Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sông Côn Mùa Lũ - Chương 06
Tổ chức buổi lễ khai tâm long trọng như thế này không phải là ý muốn của ông giáo. Tất cả đều do ông biện Kiên Thành lo liệu. Cho nên có nhiều điều vượt ra ngoài tầm tay của ông.
Trước tiên là cái ý định tổ chức. Mới nghe biện Nhạc ngỏ lời xin chọn ngày, ông giáo ngỡ ngàng. Hai cậu học trò đã xuống đây rồi, cái nhà tạm một nửa làm chỗ ở, một nửa làm chỗ dạy học đã dựng xong rồi, dạy lúc nào chả được.Chỉ bày vẽ thêm lắm chuyện! Nhưng sau đó ông giáo mới thấy mình chưa hiểu hết tầm mức quan trọng của vấn đề. Dĩ là quan trọng theo lối nhìn của ông biện. Ông giáo hẹn một tuần nữa sẽ bắt đầu dạy, vì nghĩ đến cái rạch nước phải khơi để cứu mấy khóm bắp bị úng thủy, cái chuồng heo Kiên làm lở dở, đống sách vở bừa bộn chất đống nơi gác tối từ hôm đám ma chưa kịp xếp đặt…Một tuần…Một tuần có thể là chưa đủ để làm cho xong những việc Kiên bỏ lại. Nhưng học trò đã "tựu trường" rồi, không nấn ná lâu hơn được. Phải hẹn ngày dạy gấp cho ông anh yên lòng mà về lo chuyện nhà! Ông giáo nghĩ vậy. Rồi ông giáo ngớ người khi nghe "ông anh" gật gù tán đồng:
- Phải. Một tuần mới kịp chuẩn bị. Ở dưới phủ, có một chỗ quay heo ngon có tiếng. Cho người xuống đặt trước phải vài ba ngày. Rượu ngon dưới Mỹ Cang thì lên theo ghe chở muối. Hôm nay mồng hai, mồng năm tới An Thái. Phải mời cho được các ông duyện lại, cai tổng, đốc trưng, xã trưởng. Không cần mời hết, chỉ mấy người lo chuyện đốc ốp tiền thuế mà thôi. Gặp hết bảy, tám ông cũng mất vài ngày. Phải! Một tuần mới kịp!
Sau đó, "ông anh" không về lo chuyện nhà, mà ở lại An Thái đích thân chuẩn bị lễ khai tâm cho hai em. Ông giáo bị đặt vào một hoàn cảnh bất ngờ, lúng túng không biết phải làm thế nào cho phải. Để tìm cho ra cái lý thích đáng giải thích điều bất ngờ, ông giáo nghĩ: Ôi thôi, chẳng qua như người ta nói "cũ người mới ta" chứ có gì đâu. Ba cái chữ phù phiếm đeo đẳng quấy rầy suốt cuộc đời ta, ta muốn vứt đi mà không được. Thế mà có người còn tưởng nhờ nó mà được võng đào lộng tía! Không dám mở miệng thố lộ cho lớp sau. Về phía ông, ông giáo tự thấy phải tỏ ra đôi chút lo lắng cho phải phép. Ông nhờ người nhà ông biện tiện đường xuống phủ đặt heo quay, tìm giùm cho ông một cuốn sơ học vấn tân, vài thoi mực và bốn cây bút hạn thường.
Điều bất ngờ sau chót là tầm mức long trọng của buổi lễ. Ông biện xuống An Thái ở cả tuần lễ, nhưng thấy nhà ông giáo chật chội, hơn nữa trong buổi sơ giao không tiện ở lại đây. Ông ở nhà một thầy tàu quen biết cũ, đảm nhiệm việc dạy võ cho hai cậu Lữ và Huệ. Mọi đồ lễ và các món thết tiệc cũng được sửa soạn từ nhà người thầy võ này. Thành thử gần tới giờ qui định, thấy ông biện và ông thầy võ khăn áo chỉnh tề, dẫn theo một đoàn bốn người lực lưỡng khiêng gánh đầy đủ, từ con heo quay đến miếng tàu têm sẵn, trịnh trọng bước vào nhà học, ông giáo phải vội quơ cái áo đoạn cũ mặc vào, đội thêm cái khăn xếp bám bụi bấy lâu gác trên nóc tủ, chạy ra tiếp khách. Một người lực điền lấy trong gánh của mình hai cái mâm đồng sáng choang, loại có ba chân nai chạm trổ khá công phu. Anh ta xếp nguyên con heo vàng lườm lên một mâm. Trên cái mâm kia, anh đặt nguyên một chõ xôi lớn. Một người lo bày biện bộ ngũ sự gồm hai đế đèn, một bộ lư trầm, một bát hương và một cái đài rượu. Hai cặp rượu ngon đặt ngay phía sau dĩa trầu không têm sẵn xếp tròn. Đặc biệt hình như ông biện Nhạc muốn khoe cây nhà lá vườn, trên cái bàn đã chật nêm đồ lễ, giữa hai chân nến còn có thêm một dĩa lớn xếp một chồng trầu không tươi xanh. Lá trầu to bằng cả một bàn tay xòe xanh lặc lìa, cuống màu xanh non xếp tròn theo hình trôn ốc trông đẹp mắt.
Khách khứa đến đông đủ cả. Ông giáo biết mặt được ba người trong đó có ông cai tổng, tên xã trưởng đã mua của ông cái áo đoạn mới, và viên tri áp. Bốn người kia gồm ông duyện lại có thói quen hay nháy con mắt phải, ông cai tổng vùng bên kia sông, ông biện lại vùng An Thái và một người có dáng dấp nhanh nhẹn bặt thiệp của một con buôn. Ông biện Nhạc bận điều khiển bọn người nhà bày biện bàn ghế, nên ông giáo phải lo tiếp khách. Ông không quen ai nhiều, nên câu chuyện chỉ nhát gừng, gượng gạo. Sau rồi các ông khách quay sang nói chuyện với nhau, đỡ gánh lo và bực cho ông giáo. Biện Nhạc soát xét lần cuối mọi thứ, rồi vào chỗ khách đang ngồi trịnh trọng nói với ông giáo:
- Thưa thầy, bắt đầu hành lễ được rồi.
Khách khứa vội đứng cả lên, bao quanh cái bàn thờ. Biện Nhạc lấy thẻ tre thắp hai cây sáp vàng lớn. Ngọn nến ban đầu còn lung linh, nhợt nhạt. Khi lửa bén sâu vào hai đầu bấc, ánh sáng vàng tỏa ra, chiếu lên bộ ngũ sự và hai cái mâm đồng, khiến các đồ lễ trở nên rực rỡ.
Ông giáo đến trước bàn thờ, rút trong bao giấy điều một nắm hương. Ông châm đầu nắm hương vào ngọn nến phía trái. Tay ông hơi run nên có mấy đầu hương chưa kịp cháy. Ông kê sát vào ngọn nến hơn. Khói tỏa ra, mùi hương đắt tiền đậm đà lãng đãng khắp nhà học. Ông thổi nhẹ cho tắt lửa ngọn trêm mấy nén hương nhạy, rồi đứng nghiêm trang một lúc trước bàn thờ, nắm hương đưa cao trước trán. Lòng ông tự nhiên hồi hộp. Ông nhớ đến cảm giác khinh khoái rộn rã những lần ông đứng như thế này trong đời. Lòng tin ở Đấng Vấn An Thế Sư Biểu mạnh mẽ đến nỗi ông nghĩ vào giờ phút khai tâm thiêng liêng ấy, cửa minh đức sẽ mở, đời có thêm vài bậc quân tử và bớt đi vài tên tiểu nhân. Cảm giác ấy không còn trong lòng ông, phút hồi hộp do khích động của kỷ niệm qua đi, chỉ còn lại niềm bồi hồi. Ông giáo đứng yên như thế khá lâu. Có tiếng ho nhỏ sau lưng ông. Ông giật mình, tiến tới cắm nắm hương vào cái bát sứ đầy gạo, rồi lui về chỗ cũ. Ông sửa khăn, đưa tay vuốt lại áo. Đoạn ông lạy đủ bốn lạy. Ông lại đứng thẳng trước bàn thờ, để lẩm nhẩm khấn xin khai tâm cho hai cậu học trò mới. Ông đọc nhỏ lời khấn quen thuộc, nhưng đến giữa chừng, lại cảm thấy một cách chua chát cái bất lực của chữ nghĩa. Những cậu học trò ông khai tâm hôm nay sẽ đi theo con đường ông đã đi, sẽ học những sách ông đã học. Mà ông đã đi đến đâu? Mê sách thánh hiền như bạn Ngô Thế Lân của ông mà cuối cùng làm được gì ngoài việc dâng một bản thái bình sách không ai thèm đọc. Mắt ông lạc thần, ông lạy thêm bốn lạy, lui ra.
Ông biện Nhạc và đám khách khứa có vẻ cảm phục, hân hoan nhường chỗ cho ông giáo đứng bên trái bàn thờ. Nét mặt ông giáo buồn, càng thêm vẻ nghiêm túc thành kính. Biện Nhạc tiến đến trước bàn thờ, chậm rãi lạy bốn lạy. Ông giáo nhận thấy cách lạy ở vùng này đơn giản hơn ở kinh. Sau khi vái, biện Nhạc quỳ hai gối rồi phủ phục xuống trán chạm mặt chiếu, không phải vịn vào đầu gối phải, vái lần nữa rồi mới phục lạy như ông. Do đó cử chỉ bớt vẻ khoan thai, nhịp tiến lui, lối ngửng lên phục xuống thiếu uyển chuyển. Cử động đơn giản và mạnh mẽ hơn.
Sau khi Lữ và Huệ lạy nhập môn, ông giáo bảo cả Chinh và Lãng vào làm lễ. Ông muốn nhân tiện chỉ dạy thêm cho hai con, để làm gì, ông không biết. Nhưng không làm thế thì không coi được. Ông giáo nghĩ vậy.
*
* *
Buổi lễ khai tâm mau chóng trở thành câu chuyện thời sự của An Thái. Và một lần nữa, những kẻ hiếu sự được dịp tô điểm cho không khí trang nghiêm hiếm hoi ở cái xứ xa xôi quạnh quẽ này trở thành thiêng liêng. Có lẽ Khổng Phu Tử có trở lại trần thế cũng không thể ngờ tên tuổi của mình đột nhiên được nhắc nhở trang trọng như thế ở một chỗ xó rừng. Ngài sẽ mỉm cười tạm quên cơn khốn đốn ở đất Trần. Những chuyện bàn ra tán vào, từ con heo quay cho đến kiểu lạy lạ mắt của một ông đồ từ "kinh sư qui ẩn", theo đường ngựa thồ lên núi và đường ghe muối xuống đồng bằng. Nhờ thế, ông đồ bất đắc dĩ thu nhận thêm ba môn sinh trong vòng một tuần lễ: một là cậu con trai ông biện An Thái, một là con ông chánh tổng, Thìn bạn Chinh con viên tri áp khó tính. Như vậy đám học trò ông giáo gồm có Lữ, Huệ, Chinh, Lãng, Thìn con ông tri áp và hai cậu con các chức sắc. Lớn tuổi nhất, xứng đáng làm trưởng tràng là Lữ 17, nhỏ nhất là Lãng lên 12. Theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: Chinh 16, Huệ và Thìn 15. Tiến con ông chánh tổng và Khải con ông biện An Thái 14. Lứa tuổi đám học trò sàng sàng như nhau. Ông giáo yên tâm không lo phải gặp những lớp chệch choạc tuổi tác như đã gặp thời trước. Về trình độ, ngoài hai con, ông không biết sức học của năm cậu học trò mới được đến câu. Ngay hôm đầu ông đem mấy trang trong cuốn "Sơ học vấn tân" ra hỏi, các cậu học trò chỉ trả lời lõm bõm, Sự hiểu biết phần lớn chắp vá, vụn vặt, do cái học đầu Ngô mình Sở tùy hứng, tùy thời. Thử chữ viết, ông mừng, đứa nào viết chữ cũng tạm được. Ông quyết định dạy lại từ đầu rồi tùy trình độ tiến nhanh hay chậm mà giảng mỗi đứa khác nhau. Lâu nay ông vẫn phục Đứa Khổng phu tử ở cái khả năng sư phạm quán chung của Ngài, hiểu tường tận cái giỏi, cái dở của từng đứa học trò, tùy theo đó mà lựa cách giáo dục thích hợp. Nhưng đó là chuyện về sau. Từ đầu, ông định cho tập viết trở lại. Làm quen với cây bút xong, ông bắt đầu giải nghĩa cho học trò học ôn, làm quen mặt chữ. Đến lúc chúng có thể viết ám tả được thì ông bắt chước Khổng phu tử. Ông sẽ tùy tâm tính từng đứa, chí hướng từng đứa mà dạy những điều thực dụng. Ông giáo không quên lời ông biện. Chúng đã lớn tuổi rồi. Sợ không còn nhiều thì giờ quanh co với những phù phiếm của văn chương cử nghiệp. Hơn nữa, sách vở ông đang có cũng không nhiều nhõi gì. Mấy cuốn Sử kí. Tập Đường thi. Quyển Truyền kỳ mạn lục. Ông không quên bộ Tứ thư Ngũ kinh, nhưng ông giáo e dè chưa dám chắc là ông có nên dạy những kinh truyện trong bộ thánh thư ấy không. Dù sao, chuyện ấy còn xa lắm!
*
* *
Hôm nay ngày rằm, đến kỳ học ôn nên buổi học có vẻ nghiêm trọng khác thường. Nét mặt các cậu học trò đăm chiêu, lo âu hiện rõ trên nét lông mày. Với cái áo đoạn màu đen, ông giáo cũng trở nên nghiêm khắc hơn. Đến nỗi Chinh, tính tình bộc tuệch vô tư như vậy mà buổi sáng hôm ấy cũng dậy từ lúc tinh mơ, một mình ra sau vườn chuối lẩm nhẩm đọc lại mấy trang sách cha đã chỉ từ kỳ học trước.
Trong nhà học, ông giáo ngồi xếp bằng ngay ngắn trên cái phản rộng, hai tay thu vào vạt áo đoạn. Bên cạnh ông, đặt một khay trà và một nghiên mực. Lữ kính cẩn đến trước mặt thầy, khom người xuống lấy một nhúm trà cánh nhỏ ướp sen bỏ vào cái bình da lươn, rồi đứng lên quay về phía trái nơi vẫn thường đặt lò than nấu nước sôi. Cậu không thấy ấm nước đâu cả, đưa mắt ngầm hỏi em. Huệ gật đầu tỏ dấu hiểu anh muốn nói gì, bỏ lớp học đi về phía nhà bếp ông giáo. Cậu gặp An đang lui cui nhóm lại lửa trong bếp, cái ống trúc thổi lửa vẫn còn cầm ở tay phải, tro bay vướng cả lên mái tóc rối. Đôi mắt An lo âu gần như xấu hổ bị Huệ bắt gặp trong hình dáng xốc xếch đầu bù tóc rối thế này. Cả Huệ cũng không ngờ phải gặp con gái thầy giáo ở nhà bếp. Hằng ngày, việc nấu nước pha trà và cơm nước, Huệ phải lo. Điều đó tự nhiên, vì Huệ là em. Vả lại cũng không có gì nặng nhọc. Hai anh em có mua ngoài chợ An Thái một cái lò đất nung. Gạo, than, thức ăn, ông biện gửi đều theo các chuyến thuyền chở muối, cá từ biển lên, và các chuyến ngựa thồ từ Tây Sơn Thượng xuống. Số lượng thực phẩm quá nhiều vì ông biện nhân cớ tiếp tế cho hai anh em, gửi thêm gạo, muối, cá mắm thừa đủ cho gia đình ông giáo chi dùng. Ông giáo có ý muốn Lữ, Huệ cùng ăn chung với gia đình ông cho đỡ chuyện bếp núc phiền phức, nhưng ông biện nhất định không chịu. Ông biện có cái lý của mình. Thứ nhất theo ông, học trò không được phép ăn chung mâm với thầy giáo. Hơn nữa gia đình ông chỉ có bốn anh em, ông biện anh cả đã trưởng thành. Mấy người em kế tiếp của ông biện khó nuôi, đã mất từ nhỏ hay ngay từ khi lọt lòng mẹ. Mười mấy năm sau mới nuôi được. Lữ, rồi Huệ và đứa em gái út. Gia đình anh em trai đông, nên con trai vừa lo việc cày bừa vừa lo chuyện bếp núc. Ông biện bảo chúng nó đi học thế này sướng gấp mấy ở nhà, không nấu bếp thì giờ để làm gì? Đi xa hơn, ông biện còn xem đó là một lối giáo dục hợp lý. Ông giáo không có cách nào khác hơn là để mặc cho hai cậu học trò tự nấu ăn lấy, chỉ lâu lâu, thỉnh thoảng sai Chinh hoặc Lãng đem qua cho hoặc một nải chuối mật, hoặc một gói kẹo.
Hôm qua Lữ vô ý vấp chân vào cái lò làm vỡ đi, nên sáng hôm nay, nhớ phận sự mình, Huệ sang bếp nhà thầy nấu nhờ ấm nước sôi từ sáng sớm. Cậu sợ làm phiền gia đình thầy. Cậu cũng sợ gặp con gái thầy ở nhà bếp. Cái gì đã khiến cậu dè dặt như vậy? Huệ đã nhiều lần tự hỏi và chưa tìm ra câu trả lời đích xác. Cậu không phải là người nhút nhát trước phụ nữ. Cậu cũng không vụng về trong cách gợi chuyện, bắt chuyện như Lữ. Dĩ nhiên cậu cảm phục cái tài lợi khẩu của anh cả, nhung trong thâm tâm, cậu thấy anh cả nói nhiều quá, và trong những điều anh cả nói với người khác trước mặt cậu, có nhiều điều không đáng nói hoặc chưa nên nói. Cậu chỉ muốn nói vừa đủ và đúng lúc. Cho nên cậu cũng không ưa Lợi. Tuy đôi lúc hơi ghen tức trước sự thành công dễ dãi của Lợi đối với phụ nữ, Huệ không thấy các câu pha trò của Lợi có chút ý vị gì, thế mà chỗ nào có Lợi là có tiếng cười. Đám đàn bà con gái vốn e dè kín đáo là thế, mà gặp Lợi là bạo dạn bỡn cợt, cười nói tíu tít. Rồi từ đó Huệ xem thường luôn cả đám đàn bà con gái.
Cho đến ngày Huệ gặp An. Điều ghi dấu sâu đậm vào cảm quan của cậu khiến cậu gần như sững sờ, là cái dáng điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, linh động của An. Từ cách đưa ngón tay út lên vén nhẹ một mảng tóc lòa xòa, cho đến cách đưa lưỡi liếm nhẹ lên môi trên, cách rót một tách nước trà, cách gật đầu nhận một lời chỉ bảo, tất cả đều vừa độ cần thiết. Cử chỉ biểu lộ sự thân mật dịu dàng, đồng thời cũng giữ riêng cho An một sự bí mật tôn nghiêm. Huệ chưa từng bao giờ gặp sự hòa điệu như vậy giữa hai đòi hỏi gần như mâu thuẫn là sự cởi mở thân tình và sự gói ghém kiêu hãnh, nơi một người con gái. Cậu cũng ngạc nhiên khi thấy cô gái có dáng điệu trang nhã thân mật ấy còn giữ nguyên nét trẻ thơ trên khuôn mặt. Nước da ửng sáng trên đôi má bầu bĩnh. Cái môi trên mọng. Chỉ trừ đôi mắt buồn trước tuổi. Huệ nghĩ có lẽ nhờ đôi mắt ấy mà khuôn mặt và cử chỉ của An hòa hợp nhau, tiết ra một sức hấp dẫn lạ lùng. Cậu đau khổ công nhận giữa cái đẹp xa lạ ấy và mình có một hố cách biệt trang nghiêm; cậu không thể nói gì thêm, không thể phác một cử chỉ nhỏ, vì bất cứ hành động nào của cậu cũng trở thành vụng về, thừa thãi trước vẻ đẹp toàn bích ấy. Và lần đầu tiên trong đời, cậu thấy lúng túng, thất vọng cho sự vụng dại của mình.
Suốt mấy tháng trọ học ở nhà thầy, Huệ chưa có lần nào nói chuyện tự nhiên với riêng An. Khám phá ra điểm yếu đuối của mình, cậu khổ sở. Lòng tự ái kiêu hãnh của người con trai bị âm thầm động chạm. Cậu ngại gặp An, như ngại soi gương thấy vài vết mụn trên da mặt dậy thì của mình. Thế mà buổi sáng nay, cậu không có lối thoát nào khác. Ấm nước sôi của cậu, An đã vần sang bên cạnh để bắc nồi nấu cháo cho thằng Út. Hơi nước còn bốc lên trên cái vòi ấm. Tình trạng nhì nhằng bất ngờ kéo dài, cho đến khi An cất lời trước. An đưa lưng bàn tay gạt mồ hôi trên trán và đùa mấy sợi tóc ướt qua thái dương, hỏi Huệ:
- Ấm nước đã sôi rồi. Anh cần lấy chưa?
Huệ không ngờ mọi sự tưởng như bế tắc lại có thể giải quyết một cách nhẹ nhàng tự nhiên như vậy. Huệ trả lời nhanh:
- Cho tôi xin cái ấm.
An bỏ cái ống thổi lửa xuống, dùng tay phải nhấc cái ấm ra khỏi bếp. Khi chuyền quai ấm qua tay Huệ, An cười mỉm không nói gì. Huệ lí nhí cảm ơn, trở về nhà học. Cậu lẩm bẩm: hóa ra mọi sự vốn đơn giản như vậy. Không có gì ghê gớm đến nỗi phải e ngại. Cậu cảm thấy lòng nhẹ nhõm. Lữ nhận cái ấm nước từ tay cậu mà không thấy cậu vui. Huệ nghĩ: anh ấy sống hiu quạnh lặng lẽ quá, chắc chưa bao giờ rắc rối như mình. Anh ấy cũng không nhận ra đột nhiên mình hớn hở đâu. Lữ rót nước sôi vào bình trà đậy nắp lại, đứng chấp tay bên cạnh ông giáo chờ cho trà đậm. Trong lúc đó,Lãng lo phận sự mài thỏi son vào cái nghiên. Màu mực đỏ thắm, in đậm trên nền đá có vân màu xám nhạt. Lữ cho là đã đủ thì giờ để nước đậm trà, cúi xuống rót thử vào cái chén sứ nhỏ bằng quả cau. Nước trà còn nhạt. Lữ cẩn thận dùng tí nước sôi đã rót sớm ấy tráng qua ba cái chén khác, rồi lại nghiêm chỉnh chờ. Ông giáo nhìn quanh một lượt, thấy đám học trò đã đủ mặt.Ông bảo:
- Các anh ngồi xuống cả đi.
Học trò ngồi xuống hai cái ghế dài bằng gỗ đóng vội vừa tầm để kê giấy lên mặt phản mà tập viết. Lữ pha trà xong, bưng một chén đến đặt trước mặt ông giáo.Ông gật đầu nói:
- Anh để đấy. Hôm nay ngày vọng, ta học ôn khỏi phải học nghĩa. Các anh đã nhớ và hiểu hết chưa?
Đám học trò ngại, không dám trả lời dứt khoát. Chỉ có Huệ trong cơn hớn hở tự tin, mạnh dạn đáp:
- Dạ đã hiểu hết!
Ông giáo mỉm cười nhìn Huệ. Ông thích thái độ dứt khoát ấy, thái độ mà suốt cuộc đời ông, ông giáo không bao giờ biểu lộ đúng mức. Nhưng ông không gọi Huệ lên ôn bài ngay. Đầu tiên ông gọi Thìn. Nét mặt Thìn thay đổi, mắt lấm lét, bộ dạng lốm thốm khó coi. Cả lớp học cười ồ. Ông giáo làm mặt nghiêm để giữ trật tự, điềm tĩnh nhận cuốn sách từ đôi bàn tay run run của Thìn. Ông lật lại các trang cũ, tìm chỗ ông đã phê mấy chữ"y vọng kỳ". Biết rõ sức học của Thìn, ông đã chọn một đoạn dễ. Ông giáo đọc một câu trong sách, đoạn ngửng lên chờ Thìn đọc tiếp. Thìn nhắc lại câu vừa đọc, ấp úng vài chữ, lại nhắc câu vừa đọc. Cuối cùng, Thìn đứng trân giữa lớp chờ đợi. Bàn tay hết đưa lên mũi quệt quệt lại mân mê cái chéo áo chàm. Ông giáo lật qua trang khác, suy nghĩ, đọc thêm một câu nữa. Thìn lại không nhớ bài. Ông giáo trách:
- Cả tuần làm gì mà không chịu ôn bài?
Thìn im lặng không trả lời được. Ông giáo than:
- Anh học hành thế này thì tôi mang tiếng với ông tri áp. Cha anh dặn tôi phải buộc anh học hành đàng hoàng.
Thìn chợt nhớ một lý lẽ để biện hộ, vội đáp:
- Thưa thầy, cha con hỏi bao giờ thì học cách làm đơn được. Học chữ nghĩa trong sách khó quá. Cha con cũng không hiểu.
Ông giáo vỡ lẽ, hiểu vì sao ông tri áp gửi con đến nhờ ông dạy dỗ. Ông đâm giận, nhưng không để lộ ra nét mặt. Ông lấy bút quệt mạnh vào nghiên son. Không cần di di lăn tròn đầu bút lên mặt nghiên cho nét chữ thanh nhỏ, ông phê một chữ "liệt" to tướng vào sách của Thìn. Vết son loe ra nhem nhuốc như một vết ô nhục.
Ông giáo gọi đến Lữ. Lữ thuộc làu làu, giọng đọc ê a như đọc kệ. Sau khi Lữ đọc hết đoạn thứ ba, ông giáo lật ngược về phía trước, hỏi đoạn kế trên đoạn Lữ vừa đọc. Bị lật ngược thứ tự, Lữ lúng túng. cố gắng mãi, anh vẫn chưa tìm ra mạch văn. Anh lập lại câu ông giáo vừa đọc, mon men đọc thử một vài chữ dò đường. Thấy nét mặt ông giáo không biểu lộ tán đồng hay là bất mãn, anh đọc ngắc ngư một lúc nữa, rồi tịt luôn. Ông giáo phê cho Lữ một chữ "thứ" dài.
Sau khi dò bài Chinh, Tiến, Khả xong, ông giáo gọi Huệ. Huệ đứng dậy, trình lên ông quyển sử ký. Ông giáo cầm cuốn sách tần ngần hồi lâu. Ông tự hỏi: vì sao ta giao cho cậu bé chén đắng này? Nỗi hận chất chứa trong lòng ông thái sử trở thành máu lệ đẫm trang giấy, đến lứa tuổi ta chắc gì đã hiểu hết! Cái họa Lý Lăng, hai năm tủi nhục ở nhà tằm, mấy nghìn trang sách để lại cho đời sau như một thứ thừa tự, tâm tình gói ghém trong lời thư gửi Nhậm Thiếu Khanh, chỉ mới là nguồn gốc phát khởi của ngòi bút. Còn cái học vấn uyên bác, kết quả của kinh lịch, khiếu thẩm thức cái đẹp, lối nhìn về mọi điều thị phi, khả năng phân biệt tốt xấu, tài văn chương tinh tế... bao nhiêu điều phức tạp ấy phải chờ đến tuổi chín chắn mới nên cho đọc. Thế mà ông giáo vội giao cho một cậu bé mười lăm tuổi! Nhưng phải hiểu cho ông. Trừ những phụ huynh như ông tri áp, ông chánh tổng, gửi con đến học vì một lý do rõ rệt là muốn chỉ dạy cách làm một số đơn tử, văn khế, còn ông biện Kiên Thành tuy chủ động tổ chức lớp học, chịu hết phí tổn, nhưng không nói rõ cho ông giáo yêu cầu của mình. Ông xin dạy cho em cách làm đơn khiếu oan ư? Thì chính lá đơn khiếu oan ông biện nhờ ông giáo thảo độ nọ, về sau ông biện có nhắc nhở gì đâu. Ông giáo không nhiệt tâm lắm khi thảo lá đơn nên khi biện Nhạc quên đi, ông giáo lấy làm lạ và mừng. Về sau ông đoán có thể đấy là một cái cớ để biện Nhạc nhờ ông dạy dỗ hai em. Xem cách giao thiệp của ông biện, lối giải quyết gọn ghẽ và hữu hiệu mọi khúc mắc như vụ của Lợi, đủ biết ông biện không quen khúm núm cầm đơn vào hầu các quan lớn. Vì thế, ông giáo nghĩ không bao giờ các em trai ông biện bỏ công phu lặn lội từ Kiên Thành xuống đây để học làm đơn.
Thế thì học cho đủ các thứ văn bát cổ để kiếm chút danh mọn khoe khoang với bà con hàng xóm ư? Con đường lều chõng gian nan lắm, chắc ông biện biết rõ, mà chút danh mọn của một anh ký lục kể chẳng bõ bèn gì. Trong lối nói chuyện, ông giáo nhận thấy biện Nhạc khinh bỉ đám ký lục chuyên dùng chữ nghĩa vòi vĩnh tiền bạc đám dân đen. Chắc chắn ông ta không muốn hai em của mình ngồi chung chiếu với đám người ấy đâu!
Rốt cuộc, ông giáo khai trương mà vẫn chưa hiểu rõ biện Nhạc cần gì. Xem công phu ông biện bỏ ra để tổ chức trọng thể lễ khai tâm, ông giáo lờ mờ hiểu rằng sự khoa trương ấy có thể ảnh hưởng tốt đến thanh thế của ông, hoặc phía công việc đốc ốp tiền thuế, hoặc phía buôn bán làm ăn. Tuy thế, nếu mục đích ông biện chỉ đến đó thôi, thì cần gì phải khó nhọc tìm người cáng đáng công việc của hai em, rồi gửi họ đến một nơi xa xôi học hành một thời gian lâu như vậy. Một lần, hình như ngay sau lễ khai tâm, ông giáo có hỏi qua ông biện về sức học của Lữ và Huệ, ông biện có nói:
- Trăm sự nhờ thầy, làm sao cho người ta khỏi khinh chúng tôi dốt nát mà hiếp đáp là được!
Ông giáo xem câu nói đó là mục đích giáo dục của mình, nên qua mấy tháng dò được sức học trò, ông dạy tùy hứng. Thấy Huệ thích hỏi chuyện sinh hoạt, cách sống của bọn quan lại vua chúa ở kinh đô, đôi lúc ông giáo quên dè dặt kể lại một số kinh nghiệm của đời ông. Cậu học trò bạo dạn và ham hiểu biết hết hỏi chuyện này đến chuyện khác, và chuyện nào cũng muốn biết rốt ráo, tường tận. Do đó mà từ các mẩu chuyện vặt, hai thầy trò nhảy qua địa hạt sử. Nhìn ánh mắt sáng mừng rỡ, cách lắng nghe trân trọng của Huệ, ông giáo khấp khởi trong lòng vì tìm được một người tri âm nhỏ tuổi. Cái giấc mộng được dự vào sử quán chỉ là bước chừng của một người hiếu động mà không gặp thời. Cho đến khi gặp được Ý đức hầu, ông có tìm cách thực hiện một số suy nghĩ của mình về cách trị nước. Ý đức hầu bạn ông có nghe theo lời ông giáo, nhưng mọi kế sách đều bị quan quốc phó Trương Phúc Loan bác bỏ cả. Họ không dám tiến xa hơn nữa. Uy thế của quốc phó lớn quá, tiền tài và thế lực át cả Chúa. Vậy mà cuối cùng bạn ông cũng bị hại, và ông phải trốn vào cái xó An Thái này. Những điều éo le đó, từ bao lâu nay, ông không biết san sẻ cho ai. Các con của ông? Kiên đơn giản quá, ngoan ngoãn theo đường thẳng, không thể đi cùng cha vào những chuyện phức tạp quanh co. Chinh hời hợt quá, bao nhiêu tâm trí dồn cả lên bắp thịt. An và Lãng mẫn cảm quá, ông chỉ thấy chúng thích thơ. Mãi đến nay, ông mới gặp được Huệ. Và vì mừng rỡ, ông giáo quên cả giới hạn của tuổi tác và kinh nghiệm sống của Huệ. Ông bắt Huệ đọc sử ký.
*
* *
Ông giáo không mở sách ngay, ngước lên nhìn thái độ của Huệ. Ông thấy Huệ vẫn đứng điềm tĩnh bên cạnh ông, hai tay xếp thẳng hai bên hông một cách thoải mái, tự nhiên. Huệ có cái tự tin của một học trò được thầy thương yêu và tin cậy. Đôi mắt sáng rỡ nhìn thẳng vào ông giáo chờ đợi. Trên má, mấy nốt mụn thâm tím hiện lờ mờ lên làn da nâu. Một mảng tóc quăn phủ xuống cái trán rộng. Nhìn chung, Huệ rất giống hai anh, nhưng có những phần trên khuôn mặt Huệ đậm lên một chút, đầy lên một chút, khiến từ khuôn mặt ấy, toát ra một sự cân đối linh động không có trên khuôn mặt Lữ, và niềm tin cẩn vững vàng khó tìm trên khuôn mặt biện Nhạc.
Ông giáo lật cuốn sử ký, tìm trang ông đã ghi hai chữ vi chí bằng mực son kỳ trước. Ông mỉm cười. Ông giáo khéo chọn đoạn thích hợp tâm tình của ông lúc này! Và biết đâu cũng thích hợp với cậu học trò của ông! Ông giáo đã bắt Huệ học ôn bài Tựa Truyện du hiệp trong Sử ký. Ông lật ngược lại hai trang trước. Ông kinh ngạc cho cái ngông của mình, ngước nhìn Huệ lần nữa. Vẫn thái độ trầm tĩnh và ánh nhìn tự tin ấy. Ông giáo đọc:
- “Ông Thái sử nói: Ngày xưa Ngu Thuấn quẫn ở kho, giếng...” rồi dừng lại chờ. Huệ không lớn tiếng ê a theo lối bình văn như Lữ, dùng lối nói tự nhiên đọc tiếp cả đoạn thầy vừa gợi:
“Y Doãn nấp bên vạc, thớt. Phó Duyệt náu mình ở Phó Nham. Lã Thượng khốn khổ ở Cức tân. Di Ngô mang gông, Bách Lý chăn trâu, Trọng Ni sợ hãi ở Khuông, xanh xao ở Trần, Sái.... Y đều là những người mà kẻ học giả gọi là hạng nhân nhân có đạo đức đấy! Vậy mà còn gặp những tai nạn ấy.Huống chi lấy hạng trung tài mà ở vào dòng cuối đời loạn, bị hại biết là bao nhiêu! Người nhà quê có câu rằng: ‘‘Biết đâu nhân nghĩa, làm lợi cho ta là kẻ có ơn”. Cho nên Bá Di cho nhà Chu là xấu chịu chết đói ở núi Thú Dương. Vậy mà Văn, Vũ chẳng vì cớ đó mà kém vẻ vang. Chích, Cược ngang ngược mà đồ đệ nhớ nghĩa vô cùng. Do đó mà nói: Ăn trộm lưỡi câu thì chết chém... Ăn trộm nước người thì phong hầu. Cửa nhà hầu, nhân nghĩa thiếu gì đâu...”(1).
Ông giáo đưa tay ra dấu cho Huệ dừng lại. Ông không dám nghe tiếp lời ông Thái Sử. Cái giọng phẫn nộ khinh bạc ấy, đã bao lần trong đời ông giáo thốt lên một mình, cho mình, đến nỗi từng tiếng vang vọng thống thiết và quen thuộc như chính tai ông nghe miệng ông nói ra. Vào những lúc bị đời dằn xóc, chua chát nhận ra sự bất lực của đạo đức, ông lại tìm đọc bài Tựa Truyện du hiệp. Nhưng đây là lần đầu trong đời ông nghe giọng ông Thái Sử đổi khác. Giọng đọc của Huệ chậm, sang sảng. Điệu bi thiết bất lực không còn. Tiếng nói của Huệ mạnh mẽ, đanh thép như một lời kết tội. Nhất là câu cuối cùng:’’Cửa nhà hầu, nhân nghĩa thiếu gì đâu!”. Hóa ra bao nhiêu Tứ thư, Ngũ kinh ông thuộc làu làu thời trẻ, lấy đó làm nền cho chí hướng và hành động, chẳng qua là thứ bài trí hoa hòe nơi dinh thự bọn quyền thế. Tua chỉ điều cột nơi chuôi kiếm vấy máu của kẻ cướp lớn. Hạt trân châu đính trên mũ của kẻ ngồi kiệu. Cái quạt hoa che dấu những cái liếc mắt đĩ thõa... Còn gì nữa... Trời hỡi! Cái gì đẩy ta đến tận bờ vực của phạm thượng thế này! Không giật mình dừng lại kịp, ta sẽ lạc về đâu? Chỉ vì giận tên Trương Tần Cối, uất cho cái chết thảm của bạn và cuộc đời long đong bấy lâu mà ta nghi ngờ đến cả chân lý vĩnh cửu, quật đổ nhân nghĩa hay sao?
Lớp học im phăng phắc. Bọn học trò nín thở theo dõi các biến đổi khác thường trên khuôn mặt thầy, hoang mang chưa hiểu vì sao bỗng nhiên ông giáo vui, rồi bỗng nhiên ông ưu tư. Cả Huệ cũng boăn khoăn, thầm ôn lại những câu vừa đọc xem có thiếu sót gì không. Một lúc sau, ông giáo lại ngước nhìn Huệ. Bên ngoài, một cơn gió thổi mạnh làm rung rinh cả mái tranh. Mảng tóc quăn trên trán Huệ bị hất ngược lên, để lộ một vết tím bầm phía trên con mắt trái. Ông giáo muốn thay đổi câu chuyện, lấy giọng nghiêm nghị hỏi Huệ:
- Hôm qua các anh lại gây chuyện đánh nhau phải không?
Huệ bình tĩnh đáp:
- Thưa thầy không phải. Chúng con luyện roi, vô ý nhằm phải trán.
Ông giáo biết là đêm đêm hai anh em Lữ, Huệ phải ra học võ ở nhà người thầy Tàu. Có một thế giới khác không thuộc ảnh hưởng của ông, cái thế giới quyến rũ của những ngọn roi, đường quyền. Cánh tay nhà nho của ông không với tới nổi. Ông phải rụt tay về. Dừng lại ở chỗ phải dừng. Sáng hôm đó ông giáo không định kỳ học ôn sau, và cho học trò nghỉ sớm hơn thường lệ.
*
* *
Cả năm Tuất (1766), vùng Tuy Viễn được mùa, nhờ thế gia đình ông giáo tạm qua được cơn chật vật. An thôi nghề hàng xáo nặng nhọc, ở nhà trông nhà giữ em. Qua hai mùa bắp và trỉa đậu, mấy đám đất miễu đã thuần lại. Có thể bảo lòng đất chai lì khô kiệt nguồn sống sau một thời gian dài bỏ hoang, bây giờ đã bắt đầu hồi sinh. Mồ hôi đổ xuống đấy thật lắm mới đủ biến mặt đất trắng thành mặn mòi. Trước hết, là mồ hôi của ba cha con ông giáo. Từ lúc mở trường, ông chỉ dạy học vào buổi sáng, buổi chiều dành để làm ruộng. Nhờ Hai Nhiều chỉ vẽ, ông đã biết dùng lá cây đậu làm phân xanh. Đám học trò của ông cũng chia nhau đi thu góp biết bao là phân chuồng để bón vào mấy đám miễu, hăng hái nhất là Lữ, Huệ và Thìn.
Ba cậu học trò tham dự vào công chuyện canh nông của gia đình thầy do những động cơ hoàn toàn khác nhau.
Có thể nói trong ba buổi: sáng, chiều, tối, mỗi ngày Lữ sống hào hứng và trọn vẹn nhất vào buổi chiều. Buổi sang ở nhà học, anh không tìm ra anh. Không phải Lữ xem thường những lời dạy dỗ của ông giáo. Ngược lại là khác. Anh tin ngay những điều có sẵn trong sách vở, dễ dàng chấp nhận rằng lời thầy giáo - bảo đảm bằng học vấn và tuổi tác – luôn luôn phải có lý. Khổ nỗi giữa cái bể học mênh mông và rực rỡ ấy, anh cảm thấy lúng túng ngượng ngập quá. Anh bị lạc vào những điều lạ hoắc, lũ chữ nghĩa kiêu kỳ cứ quây lấy anh, vướng víu vào chân, đầu óc đảo điên giữa không biết cơ man nào là những tia sáng chói lòa rọi thẳng vào đôi mắt lo sợ của anh không chút thương xót. Ở vào địa vị trưởng tràng, anh lại không muốn cho lũ em nhỏ tuổi hơn khinh nhờn. Do đó, dù không thích, anh cứ ráng. Mỗi ngày tự hẹn phải ráng lấy được một cái “ưu cộc” cho phải phép. Thằng Huệ được thầy phê “ưu mác” liên tiếp, lý nào ta là anh nó lại là trưởng tràng mà chỉ được vọn vẹn một chữ “bình dài”! Ý nghĩ ấy thúc ép anh, quấy nhiễu anh. Cuối cùng cả buổi sáng ở nhà học đè nặng lên tâm hồn Lữ. Anh cảm thấy khó thở, nặng nề. May thay còn có những buổi chiều rộng rãi và ngắn ngủi ra đồng giúp thầy làm ruộng! Cả An ít có dịp quan sát phong thái của từng người học trò trong lớp học của cha, chỉ quen thấy nét mặt hiu hiu buồn phiền của Lữ hằng ngày, mà cũng nhận ra được vẻ hớn hở khác thường của Lữ mỗi chiều ra đồng. Anh tung tăng như con cá mắc cạn vừa tìm được dòng nước lành. Anh trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hẳn lên. Anh nói, nói nhiều, không còn nữa cái giọng ngập ngừng và lối nói bỏ lửng ở lưng chừng câu. Gần như anh sợ không nói đủ những điều muốn nói, nên cách phát âm liến láu, tiếng sau đè lấp mất tiếng trước. Một chiều An có việc cần ra gặp cha, Lữ quên hết dè dặt, dẫn An đến cạnh khu đất miễu bảo:
- Tôi chưa dám thưa với thầy, nhưng ý tôi phải làm thế này. Chỗ kia, cái chỗ đất cao có ổ mối đấy mà, mình dành để chất rơm rạ. Đáng lý lẫm lúa cũng nên cất ở đó, vì không bao giờ nước lụt lên cao đến mực ấy. Nhưng làm thế, , một là che mất một góc miễu, không tốt, hai là sẽ hứng gió bấc, mùa mưa lúa sẽ bị ẩm. Nhà ở, mình phải kỹ lưỡng về phương hướng. Chỗ gốc mít, tôi nghĩ tốt hơn hết. Ở đây tuy hơi xa cách với xóm trong, nhưng lại được thuận lợi ở giữa sông và rừng, ra chợ cũng không xa hơn lên rừng lấy củi. Phải tính cả đường lên rừng chứ, vì mình còn phải đốn cho đủ cây làm một vòng rào thật dày. Không, không phải sợ cướp đâu. Cọp thì lâu lâu mới về, nó sợ mình chứ mình không sợ nó, vì nó xuống đồng. Hàng rào đóng chéo theo lối cánh chả như bên vườn chú Thung... Chú Thung là chú Thung chớ còn ai nữa. Cái chú hôm lễ khai tâm anh cả tôi có mời tới dự đó. Xem thế nhưng không phải thế. Chú ấy chỉ mới tập tò đi buôn sau này cho vui bạn vui bè thôi. Khu vườn chú ấy, phải biết! Nhìn cái cổng lá chè cắt xén khéo léo thành mái thành cột, không bỏ đi được. Ước gì được có một cái nhà lá mái và khu vườn như của chú.
Lữ nói một thôi dài, không cho An không kịp xen vào lời nào. Chỉ cần thấy An lấy hơi, nháy nháy đôi mắt định hỏi điều gì. Lữ đã đoán được ý và giải thích ngay. Hình như Lữ sợ không còn cơ hội nào nữa để nói hết ước vọng của đời mình, hoặc sợ nếu bị cắt nửa chừng, bị hụt hẫng, anh sẽ không đủ phấn khích nhen nhóm lại niềm hứng khởi đang có. An bạo dạn cắt lời Lữ vì tò mò:
- Em chưa biết nhà và vườn của chú Thung đẹp thế nào, nhưng em nhà anh bên Kiên thành có kém gì đâu!
Lữ mất đà, phải mất một lúc lâu mới trả lời lắp bắp:
- Nhà nào? Nhà của tôi ấy à? Bên Kiên thành hay trên Tây Sơn thượng?.
- Cả hai. Anh cả của anh có thua gì chú... chú Thung hôm trước.
Lữ ra vẻ chán nản, bỏ thõng hai tay xuống, vai hơi nhún:
- Tại chưa biết nên An mới tưởng thế. Tôi không nói láo đâu, chẳng khác nào cái nhà hoang, à không, chẳng khác nào cái lều chợ An Thái. Cả ngày người ra kẻ vào, tôi vừa dọn dẹp cho được mắt một chút xong, đã có ông khách mới mang cả đôi chân bùn vào nhà. Sau một cuộc rượu, bàn ghế không còn cái nào có đủ bốn chân. Chẳng bao giờ tôi thích được cái nghề ngược xuôi ồn ào của anh cả. Nếu anh cả chịu giao hẳn cái trại trên Tây Sơn thượng cho tôi toàn quyền muốn làm gì thì làm, phải biết!
An vui lây với cái vui hiếm hoi của Lữ, đùa nghịch hỏi:
- Anh được toàn quyền đấy. Sẽ làm gì nào?
Lữ quả quyết đáp:
- Tôi sẽ tống cổ ngay bọn ăn hại lâu nay tụ tập trên trại xuống núi. Đứa nào siêng năng chăm chỉ mới giữ lại làm tá điền.
An cười hỏi tiếp:
- Thế anh có tống cổ anh Kiên không?
Lữ không ngờ trước câu hỏi hóc búa của cô bé, bối rối nhìn An, dò xem mình có nói điều gì phật ý con gái thầy hay không. Thấy nét mặt An tinh nghịch, Lữ yên tâm. Anh nói:
- Không bao giờ. Tôi mới gặp anh Kiên vài ngày đã tâm đầu ý hợp ngay. Ảnh cũng ghét cái thói cẩu thả, bừa bãi. Anh cả tôi đưa anh Kiên lên đấy là phải. Không cẩn thận chúng nó ăn trên đầu trên cổ mình, rồi còn cười mình ngu. Mới được tôi giao sổ sách có hai hôm, ảnh đã ví thằng Lợi một trận không kịp vuốt mặt. Đáng kiếp cho thằng láu!
*
* *
An chưa kịp hỏi kỹ về mối bất hòa giữa Kiên và Lợi, thì ông giáo đã gọi Lữ đến giúp ông bứng gốc một khóm dứa gai, gần con mương tiêu úng. An thấy tính tình của Kiên và Lữ thật giống nhau, nhất là cái tính thờ phượng sự ngăn nắp, thù ghét cảnh thay đổi buông tuồng. An chưa từng bao giờ nghe Kiên nói rõ những mơ ước riêng tư của mình. Có lẽ trước mắt Kiên, An còn bé quá chưa đến lúc nghe những điều quan trọng bậc ấy. Hoặc cả đời chỉ lo đối phó với các nghịch cảnh bất ngờ, trầm lặng nhẫn nại chịu đựng phần mũi của biến cố, Kiên không còn dám mơ ước nữa. Nghĩ như vậy, cô bé xúc động đến rơm rớm nước mắt.
Lúc đó, từ nơi xa, phía có lũy tre xanh in đậm trên nền trời vàng ủng, có tiếng đứa trẻ chăn bò gọi những con nghé nhỏ:" Hoe… hoe. Nghé con bò mỡ lạc bầy… hoe … hoe…". Tiếng kêu của đứa trẻ kéo dài giữa mênh mông, chới với lẻ loi như một cuộc sống không có ngày mai.
(1) Sử ký, Tư Mã Thiên, Tựa Truyện du hiệp.
Trước tiên là cái ý định tổ chức. Mới nghe biện Nhạc ngỏ lời xin chọn ngày, ông giáo ngỡ ngàng. Hai cậu học trò đã xuống đây rồi, cái nhà tạm một nửa làm chỗ ở, một nửa làm chỗ dạy học đã dựng xong rồi, dạy lúc nào chả được.Chỉ bày vẽ thêm lắm chuyện! Nhưng sau đó ông giáo mới thấy mình chưa hiểu hết tầm mức quan trọng của vấn đề. Dĩ là quan trọng theo lối nhìn của ông biện. Ông giáo hẹn một tuần nữa sẽ bắt đầu dạy, vì nghĩ đến cái rạch nước phải khơi để cứu mấy khóm bắp bị úng thủy, cái chuồng heo Kiên làm lở dở, đống sách vở bừa bộn chất đống nơi gác tối từ hôm đám ma chưa kịp xếp đặt…Một tuần…Một tuần có thể là chưa đủ để làm cho xong những việc Kiên bỏ lại. Nhưng học trò đã "tựu trường" rồi, không nấn ná lâu hơn được. Phải hẹn ngày dạy gấp cho ông anh yên lòng mà về lo chuyện nhà! Ông giáo nghĩ vậy. Rồi ông giáo ngớ người khi nghe "ông anh" gật gù tán đồng:
- Phải. Một tuần mới kịp chuẩn bị. Ở dưới phủ, có một chỗ quay heo ngon có tiếng. Cho người xuống đặt trước phải vài ba ngày. Rượu ngon dưới Mỹ Cang thì lên theo ghe chở muối. Hôm nay mồng hai, mồng năm tới An Thái. Phải mời cho được các ông duyện lại, cai tổng, đốc trưng, xã trưởng. Không cần mời hết, chỉ mấy người lo chuyện đốc ốp tiền thuế mà thôi. Gặp hết bảy, tám ông cũng mất vài ngày. Phải! Một tuần mới kịp!
Sau đó, "ông anh" không về lo chuyện nhà, mà ở lại An Thái đích thân chuẩn bị lễ khai tâm cho hai em. Ông giáo bị đặt vào một hoàn cảnh bất ngờ, lúng túng không biết phải làm thế nào cho phải. Để tìm cho ra cái lý thích đáng giải thích điều bất ngờ, ông giáo nghĩ: Ôi thôi, chẳng qua như người ta nói "cũ người mới ta" chứ có gì đâu. Ba cái chữ phù phiếm đeo đẳng quấy rầy suốt cuộc đời ta, ta muốn vứt đi mà không được. Thế mà có người còn tưởng nhờ nó mà được võng đào lộng tía! Không dám mở miệng thố lộ cho lớp sau. Về phía ông, ông giáo tự thấy phải tỏ ra đôi chút lo lắng cho phải phép. Ông nhờ người nhà ông biện tiện đường xuống phủ đặt heo quay, tìm giùm cho ông một cuốn sơ học vấn tân, vài thoi mực và bốn cây bút hạn thường.
Điều bất ngờ sau chót là tầm mức long trọng của buổi lễ. Ông biện xuống An Thái ở cả tuần lễ, nhưng thấy nhà ông giáo chật chội, hơn nữa trong buổi sơ giao không tiện ở lại đây. Ông ở nhà một thầy tàu quen biết cũ, đảm nhiệm việc dạy võ cho hai cậu Lữ và Huệ. Mọi đồ lễ và các món thết tiệc cũng được sửa soạn từ nhà người thầy võ này. Thành thử gần tới giờ qui định, thấy ông biện và ông thầy võ khăn áo chỉnh tề, dẫn theo một đoàn bốn người lực lưỡng khiêng gánh đầy đủ, từ con heo quay đến miếng tàu têm sẵn, trịnh trọng bước vào nhà học, ông giáo phải vội quơ cái áo đoạn cũ mặc vào, đội thêm cái khăn xếp bám bụi bấy lâu gác trên nóc tủ, chạy ra tiếp khách. Một người lực điền lấy trong gánh của mình hai cái mâm đồng sáng choang, loại có ba chân nai chạm trổ khá công phu. Anh ta xếp nguyên con heo vàng lườm lên một mâm. Trên cái mâm kia, anh đặt nguyên một chõ xôi lớn. Một người lo bày biện bộ ngũ sự gồm hai đế đèn, một bộ lư trầm, một bát hương và một cái đài rượu. Hai cặp rượu ngon đặt ngay phía sau dĩa trầu không têm sẵn xếp tròn. Đặc biệt hình như ông biện Nhạc muốn khoe cây nhà lá vườn, trên cái bàn đã chật nêm đồ lễ, giữa hai chân nến còn có thêm một dĩa lớn xếp một chồng trầu không tươi xanh. Lá trầu to bằng cả một bàn tay xòe xanh lặc lìa, cuống màu xanh non xếp tròn theo hình trôn ốc trông đẹp mắt.
Khách khứa đến đông đủ cả. Ông giáo biết mặt được ba người trong đó có ông cai tổng, tên xã trưởng đã mua của ông cái áo đoạn mới, và viên tri áp. Bốn người kia gồm ông duyện lại có thói quen hay nháy con mắt phải, ông cai tổng vùng bên kia sông, ông biện lại vùng An Thái và một người có dáng dấp nhanh nhẹn bặt thiệp của một con buôn. Ông biện Nhạc bận điều khiển bọn người nhà bày biện bàn ghế, nên ông giáo phải lo tiếp khách. Ông không quen ai nhiều, nên câu chuyện chỉ nhát gừng, gượng gạo. Sau rồi các ông khách quay sang nói chuyện với nhau, đỡ gánh lo và bực cho ông giáo. Biện Nhạc soát xét lần cuối mọi thứ, rồi vào chỗ khách đang ngồi trịnh trọng nói với ông giáo:
- Thưa thầy, bắt đầu hành lễ được rồi.
Khách khứa vội đứng cả lên, bao quanh cái bàn thờ. Biện Nhạc lấy thẻ tre thắp hai cây sáp vàng lớn. Ngọn nến ban đầu còn lung linh, nhợt nhạt. Khi lửa bén sâu vào hai đầu bấc, ánh sáng vàng tỏa ra, chiếu lên bộ ngũ sự và hai cái mâm đồng, khiến các đồ lễ trở nên rực rỡ.
Ông giáo đến trước bàn thờ, rút trong bao giấy điều một nắm hương. Ông châm đầu nắm hương vào ngọn nến phía trái. Tay ông hơi run nên có mấy đầu hương chưa kịp cháy. Ông kê sát vào ngọn nến hơn. Khói tỏa ra, mùi hương đắt tiền đậm đà lãng đãng khắp nhà học. Ông thổi nhẹ cho tắt lửa ngọn trêm mấy nén hương nhạy, rồi đứng nghiêm trang một lúc trước bàn thờ, nắm hương đưa cao trước trán. Lòng ông tự nhiên hồi hộp. Ông nhớ đến cảm giác khinh khoái rộn rã những lần ông đứng như thế này trong đời. Lòng tin ở Đấng Vấn An Thế Sư Biểu mạnh mẽ đến nỗi ông nghĩ vào giờ phút khai tâm thiêng liêng ấy, cửa minh đức sẽ mở, đời có thêm vài bậc quân tử và bớt đi vài tên tiểu nhân. Cảm giác ấy không còn trong lòng ông, phút hồi hộp do khích động của kỷ niệm qua đi, chỉ còn lại niềm bồi hồi. Ông giáo đứng yên như thế khá lâu. Có tiếng ho nhỏ sau lưng ông. Ông giật mình, tiến tới cắm nắm hương vào cái bát sứ đầy gạo, rồi lui về chỗ cũ. Ông sửa khăn, đưa tay vuốt lại áo. Đoạn ông lạy đủ bốn lạy. Ông lại đứng thẳng trước bàn thờ, để lẩm nhẩm khấn xin khai tâm cho hai cậu học trò mới. Ông đọc nhỏ lời khấn quen thuộc, nhưng đến giữa chừng, lại cảm thấy một cách chua chát cái bất lực của chữ nghĩa. Những cậu học trò ông khai tâm hôm nay sẽ đi theo con đường ông đã đi, sẽ học những sách ông đã học. Mà ông đã đi đến đâu? Mê sách thánh hiền như bạn Ngô Thế Lân của ông mà cuối cùng làm được gì ngoài việc dâng một bản thái bình sách không ai thèm đọc. Mắt ông lạc thần, ông lạy thêm bốn lạy, lui ra.
Ông biện Nhạc và đám khách khứa có vẻ cảm phục, hân hoan nhường chỗ cho ông giáo đứng bên trái bàn thờ. Nét mặt ông giáo buồn, càng thêm vẻ nghiêm túc thành kính. Biện Nhạc tiến đến trước bàn thờ, chậm rãi lạy bốn lạy. Ông giáo nhận thấy cách lạy ở vùng này đơn giản hơn ở kinh. Sau khi vái, biện Nhạc quỳ hai gối rồi phủ phục xuống trán chạm mặt chiếu, không phải vịn vào đầu gối phải, vái lần nữa rồi mới phục lạy như ông. Do đó cử chỉ bớt vẻ khoan thai, nhịp tiến lui, lối ngửng lên phục xuống thiếu uyển chuyển. Cử động đơn giản và mạnh mẽ hơn.
Sau khi Lữ và Huệ lạy nhập môn, ông giáo bảo cả Chinh và Lãng vào làm lễ. Ông muốn nhân tiện chỉ dạy thêm cho hai con, để làm gì, ông không biết. Nhưng không làm thế thì không coi được. Ông giáo nghĩ vậy.
*
* *
Buổi lễ khai tâm mau chóng trở thành câu chuyện thời sự của An Thái. Và một lần nữa, những kẻ hiếu sự được dịp tô điểm cho không khí trang nghiêm hiếm hoi ở cái xứ xa xôi quạnh quẽ này trở thành thiêng liêng. Có lẽ Khổng Phu Tử có trở lại trần thế cũng không thể ngờ tên tuổi của mình đột nhiên được nhắc nhở trang trọng như thế ở một chỗ xó rừng. Ngài sẽ mỉm cười tạm quên cơn khốn đốn ở đất Trần. Những chuyện bàn ra tán vào, từ con heo quay cho đến kiểu lạy lạ mắt của một ông đồ từ "kinh sư qui ẩn", theo đường ngựa thồ lên núi và đường ghe muối xuống đồng bằng. Nhờ thế, ông đồ bất đắc dĩ thu nhận thêm ba môn sinh trong vòng một tuần lễ: một là cậu con trai ông biện An Thái, một là con ông chánh tổng, Thìn bạn Chinh con viên tri áp khó tính. Như vậy đám học trò ông giáo gồm có Lữ, Huệ, Chinh, Lãng, Thìn con ông tri áp và hai cậu con các chức sắc. Lớn tuổi nhất, xứng đáng làm trưởng tràng là Lữ 17, nhỏ nhất là Lãng lên 12. Theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: Chinh 16, Huệ và Thìn 15. Tiến con ông chánh tổng và Khải con ông biện An Thái 14. Lứa tuổi đám học trò sàng sàng như nhau. Ông giáo yên tâm không lo phải gặp những lớp chệch choạc tuổi tác như đã gặp thời trước. Về trình độ, ngoài hai con, ông không biết sức học của năm cậu học trò mới được đến câu. Ngay hôm đầu ông đem mấy trang trong cuốn "Sơ học vấn tân" ra hỏi, các cậu học trò chỉ trả lời lõm bõm, Sự hiểu biết phần lớn chắp vá, vụn vặt, do cái học đầu Ngô mình Sở tùy hứng, tùy thời. Thử chữ viết, ông mừng, đứa nào viết chữ cũng tạm được. Ông quyết định dạy lại từ đầu rồi tùy trình độ tiến nhanh hay chậm mà giảng mỗi đứa khác nhau. Lâu nay ông vẫn phục Đứa Khổng phu tử ở cái khả năng sư phạm quán chung của Ngài, hiểu tường tận cái giỏi, cái dở của từng đứa học trò, tùy theo đó mà lựa cách giáo dục thích hợp. Nhưng đó là chuyện về sau. Từ đầu, ông định cho tập viết trở lại. Làm quen với cây bút xong, ông bắt đầu giải nghĩa cho học trò học ôn, làm quen mặt chữ. Đến lúc chúng có thể viết ám tả được thì ông bắt chước Khổng phu tử. Ông sẽ tùy tâm tính từng đứa, chí hướng từng đứa mà dạy những điều thực dụng. Ông giáo không quên lời ông biện. Chúng đã lớn tuổi rồi. Sợ không còn nhiều thì giờ quanh co với những phù phiếm của văn chương cử nghiệp. Hơn nữa, sách vở ông đang có cũng không nhiều nhõi gì. Mấy cuốn Sử kí. Tập Đường thi. Quyển Truyền kỳ mạn lục. Ông không quên bộ Tứ thư Ngũ kinh, nhưng ông giáo e dè chưa dám chắc là ông có nên dạy những kinh truyện trong bộ thánh thư ấy không. Dù sao, chuyện ấy còn xa lắm!
*
* *
Hôm nay ngày rằm, đến kỳ học ôn nên buổi học có vẻ nghiêm trọng khác thường. Nét mặt các cậu học trò đăm chiêu, lo âu hiện rõ trên nét lông mày. Với cái áo đoạn màu đen, ông giáo cũng trở nên nghiêm khắc hơn. Đến nỗi Chinh, tính tình bộc tuệch vô tư như vậy mà buổi sáng hôm ấy cũng dậy từ lúc tinh mơ, một mình ra sau vườn chuối lẩm nhẩm đọc lại mấy trang sách cha đã chỉ từ kỳ học trước.
Trong nhà học, ông giáo ngồi xếp bằng ngay ngắn trên cái phản rộng, hai tay thu vào vạt áo đoạn. Bên cạnh ông, đặt một khay trà và một nghiên mực. Lữ kính cẩn đến trước mặt thầy, khom người xuống lấy một nhúm trà cánh nhỏ ướp sen bỏ vào cái bình da lươn, rồi đứng lên quay về phía trái nơi vẫn thường đặt lò than nấu nước sôi. Cậu không thấy ấm nước đâu cả, đưa mắt ngầm hỏi em. Huệ gật đầu tỏ dấu hiểu anh muốn nói gì, bỏ lớp học đi về phía nhà bếp ông giáo. Cậu gặp An đang lui cui nhóm lại lửa trong bếp, cái ống trúc thổi lửa vẫn còn cầm ở tay phải, tro bay vướng cả lên mái tóc rối. Đôi mắt An lo âu gần như xấu hổ bị Huệ bắt gặp trong hình dáng xốc xếch đầu bù tóc rối thế này. Cả Huệ cũng không ngờ phải gặp con gái thầy giáo ở nhà bếp. Hằng ngày, việc nấu nước pha trà và cơm nước, Huệ phải lo. Điều đó tự nhiên, vì Huệ là em. Vả lại cũng không có gì nặng nhọc. Hai anh em có mua ngoài chợ An Thái một cái lò đất nung. Gạo, than, thức ăn, ông biện gửi đều theo các chuyến thuyền chở muối, cá từ biển lên, và các chuyến ngựa thồ từ Tây Sơn Thượng xuống. Số lượng thực phẩm quá nhiều vì ông biện nhân cớ tiếp tế cho hai anh em, gửi thêm gạo, muối, cá mắm thừa đủ cho gia đình ông giáo chi dùng. Ông giáo có ý muốn Lữ, Huệ cùng ăn chung với gia đình ông cho đỡ chuyện bếp núc phiền phức, nhưng ông biện nhất định không chịu. Ông biện có cái lý của mình. Thứ nhất theo ông, học trò không được phép ăn chung mâm với thầy giáo. Hơn nữa gia đình ông chỉ có bốn anh em, ông biện anh cả đã trưởng thành. Mấy người em kế tiếp của ông biện khó nuôi, đã mất từ nhỏ hay ngay từ khi lọt lòng mẹ. Mười mấy năm sau mới nuôi được. Lữ, rồi Huệ và đứa em gái út. Gia đình anh em trai đông, nên con trai vừa lo việc cày bừa vừa lo chuyện bếp núc. Ông biện bảo chúng nó đi học thế này sướng gấp mấy ở nhà, không nấu bếp thì giờ để làm gì? Đi xa hơn, ông biện còn xem đó là một lối giáo dục hợp lý. Ông giáo không có cách nào khác hơn là để mặc cho hai cậu học trò tự nấu ăn lấy, chỉ lâu lâu, thỉnh thoảng sai Chinh hoặc Lãng đem qua cho hoặc một nải chuối mật, hoặc một gói kẹo.
Hôm qua Lữ vô ý vấp chân vào cái lò làm vỡ đi, nên sáng hôm nay, nhớ phận sự mình, Huệ sang bếp nhà thầy nấu nhờ ấm nước sôi từ sáng sớm. Cậu sợ làm phiền gia đình thầy. Cậu cũng sợ gặp con gái thầy ở nhà bếp. Cái gì đã khiến cậu dè dặt như vậy? Huệ đã nhiều lần tự hỏi và chưa tìm ra câu trả lời đích xác. Cậu không phải là người nhút nhát trước phụ nữ. Cậu cũng không vụng về trong cách gợi chuyện, bắt chuyện như Lữ. Dĩ nhiên cậu cảm phục cái tài lợi khẩu của anh cả, nhung trong thâm tâm, cậu thấy anh cả nói nhiều quá, và trong những điều anh cả nói với người khác trước mặt cậu, có nhiều điều không đáng nói hoặc chưa nên nói. Cậu chỉ muốn nói vừa đủ và đúng lúc. Cho nên cậu cũng không ưa Lợi. Tuy đôi lúc hơi ghen tức trước sự thành công dễ dãi của Lợi đối với phụ nữ, Huệ không thấy các câu pha trò của Lợi có chút ý vị gì, thế mà chỗ nào có Lợi là có tiếng cười. Đám đàn bà con gái vốn e dè kín đáo là thế, mà gặp Lợi là bạo dạn bỡn cợt, cười nói tíu tít. Rồi từ đó Huệ xem thường luôn cả đám đàn bà con gái.
Cho đến ngày Huệ gặp An. Điều ghi dấu sâu đậm vào cảm quan của cậu khiến cậu gần như sững sờ, là cái dáng điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, linh động của An. Từ cách đưa ngón tay út lên vén nhẹ một mảng tóc lòa xòa, cho đến cách đưa lưỡi liếm nhẹ lên môi trên, cách rót một tách nước trà, cách gật đầu nhận một lời chỉ bảo, tất cả đều vừa độ cần thiết. Cử chỉ biểu lộ sự thân mật dịu dàng, đồng thời cũng giữ riêng cho An một sự bí mật tôn nghiêm. Huệ chưa từng bao giờ gặp sự hòa điệu như vậy giữa hai đòi hỏi gần như mâu thuẫn là sự cởi mở thân tình và sự gói ghém kiêu hãnh, nơi một người con gái. Cậu cũng ngạc nhiên khi thấy cô gái có dáng điệu trang nhã thân mật ấy còn giữ nguyên nét trẻ thơ trên khuôn mặt. Nước da ửng sáng trên đôi má bầu bĩnh. Cái môi trên mọng. Chỉ trừ đôi mắt buồn trước tuổi. Huệ nghĩ có lẽ nhờ đôi mắt ấy mà khuôn mặt và cử chỉ của An hòa hợp nhau, tiết ra một sức hấp dẫn lạ lùng. Cậu đau khổ công nhận giữa cái đẹp xa lạ ấy và mình có một hố cách biệt trang nghiêm; cậu không thể nói gì thêm, không thể phác một cử chỉ nhỏ, vì bất cứ hành động nào của cậu cũng trở thành vụng về, thừa thãi trước vẻ đẹp toàn bích ấy. Và lần đầu tiên trong đời, cậu thấy lúng túng, thất vọng cho sự vụng dại của mình.
Suốt mấy tháng trọ học ở nhà thầy, Huệ chưa có lần nào nói chuyện tự nhiên với riêng An. Khám phá ra điểm yếu đuối của mình, cậu khổ sở. Lòng tự ái kiêu hãnh của người con trai bị âm thầm động chạm. Cậu ngại gặp An, như ngại soi gương thấy vài vết mụn trên da mặt dậy thì của mình. Thế mà buổi sáng nay, cậu không có lối thoát nào khác. Ấm nước sôi của cậu, An đã vần sang bên cạnh để bắc nồi nấu cháo cho thằng Út. Hơi nước còn bốc lên trên cái vòi ấm. Tình trạng nhì nhằng bất ngờ kéo dài, cho đến khi An cất lời trước. An đưa lưng bàn tay gạt mồ hôi trên trán và đùa mấy sợi tóc ướt qua thái dương, hỏi Huệ:
- Ấm nước đã sôi rồi. Anh cần lấy chưa?
Huệ không ngờ mọi sự tưởng như bế tắc lại có thể giải quyết một cách nhẹ nhàng tự nhiên như vậy. Huệ trả lời nhanh:
- Cho tôi xin cái ấm.
An bỏ cái ống thổi lửa xuống, dùng tay phải nhấc cái ấm ra khỏi bếp. Khi chuyền quai ấm qua tay Huệ, An cười mỉm không nói gì. Huệ lí nhí cảm ơn, trở về nhà học. Cậu lẩm bẩm: hóa ra mọi sự vốn đơn giản như vậy. Không có gì ghê gớm đến nỗi phải e ngại. Cậu cảm thấy lòng nhẹ nhõm. Lữ nhận cái ấm nước từ tay cậu mà không thấy cậu vui. Huệ nghĩ: anh ấy sống hiu quạnh lặng lẽ quá, chắc chưa bao giờ rắc rối như mình. Anh ấy cũng không nhận ra đột nhiên mình hớn hở đâu. Lữ rót nước sôi vào bình trà đậy nắp lại, đứng chấp tay bên cạnh ông giáo chờ cho trà đậm. Trong lúc đó,Lãng lo phận sự mài thỏi son vào cái nghiên. Màu mực đỏ thắm, in đậm trên nền đá có vân màu xám nhạt. Lữ cho là đã đủ thì giờ để nước đậm trà, cúi xuống rót thử vào cái chén sứ nhỏ bằng quả cau. Nước trà còn nhạt. Lữ cẩn thận dùng tí nước sôi đã rót sớm ấy tráng qua ba cái chén khác, rồi lại nghiêm chỉnh chờ. Ông giáo nhìn quanh một lượt, thấy đám học trò đã đủ mặt.Ông bảo:
- Các anh ngồi xuống cả đi.
Học trò ngồi xuống hai cái ghế dài bằng gỗ đóng vội vừa tầm để kê giấy lên mặt phản mà tập viết. Lữ pha trà xong, bưng một chén đến đặt trước mặt ông giáo.Ông gật đầu nói:
- Anh để đấy. Hôm nay ngày vọng, ta học ôn khỏi phải học nghĩa. Các anh đã nhớ và hiểu hết chưa?
Đám học trò ngại, không dám trả lời dứt khoát. Chỉ có Huệ trong cơn hớn hở tự tin, mạnh dạn đáp:
- Dạ đã hiểu hết!
Ông giáo mỉm cười nhìn Huệ. Ông thích thái độ dứt khoát ấy, thái độ mà suốt cuộc đời ông, ông giáo không bao giờ biểu lộ đúng mức. Nhưng ông không gọi Huệ lên ôn bài ngay. Đầu tiên ông gọi Thìn. Nét mặt Thìn thay đổi, mắt lấm lét, bộ dạng lốm thốm khó coi. Cả lớp học cười ồ. Ông giáo làm mặt nghiêm để giữ trật tự, điềm tĩnh nhận cuốn sách từ đôi bàn tay run run của Thìn. Ông lật lại các trang cũ, tìm chỗ ông đã phê mấy chữ"y vọng kỳ". Biết rõ sức học của Thìn, ông đã chọn một đoạn dễ. Ông giáo đọc một câu trong sách, đoạn ngửng lên chờ Thìn đọc tiếp. Thìn nhắc lại câu vừa đọc, ấp úng vài chữ, lại nhắc câu vừa đọc. Cuối cùng, Thìn đứng trân giữa lớp chờ đợi. Bàn tay hết đưa lên mũi quệt quệt lại mân mê cái chéo áo chàm. Ông giáo lật qua trang khác, suy nghĩ, đọc thêm một câu nữa. Thìn lại không nhớ bài. Ông giáo trách:
- Cả tuần làm gì mà không chịu ôn bài?
Thìn im lặng không trả lời được. Ông giáo than:
- Anh học hành thế này thì tôi mang tiếng với ông tri áp. Cha anh dặn tôi phải buộc anh học hành đàng hoàng.
Thìn chợt nhớ một lý lẽ để biện hộ, vội đáp:
- Thưa thầy, cha con hỏi bao giờ thì học cách làm đơn được. Học chữ nghĩa trong sách khó quá. Cha con cũng không hiểu.
Ông giáo vỡ lẽ, hiểu vì sao ông tri áp gửi con đến nhờ ông dạy dỗ. Ông đâm giận, nhưng không để lộ ra nét mặt. Ông lấy bút quệt mạnh vào nghiên son. Không cần di di lăn tròn đầu bút lên mặt nghiên cho nét chữ thanh nhỏ, ông phê một chữ "liệt" to tướng vào sách của Thìn. Vết son loe ra nhem nhuốc như một vết ô nhục.
Ông giáo gọi đến Lữ. Lữ thuộc làu làu, giọng đọc ê a như đọc kệ. Sau khi Lữ đọc hết đoạn thứ ba, ông giáo lật ngược về phía trước, hỏi đoạn kế trên đoạn Lữ vừa đọc. Bị lật ngược thứ tự, Lữ lúng túng. cố gắng mãi, anh vẫn chưa tìm ra mạch văn. Anh lập lại câu ông giáo vừa đọc, mon men đọc thử một vài chữ dò đường. Thấy nét mặt ông giáo không biểu lộ tán đồng hay là bất mãn, anh đọc ngắc ngư một lúc nữa, rồi tịt luôn. Ông giáo phê cho Lữ một chữ "thứ" dài.
Sau khi dò bài Chinh, Tiến, Khả xong, ông giáo gọi Huệ. Huệ đứng dậy, trình lên ông quyển sử ký. Ông giáo cầm cuốn sách tần ngần hồi lâu. Ông tự hỏi: vì sao ta giao cho cậu bé chén đắng này? Nỗi hận chất chứa trong lòng ông thái sử trở thành máu lệ đẫm trang giấy, đến lứa tuổi ta chắc gì đã hiểu hết! Cái họa Lý Lăng, hai năm tủi nhục ở nhà tằm, mấy nghìn trang sách để lại cho đời sau như một thứ thừa tự, tâm tình gói ghém trong lời thư gửi Nhậm Thiếu Khanh, chỉ mới là nguồn gốc phát khởi của ngòi bút. Còn cái học vấn uyên bác, kết quả của kinh lịch, khiếu thẩm thức cái đẹp, lối nhìn về mọi điều thị phi, khả năng phân biệt tốt xấu, tài văn chương tinh tế... bao nhiêu điều phức tạp ấy phải chờ đến tuổi chín chắn mới nên cho đọc. Thế mà ông giáo vội giao cho một cậu bé mười lăm tuổi! Nhưng phải hiểu cho ông. Trừ những phụ huynh như ông tri áp, ông chánh tổng, gửi con đến học vì một lý do rõ rệt là muốn chỉ dạy cách làm một số đơn tử, văn khế, còn ông biện Kiên Thành tuy chủ động tổ chức lớp học, chịu hết phí tổn, nhưng không nói rõ cho ông giáo yêu cầu của mình. Ông xin dạy cho em cách làm đơn khiếu oan ư? Thì chính lá đơn khiếu oan ông biện nhờ ông giáo thảo độ nọ, về sau ông biện có nhắc nhở gì đâu. Ông giáo không nhiệt tâm lắm khi thảo lá đơn nên khi biện Nhạc quên đi, ông giáo lấy làm lạ và mừng. Về sau ông đoán có thể đấy là một cái cớ để biện Nhạc nhờ ông dạy dỗ hai em. Xem cách giao thiệp của ông biện, lối giải quyết gọn ghẽ và hữu hiệu mọi khúc mắc như vụ của Lợi, đủ biết ông biện không quen khúm núm cầm đơn vào hầu các quan lớn. Vì thế, ông giáo nghĩ không bao giờ các em trai ông biện bỏ công phu lặn lội từ Kiên Thành xuống đây để học làm đơn.
Thế thì học cho đủ các thứ văn bát cổ để kiếm chút danh mọn khoe khoang với bà con hàng xóm ư? Con đường lều chõng gian nan lắm, chắc ông biện biết rõ, mà chút danh mọn của một anh ký lục kể chẳng bõ bèn gì. Trong lối nói chuyện, ông giáo nhận thấy biện Nhạc khinh bỉ đám ký lục chuyên dùng chữ nghĩa vòi vĩnh tiền bạc đám dân đen. Chắc chắn ông ta không muốn hai em của mình ngồi chung chiếu với đám người ấy đâu!
Rốt cuộc, ông giáo khai trương mà vẫn chưa hiểu rõ biện Nhạc cần gì. Xem công phu ông biện bỏ ra để tổ chức trọng thể lễ khai tâm, ông giáo lờ mờ hiểu rằng sự khoa trương ấy có thể ảnh hưởng tốt đến thanh thế của ông, hoặc phía công việc đốc ốp tiền thuế, hoặc phía buôn bán làm ăn. Tuy thế, nếu mục đích ông biện chỉ đến đó thôi, thì cần gì phải khó nhọc tìm người cáng đáng công việc của hai em, rồi gửi họ đến một nơi xa xôi học hành một thời gian lâu như vậy. Một lần, hình như ngay sau lễ khai tâm, ông giáo có hỏi qua ông biện về sức học của Lữ và Huệ, ông biện có nói:
- Trăm sự nhờ thầy, làm sao cho người ta khỏi khinh chúng tôi dốt nát mà hiếp đáp là được!
Ông giáo xem câu nói đó là mục đích giáo dục của mình, nên qua mấy tháng dò được sức học trò, ông dạy tùy hứng. Thấy Huệ thích hỏi chuyện sinh hoạt, cách sống của bọn quan lại vua chúa ở kinh đô, đôi lúc ông giáo quên dè dặt kể lại một số kinh nghiệm của đời ông. Cậu học trò bạo dạn và ham hiểu biết hết hỏi chuyện này đến chuyện khác, và chuyện nào cũng muốn biết rốt ráo, tường tận. Do đó mà từ các mẩu chuyện vặt, hai thầy trò nhảy qua địa hạt sử. Nhìn ánh mắt sáng mừng rỡ, cách lắng nghe trân trọng của Huệ, ông giáo khấp khởi trong lòng vì tìm được một người tri âm nhỏ tuổi. Cái giấc mộng được dự vào sử quán chỉ là bước chừng của một người hiếu động mà không gặp thời. Cho đến khi gặp được Ý đức hầu, ông có tìm cách thực hiện một số suy nghĩ của mình về cách trị nước. Ý đức hầu bạn ông có nghe theo lời ông giáo, nhưng mọi kế sách đều bị quan quốc phó Trương Phúc Loan bác bỏ cả. Họ không dám tiến xa hơn nữa. Uy thế của quốc phó lớn quá, tiền tài và thế lực át cả Chúa. Vậy mà cuối cùng bạn ông cũng bị hại, và ông phải trốn vào cái xó An Thái này. Những điều éo le đó, từ bao lâu nay, ông không biết san sẻ cho ai. Các con của ông? Kiên đơn giản quá, ngoan ngoãn theo đường thẳng, không thể đi cùng cha vào những chuyện phức tạp quanh co. Chinh hời hợt quá, bao nhiêu tâm trí dồn cả lên bắp thịt. An và Lãng mẫn cảm quá, ông chỉ thấy chúng thích thơ. Mãi đến nay, ông mới gặp được Huệ. Và vì mừng rỡ, ông giáo quên cả giới hạn của tuổi tác và kinh nghiệm sống của Huệ. Ông bắt Huệ đọc sử ký.
*
* *
Ông giáo không mở sách ngay, ngước lên nhìn thái độ của Huệ. Ông thấy Huệ vẫn đứng điềm tĩnh bên cạnh ông, hai tay xếp thẳng hai bên hông một cách thoải mái, tự nhiên. Huệ có cái tự tin của một học trò được thầy thương yêu và tin cậy. Đôi mắt sáng rỡ nhìn thẳng vào ông giáo chờ đợi. Trên má, mấy nốt mụn thâm tím hiện lờ mờ lên làn da nâu. Một mảng tóc quăn phủ xuống cái trán rộng. Nhìn chung, Huệ rất giống hai anh, nhưng có những phần trên khuôn mặt Huệ đậm lên một chút, đầy lên một chút, khiến từ khuôn mặt ấy, toát ra một sự cân đối linh động không có trên khuôn mặt Lữ, và niềm tin cẩn vững vàng khó tìm trên khuôn mặt biện Nhạc.
Ông giáo lật cuốn sử ký, tìm trang ông đã ghi hai chữ vi chí bằng mực son kỳ trước. Ông mỉm cười. Ông giáo khéo chọn đoạn thích hợp tâm tình của ông lúc này! Và biết đâu cũng thích hợp với cậu học trò của ông! Ông giáo đã bắt Huệ học ôn bài Tựa Truyện du hiệp trong Sử ký. Ông lật ngược lại hai trang trước. Ông kinh ngạc cho cái ngông của mình, ngước nhìn Huệ lần nữa. Vẫn thái độ trầm tĩnh và ánh nhìn tự tin ấy. Ông giáo đọc:
- “Ông Thái sử nói: Ngày xưa Ngu Thuấn quẫn ở kho, giếng...” rồi dừng lại chờ. Huệ không lớn tiếng ê a theo lối bình văn như Lữ, dùng lối nói tự nhiên đọc tiếp cả đoạn thầy vừa gợi:
“Y Doãn nấp bên vạc, thớt. Phó Duyệt náu mình ở Phó Nham. Lã Thượng khốn khổ ở Cức tân. Di Ngô mang gông, Bách Lý chăn trâu, Trọng Ni sợ hãi ở Khuông, xanh xao ở Trần, Sái.... Y đều là những người mà kẻ học giả gọi là hạng nhân nhân có đạo đức đấy! Vậy mà còn gặp những tai nạn ấy.Huống chi lấy hạng trung tài mà ở vào dòng cuối đời loạn, bị hại biết là bao nhiêu! Người nhà quê có câu rằng: ‘‘Biết đâu nhân nghĩa, làm lợi cho ta là kẻ có ơn”. Cho nên Bá Di cho nhà Chu là xấu chịu chết đói ở núi Thú Dương. Vậy mà Văn, Vũ chẳng vì cớ đó mà kém vẻ vang. Chích, Cược ngang ngược mà đồ đệ nhớ nghĩa vô cùng. Do đó mà nói: Ăn trộm lưỡi câu thì chết chém... Ăn trộm nước người thì phong hầu. Cửa nhà hầu, nhân nghĩa thiếu gì đâu...”(1).
Ông giáo đưa tay ra dấu cho Huệ dừng lại. Ông không dám nghe tiếp lời ông Thái Sử. Cái giọng phẫn nộ khinh bạc ấy, đã bao lần trong đời ông giáo thốt lên một mình, cho mình, đến nỗi từng tiếng vang vọng thống thiết và quen thuộc như chính tai ông nghe miệng ông nói ra. Vào những lúc bị đời dằn xóc, chua chát nhận ra sự bất lực của đạo đức, ông lại tìm đọc bài Tựa Truyện du hiệp. Nhưng đây là lần đầu trong đời ông nghe giọng ông Thái Sử đổi khác. Giọng đọc của Huệ chậm, sang sảng. Điệu bi thiết bất lực không còn. Tiếng nói của Huệ mạnh mẽ, đanh thép như một lời kết tội. Nhất là câu cuối cùng:’’Cửa nhà hầu, nhân nghĩa thiếu gì đâu!”. Hóa ra bao nhiêu Tứ thư, Ngũ kinh ông thuộc làu làu thời trẻ, lấy đó làm nền cho chí hướng và hành động, chẳng qua là thứ bài trí hoa hòe nơi dinh thự bọn quyền thế. Tua chỉ điều cột nơi chuôi kiếm vấy máu của kẻ cướp lớn. Hạt trân châu đính trên mũ của kẻ ngồi kiệu. Cái quạt hoa che dấu những cái liếc mắt đĩ thõa... Còn gì nữa... Trời hỡi! Cái gì đẩy ta đến tận bờ vực của phạm thượng thế này! Không giật mình dừng lại kịp, ta sẽ lạc về đâu? Chỉ vì giận tên Trương Tần Cối, uất cho cái chết thảm của bạn và cuộc đời long đong bấy lâu mà ta nghi ngờ đến cả chân lý vĩnh cửu, quật đổ nhân nghĩa hay sao?
Lớp học im phăng phắc. Bọn học trò nín thở theo dõi các biến đổi khác thường trên khuôn mặt thầy, hoang mang chưa hiểu vì sao bỗng nhiên ông giáo vui, rồi bỗng nhiên ông ưu tư. Cả Huệ cũng boăn khoăn, thầm ôn lại những câu vừa đọc xem có thiếu sót gì không. Một lúc sau, ông giáo lại ngước nhìn Huệ. Bên ngoài, một cơn gió thổi mạnh làm rung rinh cả mái tranh. Mảng tóc quăn trên trán Huệ bị hất ngược lên, để lộ một vết tím bầm phía trên con mắt trái. Ông giáo muốn thay đổi câu chuyện, lấy giọng nghiêm nghị hỏi Huệ:
- Hôm qua các anh lại gây chuyện đánh nhau phải không?
Huệ bình tĩnh đáp:
- Thưa thầy không phải. Chúng con luyện roi, vô ý nhằm phải trán.
Ông giáo biết là đêm đêm hai anh em Lữ, Huệ phải ra học võ ở nhà người thầy Tàu. Có một thế giới khác không thuộc ảnh hưởng của ông, cái thế giới quyến rũ của những ngọn roi, đường quyền. Cánh tay nhà nho của ông không với tới nổi. Ông phải rụt tay về. Dừng lại ở chỗ phải dừng. Sáng hôm đó ông giáo không định kỳ học ôn sau, và cho học trò nghỉ sớm hơn thường lệ.
*
* *
Cả năm Tuất (1766), vùng Tuy Viễn được mùa, nhờ thế gia đình ông giáo tạm qua được cơn chật vật. An thôi nghề hàng xáo nặng nhọc, ở nhà trông nhà giữ em. Qua hai mùa bắp và trỉa đậu, mấy đám đất miễu đã thuần lại. Có thể bảo lòng đất chai lì khô kiệt nguồn sống sau một thời gian dài bỏ hoang, bây giờ đã bắt đầu hồi sinh. Mồ hôi đổ xuống đấy thật lắm mới đủ biến mặt đất trắng thành mặn mòi. Trước hết, là mồ hôi của ba cha con ông giáo. Từ lúc mở trường, ông chỉ dạy học vào buổi sáng, buổi chiều dành để làm ruộng. Nhờ Hai Nhiều chỉ vẽ, ông đã biết dùng lá cây đậu làm phân xanh. Đám học trò của ông cũng chia nhau đi thu góp biết bao là phân chuồng để bón vào mấy đám miễu, hăng hái nhất là Lữ, Huệ và Thìn.
Ba cậu học trò tham dự vào công chuyện canh nông của gia đình thầy do những động cơ hoàn toàn khác nhau.
Có thể nói trong ba buổi: sáng, chiều, tối, mỗi ngày Lữ sống hào hứng và trọn vẹn nhất vào buổi chiều. Buổi sang ở nhà học, anh không tìm ra anh. Không phải Lữ xem thường những lời dạy dỗ của ông giáo. Ngược lại là khác. Anh tin ngay những điều có sẵn trong sách vở, dễ dàng chấp nhận rằng lời thầy giáo - bảo đảm bằng học vấn và tuổi tác – luôn luôn phải có lý. Khổ nỗi giữa cái bể học mênh mông và rực rỡ ấy, anh cảm thấy lúng túng ngượng ngập quá. Anh bị lạc vào những điều lạ hoắc, lũ chữ nghĩa kiêu kỳ cứ quây lấy anh, vướng víu vào chân, đầu óc đảo điên giữa không biết cơ man nào là những tia sáng chói lòa rọi thẳng vào đôi mắt lo sợ của anh không chút thương xót. Ở vào địa vị trưởng tràng, anh lại không muốn cho lũ em nhỏ tuổi hơn khinh nhờn. Do đó, dù không thích, anh cứ ráng. Mỗi ngày tự hẹn phải ráng lấy được một cái “ưu cộc” cho phải phép. Thằng Huệ được thầy phê “ưu mác” liên tiếp, lý nào ta là anh nó lại là trưởng tràng mà chỉ được vọn vẹn một chữ “bình dài”! Ý nghĩ ấy thúc ép anh, quấy nhiễu anh. Cuối cùng cả buổi sáng ở nhà học đè nặng lên tâm hồn Lữ. Anh cảm thấy khó thở, nặng nề. May thay còn có những buổi chiều rộng rãi và ngắn ngủi ra đồng giúp thầy làm ruộng! Cả An ít có dịp quan sát phong thái của từng người học trò trong lớp học của cha, chỉ quen thấy nét mặt hiu hiu buồn phiền của Lữ hằng ngày, mà cũng nhận ra được vẻ hớn hở khác thường của Lữ mỗi chiều ra đồng. Anh tung tăng như con cá mắc cạn vừa tìm được dòng nước lành. Anh trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hẳn lên. Anh nói, nói nhiều, không còn nữa cái giọng ngập ngừng và lối nói bỏ lửng ở lưng chừng câu. Gần như anh sợ không nói đủ những điều muốn nói, nên cách phát âm liến láu, tiếng sau đè lấp mất tiếng trước. Một chiều An có việc cần ra gặp cha, Lữ quên hết dè dặt, dẫn An đến cạnh khu đất miễu bảo:
- Tôi chưa dám thưa với thầy, nhưng ý tôi phải làm thế này. Chỗ kia, cái chỗ đất cao có ổ mối đấy mà, mình dành để chất rơm rạ. Đáng lý lẫm lúa cũng nên cất ở đó, vì không bao giờ nước lụt lên cao đến mực ấy. Nhưng làm thế, , một là che mất một góc miễu, không tốt, hai là sẽ hứng gió bấc, mùa mưa lúa sẽ bị ẩm. Nhà ở, mình phải kỹ lưỡng về phương hướng. Chỗ gốc mít, tôi nghĩ tốt hơn hết. Ở đây tuy hơi xa cách với xóm trong, nhưng lại được thuận lợi ở giữa sông và rừng, ra chợ cũng không xa hơn lên rừng lấy củi. Phải tính cả đường lên rừng chứ, vì mình còn phải đốn cho đủ cây làm một vòng rào thật dày. Không, không phải sợ cướp đâu. Cọp thì lâu lâu mới về, nó sợ mình chứ mình không sợ nó, vì nó xuống đồng. Hàng rào đóng chéo theo lối cánh chả như bên vườn chú Thung... Chú Thung là chú Thung chớ còn ai nữa. Cái chú hôm lễ khai tâm anh cả tôi có mời tới dự đó. Xem thế nhưng không phải thế. Chú ấy chỉ mới tập tò đi buôn sau này cho vui bạn vui bè thôi. Khu vườn chú ấy, phải biết! Nhìn cái cổng lá chè cắt xén khéo léo thành mái thành cột, không bỏ đi được. Ước gì được có một cái nhà lá mái và khu vườn như của chú.
Lữ nói một thôi dài, không cho An không kịp xen vào lời nào. Chỉ cần thấy An lấy hơi, nháy nháy đôi mắt định hỏi điều gì. Lữ đã đoán được ý và giải thích ngay. Hình như Lữ sợ không còn cơ hội nào nữa để nói hết ước vọng của đời mình, hoặc sợ nếu bị cắt nửa chừng, bị hụt hẫng, anh sẽ không đủ phấn khích nhen nhóm lại niềm hứng khởi đang có. An bạo dạn cắt lời Lữ vì tò mò:
- Em chưa biết nhà và vườn của chú Thung đẹp thế nào, nhưng em nhà anh bên Kiên thành có kém gì đâu!
Lữ mất đà, phải mất một lúc lâu mới trả lời lắp bắp:
- Nhà nào? Nhà của tôi ấy à? Bên Kiên thành hay trên Tây Sơn thượng?.
- Cả hai. Anh cả của anh có thua gì chú... chú Thung hôm trước.
Lữ ra vẻ chán nản, bỏ thõng hai tay xuống, vai hơi nhún:
- Tại chưa biết nên An mới tưởng thế. Tôi không nói láo đâu, chẳng khác nào cái nhà hoang, à không, chẳng khác nào cái lều chợ An Thái. Cả ngày người ra kẻ vào, tôi vừa dọn dẹp cho được mắt một chút xong, đã có ông khách mới mang cả đôi chân bùn vào nhà. Sau một cuộc rượu, bàn ghế không còn cái nào có đủ bốn chân. Chẳng bao giờ tôi thích được cái nghề ngược xuôi ồn ào của anh cả. Nếu anh cả chịu giao hẳn cái trại trên Tây Sơn thượng cho tôi toàn quyền muốn làm gì thì làm, phải biết!
An vui lây với cái vui hiếm hoi của Lữ, đùa nghịch hỏi:
- Anh được toàn quyền đấy. Sẽ làm gì nào?
Lữ quả quyết đáp:
- Tôi sẽ tống cổ ngay bọn ăn hại lâu nay tụ tập trên trại xuống núi. Đứa nào siêng năng chăm chỉ mới giữ lại làm tá điền.
An cười hỏi tiếp:
- Thế anh có tống cổ anh Kiên không?
Lữ không ngờ trước câu hỏi hóc búa của cô bé, bối rối nhìn An, dò xem mình có nói điều gì phật ý con gái thầy hay không. Thấy nét mặt An tinh nghịch, Lữ yên tâm. Anh nói:
- Không bao giờ. Tôi mới gặp anh Kiên vài ngày đã tâm đầu ý hợp ngay. Ảnh cũng ghét cái thói cẩu thả, bừa bãi. Anh cả tôi đưa anh Kiên lên đấy là phải. Không cẩn thận chúng nó ăn trên đầu trên cổ mình, rồi còn cười mình ngu. Mới được tôi giao sổ sách có hai hôm, ảnh đã ví thằng Lợi một trận không kịp vuốt mặt. Đáng kiếp cho thằng láu!
*
* *
An chưa kịp hỏi kỹ về mối bất hòa giữa Kiên và Lợi, thì ông giáo đã gọi Lữ đến giúp ông bứng gốc một khóm dứa gai, gần con mương tiêu úng. An thấy tính tình của Kiên và Lữ thật giống nhau, nhất là cái tính thờ phượng sự ngăn nắp, thù ghét cảnh thay đổi buông tuồng. An chưa từng bao giờ nghe Kiên nói rõ những mơ ước riêng tư của mình. Có lẽ trước mắt Kiên, An còn bé quá chưa đến lúc nghe những điều quan trọng bậc ấy. Hoặc cả đời chỉ lo đối phó với các nghịch cảnh bất ngờ, trầm lặng nhẫn nại chịu đựng phần mũi của biến cố, Kiên không còn dám mơ ước nữa. Nghĩ như vậy, cô bé xúc động đến rơm rớm nước mắt.
Lúc đó, từ nơi xa, phía có lũy tre xanh in đậm trên nền trời vàng ủng, có tiếng đứa trẻ chăn bò gọi những con nghé nhỏ:" Hoe… hoe. Nghé con bò mỡ lạc bầy… hoe … hoe…". Tiếng kêu của đứa trẻ kéo dài giữa mênh mông, chới với lẻ loi như một cuộc sống không có ngày mai.
(1) Sử ký, Tư Mã Thiên, Tựa Truyện du hiệp.