Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-352
Chương 352 : Chương 352THÁI TỬ GIÁM QUỐC ĐỂ XẢY RA CHUYỆN
Trịnh Phồn không thể tin nổi Chu Vân Xuyên lại liên quan đến vụ hành thích Vĩnh Chiêu Đế.
Chu Vân Xuyên? Là Chu Vân Xuyên gần đây được phụ hoàng y coi trọng? Sao có thể như vậy?
Thế nhưng tiếng kêu thảm thiết của Chu Vân Xuyên trong trướng lúc nửa đêm là hoàn toàn có thực.
Thấy đề kỵ tra xét cả những người hay qua lại thân thiết với Chu Vân Xuyên, Trịnh Phồn không nén nổi sợ hãi, sắc mặt cũng hơi trắng bệch.
Trong đội ngũ tham gia lễ tế lớn lần này, người qua lại thân thiết nhất với Chu Vân Xuyên chính là y.
Để lôi kéo Chu Vân Xuyên, dù có việc hay không y cũng chạy đến trướng của Chu Vân Xuyên, còn ngồi ở đó trong thời gian khá lâu.
Nói không chừng, nếu đề kỵ mà phun thứ trong cái lọ nhỏ kia vào giày của y thì cũng sẽ xuất hiện những chấm màu xanh lá cây.
Làm sao bây giờ? Y đến lều của Chu Vân Xuyên như cơm bữa, phụ hoàng sẽ nghĩ thế nào?
Liệu phụ hoàng có cho rằng y đã cấu kết với Chu Vân Xuyên không? Liệu phụ hoàng có cho rằng y liên quan đến việc hành thích không?
Lúc này Trịnh Phồn thầm hối hận khôn tả, hối hận tại sao lại đi lôi kéo Chu Vân Xuyên, càng căm ghét bản thân mình tại sao lại tiếp xúc với hắn ta nhiều đến thế.
Nếu phụ hoàng sinh nghi…
Trịnh Phồn đổ mồ hôi sau lưng, cơn ớn lạnh từ lòng bàn chân chạy thẳng lên đỉnh đầu trong nháy mắt, khiến y run rẩy cả người.
Nếu phụ hoàng thực sự sinh nghi, vậy thì địa vị hoàng tử này của y cũng đi tong.
Làm sao bây giờ, làm sao bây giờ?
Không được, phải đi đến ngự trướng để thưa rõ tất cả với phụ hoàng ngay lập tức, cho dù điều đó sẽ khiến phụ hoàng không vui còn tốt hơn là khiến phụ hoàng nghi ngờ, cũng tốt hơn việc địa vị hoàng tử của y bị đi đời.
Trưởng sử Hứa Luyện ngăn y lại và khuyên giải: “Điện hạ, không cần phải lo lắng như vậy. Lúc trước Chu Vân Xuyên được hoàng thượng rất ưu ái, có mấy ai trong đội ngũ tham gia lễ tế lớn mà không đến trướng của hắn ta? Chắc hẳn hoàng thượng sẽ không trách tội đâu.”
“Bây giờ mà điện hạ đến ngự trướng, tuyệt đối không phải là thượng sách. Hoàng thượng đang tức giận vì chuyện của Chu Vân Xuyên, nghe nói Uông đốc chủ cũng đang ở trong ngự trướng, nếu khiến hoàng thượng giận cá chém thớt thì sự việc sẽ rất nghiêm trọng.”
Nghe vậy, Trịnh Phồn vốn đang nôn nóng cũng dần dần bĩnh tĩnh lại.
Một hồi lâu sau, y mới gật đầu, đáp: “Đúng, đúng! Bây giờ bổn điện hạ nên yên lặng, không được làm gì hết.”
Đang yên đang lành không nên bới móc ra, nếu y đi đến ngự trướng mới thật sự là quá ngu ngốc.
Trên đường hồi kinh, Uông Ấn nhận được thư khẩn của Diệp Tuy do đề kỵ phi ngựa cấp tốc đưa đến vào lúc nửa đêm.
Thư được gửi đến giữa đêm khuya, chắc chắn là hết sức quan trọng, thế nên Đường Ngọc phụ trách bảo vệ Uông Ấn không dám chậm trễ lấy một khắc, đưa luôn thư vào trong trướng.
Khi Uông Ấn khoác áo choàng đứng dậy liền có dự cảm trong lòng. Lúc mở ra đọc, khuôn mặt vốn lãnh đạm thoáng hiện vẻ khiếp sợ.
Quả nhiên là chuyện lớn! Đã có chuyện lớn xảy ra khi thái tử giám quốc, liên quan đến nhà mẹ đẻ của thái tử phi Vệ thị.
Nhà họ Vệ là danh gia vọng tộc, lúc trước đã phải chịu tổn thất to lớn bởi chính sách tra xét hộ tịch cùng tài sản ngầm và di tông dời tộc. Mặc dù nhà họ có Vệ thị là thái tử phi nhưng cũng không thể ngăn được xu hướng suy tàn của gia tộc.
Để bảo vệ nền móng của nhà họ Vệ, để giảm bớt tổn thất, nhân cơ hội thái tử giám quốc, nhà họ Vệ đã cấu kết với Tiết Triệu Tôn của Bình Hoài Thự, âm thầm nâng giá hàng hóa Kinh Triệu lên vùn vụt, khiến cho Kinh Triệu rối ren, dân chúng khổ sở. Nhà họ Vệ nhờ vậy mà thu được món lợi lớn.
Chuyện xảy ra quá đột ngột, gây ảnh hưởng quá lớn, dù Đề Xưởng và Tạ Giới đã dốc hết khả năng thì tình hình của Kinh Triệu cũng vẫn đang cực kì nguy cấp.
Diệp Tuy gửi lá thư này đến nhằm báo trước cho Uông Ấn, để hắn có tính toán trong lòng.
Uông Ấn chậm rãi gập lá thư lại một cách cẩn thận, rồi cất đi giống như những lá thứ trước nhận được từ Diệp Tuy.
Sau đó, hắn mới gọi Đường Ngọc vào, nhanh chóng ra một vài mệnh lệnh.
Đường Ngọc nhận lệnh rời đi nhưng Uông Ấn vẫn không ngủ được nữa, trên mặt hiện rõ vẻ lo lắng.
Bình Hoài Thự là cơ quan trực thuộc Thái Phủ Tự - cơ quan phụ trách ngân khố của hoàng cung, đảm nhiệm việc bình ổn giá cả, quản lý toàn bộ hàng hóa được vận chuyển đến Kinh Triệu.
Theo chế độ của Đại An, Hộ Bộ quản lý tài chính của cả nước, còn Thái Phủ Tự quản lý việc xuất và nhập kho.
Việc xuất nhập kho này thực hiện căn cứ theo văn bản của Hộ Bộ ban hành, Hộ Bộ lại dựa vào báo cáo của Thái Phủ Tự để xét duyệt con số chi tiêu thực tế, để kiềm chế lẫn nhau.
Bình Hoài Thự chỉ là một quan nha thuộc Thái Phủ Tự, các quan viên làm việc ở đó chẳng qua chỉ trên lục phẩm, sao lại gây ra bất ổn lớn đến vậy?
Phía trên Bình Hoài Thự còn có Thái Phủ Tự, Thái Phủ Tự và Hộ Bộ kiềm chế lẫn nhau, cho dù Bình Hoài Thự có gây ồn ào gì thì đôi bên đều có thể áp xuống được.
Chưa kể đến ở Kinh Triệu còn có Tả bộc xạ Tạ Giới!
Tạ Giới ở lại trông coi Kinh Triệu, hỗ trợ thái tử giám quốc, tại sao lại không xử lý được chuyện của Bình Hoài Thự?
Lá thư của cô gái nhỏ được gửi cách đây hơn hai ngày, trong thư nàng lo rằng việc này sẽ khiến Kinh Triệu rối loạn, khiến dân chúng hoang mang.
Hai ngày trôi qua, tình hình ở Kinh Triệu sao rồi?
Uông Ấn nhớ lại chuyện mình và Diệp Tuy từng nói về tình thế của Đại An, cả hai nhất trí cho rằng hiện tại không thích hợp để thay người kế vị ngai vàng.
Thế nhưng...
Bây giờ thái tử giám quốc để xảy ra chuyện lớn như vậy, nhất định sẽ ảnh hưởng đến địa vị của thái tử, cục diện trong triều tất sẽ có sự thay đổi.
Nếu lá thư khẩn đã được đề kỵ đưa tới, vậy thì chắc hẳn thư khẩn của triều đình cũng sắp được gửi tới đây.
Sau khi hoàng thượng biết được chuyện này sẽ thế nào?
Khi trời mới tang tảng sáng, một con ngựa phi như bay về phía đội ngũ tham gia lễ tế lớn, binh lính trên lưng ngựa hô tô: “Báo cáo! Có thư khẩn từ Kinh Triệu!”
Giọng nói vừa dứt, binh lính này đã phi đến trước mặt đội ngũ, lập tức xuống ngựa, chuyển bức thư khẩn cho Tả Dực Vệ.
Người đưa thư đã không chợp mắt suốt hai ngày đêm, nét mặt đầy mệt mỏi, chỉ đang gắng chống đỡ mà thôi.
Lúc bấy giờ, tuấn mã cao lớn thình lình ngã gục xuống đất, co giật và sùi bọt mép mà chết.
Thật sự thì đã có vài tuấn mã kiệt sức mà chết như vậy, có thể thấy được phong thư này khẩn cấp đến nhường nào.
Nghe thấy là thư khẩn cấp từ Kinh Triệu gửi tới, mọi người đều đoán Kinh Triệu xảy ra chuyện lớn.
Hiện tại có thái tử giám quốc, chẳng lẽ vẫn có vấn đề xảy ra?
Trong lòng Vĩnh Chiêu Đế dâng lên linh cảm xấu, vừa mở bức thư ra đọc, sắc mặt ông ta liền thay đổi, đường pháp lệnh hằn sâu hoắm.
Vĩnh Chiêu Đế đột nhiên đập lá thư xuống mặt bàn “rầm” một tiếng, vô cùng tức giận: “Nghiệt tử! Nghiệt tử!”
Trịnh Phồn không thể tin nổi Chu Vân Xuyên lại liên quan đến vụ hành thích Vĩnh Chiêu Đế.
Chu Vân Xuyên? Là Chu Vân Xuyên gần đây được phụ hoàng y coi trọng? Sao có thể như vậy?
Thế nhưng tiếng kêu thảm thiết của Chu Vân Xuyên trong trướng lúc nửa đêm là hoàn toàn có thực.
Thấy đề kỵ tra xét cả những người hay qua lại thân thiết với Chu Vân Xuyên, Trịnh Phồn không nén nổi sợ hãi, sắc mặt cũng hơi trắng bệch.
Trong đội ngũ tham gia lễ tế lớn lần này, người qua lại thân thiết nhất với Chu Vân Xuyên chính là y.
Để lôi kéo Chu Vân Xuyên, dù có việc hay không y cũng chạy đến trướng của Chu Vân Xuyên, còn ngồi ở đó trong thời gian khá lâu.
Nói không chừng, nếu đề kỵ mà phun thứ trong cái lọ nhỏ kia vào giày của y thì cũng sẽ xuất hiện những chấm màu xanh lá cây.
Làm sao bây giờ? Y đến lều của Chu Vân Xuyên như cơm bữa, phụ hoàng sẽ nghĩ thế nào?
Liệu phụ hoàng có cho rằng y đã cấu kết với Chu Vân Xuyên không? Liệu phụ hoàng có cho rằng y liên quan đến việc hành thích không?
Lúc này Trịnh Phồn thầm hối hận khôn tả, hối hận tại sao lại đi lôi kéo Chu Vân Xuyên, càng căm ghét bản thân mình tại sao lại tiếp xúc với hắn ta nhiều đến thế.
Nếu phụ hoàng sinh nghi…
Trịnh Phồn đổ mồ hôi sau lưng, cơn ớn lạnh từ lòng bàn chân chạy thẳng lên đỉnh đầu trong nháy mắt, khiến y run rẩy cả người.
Nếu phụ hoàng thực sự sinh nghi, vậy thì địa vị hoàng tử này của y cũng đi tong.
Làm sao bây giờ, làm sao bây giờ?
Không được, phải đi đến ngự trướng để thưa rõ tất cả với phụ hoàng ngay lập tức, cho dù điều đó sẽ khiến phụ hoàng không vui còn tốt hơn là khiến phụ hoàng nghi ngờ, cũng tốt hơn việc địa vị hoàng tử của y bị đi đời.
Trưởng sử Hứa Luyện ngăn y lại và khuyên giải: “Điện hạ, không cần phải lo lắng như vậy. Lúc trước Chu Vân Xuyên được hoàng thượng rất ưu ái, có mấy ai trong đội ngũ tham gia lễ tế lớn mà không đến trướng của hắn ta? Chắc hẳn hoàng thượng sẽ không trách tội đâu.”
“Bây giờ mà điện hạ đến ngự trướng, tuyệt đối không phải là thượng sách. Hoàng thượng đang tức giận vì chuyện của Chu Vân Xuyên, nghe nói Uông đốc chủ cũng đang ở trong ngự trướng, nếu khiến hoàng thượng giận cá chém thớt thì sự việc sẽ rất nghiêm trọng.”
Nghe vậy, Trịnh Phồn vốn đang nôn nóng cũng dần dần bĩnh tĩnh lại.
Một hồi lâu sau, y mới gật đầu, đáp: “Đúng, đúng! Bây giờ bổn điện hạ nên yên lặng, không được làm gì hết.”
Đang yên đang lành không nên bới móc ra, nếu y đi đến ngự trướng mới thật sự là quá ngu ngốc.
Trên đường hồi kinh, Uông Ấn nhận được thư khẩn của Diệp Tuy do đề kỵ phi ngựa cấp tốc đưa đến vào lúc nửa đêm.
Thư được gửi đến giữa đêm khuya, chắc chắn là hết sức quan trọng, thế nên Đường Ngọc phụ trách bảo vệ Uông Ấn không dám chậm trễ lấy một khắc, đưa luôn thư vào trong trướng.
Khi Uông Ấn khoác áo choàng đứng dậy liền có dự cảm trong lòng. Lúc mở ra đọc, khuôn mặt vốn lãnh đạm thoáng hiện vẻ khiếp sợ.
Quả nhiên là chuyện lớn! Đã có chuyện lớn xảy ra khi thái tử giám quốc, liên quan đến nhà mẹ đẻ của thái tử phi Vệ thị.
Nhà họ Vệ là danh gia vọng tộc, lúc trước đã phải chịu tổn thất to lớn bởi chính sách tra xét hộ tịch cùng tài sản ngầm và di tông dời tộc. Mặc dù nhà họ có Vệ thị là thái tử phi nhưng cũng không thể ngăn được xu hướng suy tàn của gia tộc.
Để bảo vệ nền móng của nhà họ Vệ, để giảm bớt tổn thất, nhân cơ hội thái tử giám quốc, nhà họ Vệ đã cấu kết với Tiết Triệu Tôn của Bình Hoài Thự, âm thầm nâng giá hàng hóa Kinh Triệu lên vùn vụt, khiến cho Kinh Triệu rối ren, dân chúng khổ sở. Nhà họ Vệ nhờ vậy mà thu được món lợi lớn.
Chuyện xảy ra quá đột ngột, gây ảnh hưởng quá lớn, dù Đề Xưởng và Tạ Giới đã dốc hết khả năng thì tình hình của Kinh Triệu cũng vẫn đang cực kì nguy cấp.
Diệp Tuy gửi lá thư này đến nhằm báo trước cho Uông Ấn, để hắn có tính toán trong lòng.
Uông Ấn chậm rãi gập lá thư lại một cách cẩn thận, rồi cất đi giống như những lá thứ trước nhận được từ Diệp Tuy.
Sau đó, hắn mới gọi Đường Ngọc vào, nhanh chóng ra một vài mệnh lệnh.
Đường Ngọc nhận lệnh rời đi nhưng Uông Ấn vẫn không ngủ được nữa, trên mặt hiện rõ vẻ lo lắng.
Bình Hoài Thự là cơ quan trực thuộc Thái Phủ Tự - cơ quan phụ trách ngân khố của hoàng cung, đảm nhiệm việc bình ổn giá cả, quản lý toàn bộ hàng hóa được vận chuyển đến Kinh Triệu.
Theo chế độ của Đại An, Hộ Bộ quản lý tài chính của cả nước, còn Thái Phủ Tự quản lý việc xuất và nhập kho.
Việc xuất nhập kho này thực hiện căn cứ theo văn bản của Hộ Bộ ban hành, Hộ Bộ lại dựa vào báo cáo của Thái Phủ Tự để xét duyệt con số chi tiêu thực tế, để kiềm chế lẫn nhau.
Bình Hoài Thự chỉ là một quan nha thuộc Thái Phủ Tự, các quan viên làm việc ở đó chẳng qua chỉ trên lục phẩm, sao lại gây ra bất ổn lớn đến vậy?
Phía trên Bình Hoài Thự còn có Thái Phủ Tự, Thái Phủ Tự và Hộ Bộ kiềm chế lẫn nhau, cho dù Bình Hoài Thự có gây ồn ào gì thì đôi bên đều có thể áp xuống được.
Chưa kể đến ở Kinh Triệu còn có Tả bộc xạ Tạ Giới!
Tạ Giới ở lại trông coi Kinh Triệu, hỗ trợ thái tử giám quốc, tại sao lại không xử lý được chuyện của Bình Hoài Thự?
Lá thư của cô gái nhỏ được gửi cách đây hơn hai ngày, trong thư nàng lo rằng việc này sẽ khiến Kinh Triệu rối loạn, khiến dân chúng hoang mang.
Hai ngày trôi qua, tình hình ở Kinh Triệu sao rồi?
Uông Ấn nhớ lại chuyện mình và Diệp Tuy từng nói về tình thế của Đại An, cả hai nhất trí cho rằng hiện tại không thích hợp để thay người kế vị ngai vàng.
Thế nhưng...
Bây giờ thái tử giám quốc để xảy ra chuyện lớn như vậy, nhất định sẽ ảnh hưởng đến địa vị của thái tử, cục diện trong triều tất sẽ có sự thay đổi.
Nếu lá thư khẩn đã được đề kỵ đưa tới, vậy thì chắc hẳn thư khẩn của triều đình cũng sắp được gửi tới đây.
Sau khi hoàng thượng biết được chuyện này sẽ thế nào?
Khi trời mới tang tảng sáng, một con ngựa phi như bay về phía đội ngũ tham gia lễ tế lớn, binh lính trên lưng ngựa hô tô: “Báo cáo! Có thư khẩn từ Kinh Triệu!”
Giọng nói vừa dứt, binh lính này đã phi đến trước mặt đội ngũ, lập tức xuống ngựa, chuyển bức thư khẩn cho Tả Dực Vệ.
Người đưa thư đã không chợp mắt suốt hai ngày đêm, nét mặt đầy mệt mỏi, chỉ đang gắng chống đỡ mà thôi.
Lúc bấy giờ, tuấn mã cao lớn thình lình ngã gục xuống đất, co giật và sùi bọt mép mà chết.
Thật sự thì đã có vài tuấn mã kiệt sức mà chết như vậy, có thể thấy được phong thư này khẩn cấp đến nhường nào.
Nghe thấy là thư khẩn cấp từ Kinh Triệu gửi tới, mọi người đều đoán Kinh Triệu xảy ra chuyện lớn.
Hiện tại có thái tử giám quốc, chẳng lẽ vẫn có vấn đề xảy ra?
Trong lòng Vĩnh Chiêu Đế dâng lên linh cảm xấu, vừa mở bức thư ra đọc, sắc mặt ông ta liền thay đổi, đường pháp lệnh hằn sâu hoắm.
Vĩnh Chiêu Đế đột nhiên đập lá thư xuống mặt bàn “rầm” một tiếng, vô cùng tức giận: “Nghiệt tử! Nghiệt tử!”