Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 6
Nhóm FB: Đọc Truyện Online Miễn Phí Hằng Ngày - VietWriter
*********************************
Hồ Tường Thanh là người Trùng Khánh, một nơi nổi tiếng với vị lẩu vừa tươi vừa cay. Tiếc rằng ở Đôn Hoàng, muốn ăn được hương vị chính cống của quê hương là rất khó. Hồi Thịnh Đường mới tới Đôn Hoàng đã bị ông kéo đi ăn một bữa lẩu, cũng chê quán đó làm gia vị lẩu không ngon. Cô tới siêu thị một chuyến, mua bơ và các loại phụ liệu, vị lẩu làm ra cứ gọi là thơm phức. Kể từ ngày đó, Giáo sư Hồ bắt đầu có phúc ăn uống.
Thịnh Đường không quá si mê các món cay, nhưng vẫn ăn được, nhất là mỗi lần tới Đôn Hoàng đều có thể làm không ít món ăn ngon cho Giáo sư Hồ. Cô nấu ăn ngon, con người lại tinh ranh, thế nên chiêu dùng món ngon để “uy hiếp” Giáo sư mười lần thì tới chín lần có tác dụng.
“Không phải do chính tay em làm ra sao dám để Giáo sư Hồ nuốt vào bụng chứ? Em đã cất công bay tới Trùng Khánh một chuyến để mua nguyên liệu chính cống. Có điều, nếu đã không được vào hang 254, vậy thì tối nay em đành ‘dẹp đường hồi phủ’ vậy.”
Thịnh Đường dẹp đi dáng vẻ tội nghiệp ban nãy, phóng khoáng xoay người giật lấy ba lô, khoác lên vai: “Hẹn gặp lại thầy ạ!”
Hồ Tường Thanh sắp giận dữ giậm chân đấm ngực tới nơi rồi, ông mạnh mẽ lao vội tới trước, giữ rịt chiếc ba lô của cô lại.
Cô quay đầu lại, nháy mắt với ông: “Trời ơi! Giáo sư! Không có kiểu không được ăn thì cướp giật như vậy chứ!”
“Không phải không cho em vào hang, thầy nói thế sao? Ý của thầy là thầy sẽ sắp xếp cho em hang khác…”
Thịnh Đường quay phắt đầu, định bỏ đi.
“Ấy ấy ấy.” Hồ Tường Thanh ôm quyết tâm thà mất mặt cũng quyết không buông chiếc ba lô ra, vội vàng nói: “Thầy có nhiệm vụ đặc biệt giao cho em mà, sẽ hợp tác với một nhà khôi phục nổi tiếng quốc tế, ý nghĩa hơn việc em độc lập tác chiến nhiều.”
Nghe được câu này, hứng thú của Thịnh Đường nổi lên, cô quay lại nhìn Hồ Tường Thanh: “Nhà khôi phục nổi tiếng quốc tế? Là ai thế ạ?”
Hỏi xong, cô bỗng dưng mừng rỡ, quăng ba lô đi, vội vàng đứng qua bóp vai mát-xa cho giáo sư, điệu bộ nịnh nọt: “Lẽ nào là Fan thần?”
Fan thần là thần tượng mà cô sùng bái. Cô tự cho rằng mình là người tài, không bao giờ phục bất kỳ ai, duy chỉ có một người đó là Fan thần.
Anh ấy là một người thuộc đẳng cấp “bàn tay vàng”, nói một tiếng người người phải kinh ngạc, là người tham gia và độc lập hoàn thành rất nhiều công trình bảo vệ di sản văn hóa, ví dụ như: Đại sảnh hoàng cung Milan, bức bích họa bùn xám từ thời Trung cổ trong đại điện thánh mẫu Lomello, bức bích họa mà Giotto di Bondone vẽ cho nhà nguyện Scrovegni Chapel(*), hơn nữa còn từng hợp tác với Viện bảo tàng nghệ thuật quốc gia Tây Ban Nha tại Barcelona và Viện bảo tàng Louvre tại Pháp.
(*) Giotto di Bondone, được biết đến với cái tên đơn giản Giotto, là một họa sĩ và kiến trúc sư người Ý. Ông được coi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thời kỳ Phục hưng Ý.
Nhà nguyện Scrovegni, còn được gọi là Nhà nguyện Arena, là một nhà thờ nhỏ, liền kề với tu viện Augustinian, Monastero degli Eremitani ở Padua, vùng Veneto, Ý. Nhà nguyện và tu viện hiện là một phần của khu phức hợp của Bảo tàng Dân sự Padua.
Chỉ đáng tiếc, anh ấy ra ngoài làm việc chưa từng để lộ diện mạo thật sự, có tài năng nhưng không thích ngoại giao. Có người nói tính cách của anh ấy có khiếm khuyết, thậm chí còn mắc bệnh trầm cảm.
Không lâu trước đây, sau khi trả lại một bức bích họa có vẻ như được gỡ ra từ khu vực Đôn Hoàng rồi tuyên bố về ở ẩn. Hơn nữa trước khi ở ẩn, anh vừa hoàn thành việc phụ trách phục hồi bức “Đức Mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng với Thánh Anne”, một tác phẩm của Leonardo da Vinci tại Louvre.
Hồ Tường Thanh nghe xong, sắc mặt có phần ngập ngừng, lát sau cười nói: “À… bản lĩnh cũng không thua kém gì, cũng tài năng thiên bẩm, như em vậy.”
Nghe giọng điệu này chắc không phải Fan thần rồi, Thịnh Đường khẽ nhướng mày, đang bóp vai chợt dừng lại. Vậy thì Viện sẽ mời ai về nhỉ? Quan trọng hơn là, nếu tùy tiện mời một chuyên gia với sở trường khôi phục bích họa phương Tây về đây thì cũng đâu hợp “thủy thổ”.
Hồ Tường Thanh thấy Thịnh Đường chần chừ không quyết, bèn yên tâm quá nửa. Ông kéo cô ngồi xuống, tiện thể đặt ba lô của cô vào một khu vực an toàn, đẩy phần nước ban nãy đã đổ sẵn ra tới trước mặt cô: “Nước đậu xanh sư mẫu của em nấu đấy, uống một chút đi, giải khát.”
Thấy Thịnh Đường cứ nhìn mình chằm chằm, ông hắng giọng: “Là thế này, chuyên gia đó quen làm việc độc lập hơn, nhưng thầy sẽ nghĩ cách sắp xếp em vào làm…”
Thịnh Đường nghĩ bụng, vậy là đã sắp xếp xong đâu. Cô đang định tố cáo thầy tới tầm tuổi này rồi mà vẫn còn vì miếng ăn mà kì kèo với học trò thì chợt nghe thấy tiếng chuông điện thoại.
Là di động của Hồ Tường Thanh. Sau khi nghe máy, ông nói một tiếng “Được”, ngắt máy rồi nói với Thịnh Đường: “Vừa hay, người đó đến rồi đấy.”
***
Trong sân, mặt đất cát bay mù mịt vì bánh xe cuộn lên.
Thịnh Đường theo Hồ Tường Thanh đi ra đại sảnh, đúng lúc xe của tài xế Bao đỗ lại.
Cửa xe bật mở, hai người đàn ông từ trên xe bước xuống.
Hồ Tường Thanh lao vội tới trước. Thịnh Đường tuy bám sát theo sau nhưng nhìn chiều cao và vóc dáng hai người đó cứ cảm thấy quen quen.
Người đi trước ăn mặc rộng rãi, gương mặt tuấn tú khi cười lên trông có chút phóng túng, xảo quyệt. Người đó gọi Hồ Tường Thanh một tiếng “sư phụ”. Khi nhìn sang Thịnh Đường, sắc mặt anh ấy hơi sửng sốt.
Thịnh Đường nhìn rõ gương mặt ấy và cũng sững sờ. Ngay sau đó, cả hai đồng thanh lên tiếng: “Là cô/anh?”
Hồ Tường Thanh thấy cảnh tượng ấy liền bật cười: “Vậy là đã từng gặp mặt nhau?” Ông vỗ vai người đàn ông: “Con bé là Thịnh Đường.” Rồi lại quay sang Thịnh Đường: “Đây là Tiêu Dã.”
Tiêu Dã mỉm cười bổ sung một câu: “Cũng chính là đệ tử cuối cùng không nên thân của sư phụ tôi. Hóa ra cô chính là Thịnh Đường, nghe tên suốt nhưng chưa từng gặp mặt. Một họa sỹ tài năng, tiểu Van Gogh cơ mà. Vòng qua vòng lại, hóa ra chúng ta là người một nhà.”
Đối phương rất nhiệt tình, ngược lại khiến Thịnh Đường bối rối, dù sao thì hôm qua vừa lừa đảo người ta năm ngàn tệ… Thế gian đã nhỏ bé, ông trời lại thích đùa cợt. Chẳng trách lúc đó cô đã cảm thấy anh ấy không phải loại dễ bị lừa, dám chắc anh ấy chính là vị đệ tử cuối cùng lừng danh của Giáo sư Hồ rồi.
Cú này coi như cô giẫm phải một tấm thép rồi.
Cười trừ hỏi han, cô hướng ánh mắt về phía sau Tiêu Dã.
Người đàn ông ban nãy theo anh ấy xuống xe không lập tức tiến lên. Anh đang ngắm nhìn xung quanh, sau đó đứng thẳng người trong ánh nắng chói chang, vóc dáng cao lớn đĩnh đạc, nhìn chăm chú về một phía rất lâu.
Anh đeo kính râm, Thịnh Đường không nhìn ra được diện mạo cụ thể, chỉ thấy được những đường nét góc nghiêng của anh. Anh đang nhìn… Thịnh Đường nhìn theo hướng ấy, là đang nhìn về phía hang đá sao?
Hồ Tường Thanh không thúc giục, vẫn luôn kiên nhẫn chờ đợi.
Thịnh Đường nhìn thấy rõ, cũng khoe mẽ lắm cơ, dám để Giáo sư Hồ chờ đợi như vậy. Sau đó suy nghĩ của cô lại nhảy vọt, lẽ nào, người này chính là vị chuyên gia mà Giáo sư Hồ nói?
Cô len lén nhìn ngang nhìn dọc quan sát một lượt. Từ vóc dáng quả thực không thể nhận ra điều gì, nhưng cô mơ hồ cảm thấy anh cực kỳ giống tay oan gia thứ hai ngày hôm qua.
Trong lúc bao nhiêu suy nghĩ va đập vào nhau thì người đàn ông ấy tiến lên.
Ánh nắng hắt xuống chiếc áo phông trắng đến mức như phát sáng của anh, khiến Thịnh Đường chẳng hiểu sao lại liên tưởng tới cây vân sam trong rừng sâu, cao lớn uy nghiêm nhưng lại độc lập, kiêu hãnh.
Anh đi tới trước mặt Hồ Tường Thanh, tháo kính ra theo phép lịch sự, đưa tay về phía trước: “Giáo sư Hồ, đã lâu không gặp.”
Thịnh Đường đứng bên cạnh nhìn anh chằm chằm, bỗng một tia sáng lóe lên trước mắt!
E rằng những người đàn ông cô từng gặp trong đời đều không bằng vị trước mắt, nhan sắc thần tiên gì đây? Cũng có hai mắt một mũi mà sao trên gương mặt người ta lại có thể… Ừm, Quá! Đẹp! Trai!
Trái tim cô như có ngàn vạn con lạc đà Alpaca lao qua, trong đầu roàn roạt lướt qua những định nghĩa miêu tả vài nam chính ngôn tình mà cô từng đọc qua: Môi mỏng mắt sáng, phóng khoáng bất kham…
Hoặc có lẽ là hợp cảnh với một câu thơ: Mạch thượng nhân như ngọc, quân tử thế vô song(*), như hạc giữa đàn gà.
(*) Dịch nghĩa: Chỉ người quân tử tuấn tú, vô song.
Cũng khó trách người ta vừa rồi thể hiện chút kiêu ngạo. Ai bảo anh đẹp trai chứ, có nhan sắc, bướng bỉnh một chút người ta gọi là có cá tính. Có điều gương mặt này…
Giáo sư Hồ bắt tay trò chuyện mấy câu rồi giới thiệu với Thịnh Đường: “Cậu ấy là Giang Chấp, em có thể gọi cậu ấy là… ừm, bác sỹ Giang, chính là chuyên gia khôi phục bích họa mà thầy có nhắc với em.”
Suy nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu Thịnh Đường là: Gì? “Cứng nhắc”(*)? Suy nghĩ thứ hai là: Quả nhiên cạo râu đi sẽ đẹp trai hơn…
(*) Đồng âm với Giang Chấp.
Giang Chấp gài kính râm vào cổ áo, khoanh tay trước ngực, cười có vẻ nhàn nhã: “Ha, lại gặp nhau rồi.”
Khẩu khí này có vẻ định tính sổ nợ cũ đây…
*********************************
Hồ Tường Thanh là người Trùng Khánh, một nơi nổi tiếng với vị lẩu vừa tươi vừa cay. Tiếc rằng ở Đôn Hoàng, muốn ăn được hương vị chính cống của quê hương là rất khó. Hồi Thịnh Đường mới tới Đôn Hoàng đã bị ông kéo đi ăn một bữa lẩu, cũng chê quán đó làm gia vị lẩu không ngon. Cô tới siêu thị một chuyến, mua bơ và các loại phụ liệu, vị lẩu làm ra cứ gọi là thơm phức. Kể từ ngày đó, Giáo sư Hồ bắt đầu có phúc ăn uống.
Thịnh Đường không quá si mê các món cay, nhưng vẫn ăn được, nhất là mỗi lần tới Đôn Hoàng đều có thể làm không ít món ăn ngon cho Giáo sư Hồ. Cô nấu ăn ngon, con người lại tinh ranh, thế nên chiêu dùng món ngon để “uy hiếp” Giáo sư mười lần thì tới chín lần có tác dụng.
“Không phải do chính tay em làm ra sao dám để Giáo sư Hồ nuốt vào bụng chứ? Em đã cất công bay tới Trùng Khánh một chuyến để mua nguyên liệu chính cống. Có điều, nếu đã không được vào hang 254, vậy thì tối nay em đành ‘dẹp đường hồi phủ’ vậy.”
Thịnh Đường dẹp đi dáng vẻ tội nghiệp ban nãy, phóng khoáng xoay người giật lấy ba lô, khoác lên vai: “Hẹn gặp lại thầy ạ!”
Hồ Tường Thanh sắp giận dữ giậm chân đấm ngực tới nơi rồi, ông mạnh mẽ lao vội tới trước, giữ rịt chiếc ba lô của cô lại.
Cô quay đầu lại, nháy mắt với ông: “Trời ơi! Giáo sư! Không có kiểu không được ăn thì cướp giật như vậy chứ!”
“Không phải không cho em vào hang, thầy nói thế sao? Ý của thầy là thầy sẽ sắp xếp cho em hang khác…”
Thịnh Đường quay phắt đầu, định bỏ đi.
“Ấy ấy ấy.” Hồ Tường Thanh ôm quyết tâm thà mất mặt cũng quyết không buông chiếc ba lô ra, vội vàng nói: “Thầy có nhiệm vụ đặc biệt giao cho em mà, sẽ hợp tác với một nhà khôi phục nổi tiếng quốc tế, ý nghĩa hơn việc em độc lập tác chiến nhiều.”
Nghe được câu này, hứng thú của Thịnh Đường nổi lên, cô quay lại nhìn Hồ Tường Thanh: “Nhà khôi phục nổi tiếng quốc tế? Là ai thế ạ?”
Hỏi xong, cô bỗng dưng mừng rỡ, quăng ba lô đi, vội vàng đứng qua bóp vai mát-xa cho giáo sư, điệu bộ nịnh nọt: “Lẽ nào là Fan thần?”
Fan thần là thần tượng mà cô sùng bái. Cô tự cho rằng mình là người tài, không bao giờ phục bất kỳ ai, duy chỉ có một người đó là Fan thần.
Anh ấy là một người thuộc đẳng cấp “bàn tay vàng”, nói một tiếng người người phải kinh ngạc, là người tham gia và độc lập hoàn thành rất nhiều công trình bảo vệ di sản văn hóa, ví dụ như: Đại sảnh hoàng cung Milan, bức bích họa bùn xám từ thời Trung cổ trong đại điện thánh mẫu Lomello, bức bích họa mà Giotto di Bondone vẽ cho nhà nguyện Scrovegni Chapel(*), hơn nữa còn từng hợp tác với Viện bảo tàng nghệ thuật quốc gia Tây Ban Nha tại Barcelona và Viện bảo tàng Louvre tại Pháp.
(*) Giotto di Bondone, được biết đến với cái tên đơn giản Giotto, là một họa sĩ và kiến trúc sư người Ý. Ông được coi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thời kỳ Phục hưng Ý.
Nhà nguyện Scrovegni, còn được gọi là Nhà nguyện Arena, là một nhà thờ nhỏ, liền kề với tu viện Augustinian, Monastero degli Eremitani ở Padua, vùng Veneto, Ý. Nhà nguyện và tu viện hiện là một phần của khu phức hợp của Bảo tàng Dân sự Padua.
Chỉ đáng tiếc, anh ấy ra ngoài làm việc chưa từng để lộ diện mạo thật sự, có tài năng nhưng không thích ngoại giao. Có người nói tính cách của anh ấy có khiếm khuyết, thậm chí còn mắc bệnh trầm cảm.
Không lâu trước đây, sau khi trả lại một bức bích họa có vẻ như được gỡ ra từ khu vực Đôn Hoàng rồi tuyên bố về ở ẩn. Hơn nữa trước khi ở ẩn, anh vừa hoàn thành việc phụ trách phục hồi bức “Đức Mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng với Thánh Anne”, một tác phẩm của Leonardo da Vinci tại Louvre.
Hồ Tường Thanh nghe xong, sắc mặt có phần ngập ngừng, lát sau cười nói: “À… bản lĩnh cũng không thua kém gì, cũng tài năng thiên bẩm, như em vậy.”
Nghe giọng điệu này chắc không phải Fan thần rồi, Thịnh Đường khẽ nhướng mày, đang bóp vai chợt dừng lại. Vậy thì Viện sẽ mời ai về nhỉ? Quan trọng hơn là, nếu tùy tiện mời một chuyên gia với sở trường khôi phục bích họa phương Tây về đây thì cũng đâu hợp “thủy thổ”.
Hồ Tường Thanh thấy Thịnh Đường chần chừ không quyết, bèn yên tâm quá nửa. Ông kéo cô ngồi xuống, tiện thể đặt ba lô của cô vào một khu vực an toàn, đẩy phần nước ban nãy đã đổ sẵn ra tới trước mặt cô: “Nước đậu xanh sư mẫu của em nấu đấy, uống một chút đi, giải khát.”
Thấy Thịnh Đường cứ nhìn mình chằm chằm, ông hắng giọng: “Là thế này, chuyên gia đó quen làm việc độc lập hơn, nhưng thầy sẽ nghĩ cách sắp xếp em vào làm…”
Thịnh Đường nghĩ bụng, vậy là đã sắp xếp xong đâu. Cô đang định tố cáo thầy tới tầm tuổi này rồi mà vẫn còn vì miếng ăn mà kì kèo với học trò thì chợt nghe thấy tiếng chuông điện thoại.
Là di động của Hồ Tường Thanh. Sau khi nghe máy, ông nói một tiếng “Được”, ngắt máy rồi nói với Thịnh Đường: “Vừa hay, người đó đến rồi đấy.”
***
Trong sân, mặt đất cát bay mù mịt vì bánh xe cuộn lên.
Thịnh Đường theo Hồ Tường Thanh đi ra đại sảnh, đúng lúc xe của tài xế Bao đỗ lại.
Cửa xe bật mở, hai người đàn ông từ trên xe bước xuống.
Hồ Tường Thanh lao vội tới trước. Thịnh Đường tuy bám sát theo sau nhưng nhìn chiều cao và vóc dáng hai người đó cứ cảm thấy quen quen.
Người đi trước ăn mặc rộng rãi, gương mặt tuấn tú khi cười lên trông có chút phóng túng, xảo quyệt. Người đó gọi Hồ Tường Thanh một tiếng “sư phụ”. Khi nhìn sang Thịnh Đường, sắc mặt anh ấy hơi sửng sốt.
Thịnh Đường nhìn rõ gương mặt ấy và cũng sững sờ. Ngay sau đó, cả hai đồng thanh lên tiếng: “Là cô/anh?”
Hồ Tường Thanh thấy cảnh tượng ấy liền bật cười: “Vậy là đã từng gặp mặt nhau?” Ông vỗ vai người đàn ông: “Con bé là Thịnh Đường.” Rồi lại quay sang Thịnh Đường: “Đây là Tiêu Dã.”
Tiêu Dã mỉm cười bổ sung một câu: “Cũng chính là đệ tử cuối cùng không nên thân của sư phụ tôi. Hóa ra cô chính là Thịnh Đường, nghe tên suốt nhưng chưa từng gặp mặt. Một họa sỹ tài năng, tiểu Van Gogh cơ mà. Vòng qua vòng lại, hóa ra chúng ta là người một nhà.”
Đối phương rất nhiệt tình, ngược lại khiến Thịnh Đường bối rối, dù sao thì hôm qua vừa lừa đảo người ta năm ngàn tệ… Thế gian đã nhỏ bé, ông trời lại thích đùa cợt. Chẳng trách lúc đó cô đã cảm thấy anh ấy không phải loại dễ bị lừa, dám chắc anh ấy chính là vị đệ tử cuối cùng lừng danh của Giáo sư Hồ rồi.
Cú này coi như cô giẫm phải một tấm thép rồi.
Cười trừ hỏi han, cô hướng ánh mắt về phía sau Tiêu Dã.
Người đàn ông ban nãy theo anh ấy xuống xe không lập tức tiến lên. Anh đang ngắm nhìn xung quanh, sau đó đứng thẳng người trong ánh nắng chói chang, vóc dáng cao lớn đĩnh đạc, nhìn chăm chú về một phía rất lâu.
Anh đeo kính râm, Thịnh Đường không nhìn ra được diện mạo cụ thể, chỉ thấy được những đường nét góc nghiêng của anh. Anh đang nhìn… Thịnh Đường nhìn theo hướng ấy, là đang nhìn về phía hang đá sao?
Hồ Tường Thanh không thúc giục, vẫn luôn kiên nhẫn chờ đợi.
Thịnh Đường nhìn thấy rõ, cũng khoe mẽ lắm cơ, dám để Giáo sư Hồ chờ đợi như vậy. Sau đó suy nghĩ của cô lại nhảy vọt, lẽ nào, người này chính là vị chuyên gia mà Giáo sư Hồ nói?
Cô len lén nhìn ngang nhìn dọc quan sát một lượt. Từ vóc dáng quả thực không thể nhận ra điều gì, nhưng cô mơ hồ cảm thấy anh cực kỳ giống tay oan gia thứ hai ngày hôm qua.
Trong lúc bao nhiêu suy nghĩ va đập vào nhau thì người đàn ông ấy tiến lên.
Ánh nắng hắt xuống chiếc áo phông trắng đến mức như phát sáng của anh, khiến Thịnh Đường chẳng hiểu sao lại liên tưởng tới cây vân sam trong rừng sâu, cao lớn uy nghiêm nhưng lại độc lập, kiêu hãnh.
Anh đi tới trước mặt Hồ Tường Thanh, tháo kính ra theo phép lịch sự, đưa tay về phía trước: “Giáo sư Hồ, đã lâu không gặp.”
Thịnh Đường đứng bên cạnh nhìn anh chằm chằm, bỗng một tia sáng lóe lên trước mắt!
E rằng những người đàn ông cô từng gặp trong đời đều không bằng vị trước mắt, nhan sắc thần tiên gì đây? Cũng có hai mắt một mũi mà sao trên gương mặt người ta lại có thể… Ừm, Quá! Đẹp! Trai!
Trái tim cô như có ngàn vạn con lạc đà Alpaca lao qua, trong đầu roàn roạt lướt qua những định nghĩa miêu tả vài nam chính ngôn tình mà cô từng đọc qua: Môi mỏng mắt sáng, phóng khoáng bất kham…
Hoặc có lẽ là hợp cảnh với một câu thơ: Mạch thượng nhân như ngọc, quân tử thế vô song(*), như hạc giữa đàn gà.
(*) Dịch nghĩa: Chỉ người quân tử tuấn tú, vô song.
Cũng khó trách người ta vừa rồi thể hiện chút kiêu ngạo. Ai bảo anh đẹp trai chứ, có nhan sắc, bướng bỉnh một chút người ta gọi là có cá tính. Có điều gương mặt này…
Giáo sư Hồ bắt tay trò chuyện mấy câu rồi giới thiệu với Thịnh Đường: “Cậu ấy là Giang Chấp, em có thể gọi cậu ấy là… ừm, bác sỹ Giang, chính là chuyên gia khôi phục bích họa mà thầy có nhắc với em.”
Suy nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu Thịnh Đường là: Gì? “Cứng nhắc”(*)? Suy nghĩ thứ hai là: Quả nhiên cạo râu đi sẽ đẹp trai hơn…
(*) Đồng âm với Giang Chấp.
Giang Chấp gài kính râm vào cổ áo, khoanh tay trước ngực, cười có vẻ nhàn nhã: “Ha, lại gặp nhau rồi.”
Khẩu khí này có vẻ định tính sổ nợ cũ đây…