời nói của Trưởng công chúa Trịnh Vi khi trước: Có lẽ Nhạn Tây Vệ có Uông Ấn, thực sự có thể trở thành lá chắn mạnh nhất.
…
Tại nhà họ Cố, Cố Sùng lắc đầu thở dài, nhưng không phải là cảm khái mà là hối hận: “Sớm biết thế này, cứ kiên định với kế hoạch ra tay với Uông Ấn thì đã không để hắn lại lập công một lần nữa.”
“Ông nội, ông không cần phải thở dài. Việc Uông Ấn lập công lại là chuyện tốt đối với chúng ta. Công lao của hắn càng nhiều thì hoàng thượng càng không dung thứ được hắn.”
Vốn dĩ kế hoạch của Cố Chương là ra tay với Uông Ấn ở Đại Ung, bởi vì đó là lúc lực lượng của Uông Ấn mỏng và yếu nhất. Tuy nhiên, Đại Ung quá ngu xuẩn, lại ra tay với Uông Ấn trước khiến hắn có sự đề phòng. Cố Chương liền khuyên Vi hoàng hậu thay đổi kế hoạch.
Bây giờ Uông Ấn đã bình an trở về Đại An, còn lập được công lao tiêu diệt thổ phỉ.
Nhưng đây thật sự là công lao chứ không phải lá bùa “đòi mạng” sao?
Ha ha, Cố Chương rất muốn nhìn thử xem, tiếp theo Uông Ấn sẽ làm thế nào.
Đúng là Uông Ấn rất lợi hại. Từ lâu Vĩnh Chiêu Đế đã biết điều này. Nếu không, ông ta đã không tin tưởng và coi trọng hắn mười mấy năm.
Nhưng sự lợi hại của Uông Ấn bây giờ lại khiến ông ta kinh hoảng.
Sao Uông Ấn có thể mạnh như thế? Hắn không thể mạnh như thế được.
Đúng lúc này, thị lang Binh Bộ - Đậu Đại Dụng tiếp tục bẩm báo: “Hoàng thượng, tuy Uông tướng quân đã san bằng được núi Lân Tuân, nhưng thủ lĩnh Đồ Kiêu của bọn cướp lại không thấy tăm hơi, có thể nói là thất bại trong gang tấc. Hiện giờ binh sĩ Nhạn Tây Vệ đang tìm kiếm tung tích của Đồ Kiêu khắp nơi. Bùi Giải cùng các quan viên cũng thấy khá thất vọng.”
Cũng giống như Vĩnh Chiêu Đế, Đậu Đại Dụng hết sức bất ngờ với việc Uông Ấn vây quét sơn tặc ở núi Lân Tuân.
Không phải bất ngờ vì chuyện tiêu diệt thổ phỉ mà là ở thời gian tiến hành.
Đám kẻ cướp và tội phạm bỏ trốn trên núi Lân Tuân là tai họa của đạo Nhạn Tây. Với sự hiểu biết của Đậu Đại Dụng về Uông Ấn thì hắn chắc chắn sẽ quét sạch đám thổ phỉ đó, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Nhưng vì sao Uông Ấn lại vội vàng như thế? Hắn không sợ khi liên tiếp lập được công lao sao?
Có lẽ hắn cũng sợ thì phải? Nếu không, hắn đã không cố ý thả Đồ Kiêu đi, cố ý làm giảm công lao của bản thân.
Không sai, trong mắt của Đậu Đại Dụng thì Đồ Kiêu là do Uông Ấn cố ý thả đi. Thậm chí, chuyện Đồ Kiêu trốn thoát rất có khả năng chỉ là cách nói của Uông Ấn với bên ngoài mà thôi.
Nếu binh sĩ Nhạn Tây Vệ đã tiến đánh bất ngờ, nếu đã có thể lật tung cả trại Bất Hối thì tại sao lại để một mình Đồ Kiêu chạy thoát?
Lúc này, nhìn thấy sắc mặt hơi dịu đi của Vĩnh Chiêu Đế, Đậu Đại Dụng càng vững tin vào suy đoán của mình, cảm thấy hành động đó của Uông Ấn rất thông minh.
Nước đầy thì tràn, Uông Ấn đây là cố ý để thùng nước nứt ra một lỗ.
Tất nhiên, mặc dù Đồ Kiêu đã trốn thoát nhưng đám kẻ cướp ở núi Lân Tuân đã không thể gây ra tai họa nữa. Uông Ấn và Nhạn Tây Vệ quả thật đã có công trong việc tiêu diệt thổ phỉ.
Nghĩ tới đây, Đậu Đại Dụng liền nói: “Hoàng thượng, đám kẻ cướp ở núi Lân Tuân đã bị tiêu diệt, đây là một chuyện tốt đối với nước nhà, có lẽ sẽ mang đến sức sống khác hẳn cho Nhạn Tây Vệ.”
Tuy trong báo cáo nói rằng Bùi Giải và các quan viên đạo Nhạn Tây đều bất mãn, nhưng điều đó có thật hay không? Đậu Đại Dụng thấy chưa hẳn.
Phản ứng tức giận của Bùi Giải, phần lớn là để phối hợp với Uông Ấn.
Tất nhiên là Đại Đại Dụng cũng không thể không đứng về phía Uông Ấn trong chuyện này. Nếu không, ông ta đã không cố tình nói mấy câu vừa rồi.
Sau khi nhận ra được điều đó, nét mặt Đậu Đại Dụng trở nên hơi khác thường.
Rõ ràng là ông ta không thích Uông Ấn, còn bị hắn uy hiếp hai lần. Sao ông ta lại nói đỡ cho hắn?
Đậu Đại Dụng chỉ có một lời giải thích cho cách làm của mình, đó là ông ta căm ghét bọn thổ phỉ núi Lân Tuân hơn Uông Ấn nhiều.
Năm ấy, khi Đậu Đại Dụng vẫn là viên ngoại lang Lại Bộ, từng xử lý vài vụ án cực kì nghiêm trọng, trong đó có tội phạm đã bỏ trốn đến núi Lân Tuân.
Thái độ của ông ta đối với đám kẻ cướp núi Lân Tuân cũng giống như đối với đám kẻ cướp núi Vân Đồ, chính là hận không thể nhổ sạch tận gốc bọn chúng. Nay Uông Ấn đã làm chuyện mà ông ta muốn làm nên đương nhiên là ông ta vỗ tay khen vui mừng rồi.
Vĩnh Chiêu Đế trầm lặng hồi lâu mới ra lệnh: “Binh Bộ tiến hành khen thưởng binh sĩ Nhạn Tây Vệ, lệnh cho Uông Ấn nhất định phải bắt được Đồ Kiêu. Sau khi bắt được Đồ Kiêu rồi hẵng luận bàn công lao.”
Ông ta còn muốn dùng đến những binh sĩ Nhạn Tây Vệ này, nên cho dù ông ta có bất mãn gì với Uông Ấn thì cũng không thể làm gì hắn vào thời điểm hắn vừa mới lập công trong việc tiêu trừ thổ phỉ.
Ý chỉ này đã động viên tinh thần binh sĩ Nhạn Tây Vệ, cũng không đi ngược với ý của ông ta.
“Vâng, thần tuân lệnh. Việc này để Binh Bộ soạn thảo văn bản.” Đậu Đại Dụng cung kính trả lời, không cảm thấy bất ngờ với ý chỉ của Vĩnh Chiêu Đế.
Ngụ ý của hoàng thượng là ngày nào còn chưa bắt được Đồ Kiêu thì ngày đó Uông Ấn vẫn chưa có công. Cách làm của hoàng thượng chính là đang o ép Uông Ấn.
Không lâu sau, các quan viên khác ở Kinh Triệu cũng biết chuyện Uông Ấn dẫn binh diệt trừ thổ phỉ. Hiển nhiên là mỗi người lại có tâm trạng khác nhau đối với việc này.
Những việc Uông Ấn đã làm sau khi đến Nhạn Tây Vệ không phải là chuyện nhỏ, dù không thể làm rung chuyển tình hình trong triều nhưng đều gây động tĩnh cực kì lớn, hoàn toàn không thể xem thường.
Sắp xếp cho gia quyến của tướng lĩnh ở lại trong quân đội, đẩy lùi bệnh dịch ở huyện Tịnh Bình, lập công trong chuyến đi sứ sang Đại Ung… Chuyện nào cũng đáng để các quan viên quan tâm.
Thời điểm Uông Ấn mới tiếp nhận chức đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ, trong triều có rất lời chỉ trích về việc “hoạn quan nắm giữ binh quyền”, đứng đầu trong số đó là đại phu Ngự Sử Đài - Ngụy Hàm Trung.
Ông ta là quan viên phản đối kịch liệt nhất đối với việc Uông Ấn nhậm chức đại tướng quân, chỉ thiếu mỗi nước liều chết để can gián đế vương. Có điều, sau khi nhìn thấy những việc Uông Ấn đã làm ở Nhạn Tây Vệ, ông ta liền trầm ngâm. Nhất là hiện giờ, sau khi nghe được chuyện Uông Ấn tiêu diệt thổ phỉ, Ngụy Hàm Trung vuốt râu thở dài, trong lòng vô cùng phức tạp, đến nỗi không còn lời nào để nói.
Có không ít quan viên cũng có tâm trạng phức tạp giống như Ngụy Hàm Trung. Định Quốc Công - Tề Chiêm Trúc cũng đang nheo mắt lại nhìn về nơi xa, trong đầu hiện lên những lời nói của Trưởng công chúa Trịnh Vi khi trước: Có lẽ Nhạn Tây Vệ có Uông Ấn, thực sự có thể trở thành lá chắn mạnh nhất.
…
Tại nhà họ Cố, Cố Sùng lắc đầu thở dài, nhưng không phải là cảm khái mà là hối hận: “Sớm biết thế này, cứ kiên định với kế hoạch ra tay với Uông Ấn thì đã không để hắn lại lập công một lần nữa.”
“Ông nội, ông không cần phải thở dài. Việc Uông Ấn lập công lại là chuyện tốt đối với chúng ta. Công lao của hắn càng nhiều thì hoàng thượng càng không dung thứ được hắn.”
Vốn dĩ kế hoạch của Cố Chương là ra tay với Uông Ấn ở Đại Ung, bởi vì đó là lúc lực lượng của Uông Ấn mỏng và yếu nhất. Tuy nhiên, Đại Ung quá ngu xuẩn, lại ra tay với Uông Ấn trước khiến hắn có sự đề phòng. Cố Chương liền khuyên Vi hoàng hậu thay đổi kế hoạch.
Bây giờ Uông Ấn đã bình an trở về Đại An, còn lập được công lao tiêu diệt thổ phỉ.
Nhưng đây thật sự là công lao chứ không phải lá bùa “đòi mạng” sao?
Ha ha, Cố Chương rất muốn nhìn thử xem, tiếp theo Uông Ấn sẽ làm thế nào.