Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-122
Chương 121: Ngoại truyện 7: Kiếp này – Đại đoàn viên (hết)
Vừa nghe chất giọng này là Nguyên Tứ Nhàn biết sơ sơ chuyện gì xảy ra rồi. Nàng đi sau Trịnh Hoằng, nhìn trước cửa ở xa xa, quả nhiên thấy a huynh bị pháo nổ đen đúa mặt mày.
Người bịt tai nấp sau huynh ấy cũng chẳng khá khẩm gì hơn, bộ trang phục Hồi Hột vàng rực toàn thân bị dính bột tro đen tức khắc trở nên quê mùa.
Đó chính là công chúa Già Hộc.
Nàng ấy lau mặt, giẫm đế giày, tức tối cãi Nguyên Ngọc:
– Đốt pháo lộn thôi mà, hung dữ cái nỗi gì! Mà tên khốn nào bảo với ngươi là ta họ Già? Bao nhiêu năm cũng không nhớ được, ta họ Dược La Cát!
Nguyên Ngọc rống nàng ấy đến mức đau tai, hắn đưa tay ấn cằm Già Hộc, tiện thể lau vết bẩn chỗ đó rồi nói:
– Nàng hò hét ai đấy hả? Bao nhiêu năm cũng không nhớ được, bây giờ nàng là Nguyên Dược La Cát thị!
Mọi người im lặng dừng bước phía sau tiểu hoàng đế đúng lúc chứng kiến cảnh thê tử đanh đá và phu quân ngang ngược cãi nhau.
Hai người cãi rất nhiệt tình, Trịnh Hoằng không lên tiếng, người khác cũng không tiện mở miệng, chỉ có Nguyên Thù được chiều quen, không hề kiêng kỵ trước mặt bệ hạ ca ca là vui vẻ gọi họ:
– Cữu cữu, cữu mẫu!
Hai người giật mình quay đầu, đưa mắt nhìn rõ tình hình: thánh nhân ra đón họ, tay chắp sau lưng, sắc mặt bình tĩnh, thế là chân cả hai đều mềm nhũn rồi cùng vịn tay đối phương, mượn lực để đứng vững.
Bầu không khí vô cùng kinh hoảng.
Trịnh Hoằng chợt phì cười thành tiếng, nói:
– Nguyên tướng quân, Điền Nam nhiều năm không có chiến sự, tứ vực yên bình nên gân cốt ngươi nhũn hết hả?
Nguyên Ngọc vội xua tay nói chưa nhũn chưa nhũn, sau đó kéo Già Hộc tới cùng hành lễ.
Nguyên Tứ Nhàn thấy vậy, lén cong môi cười với Lục Thời Khanh.
Về cặp đôi a huynh a tẩu này của nàng, thật có thể gọi là lương duyên trời định.
Năm xưa chiến sự Hồi Hột thắng lợi, Tuyên thị và Lục Sương Dư cùng về kinh, trong đoàn có thêm một người đi cùng là Già Hộc. Vừa vào Trường An, nàng ấy vội vã chạy ngay đến Nguyên phủ ở phường Thắng Nghiệp tìm “khuê nữ” Đại Bạch và mấy con cún “ngoại tôn”, bảo rằng nàng ấy không yên tâm để bọn chó lưu lạc nên phải đích thân đến Đại Chu một chuyến để nhìn xem.
Kết quả thấy bọn chúng mọi thứ đều tốt, bọn cún do Đại Bạch và Tiểu Hắc sinh ra đều trắng trẻo mập mạp hoặc đen đúa ú nu. Già Hộc yên tâm định về nước, không ngờ vừa khéo gặp ngay lúc triều đình thanh trừng dư đảng Bình vương.
Đại Chu lúc đó có thể nói là tiêu điều khắp chốn, phạm nhân bỏ trốn chạy loạn khắp nơi, các vùng xung quanh đều không an toàn, triều đình lo thân phận nàng ấy nhạy cảm, lại một mình xa xôi về nước sẽ bị lợi dụng làm hỏng chuyện. Lục Thời Khanh bèn đề nghị tiểu thánh nhân thu xếp cho nàng ấy một nơi ở tạm, chờ phong ba qua đi hãy đưa nàng ấy về nước.
Chính trong quãng thời gian đó, Già Hộc không có thân thích bằng hữu trong kinh chỉ có thể tìm Nguyên Ngọc để chơi với chó, chơi mãi rồi không hiểu chơi kiểu gì mà đến một ngày, nàng ấy chợt tới Lục phủ ở phường Vĩnh Hưng tìm Nguyên Tứ Nhàn, lén la lén lút hỏi nàng về a tẩu trước đây.
Có câu “chuyện xấu trong nhà không thể truyền ra ngoài”, Nguyên Tứ Nhàn đương nhiên không huỵch tẹt hết, chỉ nói đơn giản là Khương Bích Nhu yếu ớt nhiều bệnh nên mất sớm, chưa kịp để lại cho Nguyên gia mụn con nào.
Già Hộc cũng thần thông quảng đại, sớm đã tra được đầu mối, bảo mình nghe nói Khương thị qua đời ở ngoại thành, và đã hòa ly với Nguyên Ngọc từ trước đó. Bởi vậy xét cho đúng về mặt ý nghĩa, Nguyên Ngọc không phải người góa vợ.
Nguyên Tứ Nhàn nghe thấy ngay cả điều này nàng ấy cũng tra rõ mười mươi thì hiểu ngay tâm tư nàng ấy, nàng hỏi:
– Công chúa muốn làm kế tẩu của tôi ư?
Già Hộc kéo tà váy xoay một vòng rồi dừng lại, hỏi:
– Phải, cô thấy bộ dạng ta như vầy có được không?
Không ai cảm thấy không được cả. Công chúa bảo bối của Khả Hãn Hồi Hột gả cho một tướng quân tang thê không quyền không thế của Đại Chu là đã hạ mình rồi. Bây giờ không còn tiên đế ngăn cản, hôn sự này cũng có tính khả thi.
Nhưng Nguyên Tứ Nhàn cảm thấy, mấu chốt nhất vẫn là tâm ý a huynh.
Già Hộc nghe vậy vô cùng tự tin, bảo chỉ là chuyện nhỏ.
Sau đó nàng ấy nói là làm, noi gương cách ban đầu Nguyên Tứ Nhàn cưa đổ Lục Thời Khanh, chây ì ở Trường An quấn lấy Nguyên Ngọc suốt ba tháng không chịu đi. Có lần mọi người cùng chơi mã cầu, nàng ấy nhờ Nguyên Tứ Nhàn dùng ná bắn nàng ấy ngã ngựa, ép Nguyên Ngọc không thể không ra tay cứu ôm nàng ấy vào lòng.
Trái tim Nguyên Ngọc không phải làm bằng gỗ đá, ba tháng ròng nó cũng rung rinh, chỉ là thứ nhất do trước đây bị thanh mai trúc mã phản bội nên lòng có vướng mắc với nữ nhân, thứ hai do từng cưới chính thất nên ít nhiều nghĩ rằng Già Hộc theo mình sẽ chịu thiệt, bởi vậy mới lần lữa mãi không chịu nhận.
Cuối cùng, Già Hộc cho một liều thuốc mạnh, giả truyền tin của Khả Hãn nói vương đình đã chọn cho nàng ấy một mối hôn sự, đối phương là một đại tướng quân danh tiếng lẫy lừng trong triều, nếu Nguyên Ngọc thật sự không cần nàng ấy thì nàng ấy đành nghe phụ thân an bài.
Nguyên Ngọc thầm nhủ vậy cũng tốt hơn đi theo mình, bảo nàng ấy cứ đi đi.
Hôm sau, Già Hộc khởi hành rời kinh, cố ý giả vờ như đi vội vã, không cho hắn cơ hội suy nghĩ. Khi Nguyên Ngọc thở phì phò đuổi kịp nàng ấy là ở biên cảnh Đại Chu.
Hắn cưỡi con ngựa to lớn, thở hổn hển gọi nàng ấy từ xa trong đoàn:
– Cô họ Già kia, đừng đem mấy chiêu trò vụng về của cô đi gây họa cho tướng quân thứ hai, tránh sau này Hồi Hột các cô đánh trận không thắng nổi! Cô… cô gả cho ta nhé?
Dứt lời, hắn tung người xuống ngựa chờ Già Hộc đáp.
Già Hộc lao tới ôm chầm hắn, đắc ý nói:
– Được được, có điều chàng yên tâm, Hồi Hột bọn ta đánh thắng nổi, vị tướng quân ta kể với chàng hơn 50 tuổi lận mà vẫn gừng càng già càng cay đấy!
– …
Lúc đó Nguyên Ngọc mới biết mình bị lừa, tức giận đẩy nàng ấy ra:
– Đi đi đi, hơn 50 tuổi vừa khéo xứng với đồ gian trá nhà cô!
Già Hộc không đi, bảo nhiều thị vệ của mình đều nghe hắn cầu hôn rồi, nếu hắn quịt thì bản mặt mình biết để vào đâu.
Nguyên Ngọc đành kéo nàng ấy về Trường An.
Khoảng nửa năm sau, tình thế triều đình ổn định hơn, Nguyên Ngọc rước Già Hộc về dinh, sau đó hai phu thê đến Diêu Châu Điền Nam sống cùng Nguyên Dị Trực và Phùng thị, một năm sau nữa sinh hạ một thằng cu mập mạp hơi đen.
Lúc đó lão vương Nam Chiếu nắm quyền, do trước đây từng hợp tác nên đã thành lập quan hệ hữu hảo với triều đình Đại Chu, suốt thời gian dài không xảy ra chiến sự. Nhưng Đại Chu vừa ngóc đầu dậy yếu ớt như đứa trẻ sơ sinh, tấm lòng canh giữ biên cương bảo vệ quốc gia của Nguyên Dị Trực không cho phép ông buông lỏng, bởi vậy cả nhà từ trước đến nay luôn ở lại tây nam. Lần này vì nhị lang Lục Nguyên Đình nên mới tụ tập sum vầy.
Theo Nguyên Tứ Nhàn thấy, với xu hướng không ngừng phát triển của Đại Chu hiện nay thì trong hai năm tới, cha có thể buông Điền Nam để về dưỡng lão được rồi.
Mọi người đứng trước cửa một lúc rồi theo sau tiểu thánh nhân vào phủ.
Nguyên Tứ Nhàn đi sau cùng trò chuyện với a huynh a tẩu, hỏi thăm sao cha mẹ vẫn chưa đến.
Nguyên Ngọc giải thích là mẹ đang trên đường tới thì nghe nói Lục lão phu nhân đang xin quẻ cho Nguyên Đình trong Quảng Hóa Tự bèn qua đó. Cha thấy mùa xuân còn se lạnh, không yên tâm để mẹ đi một mình nên đi cùng.
Không lâu sau, đôi thông gia quả nhiên nói nói cười cười quay lại, thấy thánh nhân thì giật mình, vội nhận lỗi nói không biết bệ hạ thánh giá quang lâm nên đến muộn.
Nhìn mọi người trong phòng đều ì ra đấy, thánh nhân hơi không vui:
– Trẫm đâu phải tới làm mọi người mất hứng, ở bên ngoài phân rõ quân thần nhưng đến phủ lão sư, mọi người để trẫm không làm hoàng đế một ngày có được không?
Lục Thời Khanh cười, bảo mọi người đừng cứng đờ ra đó, hãy để bệ hạ được xả hơi hiếm hoi một ngày.
Thế là cả nhà vui vẻ ăn bữa tiệc trăm ngày của Tiểu Nguyên Đình, ban đầu còn câu nệ, về sau mới thật sự không xem Trịnh Hoằng như Đại Phật, cả nhà đều có đôi có cặp, bữa cơm đoàn viên vô cùng vui vẻ.
Tiệc tan, ánh dương buổi chiều dần yếu, Trịnh Hoằng rủ ra sân chơi ngũ mộc.
Mọi người cùng đi, Lục Thời Khanh và Nguyên Tứ Nhàn một phe, Đậu A Chương và Lục Sương Dư một phe, Nguyên Ngọc và Già Hộc một phe, chia phe xong liền hỏi bệ hạ muốn chung phe với ai.
Trịnh Hoằng nghĩ ngợi rồi tóm Tiểu Nguyên Thù định ngủ trưa về chung phe.
Mọi người vây quanh bàn chơi ngũ mộc, Trịnh Hoằng vừa chơi vừa nói:
– Lão sư, lần này con tới, trừ dự tiệc trăm ngày của Nguyên Đình, đúng là còn một chuyện muốn nói với người.
Xung quanh đều là người nhà, Lục Thời Khanh bảo cậu cứ nói.
Trịnh Hoằng:
– Con muốn dời kinh đô Đại Chu đến Lạc Dương.
Mọi người đều kinh ngạc. Lục Sương Dư và Già Hộc theo bản năng nhìn Tiểu Nguyên Thù, nghĩ: bệ hạ phẫn nộ vì thích con nhóc này thật à?
Lục Thời Khanh rất bình tĩnh, không lộ vẻ bất ngờ mà hỏi ngược lại:
– Ngài nói lý do xem.
Trịnh Hoằng đĩnh đạc đáp:
– Thứ nhất, ở Trường An, quý tộc tây bắc bám rễ thâm sâu, thế gia đại tộc ngang ngược, dời đô đến Lạc Dương nhằm lấy lòng các quan viên xuất thân đông bắc, cân bằng triều cục. Thứ hai, hiện nay vùng Trường An hay bị ảnh hưởng bởi hạn hán, năm nào cũng có chuyện thiếu thốn lương thực, nhận cung ứng từ vùng khác không phải kế sách lâu dài, đã thế lại còn rất tốn kém. Trong khi đó, Lạc Dương có mạng lưới sông ngòi phức tạp sẽ tiện lợi hơn gấp mấy lần. Chuyến này con đến còn định đi đường sông ở quanh đây xem thử, nếu ổn sẽ lên kế hoạch cho chuyện này, lão sư thấy sao?
Lục Thời Khanh mỉm cười toát vẻ vui mừng, khẳng định:
– Ngài cứ mạnh tay làm đi.
Lục Sương Dư và Già Hộc nhìn nhau, lặng lẽ sờ mũi. Ờm, hóa ra là các nàng suy nghĩ nông cạn.
Có điều, bệ hạ thật sự không có ý đó sao?
Nhìn Nguyên Thù buồn ngủ nghiêng người dựa vào cánh tay Trịnh Hoằng ngủ gà ngủ gật, hai người rơi vào trầm tư.
Cuối cùng, Trịnh Hoằng thấy Nguyên Thù không chống đỡ được nữa bèn khoát tay bảo giải tán, sau đó đưa cô bé đi ngủ hệt như huynh trưởng.
Nguyên Tứ Nhàn theo sau nhìn chằm chằm, xác nhận tiểu hoàng đế chưa vào khuê phòng Nguyên Thù mới yên tâm, dọc đường về nàng gặp Nguyên Trăn cầm quyển binh pháp đi tìm Nguyên Dị Trực, có lẽ khó có dịp gặp ngoại tổ phụ nên cu cậu muốn khiêm tốn thỉnh giáo.
Nàng cảm thấy rất tốt. Tuy nàng và Lục Thời Khanh cũng có thể dạy binh pháp nhưng dẫu sao vẫn chưa đến trình độ thân kinh bách chiến như cha. Con cái Lục gia nhà họ, tuy phụ thân thoái ẩn nhưng không thể để bản thân sống hoài sống phí, tương lai nếu Đại Chu lại gặp phải phong ba vẫn phải nhờ bờ vai bọn chúng đi gánh vác.
Đúng lúc Nguyên Tứ Nhàn cũng muốn hàn huyên với cha mẹ, bèn đi cùng con trai, nhưng khi đến phòng dành cho Nguyên Dị Trực, nàng toan gõ cửa thì chợt nghe một tiếng thở dài bên trong.
Nàng vô thức dừng bước.
Nguyên Trăn cũng ma mãnh, thấy mẹ như thế thì lập tức im lặng, ngay cả thở cũng không ra tiếng.
Nguyên Tứ Nhàn lấy làm lạ, quãng thời gian này tốt đẹp viên mãn là thế, sao lại có tiếng thở dài, thế là nàng hạ thấp người, lặng lẽ áp tai nghe.
Nàng nghe mẹ nói:
– Sáng nay thiếp cùng bà thông gia ở Quảng Hóa Tự, thấy bà ấy thành tâm xin quẻ cầu Phật làm thiếp nhớ lại một chuyện. Đến nay bà thông gia vẫn chưa biết hồi trước Tử Chú và Tứ Nhàn bốc ra quẻ hung, thiếp khó chịu, cảm thấy có lỗi với bà ấy…
Hơi thở Nguyên Tứ Nhàn dừng lại, nghe cha nói:
– Năm xưa vì quẻ hung đó mà vốn định hoãn hôn, nào ngờ Tử Chú kiên trì, tiên đế lại gấp gáp, khi chúng ta gặp bà thông gia thì ván đã đóng thuyền, Nguyên Trăn Nguyên Thù đã ra đời hết, còn có thể làm sao? Nàng cũng đừng chấp nhất mấy chuyện đó, nhiều năm nay Tử Chú vẫn khỏe mạnh an ổn, đâu có vẻ gì là bị Tứ Nhàn khắc đâu.
Tay Nguyên Tứ Nhàn đặt bên cửa khẽ run phát ra tiếng động, bên trong lập tức vọng ra tiếng quát khẽ:
– Ai?
Nguyên Trăn thấy vậy vội ra hiệu cho mẹ chạy mau.
Nàng gật đầu với vẻ mặt “giao cho con đấy” rồi nhanh chóng chuồn đi.
Khi Nguyên Dị Trực bước ra xem xét thì bên ngoài chỉ còn mỗi mình Nguyên Trăn.
Nguyên Tứ Nhàn chạy vội, không để ý chỗ ngoặt phía trước, đầu óc chỉ ong ong toàn lời cha mẹ ban nãy, thế rồi va phải một người.
May mà không phải ai khác, là Lục Thời Khanh.
Thấy nàng lớn rồi mà còn lỗ mãng như vậy, y vịn vai giữ nàng lại kịp rồi nhìn ra sau nàng, hỏi:
– Bị ma rượt à?
Nguyên Tứ Nhàn há miệng nhưng không đáp, nhớ đến những điều vừa nghe, ánh mắt nhìn y trở nên lấp lánh.
Nàng nghĩ mình hiểu được đại khái. Sinh thần bát tự của nàng vốn thật sự khắc Lục Thời Khanh, dẫu sao nhìn từ kiếp trước thì y vì nàng mà mất sớm, còn kiếp này thì y lại vì nàng mà lãnh trọn một đao.
May mắn là, sinh thần bát tự ấy vô hiệu rồi.
Từ khoảnh khắc mơ thấy kiếp trước, nàng đã trùng sinh. Số mệnh nàng thay đổi, số mệnh Lục Thời Khanh cũng thế.
Nhưng dẫu biết giờ mình không khắc Lục Thời Khanh nữa, nàng vẫn muốn khóc.
Vì khi Lục Thời Khanh kiên trì đòi cưới nàng, y chưa biết gì cả.
Trời cho y quẻ hung, nhưng y vẫn muốn nghịch trời đòi cưới.
Nàng chợt giang tay ôm chặt y.
Lục Thời Khanh cúi đầu hỏi nàng sao thế.
Nàng lắc đầu đáp không sao, nuốt nước mắt vào, cười nói:
– Lục Tử Chú, thiếp muốn làm phúc tinh cả đời của chàng.
Lục Thời Khanh khó hiểu, chưa kịp suy nghĩ kỹ thì nghe nàng nói:
– Ngày mai chúng ta đến Quảng Hóa Tự đi.
Y hỏi đến đó làm gì.
Nàng nghiêm túc đáp:
– Cảm tạ trời.
Lục Thời Khanh bảo không dậy nổi, không đi, muốn cảm tạ ông trời thì ở nhà cảm tạ cũng được. Nhưng sáng hôm sau Nguyên Tứ Nhàn vẫn có cách kéo y dậy khỏi giường.
Y đành vừa than thở vừa mặc y phục, cùng nàng đi chùa.
Mồng 5 tháng 2, sắc xuân tràn trề, Quảng Hóa Tự hương khói dồi dào, khách tới lui tấp nập.
Trong cảnh chen chúc, Nguyên Tứ Nhàn tạ ơn ông trời, tạ ơn Phật Tổ, tạ ơn hết tổ tông 18 đời một lượt mới chịu ra. Lục Thời Khanh vốn định qua loa, nhưng thấy nàng thành kính như vậy cũng cùng bái lạy, chờ khó khăn lắm mới chen khỏi Quảng Hóa Tự thì nàng đột nhiên dừng bước.
Nguyên Tứ Nhàn quay đầu nhìn chằm chằm một nữ ni cô đang đi xuôi dòng người về hướng Phật đường, nàng hỏi Lục Thời Khanh:
– Chàng xem người kia có phải…?
Lục Thời Khanh nhìn theo ánh mắt nàng, hơi cau mày, toan mở miệng thì nàng vùng khỏi tay y, quay lại chùa:
– Chàng chờ thiếp ở cổng chùa.
Nguyên Tứ Nhàn vừa đuổi nhanh theo người đó vừa gọi:
– Nữ sư phụ xin dừng bước!
Nữ ni cô dừng bước, nhưng cúi đầu không đáp.
Thấy nàng ấy dừng, Nguyên Tứ Nhàn thả chậm bước chân, từ từ đuổi theo rồi vòng ra trước mặt. Khoảnh khắc nhìn rõ gương mặt ấy, sóng lòng nàng trào dâng cuồn cuộn.
Quả đúng là Thiều Hòa.
Năm xưa khi Trịnh Trạc cứu Trịnh Hoằng cũng đồng thời cứu cả Thiều Hòa và Lương hoàng hậu. Lương hoàng hậu an ổn làm thái hậu Đại Chu, nhưng Thiều Hòa không còn thân phận, cũng không còn mặt mũi về kinh, bởi thế nàng ấy rời đi mà chẳng nói câu nào.
Không ai biết nàng ấy đi đâu, Nam Chiếu cũng chưa bao giờ quan tâm nàng ấy sống chết thế nào.
Có lần Nguyên Tứ Nhàn đoán, nàng ấy là người thuận theo số mệnh, có lẽ vẫn đi Đôn Hoàng như kiếp trước.
Không ngờ hôm nay lại gặp nàng ấy ở đây.
Thiều Hòa vẫn cúi đầu không nhìn nàng, chắp tay như gặp người xa lạ:
– Nữ thí chủ có gì chỉ giáo?
Nguyên Tứ Nhàn không muốn nói lời sáo rỗng với nàng ấy, hơi ngập ngừng rồi nói thẳng:
– …Thiều Hòa, mấy năm nay cô vẫn ổn chứ?
Dường như vì thái độ thẳng thắn của nàng, Thiều Hòa cuối cùng cũng ngẩng đầu, chắp tay nhàn nhạt đáp:
– Nhọc huyện chúa quan tâm, ta rất ổn.
Nguyên Tứ Nhàn nghĩ, trước đây Thiều Hòa căn bản không có con, một thân một mình sao tốt được, chỉ có thể hướng Phật cầu thanh tịnh mà thôi.
Thời gian trôi qua đã lâu, nàng không muốn tính sổ cái chết của Trịnh Trạc lên đầu Thiều Hòa, vả lại dù muốn cũng chẳng thể tính rõ ràng.
Thiên ngôn vạn ngữ đều chẳng thốt thành lời, Nguyên Tứ Nhàn lựa chọn đè chúng xuống, chỉ nói:
– Ổn là tốt rồi. Hôm nay cô tới Quảng Hóa Tự tụng kinh sao?
Thiều Hòa mỉm cười gật đầu:
– Kiếp trước sau khi đến Đôn Hoàng, ta từng tụng kinh cho Lục trung thư 4 năm, giờ nhớ lại, ta cũng tụng kinh cho lục ca 4 năm, biết đâu…
Nói tới đây, nàng ấy khựng lại, cụp mắt:
– Biết đâu ở một thế giới khác, huynh ấy cũng có được một kiếp sau trọn vẹn. Hôm nay là ngày cuối cùng của 4 năm.
Nguyên Tứ Nhàn tắc nghẹn, lặng im chốc lát rồi bật cười.
Bất luận thật giả, người sống dẫu sao cũng nên có một tín ngưỡng tốt đẹp.
Nàng nói:
– Vậy thì tốt.
Thiều Hòa khẽ gật đầu với nàng tỏ ý cáo từ rồi xoay người đi về hướng Phật đường.
Nguyên Tứ Nhàn dõi mắt nhìn nàng ấy đi xa mới thong thả bước về phía cổng chùa, chuyện cũ trước kia ùa về trong ký ức, nhất thời lòng ngổn ngang trăm mối, đang lúc đầy tâm trạng thì chợt nghe một chất giọng quen quen hơi hoảng hốt:
– Nguyên Tứ Nhàn…
Nàng ngẩng đầu, thấy một con chó đen khổng lồ cách Lục Thời Khanh hơn một thước trước cổng chùa. Y vịn trụ chùa cứng ngắc không nhúc nhích, không biết đã giằng co với nó bao lâu trước khi nàng đến.
– …
Nhìn vẻ sợ hãi như lâm đại địch của Lục Thời Khanh, lập tức bao nhiêu ý nghĩ đa sầu đa cảm của Nguyên Tứ Nhàn bay biến sạch, nàng lao tới chắn trước người y một cách hiên ngang lẫm liệt, sau đó quay đầu nói chắc nịch:
– Chàng đi trước, ta chặn hậu!
HOÀN
Lam:
Cám ơn mọi người đã luôn theo dõi, đồng hành, sát cánh, tạo động lực cho Lam suốt thời gian edit truyện.
Rất mong rằng nếu đã đọc đến những dòng này, nghĩa là mọi người đã có một trải nghiệm thú vị cùng thế giới mà “Thiếp định chàng rồi quyết chẳng buông” đã tạo ra. Đối với editor như Lam, đó là một cảm giác thành tựu rất hạnh phúc. Cám ơn mọi người, hẹn gặp ở các dự án sau nhé.
Vừa nghe chất giọng này là Nguyên Tứ Nhàn biết sơ sơ chuyện gì xảy ra rồi. Nàng đi sau Trịnh Hoằng, nhìn trước cửa ở xa xa, quả nhiên thấy a huynh bị pháo nổ đen đúa mặt mày.
Người bịt tai nấp sau huynh ấy cũng chẳng khá khẩm gì hơn, bộ trang phục Hồi Hột vàng rực toàn thân bị dính bột tro đen tức khắc trở nên quê mùa.
Đó chính là công chúa Già Hộc.
Nàng ấy lau mặt, giẫm đế giày, tức tối cãi Nguyên Ngọc:
– Đốt pháo lộn thôi mà, hung dữ cái nỗi gì! Mà tên khốn nào bảo với ngươi là ta họ Già? Bao nhiêu năm cũng không nhớ được, ta họ Dược La Cát!
Nguyên Ngọc rống nàng ấy đến mức đau tai, hắn đưa tay ấn cằm Già Hộc, tiện thể lau vết bẩn chỗ đó rồi nói:
– Nàng hò hét ai đấy hả? Bao nhiêu năm cũng không nhớ được, bây giờ nàng là Nguyên Dược La Cát thị!
Mọi người im lặng dừng bước phía sau tiểu hoàng đế đúng lúc chứng kiến cảnh thê tử đanh đá và phu quân ngang ngược cãi nhau.
Hai người cãi rất nhiệt tình, Trịnh Hoằng không lên tiếng, người khác cũng không tiện mở miệng, chỉ có Nguyên Thù được chiều quen, không hề kiêng kỵ trước mặt bệ hạ ca ca là vui vẻ gọi họ:
– Cữu cữu, cữu mẫu!
Hai người giật mình quay đầu, đưa mắt nhìn rõ tình hình: thánh nhân ra đón họ, tay chắp sau lưng, sắc mặt bình tĩnh, thế là chân cả hai đều mềm nhũn rồi cùng vịn tay đối phương, mượn lực để đứng vững.
Bầu không khí vô cùng kinh hoảng.
Trịnh Hoằng chợt phì cười thành tiếng, nói:
– Nguyên tướng quân, Điền Nam nhiều năm không có chiến sự, tứ vực yên bình nên gân cốt ngươi nhũn hết hả?
Nguyên Ngọc vội xua tay nói chưa nhũn chưa nhũn, sau đó kéo Già Hộc tới cùng hành lễ.
Nguyên Tứ Nhàn thấy vậy, lén cong môi cười với Lục Thời Khanh.
Về cặp đôi a huynh a tẩu này của nàng, thật có thể gọi là lương duyên trời định.
Năm xưa chiến sự Hồi Hột thắng lợi, Tuyên thị và Lục Sương Dư cùng về kinh, trong đoàn có thêm một người đi cùng là Già Hộc. Vừa vào Trường An, nàng ấy vội vã chạy ngay đến Nguyên phủ ở phường Thắng Nghiệp tìm “khuê nữ” Đại Bạch và mấy con cún “ngoại tôn”, bảo rằng nàng ấy không yên tâm để bọn chó lưu lạc nên phải đích thân đến Đại Chu một chuyến để nhìn xem.
Kết quả thấy bọn chúng mọi thứ đều tốt, bọn cún do Đại Bạch và Tiểu Hắc sinh ra đều trắng trẻo mập mạp hoặc đen đúa ú nu. Già Hộc yên tâm định về nước, không ngờ vừa khéo gặp ngay lúc triều đình thanh trừng dư đảng Bình vương.
Đại Chu lúc đó có thể nói là tiêu điều khắp chốn, phạm nhân bỏ trốn chạy loạn khắp nơi, các vùng xung quanh đều không an toàn, triều đình lo thân phận nàng ấy nhạy cảm, lại một mình xa xôi về nước sẽ bị lợi dụng làm hỏng chuyện. Lục Thời Khanh bèn đề nghị tiểu thánh nhân thu xếp cho nàng ấy một nơi ở tạm, chờ phong ba qua đi hãy đưa nàng ấy về nước.
Chính trong quãng thời gian đó, Già Hộc không có thân thích bằng hữu trong kinh chỉ có thể tìm Nguyên Ngọc để chơi với chó, chơi mãi rồi không hiểu chơi kiểu gì mà đến một ngày, nàng ấy chợt tới Lục phủ ở phường Vĩnh Hưng tìm Nguyên Tứ Nhàn, lén la lén lút hỏi nàng về a tẩu trước đây.
Có câu “chuyện xấu trong nhà không thể truyền ra ngoài”, Nguyên Tứ Nhàn đương nhiên không huỵch tẹt hết, chỉ nói đơn giản là Khương Bích Nhu yếu ớt nhiều bệnh nên mất sớm, chưa kịp để lại cho Nguyên gia mụn con nào.
Già Hộc cũng thần thông quảng đại, sớm đã tra được đầu mối, bảo mình nghe nói Khương thị qua đời ở ngoại thành, và đã hòa ly với Nguyên Ngọc từ trước đó. Bởi vậy xét cho đúng về mặt ý nghĩa, Nguyên Ngọc không phải người góa vợ.
Nguyên Tứ Nhàn nghe thấy ngay cả điều này nàng ấy cũng tra rõ mười mươi thì hiểu ngay tâm tư nàng ấy, nàng hỏi:
– Công chúa muốn làm kế tẩu của tôi ư?
Già Hộc kéo tà váy xoay một vòng rồi dừng lại, hỏi:
– Phải, cô thấy bộ dạng ta như vầy có được không?
Không ai cảm thấy không được cả. Công chúa bảo bối của Khả Hãn Hồi Hột gả cho một tướng quân tang thê không quyền không thế của Đại Chu là đã hạ mình rồi. Bây giờ không còn tiên đế ngăn cản, hôn sự này cũng có tính khả thi.
Nhưng Nguyên Tứ Nhàn cảm thấy, mấu chốt nhất vẫn là tâm ý a huynh.
Già Hộc nghe vậy vô cùng tự tin, bảo chỉ là chuyện nhỏ.
Sau đó nàng ấy nói là làm, noi gương cách ban đầu Nguyên Tứ Nhàn cưa đổ Lục Thời Khanh, chây ì ở Trường An quấn lấy Nguyên Ngọc suốt ba tháng không chịu đi. Có lần mọi người cùng chơi mã cầu, nàng ấy nhờ Nguyên Tứ Nhàn dùng ná bắn nàng ấy ngã ngựa, ép Nguyên Ngọc không thể không ra tay cứu ôm nàng ấy vào lòng.
Trái tim Nguyên Ngọc không phải làm bằng gỗ đá, ba tháng ròng nó cũng rung rinh, chỉ là thứ nhất do trước đây bị thanh mai trúc mã phản bội nên lòng có vướng mắc với nữ nhân, thứ hai do từng cưới chính thất nên ít nhiều nghĩ rằng Già Hộc theo mình sẽ chịu thiệt, bởi vậy mới lần lữa mãi không chịu nhận.
Cuối cùng, Già Hộc cho một liều thuốc mạnh, giả truyền tin của Khả Hãn nói vương đình đã chọn cho nàng ấy một mối hôn sự, đối phương là một đại tướng quân danh tiếng lẫy lừng trong triều, nếu Nguyên Ngọc thật sự không cần nàng ấy thì nàng ấy đành nghe phụ thân an bài.
Nguyên Ngọc thầm nhủ vậy cũng tốt hơn đi theo mình, bảo nàng ấy cứ đi đi.
Hôm sau, Già Hộc khởi hành rời kinh, cố ý giả vờ như đi vội vã, không cho hắn cơ hội suy nghĩ. Khi Nguyên Ngọc thở phì phò đuổi kịp nàng ấy là ở biên cảnh Đại Chu.
Hắn cưỡi con ngựa to lớn, thở hổn hển gọi nàng ấy từ xa trong đoàn:
– Cô họ Già kia, đừng đem mấy chiêu trò vụng về của cô đi gây họa cho tướng quân thứ hai, tránh sau này Hồi Hột các cô đánh trận không thắng nổi! Cô… cô gả cho ta nhé?
Dứt lời, hắn tung người xuống ngựa chờ Già Hộc đáp.
Già Hộc lao tới ôm chầm hắn, đắc ý nói:
– Được được, có điều chàng yên tâm, Hồi Hột bọn ta đánh thắng nổi, vị tướng quân ta kể với chàng hơn 50 tuổi lận mà vẫn gừng càng già càng cay đấy!
– …
Lúc đó Nguyên Ngọc mới biết mình bị lừa, tức giận đẩy nàng ấy ra:
– Đi đi đi, hơn 50 tuổi vừa khéo xứng với đồ gian trá nhà cô!
Già Hộc không đi, bảo nhiều thị vệ của mình đều nghe hắn cầu hôn rồi, nếu hắn quịt thì bản mặt mình biết để vào đâu.
Nguyên Ngọc đành kéo nàng ấy về Trường An.
Khoảng nửa năm sau, tình thế triều đình ổn định hơn, Nguyên Ngọc rước Già Hộc về dinh, sau đó hai phu thê đến Diêu Châu Điền Nam sống cùng Nguyên Dị Trực và Phùng thị, một năm sau nữa sinh hạ một thằng cu mập mạp hơi đen.
Lúc đó lão vương Nam Chiếu nắm quyền, do trước đây từng hợp tác nên đã thành lập quan hệ hữu hảo với triều đình Đại Chu, suốt thời gian dài không xảy ra chiến sự. Nhưng Đại Chu vừa ngóc đầu dậy yếu ớt như đứa trẻ sơ sinh, tấm lòng canh giữ biên cương bảo vệ quốc gia của Nguyên Dị Trực không cho phép ông buông lỏng, bởi vậy cả nhà từ trước đến nay luôn ở lại tây nam. Lần này vì nhị lang Lục Nguyên Đình nên mới tụ tập sum vầy.
Theo Nguyên Tứ Nhàn thấy, với xu hướng không ngừng phát triển của Đại Chu hiện nay thì trong hai năm tới, cha có thể buông Điền Nam để về dưỡng lão được rồi.
Mọi người đứng trước cửa một lúc rồi theo sau tiểu thánh nhân vào phủ.
Nguyên Tứ Nhàn đi sau cùng trò chuyện với a huynh a tẩu, hỏi thăm sao cha mẹ vẫn chưa đến.
Nguyên Ngọc giải thích là mẹ đang trên đường tới thì nghe nói Lục lão phu nhân đang xin quẻ cho Nguyên Đình trong Quảng Hóa Tự bèn qua đó. Cha thấy mùa xuân còn se lạnh, không yên tâm để mẹ đi một mình nên đi cùng.
Không lâu sau, đôi thông gia quả nhiên nói nói cười cười quay lại, thấy thánh nhân thì giật mình, vội nhận lỗi nói không biết bệ hạ thánh giá quang lâm nên đến muộn.
Nhìn mọi người trong phòng đều ì ra đấy, thánh nhân hơi không vui:
– Trẫm đâu phải tới làm mọi người mất hứng, ở bên ngoài phân rõ quân thần nhưng đến phủ lão sư, mọi người để trẫm không làm hoàng đế một ngày có được không?
Lục Thời Khanh cười, bảo mọi người đừng cứng đờ ra đó, hãy để bệ hạ được xả hơi hiếm hoi một ngày.
Thế là cả nhà vui vẻ ăn bữa tiệc trăm ngày của Tiểu Nguyên Đình, ban đầu còn câu nệ, về sau mới thật sự không xem Trịnh Hoằng như Đại Phật, cả nhà đều có đôi có cặp, bữa cơm đoàn viên vô cùng vui vẻ.
Tiệc tan, ánh dương buổi chiều dần yếu, Trịnh Hoằng rủ ra sân chơi ngũ mộc.
Mọi người cùng đi, Lục Thời Khanh và Nguyên Tứ Nhàn một phe, Đậu A Chương và Lục Sương Dư một phe, Nguyên Ngọc và Già Hộc một phe, chia phe xong liền hỏi bệ hạ muốn chung phe với ai.
Trịnh Hoằng nghĩ ngợi rồi tóm Tiểu Nguyên Thù định ngủ trưa về chung phe.
Mọi người vây quanh bàn chơi ngũ mộc, Trịnh Hoằng vừa chơi vừa nói:
– Lão sư, lần này con tới, trừ dự tiệc trăm ngày của Nguyên Đình, đúng là còn một chuyện muốn nói với người.
Xung quanh đều là người nhà, Lục Thời Khanh bảo cậu cứ nói.
Trịnh Hoằng:
– Con muốn dời kinh đô Đại Chu đến Lạc Dương.
Mọi người đều kinh ngạc. Lục Sương Dư và Già Hộc theo bản năng nhìn Tiểu Nguyên Thù, nghĩ: bệ hạ phẫn nộ vì thích con nhóc này thật à?
Lục Thời Khanh rất bình tĩnh, không lộ vẻ bất ngờ mà hỏi ngược lại:
– Ngài nói lý do xem.
Trịnh Hoằng đĩnh đạc đáp:
– Thứ nhất, ở Trường An, quý tộc tây bắc bám rễ thâm sâu, thế gia đại tộc ngang ngược, dời đô đến Lạc Dương nhằm lấy lòng các quan viên xuất thân đông bắc, cân bằng triều cục. Thứ hai, hiện nay vùng Trường An hay bị ảnh hưởng bởi hạn hán, năm nào cũng có chuyện thiếu thốn lương thực, nhận cung ứng từ vùng khác không phải kế sách lâu dài, đã thế lại còn rất tốn kém. Trong khi đó, Lạc Dương có mạng lưới sông ngòi phức tạp sẽ tiện lợi hơn gấp mấy lần. Chuyến này con đến còn định đi đường sông ở quanh đây xem thử, nếu ổn sẽ lên kế hoạch cho chuyện này, lão sư thấy sao?
Lục Thời Khanh mỉm cười toát vẻ vui mừng, khẳng định:
– Ngài cứ mạnh tay làm đi.
Lục Sương Dư và Già Hộc nhìn nhau, lặng lẽ sờ mũi. Ờm, hóa ra là các nàng suy nghĩ nông cạn.
Có điều, bệ hạ thật sự không có ý đó sao?
Nhìn Nguyên Thù buồn ngủ nghiêng người dựa vào cánh tay Trịnh Hoằng ngủ gà ngủ gật, hai người rơi vào trầm tư.
Cuối cùng, Trịnh Hoằng thấy Nguyên Thù không chống đỡ được nữa bèn khoát tay bảo giải tán, sau đó đưa cô bé đi ngủ hệt như huynh trưởng.
Nguyên Tứ Nhàn theo sau nhìn chằm chằm, xác nhận tiểu hoàng đế chưa vào khuê phòng Nguyên Thù mới yên tâm, dọc đường về nàng gặp Nguyên Trăn cầm quyển binh pháp đi tìm Nguyên Dị Trực, có lẽ khó có dịp gặp ngoại tổ phụ nên cu cậu muốn khiêm tốn thỉnh giáo.
Nàng cảm thấy rất tốt. Tuy nàng và Lục Thời Khanh cũng có thể dạy binh pháp nhưng dẫu sao vẫn chưa đến trình độ thân kinh bách chiến như cha. Con cái Lục gia nhà họ, tuy phụ thân thoái ẩn nhưng không thể để bản thân sống hoài sống phí, tương lai nếu Đại Chu lại gặp phải phong ba vẫn phải nhờ bờ vai bọn chúng đi gánh vác.
Đúng lúc Nguyên Tứ Nhàn cũng muốn hàn huyên với cha mẹ, bèn đi cùng con trai, nhưng khi đến phòng dành cho Nguyên Dị Trực, nàng toan gõ cửa thì chợt nghe một tiếng thở dài bên trong.
Nàng vô thức dừng bước.
Nguyên Trăn cũng ma mãnh, thấy mẹ như thế thì lập tức im lặng, ngay cả thở cũng không ra tiếng.
Nguyên Tứ Nhàn lấy làm lạ, quãng thời gian này tốt đẹp viên mãn là thế, sao lại có tiếng thở dài, thế là nàng hạ thấp người, lặng lẽ áp tai nghe.
Nàng nghe mẹ nói:
– Sáng nay thiếp cùng bà thông gia ở Quảng Hóa Tự, thấy bà ấy thành tâm xin quẻ cầu Phật làm thiếp nhớ lại một chuyện. Đến nay bà thông gia vẫn chưa biết hồi trước Tử Chú và Tứ Nhàn bốc ra quẻ hung, thiếp khó chịu, cảm thấy có lỗi với bà ấy…
Hơi thở Nguyên Tứ Nhàn dừng lại, nghe cha nói:
– Năm xưa vì quẻ hung đó mà vốn định hoãn hôn, nào ngờ Tử Chú kiên trì, tiên đế lại gấp gáp, khi chúng ta gặp bà thông gia thì ván đã đóng thuyền, Nguyên Trăn Nguyên Thù đã ra đời hết, còn có thể làm sao? Nàng cũng đừng chấp nhất mấy chuyện đó, nhiều năm nay Tử Chú vẫn khỏe mạnh an ổn, đâu có vẻ gì là bị Tứ Nhàn khắc đâu.
Tay Nguyên Tứ Nhàn đặt bên cửa khẽ run phát ra tiếng động, bên trong lập tức vọng ra tiếng quát khẽ:
– Ai?
Nguyên Trăn thấy vậy vội ra hiệu cho mẹ chạy mau.
Nàng gật đầu với vẻ mặt “giao cho con đấy” rồi nhanh chóng chuồn đi.
Khi Nguyên Dị Trực bước ra xem xét thì bên ngoài chỉ còn mỗi mình Nguyên Trăn.
Nguyên Tứ Nhàn chạy vội, không để ý chỗ ngoặt phía trước, đầu óc chỉ ong ong toàn lời cha mẹ ban nãy, thế rồi va phải một người.
May mà không phải ai khác, là Lục Thời Khanh.
Thấy nàng lớn rồi mà còn lỗ mãng như vậy, y vịn vai giữ nàng lại kịp rồi nhìn ra sau nàng, hỏi:
– Bị ma rượt à?
Nguyên Tứ Nhàn há miệng nhưng không đáp, nhớ đến những điều vừa nghe, ánh mắt nhìn y trở nên lấp lánh.
Nàng nghĩ mình hiểu được đại khái. Sinh thần bát tự của nàng vốn thật sự khắc Lục Thời Khanh, dẫu sao nhìn từ kiếp trước thì y vì nàng mà mất sớm, còn kiếp này thì y lại vì nàng mà lãnh trọn một đao.
May mắn là, sinh thần bát tự ấy vô hiệu rồi.
Từ khoảnh khắc mơ thấy kiếp trước, nàng đã trùng sinh. Số mệnh nàng thay đổi, số mệnh Lục Thời Khanh cũng thế.
Nhưng dẫu biết giờ mình không khắc Lục Thời Khanh nữa, nàng vẫn muốn khóc.
Vì khi Lục Thời Khanh kiên trì đòi cưới nàng, y chưa biết gì cả.
Trời cho y quẻ hung, nhưng y vẫn muốn nghịch trời đòi cưới.
Nàng chợt giang tay ôm chặt y.
Lục Thời Khanh cúi đầu hỏi nàng sao thế.
Nàng lắc đầu đáp không sao, nuốt nước mắt vào, cười nói:
– Lục Tử Chú, thiếp muốn làm phúc tinh cả đời của chàng.
Lục Thời Khanh khó hiểu, chưa kịp suy nghĩ kỹ thì nghe nàng nói:
– Ngày mai chúng ta đến Quảng Hóa Tự đi.
Y hỏi đến đó làm gì.
Nàng nghiêm túc đáp:
– Cảm tạ trời.
Lục Thời Khanh bảo không dậy nổi, không đi, muốn cảm tạ ông trời thì ở nhà cảm tạ cũng được. Nhưng sáng hôm sau Nguyên Tứ Nhàn vẫn có cách kéo y dậy khỏi giường.
Y đành vừa than thở vừa mặc y phục, cùng nàng đi chùa.
Mồng 5 tháng 2, sắc xuân tràn trề, Quảng Hóa Tự hương khói dồi dào, khách tới lui tấp nập.
Trong cảnh chen chúc, Nguyên Tứ Nhàn tạ ơn ông trời, tạ ơn Phật Tổ, tạ ơn hết tổ tông 18 đời một lượt mới chịu ra. Lục Thời Khanh vốn định qua loa, nhưng thấy nàng thành kính như vậy cũng cùng bái lạy, chờ khó khăn lắm mới chen khỏi Quảng Hóa Tự thì nàng đột nhiên dừng bước.
Nguyên Tứ Nhàn quay đầu nhìn chằm chằm một nữ ni cô đang đi xuôi dòng người về hướng Phật đường, nàng hỏi Lục Thời Khanh:
– Chàng xem người kia có phải…?
Lục Thời Khanh nhìn theo ánh mắt nàng, hơi cau mày, toan mở miệng thì nàng vùng khỏi tay y, quay lại chùa:
– Chàng chờ thiếp ở cổng chùa.
Nguyên Tứ Nhàn vừa đuổi nhanh theo người đó vừa gọi:
– Nữ sư phụ xin dừng bước!
Nữ ni cô dừng bước, nhưng cúi đầu không đáp.
Thấy nàng ấy dừng, Nguyên Tứ Nhàn thả chậm bước chân, từ từ đuổi theo rồi vòng ra trước mặt. Khoảnh khắc nhìn rõ gương mặt ấy, sóng lòng nàng trào dâng cuồn cuộn.
Quả đúng là Thiều Hòa.
Năm xưa khi Trịnh Trạc cứu Trịnh Hoằng cũng đồng thời cứu cả Thiều Hòa và Lương hoàng hậu. Lương hoàng hậu an ổn làm thái hậu Đại Chu, nhưng Thiều Hòa không còn thân phận, cũng không còn mặt mũi về kinh, bởi thế nàng ấy rời đi mà chẳng nói câu nào.
Không ai biết nàng ấy đi đâu, Nam Chiếu cũng chưa bao giờ quan tâm nàng ấy sống chết thế nào.
Có lần Nguyên Tứ Nhàn đoán, nàng ấy là người thuận theo số mệnh, có lẽ vẫn đi Đôn Hoàng như kiếp trước.
Không ngờ hôm nay lại gặp nàng ấy ở đây.
Thiều Hòa vẫn cúi đầu không nhìn nàng, chắp tay như gặp người xa lạ:
– Nữ thí chủ có gì chỉ giáo?
Nguyên Tứ Nhàn không muốn nói lời sáo rỗng với nàng ấy, hơi ngập ngừng rồi nói thẳng:
– …Thiều Hòa, mấy năm nay cô vẫn ổn chứ?
Dường như vì thái độ thẳng thắn của nàng, Thiều Hòa cuối cùng cũng ngẩng đầu, chắp tay nhàn nhạt đáp:
– Nhọc huyện chúa quan tâm, ta rất ổn.
Nguyên Tứ Nhàn nghĩ, trước đây Thiều Hòa căn bản không có con, một thân một mình sao tốt được, chỉ có thể hướng Phật cầu thanh tịnh mà thôi.
Thời gian trôi qua đã lâu, nàng không muốn tính sổ cái chết của Trịnh Trạc lên đầu Thiều Hòa, vả lại dù muốn cũng chẳng thể tính rõ ràng.
Thiên ngôn vạn ngữ đều chẳng thốt thành lời, Nguyên Tứ Nhàn lựa chọn đè chúng xuống, chỉ nói:
– Ổn là tốt rồi. Hôm nay cô tới Quảng Hóa Tự tụng kinh sao?
Thiều Hòa mỉm cười gật đầu:
– Kiếp trước sau khi đến Đôn Hoàng, ta từng tụng kinh cho Lục trung thư 4 năm, giờ nhớ lại, ta cũng tụng kinh cho lục ca 4 năm, biết đâu…
Nói tới đây, nàng ấy khựng lại, cụp mắt:
– Biết đâu ở một thế giới khác, huynh ấy cũng có được một kiếp sau trọn vẹn. Hôm nay là ngày cuối cùng của 4 năm.
Nguyên Tứ Nhàn tắc nghẹn, lặng im chốc lát rồi bật cười.
Bất luận thật giả, người sống dẫu sao cũng nên có một tín ngưỡng tốt đẹp.
Nàng nói:
– Vậy thì tốt.
Thiều Hòa khẽ gật đầu với nàng tỏ ý cáo từ rồi xoay người đi về hướng Phật đường.
Nguyên Tứ Nhàn dõi mắt nhìn nàng ấy đi xa mới thong thả bước về phía cổng chùa, chuyện cũ trước kia ùa về trong ký ức, nhất thời lòng ngổn ngang trăm mối, đang lúc đầy tâm trạng thì chợt nghe một chất giọng quen quen hơi hoảng hốt:
– Nguyên Tứ Nhàn…
Nàng ngẩng đầu, thấy một con chó đen khổng lồ cách Lục Thời Khanh hơn một thước trước cổng chùa. Y vịn trụ chùa cứng ngắc không nhúc nhích, không biết đã giằng co với nó bao lâu trước khi nàng đến.
– …
Nhìn vẻ sợ hãi như lâm đại địch của Lục Thời Khanh, lập tức bao nhiêu ý nghĩ đa sầu đa cảm của Nguyên Tứ Nhàn bay biến sạch, nàng lao tới chắn trước người y một cách hiên ngang lẫm liệt, sau đó quay đầu nói chắc nịch:
– Chàng đi trước, ta chặn hậu!
HOÀN
Lam:
Cám ơn mọi người đã luôn theo dõi, đồng hành, sát cánh, tạo động lực cho Lam suốt thời gian edit truyện.
Rất mong rằng nếu đã đọc đến những dòng này, nghĩa là mọi người đã có một trải nghiệm thú vị cùng thế giới mà “Thiếp định chàng rồi quyết chẳng buông” đã tạo ra. Đối với editor như Lam, đó là một cảm giác thành tựu rất hạnh phúc. Cám ơn mọi người, hẹn gặp ở các dự án sau nhé.