Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-460
Chương 460 : Chương 460CẢ ĐỜI
Năm đầu tiên thời Thái Ninh, tháng bảy nắng nóng như đổ lửa.
Khói lửa đã tan, hỗn loạn đã được dẹp yên, tân đế lên ngôi mang đến bầu không khí mới. Mặc dù cảnh tượng bị tàn phá ở khắp mọi nơi nhưng Đại An vẫn bừng lên sức sống mới, quan viên và dân chúng đều cảm thấy bừng bừng sức sống.
Vào lúc này, thủ lĩnh nội thị Cầu Ân của Điện Trung Tỉnh dâng tấu lên Thái Ninh Đế, nói rằng mình tuổi tác đã cao, dự định giao tất cả mọi việc trong cung cho phó thủ lĩnh nội thị, chuẩn bị dọn ra ngoài cung dưỡng già, từ nay không để ý tới mọi việc, xin hoàng thượng cho phép.
Thật ra tuổi tác của Cầu An không tính là quá cao, nhưng tóc ông ta đã bạc trắng, trên mặt nhiều nếp nhăn, mang theo sự già nua và mệt mỏi. Đúng là trông già hơn so với nhiều nội thị khác.
Bởi vậy, Thái Ninh Đế chấp thuận bản tấu của Cầu Ân, đồng thời còn đặc biệt ban cho ông ta một tòa hoa trạch ở thành Nam, Kinh Triệu để ông ta dưỡng già.
Thái Ninh Đế là một đế vương biết ghi nhớ công ơn. Ai từng giúp mình, ai từng làm gì cho mình, âm thầm lập bao nhiêu công lao, Thái Ninh Đế đều ghi nhớ.
Mặc dù Cầu Ân là tâm phúc bên cạnh tiên đế nhưng Thái Ninh Đế sẽ không quên những việc ông ta đã kín đáo làm cho hắn.
Có điều, Cầu Ân từ chối sự ban thưởng hậu hĩnh của hoàng thượng, từ chối tòa hoa trạch ở thành Nam và từ chối những người hầu kẻ hạ mà đế vương ban cho, mà chỉ dẫn theo một nội thị trẻ tuổi đã quen sai bảo, sống trong ngõ Vĩnh Đạo ở thành Tây.
Thành Tây này ban đầu là một tòa hoa trạch, nơi đây vốn là hoa trạch của đốc chủ Đề Xưởng kiêm thủ lĩnh nội thị của Điện Trung Tỉnh - Uông Ấn. Nghe nói trong hoa trạch này bốn mùa đều như mùa xuân, là nơi phồn hoa và hưng thịnh nhất.
Nhưng cuối cùng nơi phồn hoa hưng thịnh này đã bị hủy hoại hoàn toàn theo sự sụp đổ của Đề Xưởng và cái chết của Uông Ấn.
Cho dù xa hoa hiển hách đến đâu, cho dù cảnh sắc bên trong có tươi đẹp đến đâu thì bây giờ đều đã biến thành tường vách đổ nát.
Ngay cả tiên sinh kể chuyện cũng nói: “Lầu cao tân khách một khi tận, thiên thu bất hủ vạn dặm sơn”. Sau đó một hồi chiêng trống vang lên, những tiên sinh kể chuyện này kể lại câu chuyện cũ của triều trước, cất lên đôi lời cảm khái.
Mỗi lần nghe thấy lời những tiên sinh kể chuyện này nói, vị thủ lĩnh nội thị Cầu Ân từng vô cùng lẫy lừng đều sẽ mỉm cười, sau đó bảo gia nhân thưởng cho họ chút tiền.
Ông ta hơi khom người và cúi đầu, rệu rã bước đi. Không ai biết thân phận của ông ta, không ai biết ông ta từng là một người vinh quang hiển hách nhường nào, không ai biết ông ta từng là thủ lĩnh nội thị của Điện Trung Tỉnh, từng giữ chức phó tướng quân của Nghi Loan Vệ.
Hoạn quan cầm binh, thế gian hiếm có.
Cả triều Đại An này có lẽ chỉ có mình ông ta thì phải.
Không, ông ta không phải người duy nhất, trước ông ta còn có một hoạn quan khác từng giữ chức đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ. Luận về quyền thế, luận về địa vị, người nọ còn hiển hách hơn ông ta nhiều.
Nhưng đó là chuyện của gần hai mươi năm trước. Những chuyện đó đã bị thời gian chôn vùi, ai nấy cũng giữ kín như bưng, không dám bàn luận về người đó.
Cầu Ân cũng chưa bao giờ bàn luận về người đó, có điều nơi ông ta đang ở trong ngõ nằm ngay bên cạnh đống phế tích kia.
Mỗi lần đi ra đi vào, ông ta đều nhìn thấy đống hoang tàn đổ nát đó, thỉnh thoảng cũng sẽ dừng chân.
Từ sau khi chuyển tới ngõ Vĩnh Đạo, mỗi ngày Cầu Ân đều đi ra đầu ngõ, nhìn đống đổ nát một lát. Hơn nửa năm nay, dù mưa gió hay sương tuyết, ngày nào ông ta cũng làm như vậy.
Bởi vì đống phế tích đó đã tồn tại quá lâu, người dân sống ở ngõ Vĩnh Đạo đều đã quen nên không ngờ sẽ có người chuyển tới đây chỉ để nhìn đống đổ nát này.
Mùa đông năm nay rất lạnh, Cầu Ân tuổi tác đã cao, đi đứng bất tiện nhưng vẫn gọi nội thị theo hầu bên cạnh tới và bảo: “Cõng ta ra đầu ngõ!”
Ra đầu ngõ nhìn đống hoang tàn kia mỗi ngày đã trở thành thói quen của ông ta, cũng là một sự chống đỡ nào đó không cần nói thành lời của ông ta. Một ngày không nhìn là trong lòng sẽ thấy không thoải mái.
Thật ra nội thị trẻ tuổi không muốn chủ nhân của mình ra ngoài trong thời tiết lạnh giá này. Nhưng hắn biết chủ nhân mình rất cố chấp, bèn đồng ý cõng ông đi đến chỗ đống gạch nát ngói vụn kia khi gió tuyết đầy trời.
Chủ nhân của hắn chưa từng nói về chuyện của đống đổ nát đó, nhưng hắn biết ông ta chuyển tới ngõ Vĩnh Đạo là để nhìn nó.
Hắn biết nơi này từng là phủ đệ của Uông đốc chủ của Đề Xưởng. Nghe nói Uông đốc chủ cũng là một hoạn quan quyền cao chức trọng.
Chủ nhân của hắn đến đây là để nhắc nhở bản thân mình sao?
Nhưng chủ nhân của hắn đã già thế này, lại được hoàng thượng đối đãi đặc biệt, ông sẽ không có kết cục giống như Uông đốc chủ đúng không?
Nghe đâu, Uông đốc chủ chết khi tuổi đời còn trẻ, còn chết hết sức thê thảm…
Hắn ngẫm nghĩ một lát, vẫn không kìm được bèn hỏi: “Lão gia, nô tài không hiểu, đống đổ nát này có gì đẹp mắt đâu?”
Cầu Ân mỉm cười nhưng không nói gì.
Nơi này toàn là tường đổ ngói vỡ, không có gì đẹp mắt, nhưng ông ta tới đây không phải để nhìn ngắm nó, mà là nhìn nó sẽ nhớ tới người kia. Người đó có vẻ ngoài tuấn tú vô ngần, tài hoa xuất chúng, khiến ông ta cảm thấy như thể thần tiên hạ phàm, đã cứu ông ta từ bờ vực cõi chết trở về.
Người đó đã từ giã cõi đời được hai mươi năm, tân đế cũng đã lên ngôi, triều Đại An này sẽ chẳng còn mấy người nhớ đến người đó thì phải?
Thế nhưng Cầu Ân vẫn luôn nhớ rõ, ông ta nhớ đống hoang tàn này đã từng là hoa trạch bốn mùa đều như mùa xuân, ông ta nhớ trong phủ hưng thịnh như thế nào.
Cầu Ân nói với nội thị trẻ tuổi: “Mang trà Diệm Khê của những người kia gửi tới đây, ta muốn đi bái tế!”
“Lão gia, năm nay trà Diệm Khê mà họ gửi tới không ngon bằng năm ngoài, có điều vẫn rất được.”
Sau khi chủ nhân hắn rời khỏi Điện Trung Tỉnh, người đi trà lạnh, tất nhiên không thể so với lúc ông còn nắm quyền ở trong cung trước kia. Nhưng những người đó vẫn gửi trà Diệm Khê tới, mà còn toàn là trà thượng đẳng.
Có quan viên trong triều nào không biết thủ lĩnh nội thị, phó tướng quân Cầu Ân của Nghi Loan Vệ thích nhất là trà Diệm Khê?
Kỳ lạ là nội thị trẻ tuổi đi theo bên cạnh ông ta đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ thấy ông ta uống trà Diệm Khê. Tuy nhiên mỗi lần thấy trà Diễm Khê, mặt mày ông sẽ dãn ra, thần sắc vui vẻ, hiển nhiên là trong lòng rất thích loại trà đó.
Năm đầu tiên thời Thái Ninh, tháng bảy nắng nóng như đổ lửa.
Khói lửa đã tan, hỗn loạn đã được dẹp yên, tân đế lên ngôi mang đến bầu không khí mới. Mặc dù cảnh tượng bị tàn phá ở khắp mọi nơi nhưng Đại An vẫn bừng lên sức sống mới, quan viên và dân chúng đều cảm thấy bừng bừng sức sống.
Vào lúc này, thủ lĩnh nội thị Cầu Ân của Điện Trung Tỉnh dâng tấu lên Thái Ninh Đế, nói rằng mình tuổi tác đã cao, dự định giao tất cả mọi việc trong cung cho phó thủ lĩnh nội thị, chuẩn bị dọn ra ngoài cung dưỡng già, từ nay không để ý tới mọi việc, xin hoàng thượng cho phép.
Thật ra tuổi tác của Cầu An không tính là quá cao, nhưng tóc ông ta đã bạc trắng, trên mặt nhiều nếp nhăn, mang theo sự già nua và mệt mỏi. Đúng là trông già hơn so với nhiều nội thị khác.
Bởi vậy, Thái Ninh Đế chấp thuận bản tấu của Cầu Ân, đồng thời còn đặc biệt ban cho ông ta một tòa hoa trạch ở thành Nam, Kinh Triệu để ông ta dưỡng già.
Thái Ninh Đế là một đế vương biết ghi nhớ công ơn. Ai từng giúp mình, ai từng làm gì cho mình, âm thầm lập bao nhiêu công lao, Thái Ninh Đế đều ghi nhớ.
Mặc dù Cầu Ân là tâm phúc bên cạnh tiên đế nhưng Thái Ninh Đế sẽ không quên những việc ông ta đã kín đáo làm cho hắn.
Có điều, Cầu Ân từ chối sự ban thưởng hậu hĩnh của hoàng thượng, từ chối tòa hoa trạch ở thành Nam và từ chối những người hầu kẻ hạ mà đế vương ban cho, mà chỉ dẫn theo một nội thị trẻ tuổi đã quen sai bảo, sống trong ngõ Vĩnh Đạo ở thành Tây.
Thành Tây này ban đầu là một tòa hoa trạch, nơi đây vốn là hoa trạch của đốc chủ Đề Xưởng kiêm thủ lĩnh nội thị của Điện Trung Tỉnh - Uông Ấn. Nghe nói trong hoa trạch này bốn mùa đều như mùa xuân, là nơi phồn hoa và hưng thịnh nhất.
Nhưng cuối cùng nơi phồn hoa hưng thịnh này đã bị hủy hoại hoàn toàn theo sự sụp đổ của Đề Xưởng và cái chết của Uông Ấn.
Cho dù xa hoa hiển hách đến đâu, cho dù cảnh sắc bên trong có tươi đẹp đến đâu thì bây giờ đều đã biến thành tường vách đổ nát.
Ngay cả tiên sinh kể chuyện cũng nói: “Lầu cao tân khách một khi tận, thiên thu bất hủ vạn dặm sơn”. Sau đó một hồi chiêng trống vang lên, những tiên sinh kể chuyện này kể lại câu chuyện cũ của triều trước, cất lên đôi lời cảm khái.
Mỗi lần nghe thấy lời những tiên sinh kể chuyện này nói, vị thủ lĩnh nội thị Cầu Ân từng vô cùng lẫy lừng đều sẽ mỉm cười, sau đó bảo gia nhân thưởng cho họ chút tiền.
Ông ta hơi khom người và cúi đầu, rệu rã bước đi. Không ai biết thân phận của ông ta, không ai biết ông ta từng là một người vinh quang hiển hách nhường nào, không ai biết ông ta từng là thủ lĩnh nội thị của Điện Trung Tỉnh, từng giữ chức phó tướng quân của Nghi Loan Vệ.
Hoạn quan cầm binh, thế gian hiếm có.
Cả triều Đại An này có lẽ chỉ có mình ông ta thì phải.
Không, ông ta không phải người duy nhất, trước ông ta còn có một hoạn quan khác từng giữ chức đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ. Luận về quyền thế, luận về địa vị, người nọ còn hiển hách hơn ông ta nhiều.
Nhưng đó là chuyện của gần hai mươi năm trước. Những chuyện đó đã bị thời gian chôn vùi, ai nấy cũng giữ kín như bưng, không dám bàn luận về người đó.
Cầu Ân cũng chưa bao giờ bàn luận về người đó, có điều nơi ông ta đang ở trong ngõ nằm ngay bên cạnh đống phế tích kia.
Mỗi lần đi ra đi vào, ông ta đều nhìn thấy đống hoang tàn đổ nát đó, thỉnh thoảng cũng sẽ dừng chân.
Từ sau khi chuyển tới ngõ Vĩnh Đạo, mỗi ngày Cầu Ân đều đi ra đầu ngõ, nhìn đống đổ nát một lát. Hơn nửa năm nay, dù mưa gió hay sương tuyết, ngày nào ông ta cũng làm như vậy.
Bởi vì đống phế tích đó đã tồn tại quá lâu, người dân sống ở ngõ Vĩnh Đạo đều đã quen nên không ngờ sẽ có người chuyển tới đây chỉ để nhìn đống đổ nát này.
Mùa đông năm nay rất lạnh, Cầu Ân tuổi tác đã cao, đi đứng bất tiện nhưng vẫn gọi nội thị theo hầu bên cạnh tới và bảo: “Cõng ta ra đầu ngõ!”
Ra đầu ngõ nhìn đống hoang tàn kia mỗi ngày đã trở thành thói quen của ông ta, cũng là một sự chống đỡ nào đó không cần nói thành lời của ông ta. Một ngày không nhìn là trong lòng sẽ thấy không thoải mái.
Thật ra nội thị trẻ tuổi không muốn chủ nhân của mình ra ngoài trong thời tiết lạnh giá này. Nhưng hắn biết chủ nhân mình rất cố chấp, bèn đồng ý cõng ông đi đến chỗ đống gạch nát ngói vụn kia khi gió tuyết đầy trời.
Chủ nhân của hắn chưa từng nói về chuyện của đống đổ nát đó, nhưng hắn biết ông ta chuyển tới ngõ Vĩnh Đạo là để nhìn nó.
Hắn biết nơi này từng là phủ đệ của Uông đốc chủ của Đề Xưởng. Nghe nói Uông đốc chủ cũng là một hoạn quan quyền cao chức trọng.
Chủ nhân của hắn đến đây là để nhắc nhở bản thân mình sao?
Nhưng chủ nhân của hắn đã già thế này, lại được hoàng thượng đối đãi đặc biệt, ông sẽ không có kết cục giống như Uông đốc chủ đúng không?
Nghe đâu, Uông đốc chủ chết khi tuổi đời còn trẻ, còn chết hết sức thê thảm…
Hắn ngẫm nghĩ một lát, vẫn không kìm được bèn hỏi: “Lão gia, nô tài không hiểu, đống đổ nát này có gì đẹp mắt đâu?”
Cầu Ân mỉm cười nhưng không nói gì.
Nơi này toàn là tường đổ ngói vỡ, không có gì đẹp mắt, nhưng ông ta tới đây không phải để nhìn ngắm nó, mà là nhìn nó sẽ nhớ tới người kia. Người đó có vẻ ngoài tuấn tú vô ngần, tài hoa xuất chúng, khiến ông ta cảm thấy như thể thần tiên hạ phàm, đã cứu ông ta từ bờ vực cõi chết trở về.
Người đó đã từ giã cõi đời được hai mươi năm, tân đế cũng đã lên ngôi, triều Đại An này sẽ chẳng còn mấy người nhớ đến người đó thì phải?
Thế nhưng Cầu Ân vẫn luôn nhớ rõ, ông ta nhớ đống hoang tàn này đã từng là hoa trạch bốn mùa đều như mùa xuân, ông ta nhớ trong phủ hưng thịnh như thế nào.
Cầu Ân nói với nội thị trẻ tuổi: “Mang trà Diệm Khê của những người kia gửi tới đây, ta muốn đi bái tế!”
“Lão gia, năm nay trà Diệm Khê mà họ gửi tới không ngon bằng năm ngoài, có điều vẫn rất được.”
Sau khi chủ nhân hắn rời khỏi Điện Trung Tỉnh, người đi trà lạnh, tất nhiên không thể so với lúc ông còn nắm quyền ở trong cung trước kia. Nhưng những người đó vẫn gửi trà Diệm Khê tới, mà còn toàn là trà thượng đẳng.
Có quan viên trong triều nào không biết thủ lĩnh nội thị, phó tướng quân Cầu Ân của Nghi Loan Vệ thích nhất là trà Diệm Khê?
Kỳ lạ là nội thị trẻ tuổi đi theo bên cạnh ông ta đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ thấy ông ta uống trà Diệm Khê. Tuy nhiên mỗi lần thấy trà Diễm Khê, mặt mày ông sẽ dãn ra, thần sắc vui vẻ, hiển nhiên là trong lòng rất thích loại trà đó.