Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 955
Lý Thường ngồi khoanh chân trên ván gỗ rất lâu mới thấy Khổng Viễn Đạt hai mắt từ gian bên trong đi ra, không nói không rằng ngồi xuống đối diện với ông ta, cũng không pha trà nước, chưa nới trà ở đây là thư xa xỉ, huống hồ cũng không có tâm trạng, cả hai đều biết đề tài sắp nói tới sẽ không thể nào nhẹ nhàng được.
- Vừa rồi vô tình xem bút ký ông trải trên bàn, phát hiện mười năm qua Khổng huynh dạy hơn sáu nghìn người đọc sách viết chữ, lão phu vô cùng kinh ngạc, sao ngươi làm được?
Khổng Viễn Đạt nhỏ giọng nói: - Dễ thôi, chỉ cần dạy một đứa bé biết vài chữ, ta sẽ yêu cầu nó dạy cho năm người nữa, càng dạy được cho nhiều người càng được thưởng đặc thù, phần thưởng không lớn, đôi khi là cuốn sách, cái bút, đa phần là lời tán thưởng, cứ như thế kiên trì suốt mười năm.
Lý Thường gật gù, ưỡn thẳng lưng chắp tay: - Rất đơn giản mà hiệu quả, nói thì dễ nhưng ai có thể kiên trì ngày này qua tháng khác ở nơi nghèo khó này. Vừa rồi ta tới tìm ngươi, các hương lão biết ta là người Tống còn chắp tay hỏi chuyện phủ Hà Gian, còn nói quê cũ của ông ta là ở đó, công giáo hóa của ông ích lợi ngàn đời, Khổng huynh vất vả rồi.
- Chúng ta không hi vọng khi vương sư tới bách tính mang cơm canh đón tiếp, chỉ cần đừng gia nhập quân Liêu đối kháng với vương sư là được.
Khổng Viễn Đạt tán đồng: - Đúng là không thể kỳ vọng quá cao, lòng dân xưa nay luôn là đại sự, cần thời gian dài mới dần dần bù đắt được vết thương trong lòng bách tính. Trong đó Đại Tống ta phải lấy ra đủ thành ý, đối xử thật tốt, để bọn họ cảm nhận được sự quan tâm từ người thân, biết ai mới là đồng báo thực sự.
- Ta hiểu thế, chỉ là trong triều có nhiều người nói chỉ cần di chuyển dân Yến Vân tới phương nam, đem bách tính bản địa tới Yến Vân là không lo dân loạn nữa.
- Vạn vạn lần không thể. Khổng Viễn Đạt rối rít xua tay: - Bách tính sinh sống nơi này mấy trăm năm rồi, đất đai đã hòa vào máu thịt của họ, cưỡng ép di dân chỉ khơi lên dân biến, khi đó đại quân hoặc phải giết sạch bách tính, hoặc đại quân bị bách tính nhấn chìm. Nếu làm như thế Khổng thị hơn mười năm vất vả làm cái gì?
- Đó chỉ là tình hình xấu nhất thôi, chưa chắc sẽ xảy ra.
Khổng Viễn Đạt thương tâm nói: - Nhất định sẽ xảy ra, ta hiểu bọn họ, xưa nay trong lòng họ nghĩ gì, nếu bách tính không hoan nghênh vương sư, với bọn họ sẽ là nghịch tặc phản bội đồng bào.
- Săn hươu, đây chính là săn hươu! Bách tính quốc thổ chỉ là một con dễ béo, vòng vây đã bố trí, thợ săn đang từ phương xa áp sát trung tâm, ta đã nghe thấy tiếng chó săn sủa, tiếng ưng trên trời, tiếng vạn mã phi nhanh. Đáng thương cho ba chăm vạn bách tính Yến Châu, lên trời xuống đất đều chẳng thoát..
Lý Thường thở dài: - Miếng thịt hươu lớn nhất sắp đưa lên bàn ăn của Đại Tống ta, Khổng huynh không vì thế mà hân hoan à?
Khổng Viễn Đạt đứng dậy, nhìn những nông phu đang bận rộn ngoài đồng: - Vì sao ta chỉ nhìn thấy những bộ xương khô đang đi khắp nơi? năm xưa Vân hầu vì chuyện này mà tới tận Khổng gia ta, chẳng lẽ để yên?
- Tình thế Vân hầu này rất khác, ngoài chuyện đánh trận không thể xen vào việc khác nếu không tự chuốc lấy đại họa, lão phu vì thế mà phải âm thầm tới đây. Thần phục, bọn họ chỉ có cách thần phục, nếu không sẽ bị hủy diệt, thiết kỵ sẽ đạp bằng mỗi tấc đất, mỗi gian nhà nơi này.
Khổng Viễn Đạt nhớ tới chuyện trong thư tộc trưởng viết cho mình, lại lần nữa thở dài, mình vất vả ở nước Liêu mười năm sắp trôi theo dòng nước.
Người Liêu dũng mãnh, tiếc là bọn họ gặp phải kẻ địch hùng mạnh tựa hổ báo, ý nghĩ của bọn họ không nằm trong phạm vi suy nghĩ của người cầm quyền rồi.
Trong cuộc bắc chinh chưa từng có tiền lệ này, Khổng gia đóng vai trò không quá chói lọi, sứ mệnh duy nhất của bọn họ là vỗ về bách tính kinh hoàng kia, bảo bọn họ từ bỏ kháng cự, chấp nhận sự thống trị của Đại Tống, đó là ý nghĩa tồn tại duy nhất của Khổng gia ở Yến Châu.
Ổn định lại tâm thần, Khổng Viễn Đạt chắp tay: - Nhân thủ của đệ không đủ.
- Tín sứ đã chuẩn bị cho Khổng huynh rồi, chỉ cần huynh bắt đầu viết thư, bọn họ sẽ dùng tốc độ nhanh nhất đưa thư của huynh tới bất kỳ nơi nào huynh muốn.
Yến Châu sớm đã hình thành hào cường địa phương làm quan đương địa, có tác dụng làm cầu nối giữa giai tầng thống trí và bách tính, tất nhiên vì thế mà hào cường có chút phúc lợi là ức hiếp bách tính.
Cuộc sống như thế đã kéo dài tám mươi năm, bách tính sớm quen với cách làm của hào cường, hôm nào hào cường tỏ ra có nhân tính, bọn họ mới hoài nghi có phải là hào cường sinh bệnh, hay là có ý đồ hiểm ác gì đó.
Không phải không có phản kháng, vùng Yến Triệu này chưa bao giờ thiếu hảo hán, nhưng háo hản vây cánh chưa đủ đã bị hào cường liên thủ với nhau chém chết trong trứng nước.
Mỗi lần phản kháng là một lần bách tính bị bóc lột càng thêm tàn khốc, may là trải qua mấy trăm năm chinh chiến, nhâu khẩu không băng lên nổi, nên bách tính hay dở cũng có nhiều đất đai, nhưng bọn họ ngày đêm cày cấy cũng vẻn vẹn đủ no bụng thôi.
Lý Thường được Khổng Viễn Đạt tháp tùng đi khắp thôn trại lớn nhỏ của huyện Trác Lộc, ông ta nhận ra xung đột giữa bách tính và hào cường đã tới mức nước lửa.
Làm quan địa phương nhiều năm, Lý Thường tất nhiên hiểu điều này có ý nghĩa gì, nếu ở Đường Châu xảy ra loại tình hình này, chuyện duy nhất ông ta có thể làm là cầu viện trú quân.
Quân đội trấn áp không phải là kế sách lâu dài, quan văn Đại Tống sớm tổng kết ra biện pháp đối phó hữu hiệu, nhưng quan viên nước Liêu hiển nhiên không có trình độ này, bọn họ sinh trưởng trên thảo nguyên, tôn thờ pháp tắc mạnh được yếu thua.
Vân hầu cho rằng phải tiêu diệt một giai cấp ở Yến Vân, trước kia Lý Thường còn không hiểu, giờ ông ta hiểu rồi, bách tính và hào cường đã triệt để đối lập, trừ khi có một giai cấp bị tiêu diệt, gỗ khô mới có thể mọc ra mầm xanh mới.
Bàng quan nhìn hết mọi thứ, trong lòng Lý Thường đã có tính kế.
Chắc chắn diệt giai tầng hào cường là có lợi nhất, hào cường là số ít, nhưng chiếm lĩnh đất đai màu mỡ nhất, phong cảnh đẹp nhất, diệt chúng không những thu được lòng dân, cũng giúp tài chính Đại Tống đang khô kiệt vì bắc chinh được hòa hoãn phần nào.
Nhìn thấy tòa phủ có thể xưng không kém vương hầu, Lý thường thầm tính một tỏa phủ như thế kiếm được bao nhiêu tài phú, nhìn đất đai bao la của hào cường, ông ta thầm tính xem bố trí được bao nhiêu lưu dân.
-... Long Sư Hỏa Đế, Điểu Quan Nhân Hoàng Sáng tạo chữ viết, y phục che thân Nhường ngôi người hiền, vua Ngêu vua Thuấn Yêu thương bách tính, thảo phạt bạo quân Cơ Phát nhà Chu, Thành Thang nhà Ân... Khổng Viễn Đạt đọc một đoạn trong Thiên Tự Văn, sau hiền hòa căn dặn đám học sinh: - Thời gian tới phải đọc thuộc đoạn này, ngày sau tiên sinh sẽ lấy một đoạn làm đề bài, trọng điểm giảng giải. Từ xưa tới nay kẻ có đức được thiên hạ, kẻ vô đức mất thiên hạ...
Chỉ trong vòng mười ngày Lý Thường đã làm rõ được lực lượng giáo dục khổng lồ của hai nhà Nhan Hồi, tín sứ giúp Khổng Viễn Đạt đưa đi sáu mươi ba phong thư, bọn họ cũng sẽ thành hộ vệ của sáu mươi ba người nhận được thư.
Khổng Viễn Đạt muốn ở lại đây, tiếp tục sự nghiệp giáo dục, thậm chí còn quyết định ở lại Yến Châu giáo hóa bách tính nơi này.
Lý Thường rất tán đồng, tương lai không xa, bách tính Yến Châu sẽ nghênh tiếp phong ba chưa từng có, phong ba qua đi, Yến Châu quen thuộc hiện giờ không còn nữa, có lẽ sự tồn tại của Khổng Viễn Đạt sẽ mang tới chút an ủi cho bách tính.
- Vừa rồi vô tình xem bút ký ông trải trên bàn, phát hiện mười năm qua Khổng huynh dạy hơn sáu nghìn người đọc sách viết chữ, lão phu vô cùng kinh ngạc, sao ngươi làm được?
Khổng Viễn Đạt nhỏ giọng nói: - Dễ thôi, chỉ cần dạy một đứa bé biết vài chữ, ta sẽ yêu cầu nó dạy cho năm người nữa, càng dạy được cho nhiều người càng được thưởng đặc thù, phần thưởng không lớn, đôi khi là cuốn sách, cái bút, đa phần là lời tán thưởng, cứ như thế kiên trì suốt mười năm.
Lý Thường gật gù, ưỡn thẳng lưng chắp tay: - Rất đơn giản mà hiệu quả, nói thì dễ nhưng ai có thể kiên trì ngày này qua tháng khác ở nơi nghèo khó này. Vừa rồi ta tới tìm ngươi, các hương lão biết ta là người Tống còn chắp tay hỏi chuyện phủ Hà Gian, còn nói quê cũ của ông ta là ở đó, công giáo hóa của ông ích lợi ngàn đời, Khổng huynh vất vả rồi.
- Chúng ta không hi vọng khi vương sư tới bách tính mang cơm canh đón tiếp, chỉ cần đừng gia nhập quân Liêu đối kháng với vương sư là được.
Khổng Viễn Đạt tán đồng: - Đúng là không thể kỳ vọng quá cao, lòng dân xưa nay luôn là đại sự, cần thời gian dài mới dần dần bù đắt được vết thương trong lòng bách tính. Trong đó Đại Tống ta phải lấy ra đủ thành ý, đối xử thật tốt, để bọn họ cảm nhận được sự quan tâm từ người thân, biết ai mới là đồng báo thực sự.
- Ta hiểu thế, chỉ là trong triều có nhiều người nói chỉ cần di chuyển dân Yến Vân tới phương nam, đem bách tính bản địa tới Yến Vân là không lo dân loạn nữa.
- Vạn vạn lần không thể. Khổng Viễn Đạt rối rít xua tay: - Bách tính sinh sống nơi này mấy trăm năm rồi, đất đai đã hòa vào máu thịt của họ, cưỡng ép di dân chỉ khơi lên dân biến, khi đó đại quân hoặc phải giết sạch bách tính, hoặc đại quân bị bách tính nhấn chìm. Nếu làm như thế Khổng thị hơn mười năm vất vả làm cái gì?
- Đó chỉ là tình hình xấu nhất thôi, chưa chắc sẽ xảy ra.
Khổng Viễn Đạt thương tâm nói: - Nhất định sẽ xảy ra, ta hiểu bọn họ, xưa nay trong lòng họ nghĩ gì, nếu bách tính không hoan nghênh vương sư, với bọn họ sẽ là nghịch tặc phản bội đồng bào.
- Săn hươu, đây chính là săn hươu! Bách tính quốc thổ chỉ là một con dễ béo, vòng vây đã bố trí, thợ săn đang từ phương xa áp sát trung tâm, ta đã nghe thấy tiếng chó săn sủa, tiếng ưng trên trời, tiếng vạn mã phi nhanh. Đáng thương cho ba chăm vạn bách tính Yến Châu, lên trời xuống đất đều chẳng thoát..
Lý Thường thở dài: - Miếng thịt hươu lớn nhất sắp đưa lên bàn ăn của Đại Tống ta, Khổng huynh không vì thế mà hân hoan à?
Khổng Viễn Đạt đứng dậy, nhìn những nông phu đang bận rộn ngoài đồng: - Vì sao ta chỉ nhìn thấy những bộ xương khô đang đi khắp nơi? năm xưa Vân hầu vì chuyện này mà tới tận Khổng gia ta, chẳng lẽ để yên?
- Tình thế Vân hầu này rất khác, ngoài chuyện đánh trận không thể xen vào việc khác nếu không tự chuốc lấy đại họa, lão phu vì thế mà phải âm thầm tới đây. Thần phục, bọn họ chỉ có cách thần phục, nếu không sẽ bị hủy diệt, thiết kỵ sẽ đạp bằng mỗi tấc đất, mỗi gian nhà nơi này.
Khổng Viễn Đạt nhớ tới chuyện trong thư tộc trưởng viết cho mình, lại lần nữa thở dài, mình vất vả ở nước Liêu mười năm sắp trôi theo dòng nước.
Người Liêu dũng mãnh, tiếc là bọn họ gặp phải kẻ địch hùng mạnh tựa hổ báo, ý nghĩ của bọn họ không nằm trong phạm vi suy nghĩ của người cầm quyền rồi.
Trong cuộc bắc chinh chưa từng có tiền lệ này, Khổng gia đóng vai trò không quá chói lọi, sứ mệnh duy nhất của bọn họ là vỗ về bách tính kinh hoàng kia, bảo bọn họ từ bỏ kháng cự, chấp nhận sự thống trị của Đại Tống, đó là ý nghĩa tồn tại duy nhất của Khổng gia ở Yến Châu.
Ổn định lại tâm thần, Khổng Viễn Đạt chắp tay: - Nhân thủ của đệ không đủ.
- Tín sứ đã chuẩn bị cho Khổng huynh rồi, chỉ cần huynh bắt đầu viết thư, bọn họ sẽ dùng tốc độ nhanh nhất đưa thư của huynh tới bất kỳ nơi nào huynh muốn.
Yến Châu sớm đã hình thành hào cường địa phương làm quan đương địa, có tác dụng làm cầu nối giữa giai tầng thống trí và bách tính, tất nhiên vì thế mà hào cường có chút phúc lợi là ức hiếp bách tính.
Cuộc sống như thế đã kéo dài tám mươi năm, bách tính sớm quen với cách làm của hào cường, hôm nào hào cường tỏ ra có nhân tính, bọn họ mới hoài nghi có phải là hào cường sinh bệnh, hay là có ý đồ hiểm ác gì đó.
Không phải không có phản kháng, vùng Yến Triệu này chưa bao giờ thiếu hảo hán, nhưng háo hản vây cánh chưa đủ đã bị hào cường liên thủ với nhau chém chết trong trứng nước.
Mỗi lần phản kháng là một lần bách tính bị bóc lột càng thêm tàn khốc, may là trải qua mấy trăm năm chinh chiến, nhâu khẩu không băng lên nổi, nên bách tính hay dở cũng có nhiều đất đai, nhưng bọn họ ngày đêm cày cấy cũng vẻn vẹn đủ no bụng thôi.
Lý Thường được Khổng Viễn Đạt tháp tùng đi khắp thôn trại lớn nhỏ của huyện Trác Lộc, ông ta nhận ra xung đột giữa bách tính và hào cường đã tới mức nước lửa.
Làm quan địa phương nhiều năm, Lý Thường tất nhiên hiểu điều này có ý nghĩa gì, nếu ở Đường Châu xảy ra loại tình hình này, chuyện duy nhất ông ta có thể làm là cầu viện trú quân.
Quân đội trấn áp không phải là kế sách lâu dài, quan văn Đại Tống sớm tổng kết ra biện pháp đối phó hữu hiệu, nhưng quan viên nước Liêu hiển nhiên không có trình độ này, bọn họ sinh trưởng trên thảo nguyên, tôn thờ pháp tắc mạnh được yếu thua.
Vân hầu cho rằng phải tiêu diệt một giai cấp ở Yến Vân, trước kia Lý Thường còn không hiểu, giờ ông ta hiểu rồi, bách tính và hào cường đã triệt để đối lập, trừ khi có một giai cấp bị tiêu diệt, gỗ khô mới có thể mọc ra mầm xanh mới.
Bàng quan nhìn hết mọi thứ, trong lòng Lý Thường đã có tính kế.
Chắc chắn diệt giai tầng hào cường là có lợi nhất, hào cường là số ít, nhưng chiếm lĩnh đất đai màu mỡ nhất, phong cảnh đẹp nhất, diệt chúng không những thu được lòng dân, cũng giúp tài chính Đại Tống đang khô kiệt vì bắc chinh được hòa hoãn phần nào.
Nhìn thấy tòa phủ có thể xưng không kém vương hầu, Lý thường thầm tính một tỏa phủ như thế kiếm được bao nhiêu tài phú, nhìn đất đai bao la của hào cường, ông ta thầm tính xem bố trí được bao nhiêu lưu dân.
-... Long Sư Hỏa Đế, Điểu Quan Nhân Hoàng Sáng tạo chữ viết, y phục che thân Nhường ngôi người hiền, vua Ngêu vua Thuấn Yêu thương bách tính, thảo phạt bạo quân Cơ Phát nhà Chu, Thành Thang nhà Ân... Khổng Viễn Đạt đọc một đoạn trong Thiên Tự Văn, sau hiền hòa căn dặn đám học sinh: - Thời gian tới phải đọc thuộc đoạn này, ngày sau tiên sinh sẽ lấy một đoạn làm đề bài, trọng điểm giảng giải. Từ xưa tới nay kẻ có đức được thiên hạ, kẻ vô đức mất thiên hạ...
Chỉ trong vòng mười ngày Lý Thường đã làm rõ được lực lượng giáo dục khổng lồ của hai nhà Nhan Hồi, tín sứ giúp Khổng Viễn Đạt đưa đi sáu mươi ba phong thư, bọn họ cũng sẽ thành hộ vệ của sáu mươi ba người nhận được thư.
Khổng Viễn Đạt muốn ở lại đây, tiếp tục sự nghiệp giáo dục, thậm chí còn quyết định ở lại Yến Châu giáo hóa bách tính nơi này.
Lý Thường rất tán đồng, tương lai không xa, bách tính Yến Châu sẽ nghênh tiếp phong ba chưa từng có, phong ba qua đi, Yến Châu quen thuộc hiện giờ không còn nữa, có lẽ sự tồn tại của Khổng Viễn Đạt sẽ mang tới chút an ủi cho bách tính.