Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 71
Núi Thái Thương, đỉnh Thái Tử.
Đến canh giờ này, du khách trên núi không thể nán lại nữa, tất cả đều đã bị mời ra ngoài cổng chùa, rời khỏi Hoàng Cực quán. Trong cung Tiên Lạc, tiếng tụng kinh vang từng đợt, hơn một ngàn đạo nhân đang học lớp buổi tối, còn bốn vị quốc sư thì chủ trì việc hành đạo bên chân tượng vàng cao đến năm trượng.
Trong điện Thái Tử, hai bên là đèn cầu phúc xếp thành hàng từ mặt đất đến nóc điện. Tạ Liên giáng xuống từ trên trời, nhẹ nhàng đáp lên bệ thờ, vừa khéo ngồi ngay ngắn trước tượng thần của mình.
Y phất tay, đất bằng bỗng nổi một trận gió, vô số ngọn đèn bắt đầu xoay chầm chậm. Đèn đuốc chập chờn, các đạo nhân rối rít ngẩng đầu lên, tặc lưỡi bảo lạ, tiếng thì thầm vang loáng thoáng. Lẽ ra quốc sư đang nhắm nghiền hai mắt ngồi yên trên ghế, thế rồi đột nhiên mở mắt ra, nói: "Hôm nay dừng ở đây. Về hết đi."
Các đạo nhân đứng dậy lui ra ngoài, ba vị phó quốc sư còn lại tuy không nhìn thấy chân thân của Tạ Liên, nhưng cũng đoán được có thứ gì đó vừa đến, cả ba đồng loạt lui ra, đóng cửa lớn của điện thần. Cửa lớn vừa khép lại, Tạ Liên vội vã mở lời. Y nói: "Quốc sư, ngài có biết chuyện đại hạn ở Vĩnh An không? Phía phụ hoàng dường như chẳng có động tĩnh gì, phải chăng trong triều đã xảy ra chuyện gì? Hay là phụ hoàng không nắm rõ tình hình cụ thể?
Thần quan không thể tự lén lút hiển linh trước mặt người phàm, chỉ có một trường hợp ngoại lệ, đó là trước mặt người tu đạo có địa vị cao như quốc sư hay chưởng giáo (người quản lý một giáo phái). Người có đạo hạnh cao thâm đến cấp bậc như thế chính là người thay mặt cho thần quan dưới phàm trần, vậy nên Tạ Liên có thể trao đổi trực tiếp với quốc sư. Quy tắc "không được quỳ lạy trong điện Thái Tử", chính là Tạ Liên mượn lời quốc sư truyền đạt xuống.
Y cứ ngỡ là có tình huống đặc biệt nào đó khiến quốc vương không có thời gian giải quyết tình hình thiên tai ở Vĩnh An, chỉ bất đắc dĩ mà thôi, hoặc quốc vương không biết chuyện đã nghiêm trọng đến mức chết nhiều người như thế, ngờ đâu quốc sư lại đáp: "Quốc vương bệ hạ vẫn khỏe, không xảy ra chuyện gì lớn, cũng nắm rõ tình hình thiên tai ở Vĩnh An."
Tạ Liên ngẩn ra, hỏi: "Vậy tại sao mỗi lần phụ hoàng đến Hoàng Cực quán, con chẳng bao giờ nghe người cầu phúc cho Vĩnh An? Tại sao ngay cả một câu cũng không nhắc tới?"
Mặc dù y và cha quanh năm bất hòa, nhưng cũng biết quốc vương không phải là một vị vua hồ đồ. Tuy rằng luôn tự phụ mình là thiên tử cao quý, đặt nặng tôn ti, nhưng cũng không đến nỗi thờ ơ với người dân gặp nạn. Quốc sư đáp: "Chuyện này không liên quan đến quốc vương bệ hạ, là ta đề nghị người và hoàng hậu không nhắc tới Vĩnh An trong lúc cầu phúc."
"...."
Tạ Liên hỏi: "Vì sao?"
Quốc sư đáp: "Vì vô dụng thôi."
Tạ Liên kinh ngạc: "Vô dụng là sao?"
Ngừng một chút, đầu óc y mới kịp thông, nói: "Ý ngài là, vì con là Võ Thần nên không thể quản chuyện hạn hán, bởi vậy đề cập với con là vô dụng ư? Nhưng phải chăng ngài đã quên, con không chỉ là Võ Thần, con còn là Thái Tử Tiên Lạc. Dân chúng nước con giờ đang chìm sâu trong nước sôi lửa bỏng, làm sao con có thể ngồi yên phớt lờ?" Suy nghĩ một lát, Tạ Liên nói tiếp: "Việc cấp bách lúc này chính là cứu chữa nạn dân Vĩnh An. Phiền ngài thay con góp ý với phụ hoàng, đừng xây thêm miếu thần điện thần gì nữa, điện Thái Tử khắp cả nước đã nhiều lắm rồi, con cũng không cần nữa. Còn đống tượng vàng kia nữa, có thể nung chảy hết, phát tiền cứu trợ thiên tai. Phía Tây Vĩnh An đại hạn thiếu nước, vậy thì đào một con sông, dẫn nước từ phía Đông sang, tưới tiêu hoa màu, bồi dưỡng đất đai..."
Tạ Liên vừa nói, quốc sư vừa lắc đầu, lẩm bẩm: "Quá sớm. Quá sớm."
Tạ Liên hỏi bằng giọng khó hiểu: "Ngài nói cái gì quá sớm cơ?"
Quốc sư đáp: "Vì đâu ta lại nói con không nên phi thăng quá sớm, bây giờ con đã hiểu chưa? Bởi vì dân chúng nước con vẫn chưa chết hết."
"......" Tạ Liên trợn tròn hai mắt, trầm giọng tức giận nói: "Quốc sư! Ngài... ngài đang nói lời gì thế? Cái gì gọi là... cái gì gọi là dân chúng nước con chưa chết hết?!"
Quốc sư đáp: "Con đã là thần, nhưng con vẫn không quên được thân phận khi làm người phàm của mình, vương vấn không dứt, chưa thể đoạn tuyệt với trần gian. Nhưng nếu con dấn thân vào rồi lại bất lực, cuối cùng chỉ có một mớ rối ren mà thôi."
Tạ Liên ngồi trên bệ thờ, quốc sư đứng bên dưới, rõ ràng là Tạ Liên đang nhìn xuống, nhưng khi quốc sư nói những lời này, dường như lão mới là người ngồi tít trên cao. Tạ Liên hỏi: "Sao con có thể bó tay bất lực được? Chỉ cần chịu làm, sẽ có hồi báo. Cứu được bao nhiêu hay bấy nhiêu, cho dù chỉ cứu được một người trở về cũng còn hơn không hỏi han đến. Nếu ngài không muốn thay con chuyển lời tới phụ hoàng, vậy để con tự đi tìm người."
Tạ Liên đột nhiên đứng dậy, quốc sư túm tay áo của y, quát: "Quay lại đây! Con có biết tại sao thần quan không thể tùy tiện hiển linh trước mặt người phàm không? Quy định được đặt ra hàng trăm ngàn năm qua, tất có đạo lý của nó, đừng làm chuyện ngu xuẩn!"
Tạ Liên quay phắt đầu lại, nói: "Vậy con có thể làm gì đây? Cái này không được, cái kia cũng không nốt, quốc sư, hiện giờ trên lãnh thổ của con, rất nhiều người đã chết! Thần được xưng là thần chẳng phải vì có thể cứu vớt chúng sinh sao? Nếu lúc này mà con cũng không thể xuất hiện, vậy lúc nào mới xuất hiện được đây?! Rốt cuộc ý nghĩa của việc con phi thăng là gì?!"
Quốc sư bắt lấy y, thở dài: "Thái Tử điện hạ ơi Thái Tử điện hạ à, con có biết, ta nhìn thấy gì không?"
Giây lát sau, Tạ Liên bình tĩnh lại, ngồi xuống đáp: "Mời nói."
Quốc sư chăm chú nhìn y, nói: "Ta nhìn thấy tương lai của con, tối đen như mực."
Tạ Liên nhìn thẳng vào quốc sư, nói: "Chắc ngài nhìn lầm rồi. Con chỉ thích mặc đồ trắng."
Quốc sư nói: "Ta sợ con không cứu vớt được dân chúng nước con, ngược lại còn bị họ kéo xuống khỏi thần đàn."
Tạ Liên đáp: "Dân chúng nước con không như thế đâu, họ biết phân biệt rạch ròi phải trái mà. Nếu con không thể cứu vớt họ, bản thân con ngồi trên thần đàn cũng chẳng có ý nghĩa gì."
Một lúc sau, quốc sư than thở: "Tuy việc phụ hoàng con làm không thể nói là đúng, nhưng cũng không thể nói là sai. Con nói muốn phát tiền cứu trợ thiên tai, thật ra không phải phụ hoàng con chưa từng phát, con có thể xem thử hiệu quả thế nào. Con nói muốn đào sông dẫn nước, con hãy tự đi mà xem con sông kia liệu có làm được hay không."
Tạ Liên gật đầu: "Hiểu rồi. Cảm ơn quốc sư."
Sau khi rời khỏi núi Thái Thương, y đi một mạch về phía Tây, tới thành Vĩnh An của nước Tiên Lạc.
Hai mươi năm qua, Tạ Liên chưa bao giờ cảm thấy mặt trời lại nóng cháy và trí mạng đến thế. Bước chân đầu tiên đặt lên mảnh đất này, y lập tức cảm thấy khô nóng khó chịu, dường như mọi vật trong không khí đều bị bóp méo. Mặt trời chói chan giữa trời cao, đất đai nứt nẻ thành từng mảng vỡ vụn, cằn cỗi một cách đáng sợ. Ven đường có một rãnh sâu, hình như trước đây nó là một đường sông, nhưng vì hạn hán mà khô đến thấy cả đáy, lòng sông đen ngòm tỏa ra mùi tanh hôi khác thường. Sau khi đi thật lâu, Tạ Liên vẫn chẳng nhìn thấy bất cứ một mảnh ruộng nương nào. Biết đâu có đấy, nhưng ắt hẳn chẳng còn nhận ra nó từng là ruộng nương nữa rồi.
Tạ Liên vừa đi vừa nhìn bốn phía, làn gió khô nóng thổi mái tóc dài của y bay tán loạn, nhưng y hoàn toàn chẳng có tâm trạng mà chỉnh lại. Bấy giờ, chợt nghe phía sau có một người kêu lên: "Điện hạ!"
Tạ Liên vừa quay đầu lại, chỉ thấy hai bóng người áo đen hối hả chạy tới, chính là Phong Tín và Mộ Tình. Tạ Liên hỏi ngay: "Có tin tức gì không?"
Phong Tín giũ vạt áo trước ngực để quạt gió, đáp: "Có. Trong một hai năm qua, toàn bộ phía Tây đều thiếu nước, năm nay mới bùng phát. Vĩnh An là nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, sông khô cạn, trời không mưa, đất không thể trồng trọt. Nhà nào có tiền thì đỡ hơn, chỉ cần bỏ tiền là mua được nước và thức ăn ở phương xa. Có điều đại đa số những người có tiền đã sớm dọn nhà sang phía Đông cả rồi. Những người còn sót lại, một là nghèo, hai là chạy không nổi."
Tạ Liên chau mày: "Quốc sư nói không phải phụ hoàng của ta chưa từng làm gì, cũng như đã hạ lệnh cứu trợ thiên tai, tại sao vẫn nghiêm trọng như vậy?"
Mộ Tình lạnh lùng đáp: "Phát mười phần, cứ xuống một tầng lại bị bòn rút một tầng, cuối cùng bòn rút hết sạch chẳng còn lại gì nữa, tất nhiên vẫn sẽ nghiêm trọng như vậy thôi. Theo ta thấy, so với việc tặng không nuôi lũ sâu mọt kia, thà rằng không phân phát nữa."
Nín lặng chốc lát, Tạ Liên nén giận nói: "Ta phải làm cho lũ sâu mọt đó phun ra nguyên vẹn những thứ đã nuốt vào."
Mộ Tình nhắc nhở: "Điện hạ, huynh lại quên nữa rồi, việc này không phải do huynh cai quản. Thần quan không thể nhúng tay vào thị phi thế gian. Băng dày ba thước không phải do cái lạnh trong một ngày tạo nên (một việc xảy ra đều có nguyên nhân ẩn tích lũy trong lâu dài), quốc vương bệ hạ là người chuyên quản chuyện nhân gian, đây là chức trách của ngài ấy, ngài ấy còn chưa quản nổi, bản thân huynh gánh trên mình vô số lời cầu nguyện của các tín đồ, làm sao ứng phó được? Huynh cái này cũng muốn quản, cái kia cũng muốn quản, cuối cùng sẽ rước họa vào thân. Huống hồ, đây cũng chỉ là trị ngọn không trị gốc."
Phong Tín lấy tay che nắng, nói: "Muốn trị tận gốc, vẫn phải có nước mới được. Bằng không thì, điện hạ nhờ quốc sư chuyển lời đến quốc vương bệ hạ, chuyển nước từ phía Đông sang chia đều cho phía Tây?"
Tạ Liên lắc đầu: "Lúc nãy ta đã nói ý định này với quốc sư rồi."
Phong Tín hỏi: "Quốc sư nói thế nào?"
"......" Tạ Liên nghẹn lời một lát mới đáp: "Tóm lại là nói không được. Có điều bây giờ ta phát hiện, đích thực không khả thi cho lắm. Muốn chuyển nước, trước tiên phải đào sông, nhưng đào sông phải huy động sức dân, cũng không biết cần bao nhiêu năm, hơn nữa còn hao người tốn của, không thể tiêu phí được nữa."
Phong Tín gật đầu: "Cũng đúng, nước xa không cứu được lửa gần."
Suy tính chốc lát, Tạ Liên nói: "Tuy nhiên, nếu con đường của người phàm không giải quyết được, biết đâu chừng có thể thử con đường của Thiên giới. Nghe nói mấy năm trước, Vũ Sư thay nhiệm kỳ, có một vị Vũ Sư mới phi thăng, tính tình lầm lì quái gở, để ta xem thử có thể tới cửa thăm hỏi, thỉnh cầu hắn liệu có thể dùng hình thức đổ mưa dẫn nước từ phía Đông sang phía Tây không."
Kể từ sau khi phi thăng, ngoại trừ đi gặp Quân Ngô, Tạ Liên chưa hề chủ động ghé thăm bất cứ thần quan nào, cũng không cố ý lôi kéo quan hệ với bất cứ ai, đối xử bình đẳng với mọi người trong Thông Linh trận. Y muốn đi thăm hỏi vị thần quan nào, quả thật là chuyện vô cùng hiếm thấy. Mộ Tình lại nói: "Không được."
Tạ Liên quay đầu hỏi: "Sao vậy?"
Mộ Tình đáp: "Điện hạ, vừa rồi ta đã điều tra kỹ lưỡng, thực chất hai năm qua, không phải Vĩnh An hay phía Tây thiếu nước, mà là toàn bộ Tiên Lạc đều thiếu nước. Chỉ là phía Đông Tiên Lạc sát biển, gần hồ, dọc sông, nên không biểu hiện quá rõ ràng, vì vậy trước mắt vẫn chưa thành tai họa, nhưng toàn bộ lượng nước và lượng mưa đều ít hơn trước nhiều."
Tạ Liên trợn to mắt, Mộ Tình nói tiếp: "Nếu thật sự đào một con sông, hoặc dùng cách đổ mưa chuyển nước từ phía Đông sang phía Tây, vậy nhìn chung bên Vĩnh An đúng là có thể thuyên giảm đôi chút, nhưng không cứu được triệt để, chỉ có thể xem như cho bọn họ thêm một hơi kéo dài tính mạng thôi. Mà cùng lúc đó, phía Đông Tiên Lạc rất có khả năng sẽ xảy ra hạn hán."
Cõi lòng bắt đầu căng thẳng, Tạ Liên nói: "Nhưng khu vực phồn hoa và đa số dân cư của Tiên Lạc đều tập trung ở phía Đông, gấp hơn ba lần phía Tây, đặc biệt là hoàng thành. Một khi bên này xảy ra hạn hán..."
Phong Tín cũng lập tức phản ứng lại, nói: "Chắc chắn hậu quả còn nghiêm trọng hơn Vĩnh An, người chết cũng sẽ nhiều hơn!"
Mộ Tình gật đầu, nghiêm túc nói: "Do đó bạo loạn nổi lên cũng sẽ lớn hơn nhiều."
Hít sâu một hơi, Tạ Liên lên tiếng: "Vậy nên, đây là nguyên nhân mà quốc sư nói, việc phụ hoàng ta làm chưa chắc là đúng nhưng cũng chưa chắc là sai ư? Chẳng qua phụ hoàng đang lựa chọn mà thôi."
Mộ Tình nói: "Vậy nên, điện hạ à, không ai đến điện của huynh cầu phúc cho Vĩnh An là chuyện tốt. Huynh nên giao cho quốc vương bệ hạ lựa chọn đi."
Tạ Liên không đáp, quay đầu đi.
Dọc đường, y nhìn thấy người nào cũng đen trũi gầy trơ xương, đàn ông hay trẻ nhỏ đều để tay trần, xương sườn trước bộ đều tỏa ra mùi tanh tưởi của kẻ hấp hối, khiến người ta muốn thét lên, trốn chạy khỏi mảnh ngực nhô lên từng hàng, rõ ràng tột độ, phụ nữ da dẻ khô nứt, hai mắt thẫn thờ. Mọi người chẳng ai muốn nhúc nhích, cũng không còn sức để động đậy, tất cả bốc đầy mùi hấp hối tanh tưởi, khiến cho người ta muốn ré lên trốn khỏi vùng đất thoi thóp này, lập tức trở về vương đô phồn hoa ca múa vàng son.
Hồi lâu sau, Tạ Liên mở miệng: "Các ngươi ở lại đây giúp ta trước đi, chuyển được bao nhiêu nước qua đây hay bấy nhiêu. Để ta nghĩ xem."
Phong Tín đáp: "Được. Huynh cứ từ từ suy nghĩ, nghĩ được rồi thì nói cho ta biết nên làm sao là được."
Tạ Liên vỗ vai Phong Tín, xoay người rời đi. Mộ Tình lại ở phía sau hờ hững nói: "Điện hạ, huynh nên suy nghĩ thật kỹ. Chúng ta có thể giúp mười ngày hai mươi ngày, nhưng không thể giúp một năm hai năm, cứu được một trăm người nhưng không cứu được mấy trăm ngàn người. Dù sao huynh cũng là Võ Thần, không phải Thủy Thần, cho dù là Thủy Thần, cũng không thể tạo nước vô cớ. Nếu không giải quyết được tận gốc, cứ như vậy cũng không phải cách hay. Chỉ như muối bỏ biển thôi."
Đến canh giờ này, du khách trên núi không thể nán lại nữa, tất cả đều đã bị mời ra ngoài cổng chùa, rời khỏi Hoàng Cực quán. Trong cung Tiên Lạc, tiếng tụng kinh vang từng đợt, hơn một ngàn đạo nhân đang học lớp buổi tối, còn bốn vị quốc sư thì chủ trì việc hành đạo bên chân tượng vàng cao đến năm trượng.
Trong điện Thái Tử, hai bên là đèn cầu phúc xếp thành hàng từ mặt đất đến nóc điện. Tạ Liên giáng xuống từ trên trời, nhẹ nhàng đáp lên bệ thờ, vừa khéo ngồi ngay ngắn trước tượng thần của mình.
Y phất tay, đất bằng bỗng nổi một trận gió, vô số ngọn đèn bắt đầu xoay chầm chậm. Đèn đuốc chập chờn, các đạo nhân rối rít ngẩng đầu lên, tặc lưỡi bảo lạ, tiếng thì thầm vang loáng thoáng. Lẽ ra quốc sư đang nhắm nghiền hai mắt ngồi yên trên ghế, thế rồi đột nhiên mở mắt ra, nói: "Hôm nay dừng ở đây. Về hết đi."
Các đạo nhân đứng dậy lui ra ngoài, ba vị phó quốc sư còn lại tuy không nhìn thấy chân thân của Tạ Liên, nhưng cũng đoán được có thứ gì đó vừa đến, cả ba đồng loạt lui ra, đóng cửa lớn của điện thần. Cửa lớn vừa khép lại, Tạ Liên vội vã mở lời. Y nói: "Quốc sư, ngài có biết chuyện đại hạn ở Vĩnh An không? Phía phụ hoàng dường như chẳng có động tĩnh gì, phải chăng trong triều đã xảy ra chuyện gì? Hay là phụ hoàng không nắm rõ tình hình cụ thể?
Thần quan không thể tự lén lút hiển linh trước mặt người phàm, chỉ có một trường hợp ngoại lệ, đó là trước mặt người tu đạo có địa vị cao như quốc sư hay chưởng giáo (người quản lý một giáo phái). Người có đạo hạnh cao thâm đến cấp bậc như thế chính là người thay mặt cho thần quan dưới phàm trần, vậy nên Tạ Liên có thể trao đổi trực tiếp với quốc sư. Quy tắc "không được quỳ lạy trong điện Thái Tử", chính là Tạ Liên mượn lời quốc sư truyền đạt xuống.
Y cứ ngỡ là có tình huống đặc biệt nào đó khiến quốc vương không có thời gian giải quyết tình hình thiên tai ở Vĩnh An, chỉ bất đắc dĩ mà thôi, hoặc quốc vương không biết chuyện đã nghiêm trọng đến mức chết nhiều người như thế, ngờ đâu quốc sư lại đáp: "Quốc vương bệ hạ vẫn khỏe, không xảy ra chuyện gì lớn, cũng nắm rõ tình hình thiên tai ở Vĩnh An."
Tạ Liên ngẩn ra, hỏi: "Vậy tại sao mỗi lần phụ hoàng đến Hoàng Cực quán, con chẳng bao giờ nghe người cầu phúc cho Vĩnh An? Tại sao ngay cả một câu cũng không nhắc tới?"
Mặc dù y và cha quanh năm bất hòa, nhưng cũng biết quốc vương không phải là một vị vua hồ đồ. Tuy rằng luôn tự phụ mình là thiên tử cao quý, đặt nặng tôn ti, nhưng cũng không đến nỗi thờ ơ với người dân gặp nạn. Quốc sư đáp: "Chuyện này không liên quan đến quốc vương bệ hạ, là ta đề nghị người và hoàng hậu không nhắc tới Vĩnh An trong lúc cầu phúc."
"...."
Tạ Liên hỏi: "Vì sao?"
Quốc sư đáp: "Vì vô dụng thôi."
Tạ Liên kinh ngạc: "Vô dụng là sao?"
Ngừng một chút, đầu óc y mới kịp thông, nói: "Ý ngài là, vì con là Võ Thần nên không thể quản chuyện hạn hán, bởi vậy đề cập với con là vô dụng ư? Nhưng phải chăng ngài đã quên, con không chỉ là Võ Thần, con còn là Thái Tử Tiên Lạc. Dân chúng nước con giờ đang chìm sâu trong nước sôi lửa bỏng, làm sao con có thể ngồi yên phớt lờ?" Suy nghĩ một lát, Tạ Liên nói tiếp: "Việc cấp bách lúc này chính là cứu chữa nạn dân Vĩnh An. Phiền ngài thay con góp ý với phụ hoàng, đừng xây thêm miếu thần điện thần gì nữa, điện Thái Tử khắp cả nước đã nhiều lắm rồi, con cũng không cần nữa. Còn đống tượng vàng kia nữa, có thể nung chảy hết, phát tiền cứu trợ thiên tai. Phía Tây Vĩnh An đại hạn thiếu nước, vậy thì đào một con sông, dẫn nước từ phía Đông sang, tưới tiêu hoa màu, bồi dưỡng đất đai..."
Tạ Liên vừa nói, quốc sư vừa lắc đầu, lẩm bẩm: "Quá sớm. Quá sớm."
Tạ Liên hỏi bằng giọng khó hiểu: "Ngài nói cái gì quá sớm cơ?"
Quốc sư đáp: "Vì đâu ta lại nói con không nên phi thăng quá sớm, bây giờ con đã hiểu chưa? Bởi vì dân chúng nước con vẫn chưa chết hết."
"......" Tạ Liên trợn tròn hai mắt, trầm giọng tức giận nói: "Quốc sư! Ngài... ngài đang nói lời gì thế? Cái gì gọi là... cái gì gọi là dân chúng nước con chưa chết hết?!"
Quốc sư đáp: "Con đã là thần, nhưng con vẫn không quên được thân phận khi làm người phàm của mình, vương vấn không dứt, chưa thể đoạn tuyệt với trần gian. Nhưng nếu con dấn thân vào rồi lại bất lực, cuối cùng chỉ có một mớ rối ren mà thôi."
Tạ Liên ngồi trên bệ thờ, quốc sư đứng bên dưới, rõ ràng là Tạ Liên đang nhìn xuống, nhưng khi quốc sư nói những lời này, dường như lão mới là người ngồi tít trên cao. Tạ Liên hỏi: "Sao con có thể bó tay bất lực được? Chỉ cần chịu làm, sẽ có hồi báo. Cứu được bao nhiêu hay bấy nhiêu, cho dù chỉ cứu được một người trở về cũng còn hơn không hỏi han đến. Nếu ngài không muốn thay con chuyển lời tới phụ hoàng, vậy để con tự đi tìm người."
Tạ Liên đột nhiên đứng dậy, quốc sư túm tay áo của y, quát: "Quay lại đây! Con có biết tại sao thần quan không thể tùy tiện hiển linh trước mặt người phàm không? Quy định được đặt ra hàng trăm ngàn năm qua, tất có đạo lý của nó, đừng làm chuyện ngu xuẩn!"
Tạ Liên quay phắt đầu lại, nói: "Vậy con có thể làm gì đây? Cái này không được, cái kia cũng không nốt, quốc sư, hiện giờ trên lãnh thổ của con, rất nhiều người đã chết! Thần được xưng là thần chẳng phải vì có thể cứu vớt chúng sinh sao? Nếu lúc này mà con cũng không thể xuất hiện, vậy lúc nào mới xuất hiện được đây?! Rốt cuộc ý nghĩa của việc con phi thăng là gì?!"
Quốc sư bắt lấy y, thở dài: "Thái Tử điện hạ ơi Thái Tử điện hạ à, con có biết, ta nhìn thấy gì không?"
Giây lát sau, Tạ Liên bình tĩnh lại, ngồi xuống đáp: "Mời nói."
Quốc sư chăm chú nhìn y, nói: "Ta nhìn thấy tương lai của con, tối đen như mực."
Tạ Liên nhìn thẳng vào quốc sư, nói: "Chắc ngài nhìn lầm rồi. Con chỉ thích mặc đồ trắng."
Quốc sư nói: "Ta sợ con không cứu vớt được dân chúng nước con, ngược lại còn bị họ kéo xuống khỏi thần đàn."
Tạ Liên đáp: "Dân chúng nước con không như thế đâu, họ biết phân biệt rạch ròi phải trái mà. Nếu con không thể cứu vớt họ, bản thân con ngồi trên thần đàn cũng chẳng có ý nghĩa gì."
Một lúc sau, quốc sư than thở: "Tuy việc phụ hoàng con làm không thể nói là đúng, nhưng cũng không thể nói là sai. Con nói muốn phát tiền cứu trợ thiên tai, thật ra không phải phụ hoàng con chưa từng phát, con có thể xem thử hiệu quả thế nào. Con nói muốn đào sông dẫn nước, con hãy tự đi mà xem con sông kia liệu có làm được hay không."
Tạ Liên gật đầu: "Hiểu rồi. Cảm ơn quốc sư."
Sau khi rời khỏi núi Thái Thương, y đi một mạch về phía Tây, tới thành Vĩnh An của nước Tiên Lạc.
Hai mươi năm qua, Tạ Liên chưa bao giờ cảm thấy mặt trời lại nóng cháy và trí mạng đến thế. Bước chân đầu tiên đặt lên mảnh đất này, y lập tức cảm thấy khô nóng khó chịu, dường như mọi vật trong không khí đều bị bóp méo. Mặt trời chói chan giữa trời cao, đất đai nứt nẻ thành từng mảng vỡ vụn, cằn cỗi một cách đáng sợ. Ven đường có một rãnh sâu, hình như trước đây nó là một đường sông, nhưng vì hạn hán mà khô đến thấy cả đáy, lòng sông đen ngòm tỏa ra mùi tanh hôi khác thường. Sau khi đi thật lâu, Tạ Liên vẫn chẳng nhìn thấy bất cứ một mảnh ruộng nương nào. Biết đâu có đấy, nhưng ắt hẳn chẳng còn nhận ra nó từng là ruộng nương nữa rồi.
Tạ Liên vừa đi vừa nhìn bốn phía, làn gió khô nóng thổi mái tóc dài của y bay tán loạn, nhưng y hoàn toàn chẳng có tâm trạng mà chỉnh lại. Bấy giờ, chợt nghe phía sau có một người kêu lên: "Điện hạ!"
Tạ Liên vừa quay đầu lại, chỉ thấy hai bóng người áo đen hối hả chạy tới, chính là Phong Tín và Mộ Tình. Tạ Liên hỏi ngay: "Có tin tức gì không?"
Phong Tín giũ vạt áo trước ngực để quạt gió, đáp: "Có. Trong một hai năm qua, toàn bộ phía Tây đều thiếu nước, năm nay mới bùng phát. Vĩnh An là nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, sông khô cạn, trời không mưa, đất không thể trồng trọt. Nhà nào có tiền thì đỡ hơn, chỉ cần bỏ tiền là mua được nước và thức ăn ở phương xa. Có điều đại đa số những người có tiền đã sớm dọn nhà sang phía Đông cả rồi. Những người còn sót lại, một là nghèo, hai là chạy không nổi."
Tạ Liên chau mày: "Quốc sư nói không phải phụ hoàng của ta chưa từng làm gì, cũng như đã hạ lệnh cứu trợ thiên tai, tại sao vẫn nghiêm trọng như vậy?"
Mộ Tình lạnh lùng đáp: "Phát mười phần, cứ xuống một tầng lại bị bòn rút một tầng, cuối cùng bòn rút hết sạch chẳng còn lại gì nữa, tất nhiên vẫn sẽ nghiêm trọng như vậy thôi. Theo ta thấy, so với việc tặng không nuôi lũ sâu mọt kia, thà rằng không phân phát nữa."
Nín lặng chốc lát, Tạ Liên nén giận nói: "Ta phải làm cho lũ sâu mọt đó phun ra nguyên vẹn những thứ đã nuốt vào."
Mộ Tình nhắc nhở: "Điện hạ, huynh lại quên nữa rồi, việc này không phải do huynh cai quản. Thần quan không thể nhúng tay vào thị phi thế gian. Băng dày ba thước không phải do cái lạnh trong một ngày tạo nên (một việc xảy ra đều có nguyên nhân ẩn tích lũy trong lâu dài), quốc vương bệ hạ là người chuyên quản chuyện nhân gian, đây là chức trách của ngài ấy, ngài ấy còn chưa quản nổi, bản thân huynh gánh trên mình vô số lời cầu nguyện của các tín đồ, làm sao ứng phó được? Huynh cái này cũng muốn quản, cái kia cũng muốn quản, cuối cùng sẽ rước họa vào thân. Huống hồ, đây cũng chỉ là trị ngọn không trị gốc."
Phong Tín lấy tay che nắng, nói: "Muốn trị tận gốc, vẫn phải có nước mới được. Bằng không thì, điện hạ nhờ quốc sư chuyển lời đến quốc vương bệ hạ, chuyển nước từ phía Đông sang chia đều cho phía Tây?"
Tạ Liên lắc đầu: "Lúc nãy ta đã nói ý định này với quốc sư rồi."
Phong Tín hỏi: "Quốc sư nói thế nào?"
"......" Tạ Liên nghẹn lời một lát mới đáp: "Tóm lại là nói không được. Có điều bây giờ ta phát hiện, đích thực không khả thi cho lắm. Muốn chuyển nước, trước tiên phải đào sông, nhưng đào sông phải huy động sức dân, cũng không biết cần bao nhiêu năm, hơn nữa còn hao người tốn của, không thể tiêu phí được nữa."
Phong Tín gật đầu: "Cũng đúng, nước xa không cứu được lửa gần."
Suy tính chốc lát, Tạ Liên nói: "Tuy nhiên, nếu con đường của người phàm không giải quyết được, biết đâu chừng có thể thử con đường của Thiên giới. Nghe nói mấy năm trước, Vũ Sư thay nhiệm kỳ, có một vị Vũ Sư mới phi thăng, tính tình lầm lì quái gở, để ta xem thử có thể tới cửa thăm hỏi, thỉnh cầu hắn liệu có thể dùng hình thức đổ mưa dẫn nước từ phía Đông sang phía Tây không."
Kể từ sau khi phi thăng, ngoại trừ đi gặp Quân Ngô, Tạ Liên chưa hề chủ động ghé thăm bất cứ thần quan nào, cũng không cố ý lôi kéo quan hệ với bất cứ ai, đối xử bình đẳng với mọi người trong Thông Linh trận. Y muốn đi thăm hỏi vị thần quan nào, quả thật là chuyện vô cùng hiếm thấy. Mộ Tình lại nói: "Không được."
Tạ Liên quay đầu hỏi: "Sao vậy?"
Mộ Tình đáp: "Điện hạ, vừa rồi ta đã điều tra kỹ lưỡng, thực chất hai năm qua, không phải Vĩnh An hay phía Tây thiếu nước, mà là toàn bộ Tiên Lạc đều thiếu nước. Chỉ là phía Đông Tiên Lạc sát biển, gần hồ, dọc sông, nên không biểu hiện quá rõ ràng, vì vậy trước mắt vẫn chưa thành tai họa, nhưng toàn bộ lượng nước và lượng mưa đều ít hơn trước nhiều."
Tạ Liên trợn to mắt, Mộ Tình nói tiếp: "Nếu thật sự đào một con sông, hoặc dùng cách đổ mưa chuyển nước từ phía Đông sang phía Tây, vậy nhìn chung bên Vĩnh An đúng là có thể thuyên giảm đôi chút, nhưng không cứu được triệt để, chỉ có thể xem như cho bọn họ thêm một hơi kéo dài tính mạng thôi. Mà cùng lúc đó, phía Đông Tiên Lạc rất có khả năng sẽ xảy ra hạn hán."
Cõi lòng bắt đầu căng thẳng, Tạ Liên nói: "Nhưng khu vực phồn hoa và đa số dân cư của Tiên Lạc đều tập trung ở phía Đông, gấp hơn ba lần phía Tây, đặc biệt là hoàng thành. Một khi bên này xảy ra hạn hán..."
Phong Tín cũng lập tức phản ứng lại, nói: "Chắc chắn hậu quả còn nghiêm trọng hơn Vĩnh An, người chết cũng sẽ nhiều hơn!"
Mộ Tình gật đầu, nghiêm túc nói: "Do đó bạo loạn nổi lên cũng sẽ lớn hơn nhiều."
Hít sâu một hơi, Tạ Liên lên tiếng: "Vậy nên, đây là nguyên nhân mà quốc sư nói, việc phụ hoàng ta làm chưa chắc là đúng nhưng cũng chưa chắc là sai ư? Chẳng qua phụ hoàng đang lựa chọn mà thôi."
Mộ Tình nói: "Vậy nên, điện hạ à, không ai đến điện của huynh cầu phúc cho Vĩnh An là chuyện tốt. Huynh nên giao cho quốc vương bệ hạ lựa chọn đi."
Tạ Liên không đáp, quay đầu đi.
Dọc đường, y nhìn thấy người nào cũng đen trũi gầy trơ xương, đàn ông hay trẻ nhỏ đều để tay trần, xương sườn trước bộ đều tỏa ra mùi tanh tưởi của kẻ hấp hối, khiến người ta muốn thét lên, trốn chạy khỏi mảnh ngực nhô lên từng hàng, rõ ràng tột độ, phụ nữ da dẻ khô nứt, hai mắt thẫn thờ. Mọi người chẳng ai muốn nhúc nhích, cũng không còn sức để động đậy, tất cả bốc đầy mùi hấp hối tanh tưởi, khiến cho người ta muốn ré lên trốn khỏi vùng đất thoi thóp này, lập tức trở về vương đô phồn hoa ca múa vàng son.
Hồi lâu sau, Tạ Liên mở miệng: "Các ngươi ở lại đây giúp ta trước đi, chuyển được bao nhiêu nước qua đây hay bấy nhiêu. Để ta nghĩ xem."
Phong Tín đáp: "Được. Huynh cứ từ từ suy nghĩ, nghĩ được rồi thì nói cho ta biết nên làm sao là được."
Tạ Liên vỗ vai Phong Tín, xoay người rời đi. Mộ Tình lại ở phía sau hờ hững nói: "Điện hạ, huynh nên suy nghĩ thật kỹ. Chúng ta có thể giúp mười ngày hai mươi ngày, nhưng không thể giúp một năm hai năm, cứu được một trăm người nhưng không cứu được mấy trăm ngàn người. Dù sao huynh cũng là Võ Thần, không phải Thủy Thần, cho dù là Thủy Thần, cũng không thể tạo nước vô cớ. Nếu không giải quyết được tận gốc, cứ như vậy cũng không phải cách hay. Chỉ như muối bỏ biển thôi."