Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 75
Mộ Tình nói: "Điện hạ, sao huynh đi một phát nhiều ngày thế?"
Tạ Liên ngẩn ra: "Ta đi lâu lắm sao?"
Đi đi đến đến, lên trời xuống đất, thu nước trong hồ, đạp mây tạo mưa, chẳng phân ngày đêm, sớm đã tiêu tốn rất nhiều thời gian, mà y lại không hề phát giác. Mộ Tình nói: "Nhiều ngày lắm rồi! Lời cầu nguyện của tín đồ bên điện Thái Tử đã chất thành núi."
Lúc này, Tạ Liên phát giác mưa phùn yếu dần, bèn vươn tay ra, nói: "Chẳng phải ta đã dặn dò, bảo các ngươi mau chóng giải quyết những việc quan trọng sao?"
Mộ Tình đáp: "Những gì giải quyết được, tất nhiên chúng ta đã giải quyết hết rồi, nhưng mà... còn rất nhiều lời cầu nguyện mà chúng ta không đủ tư cách vượt cấp làm thay. Bởi vậy trước đó ta mới bảo điện hạ đừng ém quá lâu, mau mau trở về."
Mộ Tình nói hết câu, mưa cũng tạnh. Thời gian kéo dài của cơn mưa này còn ngắn hơn tưởng tượng của Tạ Liên, lòng y không khỏi trĩu nặng. Mây đen giữa trời dần dần tản ra, chầm chậm rơi vào chiếc nón trúc màu xanh, Tạ Liên chìa hai tay bắt lấy, nói: "Nhưng ngươi nhìn tình hình này đi, ta cũng không thể phân thân được."
Mộ Tình nhíu mày: "Điện hạ, huynh mượn được pháp bảo của Vũ Sư rồi sao? Nước này dời đến từ đâu?"
Tạ Liên nói: "Nước Vũ Sư ở phía Nam."
Mộ Tình hỏi: "Xa vậy ư? Một lần dời thế này tốn bao nhiêu pháp lực của huynh? Hơn nữa phạm vi mỗi lần đổ mưa rất nhỏ, lại không kéo dài được bao lâu, cứ hao tốn kiểu này, huynh làm sao ứng phó nổi lời cầu nguyện của tín đồ trong điện Thái Tử?"
Không cần Mộ Tình nói, Tạ Liên cũng tỏ tường. Y là Võ Thần, tín đồ trong điện Thái Tử là căn cơ lập điện và cội nguồn pháp lực của y. Hành động này chẳng khác nào bỏ căn cơ theo đuổi cái khác, hễ mà sơ sẩy, sợ rằng hai bên đều lo không xong, nhưng ngoại trừ làm thế, còn cách nào nữa chứ?
Tạ Liên nói: "Ta biết. Nhưng cứ cái đà này, nếu bên Vĩnh An bùng phát bạo động, sớm muộn gì cũng lan đến điện Thái Tử."
Mộ Tình lại nói: "Đã sắp bùng phát rồi!"
Tạ Liên hoảng hốt: "Gì cơ?"
Sau khi nghe Mộ Tình thông báo, Tạ Liên tức tốc trở về hoàng thành Tiên Lạc. Đi đến đường Thần Võ, vừa khéo gặp phải một nhóm binh sĩ hoàng gia võ trang đầy đủ, đang cầm lợi khí (vũ khí sắc bén) áp giải một đám đàn ông đầu tay đeo gông áo quần rách rưới đi tới. Dân chúng đứng đầy hai bên đường, sắc mặt ai nấy cũng vừa kích động vừa căm phẫn. Phong Tín tay giương cung đen, bày thế trận sẵn sàng đón địch, dường như đang đề phòng dân chúng hai bên bạo động. Tạ Liên quát: "Phong Tín! Những người bị áp giải là ai? Phạm tội gì? Đưa đi đâu?"
Nghe giọng Tạ Liên, Phong Tín bước nhanh tới, nói: "Điện hạ! Những người này đều là người Vĩnh An."
Hàng đàn ông này ai cũng cao gầy, màu da hơi sạm, tầm vài chục người. Phía sau nhóm binh sĩ áp giải bọn họ còn có vài cụ già, cùng với một ít phụ nữ và trẻ em mặt đầy hoảng hốt. Tạ Liên hỏi: "Đằng sau cũng toàn là người Vĩnh An?"
Mộ Tình đáp: "Phải."
Thì ra mấy tháng nay Vĩnh An gặp đại hạn, những người trước đây định cư ở Vĩnh An lục tục chạy nạn sang phía Đông. Một nhóm vài chục người thì chưa thấy rõ, nhưng tính đến hiện tại đã có hơn năm trăm người chạy nạn sang đây. Hơn năm trăm người đó tụ lại một chỗ, đầu người đông nghìn nghịt, vậy thì thấy rất rõ.
Nhóm người Vĩnh An này chưa quen với cuộc sống nơi đây, hai bàn tay trắng, vừa mở miệng là lộ rõ chất giọng vùng khác, đặt chân đến một thành trì xa lạ mà phồn hoa, dĩ nhiên muốn xúm thành một tốp sưởi ấm cho nhau, vì vậy bọn họ tìm khắp hoàng thành Tiên Lạc, cuối cùng tìm được một vùng đất xanh tốt không người sinh sống, thế là vui mừng khôn xiết, dựng nhà lều ở đây làm chỗ nghỉ chân.
Thật không may là, tuy vùng đất xanh tốt này đích thực không người sinh sống, nhưng lại là ánh trăng sáng trong lòng nhân sĩ hoàng thành. Người Tiên Lạc người quen hưởng thụ và thưởng thức, vì cái đẹp nơi đây, rất nhiều người dân hoàng thành rảnh rỗi không có gì làm sẽ đến vùng đất xanh tốt này tản bộ, khiêu vũ, luyện kiếm, ngâm thơ, vẽ tranh, tụ họp. Còn Vĩnh An tọa lạc tại phía Tây Tiên Lạc, đất đai cằn cỗi, vốn đã nghèo nàn, tính tình và phong tục của dân chúng nơi đó cũng khác xa dân chúng phía Đông Tiên Lạc. So với bọn họ, dân chúng hoàng thành thường có thể ý thức sâu sắc hơn rằng mình mới là "người Tiên Lạc" chính thống. Giờ đây, chốn khi xưa thanh nhã lại bị một đám dân chạy nạn chiếm đóng, suốt ngày nấu thuốc, khóc than, giặt quần áo, nhóm lửa, mùi mồ hôi và mùi thức ăn thừa thúi rình bay đầy, khiến cho rất nhiều người dân sống lân cận không tài nào chịu nổi, oán giận không ngớt.
Thật ra mấy cụ già Vĩnh An dẫn đầu thừa biết điều đó chứ, bọn họ cũng muốn dời sang nơi khác, nhưng hoàng thành vốn đã đông dân cư, dời đến đâu cũng chật ních người, không tìm được nơi nào khác có thể xếp chỗ cho nhiều người như thế, huống chi trong hơn năm trăm người này còn có trẻ em và phụ nữ già yếu bị thương bị bệnh, không thích hợp di chuyển nhiều lần, vậy nên buộc phải hành xử thận trọng, mặt dày ở lì không đi. Dân chúng hoàng thành tuy bất mãn là thế, nhưng dù sao cũng là người một nước, nếu đã gặp nạn thì tạm thời ráng nhịn vậy.
Nghe đến đó, hàng binh sĩ áp giải vài chục gã đàn ông Vĩnh An đi tới cổng chợ, quát tháo ra lệnh: "Quỳ xuống!"
Những người Vĩnh An kia tỏ vẻ không phục, nhưng đao kề trên cổ, không quỳ cũng phải quỳ. Thấy bọn họ quỳ xuống nhấp nhô cao thấp không đều, dân chúng hoàng thành đứng vây xem có người thở dài, có người hả giận. Tạ Liên hỏi: "Theo lời ngươi nói, hai bên đều đang nhẫn nhịn, vậy hôm nay là sao đây?"
Phong Tín và Mộ Tình còn chưa trả lời, trong đám dân có một người phụ nữ dập đầu gào khóc*: "Lũ trộm cướp man rợ các ngươi! Trộm gà trộm chó rồi còn đánh tướng công ta ra nông nỗi đó, muốn bò dậy cũng bò không nổi, nếu tướng công ta có mệnh hệ gì, ta liều mạng với các ngươi!"
*Nguyên văn là 哭天抢地: ý bảo miệng kêu trời, đập đầu xuống đất gào khóc tức tưởi.
Vài người bên cạnh vội vàng an ủi nàng, có người còn trách mắng: "Kẻ bỏ nhà rời quê đến địa bàn của người khác mà chẳng biết an phận thủ thường!"
"Đúng đấy, đến nhà người khác mà không khách sáo tí nào, còn trộm đồ nữa!"
Một chàng trai trẻ đeo gông không giữ được bình tĩnh, biện bạch: "Từ đầu đã nói không phải là bọn ta trộm! Kẻ ra tay trước cũng không phải bọn ta! Chưa kể bên bọn ta cũng có người bị thương..." Một cụ già quát bảo ngừng: "Đừng nói nữa!"
Chàng trai trẻ kia tức tối ngậm miệng. Phong Tín nói: "Trong hoàng thành có người mất một con chó, bởi vì trước đây có trẻ em Vĩnh An đói quá trộm vịt của người ta luộc ăn, nên lần này cũng tình nghi là bị người Vĩnh An bắt đi nướng ăn, thế là chạy sang bên bọn họ hỏi, nói không hợp một câu đã choảng nhau."
Tạ Liên chỉ cảm thấy không lý giải nổi: "Chỉ vì một con chó mà làm ầm ĩ như thế, bắt nhiều người như thế sao?"
Phong Tín đáp: "Đúng vậy, chỉ vì một con chó mà ầm ĩ như thế. Hai bên nhịn nhau đã lâu, chuyện nhỏ cũng thành chuyện lớn. Hai bên đều thề thốt nói rằng đối phương ra tay trước, là lỗi của đối phương, choảng nhau túi bụi một trận, không hiểu sao càng đánh càng lớn."
Một binh sĩ dẫn đầu quát: "Tụ tập gây rối, nghiêm trị không tha! Đeo gông thị chúng, không được tái phạm!" Nói xong lùi ra, giây tiếp theo, hàng loạt người bắt đầu ném rau cải và trứng thối vào đám đàn ông Vĩnh An kia. Mấy người lớn tuổi thì khom lưng nói khắp bốn phía: "Xin lỗi, các vị, xin lỗi." "Xin thủ hạ lưu tình, thủ hạ lưu tình."
*Thị chúng: bêu trước đám đông, thường chỉ trừng trị phạm nhân trước công chúng.
Mặc dù Tạ Liên cho rằng đúng là chuyện bé xé ra to, hoang đường tột độ, nhưng đại khái vẫn thông hiểu được, nói: "Vậy rốt cuộc có phải bọn họ trộm không? Tìm được con chó kia chưa?"
Phong Tín lắc đầu: "Chuyện đó ai biết được. Ăn xong chỉ cần đổ vụn xương, còn ai tìm được nữa? Có điều nhìn nét mặt, ta cảm thấy không giống là do bọn họ trộm."
Nhưng mà, hiển nhiên binh sĩ hoàng thành sẽ phán xét nghiêng về phía dân chúng hoàng thành, bất luận có trộm hay không, nếu đã đánh nhau thì chắc chắn là do người Vĩnh An không đúng. Nhất là khi cánh đàn ông hoàng thành rất thích vui đùa, không giỏi đánh nhau như đàn ông Vĩnh An, xem ra lần này bị người vùng khác đánh tơi bời, mất sạch thể diện, oán thù kết sâu. Tạ Liên lắc đầu, lia mắt qua nhìn, chợt phát hiện trong hàng đàn ông Vĩnh An này có một thanh niên cúi đầu đứng giữa trông vô cùng quen mắt, chính là thanh niên Lang Anh chôn con trong khu rừng nhỏ kia.
Tạ Liên lập tức ngẩn ra. Lúc này, gần đó có người oán trách: "Sao ta cảm thấy mấy tháng nay người Vĩnh An trong hoàng thành càng đến càng đông nhỉ, hôm nay còn dám đánh người nữa."
"Chắc không phải bọn họ muốn qua đây hết chứ?"
Một gã đàn ông trông như thương nhân vung hai tay loạn xạ, nói: "Quốc vương bệ hạ sẽ không đồng ý đâu! Mấy hôm trước nhà của ta đã bị người Vĩnh An vào trộm đồ, nếu bọn họ túa qua đây hết, vậy còn được sao?"
Nghe gã nói thế, Lang Anh vẫn một mực cúi đầu mặc cho rau quả ném đầy mặt thình lình ngẩng đầu lên, nói: "Ngươi nhìn thấy à."
Không ngờ người này lại nói chuyện với mình, thương nhân kia thuận miệng đáp: "Cái gì?"
Lang Anh hỏi: "Người Vĩnh An trộm đồ nhà ngươi, là ngươi tận mắt nhìn thấy sao?"
"......" Thương nhân kia nói: "Ta không tận mắt nhìn thấy, nhưng trước giờ luôn yên lành, sau khi các ngươi tới mới tự dưng bị trộm, chẳng lẽ nó không liên quan chút nào đến các ngươi?"
Lang Anh gật đầu: "Thì ra là thế. Ta hiểu rồi. Trước khi chúng ta đến, kẻ trộm đồ đều là các ngươi, sau khi chúng ta đến, kẻ trộm đồ đều là chúng ta..."
Lời còn chưa dứt, một trái hồng chín rữa bay xoáy tới, đập vào khóe miệng của Lang Anh, trông như nôn ra một đóa hoa máu lớn. Thương nhân kia phì cười ra tiếng, ánh mắt Lang Anh hờ hững, ngậm miệng không nói nữa.
Tạ Liên biến đổi những hòn đá sắc nhọn ném về phía các thanh niên Vĩnh An, để bọn họ không đến mức máu chảy đầu rơi. Trận thị chúng này tiến hành mãi đến chập tối, dân chúng vây xem từ từ giải tán, đám binh sĩ thấy đủ rồi, bây giờ mới ngạo mạn mở gông, cảnh cáo sau này không được gây chuyện thị phi nữa, bằng không nhất định không dễ dàng bỏ qua. Mấy người lớn tuổi một mực cúi người gật đầu cười làm lành, cam đoan sẽ không tái phạm, Lang Anh lại tỏ ra bình thản, tùy ý bỏ đi. Thấy hắn đi một mình, Tạ Liên chộp đúng thời cơ, vụt ra từ sau thân cây, chặn đường của hắn.
Tạ Liên bất chợt xuất hiện, đầu tiên ánh mắt của Lang Anh chuyển lạnh, trong phút chốc, dường như muốn ra tay bóp cổ họng của y. Ngay tích tắc sau khi thấy rõ người đến, hắn rút lại cánh tay còn chưa duỗi ra, nói: "Là ngươi."
Hình dạng mà Tạ Liên hóa thành chính là tiểu đạo sĩ kia. Bị cái vồ hụt khi nãy của Lang Anh làm cho thoáng sửng sốt, y nghĩ thầm: "Võ nghệ của người này khá lợi hại." Sau đó nói: "Ta đã tặng viên ngọc đó cho ngươi, sao ngươi không mang nó về Vĩnh An?"
Lang Anh nhìn y, đáp: "Con ta ở đây, ta cũng ở đây."
Ngừng một hồi, hắn lấy viên ngọc san hô ra khỏi dây lưng, nói: "Ngươi muốn lấy lại cái này không? Trả ngươi."
Trên bàn tay Lang Anh đưa viên ngọc qua còn có vết bầm do đeo gông. Im lặng chốc lát, Tạ Liên không nhận, nói: "Về đi. Hôm nay Lang Nhi Loan mưa rồi."
Y chỉ trời, nói: "Ngày mai! Sẽ còn mưa nữa. Ta đảm bảo đấy, nhất định sẽ mưa."
Lang Anh lại lắc đầu, nói: "Bất luận có mưa không cũng không về được nữa."
Nhìn bóng lưng Lang Anh bỏ đi, Tạ Liên ngớ người giây lát, chỉ cảm thấy phiền muộn vô cùng.
Thuở xưa lúc chưa phi thăng, dường như chẳng có muộn phiền chi, y muốn làm gì là sẽ làm được tuốt. Nào ngờ sau khi phi thăng, dường như trong lúc bất chợt, y đã bị phiền muộn vô cùng vô tận bủa vây. Có phiền muộn của người khác, cũng có phiền muộn của chính mình. Muốn làm một chuyện mà lại khó khăn như thế, được này mất nọ, lực bất tòng tâm. Tạ Liên thở dài rồi cũng xoay người rời khỏi, quay về điện Thái Tử, giải quyết lời cầu nguyện tồn đọng suốt nhiều ngày của các tín đồ.
Dẫu vậy, Tạ Liên cũng không phải là người phiền muộn nhất. Quốc vương mới phải.
Nỗi lo của quốc vương Tiên Lạc trở thành sự thật, hơn năm trăm người Vĩnh An kia chỉ là bước đầu mà thôi.
Trong nhiều lần xuôi Nam ngược Bắc, Tạ Liên cầm nón Vũ Sư mượn được, dùng năng lực của một mình mình, làm phép tạo mưa. Mỗi lần tạo mưa phải tốn ít nhất năm sáu ngày và lượng lớn pháp lực, nếu không phải là y, e rằng thật sự không có người nào chịu được kiểu bôn ba chạy đôn chạy đáo như thế. Tất nhiên, ngoại trừ Quân Ngô. Nhưng nơi cai quản của Thần Võ Đại Đế rộng hơn y nhiều, tín đồ và lãnh thổ cần tiêu tốn tinh lực cũng nhiều hơn một nước Tiên Lạc, làm sao Tạ Liên có thể đi xin Quân Ngô hao tâm tổn trí vì việc này? Huống chi một lần chỉ có thể tưới mát một phần đất nhỏ của Vĩnh An, mà còn không kéo dài được bao lâu, tuy có thuyên giảm nhưng không thể trị tận gốc. Vì vậy một tháng sau, người Vĩnh An bắt đầu chính thức kết bè kết đội di cư về phía Đông. Ban đầu là một nhóm vài chục người, bây giờ là vài trăm người, vài nghìn người, nhiều vô số kể, hội tụ thành sông.
Qua thêm một tháng, quốc vương Tiên Lạc ban hành một mệnh lệnh: Xét thấy mấy tháng nay giao tranh không ngừng, ẩu đả liên miên, vì duy trì an ninh trong hoàng thành, bắt đầu từ hôm nay, người Vĩnh An lang bạt trong vương đô Tiên Lạc phải rút hết khỏi hoàng thành. Mỗi người được cho lộ phí nhất định, đến thành trấn khác an cư trú tạm.
Ngay trước mặt dòng người Vĩnh An nườm nượp đi về phía Đông, đóng cổng chính hoàng thành Tiên Lạc.
Tạ Liên ngẩn ra: "Ta đi lâu lắm sao?"
Đi đi đến đến, lên trời xuống đất, thu nước trong hồ, đạp mây tạo mưa, chẳng phân ngày đêm, sớm đã tiêu tốn rất nhiều thời gian, mà y lại không hề phát giác. Mộ Tình nói: "Nhiều ngày lắm rồi! Lời cầu nguyện của tín đồ bên điện Thái Tử đã chất thành núi."
Lúc này, Tạ Liên phát giác mưa phùn yếu dần, bèn vươn tay ra, nói: "Chẳng phải ta đã dặn dò, bảo các ngươi mau chóng giải quyết những việc quan trọng sao?"
Mộ Tình đáp: "Những gì giải quyết được, tất nhiên chúng ta đã giải quyết hết rồi, nhưng mà... còn rất nhiều lời cầu nguyện mà chúng ta không đủ tư cách vượt cấp làm thay. Bởi vậy trước đó ta mới bảo điện hạ đừng ém quá lâu, mau mau trở về."
Mộ Tình nói hết câu, mưa cũng tạnh. Thời gian kéo dài của cơn mưa này còn ngắn hơn tưởng tượng của Tạ Liên, lòng y không khỏi trĩu nặng. Mây đen giữa trời dần dần tản ra, chầm chậm rơi vào chiếc nón trúc màu xanh, Tạ Liên chìa hai tay bắt lấy, nói: "Nhưng ngươi nhìn tình hình này đi, ta cũng không thể phân thân được."
Mộ Tình nhíu mày: "Điện hạ, huynh mượn được pháp bảo của Vũ Sư rồi sao? Nước này dời đến từ đâu?"
Tạ Liên nói: "Nước Vũ Sư ở phía Nam."
Mộ Tình hỏi: "Xa vậy ư? Một lần dời thế này tốn bao nhiêu pháp lực của huynh? Hơn nữa phạm vi mỗi lần đổ mưa rất nhỏ, lại không kéo dài được bao lâu, cứ hao tốn kiểu này, huynh làm sao ứng phó nổi lời cầu nguyện của tín đồ trong điện Thái Tử?"
Không cần Mộ Tình nói, Tạ Liên cũng tỏ tường. Y là Võ Thần, tín đồ trong điện Thái Tử là căn cơ lập điện và cội nguồn pháp lực của y. Hành động này chẳng khác nào bỏ căn cơ theo đuổi cái khác, hễ mà sơ sẩy, sợ rằng hai bên đều lo không xong, nhưng ngoại trừ làm thế, còn cách nào nữa chứ?
Tạ Liên nói: "Ta biết. Nhưng cứ cái đà này, nếu bên Vĩnh An bùng phát bạo động, sớm muộn gì cũng lan đến điện Thái Tử."
Mộ Tình lại nói: "Đã sắp bùng phát rồi!"
Tạ Liên hoảng hốt: "Gì cơ?"
Sau khi nghe Mộ Tình thông báo, Tạ Liên tức tốc trở về hoàng thành Tiên Lạc. Đi đến đường Thần Võ, vừa khéo gặp phải một nhóm binh sĩ hoàng gia võ trang đầy đủ, đang cầm lợi khí (vũ khí sắc bén) áp giải một đám đàn ông đầu tay đeo gông áo quần rách rưới đi tới. Dân chúng đứng đầy hai bên đường, sắc mặt ai nấy cũng vừa kích động vừa căm phẫn. Phong Tín tay giương cung đen, bày thế trận sẵn sàng đón địch, dường như đang đề phòng dân chúng hai bên bạo động. Tạ Liên quát: "Phong Tín! Những người bị áp giải là ai? Phạm tội gì? Đưa đi đâu?"
Nghe giọng Tạ Liên, Phong Tín bước nhanh tới, nói: "Điện hạ! Những người này đều là người Vĩnh An."
Hàng đàn ông này ai cũng cao gầy, màu da hơi sạm, tầm vài chục người. Phía sau nhóm binh sĩ áp giải bọn họ còn có vài cụ già, cùng với một ít phụ nữ và trẻ em mặt đầy hoảng hốt. Tạ Liên hỏi: "Đằng sau cũng toàn là người Vĩnh An?"
Mộ Tình đáp: "Phải."
Thì ra mấy tháng nay Vĩnh An gặp đại hạn, những người trước đây định cư ở Vĩnh An lục tục chạy nạn sang phía Đông. Một nhóm vài chục người thì chưa thấy rõ, nhưng tính đến hiện tại đã có hơn năm trăm người chạy nạn sang đây. Hơn năm trăm người đó tụ lại một chỗ, đầu người đông nghìn nghịt, vậy thì thấy rất rõ.
Nhóm người Vĩnh An này chưa quen với cuộc sống nơi đây, hai bàn tay trắng, vừa mở miệng là lộ rõ chất giọng vùng khác, đặt chân đến một thành trì xa lạ mà phồn hoa, dĩ nhiên muốn xúm thành một tốp sưởi ấm cho nhau, vì vậy bọn họ tìm khắp hoàng thành Tiên Lạc, cuối cùng tìm được một vùng đất xanh tốt không người sinh sống, thế là vui mừng khôn xiết, dựng nhà lều ở đây làm chỗ nghỉ chân.
Thật không may là, tuy vùng đất xanh tốt này đích thực không người sinh sống, nhưng lại là ánh trăng sáng trong lòng nhân sĩ hoàng thành. Người Tiên Lạc người quen hưởng thụ và thưởng thức, vì cái đẹp nơi đây, rất nhiều người dân hoàng thành rảnh rỗi không có gì làm sẽ đến vùng đất xanh tốt này tản bộ, khiêu vũ, luyện kiếm, ngâm thơ, vẽ tranh, tụ họp. Còn Vĩnh An tọa lạc tại phía Tây Tiên Lạc, đất đai cằn cỗi, vốn đã nghèo nàn, tính tình và phong tục của dân chúng nơi đó cũng khác xa dân chúng phía Đông Tiên Lạc. So với bọn họ, dân chúng hoàng thành thường có thể ý thức sâu sắc hơn rằng mình mới là "người Tiên Lạc" chính thống. Giờ đây, chốn khi xưa thanh nhã lại bị một đám dân chạy nạn chiếm đóng, suốt ngày nấu thuốc, khóc than, giặt quần áo, nhóm lửa, mùi mồ hôi và mùi thức ăn thừa thúi rình bay đầy, khiến cho rất nhiều người dân sống lân cận không tài nào chịu nổi, oán giận không ngớt.
Thật ra mấy cụ già Vĩnh An dẫn đầu thừa biết điều đó chứ, bọn họ cũng muốn dời sang nơi khác, nhưng hoàng thành vốn đã đông dân cư, dời đến đâu cũng chật ních người, không tìm được nơi nào khác có thể xếp chỗ cho nhiều người như thế, huống chi trong hơn năm trăm người này còn có trẻ em và phụ nữ già yếu bị thương bị bệnh, không thích hợp di chuyển nhiều lần, vậy nên buộc phải hành xử thận trọng, mặt dày ở lì không đi. Dân chúng hoàng thành tuy bất mãn là thế, nhưng dù sao cũng là người một nước, nếu đã gặp nạn thì tạm thời ráng nhịn vậy.
Nghe đến đó, hàng binh sĩ áp giải vài chục gã đàn ông Vĩnh An đi tới cổng chợ, quát tháo ra lệnh: "Quỳ xuống!"
Những người Vĩnh An kia tỏ vẻ không phục, nhưng đao kề trên cổ, không quỳ cũng phải quỳ. Thấy bọn họ quỳ xuống nhấp nhô cao thấp không đều, dân chúng hoàng thành đứng vây xem có người thở dài, có người hả giận. Tạ Liên hỏi: "Theo lời ngươi nói, hai bên đều đang nhẫn nhịn, vậy hôm nay là sao đây?"
Phong Tín và Mộ Tình còn chưa trả lời, trong đám dân có một người phụ nữ dập đầu gào khóc*: "Lũ trộm cướp man rợ các ngươi! Trộm gà trộm chó rồi còn đánh tướng công ta ra nông nỗi đó, muốn bò dậy cũng bò không nổi, nếu tướng công ta có mệnh hệ gì, ta liều mạng với các ngươi!"
*Nguyên văn là 哭天抢地: ý bảo miệng kêu trời, đập đầu xuống đất gào khóc tức tưởi.
Vài người bên cạnh vội vàng an ủi nàng, có người còn trách mắng: "Kẻ bỏ nhà rời quê đến địa bàn của người khác mà chẳng biết an phận thủ thường!"
"Đúng đấy, đến nhà người khác mà không khách sáo tí nào, còn trộm đồ nữa!"
Một chàng trai trẻ đeo gông không giữ được bình tĩnh, biện bạch: "Từ đầu đã nói không phải là bọn ta trộm! Kẻ ra tay trước cũng không phải bọn ta! Chưa kể bên bọn ta cũng có người bị thương..." Một cụ già quát bảo ngừng: "Đừng nói nữa!"
Chàng trai trẻ kia tức tối ngậm miệng. Phong Tín nói: "Trong hoàng thành có người mất một con chó, bởi vì trước đây có trẻ em Vĩnh An đói quá trộm vịt của người ta luộc ăn, nên lần này cũng tình nghi là bị người Vĩnh An bắt đi nướng ăn, thế là chạy sang bên bọn họ hỏi, nói không hợp một câu đã choảng nhau."
Tạ Liên chỉ cảm thấy không lý giải nổi: "Chỉ vì một con chó mà làm ầm ĩ như thế, bắt nhiều người như thế sao?"
Phong Tín đáp: "Đúng vậy, chỉ vì một con chó mà ầm ĩ như thế. Hai bên nhịn nhau đã lâu, chuyện nhỏ cũng thành chuyện lớn. Hai bên đều thề thốt nói rằng đối phương ra tay trước, là lỗi của đối phương, choảng nhau túi bụi một trận, không hiểu sao càng đánh càng lớn."
Một binh sĩ dẫn đầu quát: "Tụ tập gây rối, nghiêm trị không tha! Đeo gông thị chúng, không được tái phạm!" Nói xong lùi ra, giây tiếp theo, hàng loạt người bắt đầu ném rau cải và trứng thối vào đám đàn ông Vĩnh An kia. Mấy người lớn tuổi thì khom lưng nói khắp bốn phía: "Xin lỗi, các vị, xin lỗi." "Xin thủ hạ lưu tình, thủ hạ lưu tình."
*Thị chúng: bêu trước đám đông, thường chỉ trừng trị phạm nhân trước công chúng.
Mặc dù Tạ Liên cho rằng đúng là chuyện bé xé ra to, hoang đường tột độ, nhưng đại khái vẫn thông hiểu được, nói: "Vậy rốt cuộc có phải bọn họ trộm không? Tìm được con chó kia chưa?"
Phong Tín lắc đầu: "Chuyện đó ai biết được. Ăn xong chỉ cần đổ vụn xương, còn ai tìm được nữa? Có điều nhìn nét mặt, ta cảm thấy không giống là do bọn họ trộm."
Nhưng mà, hiển nhiên binh sĩ hoàng thành sẽ phán xét nghiêng về phía dân chúng hoàng thành, bất luận có trộm hay không, nếu đã đánh nhau thì chắc chắn là do người Vĩnh An không đúng. Nhất là khi cánh đàn ông hoàng thành rất thích vui đùa, không giỏi đánh nhau như đàn ông Vĩnh An, xem ra lần này bị người vùng khác đánh tơi bời, mất sạch thể diện, oán thù kết sâu. Tạ Liên lắc đầu, lia mắt qua nhìn, chợt phát hiện trong hàng đàn ông Vĩnh An này có một thanh niên cúi đầu đứng giữa trông vô cùng quen mắt, chính là thanh niên Lang Anh chôn con trong khu rừng nhỏ kia.
Tạ Liên lập tức ngẩn ra. Lúc này, gần đó có người oán trách: "Sao ta cảm thấy mấy tháng nay người Vĩnh An trong hoàng thành càng đến càng đông nhỉ, hôm nay còn dám đánh người nữa."
"Chắc không phải bọn họ muốn qua đây hết chứ?"
Một gã đàn ông trông như thương nhân vung hai tay loạn xạ, nói: "Quốc vương bệ hạ sẽ không đồng ý đâu! Mấy hôm trước nhà của ta đã bị người Vĩnh An vào trộm đồ, nếu bọn họ túa qua đây hết, vậy còn được sao?"
Nghe gã nói thế, Lang Anh vẫn một mực cúi đầu mặc cho rau quả ném đầy mặt thình lình ngẩng đầu lên, nói: "Ngươi nhìn thấy à."
Không ngờ người này lại nói chuyện với mình, thương nhân kia thuận miệng đáp: "Cái gì?"
Lang Anh hỏi: "Người Vĩnh An trộm đồ nhà ngươi, là ngươi tận mắt nhìn thấy sao?"
"......" Thương nhân kia nói: "Ta không tận mắt nhìn thấy, nhưng trước giờ luôn yên lành, sau khi các ngươi tới mới tự dưng bị trộm, chẳng lẽ nó không liên quan chút nào đến các ngươi?"
Lang Anh gật đầu: "Thì ra là thế. Ta hiểu rồi. Trước khi chúng ta đến, kẻ trộm đồ đều là các ngươi, sau khi chúng ta đến, kẻ trộm đồ đều là chúng ta..."
Lời còn chưa dứt, một trái hồng chín rữa bay xoáy tới, đập vào khóe miệng của Lang Anh, trông như nôn ra một đóa hoa máu lớn. Thương nhân kia phì cười ra tiếng, ánh mắt Lang Anh hờ hững, ngậm miệng không nói nữa.
Tạ Liên biến đổi những hòn đá sắc nhọn ném về phía các thanh niên Vĩnh An, để bọn họ không đến mức máu chảy đầu rơi. Trận thị chúng này tiến hành mãi đến chập tối, dân chúng vây xem từ từ giải tán, đám binh sĩ thấy đủ rồi, bây giờ mới ngạo mạn mở gông, cảnh cáo sau này không được gây chuyện thị phi nữa, bằng không nhất định không dễ dàng bỏ qua. Mấy người lớn tuổi một mực cúi người gật đầu cười làm lành, cam đoan sẽ không tái phạm, Lang Anh lại tỏ ra bình thản, tùy ý bỏ đi. Thấy hắn đi một mình, Tạ Liên chộp đúng thời cơ, vụt ra từ sau thân cây, chặn đường của hắn.
Tạ Liên bất chợt xuất hiện, đầu tiên ánh mắt của Lang Anh chuyển lạnh, trong phút chốc, dường như muốn ra tay bóp cổ họng của y. Ngay tích tắc sau khi thấy rõ người đến, hắn rút lại cánh tay còn chưa duỗi ra, nói: "Là ngươi."
Hình dạng mà Tạ Liên hóa thành chính là tiểu đạo sĩ kia. Bị cái vồ hụt khi nãy của Lang Anh làm cho thoáng sửng sốt, y nghĩ thầm: "Võ nghệ của người này khá lợi hại." Sau đó nói: "Ta đã tặng viên ngọc đó cho ngươi, sao ngươi không mang nó về Vĩnh An?"
Lang Anh nhìn y, đáp: "Con ta ở đây, ta cũng ở đây."
Ngừng một hồi, hắn lấy viên ngọc san hô ra khỏi dây lưng, nói: "Ngươi muốn lấy lại cái này không? Trả ngươi."
Trên bàn tay Lang Anh đưa viên ngọc qua còn có vết bầm do đeo gông. Im lặng chốc lát, Tạ Liên không nhận, nói: "Về đi. Hôm nay Lang Nhi Loan mưa rồi."
Y chỉ trời, nói: "Ngày mai! Sẽ còn mưa nữa. Ta đảm bảo đấy, nhất định sẽ mưa."
Lang Anh lại lắc đầu, nói: "Bất luận có mưa không cũng không về được nữa."
Nhìn bóng lưng Lang Anh bỏ đi, Tạ Liên ngớ người giây lát, chỉ cảm thấy phiền muộn vô cùng.
Thuở xưa lúc chưa phi thăng, dường như chẳng có muộn phiền chi, y muốn làm gì là sẽ làm được tuốt. Nào ngờ sau khi phi thăng, dường như trong lúc bất chợt, y đã bị phiền muộn vô cùng vô tận bủa vây. Có phiền muộn của người khác, cũng có phiền muộn của chính mình. Muốn làm một chuyện mà lại khó khăn như thế, được này mất nọ, lực bất tòng tâm. Tạ Liên thở dài rồi cũng xoay người rời khỏi, quay về điện Thái Tử, giải quyết lời cầu nguyện tồn đọng suốt nhiều ngày của các tín đồ.
Dẫu vậy, Tạ Liên cũng không phải là người phiền muộn nhất. Quốc vương mới phải.
Nỗi lo của quốc vương Tiên Lạc trở thành sự thật, hơn năm trăm người Vĩnh An kia chỉ là bước đầu mà thôi.
Trong nhiều lần xuôi Nam ngược Bắc, Tạ Liên cầm nón Vũ Sư mượn được, dùng năng lực của một mình mình, làm phép tạo mưa. Mỗi lần tạo mưa phải tốn ít nhất năm sáu ngày và lượng lớn pháp lực, nếu không phải là y, e rằng thật sự không có người nào chịu được kiểu bôn ba chạy đôn chạy đáo như thế. Tất nhiên, ngoại trừ Quân Ngô. Nhưng nơi cai quản của Thần Võ Đại Đế rộng hơn y nhiều, tín đồ và lãnh thổ cần tiêu tốn tinh lực cũng nhiều hơn một nước Tiên Lạc, làm sao Tạ Liên có thể đi xin Quân Ngô hao tâm tổn trí vì việc này? Huống chi một lần chỉ có thể tưới mát một phần đất nhỏ của Vĩnh An, mà còn không kéo dài được bao lâu, tuy có thuyên giảm nhưng không thể trị tận gốc. Vì vậy một tháng sau, người Vĩnh An bắt đầu chính thức kết bè kết đội di cư về phía Đông. Ban đầu là một nhóm vài chục người, bây giờ là vài trăm người, vài nghìn người, nhiều vô số kể, hội tụ thành sông.
Qua thêm một tháng, quốc vương Tiên Lạc ban hành một mệnh lệnh: Xét thấy mấy tháng nay giao tranh không ngừng, ẩu đả liên miên, vì duy trì an ninh trong hoàng thành, bắt đầu từ hôm nay, người Vĩnh An lang bạt trong vương đô Tiên Lạc phải rút hết khỏi hoàng thành. Mỗi người được cho lộ phí nhất định, đến thành trấn khác an cư trú tạm.
Ngay trước mặt dòng người Vĩnh An nườm nượp đi về phía Đông, đóng cổng chính hoàng thành Tiên Lạc.