Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Suối Nguồn - Phần 2 - Chương 15 b
Toohey nói:
“Sai lầm duy nhất với câu ngạn ngữ đó là việc ám chỉ ‘đám đông’ như một thứ xấu xa. Thực ra là ngược lại. Và anh cũng đã phát hiện ra điều đó đấy. Ba người, cho phép tôi được nói thêm là một con số bí hiểm. Ví dụ như Chúa Ba Ngôi. Hoặc tam giác ba người – không có ý niệm này thì sẽ không hề có điện ảnh. Có rất nhiều biến thể khác nhau của quan hệ tam giác, và không phải lúc nào cũng là bi kịch. Như cái tam giác ba người chúng ta chẳng hạn – tôi đang đóng thế cho cái cạnh huyền; đây thật là một sự thế chỗ hợp lý vì tôi đang đóng thế cho cái hoàn toàn đối lập với tôi, cô có nghĩ thế không, Dominique?”
Họ đang ăn tráng miệng thì Keating phải đi trả lời điện thoại. Họ có thể nghe thấy giọng nói bồn chồn của anh ở phòng bên cạnh. Anh đang gắt giọng với một người thợ vẽ đang cố hoàn thành một công trình cần gáp và cần giúp đỡ. Toohey quay đầu nhìn Dominique và mỉm cười. Nụ cười đã nói tất cả những điều mà điệu bộ của cô từ đầu buổi tối đã không cho phép ông nói ra. Mặt cô không hề có một cử động rõ ràng nào khi cô nhìn lại ông, nhưng nét mặt cô thay đổi như thể cô đang thừa nhận những gì ông nói thay vì phủ nhận nó. Ông hẳn đã muốn có một cái nhìn phủ nhận hơn. Sự chấp nhận của cô còn miệt thị hơn cả sự phủ nhận.
“Vậy là cô lại quay lại với bầy súc vật à, Dominique?”
“Phải, Ellsworth.”
“Không còn cầu xin lòng thương nữa sao?”
“Điều đó có còn cần thiết không?”
“Không. Tôi ngưỡng mộ cô, Dominique… Cô có thích chuyện đó không? Tôi đoán Peter chắc cũng chẳng tồi, mặc dù hẳn là không được tuyệt như cái người mà cả hai chúng ta cùng nghĩ đến, anh ta chắc hẳn là xuất sắc trong chuyện đó, nhưng cô sẽ không bao giờ có cơ hội khám phá.”
Cô không có vẻ kinh tởm khi nghe những lời này. Trông cô thành thực ngạc nhiên.
“Ông đang nói chuyện gì vậy, Ellsworth?”
“Thôi nào, cô gái thân mến, chúng ta chả cần phải giả vờ với nhau nữa, đúng không? Cô đã phải lòng Roark từ lần đầu cô thấy anh ta trong phòng khách nhà Kiki Holcombe – hay là tôi nên nói trắng ra – cô đã muốn ngủ với anh ta – nhưng anh ta sẽ không buồn nhổ vào mặt cô – và vì thế mà cô đã làm những gì cô đã làm.”
“Ông nghĩ thế à?” cô hỏi khẽ.
“Chả nhẽ chuyện đó không hiển nhiên sao? Đàn bà trả thù. Hiển nhiên như chuyện Roark phải là người mà cô thèm muốn. Và cô phải thèm muốn anh ta theo cách hoang dã nhất. Và anh ta thì không thèm biết đến sự tồn tại của cô.”
“Tôi đã đánh giá ông quá cao, Ellsworth,” cô nói. Cô đã mất hoàn toàn sự hứng thú với ông, thậm chí cô không cần phải cảnh giác. Trông cô buồn chán. Ông nhăn mặt ngạc nhiên.
Keating quay lại bàn. Toohey vỗ vai anh khi anh đi ngang qua ghế của ông.
“Trước khi tôi về Peter, chúng ta phải nói chuyện một tí về việc xây lại Đền Stoddard. Tôi muốn anh bốc đít cái chỗ đó”
“Ellsworth…” anh há hốc miệng.
Toohey phá ra cười.
“Đừng có cổ lỗ sĩ thế, Peter. Chỉ là một chút tục tĩu nghề nghiệp ấy mà. Dominique chả ngại đâu. Cô ấy cũng từng là nhà báo mà.”
“Ông làm sao thế, Ellsworth?” Dominique hỏi “Tuyệt vọng quá à? Vũ khí của ông không được công hiệu như mọi khi sao?”
Cô đứng lên.
“Chúng ta uống cà-phê trong phòng đọc chứ?”
*
* *
Hopton Stoddard bỏ thêm một khoản tiền lớn vào số tiền ông thắng kiện từ Roark và Đền Stoddard được sửa lại cho một mục đích mới. Ellsworth Toohey chọn ra một nhóm kiến trúc sư để làm việc này: Peter Keating, Gordon L.Prescott, John Erik Snyte và một người có tên là Gus Webb. Anh chàng này mới 24 tuổi. Anh ta thích buông ra những nhận xét tục tĩu khi thấy một người đàn bà nở nang đi ngang qua. Anh ta chưa bao giờ được giao bất cứ công trình kiến trúc nào. Ba người kia đều có vị thế xã hội và nghề nghiệp; Gus Webb chẳng có gì. Toohey đưa anh ta vào chính vì lý do này. Trong bốn người, Gus Webb nói to nhất và ngạo mạn nhất. Anh ta nói rằng anh ta chẳng sợ bất cứ thứ gì; và anh ta đã nói thật. Tất cả bọn họ đều là thành viên của Hiệp hội các Nhà Xây dựng Hoa Kỳ.
Hiệp hội các Nhà Xây dựng Hoa Kỳ đã mở rộng. Sau phiên toà Stoddard, đã có rất nhiều cuộc thảo luận sôi nổi trong các phòng họp của Hiệp hội Kiển trúc sư Hoa Kỳ. A.G.A vốn không ưa Ellsworth Toohey, nhất là sau khi ông lập ra Hiệp hội Xây dựng. Nhưng phiên toà Stoddard đã mang đến một thay đổi nhỏ; nhiều người cho rằng chính bài báo trên mục Một tiếng nói nhỏ là ngòi nổ đưa đến phiên toà; và rằng một người có thể khiến cho một khách hàng kiện một kiến trúc sư cần phải được đối xử một cách thận trọng. Vì thế, người ta gợi ý rằng nên mời Toohey phát biểu tại một bữa trưa của A.G.A. Một vài thành viên của Hiệp hội phản đối, trong đó có Guy Francon. Người phản đối mạnh mẽ nhất là một kiến trúc sư trẻ. Anh ta phát biểu sôi nổi, giọng anh run lên vì xúc động khi lần đầu tiên phát biểu trước đám đông; anh nói rằng anh ngưỡng mộ Ellsworth Toohey, nhưng nếu như một nhóm người cảm thấy rằng quyền lực của mình đang bị một cá thể nào đó tước mất, thì đấy chính là lúc người ta phải chiến đấu chống lại cá thể kia. Họ phủ quyết ý kiến của anh ta. Toohey được mời diễn thuyết tại buổi tiệc trưa. Số người tham dự buổi tiệc rất lớn và Toohey đã có một bài thuyết trình hài hước, hùng hồn. Rất nhiều thành viên của A.G.A đã tham gia vào Hiệp hội các Nhà Xây dựng Hoa Kỳ. John Erik Snyte là người đầu tiên.
Bốn kiến trúc sư chịu trách nhiệm xây lại Đền Stoddard họp nhau ở văn phòng của Keating. Họ ngồi quanh một chiếc bàn trải đầy những bản sao thiết kế của ngôi đền, những bức ảnh chụp bản vẽ gốc của Roark mà họ lấy được từ nhà thầu, và một mô hình đất sét mà Keating đã đặt làm. Họ nói về cuộc khủng hoảng và những tác động xấu của nó lên ngành xây dựng; họ nói về đàn bà và Gordon L.Prescott kể vài câu đùa tục tĩu. Rồi Gus Webb giơ nắm đấm lên và đấm xuống cái mô hình đất sét vẫn còn chưa khô hẳn. Cả ngôi đền biến thành một đống đất bẹp dúm. “Nào, các vị” – anh ta nói – “Hãy làm việc thôi.” “Gus, đồ vô lại” - Keating nói – “Cái đó mất tiền đấy.” “Vớ vẩn” – Gus trả lời – “Chúng ta đâu có phải trả tiền.”
Mỗi người trong bọn họ đều có một tập ảnh chụp những bản vẽ gốc với chữ ký “Howard Roark” rõ nét ở góc ảnh. Họ mất nhiều buổi tối và nhiều tuần liền để vẽ lại ngôi đền dựa trên bản vẽ gốc. Họ cố tái tạo và cải thiện nó. Họ mất nhiều thời gian hơn mức cần thiết. Họ thay đổi nhiều hơn yêu cầu. Dường như họ thấy thỏa mãn khi làm việc này. Sau đó, họ đặt bốn bản vẽ cạnh nhau và phối hợp chúng thành một. Họ chưa bao giờ thích thú với công việc của họ như thế này. Những cuộc gặp mặt của họ kéo dài và thân mật. Có một vài bất đồng nho nhỏ; ví dụ như khi Gus Webb nói “Quỷ tha ma bắt, Gordon, nếu như ông đòi vẽ bếp thì phải để nhà vệ sinh cho tôi chứ”; nhưng những bất đồng này rất nhỏ. Họ cảm thấy một tình đoàn kết và gần như là yêu thương với nhau – đấy là một thứ tình bằng hữu khiến cho một người dám chịu đựng sự tra tấn thay vì chỉ điểm đồng bọn của mình.
Người ta không kéo đổ Đền Stoddard nhưng bộ khung của nó được ghép vào trong năm tầng nhà, bao gồm nhà ở, phòng học, bệnh xá, bếp ăn, phòng giặt đồ. Sảnh ra vào được lát bằng nhôm xoắn; những bồn tắm được quây kính, phòng thể dục có những trụ tường Corinthian đắp nổi những chiếc lá mạ vàng. Những cửa sổ lớn được để nguyên, bị các nền nhà cắt thành từng khúc.
Bốn kiến trúc sư đã quyết định sẽ hợp tác với nhau và vì thế sẽ không bê nguyên bất cứ một phong cách kiến trúc cổ điển nào vào. Peter Keating thiết kế một mái vòm kiểu bán- Doric bằng cẩm thạch trắng phía trên cửa chính và trổ những cửa mới ra những ban-công kiểu bán-Gorthic, phía trên có hình thập tự; cộng thêm với những hoạ tiết trang trí gồm những chiếc lá ô-rô kết lại thành chuỗi và được khắc chìm vào trong mặt tường đá vôi. Gordon L.Prescott thiết kế một mái nhà kiểu bán-Phục hưng và một mái hiên lớn ở tầng ba được bao quanh bằng kính. Gus Webb thiết kế một hình vuông trang trí để gắn quanh những khung cửa sổ gốc. Anh làm một tấm biển được thắp sáng bằng đèn nê-ông trên nóc toà nhà. Tấm biển đề chữ: Nhà tình thương Hopton Stoddard dành cho trẻ thiểu năng.
“Nếu cách mạng nổ ra, tất cả trẻ con trên đất nước này sẽ có một ngôi nhà như thế!” – Gus Webb tuyên bố khi nhìn vào công trình đã hoàn thiện.
Người ta vẫn có thể nhận ra hình dạng ban đầu của ngôi đền. Trông nó không giống như một tử thi mà các bộ phận đã bị một bàn tay tàn bạo ném ra khắp nơi. Trông nó giống như một tử thi bị chặt thành nhiều mảnh rồi đem ghép lại.
Tháng Chín, những chủ nhân của toà nhà chuyển vào đó sống. Một đội ngũ nhân viên nhỏ, thạo viện đã được Toohey lựa chọn để phục vụ toà nhà. Việc tìm những đứa trẻ đủ tiêu chuẩn vào sống ở đây khó khăn hơn việc tìm nhân viên. Hầu hết những đứa trẻ được lựa chọn từ các trung tâm khác. Sáu mươi lăm đứa trẻ, tuổi từ ba đến mười lăm, đã được lựa chọn. Những người chọn chúng kiên quyết từ chối những đứa trẻ có thể được chạy chữa và chỉ lựa chọn những trường hợp hoàn toàn vô vọng. Có một cậu bé mười lăm tuổi chưa bao giờ biết nói; một đứa bé hở hàm ếch không biết đọc, không biết viết; một bé gái sinh ra đã không có mũi vì cha của cô bé cũng đồng thời là ông của cô bé; một đứa bé có tên “jackie” mà người ta không biết chắc chắn về tuổi cũng như giới tính. Tất cả bọn trẻ được dẫn vào nhà mới; mắt chúng trống rỗng. Đấy là cái nhìn của tử thần. Cái nhìn đó không thừa nhận sự tồn tại của bất cứ thế giới nào.
Vào những buổi tối ấm áp, lũ trẻ từ các khu ổ chuột xung quanh đó sẽ lẻn vào công viên của nhà Stoddard và nhìn trộm qua các cửa sổ lớn vào các phòng chơi, phòng thể thao, hay bếp. Những đứa trẻ ăn mặc rách rưới, mặt mũi bẩn thỉu, người còi cọc gầy gò. Chúng cười ngạo ngược và mắt chúng rực sáng với vẻ linh hoạt sôi sục và quyết liệt. Những nhân viên trong nhà tình thương đuổi chúng đi và gọi chúng là bọn “gangster nhóc con.”
Mỗi tháng một lần, một phái đoàn gồm những nhà bảo trợ lại xuống thăm nhà tình thương. Đấy là một nhóm người sang trọng có tên trong nhiều danh bạ xã hội kín mặc dù họ không thực sự có một thành quả cá nhân cụ thể nào. Đấy là một nhóm người khoác áo lông chồn và đeo trang sức kim cương; thỉnh thoảng có người hút xì-gà đắt tiền và đội mũ quả dưa bóng lộn. Ellsworth Toohey luôn có mặt để dẫn họ đi thăm quan. Chuyến viếng thăm làm cho những chiếc áo khoác lông chồn trở nên ấm hơn và những người mặc chúng cảm thấy họ có quyền mặc như thế bởi vì chuyến viếng thăm làm cho họ thấy mình cao cả và đức hạnh còn hơn cả việc đi đến một tang lễ. Trên đường trở về từ những chuyến thăm quan, Ellsworth Toohey nhận những lời khen ngợi về những công việc tuyệt vời mà ông đang làm, và ông không khó khăn gì trong việc nhận những tấm séc tài trợ cho các hoạt động từ thiện khác của ông - ví như việc xuất bản, việc tổ chức các khoá học, các chương trình phát thanh và cả Hội thảo khoa học xã hội.
Catherine Hasley được giao chịu trách nhiệm hướng đạo nghề nghiệp cho bọn trẻ. Cô chuyển hẳn vào sống ở nhà tình thương. Cô đã nhận việc với một sự háo hức lớn. Cô nói về nó với bất cứ ai chịu nghe cô nói. Giọng cô khô và giả tạo. Khi cô nói, những chuyện động của miệng cô che kín hai vết hằn mới xuất hiện trên mặt cô. Những vết hằn kéo từ hai bên cánh mũi xuống đến cằm. Người ta thường bảo cô cứ để nguyên kính; mắt cô không được đẹp lắm. Cô khăng khăng nói rằng công việc của cô không phải từ thiện mà là “khai sáng con người.”
Thời gian quan trọng nhất trong ngày của cô là khoảng thời gian trông nom các hoạt động nghệ thuật của bọn trẻ. Người ta gọi đó là “Giờ sáng tạo”. Có một phòng dành riêng cho việc này - căn phòng có cửa sổ trông ra thành phố ở phía xa. Bọn trẻ được đưa các vật liệu và dụng cụ rồi được để tự do sáng tạo dưới sự hướng dẫn của Catherine. Cô đứng nhìn chúng như một thiên thần đứng cạnh sự chào đón của một đứa trẻ.
Cô thấy tự hào vào cái ngày mà Jackie, đứa bé ít hy vọng nhất trong bọn trẻ ở đây, hoàn thành một tác phẩm tưởng tượng. Jackie cầm một nắm phấn mầu và một lọ hồ, rồi mang chúng lại một góc phòng. Ở đó có một bờ tường dốc được trát vữa và sơn xanh lá cây - nó vốn bị bỏ lại từ thiết kế của Roark - anh đã dùng nó để khống chế ánh sáng tắt dần vào lúc hoàng hôn. Catherine tiến về phía Jackie và thấy cô bé đã vẽ nguệch ngoạc trên bờ tường đó một con chó năm chân màu nâu với những đốm xanh da trời. Khuôn mặt Jackie ánh lên niềm tự hào. “Nào, thấy chưa, thấy chưa?” – Catherine nói với các đồng nghiệp của cô. “Thật tuyệt vời và cảm động. Không thể nói được một đứa trẻ có thể tiến xa đến đâu khi được khuyến khích hợp lý. Hãy nhìn xem điều gì sẽ xảy ra khi những linh hồn bé nhỏ của chúng không được thoả mãn những thôi thúc sáng tạo! Chúng ta phải cho chúng cơ hội được bày tỏ bản thân. Các chị có thấy vẻ mặt của Jackie không?”
*
* *
Bức tượng Dominique đã được bán. Không ai biết người mua là ai. Người mua chính là Ellsworth Toohey.
*
* *
Văn phòng của Roark trở lại còn có một phòng. Sau khi toà nhà Cord khánh thành, anh không tìm được công việc nào nữa. Khủng hoảng đã tàn phá ngành xây dựng; chẳng mấy người có việc làm. Người ta nói rằng thời của những toà nhà chọc trời đã hết. Nhiều kiến trúc sư đóng cửa văn phòng.
Thỉnh thoảng vẫn có một vài công trình được dựng lên và một nhóm kiến trúc sư bâu lấy chúng như những kẻ ăn xin kiếm miếng ăn thừa. Trong số đó có cả những người như Ralson Holcombe, những người chưa bao giờ phải cầu xin mà luôn đòi hỏi phải có sự giới thiệu trước khi chấp nhận làm việc cho một khách hàng. Khi Roark cố tìm một hợp đồng xây dựng, người ta từ chối anh với hàm ý rằng nếu anh đã dám cả gan đi tìm việc thì người ta cũng chẳng cần phải lịch sự với anh làm gì. “Roark ư?” – những doanh nhân thận trọng nói – “Cái tay người hùng lá cải ấy hả? Thời buổi này, chả ai muốn phí tiền vào những vụ kiện tụng cả.”
Anh kiếm được một vài việc – như sửa nhà trọ. Công việc này chỉ đòi hỏi việc dựng lại những bức vách và sắp xếp lại đường ống dẫn nước. “Đừng nhận, Howard” – Austen Heller giận dữ nói. “Làm sao anh có thể làm cái loại việc như thế. Sau những toà nhà như Cord! Sau nhà Enright!”
“Tôi sẽ nhận,” Roark trả lời.
Tiền đền bù cho Stoddard vượt qua những gì anh nhận được từ toà nhà Cord. Nhưng anh đã tiết kiệm đủ để có thể sống được một thời gian. Anh trả tiền thuê nhà cho Mallory và anh trả tiền hầu hết những bữa ăn mà họ thường xuyên ăn cùng nhau.
Mallory đã cố phản đối.
“Im đi, Steve,” Roark đã nói. “Tôi không làm việc này vì cậu. Vào những lúc như thế này, tôi nợ bản thân tôi một số sự xa xỉ nhất đinh. Vì thế, tôi chỉ đang mua thứ có giá trị nhất mà tôi có thể mua – thời gian của cậu. Tôi đang cạnh tranh với cả đất nước này – và đó là một sự xa xỉ lớn, đúng không? Họ muốn cậu nặn những tượng trẻ con và tôi thì không muốn thế, và tôi thích thắng họ ở chuyện này.”
“Anh muốn tôi làm gì, Roark?”
“Tôi muốn cậu làm việc mà không phải hỏi bất cứ ai xem họ muốn cậu làm gì.”
Austen Heller đã nghe chuyện này từ Mallory và ông nói riêng với Roark.
“Nếu anh giúp cậu ta, tại sao không để tôi giúp anh?”
“Tôi sẽ để ông giúp nếu ông có thể” – Roark trả lời – “Nhưng ông không thể. Tất cả những gì cậu ta cần là thời gian. Cậu ta có thể làm việc mà không cần khách hàng. Tôi thì không thể.”
“Thật nực cười khi thấy anh đóng vai một nhà từ thiện, Howard.”
“Ông không cần phải lăng mạ tôi. Đấy không phải là từ thiện. Tôi sẽ nói với ông thế này: hầu hết mọi người đều bảo rằng họ quan tâm tới sự đau khổ của người khác. Tôi thì không. Tuy nhiên, có một điều mà tôi không hiểu. Bọn họ sẽ không bỏ qua nếu họ thấy một người đang chảy máu và bị bỏ lại bởi một tài xế vô liêm sỉ. Nhưng hầu hết bọn họ thậm chí không thèm ngoảnh đầu nhìn Steve Mallory. Chả nhẽ họ không biết rằng nếu như sự đâu khổ có thể đem đong đếm thì sự đau khổ của Mallory khi cậu ta không thể làm những việc cậu ta làm cũng chẳng kém gì đau khổ của cả một đoàn người bị xe tăng cán qua? Nếu như người ta muốn làm giảm nhẹ đau khổ trong thế giới này, chẳng phải họ nên bắt đầu từ Mallory sao? Tuy nhiên, đấy không phải là lý do tôi làm chuyện này…”
*
* *
Roark chưa bao giờ nhìn nhà Stoddard sau khi nó được sửa lại. Vào một buổi tối tháng Mười một, anh đến đó. Anh không biết liệu đây có là một sự đầu hàng hay là một chiến thắng trước nỗi sợ phải nhìn thấy nó.
Đêm đã khuya và khu vườn của nhà Stoddard hoàn toàn vắng vẻ. Toà nhà tối đen. Chỉ có một bóng đèn còn sáng trên một cửa sổ ở trên tầng. Roark đứng nhìn toà nhà một lúc lâu.
Cánh cửa dưới mái vòm kiểm Hy Lạp mở ra và một bóng đàn ông mờ xuất hiện. Cái bóng đó đi vội vàng xuống thang gác… và dừng lại.
“Chào anh Roark,” Ellsworth Toohey nói.
Roark nhìn ông bình thản.
“Chào ông,” Roark nói.
“Đừng có bỏ chạy” – Giọng nói không hề giễu cợt mà có vẻ ân cần.
“Tôi không định thế.”
“Tôi đã biết là thế nào cũng có ngày anh đến và tôi muốn ở đây khi anh đến. Tôi đã phải bịa ra nhiều lý do để đến chỗ này.” – Giọng nói không hề có vẻ hả hê; nó có vẻ kiệt quệ và giản dị.
“Thì sao?”
“Anh không nên ngại phải nói chuyện với tôi. Anh thấy đấy, tôi hiểu các công trình của anh. Còn việc tôi làm gì với chúng lại là chuyện khác.”
“Ông được tuỳ ý làm bất cứ điều gì ông muốn với chúng.”
“Tôi hiểu các công trình của anh hơn bất cứ người nào… có lẽ trừ Dominique Francon. Và có thể là còn hơn cô ấy. Chuyện đó quan trọng đấy chứ, đúng không anh Roark? Không có nhiều người có thể nói với anh điều đó. Như thế còn tốt hơn nếu như tôi là người ủng hộ anh mà lại chẳng hiểu được công việc của anh.”
“Tôi biết là ông hiểu.”
“Vậy thì anh không ngại nói chuyện với tôi?”
“Về cái gì?”
Trong bóng tối, có vẻ Toohey đã thở dài. Một lúc sau ông chỉ vào toà nhà và hỏi:
“Anh có hiểu được cái này không?”
Roark không trả lời.
Toohey tiếp tục nói khẽ:
“Anh thấy nó như thế nào? Như một đống đất vô hồn? Như một đám gỗ mục bừa bãi? Như một đám hỗn ngu xuẩn? Nhưng có thật thế không, anh Roark? Anh không nhìn thấy quy luật nào ư? Anh – người biết ngôn ngữ của kiến trúc và ý nghĩa của các hình khối. Anh không thấy mục đích gì ở đây sao?”
“Tôi không thấy mục đích nào trong việc bàn về nó.”
“Anh Roark, chỉ có hai chúng ta ở đây. Sao anh không nói thẳng cho tôi biết anh nghĩ gì về tôi? Bằng bất kể từ ngữ nào anh muốn. Chẳng có ai nghe thấy chúng ta cả.”
“Nhưng tôi không nghĩ về ông.”
Khuôn mặt Toohey có một vẻ chăm chú của một người đang lặng lẽ lắng nghe một phán quyết đơn giản của số phận. Ông im lặng. Roark hỏi:
“Ông đã định nói chuyện gì với tôi?”
Toohey nhìn anh rồi nhìn những thân cây trơ trụi quanh họ. Ông nhìn dòng sông ở phía xa, nhìn bầu trời cao trên dòng sông.
“Không có gì,” Toohey trả lời.
Ông bước đi.Bước chân ông vang vọng trong im lặng; chúng sắc nét, đều đặn trong pít-tông của một động cơ.
Roark đứng một mình trên đường vào vắng lặng. Anh nhìn toà nhà.
“Sai lầm duy nhất với câu ngạn ngữ đó là việc ám chỉ ‘đám đông’ như một thứ xấu xa. Thực ra là ngược lại. Và anh cũng đã phát hiện ra điều đó đấy. Ba người, cho phép tôi được nói thêm là một con số bí hiểm. Ví dụ như Chúa Ba Ngôi. Hoặc tam giác ba người – không có ý niệm này thì sẽ không hề có điện ảnh. Có rất nhiều biến thể khác nhau của quan hệ tam giác, và không phải lúc nào cũng là bi kịch. Như cái tam giác ba người chúng ta chẳng hạn – tôi đang đóng thế cho cái cạnh huyền; đây thật là một sự thế chỗ hợp lý vì tôi đang đóng thế cho cái hoàn toàn đối lập với tôi, cô có nghĩ thế không, Dominique?”
Họ đang ăn tráng miệng thì Keating phải đi trả lời điện thoại. Họ có thể nghe thấy giọng nói bồn chồn của anh ở phòng bên cạnh. Anh đang gắt giọng với một người thợ vẽ đang cố hoàn thành một công trình cần gáp và cần giúp đỡ. Toohey quay đầu nhìn Dominique và mỉm cười. Nụ cười đã nói tất cả những điều mà điệu bộ của cô từ đầu buổi tối đã không cho phép ông nói ra. Mặt cô không hề có một cử động rõ ràng nào khi cô nhìn lại ông, nhưng nét mặt cô thay đổi như thể cô đang thừa nhận những gì ông nói thay vì phủ nhận nó. Ông hẳn đã muốn có một cái nhìn phủ nhận hơn. Sự chấp nhận của cô còn miệt thị hơn cả sự phủ nhận.
“Vậy là cô lại quay lại với bầy súc vật à, Dominique?”
“Phải, Ellsworth.”
“Không còn cầu xin lòng thương nữa sao?”
“Điều đó có còn cần thiết không?”
“Không. Tôi ngưỡng mộ cô, Dominique… Cô có thích chuyện đó không? Tôi đoán Peter chắc cũng chẳng tồi, mặc dù hẳn là không được tuyệt như cái người mà cả hai chúng ta cùng nghĩ đến, anh ta chắc hẳn là xuất sắc trong chuyện đó, nhưng cô sẽ không bao giờ có cơ hội khám phá.”
Cô không có vẻ kinh tởm khi nghe những lời này. Trông cô thành thực ngạc nhiên.
“Ông đang nói chuyện gì vậy, Ellsworth?”
“Thôi nào, cô gái thân mến, chúng ta chả cần phải giả vờ với nhau nữa, đúng không? Cô đã phải lòng Roark từ lần đầu cô thấy anh ta trong phòng khách nhà Kiki Holcombe – hay là tôi nên nói trắng ra – cô đã muốn ngủ với anh ta – nhưng anh ta sẽ không buồn nhổ vào mặt cô – và vì thế mà cô đã làm những gì cô đã làm.”
“Ông nghĩ thế à?” cô hỏi khẽ.
“Chả nhẽ chuyện đó không hiển nhiên sao? Đàn bà trả thù. Hiển nhiên như chuyện Roark phải là người mà cô thèm muốn. Và cô phải thèm muốn anh ta theo cách hoang dã nhất. Và anh ta thì không thèm biết đến sự tồn tại của cô.”
“Tôi đã đánh giá ông quá cao, Ellsworth,” cô nói. Cô đã mất hoàn toàn sự hứng thú với ông, thậm chí cô không cần phải cảnh giác. Trông cô buồn chán. Ông nhăn mặt ngạc nhiên.
Keating quay lại bàn. Toohey vỗ vai anh khi anh đi ngang qua ghế của ông.
“Trước khi tôi về Peter, chúng ta phải nói chuyện một tí về việc xây lại Đền Stoddard. Tôi muốn anh bốc đít cái chỗ đó”
“Ellsworth…” anh há hốc miệng.
Toohey phá ra cười.
“Đừng có cổ lỗ sĩ thế, Peter. Chỉ là một chút tục tĩu nghề nghiệp ấy mà. Dominique chả ngại đâu. Cô ấy cũng từng là nhà báo mà.”
“Ông làm sao thế, Ellsworth?” Dominique hỏi “Tuyệt vọng quá à? Vũ khí của ông không được công hiệu như mọi khi sao?”
Cô đứng lên.
“Chúng ta uống cà-phê trong phòng đọc chứ?”
*
* *
Hopton Stoddard bỏ thêm một khoản tiền lớn vào số tiền ông thắng kiện từ Roark và Đền Stoddard được sửa lại cho một mục đích mới. Ellsworth Toohey chọn ra một nhóm kiến trúc sư để làm việc này: Peter Keating, Gordon L.Prescott, John Erik Snyte và một người có tên là Gus Webb. Anh chàng này mới 24 tuổi. Anh ta thích buông ra những nhận xét tục tĩu khi thấy một người đàn bà nở nang đi ngang qua. Anh ta chưa bao giờ được giao bất cứ công trình kiến trúc nào. Ba người kia đều có vị thế xã hội và nghề nghiệp; Gus Webb chẳng có gì. Toohey đưa anh ta vào chính vì lý do này. Trong bốn người, Gus Webb nói to nhất và ngạo mạn nhất. Anh ta nói rằng anh ta chẳng sợ bất cứ thứ gì; và anh ta đã nói thật. Tất cả bọn họ đều là thành viên của Hiệp hội các Nhà Xây dựng Hoa Kỳ.
Hiệp hội các Nhà Xây dựng Hoa Kỳ đã mở rộng. Sau phiên toà Stoddard, đã có rất nhiều cuộc thảo luận sôi nổi trong các phòng họp của Hiệp hội Kiển trúc sư Hoa Kỳ. A.G.A vốn không ưa Ellsworth Toohey, nhất là sau khi ông lập ra Hiệp hội Xây dựng. Nhưng phiên toà Stoddard đã mang đến một thay đổi nhỏ; nhiều người cho rằng chính bài báo trên mục Một tiếng nói nhỏ là ngòi nổ đưa đến phiên toà; và rằng một người có thể khiến cho một khách hàng kiện một kiến trúc sư cần phải được đối xử một cách thận trọng. Vì thế, người ta gợi ý rằng nên mời Toohey phát biểu tại một bữa trưa của A.G.A. Một vài thành viên của Hiệp hội phản đối, trong đó có Guy Francon. Người phản đối mạnh mẽ nhất là một kiến trúc sư trẻ. Anh ta phát biểu sôi nổi, giọng anh run lên vì xúc động khi lần đầu tiên phát biểu trước đám đông; anh nói rằng anh ngưỡng mộ Ellsworth Toohey, nhưng nếu như một nhóm người cảm thấy rằng quyền lực của mình đang bị một cá thể nào đó tước mất, thì đấy chính là lúc người ta phải chiến đấu chống lại cá thể kia. Họ phủ quyết ý kiến của anh ta. Toohey được mời diễn thuyết tại buổi tiệc trưa. Số người tham dự buổi tiệc rất lớn và Toohey đã có một bài thuyết trình hài hước, hùng hồn. Rất nhiều thành viên của A.G.A đã tham gia vào Hiệp hội các Nhà Xây dựng Hoa Kỳ. John Erik Snyte là người đầu tiên.
Bốn kiến trúc sư chịu trách nhiệm xây lại Đền Stoddard họp nhau ở văn phòng của Keating. Họ ngồi quanh một chiếc bàn trải đầy những bản sao thiết kế của ngôi đền, những bức ảnh chụp bản vẽ gốc của Roark mà họ lấy được từ nhà thầu, và một mô hình đất sét mà Keating đã đặt làm. Họ nói về cuộc khủng hoảng và những tác động xấu của nó lên ngành xây dựng; họ nói về đàn bà và Gordon L.Prescott kể vài câu đùa tục tĩu. Rồi Gus Webb giơ nắm đấm lên và đấm xuống cái mô hình đất sét vẫn còn chưa khô hẳn. Cả ngôi đền biến thành một đống đất bẹp dúm. “Nào, các vị” – anh ta nói – “Hãy làm việc thôi.” “Gus, đồ vô lại” - Keating nói – “Cái đó mất tiền đấy.” “Vớ vẩn” – Gus trả lời – “Chúng ta đâu có phải trả tiền.”
Mỗi người trong bọn họ đều có một tập ảnh chụp những bản vẽ gốc với chữ ký “Howard Roark” rõ nét ở góc ảnh. Họ mất nhiều buổi tối và nhiều tuần liền để vẽ lại ngôi đền dựa trên bản vẽ gốc. Họ cố tái tạo và cải thiện nó. Họ mất nhiều thời gian hơn mức cần thiết. Họ thay đổi nhiều hơn yêu cầu. Dường như họ thấy thỏa mãn khi làm việc này. Sau đó, họ đặt bốn bản vẽ cạnh nhau và phối hợp chúng thành một. Họ chưa bao giờ thích thú với công việc của họ như thế này. Những cuộc gặp mặt của họ kéo dài và thân mật. Có một vài bất đồng nho nhỏ; ví dụ như khi Gus Webb nói “Quỷ tha ma bắt, Gordon, nếu như ông đòi vẽ bếp thì phải để nhà vệ sinh cho tôi chứ”; nhưng những bất đồng này rất nhỏ. Họ cảm thấy một tình đoàn kết và gần như là yêu thương với nhau – đấy là một thứ tình bằng hữu khiến cho một người dám chịu đựng sự tra tấn thay vì chỉ điểm đồng bọn của mình.
Người ta không kéo đổ Đền Stoddard nhưng bộ khung của nó được ghép vào trong năm tầng nhà, bao gồm nhà ở, phòng học, bệnh xá, bếp ăn, phòng giặt đồ. Sảnh ra vào được lát bằng nhôm xoắn; những bồn tắm được quây kính, phòng thể dục có những trụ tường Corinthian đắp nổi những chiếc lá mạ vàng. Những cửa sổ lớn được để nguyên, bị các nền nhà cắt thành từng khúc.
Bốn kiến trúc sư đã quyết định sẽ hợp tác với nhau và vì thế sẽ không bê nguyên bất cứ một phong cách kiến trúc cổ điển nào vào. Peter Keating thiết kế một mái vòm kiểu bán- Doric bằng cẩm thạch trắng phía trên cửa chính và trổ những cửa mới ra những ban-công kiểu bán-Gorthic, phía trên có hình thập tự; cộng thêm với những hoạ tiết trang trí gồm những chiếc lá ô-rô kết lại thành chuỗi và được khắc chìm vào trong mặt tường đá vôi. Gordon L.Prescott thiết kế một mái nhà kiểu bán-Phục hưng và một mái hiên lớn ở tầng ba được bao quanh bằng kính. Gus Webb thiết kế một hình vuông trang trí để gắn quanh những khung cửa sổ gốc. Anh làm một tấm biển được thắp sáng bằng đèn nê-ông trên nóc toà nhà. Tấm biển đề chữ: Nhà tình thương Hopton Stoddard dành cho trẻ thiểu năng.
“Nếu cách mạng nổ ra, tất cả trẻ con trên đất nước này sẽ có một ngôi nhà như thế!” – Gus Webb tuyên bố khi nhìn vào công trình đã hoàn thiện.
Người ta vẫn có thể nhận ra hình dạng ban đầu của ngôi đền. Trông nó không giống như một tử thi mà các bộ phận đã bị một bàn tay tàn bạo ném ra khắp nơi. Trông nó giống như một tử thi bị chặt thành nhiều mảnh rồi đem ghép lại.
Tháng Chín, những chủ nhân của toà nhà chuyển vào đó sống. Một đội ngũ nhân viên nhỏ, thạo viện đã được Toohey lựa chọn để phục vụ toà nhà. Việc tìm những đứa trẻ đủ tiêu chuẩn vào sống ở đây khó khăn hơn việc tìm nhân viên. Hầu hết những đứa trẻ được lựa chọn từ các trung tâm khác. Sáu mươi lăm đứa trẻ, tuổi từ ba đến mười lăm, đã được lựa chọn. Những người chọn chúng kiên quyết từ chối những đứa trẻ có thể được chạy chữa và chỉ lựa chọn những trường hợp hoàn toàn vô vọng. Có một cậu bé mười lăm tuổi chưa bao giờ biết nói; một đứa bé hở hàm ếch không biết đọc, không biết viết; một bé gái sinh ra đã không có mũi vì cha của cô bé cũng đồng thời là ông của cô bé; một đứa bé có tên “jackie” mà người ta không biết chắc chắn về tuổi cũng như giới tính. Tất cả bọn trẻ được dẫn vào nhà mới; mắt chúng trống rỗng. Đấy là cái nhìn của tử thần. Cái nhìn đó không thừa nhận sự tồn tại của bất cứ thế giới nào.
Vào những buổi tối ấm áp, lũ trẻ từ các khu ổ chuột xung quanh đó sẽ lẻn vào công viên của nhà Stoddard và nhìn trộm qua các cửa sổ lớn vào các phòng chơi, phòng thể thao, hay bếp. Những đứa trẻ ăn mặc rách rưới, mặt mũi bẩn thỉu, người còi cọc gầy gò. Chúng cười ngạo ngược và mắt chúng rực sáng với vẻ linh hoạt sôi sục và quyết liệt. Những nhân viên trong nhà tình thương đuổi chúng đi và gọi chúng là bọn “gangster nhóc con.”
Mỗi tháng một lần, một phái đoàn gồm những nhà bảo trợ lại xuống thăm nhà tình thương. Đấy là một nhóm người sang trọng có tên trong nhiều danh bạ xã hội kín mặc dù họ không thực sự có một thành quả cá nhân cụ thể nào. Đấy là một nhóm người khoác áo lông chồn và đeo trang sức kim cương; thỉnh thoảng có người hút xì-gà đắt tiền và đội mũ quả dưa bóng lộn. Ellsworth Toohey luôn có mặt để dẫn họ đi thăm quan. Chuyến viếng thăm làm cho những chiếc áo khoác lông chồn trở nên ấm hơn và những người mặc chúng cảm thấy họ có quyền mặc như thế bởi vì chuyến viếng thăm làm cho họ thấy mình cao cả và đức hạnh còn hơn cả việc đi đến một tang lễ. Trên đường trở về từ những chuyến thăm quan, Ellsworth Toohey nhận những lời khen ngợi về những công việc tuyệt vời mà ông đang làm, và ông không khó khăn gì trong việc nhận những tấm séc tài trợ cho các hoạt động từ thiện khác của ông - ví như việc xuất bản, việc tổ chức các khoá học, các chương trình phát thanh và cả Hội thảo khoa học xã hội.
Catherine Hasley được giao chịu trách nhiệm hướng đạo nghề nghiệp cho bọn trẻ. Cô chuyển hẳn vào sống ở nhà tình thương. Cô đã nhận việc với một sự háo hức lớn. Cô nói về nó với bất cứ ai chịu nghe cô nói. Giọng cô khô và giả tạo. Khi cô nói, những chuyện động của miệng cô che kín hai vết hằn mới xuất hiện trên mặt cô. Những vết hằn kéo từ hai bên cánh mũi xuống đến cằm. Người ta thường bảo cô cứ để nguyên kính; mắt cô không được đẹp lắm. Cô khăng khăng nói rằng công việc của cô không phải từ thiện mà là “khai sáng con người.”
Thời gian quan trọng nhất trong ngày của cô là khoảng thời gian trông nom các hoạt động nghệ thuật của bọn trẻ. Người ta gọi đó là “Giờ sáng tạo”. Có một phòng dành riêng cho việc này - căn phòng có cửa sổ trông ra thành phố ở phía xa. Bọn trẻ được đưa các vật liệu và dụng cụ rồi được để tự do sáng tạo dưới sự hướng dẫn của Catherine. Cô đứng nhìn chúng như một thiên thần đứng cạnh sự chào đón của một đứa trẻ.
Cô thấy tự hào vào cái ngày mà Jackie, đứa bé ít hy vọng nhất trong bọn trẻ ở đây, hoàn thành một tác phẩm tưởng tượng. Jackie cầm một nắm phấn mầu và một lọ hồ, rồi mang chúng lại một góc phòng. Ở đó có một bờ tường dốc được trát vữa và sơn xanh lá cây - nó vốn bị bỏ lại từ thiết kế của Roark - anh đã dùng nó để khống chế ánh sáng tắt dần vào lúc hoàng hôn. Catherine tiến về phía Jackie và thấy cô bé đã vẽ nguệch ngoạc trên bờ tường đó một con chó năm chân màu nâu với những đốm xanh da trời. Khuôn mặt Jackie ánh lên niềm tự hào. “Nào, thấy chưa, thấy chưa?” – Catherine nói với các đồng nghiệp của cô. “Thật tuyệt vời và cảm động. Không thể nói được một đứa trẻ có thể tiến xa đến đâu khi được khuyến khích hợp lý. Hãy nhìn xem điều gì sẽ xảy ra khi những linh hồn bé nhỏ của chúng không được thoả mãn những thôi thúc sáng tạo! Chúng ta phải cho chúng cơ hội được bày tỏ bản thân. Các chị có thấy vẻ mặt của Jackie không?”
*
* *
Bức tượng Dominique đã được bán. Không ai biết người mua là ai. Người mua chính là Ellsworth Toohey.
*
* *
Văn phòng của Roark trở lại còn có một phòng. Sau khi toà nhà Cord khánh thành, anh không tìm được công việc nào nữa. Khủng hoảng đã tàn phá ngành xây dựng; chẳng mấy người có việc làm. Người ta nói rằng thời của những toà nhà chọc trời đã hết. Nhiều kiến trúc sư đóng cửa văn phòng.
Thỉnh thoảng vẫn có một vài công trình được dựng lên và một nhóm kiến trúc sư bâu lấy chúng như những kẻ ăn xin kiếm miếng ăn thừa. Trong số đó có cả những người như Ralson Holcombe, những người chưa bao giờ phải cầu xin mà luôn đòi hỏi phải có sự giới thiệu trước khi chấp nhận làm việc cho một khách hàng. Khi Roark cố tìm một hợp đồng xây dựng, người ta từ chối anh với hàm ý rằng nếu anh đã dám cả gan đi tìm việc thì người ta cũng chẳng cần phải lịch sự với anh làm gì. “Roark ư?” – những doanh nhân thận trọng nói – “Cái tay người hùng lá cải ấy hả? Thời buổi này, chả ai muốn phí tiền vào những vụ kiện tụng cả.”
Anh kiếm được một vài việc – như sửa nhà trọ. Công việc này chỉ đòi hỏi việc dựng lại những bức vách và sắp xếp lại đường ống dẫn nước. “Đừng nhận, Howard” – Austen Heller giận dữ nói. “Làm sao anh có thể làm cái loại việc như thế. Sau những toà nhà như Cord! Sau nhà Enright!”
“Tôi sẽ nhận,” Roark trả lời.
Tiền đền bù cho Stoddard vượt qua những gì anh nhận được từ toà nhà Cord. Nhưng anh đã tiết kiệm đủ để có thể sống được một thời gian. Anh trả tiền thuê nhà cho Mallory và anh trả tiền hầu hết những bữa ăn mà họ thường xuyên ăn cùng nhau.
Mallory đã cố phản đối.
“Im đi, Steve,” Roark đã nói. “Tôi không làm việc này vì cậu. Vào những lúc như thế này, tôi nợ bản thân tôi một số sự xa xỉ nhất đinh. Vì thế, tôi chỉ đang mua thứ có giá trị nhất mà tôi có thể mua – thời gian của cậu. Tôi đang cạnh tranh với cả đất nước này – và đó là một sự xa xỉ lớn, đúng không? Họ muốn cậu nặn những tượng trẻ con và tôi thì không muốn thế, và tôi thích thắng họ ở chuyện này.”
“Anh muốn tôi làm gì, Roark?”
“Tôi muốn cậu làm việc mà không phải hỏi bất cứ ai xem họ muốn cậu làm gì.”
Austen Heller đã nghe chuyện này từ Mallory và ông nói riêng với Roark.
“Nếu anh giúp cậu ta, tại sao không để tôi giúp anh?”
“Tôi sẽ để ông giúp nếu ông có thể” – Roark trả lời – “Nhưng ông không thể. Tất cả những gì cậu ta cần là thời gian. Cậu ta có thể làm việc mà không cần khách hàng. Tôi thì không thể.”
“Thật nực cười khi thấy anh đóng vai một nhà từ thiện, Howard.”
“Ông không cần phải lăng mạ tôi. Đấy không phải là từ thiện. Tôi sẽ nói với ông thế này: hầu hết mọi người đều bảo rằng họ quan tâm tới sự đau khổ của người khác. Tôi thì không. Tuy nhiên, có một điều mà tôi không hiểu. Bọn họ sẽ không bỏ qua nếu họ thấy một người đang chảy máu và bị bỏ lại bởi một tài xế vô liêm sỉ. Nhưng hầu hết bọn họ thậm chí không thèm ngoảnh đầu nhìn Steve Mallory. Chả nhẽ họ không biết rằng nếu như sự đâu khổ có thể đem đong đếm thì sự đau khổ của Mallory khi cậu ta không thể làm những việc cậu ta làm cũng chẳng kém gì đau khổ của cả một đoàn người bị xe tăng cán qua? Nếu như người ta muốn làm giảm nhẹ đau khổ trong thế giới này, chẳng phải họ nên bắt đầu từ Mallory sao? Tuy nhiên, đấy không phải là lý do tôi làm chuyện này…”
*
* *
Roark chưa bao giờ nhìn nhà Stoddard sau khi nó được sửa lại. Vào một buổi tối tháng Mười một, anh đến đó. Anh không biết liệu đây có là một sự đầu hàng hay là một chiến thắng trước nỗi sợ phải nhìn thấy nó.
Đêm đã khuya và khu vườn của nhà Stoddard hoàn toàn vắng vẻ. Toà nhà tối đen. Chỉ có một bóng đèn còn sáng trên một cửa sổ ở trên tầng. Roark đứng nhìn toà nhà một lúc lâu.
Cánh cửa dưới mái vòm kiểm Hy Lạp mở ra và một bóng đàn ông mờ xuất hiện. Cái bóng đó đi vội vàng xuống thang gác… và dừng lại.
“Chào anh Roark,” Ellsworth Toohey nói.
Roark nhìn ông bình thản.
“Chào ông,” Roark nói.
“Đừng có bỏ chạy” – Giọng nói không hề giễu cợt mà có vẻ ân cần.
“Tôi không định thế.”
“Tôi đã biết là thế nào cũng có ngày anh đến và tôi muốn ở đây khi anh đến. Tôi đã phải bịa ra nhiều lý do để đến chỗ này.” – Giọng nói không hề có vẻ hả hê; nó có vẻ kiệt quệ và giản dị.
“Thì sao?”
“Anh không nên ngại phải nói chuyện với tôi. Anh thấy đấy, tôi hiểu các công trình của anh. Còn việc tôi làm gì với chúng lại là chuyện khác.”
“Ông được tuỳ ý làm bất cứ điều gì ông muốn với chúng.”
“Tôi hiểu các công trình của anh hơn bất cứ người nào… có lẽ trừ Dominique Francon. Và có thể là còn hơn cô ấy. Chuyện đó quan trọng đấy chứ, đúng không anh Roark? Không có nhiều người có thể nói với anh điều đó. Như thế còn tốt hơn nếu như tôi là người ủng hộ anh mà lại chẳng hiểu được công việc của anh.”
“Tôi biết là ông hiểu.”
“Vậy thì anh không ngại nói chuyện với tôi?”
“Về cái gì?”
Trong bóng tối, có vẻ Toohey đã thở dài. Một lúc sau ông chỉ vào toà nhà và hỏi:
“Anh có hiểu được cái này không?”
Roark không trả lời.
Toohey tiếp tục nói khẽ:
“Anh thấy nó như thế nào? Như một đống đất vô hồn? Như một đám gỗ mục bừa bãi? Như một đám hỗn ngu xuẩn? Nhưng có thật thế không, anh Roark? Anh không nhìn thấy quy luật nào ư? Anh – người biết ngôn ngữ của kiến trúc và ý nghĩa của các hình khối. Anh không thấy mục đích gì ở đây sao?”
“Tôi không thấy mục đích nào trong việc bàn về nó.”
“Anh Roark, chỉ có hai chúng ta ở đây. Sao anh không nói thẳng cho tôi biết anh nghĩ gì về tôi? Bằng bất kể từ ngữ nào anh muốn. Chẳng có ai nghe thấy chúng ta cả.”
“Nhưng tôi không nghĩ về ông.”
Khuôn mặt Toohey có một vẻ chăm chú của một người đang lặng lẽ lắng nghe một phán quyết đơn giản của số phận. Ông im lặng. Roark hỏi:
“Ông đã định nói chuyện gì với tôi?”
Toohey nhìn anh rồi nhìn những thân cây trơ trụi quanh họ. Ông nhìn dòng sông ở phía xa, nhìn bầu trời cao trên dòng sông.
“Không có gì,” Toohey trả lời.
Ông bước đi.Bước chân ông vang vọng trong im lặng; chúng sắc nét, đều đặn trong pít-tông của một động cơ.
Roark đứng một mình trên đường vào vắng lặng. Anh nhìn toà nhà.