Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 6
Căn nhà của cô Lý Hồng là loại nhà mái bằng phổ biến của phương bắc, giữa bên trái có ba gian, hai bên trái phải là phòng ngủ, bên trong có giường, giữa nhà là chỗ ăn cơm hoặc là phòng khách, đằng trước có một cái sân nhỏ, có một hầm mùa đông dùng để cất giữ rau dưa, ở góc dùng bùn trát thành tường, làm thành phòng nhỏ để nấu cơm và tắm rửa, bên cạnh lại khoét một cái cửa sổ quay ra ngoài đường, chính là chỗ mở quầy bán đồ lặt vặt.
Vừa rồi lúc đến, An Na hỏi bóng nói gió và lắng nghe chủ yếu là để biết rõ tình hình gia đình cô của Lý Mai.
Chú của Lý Mai và bố của Lý Mai trước đây đều là công nhân viên chức lâm trường, mười mấy năm trước ở lâm trường phát sinh vụ tai nạn, hai người bất hạnh cùng đồng thời gặp nạn. Chồng và em trai mất, cô của Lý Mai ngày nào cũng đến Cục Lâm Vụ khóc lóc, lãnh đạo trong Cục bèn sắp xếp con gái lớn Trần Lệ của cô Lý Hồng mới mười sáu tuổi vào trong xưởng dệt của huyện làm công nhân, còn phê chuẩn cho Lý Hồng mở quầy hàng bán đồ lặt vặt, lúc đó Lý Hồng mới thôi.
Trần Lệ nhiều năm trước đã xuất giá, giờ vẫn đi làm ở xưởng dệt trong huyện. Chồng họ Tống, không có công việc chính thức, làm thợ xây, chỗ nào gọi thì đến làm. Con gái Tống Tiểu Ny thì ở với cô Lý Hồng.
Con trai của cô Lý Hồng là Trần Xuân Lôi năm nay mười bảy tuổi, học cấp ba tại trường trung học La Yên, sang năm là tốt nghiệp, bình thường học nội trú, cuối tuần mới về nhà.
– Mai Mai, đây là phòng trước đây của chị cháu, cô biết cháu sắp tới nên dọn dẹp cho cháu rồi. Chờ sấy giường cho ấm xong, sau này cháu cứ ngủ lại đây. Xuân Lôi thì một tuần về một lần thôi, để em nó ngủ trong phòng giữa là được. Cháu xem đi, có được không?
Lý Hồng dẫn An Na vào trong căn phòng bên trái, bỏ vali xuống.
Căn phòng này không lớn, nhưng được dọn dẹp ngăn nắp. Trên tường dán bức ảnh Mộc Quế Anh đại chiến Kim Ngột Thuật, một chiếc giường kê sát tường, được trải tấm ga giường in hoa lớn kiểu dân quốc cũ, chăn màn gấp chỉnh tề, đặt trên chiếc gối thêu hoa màu hồng phấn hình uyên ương hí thủy.
– Được ạ, cám ơn cô.
An Na cảm ơn.
– Cháu đó, sao mà cứ nói cảm ơn cái gì. Cô là người thân của cháu, không phải khách sáo đâu. Cháu nghỉ ngơi chút đi, cô đi nấu sủi cảo cho cháu.
Cô Lý Hồng vui vẻ ra ngoài.
An Na sắp xếp đồ đạc ở hành lý ra một chút, vì ngại ăn không nên cũng ra ngoài giúp một tay.
Cô Lý Hồng đang băm thịt heo hành tây, nhân bánh để bên cạnh, thuần thục cán, rồi xắt ra thành từng miếng mì vắt nhỏ rất đều chằn chặn, cầm cán bột cán mỏng da sủi cải, cuối cùng thì cuộn lại. Tiểu Ny cũng ngồi trên ghế cuốn bánh.
An Na rửa tay cũng bắt đầu cuốn bánh, nhưng cô làm không được đẹp, đặt lên bàn so sánh với chiếc bánh đã làm trước đó thì kém rất xa, thấy Tiểu Ny nhìn chằm chằm vào chiếc của mình mỉm cười, An Na cũng cười ngượng ngùng.
– Tiểu Ny, cười gì thế! – Cô Lý Hồng vội vàng nói đỡ giúp An Na, – Cô của cháu là chuyên sinh đấy, là nhân tài đấy!
Nói xong, hỏi An Na, – Mai Mai, năm ngoái mẹ cháu gửi thư, nói cháu dạy học hợp đồng ở trường tiểu học, chưa chính thức phải không?
An Na không rõ chuyện trước kia của Lý Mai, chỉ ậm ừ đáp lại.
Lý Hồng cũng không để ý, lại nhắc đến việc sang năm thằng con Trần Xuân Lôi thi tốt nghiệp.
- …Cô ngày ngày sốt ruột, mong em của cháu có thể thi được lên đại học, rồi sau này đi làm. Nó có công việc tốt, thì cô không còn phải lo lắng gì nhiều nữa. Em cháu cũng rất chịu khó, thành tích cũng được, kết quả đều đứng thứ ba trong lớp đấy. Nhưng mà số cũng xui, năm ngoài nhà nước quy định thi tốt nghiệp trung học phải thi cả tiếng Anh nữa. Nhiều môn thi như thế, mà tiếng Anh của em cháu kém lắm. Giờ lại thi, chắc chắn trượt rồi. Ôi, cô thật là chán. Sợ đến lúc đó điểm tiếng Anh làm các môn khác bị ảnh hưởng. Cháu nói xem nhà nước nghĩ gì mà bắt người Trung Quốc chúng ta phải thi môn ngoại ngữ chứ?
An Na nói:
– Cô à, cháu cũng biết chút tiếng Anh, lúc nào Xuân Lôi về có gì không hiểu thì cứ hỏi cháu ạ.
Lý Hồng mừng rỡ,
– Thật sao? Thế thì tốt quá rồi. Mai Mai, cháu có thể giúp em cháu học tiếng Anh, vậy chính là giúp cô rồi.
An Na mỉm cười gật đầu:
– Cháu sẽ gắng sức ạ.
Cô Lý Hồng hết sức phấn khởi, trò chuyện thêm một lúc đã cuốn xong toàn bộ sủi cảo trên bàn, lò than tổ ong đã đốt xong, mở vung nồi lên, thả sủi cảo vào trong nước sôi, chỉ một lát, những chiếc sủi cảo trắng mập đã nổi lên. Cô Lý Hồng múc cho An Na một bát to, thêm tương ớt và tương vừng, lại lấy ra một bát củ tỏi ướp ở trong vạc, đặt lên khay, ba người bắt đầu ăn.
An Na vốn không thích ăn tỏi, nhưng tay nghề của Lý Mai rất giỏi, vừa thử ăn một củ, bất ngờ thấy mùi vị rất ngon.
– Mai Mai, cô biết cháu giống mẹ không ăn được tương ớt, đây là tương vừng mà mấy hôm trước cô đã làm, cháu chấm ăn thử xem.
– Vâng ạ.
An Na lên tiếng.
Ăn sủi cảo xong, An Na bắt đầu thích không khích trong nhà cô Lý Hồng, không hiểu sao khi đến đây rồi, bao nhiêu tâm tình buồn bực lo âu ở trong lòng đã bị tan biến đi không ít.
Ăn xong, An Na giúp cô Lý Hồng dọn dẹp rồi trở về phòng của mình, trong ánh mắt tò mò của Tiểu Ny mở vali hành lý ra. Một lát sau, cô Lý Hồng cũng vào, khi nhìn thấy từng món đồ thì đều tặc lưỡi, đặc biệt vô cùng yêu thích những khăn lụa tơ tằm Hermes màu sắc tươi tắn. An Na thấy thế, lại nhớ buổi chiều mình ôm lấy cô khóc lóc làm bẩn chiếc khăn quàng cổ của cô, bèn nói:
– Cô ơi, cháu tặng cô chiếc khăn ạ.
Cô Lý Hồng vội vàng lắc đầu.
– Thế sao được, nhìn nó làm bằng tơ thật, chắc cháu mua đắt lắm đúng không. Mà màu sắc lại rất tươi nữa, tuổi của cô không hợp lắm đâu.
An Na mỉm cười:
– Không đắt ạ. Với lại mùa đông màu sắc y phục đã tối, phối chiếc khăn màu sáng rất hợp. Để cháu quàng giúp cô.
Nói xong giúp cô Lý Hồng quàng khăn thắt một nơ con bướm rất đẹp.
Cô Lý Hồng không từ chối, sung sướng đi soi gương, thích mãi không thôi:
– Cháu đấy, xem cháu biến cô thành gì này.
Bên ngoài trời tối hẳn, rất lạnh, nhưng trong phòng rất ấm áp, tiếng cười không ngừng. An Na đã vượt qua buổi tối đầu tiên trong nhà người cô của Lý Mai rồi.
…
Giả mạo Lý Mai chỉ là tạm thời, trong lòng An Na cũng hiểu rất rõ, mình không thể nào trở thành Lý Mai để sống mãi ở đây được. Nhưng bây giờ vừa mới về nhà cô của Lý Mai, không thể nào đi ngay lập tức, bèn quyết định ở lại một thời gian rồi tính sau.
An Na cũng không thích ăn không của người ta, Tiểu Ny đi nhà trẻ ở Cục Lâm vụ, cách nhà khá xa, cô Lý Hồng ngày nào cũng phải đưa đón, còn phải trông quầy hàng, rất bận rộn, cô bèn giúp cô Lý Hồng trông cửa hàng.
Trong nhà cô Lý Hồng có thêm cháu gái từ phương nam tới, tin tức này rất nhanh đã lan truyền khắp xóm, cứ vài ngày lại có người đến quầy hàng để trò chuyện với cô Lý Hồng. Thấy An Na xinh đẹp, nói năng ngọt ngào, lịch sự thì có rất nhiều người bắt đầu nhiệt tình muốn giới thiệu đối tượng cho An Na làm An Na chỉ biết dở khóc dở cười.
Mà kể từ khi An Na đến, quầy hàng của cô Lý Hồng cũng khởi sắc lên rất nhiều so với trước kia, điều này cũng đúng. Không ít công nhân viên chức lâm trường, nhất là thanh niên trẻ tuổi chưa có đối tượng, sau khi tan làm thà đi đường xa cũng muốn đến quầy hàng của cô Lý Hồng mua thuốc lá Bạch Phù Dung. Cho nên thời gian này Lý Hồng đã bán hết số Bạch Phù Dung của ba tháng trước, mà những đồ vặt khác cũng bán hết rất nhanh, khiến cô Lý Hồng rất phấn khởi.
Khách quen buổi tối chuyên cần nhất chính là anh công an mặt tròn Cừu Cao Hạ, cơ hồ ngày nào cũng đến mua một gói thuốc lá, hơn nữa còn là loại Nghênh Xuân.
Mấy ngày đầu thì không sao, nhưng mấy ngày sau, An Na thấy anh ta liên tục đến mua, trời tối cũng đi xe đạp đến thì tốt bụng nhắc nhở anh ta chớ hút thuốc lá nhiều sẽ có hại cho sức khỏe.
Cừu Cao Hạ không dám đối mặt với An Na, ấp úng nói:
– Chẳng phải ngày đó cô Lý bảo anh phải chiếu cố cô ấy làm ăn à…Anh mua thuốc lá giúp bố anh…
Trong số những người nghiện thuốc lá thì nghiện nhiều nhất là người già. An Na đã chứng kiến không ít người già hút thuốc rồi. Thấy anh ta nói thế thì chỉ cười, nhận tiền rồi đưa anh ta một bao.
Cừu Cao Hạ nhận lấy, quay xe đạp vội vàng đạp đi.
– Này, còn nợ anh một bao nhé.
Anh ta vừa trả tiền cho hai bao. An Na nói với theo lưng anh ta.
– Nhớ đấy, lần sau đến lấy.
Cừu Cao Hạ ra sức đạp xe, chớp mắt đã không thấy bóng dáng đâu nữa.
An Na lắc đầu, ghi vào sổ: “Anh công an họ Cừu, nợ một bao.”
…
Vài ngày sau, con trai của cô Lý Hồng là Trần Xuân Lôi về nhà. Trần Xuân Lôi tính cách ôn hòa, gặp An Na thì gọi chị rất lễ phép. Cô Lý Hồng nói An Na giỏi tiếng Anh, bảo cậu không hiểu gì thì hỏi An Na. Trần Xuân Lôi vâng dạ.
Buổi tối, An Na phụ đạo Trần Xuân Lôi tiếng Anh, Tiểu Ny ngồi bên vẽ tranh. Cô Lý Hồng thì trông quán.
Tiếng Anh cấp ba của thời kỳ này rất đơn giản, nhưng nền tảng của Trần Xuân Lôi rất kém. Đoán chừng trước kia tiếng Anh chưa được xếp vào môn học phải thi tốt nghiệp trung học, nên cậu ta cũng không chú tâm học mấy.
Lúc An Na phụ đạo Trần Xuân Lôi, cô Lý Hồng vén rèm lên, cầm sổ ghi chép đến.
– Mai Mai, nợ cậu Cừu này một bao à, nghĩa là sao cháu?
Lý Hồng vốn không biết chữ, nhưng dầu gì cũng mở quầy hàng nhiều năm, cũng nhận biết được một số mặt chữ hay dùng trong sổ.
Từ sau hôm An Na nhắc anh ta hạn chế hút thuốc thì hai ngày nay không thấy anh ta đến nữa.
An Na nói:
– Lần trước anh ấy đến mua thuốc, mua hai bao, cháu đưa cho anh ấy được một bao thì anh ấy đã chạy đi rồi, nên cháu ghi vào để kẻo quên mất.
Lý Hồng bật cười, đi ra ngoài.
Hơn mười giờ, Trần Xuân Lôi cùng Tiểu Ny đi ngủ. An Na rửa mặt xong cũng lên giường chuẩn bị ngủ, thấy cô ý Hồng đi vào thì vội vàng ngồi dậy.
Lý Hồng ngồi bên mép giường, cười nói:
– Mai Mai à, cô thấy cậu Cừu kia hình như là có ý với cháu đấy. Cậu ta công việc tốt, tính cũng tốt, bố mẹ đều là công nhân viên. Hay là cô làm mai cho hai đứa nhé?
An Na sợ hết hồn, vội vàng lắc đầu.
– Cô ơi, chớ ạ.
– Rất tốt mà! – Cô Lý Hồng khuyên. – Không phải cô gấp gáp muốn gả cháu đi, mà là cháu cũng hơn hai mươi rồi, có người thích hợp thì chớ để lỡ.
– Cô ơi, cháu biết cô có ý tốt, nhưng mẹ cháu vừa qua đời, cháu giờ chưa có tâm tư này ạ.
Lý Hồng gật đầu: – Ừ nhỉ, thế mà cô không nghĩ ra. Vậy đi, chuyện này tính sau vậy. – Lại cười hơ hớ, – Mai Mai, thật ra cô còn một chuyện vui muốn nói với cháu. Cháu là thành phần trí thức, không thể nào cứ trông hàng cho cô được. Hôm nay cô đi nhờ vả người ta xem trường tiểu học trong thị trấn có thể sắp xếp cháu làm giáo viên được không. Quầy hàng cô có thể trông được, cháu đi dạy tốt hơn so với trông hàng cho cô, đúng không?
An Na sững sờ.
Cô Lý Hồng cho rằng cô mừng rỡ, cười nói:
– Cũng chưa hẳn đã nhờ được, cứ chờ hồi âm đã. Cháu cũng đừng quá trông mong. Cô định đợi có kết quả rồi mới báo cho cháu, nhưng lại không nhịn được. Muộn rồi, cháu đi ngủ đi. Cô cũng đi ngủ đây.
Cô Lý Hồng vén góc chăn cho An Na, sờ sờ giường thấy ấm áp thì hài lòng ra ngoài.
Vừa rồi lúc đến, An Na hỏi bóng nói gió và lắng nghe chủ yếu là để biết rõ tình hình gia đình cô của Lý Mai.
Chú của Lý Mai và bố của Lý Mai trước đây đều là công nhân viên chức lâm trường, mười mấy năm trước ở lâm trường phát sinh vụ tai nạn, hai người bất hạnh cùng đồng thời gặp nạn. Chồng và em trai mất, cô của Lý Mai ngày nào cũng đến Cục Lâm Vụ khóc lóc, lãnh đạo trong Cục bèn sắp xếp con gái lớn Trần Lệ của cô Lý Hồng mới mười sáu tuổi vào trong xưởng dệt của huyện làm công nhân, còn phê chuẩn cho Lý Hồng mở quầy hàng bán đồ lặt vặt, lúc đó Lý Hồng mới thôi.
Trần Lệ nhiều năm trước đã xuất giá, giờ vẫn đi làm ở xưởng dệt trong huyện. Chồng họ Tống, không có công việc chính thức, làm thợ xây, chỗ nào gọi thì đến làm. Con gái Tống Tiểu Ny thì ở với cô Lý Hồng.
Con trai của cô Lý Hồng là Trần Xuân Lôi năm nay mười bảy tuổi, học cấp ba tại trường trung học La Yên, sang năm là tốt nghiệp, bình thường học nội trú, cuối tuần mới về nhà.
– Mai Mai, đây là phòng trước đây của chị cháu, cô biết cháu sắp tới nên dọn dẹp cho cháu rồi. Chờ sấy giường cho ấm xong, sau này cháu cứ ngủ lại đây. Xuân Lôi thì một tuần về một lần thôi, để em nó ngủ trong phòng giữa là được. Cháu xem đi, có được không?
Lý Hồng dẫn An Na vào trong căn phòng bên trái, bỏ vali xuống.
Căn phòng này không lớn, nhưng được dọn dẹp ngăn nắp. Trên tường dán bức ảnh Mộc Quế Anh đại chiến Kim Ngột Thuật, một chiếc giường kê sát tường, được trải tấm ga giường in hoa lớn kiểu dân quốc cũ, chăn màn gấp chỉnh tề, đặt trên chiếc gối thêu hoa màu hồng phấn hình uyên ương hí thủy.
– Được ạ, cám ơn cô.
An Na cảm ơn.
– Cháu đó, sao mà cứ nói cảm ơn cái gì. Cô là người thân của cháu, không phải khách sáo đâu. Cháu nghỉ ngơi chút đi, cô đi nấu sủi cảo cho cháu.
Cô Lý Hồng vui vẻ ra ngoài.
An Na sắp xếp đồ đạc ở hành lý ra một chút, vì ngại ăn không nên cũng ra ngoài giúp một tay.
Cô Lý Hồng đang băm thịt heo hành tây, nhân bánh để bên cạnh, thuần thục cán, rồi xắt ra thành từng miếng mì vắt nhỏ rất đều chằn chặn, cầm cán bột cán mỏng da sủi cải, cuối cùng thì cuộn lại. Tiểu Ny cũng ngồi trên ghế cuốn bánh.
An Na rửa tay cũng bắt đầu cuốn bánh, nhưng cô làm không được đẹp, đặt lên bàn so sánh với chiếc bánh đã làm trước đó thì kém rất xa, thấy Tiểu Ny nhìn chằm chằm vào chiếc của mình mỉm cười, An Na cũng cười ngượng ngùng.
– Tiểu Ny, cười gì thế! – Cô Lý Hồng vội vàng nói đỡ giúp An Na, – Cô của cháu là chuyên sinh đấy, là nhân tài đấy!
Nói xong, hỏi An Na, – Mai Mai, năm ngoái mẹ cháu gửi thư, nói cháu dạy học hợp đồng ở trường tiểu học, chưa chính thức phải không?
An Na không rõ chuyện trước kia của Lý Mai, chỉ ậm ừ đáp lại.
Lý Hồng cũng không để ý, lại nhắc đến việc sang năm thằng con Trần Xuân Lôi thi tốt nghiệp.
- …Cô ngày ngày sốt ruột, mong em của cháu có thể thi được lên đại học, rồi sau này đi làm. Nó có công việc tốt, thì cô không còn phải lo lắng gì nhiều nữa. Em cháu cũng rất chịu khó, thành tích cũng được, kết quả đều đứng thứ ba trong lớp đấy. Nhưng mà số cũng xui, năm ngoài nhà nước quy định thi tốt nghiệp trung học phải thi cả tiếng Anh nữa. Nhiều môn thi như thế, mà tiếng Anh của em cháu kém lắm. Giờ lại thi, chắc chắn trượt rồi. Ôi, cô thật là chán. Sợ đến lúc đó điểm tiếng Anh làm các môn khác bị ảnh hưởng. Cháu nói xem nhà nước nghĩ gì mà bắt người Trung Quốc chúng ta phải thi môn ngoại ngữ chứ?
An Na nói:
– Cô à, cháu cũng biết chút tiếng Anh, lúc nào Xuân Lôi về có gì không hiểu thì cứ hỏi cháu ạ.
Lý Hồng mừng rỡ,
– Thật sao? Thế thì tốt quá rồi. Mai Mai, cháu có thể giúp em cháu học tiếng Anh, vậy chính là giúp cô rồi.
An Na mỉm cười gật đầu:
– Cháu sẽ gắng sức ạ.
Cô Lý Hồng hết sức phấn khởi, trò chuyện thêm một lúc đã cuốn xong toàn bộ sủi cảo trên bàn, lò than tổ ong đã đốt xong, mở vung nồi lên, thả sủi cảo vào trong nước sôi, chỉ một lát, những chiếc sủi cảo trắng mập đã nổi lên. Cô Lý Hồng múc cho An Na một bát to, thêm tương ớt và tương vừng, lại lấy ra một bát củ tỏi ướp ở trong vạc, đặt lên khay, ba người bắt đầu ăn.
An Na vốn không thích ăn tỏi, nhưng tay nghề của Lý Mai rất giỏi, vừa thử ăn một củ, bất ngờ thấy mùi vị rất ngon.
– Mai Mai, cô biết cháu giống mẹ không ăn được tương ớt, đây là tương vừng mà mấy hôm trước cô đã làm, cháu chấm ăn thử xem.
– Vâng ạ.
An Na lên tiếng.
Ăn sủi cảo xong, An Na bắt đầu thích không khích trong nhà cô Lý Hồng, không hiểu sao khi đến đây rồi, bao nhiêu tâm tình buồn bực lo âu ở trong lòng đã bị tan biến đi không ít.
Ăn xong, An Na giúp cô Lý Hồng dọn dẹp rồi trở về phòng của mình, trong ánh mắt tò mò của Tiểu Ny mở vali hành lý ra. Một lát sau, cô Lý Hồng cũng vào, khi nhìn thấy từng món đồ thì đều tặc lưỡi, đặc biệt vô cùng yêu thích những khăn lụa tơ tằm Hermes màu sắc tươi tắn. An Na thấy thế, lại nhớ buổi chiều mình ôm lấy cô khóc lóc làm bẩn chiếc khăn quàng cổ của cô, bèn nói:
– Cô ơi, cháu tặng cô chiếc khăn ạ.
Cô Lý Hồng vội vàng lắc đầu.
– Thế sao được, nhìn nó làm bằng tơ thật, chắc cháu mua đắt lắm đúng không. Mà màu sắc lại rất tươi nữa, tuổi của cô không hợp lắm đâu.
An Na mỉm cười:
– Không đắt ạ. Với lại mùa đông màu sắc y phục đã tối, phối chiếc khăn màu sáng rất hợp. Để cháu quàng giúp cô.
Nói xong giúp cô Lý Hồng quàng khăn thắt một nơ con bướm rất đẹp.
Cô Lý Hồng không từ chối, sung sướng đi soi gương, thích mãi không thôi:
– Cháu đấy, xem cháu biến cô thành gì này.
Bên ngoài trời tối hẳn, rất lạnh, nhưng trong phòng rất ấm áp, tiếng cười không ngừng. An Na đã vượt qua buổi tối đầu tiên trong nhà người cô của Lý Mai rồi.
…
Giả mạo Lý Mai chỉ là tạm thời, trong lòng An Na cũng hiểu rất rõ, mình không thể nào trở thành Lý Mai để sống mãi ở đây được. Nhưng bây giờ vừa mới về nhà cô của Lý Mai, không thể nào đi ngay lập tức, bèn quyết định ở lại một thời gian rồi tính sau.
An Na cũng không thích ăn không của người ta, Tiểu Ny đi nhà trẻ ở Cục Lâm vụ, cách nhà khá xa, cô Lý Hồng ngày nào cũng phải đưa đón, còn phải trông quầy hàng, rất bận rộn, cô bèn giúp cô Lý Hồng trông cửa hàng.
Trong nhà cô Lý Hồng có thêm cháu gái từ phương nam tới, tin tức này rất nhanh đã lan truyền khắp xóm, cứ vài ngày lại có người đến quầy hàng để trò chuyện với cô Lý Hồng. Thấy An Na xinh đẹp, nói năng ngọt ngào, lịch sự thì có rất nhiều người bắt đầu nhiệt tình muốn giới thiệu đối tượng cho An Na làm An Na chỉ biết dở khóc dở cười.
Mà kể từ khi An Na đến, quầy hàng của cô Lý Hồng cũng khởi sắc lên rất nhiều so với trước kia, điều này cũng đúng. Không ít công nhân viên chức lâm trường, nhất là thanh niên trẻ tuổi chưa có đối tượng, sau khi tan làm thà đi đường xa cũng muốn đến quầy hàng của cô Lý Hồng mua thuốc lá Bạch Phù Dung. Cho nên thời gian này Lý Hồng đã bán hết số Bạch Phù Dung của ba tháng trước, mà những đồ vặt khác cũng bán hết rất nhanh, khiến cô Lý Hồng rất phấn khởi.
Khách quen buổi tối chuyên cần nhất chính là anh công an mặt tròn Cừu Cao Hạ, cơ hồ ngày nào cũng đến mua một gói thuốc lá, hơn nữa còn là loại Nghênh Xuân.
Mấy ngày đầu thì không sao, nhưng mấy ngày sau, An Na thấy anh ta liên tục đến mua, trời tối cũng đi xe đạp đến thì tốt bụng nhắc nhở anh ta chớ hút thuốc lá nhiều sẽ có hại cho sức khỏe.
Cừu Cao Hạ không dám đối mặt với An Na, ấp úng nói:
– Chẳng phải ngày đó cô Lý bảo anh phải chiếu cố cô ấy làm ăn à…Anh mua thuốc lá giúp bố anh…
Trong số những người nghiện thuốc lá thì nghiện nhiều nhất là người già. An Na đã chứng kiến không ít người già hút thuốc rồi. Thấy anh ta nói thế thì chỉ cười, nhận tiền rồi đưa anh ta một bao.
Cừu Cao Hạ nhận lấy, quay xe đạp vội vàng đạp đi.
– Này, còn nợ anh một bao nhé.
Anh ta vừa trả tiền cho hai bao. An Na nói với theo lưng anh ta.
– Nhớ đấy, lần sau đến lấy.
Cừu Cao Hạ ra sức đạp xe, chớp mắt đã không thấy bóng dáng đâu nữa.
An Na lắc đầu, ghi vào sổ: “Anh công an họ Cừu, nợ một bao.”
…
Vài ngày sau, con trai của cô Lý Hồng là Trần Xuân Lôi về nhà. Trần Xuân Lôi tính cách ôn hòa, gặp An Na thì gọi chị rất lễ phép. Cô Lý Hồng nói An Na giỏi tiếng Anh, bảo cậu không hiểu gì thì hỏi An Na. Trần Xuân Lôi vâng dạ.
Buổi tối, An Na phụ đạo Trần Xuân Lôi tiếng Anh, Tiểu Ny ngồi bên vẽ tranh. Cô Lý Hồng thì trông quán.
Tiếng Anh cấp ba của thời kỳ này rất đơn giản, nhưng nền tảng của Trần Xuân Lôi rất kém. Đoán chừng trước kia tiếng Anh chưa được xếp vào môn học phải thi tốt nghiệp trung học, nên cậu ta cũng không chú tâm học mấy.
Lúc An Na phụ đạo Trần Xuân Lôi, cô Lý Hồng vén rèm lên, cầm sổ ghi chép đến.
– Mai Mai, nợ cậu Cừu này một bao à, nghĩa là sao cháu?
Lý Hồng vốn không biết chữ, nhưng dầu gì cũng mở quầy hàng nhiều năm, cũng nhận biết được một số mặt chữ hay dùng trong sổ.
Từ sau hôm An Na nhắc anh ta hạn chế hút thuốc thì hai ngày nay không thấy anh ta đến nữa.
An Na nói:
– Lần trước anh ấy đến mua thuốc, mua hai bao, cháu đưa cho anh ấy được một bao thì anh ấy đã chạy đi rồi, nên cháu ghi vào để kẻo quên mất.
Lý Hồng bật cười, đi ra ngoài.
Hơn mười giờ, Trần Xuân Lôi cùng Tiểu Ny đi ngủ. An Na rửa mặt xong cũng lên giường chuẩn bị ngủ, thấy cô ý Hồng đi vào thì vội vàng ngồi dậy.
Lý Hồng ngồi bên mép giường, cười nói:
– Mai Mai à, cô thấy cậu Cừu kia hình như là có ý với cháu đấy. Cậu ta công việc tốt, tính cũng tốt, bố mẹ đều là công nhân viên. Hay là cô làm mai cho hai đứa nhé?
An Na sợ hết hồn, vội vàng lắc đầu.
– Cô ơi, chớ ạ.
– Rất tốt mà! – Cô Lý Hồng khuyên. – Không phải cô gấp gáp muốn gả cháu đi, mà là cháu cũng hơn hai mươi rồi, có người thích hợp thì chớ để lỡ.
– Cô ơi, cháu biết cô có ý tốt, nhưng mẹ cháu vừa qua đời, cháu giờ chưa có tâm tư này ạ.
Lý Hồng gật đầu: – Ừ nhỉ, thế mà cô không nghĩ ra. Vậy đi, chuyện này tính sau vậy. – Lại cười hơ hớ, – Mai Mai, thật ra cô còn một chuyện vui muốn nói với cháu. Cháu là thành phần trí thức, không thể nào cứ trông hàng cho cô được. Hôm nay cô đi nhờ vả người ta xem trường tiểu học trong thị trấn có thể sắp xếp cháu làm giáo viên được không. Quầy hàng cô có thể trông được, cháu đi dạy tốt hơn so với trông hàng cho cô, đúng không?
An Na sững sờ.
Cô Lý Hồng cho rằng cô mừng rỡ, cười nói:
– Cũng chưa hẳn đã nhờ được, cứ chờ hồi âm đã. Cháu cũng đừng quá trông mong. Cô định đợi có kết quả rồi mới báo cho cháu, nhưng lại không nhịn được. Muộn rồi, cháu đi ngủ đi. Cô cũng đi ngủ đây.
Cô Lý Hồng vén góc chăn cho An Na, sờ sờ giường thấy ấm áp thì hài lòng ra ngoài.