Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 119: HÃY MẶT DÀY MÀ SỐNG
...(Thật ra tui vẫn chưa viết full đâu, được động viên quá nên thôi tặng mọi người đọc tạm )...
Hai ngày hôm sau, tôi không dám đi học. Sáng ra là bị anh giáo lay mãi vẫn nhất quyết trốn lì trong chăn không chịu dậy, mặc cho ổng ra sức dỗ dành, năn nỉ rồi đe doạ:
- Dậy đi em, muộn rồi!
- Thôi đừng bướng nữa, giận hoài à!
- Phương, nghe anh nói không vậy?
Buổi sáng ngày hôm qua, có lẽ ổng còn du di cho tôi cúp học 1 bữa để ổn định lại tinh thần. Nhưng thấy sang hôm nay trông tôi vẫn cứ lầm lì như thế, nên bữa nay ổng muốn dựng đầu tôi dậy cho tới cùng.
Vừa gọi, thầy vừa cố kéo tấm chăn ra khỏi tôi, như muốn lôi đầu con ốc tiêu ra khỏi vỏ của mình. Nhưng dù có thế nào tôi vẫn quyết không chịu hé nửa cặp mắt ra ngoài dòm ổng. Cố thủ bên trong lên giọng hờn mát:
- Anh đi làm đi mặc kệ em. Em hứa với anh sẽ công khai anh cho bọn bạn, nhưng không hề hứa là sẽ tiếp tục đến trường mà. Giờ anh còn muốn đày đoạ em ra sao nữa hả? Thích thì anh cứ quýnh chết em đi. Có thành ma, em cũng sẽ không đến trường nữa đâu.
Nom thấy tôi ngày càng lên cơn bướng bỉnh, e là đã đến tuổi nổi loạn. Vì thế thầy kìm nén không mắng mỏ tôi nặng lời sợ tôi thêm chướng khí. Chỉ hơi nghiêm giọng giải thích cho tôi hiểu vấn đề:
- Em nói vậy mà nghe được đó hả? Sao em không nghĩ sâu xa rằng giấy không thể nào gói được lửa, em đâu thể giấu bạn bè ở trong trường mãi được, đến một ngày chuyện cũng sẽ vỡ lở ra thôi. Thà bây giờ em cho mọi người biết để họ bàn tán đã đời trong 1 thời gian rồi thôi. Khi họ đã mỏi miệng rồi sẽ chả buồn đả động đến em nữa, sau này em đến trường với tâm trạng thoải mái không cần phải nơm nớp giấu giấu diếm diếm như trước kia. Chứ em cứ cố bưng bít che đậy từ ngày này qua ngày nọ hoài như thế này, bộ em không thấy mệt sao? Anh thấy chuyện đâu đến nỗi để em phải giãy nảy đòi bỏ học giữa chừng như thế này đâu bé? Anh đã hứa sẽ cùng em đối diện mà. Đích thân hôm nay chồng em sẽ dẫn em vào trường. Mặc dù trước nay anh chưa bao giờ ủng hộ việc cậy quyền cậy thế, nhưng hiện tại lại muốn dùng chính cái bóng của mình để che chở cho em. Muốn thử 1 lần được cùng em sống trong thị phi sẽ như thế nào?
Nữa, nữa, bữa nay ổng rảnh rỗi sinh nông nổi muốn sống thử trong thị phi 1 lần sao? Tôi đây sống như thế cả mười mấy năm trời rồi nên không có nhu cầu nữa đâu cha già ơi! Làm ơn làm phước tha cho tôi đi.
Vẫn mặc kệ những ý kiến đầy thuyết phục mà ổng đã đề ra, tôi vẫn ngang như cua bò:
- Anh mặc quần áo rồi đi làm cứ kệ em đi, em tự lo!.
Vẫn nhớ như in ngày hôm đó, khi tôi tự nhận mình là vợ của anh giáo Vinh, đã khiến đám bạn trải qua cú sốc nghẹn họng không thể hé nên lời. Trong thâm tâm, tôi suy nghĩ cùng lắm bọn này biết, chắc từ từ trong trường cũng sẽ biết, mình cũng có thời gian để chuẩn bị tâm lý. Nhưng nào có ngờ đâu, 1 số phóng viên nằm vùng trong lớp tôi nghe ngóng được việc chúng tôi vừa to nhỏ với nhau. Thiệt, khi tôi chưa kịp kết thúc môn học và bước ra khỏi lớp, cả trường đã nháo nhào tìm được danh tính của tôi rồi. Hàng tá những bình luận ác ý nổ ra rầm rầm trên các diễn đàn, đến nỗi bọn bạn cũng phải lo sợ dùm cho tôi - đứa bạn nhát cáy yếu bóng vía nhất đám.
- Đây chẳng phải con bé năm ngoái bị đánh ghen um sùm trên mạng sao? Cứ tưởng con ông cha hoá ra vợ thầy Vinh à? Không tin nổi luôn, chuyện thật cứ như đùa.
- Con nhỏ này nhớ năm ngoái nó phèn chua lắm luôn á, bỗng dạo gần đây thấy sang chảnh lên hẳn, hoá ra là vậy. Thật sự gu của thầy Vinh lạ vậy sao? Chịu...
- Để xem làm vợ thầy được bao lâu. Tui vẫn cứ cảm giác có sự khập nghiễng và chênh lệch quá lớn. Tình yêu phải cùng đẳng cấp chứ nhỉ? Vì nghe nhỏ bạn chung lớp kể hồi dưới quê con bé này thuộc diện con nhà nghèo vượt khó đó. Cũng có cha có mẹ đâu, bà nó nuôi mà.
- Nhìn mặt dễ thương hiền lành, nhưng thật sự thấy không đủ tầm với thầy Vinh. Thế là chìm mất tiêu thuyền thầy Vinh với chị Trúc rồi. Tiếc quá đi!!!
Khi can đảm đọc những dòng bình luận của những 'vị anh hùng' rảnh rỗi, chuyên đi cào bàn phím đàm đạo chuyện thế sự ở trên mạng ảo. Bất chợt, nỗi ám ảnh về những lời dèm pha, những ánh mắt kỳ thị của mọi người trong tuổi thơ lại ùa về khiến tôi lặng người. Lúc ấy thật sự tôi đã rất giận thầy, nên mặt cứ lầm lì im im cả buổi, chẳng buồn đoái hoài hay dòm ngó gì tới ổng. Vì tất cả chẳng phải đều do ổng nên tôi mới lâm vào tình cảnh này sao? Mặc kệ thầy cố gắng làm hoà rồi dụ dỗ ra sao, tôi vẫn lạnh mặt cho đến sáng ngày hôm nay. Quyết khư khư bỏ học không màng đến trường. Cũng như bỏ qua luôn những lời động viên của lũ bạn, rằng chúng nó sẽ ở bên và bảo vệ tôi đến cùng.
Thấy tôi không chịu thương lượng, cuối cùng thầy đành bất lực cầu cứu 1 vị cố vấn, người đã từng traỉ qua những chuyện này để xin trợ giúp trong việc khuyên nhủ tôi. Với lấy chiếc điện thoại di động đặt ở trên bàn, sau khi bấm 1 dãy số quen thuộc và chờ tín hiệu được kết nối, thầy lên tiếng nhờ vả:
- Mẹ, giờ con gái út của mẹ bướng bỉnh không chịu đi học. Với kinh nghiệm của người từng trải, con cậy mẹ khuyên nhủ em nó dùm con. Chứ giờ bướng quá không nghe con nữa rồi!
Đó đó, coi kìa! Ổng áp bức tôi đến nỗi gọi điện mắng vốn tôi cho mẹ chồng tôi luôn kìa. Hỏi sao tôi không ghét ổng ra mặt.
Dùng tay vỗ vào mông tôi cách qua lớp chăn bông dày, thầy lên giọng gọi:
- Nè, mẹ muốn nói chuyện với em nè, ngồi dậy nghe máy đàng hoàng hẳn hoi coi.
Người lớn đang chờ đợi nên tôi nào dám làm mình làm mẩy nữa. Vả lại tôi biết mẹ rất thương tôi, còn là người vô cùng hiểu chuyện, sẽ chẳng bao giờ la rầy tôi đâu. Nên đối với tôi ở tình huống hiện tại, bà chính là vị cứu tinh xuất hiện đúng lúc.
Thò bản mặt ra ngoài, tôi liếc nhìn anh giáo già rồi đón lấy chiếc điện thoại từ tay ổng, sau đó nén giọng gọi: “Mẹ ơi!!!!” với giọng rưng rức muốn khóc đến nơi.
Mẹ chồng ở phía bên kia nghe tôi bên đây nghẹn ngào, bà cũng vội lên tiếng hỏi han dỗ dành tôi không ngớt:
- Sao vậy con! Jack nó lại ăn hiếp con nữa hả!!! Thiệt...cha con nhà này tính tình y chang nhau. Thôi đừng khóc nữa, mẹ hiểu hoàn cảnh của con mà. Con ấm ức chuyện gì cứ nói với mẹ nghe nào.
Rụt rịt mũi vài cái, tôi rấm rức nhõng nhẽo với bà:
- Con không muốn đi học nữa đâu mẹ, con sợ lắm! Giờ cả trường ai cũng biết hết trơn chuyện của bọn con rồi. Con không muốn họ chỉ trích rồi nhìn con bằng những ánh mắt ấy, con chỉ muốn là 1 học sinh bình thường thôi.
Nghe tôi bày tỏ nỗi trăn trở của mình xong, bên đầu dây kia, mẹ chồng nhẹ giọng tiếp lời an ủi tôi rằng:
- Mẹ biết, mẹ hiểu những gì con đang gặp phải, vì chính bản thân mẹ thời còn trẻ đã rơi vào hoàn cảnh y như con vậy đó. Cũng giống như con, lúc ấy mẹ thường xuyên than thân trách phận rằng tự nhiên lại xui khiến gặp ba thằng Jack làm chi để giờ khổ vầy nè. Cũng ước ổng gặp được người tốt lành hơn mà lấy, lấy trúng mình để giờ thiên hạ nó dèm pha muốn trầm cảm. Nhưng con ơi đó là ý Trời, đã gọi là số mệnh thì sao mà tránh khỏi. Giờ mình có né ra sao cũng không thoát được cha con Jack đâu. Với những gì đã trải qua trong quá khứ, mẹ khuyên con thôi thì...cứ mặt dày mà sống con ạ! Nhà mình con thấy mặt mày ai nấy cũng láng o vì da dày, nên mụn nào có đâm thủng nổi để rỗ đâu.
Ặc, cái gì vậy trời? Tôi tưởng mẹ chồng tôi sẽ la ông Jack - con trai cả quý hoá của bà rồi đứng về phe tôi. Giờ bà lại khuyên tôi hãy mặt dày mà sống nữa chớ. Đau đầu thiệt!
Nhăn nhó rút chân ra khỏi 2 cánh tay của lão chồng xấu tính nhà mình nhưng vẫn bị ổng giữ lại. Vì nhân cơ hội tôi trò chuyện với mẹ chồng lơ là mất cảnh giác, thầy bèn kéo chăn rồi đặt chân tôi vắt qua đùi ổng lúc nào cũng không hay. Nãy giờ còn ngồi xoa đùi xoa cẳng tôi như đúng rồi nữa chứ. Vừa đưa mắt cong cớn lườm chồng, tôi tiếp tục nghe mẹ chồng khuyên nhủ tiếp:
- Phương, có thể chuyện này ban đầu sẽ khá khó khăn với con. Nhưng mẹ nghe Jack kể con từng bị bạo hành trong trường học, đã thế bản tính của con quá hiền lành chất phác. Mẹ rất xót xa khi nghe con xảy ra bất cứ chuyện gì. Vì thế, thật lòng mẹ cũng muốn mọi người trong trường hay con là thành viên của gia đình mình, để biết mà né con ra 1 chút. Không muốn họ kiếm chuyện với con vì con là vợ của Jack. Mẹ tin chuyện này rồi cũng sẽ ổn thôi, và con trai mẹ đảm bảo sẽ không để con chịu thiệt. Lúc này mẹ chỉ khuyên và động viên con hãy mạnh mẽ đương đầu với nó. Như trước kia ba Vũ của con đã từng nói với mẹ, rằng mình sống đâu phải để làm vừa lòng thiên hạ. Họ nói gì thì kệ họ, nói là chuyện của họ, còn sống ra sao là chuyện của mình. Những lời bàn tán nói xấu sau lưng thực chất cũng chỉ vì ganh ghét lẫn đố kị mà ra thôi con. Giờ thì con hãy hít 1 hơi thật sâu rồi cùng Jack đến trường. Có những chuyện rồi tới lúc sẽ phải xảy ra, nếu đã tránh không được, vậy thì ta chỉ còn cách hãy đối mặt với nó thôi con à!
Cúp máy của mẹ chồng sau khi nói lời tạm biệt bà, tôi thu chân của mình về và cặp mắt vẫn lườm anh giáo già chằm chằm, vẫn mím môi mím lợi với ổng. Nhưng đáp lại tôi là nụ cười không mấy nghiêm túc của anh giáo Vinh khó ưa kia.
- Em nghe mẹ nói chưa? Hãy mặt dày mà sống đó!
- Bộ sở thích của anh là rất thích thấy em khổ sở có phải không?
Hơi chau mày với tôi tỏ vẻ không đồng tình với câu nói mà tôi vừa buột miệng. Nhưng nhanh chóng, đôi mắt đang có ý cười của anh giáo lại trở nên ôn nhu dịu dàng. Rướn người bế hết cả cơ thể của tôi đặt vào lòng mình, hai tay của thầy một xoa đùi, một xoa eo tôi dỗ dành và lên giọng thủ thỉ:
- Em có biết, trong những tấm ảnh tuổi thơ của mình, anh thích và nhớ nhất là tấm nào không?
Hai ngày hôm sau, tôi không dám đi học. Sáng ra là bị anh giáo lay mãi vẫn nhất quyết trốn lì trong chăn không chịu dậy, mặc cho ổng ra sức dỗ dành, năn nỉ rồi đe doạ:
- Dậy đi em, muộn rồi!
- Thôi đừng bướng nữa, giận hoài à!
- Phương, nghe anh nói không vậy?
Buổi sáng ngày hôm qua, có lẽ ổng còn du di cho tôi cúp học 1 bữa để ổn định lại tinh thần. Nhưng thấy sang hôm nay trông tôi vẫn cứ lầm lì như thế, nên bữa nay ổng muốn dựng đầu tôi dậy cho tới cùng.
Vừa gọi, thầy vừa cố kéo tấm chăn ra khỏi tôi, như muốn lôi đầu con ốc tiêu ra khỏi vỏ của mình. Nhưng dù có thế nào tôi vẫn quyết không chịu hé nửa cặp mắt ra ngoài dòm ổng. Cố thủ bên trong lên giọng hờn mát:
- Anh đi làm đi mặc kệ em. Em hứa với anh sẽ công khai anh cho bọn bạn, nhưng không hề hứa là sẽ tiếp tục đến trường mà. Giờ anh còn muốn đày đoạ em ra sao nữa hả? Thích thì anh cứ quýnh chết em đi. Có thành ma, em cũng sẽ không đến trường nữa đâu.
Nom thấy tôi ngày càng lên cơn bướng bỉnh, e là đã đến tuổi nổi loạn. Vì thế thầy kìm nén không mắng mỏ tôi nặng lời sợ tôi thêm chướng khí. Chỉ hơi nghiêm giọng giải thích cho tôi hiểu vấn đề:
- Em nói vậy mà nghe được đó hả? Sao em không nghĩ sâu xa rằng giấy không thể nào gói được lửa, em đâu thể giấu bạn bè ở trong trường mãi được, đến một ngày chuyện cũng sẽ vỡ lở ra thôi. Thà bây giờ em cho mọi người biết để họ bàn tán đã đời trong 1 thời gian rồi thôi. Khi họ đã mỏi miệng rồi sẽ chả buồn đả động đến em nữa, sau này em đến trường với tâm trạng thoải mái không cần phải nơm nớp giấu giấu diếm diếm như trước kia. Chứ em cứ cố bưng bít che đậy từ ngày này qua ngày nọ hoài như thế này, bộ em không thấy mệt sao? Anh thấy chuyện đâu đến nỗi để em phải giãy nảy đòi bỏ học giữa chừng như thế này đâu bé? Anh đã hứa sẽ cùng em đối diện mà. Đích thân hôm nay chồng em sẽ dẫn em vào trường. Mặc dù trước nay anh chưa bao giờ ủng hộ việc cậy quyền cậy thế, nhưng hiện tại lại muốn dùng chính cái bóng của mình để che chở cho em. Muốn thử 1 lần được cùng em sống trong thị phi sẽ như thế nào?
Nữa, nữa, bữa nay ổng rảnh rỗi sinh nông nổi muốn sống thử trong thị phi 1 lần sao? Tôi đây sống như thế cả mười mấy năm trời rồi nên không có nhu cầu nữa đâu cha già ơi! Làm ơn làm phước tha cho tôi đi.
Vẫn mặc kệ những ý kiến đầy thuyết phục mà ổng đã đề ra, tôi vẫn ngang như cua bò:
- Anh mặc quần áo rồi đi làm cứ kệ em đi, em tự lo!.
Vẫn nhớ như in ngày hôm đó, khi tôi tự nhận mình là vợ của anh giáo Vinh, đã khiến đám bạn trải qua cú sốc nghẹn họng không thể hé nên lời. Trong thâm tâm, tôi suy nghĩ cùng lắm bọn này biết, chắc từ từ trong trường cũng sẽ biết, mình cũng có thời gian để chuẩn bị tâm lý. Nhưng nào có ngờ đâu, 1 số phóng viên nằm vùng trong lớp tôi nghe ngóng được việc chúng tôi vừa to nhỏ với nhau. Thiệt, khi tôi chưa kịp kết thúc môn học và bước ra khỏi lớp, cả trường đã nháo nhào tìm được danh tính của tôi rồi. Hàng tá những bình luận ác ý nổ ra rầm rầm trên các diễn đàn, đến nỗi bọn bạn cũng phải lo sợ dùm cho tôi - đứa bạn nhát cáy yếu bóng vía nhất đám.
- Đây chẳng phải con bé năm ngoái bị đánh ghen um sùm trên mạng sao? Cứ tưởng con ông cha hoá ra vợ thầy Vinh à? Không tin nổi luôn, chuyện thật cứ như đùa.
- Con nhỏ này nhớ năm ngoái nó phèn chua lắm luôn á, bỗng dạo gần đây thấy sang chảnh lên hẳn, hoá ra là vậy. Thật sự gu của thầy Vinh lạ vậy sao? Chịu...
- Để xem làm vợ thầy được bao lâu. Tui vẫn cứ cảm giác có sự khập nghiễng và chênh lệch quá lớn. Tình yêu phải cùng đẳng cấp chứ nhỉ? Vì nghe nhỏ bạn chung lớp kể hồi dưới quê con bé này thuộc diện con nhà nghèo vượt khó đó. Cũng có cha có mẹ đâu, bà nó nuôi mà.
- Nhìn mặt dễ thương hiền lành, nhưng thật sự thấy không đủ tầm với thầy Vinh. Thế là chìm mất tiêu thuyền thầy Vinh với chị Trúc rồi. Tiếc quá đi!!!
Khi can đảm đọc những dòng bình luận của những 'vị anh hùng' rảnh rỗi, chuyên đi cào bàn phím đàm đạo chuyện thế sự ở trên mạng ảo. Bất chợt, nỗi ám ảnh về những lời dèm pha, những ánh mắt kỳ thị của mọi người trong tuổi thơ lại ùa về khiến tôi lặng người. Lúc ấy thật sự tôi đã rất giận thầy, nên mặt cứ lầm lì im im cả buổi, chẳng buồn đoái hoài hay dòm ngó gì tới ổng. Vì tất cả chẳng phải đều do ổng nên tôi mới lâm vào tình cảnh này sao? Mặc kệ thầy cố gắng làm hoà rồi dụ dỗ ra sao, tôi vẫn lạnh mặt cho đến sáng ngày hôm nay. Quyết khư khư bỏ học không màng đến trường. Cũng như bỏ qua luôn những lời động viên của lũ bạn, rằng chúng nó sẽ ở bên và bảo vệ tôi đến cùng.
Thấy tôi không chịu thương lượng, cuối cùng thầy đành bất lực cầu cứu 1 vị cố vấn, người đã từng traỉ qua những chuyện này để xin trợ giúp trong việc khuyên nhủ tôi. Với lấy chiếc điện thoại di động đặt ở trên bàn, sau khi bấm 1 dãy số quen thuộc và chờ tín hiệu được kết nối, thầy lên tiếng nhờ vả:
- Mẹ, giờ con gái út của mẹ bướng bỉnh không chịu đi học. Với kinh nghiệm của người từng trải, con cậy mẹ khuyên nhủ em nó dùm con. Chứ giờ bướng quá không nghe con nữa rồi!
Đó đó, coi kìa! Ổng áp bức tôi đến nỗi gọi điện mắng vốn tôi cho mẹ chồng tôi luôn kìa. Hỏi sao tôi không ghét ổng ra mặt.
Dùng tay vỗ vào mông tôi cách qua lớp chăn bông dày, thầy lên giọng gọi:
- Nè, mẹ muốn nói chuyện với em nè, ngồi dậy nghe máy đàng hoàng hẳn hoi coi.
Người lớn đang chờ đợi nên tôi nào dám làm mình làm mẩy nữa. Vả lại tôi biết mẹ rất thương tôi, còn là người vô cùng hiểu chuyện, sẽ chẳng bao giờ la rầy tôi đâu. Nên đối với tôi ở tình huống hiện tại, bà chính là vị cứu tinh xuất hiện đúng lúc.
Thò bản mặt ra ngoài, tôi liếc nhìn anh giáo già rồi đón lấy chiếc điện thoại từ tay ổng, sau đó nén giọng gọi: “Mẹ ơi!!!!” với giọng rưng rức muốn khóc đến nơi.
Mẹ chồng ở phía bên kia nghe tôi bên đây nghẹn ngào, bà cũng vội lên tiếng hỏi han dỗ dành tôi không ngớt:
- Sao vậy con! Jack nó lại ăn hiếp con nữa hả!!! Thiệt...cha con nhà này tính tình y chang nhau. Thôi đừng khóc nữa, mẹ hiểu hoàn cảnh của con mà. Con ấm ức chuyện gì cứ nói với mẹ nghe nào.
Rụt rịt mũi vài cái, tôi rấm rức nhõng nhẽo với bà:
- Con không muốn đi học nữa đâu mẹ, con sợ lắm! Giờ cả trường ai cũng biết hết trơn chuyện của bọn con rồi. Con không muốn họ chỉ trích rồi nhìn con bằng những ánh mắt ấy, con chỉ muốn là 1 học sinh bình thường thôi.
Nghe tôi bày tỏ nỗi trăn trở của mình xong, bên đầu dây kia, mẹ chồng nhẹ giọng tiếp lời an ủi tôi rằng:
- Mẹ biết, mẹ hiểu những gì con đang gặp phải, vì chính bản thân mẹ thời còn trẻ đã rơi vào hoàn cảnh y như con vậy đó. Cũng giống như con, lúc ấy mẹ thường xuyên than thân trách phận rằng tự nhiên lại xui khiến gặp ba thằng Jack làm chi để giờ khổ vầy nè. Cũng ước ổng gặp được người tốt lành hơn mà lấy, lấy trúng mình để giờ thiên hạ nó dèm pha muốn trầm cảm. Nhưng con ơi đó là ý Trời, đã gọi là số mệnh thì sao mà tránh khỏi. Giờ mình có né ra sao cũng không thoát được cha con Jack đâu. Với những gì đã trải qua trong quá khứ, mẹ khuyên con thôi thì...cứ mặt dày mà sống con ạ! Nhà mình con thấy mặt mày ai nấy cũng láng o vì da dày, nên mụn nào có đâm thủng nổi để rỗ đâu.
Ặc, cái gì vậy trời? Tôi tưởng mẹ chồng tôi sẽ la ông Jack - con trai cả quý hoá của bà rồi đứng về phe tôi. Giờ bà lại khuyên tôi hãy mặt dày mà sống nữa chớ. Đau đầu thiệt!
Nhăn nhó rút chân ra khỏi 2 cánh tay của lão chồng xấu tính nhà mình nhưng vẫn bị ổng giữ lại. Vì nhân cơ hội tôi trò chuyện với mẹ chồng lơ là mất cảnh giác, thầy bèn kéo chăn rồi đặt chân tôi vắt qua đùi ổng lúc nào cũng không hay. Nãy giờ còn ngồi xoa đùi xoa cẳng tôi như đúng rồi nữa chứ. Vừa đưa mắt cong cớn lườm chồng, tôi tiếp tục nghe mẹ chồng khuyên nhủ tiếp:
- Phương, có thể chuyện này ban đầu sẽ khá khó khăn với con. Nhưng mẹ nghe Jack kể con từng bị bạo hành trong trường học, đã thế bản tính của con quá hiền lành chất phác. Mẹ rất xót xa khi nghe con xảy ra bất cứ chuyện gì. Vì thế, thật lòng mẹ cũng muốn mọi người trong trường hay con là thành viên của gia đình mình, để biết mà né con ra 1 chút. Không muốn họ kiếm chuyện với con vì con là vợ của Jack. Mẹ tin chuyện này rồi cũng sẽ ổn thôi, và con trai mẹ đảm bảo sẽ không để con chịu thiệt. Lúc này mẹ chỉ khuyên và động viên con hãy mạnh mẽ đương đầu với nó. Như trước kia ba Vũ của con đã từng nói với mẹ, rằng mình sống đâu phải để làm vừa lòng thiên hạ. Họ nói gì thì kệ họ, nói là chuyện của họ, còn sống ra sao là chuyện của mình. Những lời bàn tán nói xấu sau lưng thực chất cũng chỉ vì ganh ghét lẫn đố kị mà ra thôi con. Giờ thì con hãy hít 1 hơi thật sâu rồi cùng Jack đến trường. Có những chuyện rồi tới lúc sẽ phải xảy ra, nếu đã tránh không được, vậy thì ta chỉ còn cách hãy đối mặt với nó thôi con à!
Cúp máy của mẹ chồng sau khi nói lời tạm biệt bà, tôi thu chân của mình về và cặp mắt vẫn lườm anh giáo già chằm chằm, vẫn mím môi mím lợi với ổng. Nhưng đáp lại tôi là nụ cười không mấy nghiêm túc của anh giáo Vinh khó ưa kia.
- Em nghe mẹ nói chưa? Hãy mặt dày mà sống đó!
- Bộ sở thích của anh là rất thích thấy em khổ sở có phải không?
Hơi chau mày với tôi tỏ vẻ không đồng tình với câu nói mà tôi vừa buột miệng. Nhưng nhanh chóng, đôi mắt đang có ý cười của anh giáo lại trở nên ôn nhu dịu dàng. Rướn người bế hết cả cơ thể của tôi đặt vào lòng mình, hai tay của thầy một xoa đùi, một xoa eo tôi dỗ dành và lên giọng thủ thỉ:
- Em có biết, trong những tấm ảnh tuổi thơ của mình, anh thích và nhớ nhất là tấm nào không?