Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Tội ác và sự trừng phạt - Chương 38
Bên một giòng sông rộng và vắng có một thị trấn, một trong những trung tâm hành chính của nước Nga; trong thị trấn có một pháo đài, trong pháo đài là một ngục thất. Trong ngục thất có một phạm nhân bị xử án khổ sai biệt xứ loại hai tên là Rodion Romanovich Raxkonikov, giam ở đây đã được chín tháng: Từ ngày phạm tội cho đến nay đã gần một năm rưỡi.
Quá trình xét xử vụ nầy đã diễn ra khá êm thấm.
Phạm nhân xác nhận lời cũng khai của mình một cách cứng cỏi, rõ ràng và chính xác, không lẫn lộn các sự việc không giấu bớt những điều có hại cho mình, không xuyên tạc các sự kiện, không quên lấy một chi tiết vụn vặt nào. Hắn kể lại cặn kẽ toàn bộ quá trình vụ án mạng: hắn giải thích điều bí ẩn của cái đồ cầm (mảnh ván mỏng với tấm sắt) tìm thấy trong tay mụ già bị giết, kể ti mỉ việc lấy chùm chìa khoá trong người mụ già, mô tả những chiếc chìa khoá ấy, miêu tả cái rương và cho biết nó đựng gì, lại còn kể rõ một số đồ đạc đựng trong rương nữa. Hắn giải đáp những mối thắc mắc về cái chết của Lizaveta, kể lại việc lão Koch lên đập cửa rồi thêm người sinh viên, thuật lại tất cả những điều hai người nói với nhau, kể rõ việc hắn chạy xuống thang gác và nghe tiếng reo hò của Mikonka và Mitka, nấp trong căn phòng bỏ trống rồi đi về nhà ra sao, và cuối cùng chỉ rõ tảng đá trong khoang sân ở đại lộ Voznexxki, phía dưới cái cổng: người ta đã tìm thấy cái bóp tiền và các vật khác… Nói tóm lại, vụ án đã phân mình. Có những điều lầm cho các vị dự thẩm và quan toà rất ngạc nhiên, chẳng hạn phạm nhân đem giấu các thứ xuống dưới tảng đá mà không hề dùng đến, và nhất là phạm nhân không những không nhớ hết những vật chính tay mình lấy mà còn nói sai số lượng những vật ấy nữa. Lại có một việc nghe ra thật khó tin, là phạm nhân chưa bao giờ mở cái bóp tiền ra và thậm chí cũng không biết trong bóp có bao nhiêu tiền (trong bóp có ba trăm mười bảy rúp bạc và ba đồng tiền hai hào: vì bị để lâu ngày dưới tảng đá, có mấy tờ giấy bạc to nhất nằm ở phía trên bị ăn hỏng hết). Người ta đã tra đi khảo lại rất lâu để biết rõ tại sao bị cáo lại nói dối về điểm duy nhất đó, trong khi mọi việc khác thì lại thú nhận một cách tự nguyện và chân xác như vậy. Cuối cùng: một số người (nhất là những người có nghiên cứu tâm lý học) đi đến chỗ thừa nhận rằng có thể phạm nhân không nhìn vào bóp tiền thật cho nên không biết trong bóp có những gì, và cứ thế đem giấu xuống dưới tảng đá, nhưng từ đó họ lại kết luận ngay rằng tội ác chỉ có thể diễn ra trong một trạng thái điên loạn nhất thời, có thể nói là trong khi đang lên chứng thiên chấp, bị tư tưởng giết người cướp của ám ánh, không hề có suy tính mục đích, không hề mưu lợi. Đây thật là một dịp tốt cho cái thuyết về chứng điên loạn nhấàt thời, một học thuyết mới mẻ, thời thượng mà ngày nay người ta thường cố đem áp dụng cho một số tội nhân. Thêm vào đấy, trạng thái ưu uất kinh niên của Raxkonikov lại được nhiều nhân chứng xác nhận rõ ràng, trong số đó có bác sĩ Zoximov các bạn học cũ của phạm nhân, bà chủ nhà, người đầy tớ gái. Tất cả những điều đó đều tích cực góp phần đưa đến kết luận là Raxkonikov không giống hẳn như một kẻ sát nhân, một tên trộm cướp thông thường; ở đây có một cái gì khác. Nhưng, lại có một việc làm cho những người bênh vực ý kiến nầy rất bực mình, là phạm nhân hầu như không có ý muốn tự bào chữa; khi toà hỏi những câu quyết định: cụ thể cái gì xui khiến hắn giết người và cái gì thúc đẩy hắn lấy của, thì phạm nhân trả lời khá rõ ràng, với một sự chính xác thô bạo, rằng nguyên nhân trước sau chỉ là tình cảnh khốn đốn, nghèo túng, không nơi nương tựa, là ý muốn bảo đảm cho những bước đầu xây dựng sự nghiệp bằng một số tiền là ba nghìn rúp, mà hắn hy vọng lấy được ở người bị giết.
Còn sở dĩ phạm nhân quyết định giết người là do tính nông nổi và hèn nhát, lại bị cảnh túng bấn và những nỗi thất bại kích thích thêm. Đến khi toà hỏi cái gì đã xui khiến hắn ra tự thú, thì phạm nhân nói thẳng đó là lòng hối hận thành khẩn. Tất cả những lời lẽ ấy nghe thật gần như vô sỉ…
Tuy vậy, lời tuyên án cũng khoan hồng hơn là người ta có thể dự đoán căn cứ vào tội ác đã phạm, và sở dĩ như vậy có lẽ chính vì phạm nhân không những không muốn tự thanh minh, mà dường như lại còn tỏ ý muốn tự buộc tội thêm vào cho nặng nữa. Tất cả những hoàn cảnh đặc biệt và kỳ lạ xung quanh vụ án đều được chú ý xét tới. Trạng thái bệnh hoạn của phạm nhân trước khi phạm tội không còn có thể hồ nghi một chút nào nữa. Việc phạm nhân không dùng đến những thứ đã lấy, một phần được gán cho tác dụng của lòng hối hận chớm nở, một phần được gán cho tình trạng không được lành mạnh của trí năng trong thời gian phạm tội. Việc Lizaveta tình cờ bị giết thậm chí cũng được xem như một dẫn chứng xác nhận thêm giả thiết nầy: giết hai mạng người mà đồng thời lại quên rằng cửa vẫn để ngỏ! Cuối cùng việc phạm nhân ra tự thú đúng vào lúc vụ án đang rối tung lên vì lời tự tố giác sai trái của một kẻ cuồng tín bị suy sụp tinh thần (Mikolai) và hơn nữa là trong khi không có bằng chứng gì rõ ràng để buộc tội thủ phạm thật, mà hầu như cũng không có những mối nghi ngờ gì đáng kể (Porfiri Petrovich đã hoàn toàn giữ lời hứa), tất cả những điều đó rốt cục đã khiến toà giảm nhẹ tội cho phạm nhân.
Ngoài ra còn có những sự việc khác đột ngột được đưa ra ánh sáng, gây một tác dụng rất mạnh có lợi cho phạm nhân. Một cựu sinh viên tên là Razumikhin đã đào được ở đâu ra những tài liệu và xuất trình những bằng chứng cho biết rằng phạm nhân Raxkonikov, hồi còn sinh hoạt trong trường đại học, đã đem những đồng tiền cuối cùng của mình ra giúp một người bạn học nghèo túng và ho lao, và hầu như đã nuôi cho người ấy ăn học trong suốt nữa năm trời. Rồi đến khi người bạn ấy chết, phạm nhân đã săn sóc người cha già nua và bất toại của bạn (người bạn ấy đã tự tay làm lụng nuôi cha từ khi mới hơn mười ba tuổi), rồi cuối cùng đưa ông cụ vào nhà thương, và đến khi ông ta cũng chết nốt, đã chôn cất ông tử tế! Tất cả những tài liệu đó đã có ít nhiều ánh hưởng tốt đối với việc quyết định số phận Raxkonikov. Ngay cả bà chủ nhà cũ, mẹ người vợ chưa cưới đã quá cố của Raxkonikov, bà quả phụ Zarnitxyn, cùng đứng ra khai rằng hồi họ con ở một toà nhà khác ở gần khu Năm góc, có đêm xảy ra một vụ hoả hoạn, Raxkonikov đã xông vào một gian đang đang bốc cháy cứu hai đứa trẻ, và đã bị bỏng nặng. Sự việc nầy liền được thẩm tra kỹ lường và được nhiều nhân chứng xác nhận khá rõ ràng. Nói tóm lại, rốt cục phạm nhân lị đày khổ sai loại hai trong thời hạn tám năm thôi, vi chiếu cố đến việc ra tự thú và một số hoàn cảnh giảm tội.
Ngay từ đầu vụ án mẹ Raxkonikov đã lâm bệnh. Dunia và Razumikhin đã tìm cách đưa bà cụ ra khỏi Petersbung suốt thời gian xét xử. Razumikhin chọn một thành phố trên đường xe hoả, gần Petersbung để có thể theo dõi đều vụ án và đồng thời có thể gặp Avdotia Romanovna luôn. Bệnh tình của bà Punkheria Alekxandrovna hơi khác thường, thuộc lĩnh vực thần kinh và có kèm theo những hiện tượng gần như loạn óc, nếu không phải là hoàn toàn thì ít nhất cùng một phần. Khi Dunia gặp anh lần cuối cùng rồi trở về nhà đã thấy mẹ ốm hẳn, đang sốt và mê sảng. Ngay tối hôm ấy nàng đã bàn định với Razumikhin sẽ trả lời những gì nếu bà cụ có hỏi về con trai, lại còn nghĩ ra cả một câu chuyện có đầu, có đuôi, là Raxkonikov đi đến một nơi nào rất xa ở biên giới nước Nga, do một sự uỷ thác cá nhân, chuyến đi nầy rốt cục sẽ đem lại cho chàng tiền tài và danh vọng. Nhưng có một điều khiến cho họ rất kinh ngạc, là bản thân bà Punkheria Alekxandrovna không hề hỏi gì về việc ấy, ngay lúc bây giờ hay về sau cũng thế, trái lại, bà cụ cũng dựng lên cả một câu chuyện dài về chuyến đi của con trai: bà ứa nước mắt thuật lại việc chàng đến từ biệt bà ra sao trong khi kể lại có nói bóng gió cho hai người hiểu rằng có nhiều điều rất quan trọng và bí mật mà chỉ một mình bà biết thôi, rằng Rodia có nhiều kẻ thù có thế lực, cho nên chàng còn phải trốn tránh nữa là khác.
Còn về sự nghiệp tương lai của chàng thì bà tin chắc là sẽ rực rỡ vô cùng, khi nào một số hoàn cảnh thù địch sẽ không còn nữa; bà quả quyết với Razumikhin rằng sau nầy con bà sẽ trở thành một nhân vật chính trị tai mắt trong nước: cứ xem bài báo của Raxkonikov và cái tài năng văn học lỗi lạc của chàng cùng đủ rõ.
Bài báo ấy bà cứ đọc đi đọc lại không biết chán, đôi khi lại đọc to lên nữa, chỉ thiếu đường ôm lấy tờ báo mà ngủ, ấy thế nhưng cụ thể bây giờ Rodia ở đâu thì hầu như bà không hề hỏi đến, tuy có thể thấy rõ là người ta tránh nói chuyện nầy với bà: chi riêng điều đó thôi đáng lẽ cũng đã khiến cho bà sinh nghĩ ra rồi mới phải. Cuối cùng, họ lấy làm lạ và bắt đầu lo sợ khi thấy bà Punkheria Alekxandrovna mãi không đả động gì đến một số điểm nhất định. Chẳng hạn, chẳăng bao giờ bà than phiền về nỗi không có thư từ gì của chàng, mặc dù khi còn ở cái tỉnh nhỏ ngày trước, bà chỉ sống bằng niềm hy vọng và nỗi trông mong sớm nhận được một bức thư của thằng Rodia yêu quý. Điều nầy thì thật không sao cắt nghĩa nổi, và khiến cho Dunia rất lo; nàng nghĩ có lẽ bà cụ đã linh cảm thấy một cái gì khủng khiếp trong số phận của con trai và không dám hỏi vì sợ phải biết thêm một cái gì còn khủng khiếp hơn nữa. Dù sao, Dunia cũng thấy rằng trí khôn của bà Punkheria Alekxandrovna đang lâm vào một tình trạng không bình thường.
Tuy vậy cũng có đôi lần trong khi nói chuyện, nàng vô tình gợi cho mẹ hỏi những câu mà nếu trả lời thì không thể nói rõ Rodia hiện nay ở đâu; và những khi nàng buộc lòng phải trả lời những câu úp mở khả nghi, bà bỗng trở nên buồn bã, u uất và trầm lặng khác thường, và tình trạng đó kéo dài trong một thời gian khá lâu. Cuối cùng Dunia thấy khó lòng bịa đặt và nói dối mãi, nên đã đi đến kết luận dứt khoát rằng tốt hơn cả là tuyệt đối không nói gì đến một số điểm nhất định; nhưng càng ngày càng thấy rõ, đến mức hiển nhiên, rằng người mẹ đáng thương ấy đang nghi ngờ một điều gì khủng khiếp. Dunia nhớ lại những lời của anh nàng nói rằng bà cụ có lắng nghe nàng nói mê trong đêm trước cái ngày oan nghiệt ấy, sau khi nàng gặp Xvidrigailov: hay là đêm ấy bà có nghe được gì chăng?
Thường thường, đôi khi là sau mấy ngày hoặc mấy tuần ủ rũ, trầm ngâm, chỉ lặng lẽ khóc thầm người ốm bỗng hoạt bát lên một cách khác thường và bỗng bắt đầu nói bô bô không ngớt miệng về con trai, về những niềm hy vọng của mình, về tương lai… Những cơn trở chứng của bà đôi khi rất kỳ quặc. Họ an ủi bà cụ, họ ậm ừ cho bà cụ yên tâm (có lẽ chính bà cũng thấy rõ rằng người ta chỉ ậm ừ cho qua chuyện, để an ủi mình), nhưng bà cụ vẫn cứ nói.
Năm tháng sau khi ra tự thú, phạm nhân được đưa ra xử. Razumikhin hễ có dịp là vào ngục thăm chàng. Sonya cũng vậy. Cuối cùng, giờ phút chia tay đã đến.
Dunia thề với anh rằng cuộc phân ly nầy không phải là vĩnh viễn; Razumikhin cũng vậy. Trong khối óc trẻ trung và nhiệt thành của Razumikhin đã hình thành cả một dự định vững chãi là trong ba bốn năm sắp tới ít nhất cũng cố đặt cho được nền móng của công cuộc gây dựng sau nầy, dành dụm một số tiền và dọn sang Siberi, là nơi đất đai giàu có về mọi phương diện nhưng nhân công, người và vốn thì lại ít: đến đây sẽ lập cư ở ngay thị trấn Rodia bị đày đến và… cả nhà cùng nhau khởi đầu một cuộc sống mới. Khi chia tay, họ đều khóc. Trong những ngày tận cùng Raxkonikov rất trầm ngâm, hỏi thăm mẹ rất nhiều, luôn luôn lo lắng đến mẹ. Thậm chí chàng còn rất đau lòng vì thương mẹ, khiến cho Dunia rất lo sợ. Khi được biết tỉ mỉ tâm trạng bệnh tật của mẹ, chàng đâm ra u uất khác thường. Suốt thời gian ấy không hiểu sao chàng đặc biệt ít nói với Sonya, Sonya, với số tiền của Xvidrigailov để lại, đã thu xếp và sửa soạn xong xuôi từ lâu để đi theo đoàn tù trong đó có Raxkonikov. Về việc nầy hai người không hề trao đổi lấy một câu, nhưng cả hai đều biết rằng sự việc sẽ như thế. Khi chia tay nhau lần cuối cùng, chàng mỉm cười một cách kỳ dị khi nghe những lời nói quả quyết và nhiệt thành của em gái và Razumikhin về tương lai hạnh phúc của gia đình khi chàng sẽ mãn hạn khổ sai, và nói trước rằng bệnh tình của mẹ chẳng bao lâu nữa sẽ đưa đến tai hoạ.
Hai tháng sau Dunia lấy Razumikhin. Lễ cưới buồn và trầm lặng. Trong số những người được mời đến dự có Porfiri Petrovich và Zoximov. Trong suốt thời gian gần đây Razumikhin trông rõ là một con người đã quyết tâm dứt khoát. Dunia tin một cách mù quáng rằng anh sẽ thực hiện được tất cả những dự định của mình, và lại nàng cũng không thể không tin được: trong con người ấy rõ ràng có một nghị lực sắt đá. Một trong những việc anh làm trong thời gian ấy là trở lại nghe giảng ở trường đại học cho hết chương trình, hai vợ chồng lúc nào cũng ngồi vạch thêm những dự định cho tương lai. họ tin chắc là năm năm nữa sẽ có thể dọn đi Siberi. Còn từ bây giờ đến lúc ấy thì họ trông mong cào Sonya.
Bà Punkheria Alekxandrovna vui mừng cầu phước cho con gái lấy Razumikhin; nhưng sau việc cưới xin ấy bà dường như lại có vẻ buồn râu và lo lắng hơn. Để mua vui cho bà trong chốc lát, Razumikhin có kể chuyện anh sinh viên có người cha già yếu và chuyện Rodia bị bỏng phát ốm lên sau khi cứu hai đứa trẻ hồi năm ngoái.
Trí óc bà Punkheria Alekxandrovna đã sẵn rối loạn, cho nên cả hai tin tức nầy khiến bà lâm vào một tình trạng gần như cuồng hoan. Bà không ngớt mồm nói đi nói lại chuyện ấy, đang đi giữa phố cũng bắt chuyện (tuy Dunia lúc nào cũng đi kèm theo mẹ). Trong những chuyến xe công cộng, trong các cửa hàng, hễ vớ được ai là bà lái ngay câu chuyện sang con trai, sang bài báo của chàng viết, kể lể chuyện chàng giúp người sinh viên, chuyện chàng bị bóng trong đám cháy, vân vân. Dunia cũng chắng biết làm thế nào để can mẹ nữa.
Ngoài cái nguy cơ do tâm trạng cuồng hoan bệnh tật ấy gây ra, lại còn có một nguy cơ khác nữa, là nếu nhỡ có ai nhắc đến tên Raxkonikov và nói đến vụ án vừa qua, thì chỉ riêng việc ấy thôi cùng đủ đưa đến tai hoạ.
Thậm chí bà Punkheria Alekxandrovna còn hỏi được địa chí của mẹ hai đứa trẻ được cứu ra khỏi đám cháy và nhất định đòi đến gặp bà ta cho kỳ được. Cuối cùng, tâm trạng lo âu của bà cụ lên đến cùng cực. Đôi khi bà bỗng nhiên khóc oà lên, bà rất hay ốm và trong cơn sốt thường mê sảng Một hôm, vào buổi sáng bà bỗng tuyên bố rằng cứ theo những tính toán của bà thì Rodia sắp về đến nơi rồi, rằng bà nhớ là khi từ biệt chính chàng có nói cụ thể mười tháng nữa sẽ về, bà liền bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa và sửa soạn đón con: thu xếp gian phòng dành cho chàng (tức phòng riêng của bà) lau chùi bàn ghế, giặt giũ và đem treo những tấm rèm mới, vân vân.
Dunia lo cuống lên, nhưng vẫn làm thinh, thậm chí lại còn bắt tay vào giúp mẹ dọn phòng đón anh. Sau một ngày sửa soạn ráo riết, đầy những mộng tưởng hão huyền, những mơ ước tươi vui và những giọt nước mắt mừng rỡ, đến đêm bà bắt đầu khó ở và sáng hôm sau lên cơn sốt nóng mê man. Hai tuần sau bà cụ mất.
Trong khi mê sảng bà có thốt ra những câu cho phép suy ra rằng bà còn đoán biết được về cái số phận khủng khiếp của con trai nhiều hơn là người ta vẫn tưởng.
Trong một thời gian khá dài Raxkonikov không biết tin mẹ chết, tuy việc trao đổi thư từ với Petersbung đã được xác lập ngay từ khi chàng đến Siberi, do Sonya đảm nhiệm việc liên lạc. Hàng tháng nàng viết thư gửi đều đặt về Petersbung đề tên Razumikhin, và mỗi tháng nàng lại nhận được thư trả lời đều đặn từ Petersbung gửi đến. Thoạt tiên, Dunia và Razumikhin có cảm tưởng như thư của Sonya viết khô khan và không đủ sức thoả mãn lờng mong đợi của họ; nhung dần dần cả hai đều thấy rõ rằng không thể nào viết hay hơn thế nữa, dù sao qua những bức thư nầy chẳng có thể hình dung được một cách trọn vẹn và chính xác cuộc sống của người anh khôn khổ của họ. Những bức thư của Sonya chứa đựng cái thực tế hết sức tầm thường của cuộc sống hàng ngày nàng mô tả một cách hết sức đơn giản và rõ ràng cảnh sống tù đày của Raxkonikov trong thư nàng không hề giãi bày những hy vọng của bản thân, những dự đoán về tương lai, hay miêu tả những cảm xúc của mình. Nàng không hề cố gắng trình bày tâm trạng của chàng và cuộc sống nội tâm của chàng nói chung: trong thư chỉ có những sự việc, nghĩa là những lời của chính chàng nói ra, những tin tức chi tiết về tình hình sức khoẻ của chàng, trong buổi gặp gỡ hôm nọ hôm kia chàng muốn gì, chàng yêu cầu nàng những gì, dặn nàng làm gì, vân vân. Tất cả những tin tức ấy đều được truyền đạt một cách hết sức tỉ mỉ, hình ảnh người anh bất hạnh dần dần tự nó hiện rõ lên, với những đường nét minh bạch và chính xác; ở đây không thể có sự hiểu lầm gì được vì tất cả đều là những sự kiện đúng đắn.
Nhưng qua những tin tức ấy Dunia và chồng nàng ít khi rút ra được điều gì có thể an ủi họ, nhất là dạo dầu. Sonya luôn luôn viết rằng chàng lúc nàỏ cũng lầm lì ít nói và hầu như không quan tâm chút nào đến những tin tức mà nàng nói lại cho chàng biết mỗi khi nhận được thư Petersburg; chàng có đôi khi hỏi thăm tin mẹ; và đến khi, thấy chàng đã đoán được, Sonya cho chàng biết sự thật, thì lạ thay, ngay cả tin mẹ chết dường như cũng không có tác động gì mạnh lắm đối với chàng, ít nhất là bề ngoài cũng có vẻ như thế. Nàng lại cho biết rằng tuy chàng có vẻ rụt sâu vào nội tâm và dường như không cởi mở chút nào với những người xung quanh, chàng vẫn nhìn cuộc sống mới một cách rất thẳng thắn và giản dị; rằng chàng hiểu rất rõ cảnh ngộ của mình và không thấy ngạc nhiên giữa cái hoàn cảnh mới mẻ ở quanh chàng, không nôn nóng chờ mong một cái gì khả quan hơn trong thời gian sắp tới, không có những niềm hy vọng viển vông (một tâm trạng vẫn thấy có trong những người ở địa vị chàng) và hầu như không hề lấy làm lạ về bất cứ điều gì trong cảnh sống mới, tuy cảnh sống nầy rất khác cảnh sống trước kia.
Nàng cho biết rằng sức khỏe của chàng khả quan. Chàng vẫn ngày ngày đi làm lao dịch, không tránh việc mà cũng không chuốc lấy việc. Về thức ăn thì đối với chàng hầu như thế nào cũng được, nhưng ngoài chủ nhật và ngày lễ ra, thức ăn kém đến nỗi rốt cục chàng vui lòng nhận của Sonya một ít tiền để mua trà uống hàng ngày; còn về những mặt khác thì chàng xin nàng dừng bận tâm, một mực khẳng định rằng nàng lo cho chàng như vậy chỉ làm chàng bực mình mà thôi. Ngoài ra, Sonya còn cho biết rằng trong trại giam chàng ở chung với mọi người, nàng không được trông thấy bên trong ra sao, nhưng cũng đoán được rằng ở đấy chật chội, bẩn thỉu và có hại cho sức khỏe; chàng ngủ trên một cái chõng bằng đan ghép có trải một tấm dạ, và không chịu sửa sang gì chỗ nằm hết. Nhưng chàng sống đơn sơ và tồi tàn như vậy tuyệt nhiên không phải vì một chủ định gì có sẵn, mà chỉ vì không buồn chú ý và không thiết đến hoàn cảnh vật chất của mình. Trong thư Sonya nói thẳng ra rằng chàng không những không thiết nàng vào thăm mà hầu như lại còn bực bội mỗi khi thấy nàng vào nữa, nhất là thời gian đầu; chàng không thích nói chuyện và thậm chí còn thô lỗ đối với nàng nữa, nhưng dần dần những chuyến vào thăm ấy đối với chàng cùng thành một thói quen và hơn nữa, một nhu cầu, thành thử chàng còn thấy buồn dạo nàng ốm liền mấy ngày không vào thăm chàng được. Ngày lễ nàng thường gặp chàng ở cổng nhà giam hay ở nhà gác ngục, nhờ người ta gọi chàng ra cho nàng gặp vài phút; còn những ngày thường thì nàng ghé tìm chàng ở công trường khổ sai hay ở các xưởng thợ, các lò gạch, các nhà kho trên bờ sông Yrtys. Về bản thân nàng, Sonya cho biết rằng nàng đã quen được mấy người trong thị trấn, có người còn vui lòng che chở cho nữa: nàng làm nghề khâu áo, và vì trong thị trấn hầu như không có hiệu may, cho nên nàng cũng đã trở thành một người cần thiết cho nhiều nhà; nàng chỉ không nói cho họ biết là qua nàng, Raxkonikov cũng được quan trên che chở cho, nhờ đó họ cũng giảm nhẹ công việc cho chàng, vân vân. Cuối cùng, có tin (Dunia còn nhận thấy trong những bức thư sau cùng Sonya có chiều lo lắng và xúc động khác thường) là chàng xa lánh mọi người, trong ngục các phạm nhân không ưa chàng, chàng cứ lặng thinh suốt mấy ngày liền không nói và mỗi ngày một xanh xao trông thấy. Đột nhiên trong bức thư sau cùng Sonya nói là chàng ốm khá nặng phải vào nằm trong bệnh xá của phạm nhân.
Quá trình xét xử vụ nầy đã diễn ra khá êm thấm.
Phạm nhân xác nhận lời cũng khai của mình một cách cứng cỏi, rõ ràng và chính xác, không lẫn lộn các sự việc không giấu bớt những điều có hại cho mình, không xuyên tạc các sự kiện, không quên lấy một chi tiết vụn vặt nào. Hắn kể lại cặn kẽ toàn bộ quá trình vụ án mạng: hắn giải thích điều bí ẩn của cái đồ cầm (mảnh ván mỏng với tấm sắt) tìm thấy trong tay mụ già bị giết, kể ti mỉ việc lấy chùm chìa khoá trong người mụ già, mô tả những chiếc chìa khoá ấy, miêu tả cái rương và cho biết nó đựng gì, lại còn kể rõ một số đồ đạc đựng trong rương nữa. Hắn giải đáp những mối thắc mắc về cái chết của Lizaveta, kể lại việc lão Koch lên đập cửa rồi thêm người sinh viên, thuật lại tất cả những điều hai người nói với nhau, kể rõ việc hắn chạy xuống thang gác và nghe tiếng reo hò của Mikonka và Mitka, nấp trong căn phòng bỏ trống rồi đi về nhà ra sao, và cuối cùng chỉ rõ tảng đá trong khoang sân ở đại lộ Voznexxki, phía dưới cái cổng: người ta đã tìm thấy cái bóp tiền và các vật khác… Nói tóm lại, vụ án đã phân mình. Có những điều lầm cho các vị dự thẩm và quan toà rất ngạc nhiên, chẳng hạn phạm nhân đem giấu các thứ xuống dưới tảng đá mà không hề dùng đến, và nhất là phạm nhân không những không nhớ hết những vật chính tay mình lấy mà còn nói sai số lượng những vật ấy nữa. Lại có một việc nghe ra thật khó tin, là phạm nhân chưa bao giờ mở cái bóp tiền ra và thậm chí cũng không biết trong bóp có bao nhiêu tiền (trong bóp có ba trăm mười bảy rúp bạc và ba đồng tiền hai hào: vì bị để lâu ngày dưới tảng đá, có mấy tờ giấy bạc to nhất nằm ở phía trên bị ăn hỏng hết). Người ta đã tra đi khảo lại rất lâu để biết rõ tại sao bị cáo lại nói dối về điểm duy nhất đó, trong khi mọi việc khác thì lại thú nhận một cách tự nguyện và chân xác như vậy. Cuối cùng: một số người (nhất là những người có nghiên cứu tâm lý học) đi đến chỗ thừa nhận rằng có thể phạm nhân không nhìn vào bóp tiền thật cho nên không biết trong bóp có những gì, và cứ thế đem giấu xuống dưới tảng đá, nhưng từ đó họ lại kết luận ngay rằng tội ác chỉ có thể diễn ra trong một trạng thái điên loạn nhất thời, có thể nói là trong khi đang lên chứng thiên chấp, bị tư tưởng giết người cướp của ám ánh, không hề có suy tính mục đích, không hề mưu lợi. Đây thật là một dịp tốt cho cái thuyết về chứng điên loạn nhấàt thời, một học thuyết mới mẻ, thời thượng mà ngày nay người ta thường cố đem áp dụng cho một số tội nhân. Thêm vào đấy, trạng thái ưu uất kinh niên của Raxkonikov lại được nhiều nhân chứng xác nhận rõ ràng, trong số đó có bác sĩ Zoximov các bạn học cũ của phạm nhân, bà chủ nhà, người đầy tớ gái. Tất cả những điều đó đều tích cực góp phần đưa đến kết luận là Raxkonikov không giống hẳn như một kẻ sát nhân, một tên trộm cướp thông thường; ở đây có một cái gì khác. Nhưng, lại có một việc làm cho những người bênh vực ý kiến nầy rất bực mình, là phạm nhân hầu như không có ý muốn tự bào chữa; khi toà hỏi những câu quyết định: cụ thể cái gì xui khiến hắn giết người và cái gì thúc đẩy hắn lấy của, thì phạm nhân trả lời khá rõ ràng, với một sự chính xác thô bạo, rằng nguyên nhân trước sau chỉ là tình cảnh khốn đốn, nghèo túng, không nơi nương tựa, là ý muốn bảo đảm cho những bước đầu xây dựng sự nghiệp bằng một số tiền là ba nghìn rúp, mà hắn hy vọng lấy được ở người bị giết.
Còn sở dĩ phạm nhân quyết định giết người là do tính nông nổi và hèn nhát, lại bị cảnh túng bấn và những nỗi thất bại kích thích thêm. Đến khi toà hỏi cái gì đã xui khiến hắn ra tự thú, thì phạm nhân nói thẳng đó là lòng hối hận thành khẩn. Tất cả những lời lẽ ấy nghe thật gần như vô sỉ…
Tuy vậy, lời tuyên án cũng khoan hồng hơn là người ta có thể dự đoán căn cứ vào tội ác đã phạm, và sở dĩ như vậy có lẽ chính vì phạm nhân không những không muốn tự thanh minh, mà dường như lại còn tỏ ý muốn tự buộc tội thêm vào cho nặng nữa. Tất cả những hoàn cảnh đặc biệt và kỳ lạ xung quanh vụ án đều được chú ý xét tới. Trạng thái bệnh hoạn của phạm nhân trước khi phạm tội không còn có thể hồ nghi một chút nào nữa. Việc phạm nhân không dùng đến những thứ đã lấy, một phần được gán cho tác dụng của lòng hối hận chớm nở, một phần được gán cho tình trạng không được lành mạnh của trí năng trong thời gian phạm tội. Việc Lizaveta tình cờ bị giết thậm chí cũng được xem như một dẫn chứng xác nhận thêm giả thiết nầy: giết hai mạng người mà đồng thời lại quên rằng cửa vẫn để ngỏ! Cuối cùng việc phạm nhân ra tự thú đúng vào lúc vụ án đang rối tung lên vì lời tự tố giác sai trái của một kẻ cuồng tín bị suy sụp tinh thần (Mikolai) và hơn nữa là trong khi không có bằng chứng gì rõ ràng để buộc tội thủ phạm thật, mà hầu như cũng không có những mối nghi ngờ gì đáng kể (Porfiri Petrovich đã hoàn toàn giữ lời hứa), tất cả những điều đó rốt cục đã khiến toà giảm nhẹ tội cho phạm nhân.
Ngoài ra còn có những sự việc khác đột ngột được đưa ra ánh sáng, gây một tác dụng rất mạnh có lợi cho phạm nhân. Một cựu sinh viên tên là Razumikhin đã đào được ở đâu ra những tài liệu và xuất trình những bằng chứng cho biết rằng phạm nhân Raxkonikov, hồi còn sinh hoạt trong trường đại học, đã đem những đồng tiền cuối cùng của mình ra giúp một người bạn học nghèo túng và ho lao, và hầu như đã nuôi cho người ấy ăn học trong suốt nữa năm trời. Rồi đến khi người bạn ấy chết, phạm nhân đã săn sóc người cha già nua và bất toại của bạn (người bạn ấy đã tự tay làm lụng nuôi cha từ khi mới hơn mười ba tuổi), rồi cuối cùng đưa ông cụ vào nhà thương, và đến khi ông ta cũng chết nốt, đã chôn cất ông tử tế! Tất cả những tài liệu đó đã có ít nhiều ánh hưởng tốt đối với việc quyết định số phận Raxkonikov. Ngay cả bà chủ nhà cũ, mẹ người vợ chưa cưới đã quá cố của Raxkonikov, bà quả phụ Zarnitxyn, cùng đứng ra khai rằng hồi họ con ở một toà nhà khác ở gần khu Năm góc, có đêm xảy ra một vụ hoả hoạn, Raxkonikov đã xông vào một gian đang đang bốc cháy cứu hai đứa trẻ, và đã bị bỏng nặng. Sự việc nầy liền được thẩm tra kỹ lường và được nhiều nhân chứng xác nhận khá rõ ràng. Nói tóm lại, rốt cục phạm nhân lị đày khổ sai loại hai trong thời hạn tám năm thôi, vi chiếu cố đến việc ra tự thú và một số hoàn cảnh giảm tội.
Ngay từ đầu vụ án mẹ Raxkonikov đã lâm bệnh. Dunia và Razumikhin đã tìm cách đưa bà cụ ra khỏi Petersbung suốt thời gian xét xử. Razumikhin chọn một thành phố trên đường xe hoả, gần Petersbung để có thể theo dõi đều vụ án và đồng thời có thể gặp Avdotia Romanovna luôn. Bệnh tình của bà Punkheria Alekxandrovna hơi khác thường, thuộc lĩnh vực thần kinh và có kèm theo những hiện tượng gần như loạn óc, nếu không phải là hoàn toàn thì ít nhất cùng một phần. Khi Dunia gặp anh lần cuối cùng rồi trở về nhà đã thấy mẹ ốm hẳn, đang sốt và mê sảng. Ngay tối hôm ấy nàng đã bàn định với Razumikhin sẽ trả lời những gì nếu bà cụ có hỏi về con trai, lại còn nghĩ ra cả một câu chuyện có đầu, có đuôi, là Raxkonikov đi đến một nơi nào rất xa ở biên giới nước Nga, do một sự uỷ thác cá nhân, chuyến đi nầy rốt cục sẽ đem lại cho chàng tiền tài và danh vọng. Nhưng có một điều khiến cho họ rất kinh ngạc, là bản thân bà Punkheria Alekxandrovna không hề hỏi gì về việc ấy, ngay lúc bây giờ hay về sau cũng thế, trái lại, bà cụ cũng dựng lên cả một câu chuyện dài về chuyến đi của con trai: bà ứa nước mắt thuật lại việc chàng đến từ biệt bà ra sao trong khi kể lại có nói bóng gió cho hai người hiểu rằng có nhiều điều rất quan trọng và bí mật mà chỉ một mình bà biết thôi, rằng Rodia có nhiều kẻ thù có thế lực, cho nên chàng còn phải trốn tránh nữa là khác.
Còn về sự nghiệp tương lai của chàng thì bà tin chắc là sẽ rực rỡ vô cùng, khi nào một số hoàn cảnh thù địch sẽ không còn nữa; bà quả quyết với Razumikhin rằng sau nầy con bà sẽ trở thành một nhân vật chính trị tai mắt trong nước: cứ xem bài báo của Raxkonikov và cái tài năng văn học lỗi lạc của chàng cùng đủ rõ.
Bài báo ấy bà cứ đọc đi đọc lại không biết chán, đôi khi lại đọc to lên nữa, chỉ thiếu đường ôm lấy tờ báo mà ngủ, ấy thế nhưng cụ thể bây giờ Rodia ở đâu thì hầu như bà không hề hỏi đến, tuy có thể thấy rõ là người ta tránh nói chuyện nầy với bà: chi riêng điều đó thôi đáng lẽ cũng đã khiến cho bà sinh nghĩ ra rồi mới phải. Cuối cùng, họ lấy làm lạ và bắt đầu lo sợ khi thấy bà Punkheria Alekxandrovna mãi không đả động gì đến một số điểm nhất định. Chẳng hạn, chẳăng bao giờ bà than phiền về nỗi không có thư từ gì của chàng, mặc dù khi còn ở cái tỉnh nhỏ ngày trước, bà chỉ sống bằng niềm hy vọng và nỗi trông mong sớm nhận được một bức thư của thằng Rodia yêu quý. Điều nầy thì thật không sao cắt nghĩa nổi, và khiến cho Dunia rất lo; nàng nghĩ có lẽ bà cụ đã linh cảm thấy một cái gì khủng khiếp trong số phận của con trai và không dám hỏi vì sợ phải biết thêm một cái gì còn khủng khiếp hơn nữa. Dù sao, Dunia cũng thấy rằng trí khôn của bà Punkheria Alekxandrovna đang lâm vào một tình trạng không bình thường.
Tuy vậy cũng có đôi lần trong khi nói chuyện, nàng vô tình gợi cho mẹ hỏi những câu mà nếu trả lời thì không thể nói rõ Rodia hiện nay ở đâu; và những khi nàng buộc lòng phải trả lời những câu úp mở khả nghi, bà bỗng trở nên buồn bã, u uất và trầm lặng khác thường, và tình trạng đó kéo dài trong một thời gian khá lâu. Cuối cùng Dunia thấy khó lòng bịa đặt và nói dối mãi, nên đã đi đến kết luận dứt khoát rằng tốt hơn cả là tuyệt đối không nói gì đến một số điểm nhất định; nhưng càng ngày càng thấy rõ, đến mức hiển nhiên, rằng người mẹ đáng thương ấy đang nghi ngờ một điều gì khủng khiếp. Dunia nhớ lại những lời của anh nàng nói rằng bà cụ có lắng nghe nàng nói mê trong đêm trước cái ngày oan nghiệt ấy, sau khi nàng gặp Xvidrigailov: hay là đêm ấy bà có nghe được gì chăng?
Thường thường, đôi khi là sau mấy ngày hoặc mấy tuần ủ rũ, trầm ngâm, chỉ lặng lẽ khóc thầm người ốm bỗng hoạt bát lên một cách khác thường và bỗng bắt đầu nói bô bô không ngớt miệng về con trai, về những niềm hy vọng của mình, về tương lai… Những cơn trở chứng của bà đôi khi rất kỳ quặc. Họ an ủi bà cụ, họ ậm ừ cho bà cụ yên tâm (có lẽ chính bà cũng thấy rõ rằng người ta chỉ ậm ừ cho qua chuyện, để an ủi mình), nhưng bà cụ vẫn cứ nói.
Năm tháng sau khi ra tự thú, phạm nhân được đưa ra xử. Razumikhin hễ có dịp là vào ngục thăm chàng. Sonya cũng vậy. Cuối cùng, giờ phút chia tay đã đến.
Dunia thề với anh rằng cuộc phân ly nầy không phải là vĩnh viễn; Razumikhin cũng vậy. Trong khối óc trẻ trung và nhiệt thành của Razumikhin đã hình thành cả một dự định vững chãi là trong ba bốn năm sắp tới ít nhất cũng cố đặt cho được nền móng của công cuộc gây dựng sau nầy, dành dụm một số tiền và dọn sang Siberi, là nơi đất đai giàu có về mọi phương diện nhưng nhân công, người và vốn thì lại ít: đến đây sẽ lập cư ở ngay thị trấn Rodia bị đày đến và… cả nhà cùng nhau khởi đầu một cuộc sống mới. Khi chia tay, họ đều khóc. Trong những ngày tận cùng Raxkonikov rất trầm ngâm, hỏi thăm mẹ rất nhiều, luôn luôn lo lắng đến mẹ. Thậm chí chàng còn rất đau lòng vì thương mẹ, khiến cho Dunia rất lo sợ. Khi được biết tỉ mỉ tâm trạng bệnh tật của mẹ, chàng đâm ra u uất khác thường. Suốt thời gian ấy không hiểu sao chàng đặc biệt ít nói với Sonya, Sonya, với số tiền của Xvidrigailov để lại, đã thu xếp và sửa soạn xong xuôi từ lâu để đi theo đoàn tù trong đó có Raxkonikov. Về việc nầy hai người không hề trao đổi lấy một câu, nhưng cả hai đều biết rằng sự việc sẽ như thế. Khi chia tay nhau lần cuối cùng, chàng mỉm cười một cách kỳ dị khi nghe những lời nói quả quyết và nhiệt thành của em gái và Razumikhin về tương lai hạnh phúc của gia đình khi chàng sẽ mãn hạn khổ sai, và nói trước rằng bệnh tình của mẹ chẳng bao lâu nữa sẽ đưa đến tai hoạ.
Hai tháng sau Dunia lấy Razumikhin. Lễ cưới buồn và trầm lặng. Trong số những người được mời đến dự có Porfiri Petrovich và Zoximov. Trong suốt thời gian gần đây Razumikhin trông rõ là một con người đã quyết tâm dứt khoát. Dunia tin một cách mù quáng rằng anh sẽ thực hiện được tất cả những dự định của mình, và lại nàng cũng không thể không tin được: trong con người ấy rõ ràng có một nghị lực sắt đá. Một trong những việc anh làm trong thời gian ấy là trở lại nghe giảng ở trường đại học cho hết chương trình, hai vợ chồng lúc nào cũng ngồi vạch thêm những dự định cho tương lai. họ tin chắc là năm năm nữa sẽ có thể dọn đi Siberi. Còn từ bây giờ đến lúc ấy thì họ trông mong cào Sonya.
Bà Punkheria Alekxandrovna vui mừng cầu phước cho con gái lấy Razumikhin; nhưng sau việc cưới xin ấy bà dường như lại có vẻ buồn râu và lo lắng hơn. Để mua vui cho bà trong chốc lát, Razumikhin có kể chuyện anh sinh viên có người cha già yếu và chuyện Rodia bị bỏng phát ốm lên sau khi cứu hai đứa trẻ hồi năm ngoái.
Trí óc bà Punkheria Alekxandrovna đã sẵn rối loạn, cho nên cả hai tin tức nầy khiến bà lâm vào một tình trạng gần như cuồng hoan. Bà không ngớt mồm nói đi nói lại chuyện ấy, đang đi giữa phố cũng bắt chuyện (tuy Dunia lúc nào cũng đi kèm theo mẹ). Trong những chuyến xe công cộng, trong các cửa hàng, hễ vớ được ai là bà lái ngay câu chuyện sang con trai, sang bài báo của chàng viết, kể lể chuyện chàng giúp người sinh viên, chuyện chàng bị bóng trong đám cháy, vân vân. Dunia cũng chắng biết làm thế nào để can mẹ nữa.
Ngoài cái nguy cơ do tâm trạng cuồng hoan bệnh tật ấy gây ra, lại còn có một nguy cơ khác nữa, là nếu nhỡ có ai nhắc đến tên Raxkonikov và nói đến vụ án vừa qua, thì chỉ riêng việc ấy thôi cùng đủ đưa đến tai hoạ.
Thậm chí bà Punkheria Alekxandrovna còn hỏi được địa chí của mẹ hai đứa trẻ được cứu ra khỏi đám cháy và nhất định đòi đến gặp bà ta cho kỳ được. Cuối cùng, tâm trạng lo âu của bà cụ lên đến cùng cực. Đôi khi bà bỗng nhiên khóc oà lên, bà rất hay ốm và trong cơn sốt thường mê sảng Một hôm, vào buổi sáng bà bỗng tuyên bố rằng cứ theo những tính toán của bà thì Rodia sắp về đến nơi rồi, rằng bà nhớ là khi từ biệt chính chàng có nói cụ thể mười tháng nữa sẽ về, bà liền bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa và sửa soạn đón con: thu xếp gian phòng dành cho chàng (tức phòng riêng của bà) lau chùi bàn ghế, giặt giũ và đem treo những tấm rèm mới, vân vân.
Dunia lo cuống lên, nhưng vẫn làm thinh, thậm chí lại còn bắt tay vào giúp mẹ dọn phòng đón anh. Sau một ngày sửa soạn ráo riết, đầy những mộng tưởng hão huyền, những mơ ước tươi vui và những giọt nước mắt mừng rỡ, đến đêm bà bắt đầu khó ở và sáng hôm sau lên cơn sốt nóng mê man. Hai tuần sau bà cụ mất.
Trong khi mê sảng bà có thốt ra những câu cho phép suy ra rằng bà còn đoán biết được về cái số phận khủng khiếp của con trai nhiều hơn là người ta vẫn tưởng.
Trong một thời gian khá dài Raxkonikov không biết tin mẹ chết, tuy việc trao đổi thư từ với Petersbung đã được xác lập ngay từ khi chàng đến Siberi, do Sonya đảm nhiệm việc liên lạc. Hàng tháng nàng viết thư gửi đều đặt về Petersbung đề tên Razumikhin, và mỗi tháng nàng lại nhận được thư trả lời đều đặn từ Petersbung gửi đến. Thoạt tiên, Dunia và Razumikhin có cảm tưởng như thư của Sonya viết khô khan và không đủ sức thoả mãn lờng mong đợi của họ; nhung dần dần cả hai đều thấy rõ rằng không thể nào viết hay hơn thế nữa, dù sao qua những bức thư nầy chẳng có thể hình dung được một cách trọn vẹn và chính xác cuộc sống của người anh khôn khổ của họ. Những bức thư của Sonya chứa đựng cái thực tế hết sức tầm thường của cuộc sống hàng ngày nàng mô tả một cách hết sức đơn giản và rõ ràng cảnh sống tù đày của Raxkonikov trong thư nàng không hề giãi bày những hy vọng của bản thân, những dự đoán về tương lai, hay miêu tả những cảm xúc của mình. Nàng không hề cố gắng trình bày tâm trạng của chàng và cuộc sống nội tâm của chàng nói chung: trong thư chỉ có những sự việc, nghĩa là những lời của chính chàng nói ra, những tin tức chi tiết về tình hình sức khoẻ của chàng, trong buổi gặp gỡ hôm nọ hôm kia chàng muốn gì, chàng yêu cầu nàng những gì, dặn nàng làm gì, vân vân. Tất cả những tin tức ấy đều được truyền đạt một cách hết sức tỉ mỉ, hình ảnh người anh bất hạnh dần dần tự nó hiện rõ lên, với những đường nét minh bạch và chính xác; ở đây không thể có sự hiểu lầm gì được vì tất cả đều là những sự kiện đúng đắn.
Nhưng qua những tin tức ấy Dunia và chồng nàng ít khi rút ra được điều gì có thể an ủi họ, nhất là dạo dầu. Sonya luôn luôn viết rằng chàng lúc nàỏ cũng lầm lì ít nói và hầu như không quan tâm chút nào đến những tin tức mà nàng nói lại cho chàng biết mỗi khi nhận được thư Petersburg; chàng có đôi khi hỏi thăm tin mẹ; và đến khi, thấy chàng đã đoán được, Sonya cho chàng biết sự thật, thì lạ thay, ngay cả tin mẹ chết dường như cũng không có tác động gì mạnh lắm đối với chàng, ít nhất là bề ngoài cũng có vẻ như thế. Nàng lại cho biết rằng tuy chàng có vẻ rụt sâu vào nội tâm và dường như không cởi mở chút nào với những người xung quanh, chàng vẫn nhìn cuộc sống mới một cách rất thẳng thắn và giản dị; rằng chàng hiểu rất rõ cảnh ngộ của mình và không thấy ngạc nhiên giữa cái hoàn cảnh mới mẻ ở quanh chàng, không nôn nóng chờ mong một cái gì khả quan hơn trong thời gian sắp tới, không có những niềm hy vọng viển vông (một tâm trạng vẫn thấy có trong những người ở địa vị chàng) và hầu như không hề lấy làm lạ về bất cứ điều gì trong cảnh sống mới, tuy cảnh sống nầy rất khác cảnh sống trước kia.
Nàng cho biết rằng sức khỏe của chàng khả quan. Chàng vẫn ngày ngày đi làm lao dịch, không tránh việc mà cũng không chuốc lấy việc. Về thức ăn thì đối với chàng hầu như thế nào cũng được, nhưng ngoài chủ nhật và ngày lễ ra, thức ăn kém đến nỗi rốt cục chàng vui lòng nhận của Sonya một ít tiền để mua trà uống hàng ngày; còn về những mặt khác thì chàng xin nàng dừng bận tâm, một mực khẳng định rằng nàng lo cho chàng như vậy chỉ làm chàng bực mình mà thôi. Ngoài ra, Sonya còn cho biết rằng trong trại giam chàng ở chung với mọi người, nàng không được trông thấy bên trong ra sao, nhưng cũng đoán được rằng ở đấy chật chội, bẩn thỉu và có hại cho sức khỏe; chàng ngủ trên một cái chõng bằng đan ghép có trải một tấm dạ, và không chịu sửa sang gì chỗ nằm hết. Nhưng chàng sống đơn sơ và tồi tàn như vậy tuyệt nhiên không phải vì một chủ định gì có sẵn, mà chỉ vì không buồn chú ý và không thiết đến hoàn cảnh vật chất của mình. Trong thư Sonya nói thẳng ra rằng chàng không những không thiết nàng vào thăm mà hầu như lại còn bực bội mỗi khi thấy nàng vào nữa, nhất là thời gian đầu; chàng không thích nói chuyện và thậm chí còn thô lỗ đối với nàng nữa, nhưng dần dần những chuyến vào thăm ấy đối với chàng cùng thành một thói quen và hơn nữa, một nhu cầu, thành thử chàng còn thấy buồn dạo nàng ốm liền mấy ngày không vào thăm chàng được. Ngày lễ nàng thường gặp chàng ở cổng nhà giam hay ở nhà gác ngục, nhờ người ta gọi chàng ra cho nàng gặp vài phút; còn những ngày thường thì nàng ghé tìm chàng ở công trường khổ sai hay ở các xưởng thợ, các lò gạch, các nhà kho trên bờ sông Yrtys. Về bản thân nàng, Sonya cho biết rằng nàng đã quen được mấy người trong thị trấn, có người còn vui lòng che chở cho nữa: nàng làm nghề khâu áo, và vì trong thị trấn hầu như không có hiệu may, cho nên nàng cũng đã trở thành một người cần thiết cho nhiều nhà; nàng chỉ không nói cho họ biết là qua nàng, Raxkonikov cũng được quan trên che chở cho, nhờ đó họ cũng giảm nhẹ công việc cho chàng, vân vân. Cuối cùng, có tin (Dunia còn nhận thấy trong những bức thư sau cùng Sonya có chiều lo lắng và xúc động khác thường) là chàng xa lánh mọi người, trong ngục các phạm nhân không ưa chàng, chàng cứ lặng thinh suốt mấy ngày liền không nói và mỗi ngày một xanh xao trông thấy. Đột nhiên trong bức thư sau cùng Sonya nói là chàng ốm khá nặng phải vào nằm trong bệnh xá của phạm nhân.