Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Suối Nguồn - Chương 13 part 2
Tháng Tư, ngài Nathaniel Janss thuộc công ty bất động sản Janss-Stuart gọi Roark tới văn phòng của ông ta. Janss là một người thẳng thừng. Ông ta nói rằng công ty của ông đang lên kế hoạch xây dựng một tòa nhà văn phòng 30 tầng ở phía cuối đường Broadway, rằng ông cũng không thích chọn Roark làm kiến trúc sư cho công trình này, thực tế, ông còn ít nhiều phản đối anh. Tuy nhiên, bạn của ông, Austen Heller đã khăng khăng là ông nên gặp Roark và nói chuyện với anh về vấn đề này. Janss không nghĩ về công việc của Roark nhiều lắm, nhưng Heller đơn giản là ép buộc ông và ông sẽ lắng nghe ý kiến của Roark trước khi đưa ra quyết định, còn Roark sẽ nói gì về chủ đề này đây?
Roark có rất nhiều điều để nói. Anh nói một cách điềm tĩnh, và ban đầu điều này thật khó khăn bởi vì anh thật sự muốn tòa nhà đó, bởi điều anh cảm nhận thấy là sự khao khát giành lấy công trình này từ tay Janss bằng cách dí súng vào ông ta, nếu như anh có một khẩu súng thật. Tuy nhiên, sau vài phút, mọi việc trở nên dễ dàng và đơn giản hơn nhiều, ý nghĩ về khẩu súng đã biến mất, thậm chí ngay cả niềm mong ước về ngôi nhà cũng không còn. Đó không còn là một công trình phải giành được và anh không ở đó để tìm cách chiếm đoạt nó; anh chỉ đang nói về những tòa nhà thôi.
“Ông Janss, khi mua một chiếc ô-tô, ông không muốn có những vòng hoa hồng trên cửa sổ, một con sư tử ở mỗi bên thân xe và một thiên thần ngồi trên nóc. Tại sao lại không nào?”
“Như thế thật ngớ ngẩn,” ông Janss nói.
“Tại sao lại là ngớ ngẩn? Tôi thì lại cho rằng như thế sẽ rất đẹp. Ngoài ra, vua Louis Mười bốn có một cỗ xe ngựa giống như vậy. Theo tôi thì những gì vua Louis thấy là hay thì đối với chúng ta cũng tốt. Chúng ta không nên chạy theo sự cách tân bừa bãi và cũng không nên phá bỏ đi những truyền thống.”
“Nào, anh biết quá rõ là anh không tin vào bất cứ cái quái gì anh vừa nói!”
“Tôi biết là tôi không tin. Nhưng đó là điều ông tin, đúng không? Nào, hãy xét một cơ thể con người. Tại sao ông không thích nhìn một cơ thể người có một cái đuôi cong và một túm lông đà điểu? Và một đôi tai có hình lá cây ô-rô? Ông biết đấy, như thế sẽ có tính trang trí, thay vì vẻ xấu xí trần trụi u ám mà chúng ta đang có. Tại sao ông lại không thích ý tưởng này? Bởi vì nó vô dụng và vớ vẩn. Bởi vì vẻ đẹp cơ thể con người là ở chỗ nó không có một cơ bắp nào không phục vụ cho mục đích của nó cả, ở chỗ không có một đường nét nào thừa thãi, ở chỗ mọi chi tiết đều phù hợp với một ý niệm, đó chính là ý niệm của một con người và sự sống của anh ta. Vậy tại sao khi chuyển sang một ngôi nhà, xin ông hãy cho tôi biết, ông lại không muốn nó trông như thể nó có ý niệm về mục đích của nó, tại sao ông muốn khiến nó trở nên ngột ngạt với đủ thứ đồ trang trí, tại sao ông lại muốn hy sinh mục đích của tòa nhà cho vẻ ngoài của nó mặc dù ông thậm chí còn không biết tại sao ông lại muốn có cái vẻ ngoài ấy? Ông muốn nó trông giống như một con thú được lai tạo từ con hoang của mười loài khác nhau cho đến khi ông cho ra sản phẩm là một sinh vật không có ruột, không có trái tim cũng như khối óc, một sinh vật chỉ toàn da, đuôi, móng vuốt và lông vũ? Tại sao lại như vậy? Ông phải nói cho tôi biết, bởi tôi chưa bao giờ hiểu được điều này.”
Janss nói: “Ồ, tôi chưa từng nghĩ theo cách này.” Ông nói tiếp, giọng không được tin tưởng lắm: “Nhưng chúng tôi muốn công trình của mình phải có được sự đàng hoàng, anh biết đấy, và vẻ đẹp, cái mà người ta gọi là vẻ đẹp thật sự.”
“Cái gì mà ai gọi là vẻ đẹp?”
“Hừm”
“Hãy nói cho tôi biết, ông Janss, ông có thực sự nghĩ rằng những cột trụ theo kiểu Hy Lạp và những giỏ trái cây đặt vào một tòa nhà văn phòng làm bằng thép kiểu hiện đại là đẹp không?”
“Tôi không biết là tôi đã bao giờ nghĩ đến chuyện tại sao một công trình lại được cho là đẹp, dù là theo kiểu này hay kiểu khác hay chưa,” Janss thú nhận, “nhưng tôi đoán đó là những gì mọi người muốn.”
“Tại sao ông cho rằng người ta muốn thế?”
“Tôi không biết.”
“Vậy tại sao ông phải quan tâm đến việc họ muốn gì?”
“Anh phải quan tâm tới công chúng chứ.”
“Chẳng lẽ ông không biết rằng hầu hết mọi người có được nhiều thứ chỉ vì chúng được đưa đến cho họ và họ chẳng có bất cứ một ý kiến nào hay sao? Ông muốn làm theo điều mà họ mong rằng ông nghĩ là họ nghĩ thế, hay ông muốn làm theo sự đánh giá của chính bản thân ông?”
“Anh không thể tọng cái đánh giá đó vào họng họ được.”
“Ông không phải làm như vậy. Ông chỉ phải kiên nhẫn mà thôi. Bởi vì ông có lẽ phải đứng về phía ông – phải, tôi biết, không ai thực sự muốn có lẽ phải đứng về phía mình – trong khi chống lại ông chỉ có sự trì trệ, mơ hồ, nặng nề và mù quáng.”
“Tại sao anh lại cho rằng tôi không muốn có lẽ phải đứng về phía tôi?”
“Không phải ông, ông, Janss. Đó chỉ là cách mà hầu hết mọi người đều cảm thấy. Họ phải mạo hiểm, tất cả những gì họ làm luôn có tính mạo hiểm, nhưng họ sẽ cảm thấy an toàn hơn nhiều nếu như họ mạo hiểm với một cái gì đó mà họ biết là xấu xí, phù phiếm hay ngu xuẩn.”
“Đúng thế thật, anh biết đấy,” ông Janss nói.
Cuối buổi trò chuyện, ông Janss trầm ngâm: “Anh Roark, tôi không thể nói rằng những điều anh nói là không có ý nghĩa. Hãy để tôi suy nghĩ kỹ về nó. Anh sẽ sớm nhận được tin của tôi.”
Một tuần sau, Janss gọi lại cho Roark. “Chính ban giám đốc sẽ đưa ra quyết định. Anh có sẵn sàng thử không Roark? Hãy vẽ mặt bằng và một số bản vẽ phối cảnh sơ bộ. Tôi sẽ đệ trình lên ban giám đốc. Tôi không thể hứa trước điều gì. Nhưng tôi ủng hộ anh và tôi sẽ đấu tranh với họ.”
Trong vòng hai tuần Roark đã làm việc ngày đêm cho các bản vẽ mặt bằng. Rồi chúng được đệ trình. Sau đó anh đã được gọi lên trước ban giám đốc của công ty bất động sản Janss Stuart. Anh đứng ở cạnh một chiếc bàn dài và thuyết trình, đôi mắt anh lướt chậm rãi qua từng gương mặt. Anh cố gắng không nhìn xuống bàn, nhưng ở dưới tầm mắt mình anh vẫn có thể thấy được đốm trắng của những bản vẽ trải ra trước mắt mười hai người đàn ông Người ta đặt ra cho anh rất nhiều câu hỏi. Janss thỉnh thoảng xen vào để trả lời thay anh, để đấm vào bàn, để hằm hè với những người xung quanh: “Các ông không thấy sao? Điều này chưa rõ ràng hay sao?... Thì đã sao nào, ông Grant? Nếu chưa ai từng xây dựng một công trình như thế này thì đã sao nào?... Kiến trúc Gothic ư, ông Hubbard? Tại sao chúng ta phải xây theo kiểu Gothic?... Tôi sẽ rất muốn từ chức nếu như các ông từ chối cái này!”
Roark nói một cách bình thản. Anh là người duy nhất trong căn phòng cảm thấy chắc chắn về những gì mình nói. Anh cũng cảm thấy mình chẳng có chút hy vọng nào. Mười hai gương mặt trước anh có sắc thái khác nhau; nhưng có cái gì đó chung, không phải màu sắc cũng chẳng phải hình dáng, trên tất những khuôn mặt đó, giống như một mẫu số chung vậy, một thứ gì đó hòa tan sự biểu cảm của chúng, khiến chúng không còn là những gương mặt nữa mà chỉ còn là những hình bầu dục trống rỗng của xác thịt. Anh đang nói với tất cả. Mà lại chẳng nói với một ai. Anh không cảm nhận được lời đáp nào, thậm chí không có cả tiếng vọng của chính những lời anh nói, dội lại từ một cái màng nhĩ nào đó. Những lời nói của anh đang rơi xuống giếng, đập vào những mỏm đá, và mỗi mỏm đá không chịu chặn chúng lại mà lại ném chúng ra xa hơn, hất chúng từ mỏm này đến mỏm nọ, làm cho chúng rơi xuống một cái đáy không hề tồn tại.
Người ta nói với anh rằng anh sẽ nhận được thông báo về quyết định của ban giám đốc. Anh đã biết trước quyết định này. Khi nhận được bức thư, anh đọc mà chẳng có cảm giác gì. Bức thư là của Janss và nó mở đầu như sau: “Anh Roark thân mến, tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo với anh rằng ban giám đốc của chúng tôi thấy rằng họ không thể giao cho anh công trình...” Có một lời cầu xin ẩn trong sự trang trọng nghiệt ngã và khó chịu của bức thư: đấy là lời cầu xin của một người đã không thể đối mặt với anh.
*
* *
John Fargo bắt đầu lập nghiệp với nghề bán hàng rong bằng xe kéo. Ở tuổi 50 ông đã sở hữu một tài sản khiêm tốn và một cửa hàng bách hóa làm ăn phát đạt nằm cuối Đại lộ thứ Sáu. Trong nhiều năm qua, ông đã cạnh tranh thành công với cửa hàng lớn bên kia đường, một trong những cửa hàng do một gia đình lớn để lại. Mùa thu năm ngoái, cả gia đình này đã chuyển cửa hàng đó tới một khu phố mới, xa hơn về phía bắc thành phố[3]. Họ tin rằng trung tâm của việc buôn bán lẻ của thành phố đang dịch chuyển lên phía bắc, và họ đã quyết định sẽ đẩy nhanh sự sup sụp của khu phố cũ bằng việc để trống cửa hàng cũ của họ – một sự nhắc nhở nghiêm khắc và gây xấu hổ cho đối thủ của họ ở bên kia đường. John Fargo đã trả lời bằng việc thông báo rằng ông sẽ xây dựng một cửa hàng mới của riêng mình, ở đúng chỗ đối diện, ngay cạnh cửa hàng cũ của ông – một cửa hàng mới hơn và đẹp hơn bất cứ cửa hàng nào thành phố này đã từng nhìn thấy. Ông tuyên bố ông sẽ bảo tồn vị thế cho cả khu phố cũ này.
Khi cho gọi Roark đến văn phòng, ông không nói rằng ông sẽ phải đưa ra quyết định sau hay suy nghĩ lại mọi việc. Ông chỉ nói: “Anh sẽ là kiến trúc sư cho tôi.” Ông ngồi, chân gác lên bàn, miệng ngậm tẩu, vừa nói rít lên vừa phả khói thuốc. “Tôi sẽ cho anh biết tôi cần bao nhiêu không gian và tôi muốn chi bao nhiêu tiền cho việc này. Nếu anh cần nhiều hơn – thì cứ bảo với tôi. Phần còn lại tùy anh. Tôi không biết nhiều về các tòa nhà. Nhưng tôi có thể nhận biết một người biết về chúng khi tôi nhìn thấy anh ta. Hãy làm đi.”
Fargo đã chọn Roark vì, một ngày nọ, ông đã lái xe qua Trạm xăng Gowan, đã dừng lại, bước vào trong và hỏi vài câu. Sau đó, ông đã hối lộ người đầu bếp nhà Heller để cho ông xem qua căn nhà khi Heller vắng mặt. Fargo không cần thêm một lý lẽ nào nữa.
*
* *
Cuối tháng Năm, khi mà bàn vẽ của Roark đang ngập trong những bản vẽ phác thảo cho cửa hàng của Fargo, anh lại nhận được một công trình mới.
Người khách – ông Whitford Sanborn – sở hữu một tòa nhà do Henry Cameron xây dựng cho ông cách đây nhiều năm. Khi Sanborn quyết định xây một dinh thự mới ở nông thôn, ông đã bỏ qua mọi tiến cử của vợ mình về những kiến trúc sư khác; ông viết thư cho Henry Cameron. Cameron đã viết một bức thư trả lời dài đến mười trang giấy. Ba dòng đầu của bức thư nêu rằng ông đã không còn tiếp tục công việc của mình nữa. Phần còn lại của bức thư là về Howard Roark. Roark không bao giờ biết được Cameron đã viết gì trong thư; Sanborn sẽ không cho anh xem thư, còn Cameron sẽ không nói cho anh biết. Nhưng Sanborn đã chọn Roark để xây cái dinh thự ở nông thôn đó, bất chấp sự phản đối kịch liệt từ phía bà Sanborn.
Bà Sanborn là chủ tịch của rất nhiều tổ chức từ thiện, điều này làm bà đâm ra nghiện việc chuyên quyền mà không một thú vui nào khác có thể sánh được. Bà ao ước sẽ có một dinh thự kiểu Pháp được xây dựng trên mảnh đất mới bên sông Hudson. Bà mong nó sẽ có vẻ trang nghiêm và cổ kính như thể nó đã luôn thuộc về gia đình bà; tất nhiên, bà thừa nhận, rằng mọi người đều biết là không phải thế, nhưng nó sẽ có vẻ như vậy.
Ông Sanborn ký hợp đồng sau khi nghe Roark trình bày chi tiết về kiểu nhà mà ông sẽ có. Ông Sanborn đồng ý với nó một cách sẵn sàng, thậm chí không chờ đến lúc được xem bản vẽ thiết kế. “Nhưng, Fanny” ông Saborn nói một cách mệt mỏi, “tất nhiên là anh muốn một ngôi nhà hiện đại. Anh đã nói điều này với em từ rất lâu rồi. Đó là thứ mà Cameron hẳn sẽ thiết kế.”
“Cameron thì có ý nghĩa quái gì ở đây chứ?” bà hỏi.
“Anh không biết, Fanny. Anh chỉ biết rằng không có tòa nhà nào ở New York giống với tòa nhà mà ông ấy đã thiết kế cho anh.”
Cuộc tranh cãi kéo dài nhiều buổi tối trong căn phòng khách kiểu Victoria lộng lẫy, u tối, đầy đồ gỗ gụ bóng loáng của gia đình Sanborn. Ông Sanborn dao động. Roark hỏi, cánh tay anh khoát qua căn phòng xung quanh họ: “Cái này là cái ông muốn sao?” “Hừ, nếu anh định chõ vào...” bà Sanborn hất đầu, nhưng ông Sanborn nổi nóng: “Lạy Chúa, Fanny! Anh ấy đúng! Cái này chính là cái tôi không muốn. Cái này là cái mà tôi phát ốm lên.”
Cho đến khi hoàn thành bản vẽ Roark không gặp ai cả. Căn nhà – làm bằng đá trơn với những khung cửa sổ lớn và rất nhiều mái hiên – đứng trong những khu vườn bên bờ sông, rộng lớn như dòng nước trải dài, thoáng đãng như những khu vườn, và người ta phải lần theo những cái gờ của nó một cách chăm chú mới có thể tìm thấy những bậc thang mà từ đó ngôi nhà được gắn với khúc quanh của những khu vườn. Những mái hiên được dâng dần lên từ từ, những bức tường cũng hiện hữu một cách từ từ; những cái cây dường như rủ xuống và xuyên qua ngôi nhà; như thể ngôi nhà không phải là một vật chắn ánh sáng mà là một cái bát để tụ ánh sáng, để ngưng nó thành một khối rực rỡ hơn cả không khí bên ngoài.
Ông Sanborn là người đầu tiên được thấy bản vẽ thiết kế ngôi nhà. Ông xem xét chúng, rồi nói: “Tôi... tôi không biết phải nói gì, anh Roark ạ. Nó thật tuyệt. Cameron đã đúng về anh.”
Sau khi những người khác đã xem bản vẽ, ông Sanborn không còn chắc chắn về điều này nữa. Bà Sanborn thì nói rằng căn nhà thật kinh khủng. Và những cuộc tranh cãi dài buổi tối lại quay trở lại. Bà Sanborn hỏi: “Nào, tại sao, tại sao chúng ta không thể thêm những tháp nhỏ ở đây, ở những góc này? Có rất nhiều chỗ trống trên những mái nhà bằng phẳng đó.” Khi đã bị can ngăn về những cái tháp canh, bà lại đòi hỏi: “Tại sao chúng ta không thể làm những cửa sổ có chấn song? Như thế thì có khác gì cơ chứ? Chúa chứng giám, những khung cửa sổ đủ rộng – mặc dù tôi không hiểu tại sao chúng phải rộng như thế, chẳng còn cho ai chút riêng tư nào – nhưng tôi cũng vui lòng chấp nhận những cửa sổ của anh, anh Roark, nếu anh cứ nhất định phải như thế, nhưng tại sao anh lại không thể đặt chấn song cửa? Như thế sẽ làm mọi thứ mềm mại hơn, và mang lại một vẻ vương giả, anh biết đấy, một không khí của thời vua chúa.”
Những người bạn và họ hàng mà bà Sanborn vội cho xem những bản vẽ không thích ngôi nhà chút nào cả. Bà Walling gọi nó là vô lý, và bà Hooper thì gọi là thô thiển. Ông Melander nói là ông sẽ không muốn nó như một món quà. Bà Applebee nói là nó nom như một xưởng giày vậy. Cô Davitt liếc nhìn những bản vẽ và nói với vẻ đồng tình: “Ôi trời ơi, nó mới nghệ thuật làm sao! Ai đã thiết kế vậy?... Roark à?... Roark?... Chưa bao giờ nghe về anh ta cả... Ồ, thẳng thắn mà nói, Fanny, nó trông giống như đồ dỏm ấy.”
Hai người con trong gia đình bị chia rẽ trong vấn đề này. June Sanborn, mười chín tuổi, luôn có ý nghĩ rằng tất cả kiến trúc sư đều lãng mạn, và cô rất vui mừng khi biết họ sẽ thuê một kiến trúc sư trẻ; nhưng cô lại không thích vẻ bên ngoài của Roark cũng như sự thờ ơ của anh trước những gợi ý của cô, vì vậy cô tuyên bố ngôi nhà trông thật kinh khủng và cô, ít nhất là cô, sẽ từ chối sống trong đó. Richard Sanborn, 24 tuổi, người đã từng là một sinh viên ưu tú ở trường đại học và đang từ từ chết chìm trong men rượu, đã làm cả nhà giật mình khi thoát ra khỏi trạng thái thờ ơ thông thường và tuyên bố rằng ngôi nhà thật tuyệt vời. Không ai có thể nói đấy liệu là biểu hiện sự đánh giá cao về mặt thẩm mỹ hay là biểu hiện sự căm ghét với bà Sanborn hay cả hai.
Whitford Sanborn cứ nghiêng ngả với mỗi đợt sóng mới. Ông càu nhàu: “À, bây giờ không phải là các chấn song nữa, tất nhiên là cái đó vớ vẩn, nhưng anh không thể cho bà ấy một cái mái đua được à, anh Roark, để giữ hòa khí trong nhà? Chỉ là một cái mái đua có lỗ châu mai thôi, sẽ chẳng làm hỏng bất kỳ cái gì đúng không? Hay là có?”
Cuộc tranh cãi kết thúc khi Roark tuyên bố anh sẽ không xây dựng công trình này trừ phi ông Sanborn chấp nhận bản thiết kế như nó vốn có và ký xác nhận sự đồng tình này trên tất cả các trang của bản vẽ. Ông Sanborn đã ký.
Không lâu sau đó, bà Sanborn hài lòng khi biết rằng không nhà thầu có uy tín nào sẽ tiến hành xây dựng ngôi nhà. Bà nói đầy vẻ đắc thắng: “Ông thấy chưa?” Ông Sanborn không muốn chấp nhận điều này. Ông đã tìm được một nhà thầu không mấy tiếng tăm để đảm nhận công việc, một cách bất đắc dĩ và như thể đang làm ơn cho ông. Bà Sanborn biết rằng mình có nhà thầu này làm đồng minh của mình, và bà đã bỏ qua tiền lệ xã hội đến mức mời ông ta uống trà. Kể từ lâu bà đã mất đi ý niệm rõ ràng về ngôi nhà, bà chỉ đơn thuần căm ghét Roark. Nhà thầu của bà thì, về nguyên tắc, ghét tất cả các kiến trúc sư.
Việc thi công ngôi nhà Sanborn diễn ra trong suốt những mùa hè và mùa thu, mỗi ngày nó lại mang lại những cuộc chiến mới. “Nhưng, tất nhiên, anh Roark, tôi đã nói với anh là tôi muốn có ba cái tủ tường trong phòng ngủ của tôi. Tôi nhớ rõ ràng, hôm đó là ngày thứ Sáu và chúng ta ngồi trong phòng khách, ông Sanborn thì ngồi trên chiếc ghế to cạnh cửa sổ và còn tôi thì... Thế còn đồ án thì sao á? Đồ án nào? Làm sao mà anh lại hy vọng là tôi hiểu những đồ án của anh chứ?” “Cô Rosalie nói rằng cô ấy không thể leo được cầu thang xoắn, anh Roark. Chúng tôi sẽ làm gì nào? Chọn khách cho phù hợp với căn nhà của anh ấy à?” “Ông Hulburt nói rằng kiểu trần nhà đó sẽ không đỡ được... À, phải đấy, ông Hulburt rất am hiểu về kiến trúc. Ông ấy đã ở Venice hai mùa hè.” “June, ôi tội nghiệp con tôi, nói rằng căn phòng của nó sẽ tối om như một cái hầm rượu. Phải, nó cảm thấy thế đấy anh Roark ạ. Thậm chí nếu như phòng không tối nhưng nếu nó làm con bé cảm thấy tối, thì cũng thế cả thôi.” Roark thức suốt nhiều đêm để vẽ lại những sơ đồ sửa đổi mà anh không thể tránh được. Điều đó có nghĩa là nhiều ngày phá bỏ các sàn nhà, cầu thang, vách ngăn đã được xây dựng; điều đó có nghĩa là những khoản phí thêm chồng chất lên ngân sách của nhà thầu. Nhà thầu nhún vai và nói: “Tôi đã bảo bà rồi. Đó là điều luôn xảy ra khi bà thuê một tay kiến trúc sư ngông cuồng. Bà hãy đợi và xem thứ này sẽ tốn của bà bao nhiêu tiền trước khi anh ta hoàn thành.”
Thế rồi, khi ngôi nhà thành hình, chính Roark lại là người thấy rằng anh muốn có một thay đổi. Cánh phía đông của ngôi nhà chưa lúc nào khiến anh hài lòng. Nhìn nó mọc lên, anh nhận rõ lỗi trong thiết kế của anh và cũng nhận rõ cách sửa nó; anh biết như thế sẽ khiến cho ngôi nhà trở thành một tổng thể hợp lý hơn. Anh đang bắt đầu những bước đầu tiên trong xây dựng và đây là những thử nghiệm đầu tiên của anh. Anh có thể công khai thừa nhận. Nhưng ông Sanborn từ chối cho phép có những thay đổi; giờ thì đến lượt ông. Roark nài nỉ ông; một khi hình ảnh về cái cánh nhà mới đã trở nên rõ ràng trong tâm trí của Roark thì anh không thể chịu được khi ngắm nhìn ngôi nhà như trong tình trạng hiện tại: “Không phải là tôi không đồng ý với anh,” ông Sanborn lạnh lùng nói, “Thực ra, tôi biết anh đúng nhưng chúng tôi không thể đủ tiền cho việc đó. Xin lỗi.”
“Việc đó sẽ tốn của ông ít hơn là những thay đổi vô lý mà bà Sanborn bắt tôi phải làm.”
“Đừng nói lại vấn đề này nữa.”
Roark hỏi chậm rãi: “Ông Sanborn, ông sẽ ký tờ giấy cho phép thay đổi, miễn là nó không làm ông tốn tiền chứ?”
“Tất nhiên rồi. Nếu anh tạo ra được phép lạ để làm như thế.”
Ông đã ký. Cánh phía đông đã được xây lại. Roark đã tự bỏ tiền ra. Khoản tiền anh phải bỏ ra lớn hơn tiền công anh nhận được. Ông Sanborn hơi lưỡng lự: ông muốn hoàn trả lại cho Roark khoản tiền này. Nhưng bà Sanborn đã ngăn ông. Bà nói: “Đó chỉ là một trò bịp thấp hèn của Roark thôi, chỉ là một dạng áp lực mạnh. Hắn đang tống tiền dựa vào thiện cảm của ông đấy. Hắn hy vọng ông sẽ trả tiền. Cứ chờ xem. Rồi hắn sẽ đòi tiền cho mà xem. Đừng để hắn bỏ trốn với cái đó.” Roark không đòi tiền. Ông Sanborn cũng không bao giờ trả cho anh.
Khi ngôi nhà được xây xong, bà Sanborn từ chối đến đó ở. Ông Sanborn nhìn ngôi nhà với vẻ đăm chiêu, quá mệt mỏi để thừa nhận rằng ông thật sự thích nó, rằng ông luôn mong muốn có một ngôi nhà như thế. Ông đầu hàng. Căn nhà không được trang bị đồ đạc. Bà Sanborn đưa bản thân bà, chồng và con gái bà rời đến Florida trong mùa đông, “nơi,” bà nói, “chúng tôi có một ngôi nhà kiểu Tây Ban Nha tử tế, ơn Chúa! – vì chúng tôi đã mua nó được xây sẵn. Đây là điều xảy ra khi anh liều tự xây dựng lấy, với một tay kiến trúc sư ngu xuẩn!” Con trai bà, trước sự ngạc nhiên của mọi người, lại bùng nổ một ý chí mạnh mẽ đột ngột: cậu ta từ chối đến Florida; cậu ta thích ngôi nhà mới, cậu ta sẽ không sống ở đâu khác cả. Vì thế ba trong số các căn phòng được sắm sửa đồ đạc cho cậu ta. Gia đình rời đi còn cậu ta chuyển vào sống một mình trong căn nhà bên sông Hudson. Vào ban đêm, người ta có thể thấy từ phía dòng sông một ô chữ nhật màu vàng, nhỏ bé và lạc lõng, giữa những cửa sổ của ngôi nhà chết rộng lớn.
Bản tin của Hiệp hội Kiến trúc sư Hoa Kỳ đưa một mẩu tin nhỏ:
“Một sự kiện đáng tò mò, và lẽ ra đã có thể làm người ta thích thú nếu như nó không tồi tệ, đã được thông báo với chúng tôi về ngôi nhà mới xây của ông Whitford Sanborn, một nhà công nghiệp đáng kính. Thiết kế bởi Howard Roark và xây dựng với chi phí vượt quá 100 ngàn đô la, ngôi nhà này bị gia đình chủ coi là không thể ở được. Nó đứng đó, bỏ không, như một nhân chứng hùng hồn cho sự thiếu khả năng chuyên môn.”
[1] Vương triều Tudor, trị vì ở Anh từ năm 1485 và 1603. (NHĐ)
[2] Ám chỉ cá tính của nữ hoàng Elizabeth của Anh, người được tiếng là độc lập, tự chủ. (NHĐ)
[3] Nguyên văn là "farther uptown": khái niệm quy hoạch này không có từ tương đương trong tiếng Việt và ngay cả với Mỹ, nó cũng thay đổi về địa lý theo thành phố. New York là thành phố có quy hoạch riêng và uptown của nó có thể dịch sát nhất là phía Bắc thành phố. (NHĐ)
Roark có rất nhiều điều để nói. Anh nói một cách điềm tĩnh, và ban đầu điều này thật khó khăn bởi vì anh thật sự muốn tòa nhà đó, bởi điều anh cảm nhận thấy là sự khao khát giành lấy công trình này từ tay Janss bằng cách dí súng vào ông ta, nếu như anh có một khẩu súng thật. Tuy nhiên, sau vài phút, mọi việc trở nên dễ dàng và đơn giản hơn nhiều, ý nghĩ về khẩu súng đã biến mất, thậm chí ngay cả niềm mong ước về ngôi nhà cũng không còn. Đó không còn là một công trình phải giành được và anh không ở đó để tìm cách chiếm đoạt nó; anh chỉ đang nói về những tòa nhà thôi.
“Ông Janss, khi mua một chiếc ô-tô, ông không muốn có những vòng hoa hồng trên cửa sổ, một con sư tử ở mỗi bên thân xe và một thiên thần ngồi trên nóc. Tại sao lại không nào?”
“Như thế thật ngớ ngẩn,” ông Janss nói.
“Tại sao lại là ngớ ngẩn? Tôi thì lại cho rằng như thế sẽ rất đẹp. Ngoài ra, vua Louis Mười bốn có một cỗ xe ngựa giống như vậy. Theo tôi thì những gì vua Louis thấy là hay thì đối với chúng ta cũng tốt. Chúng ta không nên chạy theo sự cách tân bừa bãi và cũng không nên phá bỏ đi những truyền thống.”
“Nào, anh biết quá rõ là anh không tin vào bất cứ cái quái gì anh vừa nói!”
“Tôi biết là tôi không tin. Nhưng đó là điều ông tin, đúng không? Nào, hãy xét một cơ thể con người. Tại sao ông không thích nhìn một cơ thể người có một cái đuôi cong và một túm lông đà điểu? Và một đôi tai có hình lá cây ô-rô? Ông biết đấy, như thế sẽ có tính trang trí, thay vì vẻ xấu xí trần trụi u ám mà chúng ta đang có. Tại sao ông lại không thích ý tưởng này? Bởi vì nó vô dụng và vớ vẩn. Bởi vì vẻ đẹp cơ thể con người là ở chỗ nó không có một cơ bắp nào không phục vụ cho mục đích của nó cả, ở chỗ không có một đường nét nào thừa thãi, ở chỗ mọi chi tiết đều phù hợp với một ý niệm, đó chính là ý niệm của một con người và sự sống của anh ta. Vậy tại sao khi chuyển sang một ngôi nhà, xin ông hãy cho tôi biết, ông lại không muốn nó trông như thể nó có ý niệm về mục đích của nó, tại sao ông muốn khiến nó trở nên ngột ngạt với đủ thứ đồ trang trí, tại sao ông lại muốn hy sinh mục đích của tòa nhà cho vẻ ngoài của nó mặc dù ông thậm chí còn không biết tại sao ông lại muốn có cái vẻ ngoài ấy? Ông muốn nó trông giống như một con thú được lai tạo từ con hoang của mười loài khác nhau cho đến khi ông cho ra sản phẩm là một sinh vật không có ruột, không có trái tim cũng như khối óc, một sinh vật chỉ toàn da, đuôi, móng vuốt và lông vũ? Tại sao lại như vậy? Ông phải nói cho tôi biết, bởi tôi chưa bao giờ hiểu được điều này.”
Janss nói: “Ồ, tôi chưa từng nghĩ theo cách này.” Ông nói tiếp, giọng không được tin tưởng lắm: “Nhưng chúng tôi muốn công trình của mình phải có được sự đàng hoàng, anh biết đấy, và vẻ đẹp, cái mà người ta gọi là vẻ đẹp thật sự.”
“Cái gì mà ai gọi là vẻ đẹp?”
“Hừm”
“Hãy nói cho tôi biết, ông Janss, ông có thực sự nghĩ rằng những cột trụ theo kiểu Hy Lạp và những giỏ trái cây đặt vào một tòa nhà văn phòng làm bằng thép kiểu hiện đại là đẹp không?”
“Tôi không biết là tôi đã bao giờ nghĩ đến chuyện tại sao một công trình lại được cho là đẹp, dù là theo kiểu này hay kiểu khác hay chưa,” Janss thú nhận, “nhưng tôi đoán đó là những gì mọi người muốn.”
“Tại sao ông cho rằng người ta muốn thế?”
“Tôi không biết.”
“Vậy tại sao ông phải quan tâm đến việc họ muốn gì?”
“Anh phải quan tâm tới công chúng chứ.”
“Chẳng lẽ ông không biết rằng hầu hết mọi người có được nhiều thứ chỉ vì chúng được đưa đến cho họ và họ chẳng có bất cứ một ý kiến nào hay sao? Ông muốn làm theo điều mà họ mong rằng ông nghĩ là họ nghĩ thế, hay ông muốn làm theo sự đánh giá của chính bản thân ông?”
“Anh không thể tọng cái đánh giá đó vào họng họ được.”
“Ông không phải làm như vậy. Ông chỉ phải kiên nhẫn mà thôi. Bởi vì ông có lẽ phải đứng về phía ông – phải, tôi biết, không ai thực sự muốn có lẽ phải đứng về phía mình – trong khi chống lại ông chỉ có sự trì trệ, mơ hồ, nặng nề và mù quáng.”
“Tại sao anh lại cho rằng tôi không muốn có lẽ phải đứng về phía tôi?”
“Không phải ông, ông, Janss. Đó chỉ là cách mà hầu hết mọi người đều cảm thấy. Họ phải mạo hiểm, tất cả những gì họ làm luôn có tính mạo hiểm, nhưng họ sẽ cảm thấy an toàn hơn nhiều nếu như họ mạo hiểm với một cái gì đó mà họ biết là xấu xí, phù phiếm hay ngu xuẩn.”
“Đúng thế thật, anh biết đấy,” ông Janss nói.
Cuối buổi trò chuyện, ông Janss trầm ngâm: “Anh Roark, tôi không thể nói rằng những điều anh nói là không có ý nghĩa. Hãy để tôi suy nghĩ kỹ về nó. Anh sẽ sớm nhận được tin của tôi.”
Một tuần sau, Janss gọi lại cho Roark. “Chính ban giám đốc sẽ đưa ra quyết định. Anh có sẵn sàng thử không Roark? Hãy vẽ mặt bằng và một số bản vẽ phối cảnh sơ bộ. Tôi sẽ đệ trình lên ban giám đốc. Tôi không thể hứa trước điều gì. Nhưng tôi ủng hộ anh và tôi sẽ đấu tranh với họ.”
Trong vòng hai tuần Roark đã làm việc ngày đêm cho các bản vẽ mặt bằng. Rồi chúng được đệ trình. Sau đó anh đã được gọi lên trước ban giám đốc của công ty bất động sản Janss Stuart. Anh đứng ở cạnh một chiếc bàn dài và thuyết trình, đôi mắt anh lướt chậm rãi qua từng gương mặt. Anh cố gắng không nhìn xuống bàn, nhưng ở dưới tầm mắt mình anh vẫn có thể thấy được đốm trắng của những bản vẽ trải ra trước mắt mười hai người đàn ông Người ta đặt ra cho anh rất nhiều câu hỏi. Janss thỉnh thoảng xen vào để trả lời thay anh, để đấm vào bàn, để hằm hè với những người xung quanh: “Các ông không thấy sao? Điều này chưa rõ ràng hay sao?... Thì đã sao nào, ông Grant? Nếu chưa ai từng xây dựng một công trình như thế này thì đã sao nào?... Kiến trúc Gothic ư, ông Hubbard? Tại sao chúng ta phải xây theo kiểu Gothic?... Tôi sẽ rất muốn từ chức nếu như các ông từ chối cái này!”
Roark nói một cách bình thản. Anh là người duy nhất trong căn phòng cảm thấy chắc chắn về những gì mình nói. Anh cũng cảm thấy mình chẳng có chút hy vọng nào. Mười hai gương mặt trước anh có sắc thái khác nhau; nhưng có cái gì đó chung, không phải màu sắc cũng chẳng phải hình dáng, trên tất những khuôn mặt đó, giống như một mẫu số chung vậy, một thứ gì đó hòa tan sự biểu cảm của chúng, khiến chúng không còn là những gương mặt nữa mà chỉ còn là những hình bầu dục trống rỗng của xác thịt. Anh đang nói với tất cả. Mà lại chẳng nói với một ai. Anh không cảm nhận được lời đáp nào, thậm chí không có cả tiếng vọng của chính những lời anh nói, dội lại từ một cái màng nhĩ nào đó. Những lời nói của anh đang rơi xuống giếng, đập vào những mỏm đá, và mỗi mỏm đá không chịu chặn chúng lại mà lại ném chúng ra xa hơn, hất chúng từ mỏm này đến mỏm nọ, làm cho chúng rơi xuống một cái đáy không hề tồn tại.
Người ta nói với anh rằng anh sẽ nhận được thông báo về quyết định của ban giám đốc. Anh đã biết trước quyết định này. Khi nhận được bức thư, anh đọc mà chẳng có cảm giác gì. Bức thư là của Janss và nó mở đầu như sau: “Anh Roark thân mến, tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo với anh rằng ban giám đốc của chúng tôi thấy rằng họ không thể giao cho anh công trình...” Có một lời cầu xin ẩn trong sự trang trọng nghiệt ngã và khó chịu của bức thư: đấy là lời cầu xin của một người đã không thể đối mặt với anh.
*
* *
John Fargo bắt đầu lập nghiệp với nghề bán hàng rong bằng xe kéo. Ở tuổi 50 ông đã sở hữu một tài sản khiêm tốn và một cửa hàng bách hóa làm ăn phát đạt nằm cuối Đại lộ thứ Sáu. Trong nhiều năm qua, ông đã cạnh tranh thành công với cửa hàng lớn bên kia đường, một trong những cửa hàng do một gia đình lớn để lại. Mùa thu năm ngoái, cả gia đình này đã chuyển cửa hàng đó tới một khu phố mới, xa hơn về phía bắc thành phố[3]. Họ tin rằng trung tâm của việc buôn bán lẻ của thành phố đang dịch chuyển lên phía bắc, và họ đã quyết định sẽ đẩy nhanh sự sup sụp của khu phố cũ bằng việc để trống cửa hàng cũ của họ – một sự nhắc nhở nghiêm khắc và gây xấu hổ cho đối thủ của họ ở bên kia đường. John Fargo đã trả lời bằng việc thông báo rằng ông sẽ xây dựng một cửa hàng mới của riêng mình, ở đúng chỗ đối diện, ngay cạnh cửa hàng cũ của ông – một cửa hàng mới hơn và đẹp hơn bất cứ cửa hàng nào thành phố này đã từng nhìn thấy. Ông tuyên bố ông sẽ bảo tồn vị thế cho cả khu phố cũ này.
Khi cho gọi Roark đến văn phòng, ông không nói rằng ông sẽ phải đưa ra quyết định sau hay suy nghĩ lại mọi việc. Ông chỉ nói: “Anh sẽ là kiến trúc sư cho tôi.” Ông ngồi, chân gác lên bàn, miệng ngậm tẩu, vừa nói rít lên vừa phả khói thuốc. “Tôi sẽ cho anh biết tôi cần bao nhiêu không gian và tôi muốn chi bao nhiêu tiền cho việc này. Nếu anh cần nhiều hơn – thì cứ bảo với tôi. Phần còn lại tùy anh. Tôi không biết nhiều về các tòa nhà. Nhưng tôi có thể nhận biết một người biết về chúng khi tôi nhìn thấy anh ta. Hãy làm đi.”
Fargo đã chọn Roark vì, một ngày nọ, ông đã lái xe qua Trạm xăng Gowan, đã dừng lại, bước vào trong và hỏi vài câu. Sau đó, ông đã hối lộ người đầu bếp nhà Heller để cho ông xem qua căn nhà khi Heller vắng mặt. Fargo không cần thêm một lý lẽ nào nữa.
*
* *
Cuối tháng Năm, khi mà bàn vẽ của Roark đang ngập trong những bản vẽ phác thảo cho cửa hàng của Fargo, anh lại nhận được một công trình mới.
Người khách – ông Whitford Sanborn – sở hữu một tòa nhà do Henry Cameron xây dựng cho ông cách đây nhiều năm. Khi Sanborn quyết định xây một dinh thự mới ở nông thôn, ông đã bỏ qua mọi tiến cử của vợ mình về những kiến trúc sư khác; ông viết thư cho Henry Cameron. Cameron đã viết một bức thư trả lời dài đến mười trang giấy. Ba dòng đầu của bức thư nêu rằng ông đã không còn tiếp tục công việc của mình nữa. Phần còn lại của bức thư là về Howard Roark. Roark không bao giờ biết được Cameron đã viết gì trong thư; Sanborn sẽ không cho anh xem thư, còn Cameron sẽ không nói cho anh biết. Nhưng Sanborn đã chọn Roark để xây cái dinh thự ở nông thôn đó, bất chấp sự phản đối kịch liệt từ phía bà Sanborn.
Bà Sanborn là chủ tịch của rất nhiều tổ chức từ thiện, điều này làm bà đâm ra nghiện việc chuyên quyền mà không một thú vui nào khác có thể sánh được. Bà ao ước sẽ có một dinh thự kiểu Pháp được xây dựng trên mảnh đất mới bên sông Hudson. Bà mong nó sẽ có vẻ trang nghiêm và cổ kính như thể nó đã luôn thuộc về gia đình bà; tất nhiên, bà thừa nhận, rằng mọi người đều biết là không phải thế, nhưng nó sẽ có vẻ như vậy.
Ông Sanborn ký hợp đồng sau khi nghe Roark trình bày chi tiết về kiểu nhà mà ông sẽ có. Ông Sanborn đồng ý với nó một cách sẵn sàng, thậm chí không chờ đến lúc được xem bản vẽ thiết kế. “Nhưng, Fanny” ông Saborn nói một cách mệt mỏi, “tất nhiên là anh muốn một ngôi nhà hiện đại. Anh đã nói điều này với em từ rất lâu rồi. Đó là thứ mà Cameron hẳn sẽ thiết kế.”
“Cameron thì có ý nghĩa quái gì ở đây chứ?” bà hỏi.
“Anh không biết, Fanny. Anh chỉ biết rằng không có tòa nhà nào ở New York giống với tòa nhà mà ông ấy đã thiết kế cho anh.”
Cuộc tranh cãi kéo dài nhiều buổi tối trong căn phòng khách kiểu Victoria lộng lẫy, u tối, đầy đồ gỗ gụ bóng loáng của gia đình Sanborn. Ông Sanborn dao động. Roark hỏi, cánh tay anh khoát qua căn phòng xung quanh họ: “Cái này là cái ông muốn sao?” “Hừ, nếu anh định chõ vào...” bà Sanborn hất đầu, nhưng ông Sanborn nổi nóng: “Lạy Chúa, Fanny! Anh ấy đúng! Cái này chính là cái tôi không muốn. Cái này là cái mà tôi phát ốm lên.”
Cho đến khi hoàn thành bản vẽ Roark không gặp ai cả. Căn nhà – làm bằng đá trơn với những khung cửa sổ lớn và rất nhiều mái hiên – đứng trong những khu vườn bên bờ sông, rộng lớn như dòng nước trải dài, thoáng đãng như những khu vườn, và người ta phải lần theo những cái gờ của nó một cách chăm chú mới có thể tìm thấy những bậc thang mà từ đó ngôi nhà được gắn với khúc quanh của những khu vườn. Những mái hiên được dâng dần lên từ từ, những bức tường cũng hiện hữu một cách từ từ; những cái cây dường như rủ xuống và xuyên qua ngôi nhà; như thể ngôi nhà không phải là một vật chắn ánh sáng mà là một cái bát để tụ ánh sáng, để ngưng nó thành một khối rực rỡ hơn cả không khí bên ngoài.
Ông Sanborn là người đầu tiên được thấy bản vẽ thiết kế ngôi nhà. Ông xem xét chúng, rồi nói: “Tôi... tôi không biết phải nói gì, anh Roark ạ. Nó thật tuyệt. Cameron đã đúng về anh.”
Sau khi những người khác đã xem bản vẽ, ông Sanborn không còn chắc chắn về điều này nữa. Bà Sanborn thì nói rằng căn nhà thật kinh khủng. Và những cuộc tranh cãi dài buổi tối lại quay trở lại. Bà Sanborn hỏi: “Nào, tại sao, tại sao chúng ta không thể thêm những tháp nhỏ ở đây, ở những góc này? Có rất nhiều chỗ trống trên những mái nhà bằng phẳng đó.” Khi đã bị can ngăn về những cái tháp canh, bà lại đòi hỏi: “Tại sao chúng ta không thể làm những cửa sổ có chấn song? Như thế thì có khác gì cơ chứ? Chúa chứng giám, những khung cửa sổ đủ rộng – mặc dù tôi không hiểu tại sao chúng phải rộng như thế, chẳng còn cho ai chút riêng tư nào – nhưng tôi cũng vui lòng chấp nhận những cửa sổ của anh, anh Roark, nếu anh cứ nhất định phải như thế, nhưng tại sao anh lại không thể đặt chấn song cửa? Như thế sẽ làm mọi thứ mềm mại hơn, và mang lại một vẻ vương giả, anh biết đấy, một không khí của thời vua chúa.”
Những người bạn và họ hàng mà bà Sanborn vội cho xem những bản vẽ không thích ngôi nhà chút nào cả. Bà Walling gọi nó là vô lý, và bà Hooper thì gọi là thô thiển. Ông Melander nói là ông sẽ không muốn nó như một món quà. Bà Applebee nói là nó nom như một xưởng giày vậy. Cô Davitt liếc nhìn những bản vẽ và nói với vẻ đồng tình: “Ôi trời ơi, nó mới nghệ thuật làm sao! Ai đã thiết kế vậy?... Roark à?... Roark?... Chưa bao giờ nghe về anh ta cả... Ồ, thẳng thắn mà nói, Fanny, nó trông giống như đồ dỏm ấy.”
Hai người con trong gia đình bị chia rẽ trong vấn đề này. June Sanborn, mười chín tuổi, luôn có ý nghĩ rằng tất cả kiến trúc sư đều lãng mạn, và cô rất vui mừng khi biết họ sẽ thuê một kiến trúc sư trẻ; nhưng cô lại không thích vẻ bên ngoài của Roark cũng như sự thờ ơ của anh trước những gợi ý của cô, vì vậy cô tuyên bố ngôi nhà trông thật kinh khủng và cô, ít nhất là cô, sẽ từ chối sống trong đó. Richard Sanborn, 24 tuổi, người đã từng là một sinh viên ưu tú ở trường đại học và đang từ từ chết chìm trong men rượu, đã làm cả nhà giật mình khi thoát ra khỏi trạng thái thờ ơ thông thường và tuyên bố rằng ngôi nhà thật tuyệt vời. Không ai có thể nói đấy liệu là biểu hiện sự đánh giá cao về mặt thẩm mỹ hay là biểu hiện sự căm ghét với bà Sanborn hay cả hai.
Whitford Sanborn cứ nghiêng ngả với mỗi đợt sóng mới. Ông càu nhàu: “À, bây giờ không phải là các chấn song nữa, tất nhiên là cái đó vớ vẩn, nhưng anh không thể cho bà ấy một cái mái đua được à, anh Roark, để giữ hòa khí trong nhà? Chỉ là một cái mái đua có lỗ châu mai thôi, sẽ chẳng làm hỏng bất kỳ cái gì đúng không? Hay là có?”
Cuộc tranh cãi kết thúc khi Roark tuyên bố anh sẽ không xây dựng công trình này trừ phi ông Sanborn chấp nhận bản thiết kế như nó vốn có và ký xác nhận sự đồng tình này trên tất cả các trang của bản vẽ. Ông Sanborn đã ký.
Không lâu sau đó, bà Sanborn hài lòng khi biết rằng không nhà thầu có uy tín nào sẽ tiến hành xây dựng ngôi nhà. Bà nói đầy vẻ đắc thắng: “Ông thấy chưa?” Ông Sanborn không muốn chấp nhận điều này. Ông đã tìm được một nhà thầu không mấy tiếng tăm để đảm nhận công việc, một cách bất đắc dĩ và như thể đang làm ơn cho ông. Bà Sanborn biết rằng mình có nhà thầu này làm đồng minh của mình, và bà đã bỏ qua tiền lệ xã hội đến mức mời ông ta uống trà. Kể từ lâu bà đã mất đi ý niệm rõ ràng về ngôi nhà, bà chỉ đơn thuần căm ghét Roark. Nhà thầu của bà thì, về nguyên tắc, ghét tất cả các kiến trúc sư.
Việc thi công ngôi nhà Sanborn diễn ra trong suốt những mùa hè và mùa thu, mỗi ngày nó lại mang lại những cuộc chiến mới. “Nhưng, tất nhiên, anh Roark, tôi đã nói với anh là tôi muốn có ba cái tủ tường trong phòng ngủ của tôi. Tôi nhớ rõ ràng, hôm đó là ngày thứ Sáu và chúng ta ngồi trong phòng khách, ông Sanborn thì ngồi trên chiếc ghế to cạnh cửa sổ và còn tôi thì... Thế còn đồ án thì sao á? Đồ án nào? Làm sao mà anh lại hy vọng là tôi hiểu những đồ án của anh chứ?” “Cô Rosalie nói rằng cô ấy không thể leo được cầu thang xoắn, anh Roark. Chúng tôi sẽ làm gì nào? Chọn khách cho phù hợp với căn nhà của anh ấy à?” “Ông Hulburt nói rằng kiểu trần nhà đó sẽ không đỡ được... À, phải đấy, ông Hulburt rất am hiểu về kiến trúc. Ông ấy đã ở Venice hai mùa hè.” “June, ôi tội nghiệp con tôi, nói rằng căn phòng của nó sẽ tối om như một cái hầm rượu. Phải, nó cảm thấy thế đấy anh Roark ạ. Thậm chí nếu như phòng không tối nhưng nếu nó làm con bé cảm thấy tối, thì cũng thế cả thôi.” Roark thức suốt nhiều đêm để vẽ lại những sơ đồ sửa đổi mà anh không thể tránh được. Điều đó có nghĩa là nhiều ngày phá bỏ các sàn nhà, cầu thang, vách ngăn đã được xây dựng; điều đó có nghĩa là những khoản phí thêm chồng chất lên ngân sách của nhà thầu. Nhà thầu nhún vai và nói: “Tôi đã bảo bà rồi. Đó là điều luôn xảy ra khi bà thuê một tay kiến trúc sư ngông cuồng. Bà hãy đợi và xem thứ này sẽ tốn của bà bao nhiêu tiền trước khi anh ta hoàn thành.”
Thế rồi, khi ngôi nhà thành hình, chính Roark lại là người thấy rằng anh muốn có một thay đổi. Cánh phía đông của ngôi nhà chưa lúc nào khiến anh hài lòng. Nhìn nó mọc lên, anh nhận rõ lỗi trong thiết kế của anh và cũng nhận rõ cách sửa nó; anh biết như thế sẽ khiến cho ngôi nhà trở thành một tổng thể hợp lý hơn. Anh đang bắt đầu những bước đầu tiên trong xây dựng và đây là những thử nghiệm đầu tiên của anh. Anh có thể công khai thừa nhận. Nhưng ông Sanborn từ chối cho phép có những thay đổi; giờ thì đến lượt ông. Roark nài nỉ ông; một khi hình ảnh về cái cánh nhà mới đã trở nên rõ ràng trong tâm trí của Roark thì anh không thể chịu được khi ngắm nhìn ngôi nhà như trong tình trạng hiện tại: “Không phải là tôi không đồng ý với anh,” ông Sanborn lạnh lùng nói, “Thực ra, tôi biết anh đúng nhưng chúng tôi không thể đủ tiền cho việc đó. Xin lỗi.”
“Việc đó sẽ tốn của ông ít hơn là những thay đổi vô lý mà bà Sanborn bắt tôi phải làm.”
“Đừng nói lại vấn đề này nữa.”
Roark hỏi chậm rãi: “Ông Sanborn, ông sẽ ký tờ giấy cho phép thay đổi, miễn là nó không làm ông tốn tiền chứ?”
“Tất nhiên rồi. Nếu anh tạo ra được phép lạ để làm như thế.”
Ông đã ký. Cánh phía đông đã được xây lại. Roark đã tự bỏ tiền ra. Khoản tiền anh phải bỏ ra lớn hơn tiền công anh nhận được. Ông Sanborn hơi lưỡng lự: ông muốn hoàn trả lại cho Roark khoản tiền này. Nhưng bà Sanborn đã ngăn ông. Bà nói: “Đó chỉ là một trò bịp thấp hèn của Roark thôi, chỉ là một dạng áp lực mạnh. Hắn đang tống tiền dựa vào thiện cảm của ông đấy. Hắn hy vọng ông sẽ trả tiền. Cứ chờ xem. Rồi hắn sẽ đòi tiền cho mà xem. Đừng để hắn bỏ trốn với cái đó.” Roark không đòi tiền. Ông Sanborn cũng không bao giờ trả cho anh.
Khi ngôi nhà được xây xong, bà Sanborn từ chối đến đó ở. Ông Sanborn nhìn ngôi nhà với vẻ đăm chiêu, quá mệt mỏi để thừa nhận rằng ông thật sự thích nó, rằng ông luôn mong muốn có một ngôi nhà như thế. Ông đầu hàng. Căn nhà không được trang bị đồ đạc. Bà Sanborn đưa bản thân bà, chồng và con gái bà rời đến Florida trong mùa đông, “nơi,” bà nói, “chúng tôi có một ngôi nhà kiểu Tây Ban Nha tử tế, ơn Chúa! – vì chúng tôi đã mua nó được xây sẵn. Đây là điều xảy ra khi anh liều tự xây dựng lấy, với một tay kiến trúc sư ngu xuẩn!” Con trai bà, trước sự ngạc nhiên của mọi người, lại bùng nổ một ý chí mạnh mẽ đột ngột: cậu ta từ chối đến Florida; cậu ta thích ngôi nhà mới, cậu ta sẽ không sống ở đâu khác cả. Vì thế ba trong số các căn phòng được sắm sửa đồ đạc cho cậu ta. Gia đình rời đi còn cậu ta chuyển vào sống một mình trong căn nhà bên sông Hudson. Vào ban đêm, người ta có thể thấy từ phía dòng sông một ô chữ nhật màu vàng, nhỏ bé và lạc lõng, giữa những cửa sổ của ngôi nhà chết rộng lớn.
Bản tin của Hiệp hội Kiến trúc sư Hoa Kỳ đưa một mẩu tin nhỏ:
“Một sự kiện đáng tò mò, và lẽ ra đã có thể làm người ta thích thú nếu như nó không tồi tệ, đã được thông báo với chúng tôi về ngôi nhà mới xây của ông Whitford Sanborn, một nhà công nghiệp đáng kính. Thiết kế bởi Howard Roark và xây dựng với chi phí vượt quá 100 ngàn đô la, ngôi nhà này bị gia đình chủ coi là không thể ở được. Nó đứng đó, bỏ không, như một nhân chứng hùng hồn cho sự thiếu khả năng chuyên môn.”
[1] Vương triều Tudor, trị vì ở Anh từ năm 1485 và 1603. (NHĐ)
[2] Ám chỉ cá tính của nữ hoàng Elizabeth của Anh, người được tiếng là độc lập, tự chủ. (NHĐ)
[3] Nguyên văn là "farther uptown": khái niệm quy hoạch này không có từ tương đương trong tiếng Việt và ngay cả với Mỹ, nó cũng thay đổi về địa lý theo thành phố. New York là thành phố có quy hoạch riêng và uptown của nó có thể dịch sát nhất là phía Bắc thành phố. (NHĐ)