Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Thủy Hử - Chương 23 - Phần 3
Khi về nhà vừa gặp Võ Đại bán hàng về, nàng liền cuốn rèm mở cửa cùng vào, Võ Đại thấy vợ má hồng lên, liền hỏi:
- Hôm nay nàng uống rượu ở đâu mới về?
Người vợ đáp:
- Vương bà ở cạnh vách đây, có sang nói may giúp chiếc áo tống chung, rồi tôi sang may giúp, đến trưa, có mời ăn uống, chứ có uống rượu ở nơi nào.
Võ Đại nói:
- Ối chào! Thôi đừng uống rượu nữa, mình cũng có nhiều khi phải cậy đến Vương bà, nếu ngày mai còn phải sang giúp bà ta, thì đừng uống rượu nữa, mà mang sẵn tiền sang mua rượu uống với bà ta cho phải lối với nhau, vì rằng: Bán anh em xa mua láng giềng gần, phải xử như thế mới được, nếu không muốn mời lại, thì đem vải vóc về nhà khâu vá cho xong, rồi đem sang trả cũng được.
Người vợ nghe xong, không nói năng gì. Hôm sau Võ Đại đi chợ, Vương bà lại sang khuyên dỗ đón mời sang làm giúp, nàng lại đi sang, Vương bà đem trà nước rồi, ngồi vào làm việc, đến gần trưa, nàng đưa ra một ít tiền nói với Vương bà rằng:
- Hôm nay tôi mang tiền sang đây, bà mua rượu về rồi bà con mình cùng chén.
Vương bà nói:
- Ồ! Thế ra nghĩa lý gì, tôi mời nàng sang đây làm giúp, thì tôi phải mời rượu sao lại để cho nàng mang tiền sang đây mua rượu nhắm ăn uống, thì ra làm sao?
Người đàn bà nói:
- Hôm qua tôi có nói chuyện với chồng tôi, thì chồng tôi bảo rằng đã giúp bà thì giúp cho hết sức, vì chỗ xóm giềng còn nhờ vả nhau nhiều, nên tôi mới xử như vậy.
Vương bà nói:
- Đại Lang là người tốt quá, vậy tôi xin nhận tấm lòng tốt, mua thêm nhiều rượu thức ăn, để cùng ăn uống cho vui.
Vương bà nhận tiền, mua những thứ ngon lành, ân cần mời khuyên, sau khi ăn uống xong, rồi nàng lại làm giúp cho đến chiều mới về, Vương bà khéo léo tạ ơn, làm cho nàng vui vẻ. Ngày thứ ba, Vương bà dòm biết Võ Đại đi bán hàng rồi, lại chạy sang ân cần đón rước làm giúp cho xong. Người đàn bà được lòng mà nói:
- Tôi vốn định sang ngay, chả cần bà phải sang đón.
Liền vào trong buồng Vương bà làm giúp, theo thường lệ Vương bà lại đem quà nước mời khuyên. Tây Môn Khánh đúng ngày hẹn ấy, ăn mặc chải chuốt kịch sự, đến thăm Vương bà, đem thêm một món tiền nữa, tới nơi liền nói to lên rằng:
- Sao Vương bà lâu nay không thấy đến tôi?
Vương bà chợt thấy tiếng hỏi, thì hỏi lại:
- Ai đấy?
Tây Môn Khánh nói:
- Tôi đây!
Vương bà chạy ra cười nói:
- Ô! Tôi tưởng là ai ngờ đâu Thí chủ Đại Quan nhân đã tới, quý hóa lắm! Vậy xin mời ngài vào chơi, tôi đương may chiếc áo thọ.
Rồi kéo tay áo Tây Môn Khánh vào buồng nói với người đàn bà kia rằng:
- Đây là Thí chủ quan nhân đã giúp vải vóc cho tôi may áo.
Tây Môn Khánh thấy người đàn bà ấy liền chào. Người đàn bà cũng vội vàng ngừng tay, mà bái chào lại. Vương bà liền trỏ vào người đàn bà mà nói với Tây Môn Khánh rằng:
- Lão già đã may mà được quan nhân cho vải vóc, hơn một năm chưa may được, đến nay lại may mà gặp được mong nương tử đây ra sức làm cho, thật là vừa khéo vừa hỉ, Đại quan nhân hãy xem thử, coi có thực tay thợ giỏi không.
Tây Môn Khánh nghe lời, liền cầm xem rồi khen rằng:
- Ừ khéo thật! Chả biết rằng nương tử học được ở đâu, mà may cắt khéo như thần tiên thế vậy?
Người đàn bà cười nói:
- Xin Đại quan nhân đừng cười, chúng tôi còn vụng lắm!
Tây Môn Khánh hỏi lại Vương bà:
- Dám hỏi khí không phải, chẳng hay nương tử này ở đâu đến?
- Đại quan nhân quên à?
- Tôi quên làm sao?
Vương bà cười nói:
- Nương tử đây là vợ Võ Đại Lang ở khít vách đây hôm nọ đã làm đụng cái nạng vào đầu quan nhân có lẽ không đau chăng, mà vội quên ngay được?
Người đàn bà thẹn đỏ ửng mặt lên mà nói:
- Ngày nọ tôi trót lỡ tay, mong rằng Đại quan nhân tha thứ.
Tây Môn Khánh đáp:
- Thôi nhắc làm chi việc nhỏ ấy.
Vương bà nói tiếp:
- Đại quan nhân đây là người hòa nhã, không nhớ lâu đâu, thực là người tốt.
Tây Môn Khánh nói:
- Trước kia tôi không biết ra, nàng là vợ của Đại Lang vốn là người làm ăn, bán hàng ngoài phố, đối với mọi người lớn nhỏ đều hòa thuận tốt nết, thực là khó lấy được một người chồng như thế.
Vương bà đón lời ngay:
- Vương tử lấy được Đại Lang, khi cần đến việc gì, Đại Lang cũng chiều chuộng thân yêu lắm.
Người đàn bà ra chiều chán ngán nói luôn:
- Ối chà! Làm gì đồ vô dụng ấy! Xin Đại quan nhân chớ chê cười!
Tây Môn Khánh nói lại:
- Nương tử lầm rồi, người xưa đã dạy: Mềm nhũn là cái gốc lập thân, cương ngạnh chỉ gây mầm tai vạ, Đại Lang của nương tử lành hiền như thế, là để phúc đức về sau, chả là hay lắm ư?
Vương bà đón luôn:
- Phải, phải, quan nhân dạy đúng.
Tây Môn Khánh tán tụng láo một hồi, rồi ngồi xuống ghế, đối diện với nàng.
Vương bà nói chuyện:
- Nương tử! Có biết đến vị quan nhân này chăng?
Người đàn bà nói:
- Có được đi đến đâu mà biết!
Vương bà khoe:
- Đại quan nhân đây là một tay tài chủ huyện ta, thường đi lại với Quan Lớn Tri Huyện, nên gọi là Tây Môn Đại quan nhân, mở hiệu thuốc ở trước cửa, nhà giàu có, nào tiền nhiều hơn sao Bắc đẩu, thóc lắm hơn lúa Trần Thương, nào ngọc, vàng, châu báu, không thiếu thứ gì, thực là triệu phú. Người đàn bà cúi đầu xuống khâu may. Tây Môn Khánh thấy Phan Kim Liên con người tình tứ, bụng đã mừng thầm. Vương bà đi rót hai chén trà, dâng một chén mời Tây Môn Khánh, và dâng một chén mời Kim Liên mà nói:
- Nương tử hãy cùng Đại quan nhân đây uống trà cho vui.
Rồi thấy người đàn bà không e thẹn gì, Vương bà lấy bàn tay ra hiệu bảo ngầm với Tây Môn Khánh biết, việc đã thắng năm phần. Rồi Vương bà lại nói:
- Nếu Đại quan nhân không tới, thì già này không dám đến mời thực một là Trời đã xếp lại, hai là đến được vừa lúc, người ta thường nói rằng: Một khách chả nên phiền hai chủ, đã Đại quan nhân xuất tiền lại quý nương tử xuất lực, may mắn cho thân già, nay quan nhân làm chủ cho, để xin mởi nương tử cùng uống rượu mừng cho tôi thì quý lắm.
Tây Môn Khánh đáp:
- Vâng, đây là chút tiền bà mua rượu về đây cho tôi.
Người đàn bà nói:
- Thế thì phiền Đại quan nhân quá.
Miệng tuy nói, nhưng vẫn ngồi làm, Vương bà lấy tiền mua rượu người đàn bà không đứng dậy đi. Vương bà ra cửa lại nói:
- Xin phiền nương tử ở nhà ngồi tiếp chuyện Đại quan nhân, để tôi đi một lúc.
Người đàn bà nói:
- Được bà cứ đi.
Không đứng dậy về, đều tỏ ra tình ý với nhau lúc ấy. Bấy giờ Tây Môn Khánh đối mặt nhìn người đàn bà, cũng thấy liếc trộm lại mình, đã biết ưng ý bảy tám phần rồi vậy, mới lựa lời nói chuyện gần xa... Chẳng bao lâu Vương bà mua thịt rượu ngon lành về mới sửa soạn bày ra để ăn uống, và bảo người đàn bà nghỉ tay, để bồi tiếp Đại quan nhân. Người đàn bà nói:
- Lão bà hãy tiếp Đại quan nhân tôi đâu dám thế.
Nhưng vẫn không ngừng tay đứng dậy về, Vương bà nói:
- Chính bữa rượu này để thù lao nương tử, sao lại chối từ.
Vương bà bày biện xong, rồi ba người cùng ngồi uống rượu. Tây Môn Khánh đưa chén rượu lên nói:
- Xin nương tử uống cạn chén này.
Người đàn bà nói:
- Đa tạ hậu ý của Đại quan nhân.
Vương bà nói:
- Lão đây biết nương tử uống rượu được hãy xin uống cạn cho mấy chén này.
Tây Môn Khánh lại nói:
- Lão bà thay tôi mời nương tử giúp.
Vương bà lại mời khuyên, người đàn bà uống một lúc luôn ba tuần rượu. Vương bà chạy đi hâm rượu nóng lại.
Tây Môn Khánh nói:
- Dám hỏi khí không phải, chẳng hay nương tử năm nay chừng mấy thanh xuân?
Người đàn bà nói:
- Tôi vừa hai mươi ba tuổi.
- Như vậy tôi hơn năm tuổi.
- Dạ, quan nhân đem trời đọ đất làm chi!
Vương bà chạy lại nói:
- Nương tử đây là người giỏi lắm, nào phải may khâu mà thôi, còn thuộc làu chữ nghĩa.
Tây Môn Khánh nói:
- Kể ra thì buồn lắm, chỉ tiếc cho tôi, phận mỏng không tìm được người nào như nương tử đây.
Vương bà nói:
- Người vợ cả của Đại quan nhân chắc là hay lắm?
- Khỏi phải nói, người vợ trước của tôi còn sống, thì đâu đến nỗi cửa nhà bê bối như ngày nay, đến nay trong nhà sáu bảy miệng ăn, mà chả làm được nên việc gì cả.
Người đàn bà hỏi:
- Chẳng hay vợ trước của Đại quan nhân đã mất bao lâu?
- Giấu gì nương tử, vợ trước của tôi, vốn con nhà nghèo, cho nên việc gì làm cũng thạo, giúp nên cơ nghiệp cho tôi, chẳng may mất đi đã được ba năm, khiến tôi bấy lâu công việc bê trễ, thất điên bát đảo cả người, cho nên có đi đâu được, chỉ ở nhà lo liệu không xong.
Vương bà nói:
- Nói cho đúng ra thì xin Đại quan nhân đừng giận, vợ trước của ngài đâu bằng Võ Đại nương đây, khéo từ việc may vá.
Tây Môn Khánh nói:
- Vợ trước của tôi thì kém phần lịch sự như nương tử thực.
Vương bà lại hỏi:
- Đại quan nhân có nuôi cô nào ở phố đông kia mà không cho già này ăn uống với.
Tây Môn Khánh đáp:
- À cô Trương Tích, vốn con hát tầm thường, nên tôi đâu có thiết, đó là y muốn theo tôi.
Vương bà lại nói:
- Vậy quan nhân với Lý Kiều ở với nhau đã bao lâu?
- Cô ấy hiện ở nhà, giả thử được như nương tử đây, thì cũng cho làm vợ cái con cột rồi.
Vương bà lại nói:
- Nếu có một người nào như là nương tử, tôi đến mách cho, liệu có lấy làm vợ cả được không?
- Cha mẹ tôi đã mất, thì tôi tự chủ, có ai ngăn cản vào đấy.
Vương bà nói:
- Rồi tôi sẽ kiếm quan nhân một người vừa ý muốn.
- Cám ơn Vương bà, tôi chỉ ngại vợ chồng không tốt số mà thôi.
Bấy giờ Tây Môn Khánh chuyện với Vương bà kẻ tung người hứng với nhau một hồi.
Vương bà nói:
- Đương thích uống rượu, mà bầu đã cạn rồi, để tôi đi mua một bầu rượu nữa nhá?
Tây Môn Khánh nói:
- Trong khăn gói tôi còn năm lạng bạc đấy, xin dưa cho Vương bà mua rượu về đây.
Vương bà nhận lấy, tạ lại mấy lời, rồi thấy hai người ý tứ đã ăn nhau có rượu ngon.
Người đàn bà đáp:
- Thôi mua nữa làm chi, xin cho thế là đủ.
Nhưng nói thế thôi, chứ không chối hẳn. Vương bà ra khỏi cửa, lấy dây buộc cửa lại, ra ngoài đường xa ngồi chơi. Bấy giờ Tây Môn Khánh ở trong phòng với Kim Liên, liền rót rượu khuyên mời, rồi lựa tay áo làm rơi chiếc đũa xuống đất, lại xuống ngay ở chỗ dưới chân nàng, chàng mới vội cúi mình xuống nhặt, thấy hai gót chân nàng trắng nhỏ, chiếc đũa ngay đấy, chàng không nhặt đũa, lại thò tay nắm gót chân nàng một cái. Người đàn bà cười nói:
- Quan nhân sao lại như vậy?
Tây Môn Khánh bèn quỳ xuống nói:
- Mong nương tử thương đến tôi đây!
Người đàn bà liền nâng Tây Môn Khánh lên, tỏ ý bằng lòng. Thế rồi hai người vào phòng Vương bà cởi xiêm lột áo, vấy cuộc mây mưa...
Sau khi tan cuộc sửa soạn áo xiêm, thì Vương bà đẩy cửa bước vào, giận nói:
- Hai người giở trò gì thế?
Tây Môn Khánh và người đàn bà nom thấy cả kinh! Vương bà nói:
- Chao ôi! Chao ôi! Tôi mời chị đến đây may áo mà chị lại vụng trộm tình yêu, Võ Đại biết đến, thì ta liên lụy, bất nhược ta đi bảo trước bây giờ.
Nói xong chạy ra. Người đàn bà mặc quần xong rồi nói:
- Xin bà bớt giận.
Tây Môn Khánh cũng rằng:
- Xin bà nói khẽ cho.
Vương bà cười nói:
- Nếu muốn ta tha các người, thì phải theo một điều kiện.
Người đàn bà nói:
- Chả cứ một điều kiện, mười điều tôi cũng vâng theo.
Vương bà nói:
- Bắt đầu từ nay trở đi, nàng phải giấu trộm Võ Đại mà sang đây với Đại quan nhân, không được phụ lời, thì ta mới thôi, nếu một ngày không sang, thì ta bảo với Võ Đại.
Người đàn bà ấy y lời. Vương bà lại nói:
- Tây Môn Khánh quan nhân, ngài chớ để lão già nói lắm. Công việc mười phần đã xong hứa cho những cái gì, không được thất tín, nếu người phụ ta, thì ta mách Võ Đại.
Tây Môn Khánh nói:
- Vương bà yên tâm, tôi không bao giờ thất tín.
Rồi ba người lại ngồi uống rượu với nhau vài chén nữa, thì đã xế chiều. Người đàn bà nói:
- Võ Đại sắp về rồi, tôi xin về đây.
Rồi ra đằng cửa sau, cuốn mành lên, thì Võ Đại vừa về. Bấy giờ Vương bà bảo Tây Môn Khánh rằng:
- Thủ đoạn giỏi không?
- Xin bái phục Vương bà rồi. Tôi về nhà đem vàng đến cho bà đây, và đem những thứ gì đã hứa.
- Tôi xin trong bóng cờ tinh, tấu khúc khải hoàn đây.
Tây Môn Khánh cười rồi đi. Từ đó vợ Võ Đại cứ hằng ngày, vắng chồng, liền đi lẻn lối sau, sang nhà cùng với Tây Môn Khánh ở trong phòng ân ái, tình ý với nhau gắn chặt keo sơn. Thế rồi tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa, chỉ chừng nửa tháng xóm giềng hàng phố đều biết chuyện này, chỉ có Võ Đại là không biết. Bấy giờ hàng huyện có một cậu bé, chừng mười lăm mười sáu tuổi, vốn họ Kiều, nhân vì theo hầu binh lính từ Vận Châu đến ở, nên gọi Vận Kha, trong nhà còn bố già, cậu bé ấy tinh ranh, chỉ đem những hoa quả bán cho các quán rượu ở trước huyện để sinh sống, thường bán chịu hàng cho Tây Môn Khánh. Ngày kia có một dành quả tuyết lê, đem đến phố tìm Tây Môn Khánh, không gặp sau có lẻ mau miệng bảo rằng:
- Vận Kha! Mày muốn tìm hắn, thì ta chỉ cho một chỗ mà tìm.
Vận Kha nói:
- Chú ơi! Làm ơn bảo cho tôi biết hắn ở đâu để tôi bán lấy vài chục tiền về nuôi sống cha già thì tôi cảm ơn lắm!
Người nhanh miệng ấy nói:
- Tây Môn Khánh bây giờ đã ôm ấp vợ Võ Đại bán bánh chưng hằng ngày ở trong buồng Vương bà ở phố Tử Thạch, hắn ở trong ấy, chú mày trẻ con, cứ vào đấy chẳng ngại gì.
Vận Kha nghe nói tạ ơn người ấy, rồi ranh con đem cái rành quả đi đến phố Tử Thạch, vào thẳng trong phòng trà, thì gặp ngay Vương bà ngồi ở chõng ngoài, Vận Kha bỏ dành quả xuống chào hỏi. Vương bà nói:
- Vận Kha! Mày đến đây có việc gì?
- Tôi muốn tìm Đại quan nhân để xin tiền tiêu!
- Đại quan nhân nào?
- Bà còn lạ gì ông ấy, tôi chỉ hỏi ông ấy, chứ còn hỏi ông nào nữa?
- Đành rằng ông ấy nhưng cũng phải có họ tên mới được chứ?
- Phải, họ có hai chữ ấy mà.
- Hai chữ gì?
- Bà còn hỏi đùa mãi, tôi muốn tìm Tây Môn Khánh quan nhân chứ còn ai nữa?
Nói xong chạy thộc vào trong nhà, Vương bà nắm lại mà mắng rằng:
- Ranh con đi đâu thế, nhà người tà có buồng trong nhà ngoài, lại có chủ mà dám tự tiện vào được.
- Tôi tìm ông Tây Môn Khánh ra đây, bà còn giấu mãi.
- Ranh con, làm gì có Tây Môn Khánh ở đây?
- Không nên ăn cả một mình như thế, phải để phần cho tôi một chút mới được. Người ta lại không biết rồi hay sao?
Vương bà quát ầm lên mắng rằng:
- Khỉ con, biết cái gì mà biết...?
- Ối chao ôi! Lại còn giấu voi ruộng mạ mãi, tôi nói bây giờ, chỉ sợ anh hàng bánh biết thì khốn đấy.
Vương bà lại càng nổi giận đùng đùng quát mắng lên rằng:
- Ranh con mày ở đâu đến đây mà nói láo thế?
Vận Kha cười nhạt mà rằng:
- Tôi đây là ranh con, thì bà cũng là bợm già chứ gì?
Vương bà càng tức giận, nắm lấy Vận Kha toan đánh cho mấy cái tát. Vận Kha kêu lên rằng:
- Sao bà lại đánh tôi?
Vương bà nói:
- Mày kêu to bà đánh bây giờ.
Nói rồi đánh cho mấy cái tát tai.
- Á, con sọm già dám đánh ta.
Vương bà liền tát luôn mấy cái nữa, lại hắt cả dành quả của Vận Kha ra phố, và cố đuổi ra ngoài. Vận Kha vừa khóc, vừa chửi, vừa chạy vừa lúi húi nhặt hoa quả bỏ vào dành, rồi chửi mà nói rằng:
- Được rồi, tao bảo cho mày, mày giấu được tao, thì tao đã có người khác trị lại cho mày biết. Nói xong liền xách dành giỏ mà đi thẳng.
Lời bàn của Thánh Thán:
Tả Võ Nhị coi anh như cha, vốn là đặc tính của hào kiệt có chỗ hơn người, song ta coi chẳng khó về việc Võ Đại coi em như con vậy. Chao ôi! Trong tình anh em đến như ngày nay sao dễ xử vậy thay! Một lần vì Võ Nhị đánh người, bị lây đến anh, phải tìm nơi xa bán bánh, một lần nữa Võ Nhị đã hiển đạt, như quên cả tình anh, như thế một lần khiến tan nát vì nỗi tiểu nhân và một lần khiến tan nát về lối quân tử vậy. Hỡi ơi! Tan nát về thói tiểu nhân, lỗi vì thô bỉ, còn có thể cứu lại! Tan nát về lối quân tử, lỗi vì giả dối, không thể cứu lại, lỗi vì Tiểu nhân do trong lòng thô bỉ, mà ngoài không đến nỗi giả dối, còn có thể đem giáo hóa của thánh vương mà dạy lại. Lỗi vì Quân tử, do sự giả dối bên trong lòng cũng thô bỉ mà thôi, thì không còn đem giáo hóa thánh vương mà dạy nổi? Cho nên Võ Nhị coi anh như cha, vốn đạo của người học vấn, Võ Đại coi em như con, vốn là của người sẵn tính trời, do sự học vấn mà thờ anh như cha được như Võ Nhị người ta còn có thể bắt chước. Do tính trời mà coi em như con được như Võ Đại, khó mà bắt chước được như thế? Cho nên tác giả tả Võ Nhị, để cứu lại cái thô bỉ của tiểu nhân, tả Võ Đại, để cứu lại cái giả dối của quân tử. Hỡi ơi! Trong tình anh em, một gốc sinh ra tất phải yêu nhau vốn sẵn tính trời, học vấn cũng đến như thế vậy bất đắc dĩ phải bỏ học vấn như tiểu nhân kia, theo sẵn tính trời mà xử, dù cho quân tử cũng không khỏi tính trời. Hồi trên tả Võ Nhị đả hổ, chuyển rừng động núi, khiến người khiếp sợ. Hồi này tả Võ Nhị gặp chị dâu, đào non liễu yếu, khiến người mê say, ta từng thấy sau khi múa đao rồi thổi sáo ngâm thơ. Sau khi chém giết, uống rượu vui vầy, sao mà Thi Âm khéo tiếp tay tả ra như vậy?
Tả Tây Môn Khánh mấy phen xoay chuyển, khéo về cứu thế, khéo về đổi thay, khéo về cần gấp, khéo về lạnh lùng, khéo về thong thả, khéo về muốn ngay, khéo về phá đi, khéo về mượn lại, khéo về đón lấy, khéo về đẩy ra... Thực là một thiên gấm bật mầu hoa, rõ ra văn tự! Tả Vương bà định kế, chỉ mấy câu là đủ, xem hắn từng một dư một kiệt, một nuốt một nhả, tùy tâm gỡ ý, bày ra năm phần Quang, trước khi bày mười phần Quang, còn đặt ra năm điều kiện, thực tác giả tài nhiều bằng bể thế bút mực như sóng lên trào xuống, diễn xuất không cùng! Suốt hồi tả Tây Môn Khánh muốn gian dâm, chỗ chỗ đều vào trong tay bợm Già thao túng, miêu tả ra một lũ tiểu nhân, chỉ cùng một việc, lại đều theo sở thích riêng nhau, kẻ tiền tài người sắc đẹp, thực là đáng ghét và đáng cười, ta thường dậy sớm mở cửa nom ra đường, thiết nghĩ biết bao kẻ ruổi rong xe ngựa chẳng ai vì một nếp sống riêng, nay đọc đến hồi này mà cười cho sự thế.
- Hôm nay nàng uống rượu ở đâu mới về?
Người vợ đáp:
- Vương bà ở cạnh vách đây, có sang nói may giúp chiếc áo tống chung, rồi tôi sang may giúp, đến trưa, có mời ăn uống, chứ có uống rượu ở nơi nào.
Võ Đại nói:
- Ối chào! Thôi đừng uống rượu nữa, mình cũng có nhiều khi phải cậy đến Vương bà, nếu ngày mai còn phải sang giúp bà ta, thì đừng uống rượu nữa, mà mang sẵn tiền sang mua rượu uống với bà ta cho phải lối với nhau, vì rằng: Bán anh em xa mua láng giềng gần, phải xử như thế mới được, nếu không muốn mời lại, thì đem vải vóc về nhà khâu vá cho xong, rồi đem sang trả cũng được.
Người vợ nghe xong, không nói năng gì. Hôm sau Võ Đại đi chợ, Vương bà lại sang khuyên dỗ đón mời sang làm giúp, nàng lại đi sang, Vương bà đem trà nước rồi, ngồi vào làm việc, đến gần trưa, nàng đưa ra một ít tiền nói với Vương bà rằng:
- Hôm nay tôi mang tiền sang đây, bà mua rượu về rồi bà con mình cùng chén.
Vương bà nói:
- Ồ! Thế ra nghĩa lý gì, tôi mời nàng sang đây làm giúp, thì tôi phải mời rượu sao lại để cho nàng mang tiền sang đây mua rượu nhắm ăn uống, thì ra làm sao?
Người đàn bà nói:
- Hôm qua tôi có nói chuyện với chồng tôi, thì chồng tôi bảo rằng đã giúp bà thì giúp cho hết sức, vì chỗ xóm giềng còn nhờ vả nhau nhiều, nên tôi mới xử như vậy.
Vương bà nói:
- Đại Lang là người tốt quá, vậy tôi xin nhận tấm lòng tốt, mua thêm nhiều rượu thức ăn, để cùng ăn uống cho vui.
Vương bà nhận tiền, mua những thứ ngon lành, ân cần mời khuyên, sau khi ăn uống xong, rồi nàng lại làm giúp cho đến chiều mới về, Vương bà khéo léo tạ ơn, làm cho nàng vui vẻ. Ngày thứ ba, Vương bà dòm biết Võ Đại đi bán hàng rồi, lại chạy sang ân cần đón rước làm giúp cho xong. Người đàn bà được lòng mà nói:
- Tôi vốn định sang ngay, chả cần bà phải sang đón.
Liền vào trong buồng Vương bà làm giúp, theo thường lệ Vương bà lại đem quà nước mời khuyên. Tây Môn Khánh đúng ngày hẹn ấy, ăn mặc chải chuốt kịch sự, đến thăm Vương bà, đem thêm một món tiền nữa, tới nơi liền nói to lên rằng:
- Sao Vương bà lâu nay không thấy đến tôi?
Vương bà chợt thấy tiếng hỏi, thì hỏi lại:
- Ai đấy?
Tây Môn Khánh nói:
- Tôi đây!
Vương bà chạy ra cười nói:
- Ô! Tôi tưởng là ai ngờ đâu Thí chủ Đại Quan nhân đã tới, quý hóa lắm! Vậy xin mời ngài vào chơi, tôi đương may chiếc áo thọ.
Rồi kéo tay áo Tây Môn Khánh vào buồng nói với người đàn bà kia rằng:
- Đây là Thí chủ quan nhân đã giúp vải vóc cho tôi may áo.
Tây Môn Khánh thấy người đàn bà ấy liền chào. Người đàn bà cũng vội vàng ngừng tay, mà bái chào lại. Vương bà liền trỏ vào người đàn bà mà nói với Tây Môn Khánh rằng:
- Lão già đã may mà được quan nhân cho vải vóc, hơn một năm chưa may được, đến nay lại may mà gặp được mong nương tử đây ra sức làm cho, thật là vừa khéo vừa hỉ, Đại quan nhân hãy xem thử, coi có thực tay thợ giỏi không.
Tây Môn Khánh nghe lời, liền cầm xem rồi khen rằng:
- Ừ khéo thật! Chả biết rằng nương tử học được ở đâu, mà may cắt khéo như thần tiên thế vậy?
Người đàn bà cười nói:
- Xin Đại quan nhân đừng cười, chúng tôi còn vụng lắm!
Tây Môn Khánh hỏi lại Vương bà:
- Dám hỏi khí không phải, chẳng hay nương tử này ở đâu đến?
- Đại quan nhân quên à?
- Tôi quên làm sao?
Vương bà cười nói:
- Nương tử đây là vợ Võ Đại Lang ở khít vách đây hôm nọ đã làm đụng cái nạng vào đầu quan nhân có lẽ không đau chăng, mà vội quên ngay được?
Người đàn bà thẹn đỏ ửng mặt lên mà nói:
- Ngày nọ tôi trót lỡ tay, mong rằng Đại quan nhân tha thứ.
Tây Môn Khánh đáp:
- Thôi nhắc làm chi việc nhỏ ấy.
Vương bà nói tiếp:
- Đại quan nhân đây là người hòa nhã, không nhớ lâu đâu, thực là người tốt.
Tây Môn Khánh nói:
- Trước kia tôi không biết ra, nàng là vợ của Đại Lang vốn là người làm ăn, bán hàng ngoài phố, đối với mọi người lớn nhỏ đều hòa thuận tốt nết, thực là khó lấy được một người chồng như thế.
Vương bà đón lời ngay:
- Vương tử lấy được Đại Lang, khi cần đến việc gì, Đại Lang cũng chiều chuộng thân yêu lắm.
Người đàn bà ra chiều chán ngán nói luôn:
- Ối chà! Làm gì đồ vô dụng ấy! Xin Đại quan nhân chớ chê cười!
Tây Môn Khánh nói lại:
- Nương tử lầm rồi, người xưa đã dạy: Mềm nhũn là cái gốc lập thân, cương ngạnh chỉ gây mầm tai vạ, Đại Lang của nương tử lành hiền như thế, là để phúc đức về sau, chả là hay lắm ư?
Vương bà đón luôn:
- Phải, phải, quan nhân dạy đúng.
Tây Môn Khánh tán tụng láo một hồi, rồi ngồi xuống ghế, đối diện với nàng.
Vương bà nói chuyện:
- Nương tử! Có biết đến vị quan nhân này chăng?
Người đàn bà nói:
- Có được đi đến đâu mà biết!
Vương bà khoe:
- Đại quan nhân đây là một tay tài chủ huyện ta, thường đi lại với Quan Lớn Tri Huyện, nên gọi là Tây Môn Đại quan nhân, mở hiệu thuốc ở trước cửa, nhà giàu có, nào tiền nhiều hơn sao Bắc đẩu, thóc lắm hơn lúa Trần Thương, nào ngọc, vàng, châu báu, không thiếu thứ gì, thực là triệu phú. Người đàn bà cúi đầu xuống khâu may. Tây Môn Khánh thấy Phan Kim Liên con người tình tứ, bụng đã mừng thầm. Vương bà đi rót hai chén trà, dâng một chén mời Tây Môn Khánh, và dâng một chén mời Kim Liên mà nói:
- Nương tử hãy cùng Đại quan nhân đây uống trà cho vui.
Rồi thấy người đàn bà không e thẹn gì, Vương bà lấy bàn tay ra hiệu bảo ngầm với Tây Môn Khánh biết, việc đã thắng năm phần. Rồi Vương bà lại nói:
- Nếu Đại quan nhân không tới, thì già này không dám đến mời thực một là Trời đã xếp lại, hai là đến được vừa lúc, người ta thường nói rằng: Một khách chả nên phiền hai chủ, đã Đại quan nhân xuất tiền lại quý nương tử xuất lực, may mắn cho thân già, nay quan nhân làm chủ cho, để xin mởi nương tử cùng uống rượu mừng cho tôi thì quý lắm.
Tây Môn Khánh đáp:
- Vâng, đây là chút tiền bà mua rượu về đây cho tôi.
Người đàn bà nói:
- Thế thì phiền Đại quan nhân quá.
Miệng tuy nói, nhưng vẫn ngồi làm, Vương bà lấy tiền mua rượu người đàn bà không đứng dậy đi. Vương bà ra cửa lại nói:
- Xin phiền nương tử ở nhà ngồi tiếp chuyện Đại quan nhân, để tôi đi một lúc.
Người đàn bà nói:
- Được bà cứ đi.
Không đứng dậy về, đều tỏ ra tình ý với nhau lúc ấy. Bấy giờ Tây Môn Khánh đối mặt nhìn người đàn bà, cũng thấy liếc trộm lại mình, đã biết ưng ý bảy tám phần rồi vậy, mới lựa lời nói chuyện gần xa... Chẳng bao lâu Vương bà mua thịt rượu ngon lành về mới sửa soạn bày ra để ăn uống, và bảo người đàn bà nghỉ tay, để bồi tiếp Đại quan nhân. Người đàn bà nói:
- Lão bà hãy tiếp Đại quan nhân tôi đâu dám thế.
Nhưng vẫn không ngừng tay đứng dậy về, Vương bà nói:
- Chính bữa rượu này để thù lao nương tử, sao lại chối từ.
Vương bà bày biện xong, rồi ba người cùng ngồi uống rượu. Tây Môn Khánh đưa chén rượu lên nói:
- Xin nương tử uống cạn chén này.
Người đàn bà nói:
- Đa tạ hậu ý của Đại quan nhân.
Vương bà nói:
- Lão đây biết nương tử uống rượu được hãy xin uống cạn cho mấy chén này.
Tây Môn Khánh lại nói:
- Lão bà thay tôi mời nương tử giúp.
Vương bà lại mời khuyên, người đàn bà uống một lúc luôn ba tuần rượu. Vương bà chạy đi hâm rượu nóng lại.
Tây Môn Khánh nói:
- Dám hỏi khí không phải, chẳng hay nương tử năm nay chừng mấy thanh xuân?
Người đàn bà nói:
- Tôi vừa hai mươi ba tuổi.
- Như vậy tôi hơn năm tuổi.
- Dạ, quan nhân đem trời đọ đất làm chi!
Vương bà chạy lại nói:
- Nương tử đây là người giỏi lắm, nào phải may khâu mà thôi, còn thuộc làu chữ nghĩa.
Tây Môn Khánh nói:
- Kể ra thì buồn lắm, chỉ tiếc cho tôi, phận mỏng không tìm được người nào như nương tử đây.
Vương bà nói:
- Người vợ cả của Đại quan nhân chắc là hay lắm?
- Khỏi phải nói, người vợ trước của tôi còn sống, thì đâu đến nỗi cửa nhà bê bối như ngày nay, đến nay trong nhà sáu bảy miệng ăn, mà chả làm được nên việc gì cả.
Người đàn bà hỏi:
- Chẳng hay vợ trước của Đại quan nhân đã mất bao lâu?
- Giấu gì nương tử, vợ trước của tôi, vốn con nhà nghèo, cho nên việc gì làm cũng thạo, giúp nên cơ nghiệp cho tôi, chẳng may mất đi đã được ba năm, khiến tôi bấy lâu công việc bê trễ, thất điên bát đảo cả người, cho nên có đi đâu được, chỉ ở nhà lo liệu không xong.
Vương bà nói:
- Nói cho đúng ra thì xin Đại quan nhân đừng giận, vợ trước của ngài đâu bằng Võ Đại nương đây, khéo từ việc may vá.
Tây Môn Khánh nói:
- Vợ trước của tôi thì kém phần lịch sự như nương tử thực.
Vương bà lại hỏi:
- Đại quan nhân có nuôi cô nào ở phố đông kia mà không cho già này ăn uống với.
Tây Môn Khánh đáp:
- À cô Trương Tích, vốn con hát tầm thường, nên tôi đâu có thiết, đó là y muốn theo tôi.
Vương bà lại nói:
- Vậy quan nhân với Lý Kiều ở với nhau đã bao lâu?
- Cô ấy hiện ở nhà, giả thử được như nương tử đây, thì cũng cho làm vợ cái con cột rồi.
Vương bà lại nói:
- Nếu có một người nào như là nương tử, tôi đến mách cho, liệu có lấy làm vợ cả được không?
- Cha mẹ tôi đã mất, thì tôi tự chủ, có ai ngăn cản vào đấy.
Vương bà nói:
- Rồi tôi sẽ kiếm quan nhân một người vừa ý muốn.
- Cám ơn Vương bà, tôi chỉ ngại vợ chồng không tốt số mà thôi.
Bấy giờ Tây Môn Khánh chuyện với Vương bà kẻ tung người hứng với nhau một hồi.
Vương bà nói:
- Đương thích uống rượu, mà bầu đã cạn rồi, để tôi đi mua một bầu rượu nữa nhá?
Tây Môn Khánh nói:
- Trong khăn gói tôi còn năm lạng bạc đấy, xin dưa cho Vương bà mua rượu về đây.
Vương bà nhận lấy, tạ lại mấy lời, rồi thấy hai người ý tứ đã ăn nhau có rượu ngon.
Người đàn bà đáp:
- Thôi mua nữa làm chi, xin cho thế là đủ.
Nhưng nói thế thôi, chứ không chối hẳn. Vương bà ra khỏi cửa, lấy dây buộc cửa lại, ra ngoài đường xa ngồi chơi. Bấy giờ Tây Môn Khánh ở trong phòng với Kim Liên, liền rót rượu khuyên mời, rồi lựa tay áo làm rơi chiếc đũa xuống đất, lại xuống ngay ở chỗ dưới chân nàng, chàng mới vội cúi mình xuống nhặt, thấy hai gót chân nàng trắng nhỏ, chiếc đũa ngay đấy, chàng không nhặt đũa, lại thò tay nắm gót chân nàng một cái. Người đàn bà cười nói:
- Quan nhân sao lại như vậy?
Tây Môn Khánh bèn quỳ xuống nói:
- Mong nương tử thương đến tôi đây!
Người đàn bà liền nâng Tây Môn Khánh lên, tỏ ý bằng lòng. Thế rồi hai người vào phòng Vương bà cởi xiêm lột áo, vấy cuộc mây mưa...
Sau khi tan cuộc sửa soạn áo xiêm, thì Vương bà đẩy cửa bước vào, giận nói:
- Hai người giở trò gì thế?
Tây Môn Khánh và người đàn bà nom thấy cả kinh! Vương bà nói:
- Chao ôi! Chao ôi! Tôi mời chị đến đây may áo mà chị lại vụng trộm tình yêu, Võ Đại biết đến, thì ta liên lụy, bất nhược ta đi bảo trước bây giờ.
Nói xong chạy ra. Người đàn bà mặc quần xong rồi nói:
- Xin bà bớt giận.
Tây Môn Khánh cũng rằng:
- Xin bà nói khẽ cho.
Vương bà cười nói:
- Nếu muốn ta tha các người, thì phải theo một điều kiện.
Người đàn bà nói:
- Chả cứ một điều kiện, mười điều tôi cũng vâng theo.
Vương bà nói:
- Bắt đầu từ nay trở đi, nàng phải giấu trộm Võ Đại mà sang đây với Đại quan nhân, không được phụ lời, thì ta mới thôi, nếu một ngày không sang, thì ta bảo với Võ Đại.
Người đàn bà ấy y lời. Vương bà lại nói:
- Tây Môn Khánh quan nhân, ngài chớ để lão già nói lắm. Công việc mười phần đã xong hứa cho những cái gì, không được thất tín, nếu người phụ ta, thì ta mách Võ Đại.
Tây Môn Khánh nói:
- Vương bà yên tâm, tôi không bao giờ thất tín.
Rồi ba người lại ngồi uống rượu với nhau vài chén nữa, thì đã xế chiều. Người đàn bà nói:
- Võ Đại sắp về rồi, tôi xin về đây.
Rồi ra đằng cửa sau, cuốn mành lên, thì Võ Đại vừa về. Bấy giờ Vương bà bảo Tây Môn Khánh rằng:
- Thủ đoạn giỏi không?
- Xin bái phục Vương bà rồi. Tôi về nhà đem vàng đến cho bà đây, và đem những thứ gì đã hứa.
- Tôi xin trong bóng cờ tinh, tấu khúc khải hoàn đây.
Tây Môn Khánh cười rồi đi. Từ đó vợ Võ Đại cứ hằng ngày, vắng chồng, liền đi lẻn lối sau, sang nhà cùng với Tây Môn Khánh ở trong phòng ân ái, tình ý với nhau gắn chặt keo sơn. Thế rồi tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa, chỉ chừng nửa tháng xóm giềng hàng phố đều biết chuyện này, chỉ có Võ Đại là không biết. Bấy giờ hàng huyện có một cậu bé, chừng mười lăm mười sáu tuổi, vốn họ Kiều, nhân vì theo hầu binh lính từ Vận Châu đến ở, nên gọi Vận Kha, trong nhà còn bố già, cậu bé ấy tinh ranh, chỉ đem những hoa quả bán cho các quán rượu ở trước huyện để sinh sống, thường bán chịu hàng cho Tây Môn Khánh. Ngày kia có một dành quả tuyết lê, đem đến phố tìm Tây Môn Khánh, không gặp sau có lẻ mau miệng bảo rằng:
- Vận Kha! Mày muốn tìm hắn, thì ta chỉ cho một chỗ mà tìm.
Vận Kha nói:
- Chú ơi! Làm ơn bảo cho tôi biết hắn ở đâu để tôi bán lấy vài chục tiền về nuôi sống cha già thì tôi cảm ơn lắm!
Người nhanh miệng ấy nói:
- Tây Môn Khánh bây giờ đã ôm ấp vợ Võ Đại bán bánh chưng hằng ngày ở trong buồng Vương bà ở phố Tử Thạch, hắn ở trong ấy, chú mày trẻ con, cứ vào đấy chẳng ngại gì.
Vận Kha nghe nói tạ ơn người ấy, rồi ranh con đem cái rành quả đi đến phố Tử Thạch, vào thẳng trong phòng trà, thì gặp ngay Vương bà ngồi ở chõng ngoài, Vận Kha bỏ dành quả xuống chào hỏi. Vương bà nói:
- Vận Kha! Mày đến đây có việc gì?
- Tôi muốn tìm Đại quan nhân để xin tiền tiêu!
- Đại quan nhân nào?
- Bà còn lạ gì ông ấy, tôi chỉ hỏi ông ấy, chứ còn hỏi ông nào nữa?
- Đành rằng ông ấy nhưng cũng phải có họ tên mới được chứ?
- Phải, họ có hai chữ ấy mà.
- Hai chữ gì?
- Bà còn hỏi đùa mãi, tôi muốn tìm Tây Môn Khánh quan nhân chứ còn ai nữa?
Nói xong chạy thộc vào trong nhà, Vương bà nắm lại mà mắng rằng:
- Ranh con đi đâu thế, nhà người tà có buồng trong nhà ngoài, lại có chủ mà dám tự tiện vào được.
- Tôi tìm ông Tây Môn Khánh ra đây, bà còn giấu mãi.
- Ranh con, làm gì có Tây Môn Khánh ở đây?
- Không nên ăn cả một mình như thế, phải để phần cho tôi một chút mới được. Người ta lại không biết rồi hay sao?
Vương bà quát ầm lên mắng rằng:
- Khỉ con, biết cái gì mà biết...?
- Ối chao ôi! Lại còn giấu voi ruộng mạ mãi, tôi nói bây giờ, chỉ sợ anh hàng bánh biết thì khốn đấy.
Vương bà lại càng nổi giận đùng đùng quát mắng lên rằng:
- Ranh con mày ở đâu đến đây mà nói láo thế?
Vận Kha cười nhạt mà rằng:
- Tôi đây là ranh con, thì bà cũng là bợm già chứ gì?
Vương bà càng tức giận, nắm lấy Vận Kha toan đánh cho mấy cái tát. Vận Kha kêu lên rằng:
- Sao bà lại đánh tôi?
Vương bà nói:
- Mày kêu to bà đánh bây giờ.
Nói rồi đánh cho mấy cái tát tai.
- Á, con sọm già dám đánh ta.
Vương bà liền tát luôn mấy cái nữa, lại hắt cả dành quả của Vận Kha ra phố, và cố đuổi ra ngoài. Vận Kha vừa khóc, vừa chửi, vừa chạy vừa lúi húi nhặt hoa quả bỏ vào dành, rồi chửi mà nói rằng:
- Được rồi, tao bảo cho mày, mày giấu được tao, thì tao đã có người khác trị lại cho mày biết. Nói xong liền xách dành giỏ mà đi thẳng.
Lời bàn của Thánh Thán:
Tả Võ Nhị coi anh như cha, vốn là đặc tính của hào kiệt có chỗ hơn người, song ta coi chẳng khó về việc Võ Đại coi em như con vậy. Chao ôi! Trong tình anh em đến như ngày nay sao dễ xử vậy thay! Một lần vì Võ Nhị đánh người, bị lây đến anh, phải tìm nơi xa bán bánh, một lần nữa Võ Nhị đã hiển đạt, như quên cả tình anh, như thế một lần khiến tan nát vì nỗi tiểu nhân và một lần khiến tan nát về lối quân tử vậy. Hỡi ơi! Tan nát về thói tiểu nhân, lỗi vì thô bỉ, còn có thể cứu lại! Tan nát về lối quân tử, lỗi vì giả dối, không thể cứu lại, lỗi vì Tiểu nhân do trong lòng thô bỉ, mà ngoài không đến nỗi giả dối, còn có thể đem giáo hóa của thánh vương mà dạy lại. Lỗi vì Quân tử, do sự giả dối bên trong lòng cũng thô bỉ mà thôi, thì không còn đem giáo hóa thánh vương mà dạy nổi? Cho nên Võ Nhị coi anh như cha, vốn đạo của người học vấn, Võ Đại coi em như con, vốn là của người sẵn tính trời, do sự học vấn mà thờ anh như cha được như Võ Nhị người ta còn có thể bắt chước. Do tính trời mà coi em như con được như Võ Đại, khó mà bắt chước được như thế? Cho nên tác giả tả Võ Nhị, để cứu lại cái thô bỉ của tiểu nhân, tả Võ Đại, để cứu lại cái giả dối của quân tử. Hỡi ơi! Trong tình anh em, một gốc sinh ra tất phải yêu nhau vốn sẵn tính trời, học vấn cũng đến như thế vậy bất đắc dĩ phải bỏ học vấn như tiểu nhân kia, theo sẵn tính trời mà xử, dù cho quân tử cũng không khỏi tính trời. Hồi trên tả Võ Nhị đả hổ, chuyển rừng động núi, khiến người khiếp sợ. Hồi này tả Võ Nhị gặp chị dâu, đào non liễu yếu, khiến người mê say, ta từng thấy sau khi múa đao rồi thổi sáo ngâm thơ. Sau khi chém giết, uống rượu vui vầy, sao mà Thi Âm khéo tiếp tay tả ra như vậy?
Tả Tây Môn Khánh mấy phen xoay chuyển, khéo về cứu thế, khéo về đổi thay, khéo về cần gấp, khéo về lạnh lùng, khéo về thong thả, khéo về muốn ngay, khéo về phá đi, khéo về mượn lại, khéo về đón lấy, khéo về đẩy ra... Thực là một thiên gấm bật mầu hoa, rõ ra văn tự! Tả Vương bà định kế, chỉ mấy câu là đủ, xem hắn từng một dư một kiệt, một nuốt một nhả, tùy tâm gỡ ý, bày ra năm phần Quang, trước khi bày mười phần Quang, còn đặt ra năm điều kiện, thực tác giả tài nhiều bằng bể thế bút mực như sóng lên trào xuống, diễn xuất không cùng! Suốt hồi tả Tây Môn Khánh muốn gian dâm, chỗ chỗ đều vào trong tay bợm Già thao túng, miêu tả ra một lũ tiểu nhân, chỉ cùng một việc, lại đều theo sở thích riêng nhau, kẻ tiền tài người sắc đẹp, thực là đáng ghét và đáng cười, ta thường dậy sớm mở cửa nom ra đường, thiết nghĩ biết bao kẻ ruổi rong xe ngựa chẳng ai vì một nếp sống riêng, nay đọc đến hồi này mà cười cho sự thế.