Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Suối Nguồn - Chương 05 part 1
Một năm làm việc tại hãng Francon & Heyer đã mang lại cho Keating một danh hiệu truyền miệng: thái tử không ngai. Dù vẫn chỉ là một nhân viên thiết kế, nhưng anh là sủng thần của triều đại Francon.c Francon đưa anh đi ăn trưa – một vinh dự chưa từng có tiền lệ đối với một nhân viên. Francon gọi anh tham dự các buổi phỏng vấn với khách hàng. Hình như các khách hàng có vẻ thích thấy một chàng trai trẻ ưa nhìn như vậy trong một văn phòng kiến trúc.
Lucius N. Heyer có một thói quen rất khó chịu là hay bất chợt hỏi Francon: “Ông nhận anh chàng mới này khi nào vậy?” và chỉ vào một nhân viên đã làm việc ở đó suốt ba năm. Nhưng Heyer làm mọi người ngạc nhiên vì ông nhớ ra tên của Keating và chào hỏi anh – những khi họ gặp nhau – với một nụ cười thể hiện là Heyer có nhận ra anh. Keating đã có một cuộc nói chuyện dài với ông ta vào một buổi chiều tháng Mười một ảm đạm về đồ gốm cổ. Đó là sở thích của Heyer; ông ta say mê thu thập và sở hữu một bộ sưu tập nổi tiếng. Keating đã thể hiện một kiến thức uyên thâm về chủ đề này mặc dù anh chưa từng biết về đồ gốm cổ cho đến khi anh dành cả buổi tối hôm trước để đọc tài liệu ở thư viện công cộng. Heyer đã rất sung sướng; không ai trong văn phòng quan tâm đến sở thích của ông, và chỉ một số ít chú ý đến sự hiện diện của ông ta. Heyer nhận xét với Francon: “Ông quả là khéo chọn người đấy Guy. Có một chàng trai mà tôi muốn chúng ta giữ bằng được, tên anh là gì nhỉ? – À, Keating.”
“Chính thế,” Francon mỉm cười trả lời, “Chính thế, chính thế.”
Trong phòng thiết kế, Keating tập trung vào Tim Davis. Công việc và các bản vẽ chỉ là những thứ bề ngoài không thể tránh khỏi mà anh buộc phải làm hàng ngày; Tim Davis mới là nội dung và hình hài của nước đi đầu tiên trong sự nghiệp của Keating.
Davis để anh làm hầu hết công việc của mình; ban đầu chỉ là các công việc vào buổi tối, rồi đến một phần các việc hàng ngày; lúc đầu là bí mật rồi sau là công khai. Davis vốn không muốn mọi người biết chuyện. Keating làm cho mọi người biết với vẻ tự tin ngây thơ, ngầm ý rằng anh chỉ là một công cụ, không hơn cái bút chì hay cái thước vuông chữ T của Tim, rằng sự trợ giúp của anh nâng cao tầm quan trọng của Tim hơn là làm suy giảm nó và do đó mà anh không muốn giấu diếm điều này.
Ban đầu, Davis truyền đạt công việc lại cho Keating; về sau người thiết kế chính coi sự bố trí công việc là hiển nhiên và bắt đầu đến gặp thẳng Keating với những yêu cầu lẽ ra được dành cho Davis. Keating luôn ở đó, mỉm cười và nói: “Tôi sẽ làm; đừng làm phiền Tim với những thứ nhỏ nhặt thế này, tôi sẽ giải quyết chúng.” Davis cứ thư giãn và để cho bản thân anh ta bị cuốn theo; anh đốt thuốc liên tục, anh đi dạo thơ thẩn, đôi chân anh vắt lỏng lẻo trên thanh ngang của cái ghế cao, hai mắt nhắm lại, mơ màng về Elaine; thỉnh thoảng anh lại hỏi: “Peter, xong việc chưa?”
Davis đã cưới Elaine vào mùa xuân năm đó. Anh thường xuyên đi làm muộn. Anh đã thì thầm với Keating: “Cậu thường đi với sếp, Peter, thỉnh thoảng hãy nói vài lời tốt đẹp cho tớ nhé? – để họ bỏ qua một vài việc. Lạy Chúa, sao mà tôi lại căm ghét việc đi làm vào lúc này thế nhỉ!” Keating sẽ nói với Francon: “Tôi xin lỗi, ông Francon, bản vẽ cái tầng hầm phụ cho công trình nhà Murray quá chậm; chỉ vì Tim Davis cãi nhau với vợ anh ấy đêm hôm qua; mà ông biết các cặp vợ chồng mới cưới là thế nào rồi đấy, ông hãy thông cảm cho họ.” hoặc “Lại là Tim Davis, ông Francon, hãy bỏ qua cho anh ấy, anh ấy không thể đừng được, anh ấy không còn đầu óc nào để tập trung vào công việc nữa!”
Khi Francon nhìn lướt vào bảng lương nhân viên, ông ta thấy rằng nhân viên thiết kế được trả lương cao nhất của ông ta là người ít cần thiết nhất trong văn phòng.
Khi Tim Davis mất việc, không ai trong phòng thiết kế ngạc nhiên, trừ chính Tim Davis. Anh ta không thể hiểu nổi tại sao. Anh ta mím chặt hai môi một cách cay đắng – anh sẽ mãi mãi căm ghét thế giới này. Tim Davis cảm thấy mình không còn người bạn nào trên trái đất, ngoại trừ Peter Keating.
Keating an ủi anh ta, nguyền rủa Francon, nguyền rủa sự bất công của nhân loại, chi sáu đô la tại một cửa hàng bán rượu lậu, mua chuộc cô thư ký của một kiến trúc sư ít tiếng tăm mà anh có quen biết và bố trí một công việc mới cho Tim Davis.
Về sau này, bất kỳ khi nào nghĩ đến Davis, Keating cảm thấy một sự thỏa mãn ngọt ngào; anh đã tác động đến sự nghiệp của một cá thể người, đã ném cá thể đó khỏi con đường này rồi đẩy anh ta vào một con đường khác; một cá thể người – không còn là Tim Davis nữa mà là một hình hài sống với một bộ óc – một bộ óc có ý thức – tại sao anh đã luôn sợ hãi cái thực thể nhận thức bí hiểm đó ở những người khác nhỉ? – anh đã vặn xoắn cái hình hài và bộ óc đó theo ý muốn của anh. Bằng một quyết định thống nhất giữa Francon, Heyer và thiết kế trưởng, bàn làm việc, chức vụ và mức lương của Tim được chuyển giao cho Peter Keating. Nhưng đây chỉ là một phần sự thỏa mãn của anh; còn có một cảm giác khác nữa, ấm áp hơn, ít hiện thực hơn – và nguy hiểm hơn. Anh thường nói một cách tự hào rằng: Tim Davis á? À, phải, tôi đã kiếm cho anh ấy cái việc anh ấy đang làm.”
Anh viết thư kể cho mẹ mình về chuyện này. Bà nói với những người bạn: “Petey đúng là một chàng trai không ích kỷ.”
Anh chăm chỉ viết thư cho mẹ hàng tuần; những bức thư của anh ngắn và thể hiện sự kính trọng; những bức thư của bà mẹ thì dài dòng, chi tiết và đầy những lời khuyên nhủ mà anh hiếm khi đọc hết.
Thỉnh thoảng anh gặp Catherine Halsey. Anh đã không đến gặp cô vào buổi tối hôm sau như anh đã hứa. Anh đã thức giấc vào buổi sáng đó và nhớ lại những điều anh đã nói với cô và ghét cô vì những điều anh nói. Nhưng một tuần sau anh lại đến gặp cô; cô không gợi lại chuyện cũ và họ không nhắc đến ông chú của cô. Sau đó, cứ một hoặc hai tháng, anh đến gặp cô; anh thấy vui vẻ khi gặp cô nhưng không bao giờ nói với cô về công việc của mình.
Anh thử nói chuyện công việc với Howard Roark; nhưng không thành. Anh ghé thăm Roark hai lần; cáu kỉnh trèo năm tầng lầu để đến chỗ ở của Roark. Anh hào hứng chào hỏi Roark; anh chờ đợi một sự công nhận mà không biết mình cần sự công nhận như thế nào cũng như tại sao nó chỉ có thể đến từ Roark. Anh nói về công việc của mình và hỏi Roark, với sự quan tâm chân thành, về văn phòng của Cameron. Roark lắng nghe, sẵn lòng trả lời mọi câu hỏi của anh, nhưng từ đôi mắt không đổi của Roark, Keating cảm thấy anh đang gõ vào một cánh cửa thép và họ không hề nói về cùng một thứ. Trước khi chuyến viếng thăm kết thúc, Keating chú ý đến cái cổ áo đã sờn, đôi giày và miếng vá ở đầu gối quần của Roark và anh cảm thấy hài lòng. Anh vừa đi ra vừa cười thầm, nhưng bao giờ cũng về với cảm giác bức bối đến khổ sở; anh băn khoăn không hiểu tại sao và thề là sẽ không bao giờ gặp lại Roark nữa; để rồi sau đó lại băn khoăn không biết tại sao anh biết chắc rằng mình sẽ lại đến gặp Roark.
*
* *
“À,” Keating nói, “cháu không thể mời bà ấy ăn trưa nhưng bà ấy sẽ đến triển lãm của Mawson cùng với cháu vào ngày kia. Giờ thì sao?”
Anh ngồi trên sàn nhà, đầu dựa vào cạnh cái đi-văng, bàn chân trần duỗi thẳng, hai ống quần pyjama màu lục nhạt của Guy Francon rộng thùng thình quanh chân anh.
Qua cánh cửa phòng tắm đang mở, anh nhìn thấy Francon đứng cạnh bồn rửa mặt, áp bụng vào cái cạnh bóng láng của nó để đánh răng.
“Tuyệt vời,” Francon nói lúng búng vì mồm đầy kem đánh răng. “Làm thế cũng được. Cậu thấy không?”
“Cháu không.”
“Lạy Chúa, Peter, tôi đã giải thích điều này với cậu ngày hôm qua trước khi chúng ta bắt đầu. Chồng cô Dunlop định xây một ngôi nhà cho cô ấy.”
“À, vâng.” Keating nói một cách yếu ớt và vén những lọn tóc quăn màu đen khỏi mặt.
“À, phải... giờ thì cháu nhớ rồi... Lạy Chúa, Guy[1], hình như cháu bị mất trí!...”
Anh mơ hồ nhớ lại bữa tiệc mà Francon đã đưa anh đến vào tối hôm trước; anh nhớ đến món trứng cá đặt trong một tảng băng khoét rỗng, bộ đầm dạ hội ren màu đen và khuôn mặt xinh đẹp của bà Dunlop; nhưng anh không thể nhớ nổi làm sao mà anh lại kết thúc bữa tiệc ở căn hộ của Francon. Anh nhún vai; anh đã tham dự nhiều bữa tiệc với Francon trong năm vừa qua và thường được đưa về đây như thế này.
“Nó không phải là một ngôi nhà quá lớn,” Francon nói và giữ bàn chải trong miệng; cái bàn chải tạo thành một cái bướu trên má ông ta còn cái cán màu xanh lá cây của nó thì thò ở bên ngoài. “Khoảng 50 ngàn – tôi đoán thế. Dù sao, bọn họ cũng chỉ là những con cá nhỏ. Nhưng anh rể của bà Dunlop là nhà Quimby – cậu biết đấy, một nhân vật lớn trong giới bất động sản. Sẽ chẳng hại gì nếu có thể tiếp cận được nhà đó, chẳng hại gì cả. Cậu phải xem cái hợp đồng thiết kế đó dành cho ai nhé, Pete. Tôi có thể tin cậu được không, Pete?”
“Chắn chắn rồi,” Keating trả lời, đầu gục xuống. “Bác có thể luôn tin cậy ở cháu mà Guy...”
Anh ngồi yên nhìn những ngón chân trần của mình và nghĩ về Stengel, người thiết kế của Francon. Anh không muốn nghĩ, nhưng đầu óc anh tự động nhảy đến Stengel – điều này thường xuyên xảy ra vì Stengel là nước cờ tiếp theo của anh.
Stengel là người khó kết bạn. Trong hai năm qua, các nỗ lực của Keating đều đổ vỡ khi đối mặt với đôi kính cận lạnh lẽo của Stengel. Mọi người trong phòng thiết kế thì thầm với nhau những gì mà Stengel nghĩ về anh, nhưng ít ai dám nhắc lại, trừ khi theo kiểu trích dẫn trực tiếp lời Stengel; Stengel thì nói toạc ra, mặc dù ông biết những sửa chữa trên bản vẽ của mình – khi chúng được trả về cho ông từ phòng làm việc của Francon – là do tay của Keating. Nhưng Stengel có một điểm yếu: ông ta đã dự định một lúc nào đó sẽ rời khỏi Francon và mở văn phòng riêng của mình. Ông ta đã chọn được một đối tác, một kiến trúc sư trẻ không có tài cán gì nhưng lại được thừa kế một gia tài lớn. Stengel chỉ còn chờ một cơ hội. Keating đã nghĩ rất nhiều về điều này. Anh không thể nghĩ về bất kỳ điều gì khác. Anh lại nghĩ đến điều này khi đang ngồi trên sàn phòng ngủ của Francon.
Hai ngày sau đó, trong lúc hộ tống bà Dunlop đi xem triển lãm tranh của một ông Frederic Mawson nào đó, kế hoạch hành động của anh đã xong xuôi. Anh dẫn bà Dunlop đi xuyên qua đám đông tản mát, các ngón tay thỉnh thoảng lại nắm nhẹ vào khuỷu tay bà và cố tình để bà thấy ánh mắt anh thường xuyên hướng vào khuôn mặt trẻ trung của bà hơn là vào các bức tranh.
“Vâng,” anh nói khi bà ngắm nghía một bức tranh vẽ cảnh một bãi thải ô-tô và cố gắng làm cho khuôn mặt mình thể hiện sự ngưỡng mộ cần có; “một kiệt tác. Hãy chú ý đến các màu sắc, thưa bà Dunlop... Người ta nói rằng anh chàng nghệ sĩ Mawson này đã trải qua một thời kỳ vô cùng khó khăn. Đó là một câu chuyện kinh điển – cố gắng để được công nhận ấy mà. Kinh điển và xúc động. Chuyện này xảy ra trong tất cả các môn nghệ thuật. Bao gồm cả nghề của tôi.”
“Thật vậy sao?” bà Dunlop nói, lúc này bà tỏ ra ưa thích kiến trúc hơn.
“Nào, bức này,” Keating nói và dừng lại trước bức vẽ mô tả một phụ nữ già xấu xí đang bẻ những ngón chân trần của mình trên hè phố, “đây chính là nghệ thuật như một chứng nhân xã hội. Phải là một người đủ dũng cảm thì mới cảm nhận được nó.”
“Đơn giản là nó thật tuyệt vời,” bà Dunlop nói.
“À, vâng, sự dũng cảm. Đó là một phẩm chất hiếm hoi... Họ nói rằng khi bà Stuyvesant phát hiện ra Mawson thì anh gần như sắp chết đói trong một căn gác xép. Thật là vinh dự khi có thể giúp đỡ một tài năng trẻ trên con đường phát triển.”
“Hẳn phải rất tuyệt vời.” bà Dunlop đồng ý.
“Nếu như tôi giàu có,” Keating nói với vẻ nuối tiếc, “thì tôi sẽ biến nó thành sở thích của tôi: đó là tổ chức triển lãm cho một họa sĩ mới, tài trợ cho buổi hòa nhạc của một nhạc công piano trẻ, hoặc là để nhà mình được kiến thiết bởi một kiến trúc sư mới vào nghề...”
“Anh biết không, Keating; chồng tôi và tôi đang định xây một ngôi nhà nhỏ ở Long Island đấy.”
“Ồ, thật vậy sao? Bà Dunlop, bà mới tuyệt vời làm sao, khi cho tôi biết điều đó. Bà còn quá trẻ, xin bà tha lỗi cho tôi vì nói như vậy. Lẽ nào bà lại không biết bà đang gặp một mối nguy là tôi sẽ quấy rầy bà và cố làm bà quan tâm đến hãng của tôi? Hay là bà thấy an toàn vì đã chọn được một kiến trúc sư rồi?”
“Không, tôi chẳng an toàn chút nào cả,” bà Dunlop nói một cách duyên dáng, “và thực ra thì tôi cũng không e ngại lắm về mối nguy đó. Tôi đã nghĩ nhiều đến hãng Francon & Heyer trong một vài ngày qua. Và tôi có nghe nói rằng đây là một hãng rất tốt.”
“Thật vậy sao, cảm ơn bà, thưa bà Dunlop.”
“Ông Francon là một kiến trúc sư vĩ đại.”
“Ồ, vâng.”
“Có chuyện gì vậy?”
“Không có gì. Thực ra là không có gì cả.”
“Không phải, có chuyện gì vậy?”
“Bà có thật sự muốn tôi nói cho bà biết không?”
“Tất nhiên rồi.”
“Thì, bà biết đấy, Guy Francon – đó chỉ là một cái tên. Ông ta sẽ chẳng thực sự làm gì với ngôi nhà của bà cả. Đây là một trong những bí mật nghề nghiệp mà tôi không nên tiết lộ, nhưng tôi không biết cái gì ở bà đã làm tôi muốn nói thật. Tất cả những tòa nhà đẹp nhất trong văn phòng chúng tôi là do ông Stengel thiết kế.”
“Ai cơ?”
“Claude Stengel. Bà chẳng bao giờ nghe thấy cái tên này đâu, nhưng rồi bà sẽ biết đến nó khi một người nào đó đủ dũng cảm để phát hiện ra ông ấy. Bà biết không, ông ấy làm tất cả mọi việc, ông ấy mới là thiên tài thực sự, nhưng lại đứng ở hậu trường, còn Francon thì ký tên lên bản thiết kế và nhận mọi công trạng về mình. Ở đâu cũng có những chuyện thế này.”
“Nhưng tại sao ông Stengel lại chịu đựng điều này?”
“Ông ấy có thể làm gì đây? Không ai tạo cơ hội cho ông ấy khởi nghiệp. Bà biết đấy hầu hết mọi người đều thế, họ bám chặt vào lối mòn suy nghĩ, họ trả cao gấp ba lần cho cùng một thứ chỉ vì cái thương hiệu. Sự dũng cảm, vâng thưa bà Dunlop, họ thiếu sự dũng cảm. Stengel là một nghệ sĩ vĩ đại, nhưng có quá ít người có khả năng nhận ra điều đó. Ông ấy sẵn sàng để tự đứng ra làm riêng, chỉ cần ông ấy tìm được một người vĩ đại nào đó, giống như bà Stuyvesant, để cho ông ấy một cơ hội.”
“Thật vậy sao?” bà Dunlop hỏi. “Thật là thú vị! Nói thêm cho tôi biết xem nào.”
Keating kể cho người phụ nữ thêm nhiều nữa. Đến lúc họ kết thúc việc khám phá các tác phẩm của Frederic Mawson, bà Dunlop bắt tay Keating và nói rằng: “Anh thật là một người tốt, rất tốt bụng hơn mức bình thường. Có thật là anh không gặp trở ngại với văn phòng của mình nếu anh bố trí cho tôi gặp Stengel chứ? Tôi thực sự không dám đề nghị điều này và anh thật tốt bụng vì đã không giận tôi. Anh quả là người hào hiệp và cư xử hơn hẳn những người ở cùng vị trí anh trong chuyện này.”
Lucius N. Heyer có một thói quen rất khó chịu là hay bất chợt hỏi Francon: “Ông nhận anh chàng mới này khi nào vậy?” và chỉ vào một nhân viên đã làm việc ở đó suốt ba năm. Nhưng Heyer làm mọi người ngạc nhiên vì ông nhớ ra tên của Keating và chào hỏi anh – những khi họ gặp nhau – với một nụ cười thể hiện là Heyer có nhận ra anh. Keating đã có một cuộc nói chuyện dài với ông ta vào một buổi chiều tháng Mười một ảm đạm về đồ gốm cổ. Đó là sở thích của Heyer; ông ta say mê thu thập và sở hữu một bộ sưu tập nổi tiếng. Keating đã thể hiện một kiến thức uyên thâm về chủ đề này mặc dù anh chưa từng biết về đồ gốm cổ cho đến khi anh dành cả buổi tối hôm trước để đọc tài liệu ở thư viện công cộng. Heyer đã rất sung sướng; không ai trong văn phòng quan tâm đến sở thích của ông, và chỉ một số ít chú ý đến sự hiện diện của ông ta. Heyer nhận xét với Francon: “Ông quả là khéo chọn người đấy Guy. Có một chàng trai mà tôi muốn chúng ta giữ bằng được, tên anh là gì nhỉ? – À, Keating.”
“Chính thế,” Francon mỉm cười trả lời, “Chính thế, chính thế.”
Trong phòng thiết kế, Keating tập trung vào Tim Davis. Công việc và các bản vẽ chỉ là những thứ bề ngoài không thể tránh khỏi mà anh buộc phải làm hàng ngày; Tim Davis mới là nội dung và hình hài của nước đi đầu tiên trong sự nghiệp của Keating.
Davis để anh làm hầu hết công việc của mình; ban đầu chỉ là các công việc vào buổi tối, rồi đến một phần các việc hàng ngày; lúc đầu là bí mật rồi sau là công khai. Davis vốn không muốn mọi người biết chuyện. Keating làm cho mọi người biết với vẻ tự tin ngây thơ, ngầm ý rằng anh chỉ là một công cụ, không hơn cái bút chì hay cái thước vuông chữ T của Tim, rằng sự trợ giúp của anh nâng cao tầm quan trọng của Tim hơn là làm suy giảm nó và do đó mà anh không muốn giấu diếm điều này.
Ban đầu, Davis truyền đạt công việc lại cho Keating; về sau người thiết kế chính coi sự bố trí công việc là hiển nhiên và bắt đầu đến gặp thẳng Keating với những yêu cầu lẽ ra được dành cho Davis. Keating luôn ở đó, mỉm cười và nói: “Tôi sẽ làm; đừng làm phiền Tim với những thứ nhỏ nhặt thế này, tôi sẽ giải quyết chúng.” Davis cứ thư giãn và để cho bản thân anh ta bị cuốn theo; anh đốt thuốc liên tục, anh đi dạo thơ thẩn, đôi chân anh vắt lỏng lẻo trên thanh ngang của cái ghế cao, hai mắt nhắm lại, mơ màng về Elaine; thỉnh thoảng anh lại hỏi: “Peter, xong việc chưa?”
Davis đã cưới Elaine vào mùa xuân năm đó. Anh thường xuyên đi làm muộn. Anh đã thì thầm với Keating: “Cậu thường đi với sếp, Peter, thỉnh thoảng hãy nói vài lời tốt đẹp cho tớ nhé? – để họ bỏ qua một vài việc. Lạy Chúa, sao mà tôi lại căm ghét việc đi làm vào lúc này thế nhỉ!” Keating sẽ nói với Francon: “Tôi xin lỗi, ông Francon, bản vẽ cái tầng hầm phụ cho công trình nhà Murray quá chậm; chỉ vì Tim Davis cãi nhau với vợ anh ấy đêm hôm qua; mà ông biết các cặp vợ chồng mới cưới là thế nào rồi đấy, ông hãy thông cảm cho họ.” hoặc “Lại là Tim Davis, ông Francon, hãy bỏ qua cho anh ấy, anh ấy không thể đừng được, anh ấy không còn đầu óc nào để tập trung vào công việc nữa!”
Khi Francon nhìn lướt vào bảng lương nhân viên, ông ta thấy rằng nhân viên thiết kế được trả lương cao nhất của ông ta là người ít cần thiết nhất trong văn phòng.
Khi Tim Davis mất việc, không ai trong phòng thiết kế ngạc nhiên, trừ chính Tim Davis. Anh ta không thể hiểu nổi tại sao. Anh ta mím chặt hai môi một cách cay đắng – anh sẽ mãi mãi căm ghét thế giới này. Tim Davis cảm thấy mình không còn người bạn nào trên trái đất, ngoại trừ Peter Keating.
Keating an ủi anh ta, nguyền rủa Francon, nguyền rủa sự bất công của nhân loại, chi sáu đô la tại một cửa hàng bán rượu lậu, mua chuộc cô thư ký của một kiến trúc sư ít tiếng tăm mà anh có quen biết và bố trí một công việc mới cho Tim Davis.
Về sau này, bất kỳ khi nào nghĩ đến Davis, Keating cảm thấy một sự thỏa mãn ngọt ngào; anh đã tác động đến sự nghiệp của một cá thể người, đã ném cá thể đó khỏi con đường này rồi đẩy anh ta vào một con đường khác; một cá thể người – không còn là Tim Davis nữa mà là một hình hài sống với một bộ óc – một bộ óc có ý thức – tại sao anh đã luôn sợ hãi cái thực thể nhận thức bí hiểm đó ở những người khác nhỉ? – anh đã vặn xoắn cái hình hài và bộ óc đó theo ý muốn của anh. Bằng một quyết định thống nhất giữa Francon, Heyer và thiết kế trưởng, bàn làm việc, chức vụ và mức lương của Tim được chuyển giao cho Peter Keating. Nhưng đây chỉ là một phần sự thỏa mãn của anh; còn có một cảm giác khác nữa, ấm áp hơn, ít hiện thực hơn – và nguy hiểm hơn. Anh thường nói một cách tự hào rằng: Tim Davis á? À, phải, tôi đã kiếm cho anh ấy cái việc anh ấy đang làm.”
Anh viết thư kể cho mẹ mình về chuyện này. Bà nói với những người bạn: “Petey đúng là một chàng trai không ích kỷ.”
Anh chăm chỉ viết thư cho mẹ hàng tuần; những bức thư của anh ngắn và thể hiện sự kính trọng; những bức thư của bà mẹ thì dài dòng, chi tiết và đầy những lời khuyên nhủ mà anh hiếm khi đọc hết.
Thỉnh thoảng anh gặp Catherine Halsey. Anh đã không đến gặp cô vào buổi tối hôm sau như anh đã hứa. Anh đã thức giấc vào buổi sáng đó và nhớ lại những điều anh đã nói với cô và ghét cô vì những điều anh nói. Nhưng một tuần sau anh lại đến gặp cô; cô không gợi lại chuyện cũ và họ không nhắc đến ông chú của cô. Sau đó, cứ một hoặc hai tháng, anh đến gặp cô; anh thấy vui vẻ khi gặp cô nhưng không bao giờ nói với cô về công việc của mình.
Anh thử nói chuyện công việc với Howard Roark; nhưng không thành. Anh ghé thăm Roark hai lần; cáu kỉnh trèo năm tầng lầu để đến chỗ ở của Roark. Anh hào hứng chào hỏi Roark; anh chờ đợi một sự công nhận mà không biết mình cần sự công nhận như thế nào cũng như tại sao nó chỉ có thể đến từ Roark. Anh nói về công việc của mình và hỏi Roark, với sự quan tâm chân thành, về văn phòng của Cameron. Roark lắng nghe, sẵn lòng trả lời mọi câu hỏi của anh, nhưng từ đôi mắt không đổi của Roark, Keating cảm thấy anh đang gõ vào một cánh cửa thép và họ không hề nói về cùng một thứ. Trước khi chuyến viếng thăm kết thúc, Keating chú ý đến cái cổ áo đã sờn, đôi giày và miếng vá ở đầu gối quần của Roark và anh cảm thấy hài lòng. Anh vừa đi ra vừa cười thầm, nhưng bao giờ cũng về với cảm giác bức bối đến khổ sở; anh băn khoăn không hiểu tại sao và thề là sẽ không bao giờ gặp lại Roark nữa; để rồi sau đó lại băn khoăn không biết tại sao anh biết chắc rằng mình sẽ lại đến gặp Roark.
*
* *
“À,” Keating nói, “cháu không thể mời bà ấy ăn trưa nhưng bà ấy sẽ đến triển lãm của Mawson cùng với cháu vào ngày kia. Giờ thì sao?”
Anh ngồi trên sàn nhà, đầu dựa vào cạnh cái đi-văng, bàn chân trần duỗi thẳng, hai ống quần pyjama màu lục nhạt của Guy Francon rộng thùng thình quanh chân anh.
Qua cánh cửa phòng tắm đang mở, anh nhìn thấy Francon đứng cạnh bồn rửa mặt, áp bụng vào cái cạnh bóng láng của nó để đánh răng.
“Tuyệt vời,” Francon nói lúng búng vì mồm đầy kem đánh răng. “Làm thế cũng được. Cậu thấy không?”
“Cháu không.”
“Lạy Chúa, Peter, tôi đã giải thích điều này với cậu ngày hôm qua trước khi chúng ta bắt đầu. Chồng cô Dunlop định xây một ngôi nhà cho cô ấy.”
“À, vâng.” Keating nói một cách yếu ớt và vén những lọn tóc quăn màu đen khỏi mặt.
“À, phải... giờ thì cháu nhớ rồi... Lạy Chúa, Guy[1], hình như cháu bị mất trí!...”
Anh mơ hồ nhớ lại bữa tiệc mà Francon đã đưa anh đến vào tối hôm trước; anh nhớ đến món trứng cá đặt trong một tảng băng khoét rỗng, bộ đầm dạ hội ren màu đen và khuôn mặt xinh đẹp của bà Dunlop; nhưng anh không thể nhớ nổi làm sao mà anh lại kết thúc bữa tiệc ở căn hộ của Francon. Anh nhún vai; anh đã tham dự nhiều bữa tiệc với Francon trong năm vừa qua và thường được đưa về đây như thế này.
“Nó không phải là một ngôi nhà quá lớn,” Francon nói và giữ bàn chải trong miệng; cái bàn chải tạo thành một cái bướu trên má ông ta còn cái cán màu xanh lá cây của nó thì thò ở bên ngoài. “Khoảng 50 ngàn – tôi đoán thế. Dù sao, bọn họ cũng chỉ là những con cá nhỏ. Nhưng anh rể của bà Dunlop là nhà Quimby – cậu biết đấy, một nhân vật lớn trong giới bất động sản. Sẽ chẳng hại gì nếu có thể tiếp cận được nhà đó, chẳng hại gì cả. Cậu phải xem cái hợp đồng thiết kế đó dành cho ai nhé, Pete. Tôi có thể tin cậu được không, Pete?”
“Chắn chắn rồi,” Keating trả lời, đầu gục xuống. “Bác có thể luôn tin cậy ở cháu mà Guy...”
Anh ngồi yên nhìn những ngón chân trần của mình và nghĩ về Stengel, người thiết kế của Francon. Anh không muốn nghĩ, nhưng đầu óc anh tự động nhảy đến Stengel – điều này thường xuyên xảy ra vì Stengel là nước cờ tiếp theo của anh.
Stengel là người khó kết bạn. Trong hai năm qua, các nỗ lực của Keating đều đổ vỡ khi đối mặt với đôi kính cận lạnh lẽo của Stengel. Mọi người trong phòng thiết kế thì thầm với nhau những gì mà Stengel nghĩ về anh, nhưng ít ai dám nhắc lại, trừ khi theo kiểu trích dẫn trực tiếp lời Stengel; Stengel thì nói toạc ra, mặc dù ông biết những sửa chữa trên bản vẽ của mình – khi chúng được trả về cho ông từ phòng làm việc của Francon – là do tay của Keating. Nhưng Stengel có một điểm yếu: ông ta đã dự định một lúc nào đó sẽ rời khỏi Francon và mở văn phòng riêng của mình. Ông ta đã chọn được một đối tác, một kiến trúc sư trẻ không có tài cán gì nhưng lại được thừa kế một gia tài lớn. Stengel chỉ còn chờ một cơ hội. Keating đã nghĩ rất nhiều về điều này. Anh không thể nghĩ về bất kỳ điều gì khác. Anh lại nghĩ đến điều này khi đang ngồi trên sàn phòng ngủ của Francon.
Hai ngày sau đó, trong lúc hộ tống bà Dunlop đi xem triển lãm tranh của một ông Frederic Mawson nào đó, kế hoạch hành động của anh đã xong xuôi. Anh dẫn bà Dunlop đi xuyên qua đám đông tản mát, các ngón tay thỉnh thoảng lại nắm nhẹ vào khuỷu tay bà và cố tình để bà thấy ánh mắt anh thường xuyên hướng vào khuôn mặt trẻ trung của bà hơn là vào các bức tranh.
“Vâng,” anh nói khi bà ngắm nghía một bức tranh vẽ cảnh một bãi thải ô-tô và cố gắng làm cho khuôn mặt mình thể hiện sự ngưỡng mộ cần có; “một kiệt tác. Hãy chú ý đến các màu sắc, thưa bà Dunlop... Người ta nói rằng anh chàng nghệ sĩ Mawson này đã trải qua một thời kỳ vô cùng khó khăn. Đó là một câu chuyện kinh điển – cố gắng để được công nhận ấy mà. Kinh điển và xúc động. Chuyện này xảy ra trong tất cả các môn nghệ thuật. Bao gồm cả nghề của tôi.”
“Thật vậy sao?” bà Dunlop nói, lúc này bà tỏ ra ưa thích kiến trúc hơn.
“Nào, bức này,” Keating nói và dừng lại trước bức vẽ mô tả một phụ nữ già xấu xí đang bẻ những ngón chân trần của mình trên hè phố, “đây chính là nghệ thuật như một chứng nhân xã hội. Phải là một người đủ dũng cảm thì mới cảm nhận được nó.”
“Đơn giản là nó thật tuyệt vời,” bà Dunlop nói.
“À, vâng, sự dũng cảm. Đó là một phẩm chất hiếm hoi... Họ nói rằng khi bà Stuyvesant phát hiện ra Mawson thì anh gần như sắp chết đói trong một căn gác xép. Thật là vinh dự khi có thể giúp đỡ một tài năng trẻ trên con đường phát triển.”
“Hẳn phải rất tuyệt vời.” bà Dunlop đồng ý.
“Nếu như tôi giàu có,” Keating nói với vẻ nuối tiếc, “thì tôi sẽ biến nó thành sở thích của tôi: đó là tổ chức triển lãm cho một họa sĩ mới, tài trợ cho buổi hòa nhạc của một nhạc công piano trẻ, hoặc là để nhà mình được kiến thiết bởi một kiến trúc sư mới vào nghề...”
“Anh biết không, Keating; chồng tôi và tôi đang định xây một ngôi nhà nhỏ ở Long Island đấy.”
“Ồ, thật vậy sao? Bà Dunlop, bà mới tuyệt vời làm sao, khi cho tôi biết điều đó. Bà còn quá trẻ, xin bà tha lỗi cho tôi vì nói như vậy. Lẽ nào bà lại không biết bà đang gặp một mối nguy là tôi sẽ quấy rầy bà và cố làm bà quan tâm đến hãng của tôi? Hay là bà thấy an toàn vì đã chọn được một kiến trúc sư rồi?”
“Không, tôi chẳng an toàn chút nào cả,” bà Dunlop nói một cách duyên dáng, “và thực ra thì tôi cũng không e ngại lắm về mối nguy đó. Tôi đã nghĩ nhiều đến hãng Francon & Heyer trong một vài ngày qua. Và tôi có nghe nói rằng đây là một hãng rất tốt.”
“Thật vậy sao, cảm ơn bà, thưa bà Dunlop.”
“Ông Francon là một kiến trúc sư vĩ đại.”
“Ồ, vâng.”
“Có chuyện gì vậy?”
“Không có gì. Thực ra là không có gì cả.”
“Không phải, có chuyện gì vậy?”
“Bà có thật sự muốn tôi nói cho bà biết không?”
“Tất nhiên rồi.”
“Thì, bà biết đấy, Guy Francon – đó chỉ là một cái tên. Ông ta sẽ chẳng thực sự làm gì với ngôi nhà của bà cả. Đây là một trong những bí mật nghề nghiệp mà tôi không nên tiết lộ, nhưng tôi không biết cái gì ở bà đã làm tôi muốn nói thật. Tất cả những tòa nhà đẹp nhất trong văn phòng chúng tôi là do ông Stengel thiết kế.”
“Ai cơ?”
“Claude Stengel. Bà chẳng bao giờ nghe thấy cái tên này đâu, nhưng rồi bà sẽ biết đến nó khi một người nào đó đủ dũng cảm để phát hiện ra ông ấy. Bà biết không, ông ấy làm tất cả mọi việc, ông ấy mới là thiên tài thực sự, nhưng lại đứng ở hậu trường, còn Francon thì ký tên lên bản thiết kế và nhận mọi công trạng về mình. Ở đâu cũng có những chuyện thế này.”
“Nhưng tại sao ông Stengel lại chịu đựng điều này?”
“Ông ấy có thể làm gì đây? Không ai tạo cơ hội cho ông ấy khởi nghiệp. Bà biết đấy hầu hết mọi người đều thế, họ bám chặt vào lối mòn suy nghĩ, họ trả cao gấp ba lần cho cùng một thứ chỉ vì cái thương hiệu. Sự dũng cảm, vâng thưa bà Dunlop, họ thiếu sự dũng cảm. Stengel là một nghệ sĩ vĩ đại, nhưng có quá ít người có khả năng nhận ra điều đó. Ông ấy sẵn sàng để tự đứng ra làm riêng, chỉ cần ông ấy tìm được một người vĩ đại nào đó, giống như bà Stuyvesant, để cho ông ấy một cơ hội.”
“Thật vậy sao?” bà Dunlop hỏi. “Thật là thú vị! Nói thêm cho tôi biết xem nào.”
Keating kể cho người phụ nữ thêm nhiều nữa. Đến lúc họ kết thúc việc khám phá các tác phẩm của Frederic Mawson, bà Dunlop bắt tay Keating và nói rằng: “Anh thật là một người tốt, rất tốt bụng hơn mức bình thường. Có thật là anh không gặp trở ngại với văn phòng của mình nếu anh bố trí cho tôi gặp Stengel chứ? Tôi thực sự không dám đề nghị điều này và anh thật tốt bụng vì đã không giận tôi. Anh quả là người hào hiệp và cư xử hơn hẳn những người ở cùng vị trí anh trong chuyện này.”