Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 281 - Chương 281SÁT HẠCH NỮ QUAN
"Còn gì nữa không?" Vương Tự Bảo nhìn về phía Lục Tuyết Oánh.
Lục Tuyết Oánh xua tay liên tục bảo: "Muội muốn ta làm gì thì ta sẽ làm cái đó. Nhưng chuyện ra đề mục thì ta không phụ trách được đâu."
Vương Tự Bảo như có điều suy nghĩ nói: "Chọn một người nghe sai khiến thật ra cũng không tệ." Nếu bản thân không có trí tuệ nhưng bằng lòng phục tùng lãnh đạo cấp trên thì thật ra cũng là một loại biểu hiện của người nhân viên tốt.
Miệng Lục Tuyết Oánh hơi hé ra, hơi giật mình hỏi: "Lời ta nói cũng có ích ư?"
"Tất nhiên là có ích rồi. Trước đây tỷ chính là một người vô cùng có chủ kiến. Tại sao sau khi thành thân nuôi con lại giống như biến thành một người khác vậy." Vương Tự Bảo lắc đầu thở dài nói.
Rất nhiều nữ nhân cũng như thế. Một người trước đây rất có hoài bão, nhưng một khi trở về nhà, sẽ nghĩ về trượng phu và hài tử của mình nhiều hơn, vì vậy mà mất đi sự hăng hái lúc ban đầu.
Nếu Lục Tuyết Oánh của mấy năm trước không được coi là người có chủ kiến thì chẳng ai dám nói mình có chủ kiến nữa.
Trước khi thành thân cùng Lữ Hồng Bác, ngay cả những chuyện như ngày ngày chặn đường Vương Dụ Tuần, là bên nhà gái mà lại chủ động tới cửa cầu hôn nhà trai nàng cũng có thể làm được.
Tán gẫu cùng hai người họ vài câu, lúc gần giữa trưa vốn còn muốn giữ hai người lại cùng dùng cơm, nhưng hai người đều lo lắng cho hài tử trong nhà, vì vậy Vương Tự Bảo để Lương Thần đưa một ít bánh ngọt cho các nàng, để các nàng mang về cho hài tử nhà mình.
Chuyện Nhiếp Chính Trưởng Công chúa muốn thành lập Chiêm Sự phủ tuyển chọn nữ quan đã sớm được dán trên mọi bảng thông báo trong Kinh thành Thiều Quốc.
Lần này chia làm hai trường thi để tiến hành sát hạch.
Một trường thi nằm ở một trạch viện ba cổng cách Thiều Vương phủ cực gần do Vương Tự Bảo lựa chọn. Nơi đó sẽ được cải tạo thành Chiêm Sự phủ của nàng.
Một trường thi khác được sắp xếp ở hoàng cung.
Bởi trong cung có rất nhiều cung nữ quản sự cấp bậc khá cao, về phương diện quản lý các nàng có kinh nghiệm hơn. Nếu như không có gì bất ngờ xảy ra, có lẽ nơi đó mới là đơn vị trọng điểm của lần tuyển chọn bổ nhiệm nữ quan này.
Tới ngày chọn quan, bởi số người ở Thiều Kinh giữ thái độ quan sát tương đối nhiều, cho nên chỉ có một số ít người tới Chiêm Sự phủ sát hạch, tổng cộng chỉ có mười sáu người.
Sau khi bảo đám người Lương Thần sắp xếp chỗ ngồi cho các nàng xong, Vương Tự Bảo dặn dò một chút về trật tự trường thi, sau đó thống nhất phát bài thi, bắt đầu sát hạch.
Đợi phát bài thi xong, vừa nhìn đề thi căn bản cũng không phải là thi từ ca phú như trong tưởng tượng, hơn nữa phần lớn đều là những đề tài sát thực tế, các thí sinh liền sững sờ.
Nhất là trong số đó còn có mấy người được gọi là tài nữ Thiều Kinh, bình thường bảo các nàng viết thơ làm phú, hay đối ngẫu văn thơ gì gì đó thì các nàng rất thành thạo, nhưng đề thi lần này thật sự khiến những thiên kim tiểu thư nhà giàu không hiểu được nỗi khổ nhân gian như các nàng cảm thấy bị làm khó.
Ví dụ như có hàng loạt dân chạy nạn chạy vào trong thành, là quan viên nữ tử, ngươi có thể làm những gì cho họ?
Phát cháo miễn phí hả? Đúng không? Nếu không có đáp án nào tốt hơn thì chính là phát cháo miễn phí rồi. Dù sao thì lúc gặp nạn dân, để chứng tỏ nhà mình thương người, rất nhiều nhà cũng sẽ làm như vậy. Chính trong phủ các nàng có lúc cũng sẽ làm theo. Vì vậy đại đa số thí sinh đều sôi nổi trả lời như thế.
Sau khi lên làm nữ quan, có thể cung cấp cho các nữ tử ở goá những gì để các nàng có thể nuôi được bản thân và hài tử?
Này còn có thể cung cấp cái gì chứ? Cho ít ngân lượng thôi. Có người viết đáp án này xuống. Hiển nhiên trong nhà có không ít bạc.
Phải bố trí những cung nữ và thái giám còn lại trong hậu cung như thế nào?
Câu này hơi khó nhỉ? Không thì bán đi? Hiển nhiên trong phủ nhà nàng cũng từng xử lý hạ nhân như vậy.
Sau khi lên làm nữ quan, ngươi muốn làm gì cho dân chúng nhất?
Không biết? Không phải làm nữ quan là làm việc cho Trưởng Công chúa sao? Làm cái gì cho dân chúng? Chính là ngày lễ ngày tết bố thí một chút hoặc là tiếp tế một chút cho người nghèo thôi.
Nếu hiện tại trong tay ngươi có một vạn lượng bạc, ngươi sẽ dùng để làm gì?
Một vạn lượng hả! Không quá nhiều mà cũng không ít. Nhưng rốt cuộc nên dùng để làm gì đây? Không thì mua thêm chút lương thực, quần áo và đồ dùng hàng ngày gì gì đó để cứu tế vậy.
…
Đủ mọi loại đề thi phía dưới đều có liên quan đến việc nhà nông, y dược, giáo dục vân vân, câu trả lời thì lại càng đa dạng hơn.
Mãi đến lúc trên đề có hai câu tứ thư ngũ kinh mới coi như có đáp án tương đối thống nhất.
Sau khi trở về, những người này đều chột dạ. Đây đều là những đề thi gì thế? Nếu như không có hai câu tứ thư ngũ kinh thì phỏng chừng có lẽ còn có người trong số các nàng phải nộp giấy trắng.
Kết quả chấm bài khiến người ta khá dở khóc dở cười. Cuối cùng Vương Tự Bảo chỉ có thể chọn được ba người coi như đáng tin một chút trong số đó để bước vào vòng thi thứ hai vào năm ngày sau.
Sáng sớm hôm sau, Vương Tự Bảo vào cung thăm tiểu Hoàng đế Hứa Chấn Hoa đã nhiều ngày không gặp. Cuối cùng tiểu Hoàng đế quấn lấy nàng cùng tới Khởi Giám Đường, sát hạch các cung nữ ghi danh dự thi.
Mặc dù đa số những cung nữ này đều có phẩm cấp, trong đó còn có hai chưởng sự ma ma chính tam phẩm cùng giải quyết chuyện hậu cung, bốn đại cung nữ tòng tam phẩm trước đây từng hầu hạ Thiều Văn đế, ngoài ra còn có các quản sự ma ma tòng ngũ phẩm của các cung giống như Lan Hương ma ma.
Thế nhưng những phẩm cấp này không thể so sánh với loại chức quan được quốc gia công nhận như nữ quan của Chiêm Sự phủ. Bổng lộc và đãi ngộ lại càng không sánh nổi. Vì vậy, sau khi nghe nói Vương Tự Bảo muốn chiêu mộ nữ quan, những cung nữ vốn đang lo lắng cho đường ra của mình sau này cũng đều nóng lòng muốn thử tham gia. Phải biết rằng, đây chính là việc lớn làm rạng rỡ tổ tông.
"Tham kiến bệ hạ! Tham kiến Trưởng Công chúa điện hạ!"
Thấy Hứa Chấn Hoa mãi không nói tiếng nào, Vương Tự Bảo nhìn sang rồi kéo cái tay nhỏ bé của cậu. Lúc này Hứa Chấn Hoa mới ý thức được mình đã không phải là tiểu hài tử theo Vương Tự Bảo tới chơi, mà là vua của một nước.
Vì vậy cậu xua tay, oai phong nói: "Miễn lễ bình thân!"
"Tạ ơn bệ hạ! Tạ ơn Trưởng Công chúa điện hạ!"
Sau khi mọi người đứng dậy, Vương Tự Bảo nói với Tô Minh Nhiễm: "Được rồi, Tô nữ quan, dẫn người của ngươi theo bố trí chỗ ngồi cho các nàng, bắt đầu sát hạch."
"Tuân lệnh!" Sau đó Tô Minh Nhiễm lấy ra một danh sách, bắt đầu điểm danh, rồi chỉ định chỗ ngồi.
Sau khi mọi người ngồi xuống, Vương Tự Bảo gọi bốn người Lương Thần, Mỹ Cảnh, Diễm Dương, Tình Thiên phát bài thi.
Nội dung trên bài thi không khác lắm với nội dung sát hạch một ngày trước đó, chẳng qua trong bài sát hạch hôm nay lại kiểm tra thêm về những công việc trong cung và các phương diện ngôn hành*, đức hạnh, lễ nghi, nữ công.
(*) Ngôn hành: Lời nói và việc làm.
Bình thường nghề nghiệp phổ biến nhất của các cung nữ được xuất cung chính là đào tạo ma ma. Chu Nhã Tuyết trái lại đã cho nàng một lời nhắc nhở. Nếu xã hội đã tương đối coi trọng phương diện này của nữ tử, thì trong các nữ quan của nàng, phải có nhân sĩ chuyên nghiệp đặc biệt tham gia quản lý và sát hạch phương diện này mới được.
Trong số những người bên ngoài, có bao nhiêu người có thể so sánh được với những cung nữ, và nhất là những ma ma lớn tuổi trong cung này? Vì vậy, Vương Tự Bảo bèn để lại đề thi này cho nhóm cung nữ trả lời.
Sát hạch kết thúc, Vương Tự Bảo gọi Tô Minh Nhiễm duyệt bài thi cùng mình.
Tổng thể mà nói, các nàng đều trả lời tốt hơn những người bên ngoài rất nhiều. Tối thiểu, trong số các nàng có rất nhiều người đứng ở góc độ toàn cục để trả lời, chứ không phải chỉ là suy nghĩ cá nhân.
Đến ngày diễn ra vòng thi thứ hai ngoài cung, Vương Tự Bảo chọn được ba người trả lời tương đối thiết thực.
Trong ba người này có hai người đã tới Chiêm Sự phủ của phủ Trưởng Công chúa từ sớm. Một người lề mà lề mề quá gần nửa canh giờ mới đến.
Vương Tự Bảo quyết đoán loại luôn người thứ ba.
Sau khi hai người còn lại nơm nớp lo sợ hành lễ với Vương Tự Bảo, Vương Tự Bảo đưa mắt quan sát thoáng qua hai người vẫn còn tỏ ra khá hồi hộp này.
Người bên trái vóc dáng cao gầy, gương mặt hơi khắc khổ, chính là khuôn mặt thường được gọi là mặt khổ qua. Người bên phải vóc dáng nhỏ nhắn, tướng mạo lại thanh tú, thuộc loại kiểu con gái rượu. Xét về tuổi tác, hai người này hẳn đều đã hơn hai mươi.
Vương Tự Bảo mỉm cười, mở miệng nói: "Chúc mừng các ngươi đã vượt qua vòng sơ khảo, bước vào vòng thi thứ hai. Trước hết mời tự giới thiệu về bản thân."
Hai người bên dưới ngươi nhìn ta, ta nhìn ngươi, đều đang tỏ ý muốn đối phương nói trước.
Vương Tự Bảo cũng phát hiện mình hỏi vấn đề này quá không cụ thể, cho nên mới xuất hiện kết quả như vậy, vì thế lập tức sửa lại bảo: "Vị có vóc người tương đối cao bên trái này nói trước đi!"
Người nọ tiến lên một bước, vô cùng thận trọng hướng về phía Vương Tự Bảo cúi người nói: "Dân phụ Kiều Hoàng thị."
Hết rồi hả? Này cũng ngắn gọn quá rồi đi.
Vương Tự Bảo không thể không hỏi: "Còn gì nữa không? Ví dụ như bao nhiêu tuổi? Tình hình của bản thân và trong nhà hiện tại vân vân, càng tường tận càng tốt."
Người nọ hạ thấp người đáp: "Vâng." Sau đó liền nói về tình huống của mình:
"Dân phụ năm nay hai mươi ba tuổi, khuê danh gọi là Tú Nga. Nguyên quán ở huyện Nguyên Thủy thuộc ngoại ô Thiều Kinh. Gia phụ trước kia là một tú tài, vì gia mẫu bị bệnh, gia phụ liền buông bỏ việc tiếp tục thi cử tìm công danh, đến một trường tư thục làm tiên sinh dạy học mà sống.
Bởi trong nhà chỉ có một người con gái là dân phụ, cho nên từ nhỏ phụ thân đã bắt đầu dạy dân phụ biết đọc biết viết. Về sau năm dân phụ tám tuổi gia mẫu qua đời. Mấy năm sau đó thân thể phụ thân vẫn luôn không tốt, trong nhà cũng không có tiền tích góp gì, cho đến năm dân phụ mười lăm tuổi, phụ thân cũng qua đời theo.
Trước khi lâm chung, phụ thân đưa dân phụ đến gửi gắm ở nhà phú hộ họ Kiều ở bản địa đã được định hôn từ bé. Nhưng ai ngờ người nhà bọn họ lại lấy lý do dân phụ khắc phụ mẫu, còn có thể khắc trượng phu mà giáng dân phụ xuống làm thiếp thất. Dân phụ không bằng lòng, nhà bọn họ liền mượn chuyện làm tang sự cho phụ thân dân phụ để ép dân phụ đi vào khuôn khổ. Cuối cùng dân phụ bất đắc dĩ phải đồng ý.
Sau khi làm thiếp cho phu quân ba năm, có một ngày phu quân bởi vì tới kỹ viện uống rượu tranh giành hoa khôi với người khác mà bị người ta đánh chết. Nhà họ liền một mực cho là dân phụ khắc chết phu quân, cuối cùng đuổi dân phụ ra khỏi nhà."
Vương Tự Bảo ân cần hỏi han: "Sau đó thì sao? Trong năm năm sau đó ngươi đã sống thế nào?"
Hoàng Tú Nga trả lời: "Dân phụ đi tới Thiều Kinh, dựa vào việc giặt quần áo, may may vá vá cho người ta, cộng thêm làm đồ thêu mà sống qua ngày. Mấy hôm trước nghe nói Chiêm Sự phủ của Trưởng Công chúa muốn tuyển nữ quan, dân phụ bèn muốn tới thử một lần." Đọc truyện tại Vietwriter.vn
Nói xong câu cuối cùng, Hoàng Tú Nga hơi ngượng ngùng. Thân thế này của nàng ngay cả nhà tương đối giàu có bình thường cũng không muốn tuyển, vì vậy cuối cùng nàng mới chỉ có thể làm việc nặng để nuôi sống bản thân.
Vương Tự Bảo gật đầu, sau đó lại hỏi: "Ngươi có sở trường gì?"
"Ngoài hiểu biết chữ nghĩa ra, dân phủ quả thật không am hiểu gì khác. Thế nhưng dân phụ chịu được khổ, dân phụ không cần làm nữ quan gì cả, chỉ cần Trưởng Công chúa bằng lòng thu nhận, bảo làm gì dân phụ cũng đều đồng ý." Câu cuối cùng, Hoàng Tú Nga gần như dùng giọng khẩn cầu.
Lục Tuyết Oánh xua tay liên tục bảo: "Muội muốn ta làm gì thì ta sẽ làm cái đó. Nhưng chuyện ra đề mục thì ta không phụ trách được đâu."
Vương Tự Bảo như có điều suy nghĩ nói: "Chọn một người nghe sai khiến thật ra cũng không tệ." Nếu bản thân không có trí tuệ nhưng bằng lòng phục tùng lãnh đạo cấp trên thì thật ra cũng là một loại biểu hiện của người nhân viên tốt.
Miệng Lục Tuyết Oánh hơi hé ra, hơi giật mình hỏi: "Lời ta nói cũng có ích ư?"
"Tất nhiên là có ích rồi. Trước đây tỷ chính là một người vô cùng có chủ kiến. Tại sao sau khi thành thân nuôi con lại giống như biến thành một người khác vậy." Vương Tự Bảo lắc đầu thở dài nói.
Rất nhiều nữ nhân cũng như thế. Một người trước đây rất có hoài bão, nhưng một khi trở về nhà, sẽ nghĩ về trượng phu và hài tử của mình nhiều hơn, vì vậy mà mất đi sự hăng hái lúc ban đầu.
Nếu Lục Tuyết Oánh của mấy năm trước không được coi là người có chủ kiến thì chẳng ai dám nói mình có chủ kiến nữa.
Trước khi thành thân cùng Lữ Hồng Bác, ngay cả những chuyện như ngày ngày chặn đường Vương Dụ Tuần, là bên nhà gái mà lại chủ động tới cửa cầu hôn nhà trai nàng cũng có thể làm được.
Tán gẫu cùng hai người họ vài câu, lúc gần giữa trưa vốn còn muốn giữ hai người lại cùng dùng cơm, nhưng hai người đều lo lắng cho hài tử trong nhà, vì vậy Vương Tự Bảo để Lương Thần đưa một ít bánh ngọt cho các nàng, để các nàng mang về cho hài tử nhà mình.
Chuyện Nhiếp Chính Trưởng Công chúa muốn thành lập Chiêm Sự phủ tuyển chọn nữ quan đã sớm được dán trên mọi bảng thông báo trong Kinh thành Thiều Quốc.
Lần này chia làm hai trường thi để tiến hành sát hạch.
Một trường thi nằm ở một trạch viện ba cổng cách Thiều Vương phủ cực gần do Vương Tự Bảo lựa chọn. Nơi đó sẽ được cải tạo thành Chiêm Sự phủ của nàng.
Một trường thi khác được sắp xếp ở hoàng cung.
Bởi trong cung có rất nhiều cung nữ quản sự cấp bậc khá cao, về phương diện quản lý các nàng có kinh nghiệm hơn. Nếu như không có gì bất ngờ xảy ra, có lẽ nơi đó mới là đơn vị trọng điểm của lần tuyển chọn bổ nhiệm nữ quan này.
Tới ngày chọn quan, bởi số người ở Thiều Kinh giữ thái độ quan sát tương đối nhiều, cho nên chỉ có một số ít người tới Chiêm Sự phủ sát hạch, tổng cộng chỉ có mười sáu người.
Sau khi bảo đám người Lương Thần sắp xếp chỗ ngồi cho các nàng xong, Vương Tự Bảo dặn dò một chút về trật tự trường thi, sau đó thống nhất phát bài thi, bắt đầu sát hạch.
Đợi phát bài thi xong, vừa nhìn đề thi căn bản cũng không phải là thi từ ca phú như trong tưởng tượng, hơn nữa phần lớn đều là những đề tài sát thực tế, các thí sinh liền sững sờ.
Nhất là trong số đó còn có mấy người được gọi là tài nữ Thiều Kinh, bình thường bảo các nàng viết thơ làm phú, hay đối ngẫu văn thơ gì gì đó thì các nàng rất thành thạo, nhưng đề thi lần này thật sự khiến những thiên kim tiểu thư nhà giàu không hiểu được nỗi khổ nhân gian như các nàng cảm thấy bị làm khó.
Ví dụ như có hàng loạt dân chạy nạn chạy vào trong thành, là quan viên nữ tử, ngươi có thể làm những gì cho họ?
Phát cháo miễn phí hả? Đúng không? Nếu không có đáp án nào tốt hơn thì chính là phát cháo miễn phí rồi. Dù sao thì lúc gặp nạn dân, để chứng tỏ nhà mình thương người, rất nhiều nhà cũng sẽ làm như vậy. Chính trong phủ các nàng có lúc cũng sẽ làm theo. Vì vậy đại đa số thí sinh đều sôi nổi trả lời như thế.
Sau khi lên làm nữ quan, có thể cung cấp cho các nữ tử ở goá những gì để các nàng có thể nuôi được bản thân và hài tử?
Này còn có thể cung cấp cái gì chứ? Cho ít ngân lượng thôi. Có người viết đáp án này xuống. Hiển nhiên trong nhà có không ít bạc.
Phải bố trí những cung nữ và thái giám còn lại trong hậu cung như thế nào?
Câu này hơi khó nhỉ? Không thì bán đi? Hiển nhiên trong phủ nhà nàng cũng từng xử lý hạ nhân như vậy.
Sau khi lên làm nữ quan, ngươi muốn làm gì cho dân chúng nhất?
Không biết? Không phải làm nữ quan là làm việc cho Trưởng Công chúa sao? Làm cái gì cho dân chúng? Chính là ngày lễ ngày tết bố thí một chút hoặc là tiếp tế một chút cho người nghèo thôi.
Nếu hiện tại trong tay ngươi có một vạn lượng bạc, ngươi sẽ dùng để làm gì?
Một vạn lượng hả! Không quá nhiều mà cũng không ít. Nhưng rốt cuộc nên dùng để làm gì đây? Không thì mua thêm chút lương thực, quần áo và đồ dùng hàng ngày gì gì đó để cứu tế vậy.
…
Đủ mọi loại đề thi phía dưới đều có liên quan đến việc nhà nông, y dược, giáo dục vân vân, câu trả lời thì lại càng đa dạng hơn.
Mãi đến lúc trên đề có hai câu tứ thư ngũ kinh mới coi như có đáp án tương đối thống nhất.
Sau khi trở về, những người này đều chột dạ. Đây đều là những đề thi gì thế? Nếu như không có hai câu tứ thư ngũ kinh thì phỏng chừng có lẽ còn có người trong số các nàng phải nộp giấy trắng.
Kết quả chấm bài khiến người ta khá dở khóc dở cười. Cuối cùng Vương Tự Bảo chỉ có thể chọn được ba người coi như đáng tin một chút trong số đó để bước vào vòng thi thứ hai vào năm ngày sau.
Sáng sớm hôm sau, Vương Tự Bảo vào cung thăm tiểu Hoàng đế Hứa Chấn Hoa đã nhiều ngày không gặp. Cuối cùng tiểu Hoàng đế quấn lấy nàng cùng tới Khởi Giám Đường, sát hạch các cung nữ ghi danh dự thi.
Mặc dù đa số những cung nữ này đều có phẩm cấp, trong đó còn có hai chưởng sự ma ma chính tam phẩm cùng giải quyết chuyện hậu cung, bốn đại cung nữ tòng tam phẩm trước đây từng hầu hạ Thiều Văn đế, ngoài ra còn có các quản sự ma ma tòng ngũ phẩm của các cung giống như Lan Hương ma ma.
Thế nhưng những phẩm cấp này không thể so sánh với loại chức quan được quốc gia công nhận như nữ quan của Chiêm Sự phủ. Bổng lộc và đãi ngộ lại càng không sánh nổi. Vì vậy, sau khi nghe nói Vương Tự Bảo muốn chiêu mộ nữ quan, những cung nữ vốn đang lo lắng cho đường ra của mình sau này cũng đều nóng lòng muốn thử tham gia. Phải biết rằng, đây chính là việc lớn làm rạng rỡ tổ tông.
"Tham kiến bệ hạ! Tham kiến Trưởng Công chúa điện hạ!"
Thấy Hứa Chấn Hoa mãi không nói tiếng nào, Vương Tự Bảo nhìn sang rồi kéo cái tay nhỏ bé của cậu. Lúc này Hứa Chấn Hoa mới ý thức được mình đã không phải là tiểu hài tử theo Vương Tự Bảo tới chơi, mà là vua của một nước.
Vì vậy cậu xua tay, oai phong nói: "Miễn lễ bình thân!"
"Tạ ơn bệ hạ! Tạ ơn Trưởng Công chúa điện hạ!"
Sau khi mọi người đứng dậy, Vương Tự Bảo nói với Tô Minh Nhiễm: "Được rồi, Tô nữ quan, dẫn người của ngươi theo bố trí chỗ ngồi cho các nàng, bắt đầu sát hạch."
"Tuân lệnh!" Sau đó Tô Minh Nhiễm lấy ra một danh sách, bắt đầu điểm danh, rồi chỉ định chỗ ngồi.
Sau khi mọi người ngồi xuống, Vương Tự Bảo gọi bốn người Lương Thần, Mỹ Cảnh, Diễm Dương, Tình Thiên phát bài thi.
Nội dung trên bài thi không khác lắm với nội dung sát hạch một ngày trước đó, chẳng qua trong bài sát hạch hôm nay lại kiểm tra thêm về những công việc trong cung và các phương diện ngôn hành*, đức hạnh, lễ nghi, nữ công.
(*) Ngôn hành: Lời nói và việc làm.
Bình thường nghề nghiệp phổ biến nhất của các cung nữ được xuất cung chính là đào tạo ma ma. Chu Nhã Tuyết trái lại đã cho nàng một lời nhắc nhở. Nếu xã hội đã tương đối coi trọng phương diện này của nữ tử, thì trong các nữ quan của nàng, phải có nhân sĩ chuyên nghiệp đặc biệt tham gia quản lý và sát hạch phương diện này mới được.
Trong số những người bên ngoài, có bao nhiêu người có thể so sánh được với những cung nữ, và nhất là những ma ma lớn tuổi trong cung này? Vì vậy, Vương Tự Bảo bèn để lại đề thi này cho nhóm cung nữ trả lời.
Sát hạch kết thúc, Vương Tự Bảo gọi Tô Minh Nhiễm duyệt bài thi cùng mình.
Tổng thể mà nói, các nàng đều trả lời tốt hơn những người bên ngoài rất nhiều. Tối thiểu, trong số các nàng có rất nhiều người đứng ở góc độ toàn cục để trả lời, chứ không phải chỉ là suy nghĩ cá nhân.
Đến ngày diễn ra vòng thi thứ hai ngoài cung, Vương Tự Bảo chọn được ba người trả lời tương đối thiết thực.
Trong ba người này có hai người đã tới Chiêm Sự phủ của phủ Trưởng Công chúa từ sớm. Một người lề mà lề mề quá gần nửa canh giờ mới đến.
Vương Tự Bảo quyết đoán loại luôn người thứ ba.
Sau khi hai người còn lại nơm nớp lo sợ hành lễ với Vương Tự Bảo, Vương Tự Bảo đưa mắt quan sát thoáng qua hai người vẫn còn tỏ ra khá hồi hộp này.
Người bên trái vóc dáng cao gầy, gương mặt hơi khắc khổ, chính là khuôn mặt thường được gọi là mặt khổ qua. Người bên phải vóc dáng nhỏ nhắn, tướng mạo lại thanh tú, thuộc loại kiểu con gái rượu. Xét về tuổi tác, hai người này hẳn đều đã hơn hai mươi.
Vương Tự Bảo mỉm cười, mở miệng nói: "Chúc mừng các ngươi đã vượt qua vòng sơ khảo, bước vào vòng thi thứ hai. Trước hết mời tự giới thiệu về bản thân."
Hai người bên dưới ngươi nhìn ta, ta nhìn ngươi, đều đang tỏ ý muốn đối phương nói trước.
Vương Tự Bảo cũng phát hiện mình hỏi vấn đề này quá không cụ thể, cho nên mới xuất hiện kết quả như vậy, vì thế lập tức sửa lại bảo: "Vị có vóc người tương đối cao bên trái này nói trước đi!"
Người nọ tiến lên một bước, vô cùng thận trọng hướng về phía Vương Tự Bảo cúi người nói: "Dân phụ Kiều Hoàng thị."
Hết rồi hả? Này cũng ngắn gọn quá rồi đi.
Vương Tự Bảo không thể không hỏi: "Còn gì nữa không? Ví dụ như bao nhiêu tuổi? Tình hình của bản thân và trong nhà hiện tại vân vân, càng tường tận càng tốt."
Người nọ hạ thấp người đáp: "Vâng." Sau đó liền nói về tình huống của mình:
"Dân phụ năm nay hai mươi ba tuổi, khuê danh gọi là Tú Nga. Nguyên quán ở huyện Nguyên Thủy thuộc ngoại ô Thiều Kinh. Gia phụ trước kia là một tú tài, vì gia mẫu bị bệnh, gia phụ liền buông bỏ việc tiếp tục thi cử tìm công danh, đến một trường tư thục làm tiên sinh dạy học mà sống.
Bởi trong nhà chỉ có một người con gái là dân phụ, cho nên từ nhỏ phụ thân đã bắt đầu dạy dân phụ biết đọc biết viết. Về sau năm dân phụ tám tuổi gia mẫu qua đời. Mấy năm sau đó thân thể phụ thân vẫn luôn không tốt, trong nhà cũng không có tiền tích góp gì, cho đến năm dân phụ mười lăm tuổi, phụ thân cũng qua đời theo.
Trước khi lâm chung, phụ thân đưa dân phụ đến gửi gắm ở nhà phú hộ họ Kiều ở bản địa đã được định hôn từ bé. Nhưng ai ngờ người nhà bọn họ lại lấy lý do dân phụ khắc phụ mẫu, còn có thể khắc trượng phu mà giáng dân phụ xuống làm thiếp thất. Dân phụ không bằng lòng, nhà bọn họ liền mượn chuyện làm tang sự cho phụ thân dân phụ để ép dân phụ đi vào khuôn khổ. Cuối cùng dân phụ bất đắc dĩ phải đồng ý.
Sau khi làm thiếp cho phu quân ba năm, có một ngày phu quân bởi vì tới kỹ viện uống rượu tranh giành hoa khôi với người khác mà bị người ta đánh chết. Nhà họ liền một mực cho là dân phụ khắc chết phu quân, cuối cùng đuổi dân phụ ra khỏi nhà."
Vương Tự Bảo ân cần hỏi han: "Sau đó thì sao? Trong năm năm sau đó ngươi đã sống thế nào?"
Hoàng Tú Nga trả lời: "Dân phụ đi tới Thiều Kinh, dựa vào việc giặt quần áo, may may vá vá cho người ta, cộng thêm làm đồ thêu mà sống qua ngày. Mấy hôm trước nghe nói Chiêm Sự phủ của Trưởng Công chúa muốn tuyển nữ quan, dân phụ bèn muốn tới thử một lần." Đọc truyện tại Vietwriter.vn
Nói xong câu cuối cùng, Hoàng Tú Nga hơi ngượng ngùng. Thân thế này của nàng ngay cả nhà tương đối giàu có bình thường cũng không muốn tuyển, vì vậy cuối cùng nàng mới chỉ có thể làm việc nặng để nuôi sống bản thân.
Vương Tự Bảo gật đầu, sau đó lại hỏi: "Ngươi có sở trường gì?"
"Ngoài hiểu biết chữ nghĩa ra, dân phủ quả thật không am hiểu gì khác. Thế nhưng dân phụ chịu được khổ, dân phụ không cần làm nữ quan gì cả, chỉ cần Trưởng Công chúa bằng lòng thu nhận, bảo làm gì dân phụ cũng đều đồng ý." Câu cuối cùng, Hoàng Tú Nga gần như dùng giọng khẩn cầu.