Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Thủy Hử - Chương 38 - Phần 2
Khi đó Xài Tri Phủ lưu Hoàng Văn Bính ở chơi, mà tạ ơn rằng:
- Nếu không có Thông Phán là người cao kiền viễn thức, thì có lẽ hạ quan cũng mắc lừa dối của họ chứ không chơi.
Hoàng Văn Bính hót luôn rằng:
- Việc này không thể chậm được! Ngài nên lập tức sai người về kinh sẻ báo cho Ân Tướng, để tỏ ra rằng ngài đây là người mẫn cán, đã làm được những việc to ích nước lợi nhà như vậy, và nên bẩm xem ý kiến Ân Tướng, muốn bắt sống tên phản tặc thì ta đóng cũi mang đi, bằng không thì sẽ xử quyết ngay đây, để khỏi điều rắc rối về sau mới được.
Xài Tri Phủ lại gật gù khen phải mà bảo Hoàng Văn Bính rằng:
- Tôi xin viết một phong thư gửi về, kể rõ công lao của Thông Phán, để gia nghiêm tâu với Thánh Thượng, phong cho ngài làm nơi phủ huyện nào đó, để hưởng sự vinh hoa.
Hoàng Văn Bính khúm núm tạ ơn mà rằng:
- Chúng tôi là môn hạ ở đây, thế nào cũng xin kết cỏ ngậm vành để báo đáp.
Nói xong liền giục Tri Phủ viết gia thư, đóng ấn tín vào, rồi lại hỏi rằng:
- Tướng Công định sai ai là người tâm phúc để cho đi mới được?
Tri Phủ nói:
- Ở đây có một người Lưỡng Viện Tiếp Cấp tên là Đới Tung, anh ta có phép thần hành, một ngày có thể đi tới tám trăm dặm đường, nếu sai anh ta chỉ trong mười hôm, là có thể trở về ngay được.
- Nếu được người đi nhanh như thế, thì còn gì hơn nữa.
Đoạn rồi Hoàng Văn Bính ở đó, đến ngày hôm sau mới từ giã Tri Phủ mà trở về Vô Vị Quân. Khi Hoàng Văn Bính trở về, Xài Tri Phủ liền sắp lấy hai hòm kim ngân châu báu, niêm phong cẩn thận, rồi sáng sớm hôm sau gọi Đới Tung lên mà bảo rằng:
- Ta có một phong gia thư và một ít lễ vật, để đưa mừng sinh nhật phụ thân ta ở kinh sư, ngày rằm tháng sáu, song nay ngày tháng đã gần bách tới nơi, vậy chỉ có ngươi là người nhanh nhẹn, ngươi nên hết sức giúp ta, rồi ta trọng thưởng cho. Ta chắc rằng ngươi có phép thần hành như vậy, thì cũng chẳng bao lâu mà được tới nơi, vậy ngươi chớ nên trì trệ mà lỡ công việc của ta mới được.
Đới Tung nghe nói, bất đắc dĩ phải vâng lời, liền nhận thư tín và hòm đồ trở về chỗ trọ. Đoạn rồi chàng lẻn đến nhà lao bảo với Tống Giang rằng:
- Việc này huynh trưởng cứ phòng tâm, hiện nay Tri Phủ sai tôi vào kinh sư, chỉ mươi hôm là về đây, vậy khi đến cứu Ca Ca, may ra có phần thoát được. Ở nhà Ca Ca nên giữ gìn cẩn thận, còn cơm nước ăn uống, thì tôi đã giao cho Lý Quỳ trông coi khuya sớm, không có điều gì là trở ngại, Ca Ca cứ vững tâm đợi mấy hôm tiểu đệ về sẽ biết.
Nói đoạn gọi Lý Quỳ đến mà dặn rằng:
- Tống Ca Ca vì viết câu thơ phản nghịch, bị phải Quan Tư giam cầm, còn trước đây lại bị sai phái vào kinh, vậy ngươi phải ở nhà sớm khuya cơm nước hầu hạ Ca Ca, chớ nên trễ nải nghe chưa?
Lý Quỳ gật gù mà rằng:
- Viết mấy câu thơ đã làm gì nên tội? Những thằng đại giạ, đại ác, đại phản, vô vạn, đây kia cũng làm quan to tướng thì sao? Việc này bác cứ đi vào Đông Kinh, để mặc tôi trông nom cho Ca Ca, không cần nghĩ đến làm gì? Tử tế thì cùng tử tế, bằng không thì hai cái búa lớn kia, chém cho nó chết hết là xong.
Đới Tung lại dặn rằng:
- Anh em phải rất cẩn thận, chớ nên uống rượu lắm mà để lỡ mất việc làm ăn của Tống Ca Ca.
Lý Quỳ đáp rằng:
- Ca Ca cứ phóng tâm mà đi, bất tất phải nghi ngại dặn dò cho lắm, từ nay trở đi, tôi xin nhịn rượu, để sớm khuya hầu hạ Tống Ca Ca, rồi khi nào Ca Ca về đây, sẽ uống rượu cũng được chứ sao?
Đới Tung cả mừng mà rằng:
- Nếu quả nhiên anh em giữ được như vậy, thì tôi còn lo ngại điều chi?
Nói xong từ biệt ra đi, rồi từ đó Lý Quỳ chừa rượu, mà sớm khuya hầu hạ Tống Giang, không hề lúc nào sao nhãng.
Nước non trói nặng lời nguyền,
Lẽ nào nguy hiểm mà quên tâm thần?
Ai về nhắn bảo thế nhân,
Những người chướng trực là thần lương tâm.
Bấy giờ Đới Tung từ biệt Tống Giang cùng Lý Quỳ, một mình kíp vội ra về, thay giầy gai, quấn lá đáp, mặc áo vàng. Đổi khăn mới, giắt tuyên bài vào lưng, bỏ thư vào túi, rồi quảy hai cái hòm đi ra ngoài thành. Khi ra đến ngoài thành, chàng liền lấy bốn mảnh giáp mã, buộc vào hai bên chân mỗi bên hai miếng, rồi trong miệng lẩm nhẩm đọc mấy câu thần chú mà vùn vụt đi khỏi Giang Châu. Chiều hôm ấy, Đới Tung vào nghỉ trong hàng, rồi cởi giáp mã ra, mà lấy giấy tiền, đốt khấn cẩn thận, sáng hôm sau cơm nước vừa xong, chàng lại buộc giáp mã quảy hòm ra đi thực sớm. Trong khi đi chỉ nghe tiếng gió thổi vù vù bên tai, sức chạy thực nhanh, không hề dính chân xuống đất.
Đi luôn hai ngày trời, đến ngày thứ ba, khí trời càng nóng bức khó chịu, chàng vừa đi vừa khát nước. Chừng tới ba bốn trăm dặm đường, mà không có hàng quán nào để nghỉ ngơi ăn uống. Chàng đi mãi đến gần trưa, trong bụng đương đói khát lạ chừng, chợt trông thấy có một hàng rượu ở bên hồ rộng, gần khoảng rừng trước mặt, chàng vội đi vào đó để nghỉ.
Khi tới nơi, thấy một ngôi hàng rộng rãi sạch sẽ, trong có mươi bộ bàn ghế sơn dầu, kê theo một dãy cửa sổ chạy dài; chàng bèn quảy hòm vào chọn một chỗ mát mẻ, rồi cởi áo và thắt lưng mà treo lên trên chấn song cửa sổ.
Đoạn rồi có tên tửu bảo chạy đến mà hỏi rằng:
- Ngài lấy bao nhiêu rượu, ngài xơi thịt dê, thịt bò, hay thịt lợn?
Đới Tung nói rằng:
- Rượu đây không uống mấy, có cơm nước gì thì đem lên đây.
- Bẩm, hàng tôi có rượu có cơm, có cả bánh bao, bánh bún, ngài muốn xơi gì?
- Ta không ăn các thức cá thịt được, vậy có thứ canh gì để ăn không?
- Bẩm canh đậu có được không?
- Tốt lắm, lấy ra đây.
Tửu bảo vâng lời, quay vào nhà trong một lúc, rồi đem một bát canh đậu phụ, lau đôi đũa và rót lên ba chén rượu lớn. Đới Tung đương khi đói khát, vớ được rượu, canh liền ăn uống một lúc, rồi toan gọi lấy cơm để ăn một thể. Dè đâu vừa húp xong bát canh, thì thấy trời xoay đất chuyển, đầu choáng váng, rồi ngã lăn ra một bên ghế. Giữa lúc ấy có một người là Hãn Địa Hốt Luật Chu Quý chạy ra, quát bảo chúng rằng:
- Hãy đem hai cái hòm vào trong kia, rồi sờ xem nó có gì thì lột lấy.
Nói đoạn thì có hai tên người nhà chạy đến móc túi lấy ra một gói giấy bọc một phong thư, đưa cho Chu Quý. Chu Quý cất lấy xem thấy có một bức gia thư, ngoài đề mấy chữ: "Bình an gia tín... Con là Xài Đức Chương, trăm lạy kính dâng phụ thân soi xét".Chu Quý xem xong lại bóc thư ra đọc, trong thư nói đến chuyện Tống Giang đề thơ phản loạn ứng với lời ca dao, hiện đã bắt giam trong ngục, để đợi lệnh thi hành, liền lấy làm ngạc nhiên kinh sợ, mà chạy vào trong phòng để xem. Bấy giờ hai tên người nhà, đã vác Đới Tung vào nhà mổ, đặt nằm vật lên trên bàn mổ, rồi tháo cởi xống áo ra để mổ. Cởi đến xuống lưng, thì thấy có một cái tuyên bài dắt ở đó.Chu Quý cầm lấy xem, thấy mặt trên sơn son thiếp bạc, khắc mấy chữ:Giang Châu Lưỡng Viện Tiếp Cấp Đới Tung.Chàng thấy vậy bụng hơi ngờ ngợ, bèn bảo với chúng rằng, "Hãy khoan tay, không nên hạ thủ vội.. Ta nghe quân sư thường nói, ở đất Giang Châu có một người tên là Thần Hành Thái Bảo Đới Tung, là một người bạn rất thân của quân sư xưa nay, vậy chẳng hay là người này chăng? Nếu vậy thì sao lại đưa thư để mưu hại Tống Giang...? Việc này may vào tay ta, ta hãy hỏi rõ xem sao? " Nói đoạn sai chúng lấy thuốc giải độc, đổ cho Đới Tung uống, mà cứu tỉnh dậy. Được một lúc Đới Tung bừng mắt tỉnh dậy, trông thấy Chu Quý đương cầm bức thư của Xài Tri Phủ ở trong tay, thì quát lên rằng:
- Anh này là anh nào? Sao dám to gan đánh thuốc mê cho ta, rồi lại bóc thư tín của phủ Thái Sư như thế? Phổng đáng tội gì?
Chu Quý cười mà rằng:
- Bức thư khốn nạn này đã thấm vào đâu? Chúng tôi đây chính muốn đối đầu với Đại Tống Hoàng Đế, chứ xé một bức thư của Thái Sư thì có cần gì?
Đới Tung nghe nói cả kinh, liền hỏi rằng:
- Hảo hán đại danh là gì? Xin ngài cho tôi được biết?
- Tôi là Hãn Địa Hốt Luật Chu Quý, là tụi hảo hán Lương Sơn Bạc đây.
- Nếu có phải ngài ở Lương Sơn Bạc, thì tất nhiên có biết Ngô Học Cứu tiên sinh...
- Ngô Học Cứu là quân sư coi giữ binh quyền trong đại trại tôi, sao túc hạ lại không biết ông ấy?
- Ông ấy với tôi là một người quen biết đã lâu.
- Nếu vậy huynh trưởng có phải là Thần Hành Thái Bảo Đới Viện Trưởng ở Giang Châu, mà quân sư tôi thường nói chuyện đó chăng?
- Vâng, chính là tôi đây.
Chu Quý lại hỏi:
- Hồi trước Tống Công Minh đi đày sang đất Giang Châu, quân sư có gửi giấy sang nói chuyện cùng túc hạ, vậy ngày nay chẳng hay vì cớ gì mà toan hại túc mệnh Tống Công Minh đi như thế?
Đới Tung nói rằng:
- Tống Giang với tôi là chỗ anh en rất thân, vì ông ta viết mấy câu thơ phản nghịch, tôi hết sức cứu gỡ chưa được, cho nên nay phải vào kinh để lo liệu cho ông ta, có khi nào lại nỡ làm hại?
- Vậy ông thử nom trong thư của Sài Tri Phủ xem sao?
Đới Tung cầm thư xem, thì giật mình kinh sợ, liền đem đầu đuôi câu chuyện, kể từ khi gặp Tống Giang, đến khi xảy ra việc đề thơ ở lầu Tầm Dương thuật cho Chu Quý nghe. Chu Quý bảo với Đới Tung rằng:
- Nếu vậy xin Viện Trưởng hãy lên chơi sơn trại, để bàn với các đơn vị Đầu Lĩnh xem sao? Nói đoạn liền sai dọn tiệc rượu tiếp phong, rồi vào Thủy Đình bắn mũi tên ra hiệu. Được một lát, có tên tiểu lâu la chở thuyền ra đón Chu Quý bèn mời Đới Tung mang các hòm kim ngân xuống thuyền, rồi cùng nhau vào bến Kim Sa.
Khi Ngô Dụng được tin báo, vội vàng đi xuống cửa quan để nghinh tiếp Đới Tung, đôi bên hớn hở vui mừng, rồi dẫn vào đại trại để chào các vị Đầu Lĩnh, Chu Quý đem các chuyện của Đới Tung đã nói, mà thuật lại cho mọi vị Đầu Lĩnh nghe. Tiều Cái nghe nói lấy làm kinh hoàng tức bực, mời Đới Tung ngồi vào khách vị mà hỏi thăm các việc Chu Quý, Đới Tung lại thuật một lượt kỹ càng cho Tiều Cái nghe. Tiều Cái cả kinh, bàn với các vị Đầu Lĩnh, định lấy quân đi đánh lấy Giang Châu, để cứu Tống Giang ngay lập tức. Quân sư Ngô Dụng can rằng:
- Ca Ca không nên tháo thức làm chi, đây đến Giang Châu đường xa dặm thẳng, nếu nay cả giấy binh mã thì e khi rút dây lại động đến rừng, mà lỡ ra thêm hại cho Tống Công Minh. Vậy việc này chỉ nên dùng kế, không nên dùng bằng sức mạnh, thì mới có thể được. Tôi đây dẫu bất tài, song xin hiến một kế này, chỉ trông vào Đới Viện Trưởng là có thể cứu Tống Ca ra được.
Tiều Cái nói:
- Quân sư có kế sách gì?
Ngô Dụng nói:
- Hiện nay Sài Tri Phủ giao cho Đới Viện Trưởng đem thư vào kinh, để chờ tin Thái Sư phúc đáp. Vậy nhân bức thư này ta phải đem kế trả kế, mà viết một phong thư khác cho Viện Trưởng mang về; Trong thư bảo Sài Tri Phủ phải bắt sống Tống Giang đem giải cẩn thận, cho tới kinh sư để tra hỏi đầu đuôi sẽ xử rồi quyết. Đoạn rồi đợi khi chúng giải qua đây, ta sẽ cho người xuống cướp, như thế có lẽ tiện hơn.
Tiều Cái nói:
- Nếu không giải qua lối này, thì có lỡ mất việc không?
Công Tôn Thắng ứng lên rằng:
- Cái đó khó chi, ta cứ cho người đi thám thính trước, họ đi lối nào, ta đón cướp lối ấy cũng được, chỉ sợ họ không giải đi mà thôi.
Tiều Cái nói:
- Như thế thì hay lắm, song lấy ai là người viết được giống Sài Thái Sư bây giờ?
Ngô Dụng nói:
- Việc ấy tôi đã nghĩ rồi. Hiện nay thiên hạ đương thích viết chữ Tứ thể, là bốn lối chữ của bốn nhà, Tô Đông Pha, Hoàng Lỗ Trực Mễ Nguyên Chương, và Sài Kính ở đương triều, cho nên thường gọi là Tô, Hoàng, Mễ, Xài, là tứ tuyệt ở Tống Triều. Khi còn nhỏ tôi có quen một người học trò ở thành Tế Châu là Tiêu Nhượng, viết lối các chữ rất giỏi người ta thường gọi là Thánh Thủ Thư Sinh (học trò tay thánh). Anh ta võ nghệ cũng khá, mà viết chữ lối của Sài Kính lại càng hệt lắm, vậy muốn phiền Viện Trưởng qua đó, nói dối anh ta, để mời sang viết văn bia, ở nhạc miếu Thái An Châu, rồi đưa trước năm mươi lạng bạc, rủ cho anh ta đi ra rồi sau sẽ bắt cả vợ con đến đây, mà rủ cùng nhập đảng, như thể phổng có gọn không?
Tiều Cái nói:
- Người viết chữ đã đành có, nhưng còn ấn tín thì sao?
- Phải lắm, cái đó đệ cũng nghĩ cả rồi. Tiểu đệ có quen một người Kim tên là Đại Kiện, hiện nay mở hàng làm ấn tín ở phủ Tế Châu khắc ngọc chạm đá rất khéo, mà võ nghệ cũng không kém ai, người ta thường gọi là Ngọc Tỷ Tượng (thợ thay ngọc) xưa nay. Vậy ta nên lừa cả anh ấy lên đây, rồi lưu luôn ở sơn trại, sau này tất nhiên cũng có dụng cho mình...
Tiều Cái khen rằng:
- Nếu thế thì diệu lắm, ta phải làm mau mau mới được.
Nói xong liền sai dọn rượu thiết đãi Đới Tung, và lưu lại nghỉ ở sơn trại một đêm. Sáng hôm sau Ngô Dụng nhờ Đới Tung ăn mặc ra dáng Thái Bảo, dắt lấy hơn trăm lạng bạc để tìm hai người. Đới Tung vâng lời, rồi buộc giáp mã vào chân, rồi xuống núi mà đi mau sang đất Tế Châu. Phút chốc Đới Tung tới thành Tế Châu, hỏi thăm vào nhà Thánh Thủ Thư Sinh Tiêu Nhượng, ở trước cửa văn miếu về bên đông phủ Tế Châu. Khi đi đến cửa, Đới Tung gặng lên một tiếng rồi hỏi rằng:
- Tiêu Tiên sinh có nhà không?
Bấy giờ thấy một thầy đồ trong nhà chạy ra, nhìn Đới Tung bằng một cách ngạc nhiên mà hỏi rằng:
- Thái Bảo ở đâu tới, việc gì cần đến chúng tôi?
Đới Tung nghe nói liền vái chào rồi nói rằng:
- Chúng tôi là nhà sãi ở nhạc miếu Thái An châu, nhân miếu chúng tôi sửa lại nhà lầu Ngũ Nhạc, các cụ chúng tôi định khắc tấm bia công đức, vậy cho chúng tôi đưa năm mươi lạng bạc, để đến nói với tiên sinh, lập tức đến miếu giúp việc cho, nhật kỳ chúng tôi đã chọn, sợ chậm trễ thì lỡ việc.
Tiêu Nhượng nói rằng:
- Chúng tôi đây chỉ biết viết, còn sự khắc chạm thì tất phải tìm người thợ tốt mới được.
Đới Tung đáp rằng:
- Tôi có đem năm mươi lạng bạc để mời Ngọc Tú Tượng Kim Đại Kiện đây, nhật kỳ hiện nay đã ngặt lắm, xin ngài làm ơn chỉ dẫn giúp tôi.
Tiêu Nhượng nhận lấy năm mươi lạng bạc, liền dẫn Đới Tung đi tìm nhà Kim Đại Kiện. Vừa ra khỏi cửa Văn Miếu, thì thấy Tiêu Nhượng trỏ tay bảo Đới Tung rằng:
- Ngọc Tú Tượng Kim Đại Kiện đương đi kia. Nói đoạn liền gọi Đại Kiện đến chào Đới Tung nói chuyện cho nghe.
Kim Đại Kiện nói có năm mươi lạng bạc đưa đó, thì vui mừng hớn hở liền bảo với Tiêu Nhượng cùng với Đới Tung đến tửu điếm đãi rượu. Bấy giờ Đới Tung đưa năm mươi lạng bạc cho Kim Đại Kiện rồi nói rằng:
- Hiện nay đã chọn ngày tháng, không thể chậm trễ được, vậy xin hai ngài đi giúp ngay cho.
Tiêu Nhượng nói:
- Hôm nay khí trời nóng bức có đi cũng không đến nơi ngay được, không may lỡ độ đường, thì không tiện vậy xin để đến mai sẽ đi sớm thì hơn.
Kim Đại Kiện cũng lấy làm phải, mà bàn với Đới Tung hoãn để đến mai đi sớm. Tối hôm ấy Tiêu Nhượng lưu Đới Tung nghỉ ở nhà một đêm, sáng hôm sau Kim Đại Kiện sắm sửa đồ đạc đến sớm để cùng đi.
Khi ra ngoài thành được mươi dặm đường. Đới Tung bảo với hai người kia rằng:
- Các ông cứ lững thững đi thong thả, để tôi đi trước nói với các cụ tôi cho người đến đón mới được. Nói xong liền rảo cẳng đi trước mà bỏ mặc hai người đi sau.
Hai người kia lững thững đi tới giờ Mùi, ước được bảy tám mươi dặm đường, bỗng thấy phía trước mặt có tiếng còi thổi, rồi có một bọn hảo hán chừng bốn năm mươi người, ở trong sườn núi xông ra. Bọn hảo hán đó là Vương Nụy Hổ đứng đầu, chạy ra quát lên rằng:
- Hai anh này đi đâu qua đây! Các con! Bắt nó đem về moi ruột cho ta uống rượu...
Tiêu Nhượng đáp rằng:
- Hai anh em tôi đi lên Thái An Châu để làm bia, không có tiền nong chi cả, hiện đây chỉ có mấy cái quần áo mà thôi.
Vương Nụy Hổ thét lên rằng:
- Ta đây không cần gì tiền của xống áo, chỉ cần được hai bộ gan ruột thông minh của các ngươi đều nhắm rượu thôi?
Tiêu Nhượng cùng Kim Đại Kiện cả giận, liền dỡ tài võ nghệ, vác gậy lên mà xông đánh Vương Nụy Hổ, Vương Nụy Hổ cũng giơ đao lên đỡ, đánh nhau tới năm bảy mươi hiệp, rồi vác đao chạy thẳng qua núi.
Tiêu Nhượng, Kim Đại Kiện vừa toan vác gậy đuổi theo thì bỗng thấy trống chiêng ầm ĩ, rồi có hai bọn người ở hai sườn núi đổ ra. Hai bọn này bên tả có Vạn Lý Kim Cương Tống Vạn, bên hữu có Mô Trước Thiên Đỗ Thiên, dẫn Bạch Diện Lang Quân Trịnh Thiên Thọ, mỗi ngươi đem tới ba mươi tên lâu la đổ ùa ra, bắt hai người kia mà đem vào rừng. Khi vào tới trong rừng, bốn vị hảo hán bảo với hai người kia rằng:
- Chúng tôi đây là phụng tướng lệnh của Tiều Thiên Vương, mời các ông lên núi nhập đảng, không có việc chi mà các ông sợ.
Tiểu Nhượng nghe nói thì cười mà hỏi rằng:
- Chúng tôi sức không trói nổi con gà, chỉ biết ăn nói ngủ kỹ còn biết việc gì, mà sơn trại dùng đến chúng tôi?
Đỗ Thiên nói:
- Cái đó quân sư Ngô Dụng vốn quen biết các ông, và biết tài võ nghệ của các ông, cho nên mới sai Đới Tung đi đón về đây.
Tiêu Nhượng, Kim Đại Kiện nghe nói đến đó, thì ngơ ngác nhìn nhau, mà không biết nói sao cho được. Khi đi tới hàng rượu của Hãn Địa Hốt Luật Chu Quý, Chu Quý liền đãi rượu tiếp phong, rồi bắn tên gọi thuyền ra, để đưa vào đại trại. Bấy giờ Tiều Cái, Ngô Dụng, cùng các vị Đầu Lĩnh đều vui mừng đón tiếp, đặt tiệc khoản đãi, và đêm chuyện muốn viết thư giả mạo để nói cho hai người nghe. Hai người nghe nói, vội túm vào trách Ngô Dụng rằng:
- Chúng tôi ở đây với các ngài, cũng không ngại gì, song còn cách xử trí...
Nói đoạn, cùng nhau chè chén đến đêm mới nghỉ. Sáng hôm sau, thấy tụi lâu la báo... Ngô Dụng liền bảo Tiêu Nhượng và Kim Đại Kiện rằng:
- Xin hai vị hiền đệ ra tiếp lấy bảo quyên vào đây. Hai người nghe nói bụng còn bán tín vàn nghi, mà cùng nhau ra đón xem sao? Khi đến lưng chừng núi, quả nhiên thấy có mấy cỗ kiệu đưa vợ con đến đó. Hai người lấy làm ngạc nhiên, liền hỏi xem đầu đuôi thế nào?
Vợ con đều đáp rằng:
- Khi hai người đi rồi, thì thấy có người đem kiệu đến mà nói rằng: "Gia Trưởng đi đường bị trúng thử mà chết, phải báo vợ con đến để cứu". Rồi khi ra đến ngoài thành, thì kiệu phu cứ vùn vụt đến đây, không sao mà bắt trở lại được.
Tiêu Nhượng cùng Kim Đại Kiện nghe nói đến tắc lưỡi ngây người, đành phải bấm bụng dẫn vợ con vào ở trong sơn trại. Bấy giờ Ngô Dụng mời hai người ra đi để bàn việc viết thư khắc ấn, giả làm thư tín của phủ Thái Sư gửi trả lời cho Sài Cửu Tri Phủ, để Tống Công Minh, Tiêu Nhượng cùng Kim Đại Kiện đều vâng lời, rồi một người đem ra viết, và một người khắc con dấu tên húy của Sài Kính để đóng. Khi các việc đã xong, liền đặt tiệc tiễn tặng Đới Tung và dặn dò cặn kẽ để đem về trình Sài Tri Phủ. Đới Tung vâng lĩnh các lễ, nhận lấy phong thư rồi từ biệt các vị Đầu Lĩnh xuống thuyền mà ra tửu điếm. Khi ra tới nơi, Đới Tung liền buộc mỗi bên hai miếng giáp mã, mà đi gấp đường trở về Giang Châu. Bấy giờ Ngô Dụng cùng các vị Đầu Lĩnh đưa chân Đới Tung ra đến bến rồi trở vào cùng ngồi uống rượu với nhau. Đương khi uống rượu, bỗng dưng Ngô Dụng kêu lên rằng:
- Nguy mất rồi... Nguy mất rồi...
Các vị Đầu Lĩnh đều lấy làm ngạc nhiên mà hỏi rằng:
- Việc chi mà quân sư kêu như vậy?
Ngô Dụng đáp rằng:
- Cái phong thư vừa rồi, tất là nguy đến tính mệnh cho Đới Tung mất...!
Chúng cả kinh hỏi luôn rằng:
- Có điều gì lầm lỗi hay sao?
- Tôi vội quá không kịp nghĩ trước trông sau, trong thư có một chỗ hớ to, chắc là nguy mất...!
Tiêu Nhượng nói:
- Tôi viết chữ rất hệt chữ Thái Sư, vả chăng lời lẽ cũng không sai điều gì, vậy có chi là hớ, xin quân sư chỉ giáo cho.
Kim Đại Kiện cũng nói rằng:
- Tôi cũng khắc dấu hệt lắm, không nào sai một tí bao giờ!
Ngô Dụng có ý nghĩ ngợi mà rằng:
- Có một chỗ hớ to, rất là nguy hiểm, các ông không biết tới, để tôi xin nói cho các ông nghe. Mới hay:
Việc đời lầm lỡ một ly;
Cái cơ nguy hiểm có khi muôn vàn,
Phải điều vụng chẳng hay toan,
Để cho thịt nát xương tàn nữa sao?
Phải làm cho biết mưu cao,
Thử xem trời giết anh hào được chăng!
Lời bàn của Thánh Thán:
Hỡi này chỉ do một đoạn văn tả Hoàng Văn Bính đọc đến phản thư, rồi tán ra ý nghĩa, để đưa đến Tống Giang phạm tội, rất là thác lạc phù sơ, còn ngoài ra chỉ tự sự theo, thấy cũng rõ ràng nhanh ứng vậy.
Sau khi uống rượu ở lầu Tầm Dương, chợt tả ra Tống Giang đi tả, đấy dụng bút của tác giả làm ra thảm đạm, để về sau nửa uống rượu một mình lầu bến Tầm Dương thổ lộ can trường (đáy lòng)! Cho nên lần sau tả Tống Giang đi tìm ba người để đi uống rượu mà không được gặp, kể cũng tả nhiều lời, nhưng phải làm cho rõ cái buồn của Tống Giang, để xảy ra đề thơ cảm khái.
Tả ra Tống Giang hồi từng chỗ trọ của ba người, thấy rõ bọn hảo hán bốn bể không nhà, rất khéo thay ngọn bút, để rồi vào lầu bến nước, uống rượu ngâm thơ; như kiểu Tào Tháo phú yến Trường Giang, khiến độc giả xem đến càng thêm khẳng khái.
Đến hồi tả chuyện con hát, chỉ làm cho rõ con người Lý Quỳ và Tống Giang xử sự mà thôi, không có gì chiếu ứng về sau nữa.
- Nếu không có Thông Phán là người cao kiền viễn thức, thì có lẽ hạ quan cũng mắc lừa dối của họ chứ không chơi.
Hoàng Văn Bính hót luôn rằng:
- Việc này không thể chậm được! Ngài nên lập tức sai người về kinh sẻ báo cho Ân Tướng, để tỏ ra rằng ngài đây là người mẫn cán, đã làm được những việc to ích nước lợi nhà như vậy, và nên bẩm xem ý kiến Ân Tướng, muốn bắt sống tên phản tặc thì ta đóng cũi mang đi, bằng không thì sẽ xử quyết ngay đây, để khỏi điều rắc rối về sau mới được.
Xài Tri Phủ lại gật gù khen phải mà bảo Hoàng Văn Bính rằng:
- Tôi xin viết một phong thư gửi về, kể rõ công lao của Thông Phán, để gia nghiêm tâu với Thánh Thượng, phong cho ngài làm nơi phủ huyện nào đó, để hưởng sự vinh hoa.
Hoàng Văn Bính khúm núm tạ ơn mà rằng:
- Chúng tôi là môn hạ ở đây, thế nào cũng xin kết cỏ ngậm vành để báo đáp.
Nói xong liền giục Tri Phủ viết gia thư, đóng ấn tín vào, rồi lại hỏi rằng:
- Tướng Công định sai ai là người tâm phúc để cho đi mới được?
Tri Phủ nói:
- Ở đây có một người Lưỡng Viện Tiếp Cấp tên là Đới Tung, anh ta có phép thần hành, một ngày có thể đi tới tám trăm dặm đường, nếu sai anh ta chỉ trong mười hôm, là có thể trở về ngay được.
- Nếu được người đi nhanh như thế, thì còn gì hơn nữa.
Đoạn rồi Hoàng Văn Bính ở đó, đến ngày hôm sau mới từ giã Tri Phủ mà trở về Vô Vị Quân. Khi Hoàng Văn Bính trở về, Xài Tri Phủ liền sắp lấy hai hòm kim ngân châu báu, niêm phong cẩn thận, rồi sáng sớm hôm sau gọi Đới Tung lên mà bảo rằng:
- Ta có một phong gia thư và một ít lễ vật, để đưa mừng sinh nhật phụ thân ta ở kinh sư, ngày rằm tháng sáu, song nay ngày tháng đã gần bách tới nơi, vậy chỉ có ngươi là người nhanh nhẹn, ngươi nên hết sức giúp ta, rồi ta trọng thưởng cho. Ta chắc rằng ngươi có phép thần hành như vậy, thì cũng chẳng bao lâu mà được tới nơi, vậy ngươi chớ nên trì trệ mà lỡ công việc của ta mới được.
Đới Tung nghe nói, bất đắc dĩ phải vâng lời, liền nhận thư tín và hòm đồ trở về chỗ trọ. Đoạn rồi chàng lẻn đến nhà lao bảo với Tống Giang rằng:
- Việc này huynh trưởng cứ phòng tâm, hiện nay Tri Phủ sai tôi vào kinh sư, chỉ mươi hôm là về đây, vậy khi đến cứu Ca Ca, may ra có phần thoát được. Ở nhà Ca Ca nên giữ gìn cẩn thận, còn cơm nước ăn uống, thì tôi đã giao cho Lý Quỳ trông coi khuya sớm, không có điều gì là trở ngại, Ca Ca cứ vững tâm đợi mấy hôm tiểu đệ về sẽ biết.
Nói đoạn gọi Lý Quỳ đến mà dặn rằng:
- Tống Ca Ca vì viết câu thơ phản nghịch, bị phải Quan Tư giam cầm, còn trước đây lại bị sai phái vào kinh, vậy ngươi phải ở nhà sớm khuya cơm nước hầu hạ Ca Ca, chớ nên trễ nải nghe chưa?
Lý Quỳ gật gù mà rằng:
- Viết mấy câu thơ đã làm gì nên tội? Những thằng đại giạ, đại ác, đại phản, vô vạn, đây kia cũng làm quan to tướng thì sao? Việc này bác cứ đi vào Đông Kinh, để mặc tôi trông nom cho Ca Ca, không cần nghĩ đến làm gì? Tử tế thì cùng tử tế, bằng không thì hai cái búa lớn kia, chém cho nó chết hết là xong.
Đới Tung lại dặn rằng:
- Anh em phải rất cẩn thận, chớ nên uống rượu lắm mà để lỡ mất việc làm ăn của Tống Ca Ca.
Lý Quỳ đáp rằng:
- Ca Ca cứ phóng tâm mà đi, bất tất phải nghi ngại dặn dò cho lắm, từ nay trở đi, tôi xin nhịn rượu, để sớm khuya hầu hạ Tống Ca Ca, rồi khi nào Ca Ca về đây, sẽ uống rượu cũng được chứ sao?
Đới Tung cả mừng mà rằng:
- Nếu quả nhiên anh em giữ được như vậy, thì tôi còn lo ngại điều chi?
Nói xong từ biệt ra đi, rồi từ đó Lý Quỳ chừa rượu, mà sớm khuya hầu hạ Tống Giang, không hề lúc nào sao nhãng.
Nước non trói nặng lời nguyền,
Lẽ nào nguy hiểm mà quên tâm thần?
Ai về nhắn bảo thế nhân,
Những người chướng trực là thần lương tâm.
Bấy giờ Đới Tung từ biệt Tống Giang cùng Lý Quỳ, một mình kíp vội ra về, thay giầy gai, quấn lá đáp, mặc áo vàng. Đổi khăn mới, giắt tuyên bài vào lưng, bỏ thư vào túi, rồi quảy hai cái hòm đi ra ngoài thành. Khi ra đến ngoài thành, chàng liền lấy bốn mảnh giáp mã, buộc vào hai bên chân mỗi bên hai miếng, rồi trong miệng lẩm nhẩm đọc mấy câu thần chú mà vùn vụt đi khỏi Giang Châu. Chiều hôm ấy, Đới Tung vào nghỉ trong hàng, rồi cởi giáp mã ra, mà lấy giấy tiền, đốt khấn cẩn thận, sáng hôm sau cơm nước vừa xong, chàng lại buộc giáp mã quảy hòm ra đi thực sớm. Trong khi đi chỉ nghe tiếng gió thổi vù vù bên tai, sức chạy thực nhanh, không hề dính chân xuống đất.
Đi luôn hai ngày trời, đến ngày thứ ba, khí trời càng nóng bức khó chịu, chàng vừa đi vừa khát nước. Chừng tới ba bốn trăm dặm đường, mà không có hàng quán nào để nghỉ ngơi ăn uống. Chàng đi mãi đến gần trưa, trong bụng đương đói khát lạ chừng, chợt trông thấy có một hàng rượu ở bên hồ rộng, gần khoảng rừng trước mặt, chàng vội đi vào đó để nghỉ.
Khi tới nơi, thấy một ngôi hàng rộng rãi sạch sẽ, trong có mươi bộ bàn ghế sơn dầu, kê theo một dãy cửa sổ chạy dài; chàng bèn quảy hòm vào chọn một chỗ mát mẻ, rồi cởi áo và thắt lưng mà treo lên trên chấn song cửa sổ.
Đoạn rồi có tên tửu bảo chạy đến mà hỏi rằng:
- Ngài lấy bao nhiêu rượu, ngài xơi thịt dê, thịt bò, hay thịt lợn?
Đới Tung nói rằng:
- Rượu đây không uống mấy, có cơm nước gì thì đem lên đây.
- Bẩm, hàng tôi có rượu có cơm, có cả bánh bao, bánh bún, ngài muốn xơi gì?
- Ta không ăn các thức cá thịt được, vậy có thứ canh gì để ăn không?
- Bẩm canh đậu có được không?
- Tốt lắm, lấy ra đây.
Tửu bảo vâng lời, quay vào nhà trong một lúc, rồi đem một bát canh đậu phụ, lau đôi đũa và rót lên ba chén rượu lớn. Đới Tung đương khi đói khát, vớ được rượu, canh liền ăn uống một lúc, rồi toan gọi lấy cơm để ăn một thể. Dè đâu vừa húp xong bát canh, thì thấy trời xoay đất chuyển, đầu choáng váng, rồi ngã lăn ra một bên ghế. Giữa lúc ấy có một người là Hãn Địa Hốt Luật Chu Quý chạy ra, quát bảo chúng rằng:
- Hãy đem hai cái hòm vào trong kia, rồi sờ xem nó có gì thì lột lấy.
Nói đoạn thì có hai tên người nhà chạy đến móc túi lấy ra một gói giấy bọc một phong thư, đưa cho Chu Quý. Chu Quý cất lấy xem thấy có một bức gia thư, ngoài đề mấy chữ: "Bình an gia tín... Con là Xài Đức Chương, trăm lạy kính dâng phụ thân soi xét".Chu Quý xem xong lại bóc thư ra đọc, trong thư nói đến chuyện Tống Giang đề thơ phản loạn ứng với lời ca dao, hiện đã bắt giam trong ngục, để đợi lệnh thi hành, liền lấy làm ngạc nhiên kinh sợ, mà chạy vào trong phòng để xem. Bấy giờ hai tên người nhà, đã vác Đới Tung vào nhà mổ, đặt nằm vật lên trên bàn mổ, rồi tháo cởi xống áo ra để mổ. Cởi đến xuống lưng, thì thấy có một cái tuyên bài dắt ở đó.Chu Quý cầm lấy xem, thấy mặt trên sơn son thiếp bạc, khắc mấy chữ:Giang Châu Lưỡng Viện Tiếp Cấp Đới Tung.Chàng thấy vậy bụng hơi ngờ ngợ, bèn bảo với chúng rằng, "Hãy khoan tay, không nên hạ thủ vội.. Ta nghe quân sư thường nói, ở đất Giang Châu có một người tên là Thần Hành Thái Bảo Đới Tung, là một người bạn rất thân của quân sư xưa nay, vậy chẳng hay là người này chăng? Nếu vậy thì sao lại đưa thư để mưu hại Tống Giang...? Việc này may vào tay ta, ta hãy hỏi rõ xem sao? " Nói đoạn sai chúng lấy thuốc giải độc, đổ cho Đới Tung uống, mà cứu tỉnh dậy. Được một lúc Đới Tung bừng mắt tỉnh dậy, trông thấy Chu Quý đương cầm bức thư của Xài Tri Phủ ở trong tay, thì quát lên rằng:
- Anh này là anh nào? Sao dám to gan đánh thuốc mê cho ta, rồi lại bóc thư tín của phủ Thái Sư như thế? Phổng đáng tội gì?
Chu Quý cười mà rằng:
- Bức thư khốn nạn này đã thấm vào đâu? Chúng tôi đây chính muốn đối đầu với Đại Tống Hoàng Đế, chứ xé một bức thư của Thái Sư thì có cần gì?
Đới Tung nghe nói cả kinh, liền hỏi rằng:
- Hảo hán đại danh là gì? Xin ngài cho tôi được biết?
- Tôi là Hãn Địa Hốt Luật Chu Quý, là tụi hảo hán Lương Sơn Bạc đây.
- Nếu có phải ngài ở Lương Sơn Bạc, thì tất nhiên có biết Ngô Học Cứu tiên sinh...
- Ngô Học Cứu là quân sư coi giữ binh quyền trong đại trại tôi, sao túc hạ lại không biết ông ấy?
- Ông ấy với tôi là một người quen biết đã lâu.
- Nếu vậy huynh trưởng có phải là Thần Hành Thái Bảo Đới Viện Trưởng ở Giang Châu, mà quân sư tôi thường nói chuyện đó chăng?
- Vâng, chính là tôi đây.
Chu Quý lại hỏi:
- Hồi trước Tống Công Minh đi đày sang đất Giang Châu, quân sư có gửi giấy sang nói chuyện cùng túc hạ, vậy ngày nay chẳng hay vì cớ gì mà toan hại túc mệnh Tống Công Minh đi như thế?
Đới Tung nói rằng:
- Tống Giang với tôi là chỗ anh en rất thân, vì ông ta viết mấy câu thơ phản nghịch, tôi hết sức cứu gỡ chưa được, cho nên nay phải vào kinh để lo liệu cho ông ta, có khi nào lại nỡ làm hại?
- Vậy ông thử nom trong thư của Sài Tri Phủ xem sao?
Đới Tung cầm thư xem, thì giật mình kinh sợ, liền đem đầu đuôi câu chuyện, kể từ khi gặp Tống Giang, đến khi xảy ra việc đề thơ ở lầu Tầm Dương thuật cho Chu Quý nghe. Chu Quý bảo với Đới Tung rằng:
- Nếu vậy xin Viện Trưởng hãy lên chơi sơn trại, để bàn với các đơn vị Đầu Lĩnh xem sao? Nói đoạn liền sai dọn tiệc rượu tiếp phong, rồi vào Thủy Đình bắn mũi tên ra hiệu. Được một lát, có tên tiểu lâu la chở thuyền ra đón Chu Quý bèn mời Đới Tung mang các hòm kim ngân xuống thuyền, rồi cùng nhau vào bến Kim Sa.
Khi Ngô Dụng được tin báo, vội vàng đi xuống cửa quan để nghinh tiếp Đới Tung, đôi bên hớn hở vui mừng, rồi dẫn vào đại trại để chào các vị Đầu Lĩnh, Chu Quý đem các chuyện của Đới Tung đã nói, mà thuật lại cho mọi vị Đầu Lĩnh nghe. Tiều Cái nghe nói lấy làm kinh hoàng tức bực, mời Đới Tung ngồi vào khách vị mà hỏi thăm các việc Chu Quý, Đới Tung lại thuật một lượt kỹ càng cho Tiều Cái nghe. Tiều Cái cả kinh, bàn với các vị Đầu Lĩnh, định lấy quân đi đánh lấy Giang Châu, để cứu Tống Giang ngay lập tức. Quân sư Ngô Dụng can rằng:
- Ca Ca không nên tháo thức làm chi, đây đến Giang Châu đường xa dặm thẳng, nếu nay cả giấy binh mã thì e khi rút dây lại động đến rừng, mà lỡ ra thêm hại cho Tống Công Minh. Vậy việc này chỉ nên dùng kế, không nên dùng bằng sức mạnh, thì mới có thể được. Tôi đây dẫu bất tài, song xin hiến một kế này, chỉ trông vào Đới Viện Trưởng là có thể cứu Tống Ca ra được.
Tiều Cái nói:
- Quân sư có kế sách gì?
Ngô Dụng nói:
- Hiện nay Sài Tri Phủ giao cho Đới Viện Trưởng đem thư vào kinh, để chờ tin Thái Sư phúc đáp. Vậy nhân bức thư này ta phải đem kế trả kế, mà viết một phong thư khác cho Viện Trưởng mang về; Trong thư bảo Sài Tri Phủ phải bắt sống Tống Giang đem giải cẩn thận, cho tới kinh sư để tra hỏi đầu đuôi sẽ xử rồi quyết. Đoạn rồi đợi khi chúng giải qua đây, ta sẽ cho người xuống cướp, như thế có lẽ tiện hơn.
Tiều Cái nói:
- Nếu không giải qua lối này, thì có lỡ mất việc không?
Công Tôn Thắng ứng lên rằng:
- Cái đó khó chi, ta cứ cho người đi thám thính trước, họ đi lối nào, ta đón cướp lối ấy cũng được, chỉ sợ họ không giải đi mà thôi.
Tiều Cái nói:
- Như thế thì hay lắm, song lấy ai là người viết được giống Sài Thái Sư bây giờ?
Ngô Dụng nói:
- Việc ấy tôi đã nghĩ rồi. Hiện nay thiên hạ đương thích viết chữ Tứ thể, là bốn lối chữ của bốn nhà, Tô Đông Pha, Hoàng Lỗ Trực Mễ Nguyên Chương, và Sài Kính ở đương triều, cho nên thường gọi là Tô, Hoàng, Mễ, Xài, là tứ tuyệt ở Tống Triều. Khi còn nhỏ tôi có quen một người học trò ở thành Tế Châu là Tiêu Nhượng, viết lối các chữ rất giỏi người ta thường gọi là Thánh Thủ Thư Sinh (học trò tay thánh). Anh ta võ nghệ cũng khá, mà viết chữ lối của Sài Kính lại càng hệt lắm, vậy muốn phiền Viện Trưởng qua đó, nói dối anh ta, để mời sang viết văn bia, ở nhạc miếu Thái An Châu, rồi đưa trước năm mươi lạng bạc, rủ cho anh ta đi ra rồi sau sẽ bắt cả vợ con đến đây, mà rủ cùng nhập đảng, như thể phổng có gọn không?
Tiều Cái nói:
- Người viết chữ đã đành có, nhưng còn ấn tín thì sao?
- Phải lắm, cái đó đệ cũng nghĩ cả rồi. Tiểu đệ có quen một người Kim tên là Đại Kiện, hiện nay mở hàng làm ấn tín ở phủ Tế Châu khắc ngọc chạm đá rất khéo, mà võ nghệ cũng không kém ai, người ta thường gọi là Ngọc Tỷ Tượng (thợ thay ngọc) xưa nay. Vậy ta nên lừa cả anh ấy lên đây, rồi lưu luôn ở sơn trại, sau này tất nhiên cũng có dụng cho mình...
Tiều Cái khen rằng:
- Nếu thế thì diệu lắm, ta phải làm mau mau mới được.
Nói xong liền sai dọn rượu thiết đãi Đới Tung, và lưu lại nghỉ ở sơn trại một đêm. Sáng hôm sau Ngô Dụng nhờ Đới Tung ăn mặc ra dáng Thái Bảo, dắt lấy hơn trăm lạng bạc để tìm hai người. Đới Tung vâng lời, rồi buộc giáp mã vào chân, rồi xuống núi mà đi mau sang đất Tế Châu. Phút chốc Đới Tung tới thành Tế Châu, hỏi thăm vào nhà Thánh Thủ Thư Sinh Tiêu Nhượng, ở trước cửa văn miếu về bên đông phủ Tế Châu. Khi đi đến cửa, Đới Tung gặng lên một tiếng rồi hỏi rằng:
- Tiêu Tiên sinh có nhà không?
Bấy giờ thấy một thầy đồ trong nhà chạy ra, nhìn Đới Tung bằng một cách ngạc nhiên mà hỏi rằng:
- Thái Bảo ở đâu tới, việc gì cần đến chúng tôi?
Đới Tung nghe nói liền vái chào rồi nói rằng:
- Chúng tôi là nhà sãi ở nhạc miếu Thái An châu, nhân miếu chúng tôi sửa lại nhà lầu Ngũ Nhạc, các cụ chúng tôi định khắc tấm bia công đức, vậy cho chúng tôi đưa năm mươi lạng bạc, để đến nói với tiên sinh, lập tức đến miếu giúp việc cho, nhật kỳ chúng tôi đã chọn, sợ chậm trễ thì lỡ việc.
Tiêu Nhượng nói rằng:
- Chúng tôi đây chỉ biết viết, còn sự khắc chạm thì tất phải tìm người thợ tốt mới được.
Đới Tung đáp rằng:
- Tôi có đem năm mươi lạng bạc để mời Ngọc Tú Tượng Kim Đại Kiện đây, nhật kỳ hiện nay đã ngặt lắm, xin ngài làm ơn chỉ dẫn giúp tôi.
Tiêu Nhượng nhận lấy năm mươi lạng bạc, liền dẫn Đới Tung đi tìm nhà Kim Đại Kiện. Vừa ra khỏi cửa Văn Miếu, thì thấy Tiêu Nhượng trỏ tay bảo Đới Tung rằng:
- Ngọc Tú Tượng Kim Đại Kiện đương đi kia. Nói đoạn liền gọi Đại Kiện đến chào Đới Tung nói chuyện cho nghe.
Kim Đại Kiện nói có năm mươi lạng bạc đưa đó, thì vui mừng hớn hở liền bảo với Tiêu Nhượng cùng với Đới Tung đến tửu điếm đãi rượu. Bấy giờ Đới Tung đưa năm mươi lạng bạc cho Kim Đại Kiện rồi nói rằng:
- Hiện nay đã chọn ngày tháng, không thể chậm trễ được, vậy xin hai ngài đi giúp ngay cho.
Tiêu Nhượng nói:
- Hôm nay khí trời nóng bức có đi cũng không đến nơi ngay được, không may lỡ độ đường, thì không tiện vậy xin để đến mai sẽ đi sớm thì hơn.
Kim Đại Kiện cũng lấy làm phải, mà bàn với Đới Tung hoãn để đến mai đi sớm. Tối hôm ấy Tiêu Nhượng lưu Đới Tung nghỉ ở nhà một đêm, sáng hôm sau Kim Đại Kiện sắm sửa đồ đạc đến sớm để cùng đi.
Khi ra ngoài thành được mươi dặm đường. Đới Tung bảo với hai người kia rằng:
- Các ông cứ lững thững đi thong thả, để tôi đi trước nói với các cụ tôi cho người đến đón mới được. Nói xong liền rảo cẳng đi trước mà bỏ mặc hai người đi sau.
Hai người kia lững thững đi tới giờ Mùi, ước được bảy tám mươi dặm đường, bỗng thấy phía trước mặt có tiếng còi thổi, rồi có một bọn hảo hán chừng bốn năm mươi người, ở trong sườn núi xông ra. Bọn hảo hán đó là Vương Nụy Hổ đứng đầu, chạy ra quát lên rằng:
- Hai anh này đi đâu qua đây! Các con! Bắt nó đem về moi ruột cho ta uống rượu...
Tiêu Nhượng đáp rằng:
- Hai anh em tôi đi lên Thái An Châu để làm bia, không có tiền nong chi cả, hiện đây chỉ có mấy cái quần áo mà thôi.
Vương Nụy Hổ thét lên rằng:
- Ta đây không cần gì tiền của xống áo, chỉ cần được hai bộ gan ruột thông minh của các ngươi đều nhắm rượu thôi?
Tiêu Nhượng cùng Kim Đại Kiện cả giận, liền dỡ tài võ nghệ, vác gậy lên mà xông đánh Vương Nụy Hổ, Vương Nụy Hổ cũng giơ đao lên đỡ, đánh nhau tới năm bảy mươi hiệp, rồi vác đao chạy thẳng qua núi.
Tiêu Nhượng, Kim Đại Kiện vừa toan vác gậy đuổi theo thì bỗng thấy trống chiêng ầm ĩ, rồi có hai bọn người ở hai sườn núi đổ ra. Hai bọn này bên tả có Vạn Lý Kim Cương Tống Vạn, bên hữu có Mô Trước Thiên Đỗ Thiên, dẫn Bạch Diện Lang Quân Trịnh Thiên Thọ, mỗi ngươi đem tới ba mươi tên lâu la đổ ùa ra, bắt hai người kia mà đem vào rừng. Khi vào tới trong rừng, bốn vị hảo hán bảo với hai người kia rằng:
- Chúng tôi đây là phụng tướng lệnh của Tiều Thiên Vương, mời các ông lên núi nhập đảng, không có việc chi mà các ông sợ.
Tiểu Nhượng nghe nói thì cười mà hỏi rằng:
- Chúng tôi sức không trói nổi con gà, chỉ biết ăn nói ngủ kỹ còn biết việc gì, mà sơn trại dùng đến chúng tôi?
Đỗ Thiên nói:
- Cái đó quân sư Ngô Dụng vốn quen biết các ông, và biết tài võ nghệ của các ông, cho nên mới sai Đới Tung đi đón về đây.
Tiêu Nhượng, Kim Đại Kiện nghe nói đến đó, thì ngơ ngác nhìn nhau, mà không biết nói sao cho được. Khi đi tới hàng rượu của Hãn Địa Hốt Luật Chu Quý, Chu Quý liền đãi rượu tiếp phong, rồi bắn tên gọi thuyền ra, để đưa vào đại trại. Bấy giờ Tiều Cái, Ngô Dụng, cùng các vị Đầu Lĩnh đều vui mừng đón tiếp, đặt tiệc khoản đãi, và đêm chuyện muốn viết thư giả mạo để nói cho hai người nghe. Hai người nghe nói, vội túm vào trách Ngô Dụng rằng:
- Chúng tôi ở đây với các ngài, cũng không ngại gì, song còn cách xử trí...
Nói đoạn, cùng nhau chè chén đến đêm mới nghỉ. Sáng hôm sau, thấy tụi lâu la báo... Ngô Dụng liền bảo Tiêu Nhượng và Kim Đại Kiện rằng:
- Xin hai vị hiền đệ ra tiếp lấy bảo quyên vào đây. Hai người nghe nói bụng còn bán tín vàn nghi, mà cùng nhau ra đón xem sao? Khi đến lưng chừng núi, quả nhiên thấy có mấy cỗ kiệu đưa vợ con đến đó. Hai người lấy làm ngạc nhiên, liền hỏi xem đầu đuôi thế nào?
Vợ con đều đáp rằng:
- Khi hai người đi rồi, thì thấy có người đem kiệu đến mà nói rằng: "Gia Trưởng đi đường bị trúng thử mà chết, phải báo vợ con đến để cứu". Rồi khi ra đến ngoài thành, thì kiệu phu cứ vùn vụt đến đây, không sao mà bắt trở lại được.
Tiêu Nhượng cùng Kim Đại Kiện nghe nói đến tắc lưỡi ngây người, đành phải bấm bụng dẫn vợ con vào ở trong sơn trại. Bấy giờ Ngô Dụng mời hai người ra đi để bàn việc viết thư khắc ấn, giả làm thư tín của phủ Thái Sư gửi trả lời cho Sài Cửu Tri Phủ, để Tống Công Minh, Tiêu Nhượng cùng Kim Đại Kiện đều vâng lời, rồi một người đem ra viết, và một người khắc con dấu tên húy của Sài Kính để đóng. Khi các việc đã xong, liền đặt tiệc tiễn tặng Đới Tung và dặn dò cặn kẽ để đem về trình Sài Tri Phủ. Đới Tung vâng lĩnh các lễ, nhận lấy phong thư rồi từ biệt các vị Đầu Lĩnh xuống thuyền mà ra tửu điếm. Khi ra tới nơi, Đới Tung liền buộc mỗi bên hai miếng giáp mã, mà đi gấp đường trở về Giang Châu. Bấy giờ Ngô Dụng cùng các vị Đầu Lĩnh đưa chân Đới Tung ra đến bến rồi trở vào cùng ngồi uống rượu với nhau. Đương khi uống rượu, bỗng dưng Ngô Dụng kêu lên rằng:
- Nguy mất rồi... Nguy mất rồi...
Các vị Đầu Lĩnh đều lấy làm ngạc nhiên mà hỏi rằng:
- Việc chi mà quân sư kêu như vậy?
Ngô Dụng đáp rằng:
- Cái phong thư vừa rồi, tất là nguy đến tính mệnh cho Đới Tung mất...!
Chúng cả kinh hỏi luôn rằng:
- Có điều gì lầm lỗi hay sao?
- Tôi vội quá không kịp nghĩ trước trông sau, trong thư có một chỗ hớ to, chắc là nguy mất...!
Tiêu Nhượng nói:
- Tôi viết chữ rất hệt chữ Thái Sư, vả chăng lời lẽ cũng không sai điều gì, vậy có chi là hớ, xin quân sư chỉ giáo cho.
Kim Đại Kiện cũng nói rằng:
- Tôi cũng khắc dấu hệt lắm, không nào sai một tí bao giờ!
Ngô Dụng có ý nghĩ ngợi mà rằng:
- Có một chỗ hớ to, rất là nguy hiểm, các ông không biết tới, để tôi xin nói cho các ông nghe. Mới hay:
Việc đời lầm lỡ một ly;
Cái cơ nguy hiểm có khi muôn vàn,
Phải điều vụng chẳng hay toan,
Để cho thịt nát xương tàn nữa sao?
Phải làm cho biết mưu cao,
Thử xem trời giết anh hào được chăng!
Lời bàn của Thánh Thán:
Hỡi này chỉ do một đoạn văn tả Hoàng Văn Bính đọc đến phản thư, rồi tán ra ý nghĩa, để đưa đến Tống Giang phạm tội, rất là thác lạc phù sơ, còn ngoài ra chỉ tự sự theo, thấy cũng rõ ràng nhanh ứng vậy.
Sau khi uống rượu ở lầu Tầm Dương, chợt tả ra Tống Giang đi tả, đấy dụng bút của tác giả làm ra thảm đạm, để về sau nửa uống rượu một mình lầu bến Tầm Dương thổ lộ can trường (đáy lòng)! Cho nên lần sau tả Tống Giang đi tìm ba người để đi uống rượu mà không được gặp, kể cũng tả nhiều lời, nhưng phải làm cho rõ cái buồn của Tống Giang, để xảy ra đề thơ cảm khái.
Tả ra Tống Giang hồi từng chỗ trọ của ba người, thấy rõ bọn hảo hán bốn bể không nhà, rất khéo thay ngọn bút, để rồi vào lầu bến nước, uống rượu ngâm thơ; như kiểu Tào Tháo phú yến Trường Giang, khiến độc giả xem đến càng thêm khẳng khái.
Đến hồi tả chuyện con hát, chỉ làm cho rõ con người Lý Quỳ và Tống Giang xử sự mà thôi, không có gì chiếu ứng về sau nữa.