Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sông Côn Mùa Lũ - Chương 63
Bộ tham mưu vào thành lúc mặt trời đỏ vừa lên khỏi lũy tre phía đông. Sương chưa tan hẳn. Khói còn ngún ở các căn trại cháy dở. Ánh nắng làm cho mặt đất ướt xông hơi, và chen lẫn vào mùi cỏ ngai ngái, mùi đất hăng hăng, mùi khói khét còn có cả mùi tanh lợm của những vũng máu loang lổ, rây rắc đây đó trên mặt cỏ. Quạ đen bắt đầu kéo đến chờ đợi trên những nhánh cây cháy sém quanh thành, tranh nhau chỗ đậu thuận tiện để sẵn sàng bổ nhào xuống những xác chết nằm la liệt đây đó. Chúng còn e dè vì đạo quân Tây Sơn rầm rập tiến vào thành mỗi lúc một đông, gươm giáo, gậy gộc, xe cộ, voi pháo, chen chúc nhau, dẫm cả lên những xác chết và xác nhà cháy.
Phò mã Vũ Văn Nhậm hướng dẫn bộ tham mưu đến chỗ đặt xác viên Phó tướng Hoàng Đình Thể. Quân sĩ cũng đã khiêng về đây xác hai người con trai của Quận Thể, cùng xác của Kiên kim hầu Vũ Tá Kiên, Đốc thị Nguyễn Trọng Đương. Năm xác chết nằm gần sát bên nhau, xác nào cũng nhem nhuốc những máu bầm và bùn lầy, mặt mũi bị tóc phủ hoặc lấm bụi không còn nhận rõ được ai với ai nữa. Long Nhương tướng quân dừng lại trước các xác chết, nhìn khắp một lượt rồi hỏi:
- Phó tướng Thể Quận công nằm ở đâu?
Vũ văn Nhậm dùng kiếm trỏ cái xác nằm ngoài cùng, thưa:
- Dạ, cái kia!
Xác Hoàng Đình Thể nằm nghiêng, chân phải duỗi thẳng đè lên chân trái co quắp, đôi giầy đã bị lột mất còn trơ hai bàn chân trắng xanh và tóp lại. Bộ quần áo nhà tướng đã bẩn thỉu vì khói thuốc súng và máu, bùn. Dải khăn điều thắt ngang hông quá bẩn nên không ai thèm cởi, thắt chặt một thân thể bắt đầu căng lên. Vết thương ở ngực nhuộm nâu chiếc áo trận, ruồi nhặng bu đầy chỗ máu đọng!
Thấy chủ tướng tò mò muốn nhìn mặt Quận Thể, một tên lính tháp tùng vội vàng đến lật ngửa xác Quận Thể. Anh ta dùng chân lèn xuống dưới hông xác chết hất mạnh lên một cách rẻ rúng. Nguyễn Huệ quát:
- Dừng lại. Không được vô lễ!
Tên lính sợ hãi, líu ríu lánh ra xa. Nguyễn Huệ đi quanh đến gần xác Quận Thể. Nguyễn Hữu Chỉnh và Lãng cũng đi theo. Nguyễn Huệ ngồi xuống gần sát xác chết, lật nhẹ xác Quận Thể để nhìn kỹ nét mặt viên Phó tướng. Ông đưa tay vén mớ tóc bạc bù rối bết thành mảng vì bùn và sương đêm. Tay ông chạm một làn da lạnh, khuôn mặt Quận Thể đanh lại như còn giữ nguyên nét giận dữ, đôi mắt trợn ngược như vẫn cố dùng cái nhìn đục nhìn lên ngọn cờ bạc mà tên Trấn thủ phản bội đã cho kéo lên cột cờ thành. Nguyễn Huệ quay lại hỏi Nguyễn Hữu Chỉnh:
- Năm nay Thể Quận công được mấy mươi?
Nguyễn Hữu Chỉnh liếc nhìn thi thể người bạn cũ, cố dằn xúc động nói:
- Ông ấy xấp xỉ tuổi tôi.
Nguyễn Huệ lại hỏi:
- Xác hai người con trai ông ấy đâu?
Phò mã Vũ Văn Nhậm không muốn đi sát bên cạnh Nguyễn Hữu Chỉnh, đứng từ xa trỏ hai cái xác nằm gần mình nhất đáp:
- Dạ, hai người này!
Hai cái xác bầy nhầy thảm hại, gần như chỉ còn là hai đống thịt tanh bọc bằng một mớ vải rách. Muốn giải thích rõ hơn nguyên do tình trạng thảm hại của hai xác chết, Vũ Văn Nhậm nói:
- Chúng nó hung dữ, ngoan cố lắm. Cả trăm người bị chết vì hai anh em hắn. Vì thế, lúc ngựa quị...
Nguyễn Huệ hiểu ý Phò mã, cắt lời Vũ Văn Nhậm:
- Nhớ chôn ba cha con gần bên nhau. Gia đình Thể Quận công còn ai không?
Vũ Văn Nhậm đáp:
- Chỉ còn đám đàn bà, con nít. Hiện bị giam trong nhà ngục.
Nguyễn Huệ liếc nhìn khuôn mặt Quận Thể lần nữa, rồi đứng dậy, bảo Nguyễn Hữu Chỉnh:
- Ông vào thăm họ một chút. Khuyên họ đừng sợ. Khi đường sá yên, ta sẽ cho họ về Bắc.
Nguyễn Hữu Chỉnh gật đầu, đáp nhỏ:
- Vâng!
Nguyễn Huệ trỏ hai cái xác còn lại, hỏi:
- Còn ai đây?
Vũ văn Nhậm đáp:
- Đây là Kiên kim hầu Vũ Tá Kiên, còn đây là Đốc thị Vũ Trọng Đương.
Vũ Tá Kiên bị đâm ở bụng, ruột non ruột già lòi một đống ra ngoài áo, bùn và ruồi bám đầy. Còn Vũ Trọng Đương thì bị chém một vết thật sâu ở đỉnh đầu, khuôn mặt không còn nhận ra được nữa. Viên Đốc thị bị lột mất áo ngoài, còn Vũ Tá Kiên thì đôi giầy chỉ còn lại một chiếc.
Vừa lúc đó, một toán lính Tây Sơn áp giải một đoàn đàn bà con nít vợ con lính Trịnh đi về phía trại giam. Những kẻ thất thế mệt nhọc, sợ hãi, cúi đầu lầm lũi bước. Lũ con nít cũng không dám khóc. Vài người trong bọn bị thương, phải có người dìu đi. Nguyễn Huệ đưa mắt nhìn theo cho đến lúc họ khuất sau một khúc ngoặt có cây rậm. Ông im lặng, khiến đám tùy tùng không ai dám nói gì. Nhìn xác chết nằm rải rác đây đó, nhìn đám quạ đen chờ trên những cành cây cháy sém, Nguyễn Huệ mím môi, suy nghĩ một lúc, rồi bảo:
- Có nhiều việc phải làm cho xong càng chóng càng tốt. Phò mã Nhậm, anh ra lệnh cho quân sĩ thu dọn chiến trường nhé. Nhớ chôn cất cẩn thận các xác chết, không lại bị bệnh dịch. Còn Phó tướng Chỉnh thì chỉ huy việc kiểm kê kho tàng, tù binh, sắp xếp ăn ở cho binh sĩ và đám vợ con lính Trịnh. Trưa nay ông lại đằng tôi để bàn về lệnh chiêu an và thảo tờ "lộ bố". Nói gọn thì Phò mã lo cho người chết, còn ông lo chuyện người sống. Rõ rồi chứ?
Nguyễn Hữu Chỉnh mau mắn đáp:
- Vâng ạ!
Còn Phò mã Nhậm chỉ khẽ gật đầu, khuôn mặt giữ nguyên vẻ dàu dàu bất cần.
Bộ tham mưu về dinh của Tạo quận công. Đàn quạ hình như bớt sợ, bắt đầu kêu lên những tiếng dài và chát.
*
* *
Trong khi quân lính vội vã dọn dẹp các đổ nát trong dinh Trấn thủ làm đại bản doanh, thì ngoài khắp phố phường, làng mạc Thuận Hóa, không khí rộn rã tưng bừng như ngày hội. Cờ đào phất phới khắp nơi, nổi hẳn trên nền lá cây xanh của những khu vườn um tùm và các lũy tre. Màu đào trở thành dấu hiệu của niềm hy vọng, hoặc thấp hơn một chút, là nhãn hiệu thức thời. Đi đâu, làm gì người ta cũng mang theo một lá cờ đào. Đó là tấm thẻ bài qua lọt được mọi trạm canh. Mà trạm canh thì quá nhiều. Trạm canh ở đầu làng, trạm canh ở cuối làng. Trạm canh ở giữa làng. Trạm canh ở bên này và bên kia bến đò. Trạm canh ở giữa những chiếc cầu tre. Tờ hịch chiêu an của Tây Sơn có hô hào dân chúng yên tâm làm ăn, nhưng phải coi chừng bọn tàn quân nhà Trịnh lén lút phá hoại hoặc trả thù. Từ đó bất cứ kẻ nào không mang thứ gì màu đào trên người đều trở thành khả nghi.
Tin quân Trịnh đã kéo nhau chạy trốn về Bắc suốt một dọc dinh trại đồn lũy từ sông Gianh trở vào đã tăng thêm uy lực cho màu đào. Những kẻ lưng chừng, những kẻ dè dặt lo xa, bấy giờ mới yên tâm nhìn nhận lá cờ đào. Vải may cờ khan hiếm trên thị trường, người ta phải dùng đến chu sa hoặc lấy vôi giã với trầu để vẽ cờ lên nón lá, lên vách nhà. Màu đào chói chang phản chiếu ánh mặt trời tháng Năm, cảnh vật rực rỡ, không khí hừng hực. Mọi người từ trẻ tới già nhấp nhổm không ngồi yên chỗ. Lũ trẻ và trai tráng đổ ra ngoài đường cái. Ông già bà cả và các bà nội trợ lóng ngóng ở đầu ngõ. Chính trong khung cảnh sôi động đặc biệt đó mà các toán nhỏ dân chúng cầm cờ đi tuần hành biểu dương sự hoan hỉ đối với chế độ mới đã tự động thành hình.
Đại bản doanh chưa kịp sắp đặt xong, tàn tích cuộc chiến đẫm máu tàn khốc còn nhan nhản khắp mọi chốn, thì Lãng đã phải tiếp tay với đội hầu cận tiếp đón các đoàn đại biểu của dân Thuận Hóa. Lãng gặp trở lại Lợi khi tiếp một toán bô lão người Tàu ở phố Hà Thanh đến chúc mừng chiến thắng. Hai người mừng rỡ ôm chầm lấy nhau. Lợi hỏi:
- Có ông Long Nhương trong dinh không?
Rồi không chờ Lãng hỏi, Lợi trỏ mấy bô lão ăn mặc theo lối khách trú dưới thềm dinh giải thích:
- Mấy cụ đây là bậc trưởng thượng của nhóm Khách trú Quảng Đông. Họ giúp đỡ cho ta từ trước. Ngay khi thấy cờ đào được kéo lên cột thành, họ tự động góp tiền quay heo để thết anh em binh sĩ. Họ có lòng, cậu phải tìm cách nói khéo để ông Long Nhương tiếp họ.
Lãng bối rối nói:
- Nhưng trong đó chưa dọn dẹp xong gì cả. Bàn ghế, đồ đạc bị phá hư không có bộ nào còn nguyên. Đánh thành vào ban đêm, nên bọn lính cả hai phía được dịp phá bằng thích.
Lợi nôn nóng hỏi:
- Nhưng ông Long Nhương còn ở đây chứ?
- Còn.
- Thế thì cậu dẫn anh vào đi.
Rồi Lợi quay về phía toán bô lão nói bằng tiếng Quảng Đông:
- Các cụ chờ cháu nhé. Long Nhương tướng quân đang chờ các cụ, khổ nỗi dinh bị hư hại chưa kịp bày biện tử tế để đón các cụ. Các cụ rán chờ một chút thôi!
Lãng không hiểu tiếng Quảng đông, hỏi anh rể:
- Anh nói gì thế?
Lợi cười đáp:
- Anh bảo ông Long Nhương bận lắm. Nhưng anh sẽ cố nói để các cụ được tiếp kiến trước nhất.
Nguyễn Huệ đang làm việc với Nguyễn Hữu Chỉnh trong tiền sảnh trống trơn không có màn trướng gì cả, thấy Lãng và Lợi đi vào, vội đứng dậy chào hỏi Lợi:
- Anh mới đến hả? Việc giao cho anh thật hợp. Thầy đâu rồi?
Lợi hiểu Nguyễn Huệ uốn hỏi vị thầy cũ dạy võ ở An Thái, nên vui vẻ đáp:
- Cụ ấy mừng quá hóa đau. Đáng lý cụ vào, nhưng sau tôi can, nên có người bà con với cụ ấy đi thay. Họ đang chờ Tướng công ngoài kia!
Nguyễn Huệ ngạc nhiên hỏi:
- Họ? Những ai vậy?
- Những Khách trú phố Hà Thanh đã giúp ta trong vụ xếp đặt xem tướng cho tên "quan Đại" (Tạo quận công Phạm Ngô Cầu). Họ tốn biết bao nhiêu tiền mọi chuyện mới êm xuôi như vậy. Tướng công nên tiếp họ một lát, cho họ vui lòng.
Nguyễn Huệ hơi do dự nhìn Nguyễn Hữu Chỉnh thầm hỏi ý kiến. Nguyễn Hữu Chỉnh nhìn vào tờ giấy cầm nơi tay, đáp:
- Vâng. Tướng công cứ ra tiếp họ đi. Tôi sẽ tiếp tục vẽ cho xong cách bố trí ở địa giới La-Hà, và sửa lại tờ lộ bố.
Nguyễn Huệ yên tâm, đưa tờ giấy đang nắm trong tay cho Chỉnh rồi đi về phía tiền sảnh. Lãng lo âu nhắc:
- Ngoài đó chưa có bàn ghế gì cả.
Nguyễn Huệ hỏi Lợi:
- Các cụ đang ở đâu?
- Họ đang chờ dưới thềm dinh.
Nguyễn Huệ phác tay nói:
- Thì mình đến đó đứng nói chuyện cũng được.
Rồi mỉm cười ranh mãnh, Nguyễn Huệ bảo Lợi:
- Anh xuống thuyền xong, cô An bù lu bù loa bắt đền tôi với Lãng. Khoảng ngày mốt có ngựa trạm về Qui Nhơn. Anh viết vài dòng nhắn cho cô ấy yên tâm.
Lợi đang hớn hở, đột nhiên đổi nét mặt, đáp cộc lốc:
- Vâng.
Nguyễn Huệ không chú ý sự thay đổi nét mặt của Lợi, bước nhanh ra phía thềm dinh trấn thủ.
Lợi đứng ra làm thông ngôn dịch lại những lời đối đáp giữa các bô lão Hoa kiều Quảng Đông và Nguyễn Huệ.
Nguyễn Huệ bước hẳn xuống thềm dinh, cung kính chắp tay vái chào tất cả mọi người trong đoàn, rồi bảo Lợi:
- Anh thưa giùm với họ là nhà vua rất cảm kích trước sự giúp đỡ của dân phố Hà Thanh. Không có các cụ giúp đỡ chắc chắn việc đánh đuổi quân Trịnh khỏi Thuận Hóa còn khó khăn hơn nhiều.
Lợi dịch lại lời Nguyễn Huệ. Các bô lão hớn hở, nói với nhau một lúc, cuối cùng vị trưởng đoàn nhờ Lợi dịch lại:
- Dân phố Hà Thanh chúng tôi cũng mang ơn Hoàng thượng và Tướng quân. Tên Trấn thủ bụng phệ tham lam vô độ Phạm Ngô Cầu không cho chúng tôi được sống. Buôn bán được bao nhiêu lời đều chui vào túi quan Đại cả. Quan Đại to lớn, cái túi của quan Đại càng to lớn hơn, lại không có đáy. Tướng quân đã giải thoát cho dân phố Hà Thanh chúng tôi.
Nguyễn Huệ cười nhỏ, rồi hỏi thẳng:
- Các cụ có cần tôi giúp điều gì chăng? Có gì cứ nói, đừng ngại.
Các bô lão Hoa kiều lại bô lô bàn tán một chặp. Lợi chờ cho họ nhất trí mới dịch:
- Họ than dân Thuận Hóa lâu nay đã thiếu ăn, lại còn bị vơ vét hết thóc lúa để nuôi ba vạn lính trong thành Phú Xuân Họ xin được phép vào Quảng Nam và Gia Định mua gạo chở ra đây bán rẻ cho dân.
Nguyễn Huệ bật cười, bảo Lợi:
- Các cụ đã già mà chưa lẩm cẩm tí nào. Mới dứt tiếng súng thiên hạ chưa kịp hoàn hồn, các cụ đã thấy ngay con đường làm ăn lớn. Bảo các cụ là "thương" dân Thuận Hóa như vậy quí lắm. Luật lệ thể thức chở gạo miền trong ra đây thế nào, sẽ có bố cáo rộng rãi. Các cụ cứ yên tâm. Thương người như các cụ, trời không để mất phần đâu.
Lợi cũng cười, dịch một thôi dài sang tiếng Quảng Đông. Lợi chưa dịch xong thì đã có một đoàn khác đến xin ủy lạo quân sĩ. Đi đầu là một nông dân mặc áo đen quần cộc, đôi tay đen cháy gân guốc cầm vững cán cờ đào. Lãng đến cạnh Long Nhương tướng quân nói:
- Nếu cứ cho tiếp kiến thế này thì không bao giờ dứt. Tướng quân nên hẹn dịp khác, và tiếp kiến tại công đường.
Nguyễn Huệ có thiện cảm với vẻ mộc mạc chất phác của người cầm cờ đi đầu, và nét lam lũ của những người dân cày trong đoàn, nên vờ không nghe lời Lãng, tiến về phía họ hỏi:
- Các bác ở đâu đến đây?
Người cầm cờ mạnh dạn nói:
- Chúng tôi ở xã Vu Lai huyện Quảng Điền.
Nguyễn Huệ hỏi tiếp:
- Các bác cần chúng tôi giúp gì chăng?
Mọi người trong đoàn ngơ ngác nhìn nhau, chẳng biết trả lời sao cả. Người cầm cờ lúng túng một lúc, rồi đáp:
- Chúng tôi cũng không biết mình cần gì. Các ông ra đây đuổi quân tham ô đi, chúng tôi mừng quá, ùa ra đường, rủ nhau lên đây xem quân Tây Sơn. Thấy cửa thành mở, ra vào không có lính gác, chúng tôi bảo nhau vào xem cho biết. Nghe có vị tướng giỏi chưa từng bao giờ bại trận, chúng tôi muốn gặp mặt cho biết. Có phải ngài là ông Long Nhương không?
Nguyễn Huệ cảm động, cười ha hả bảo:
- Thế mới thật là lòng chân thành. Tìm gặp cho biết vậy thôi. Không cần thứ gì khác. Vâng tôi là ông Long Nhương em vua Tây Sơn đây.
Có tiếng xì xào ở phía sau xa:
- Ông ấy trẻ quá. Chẳng khác chúng ta gì cả.
- Ông ấy nói tiếng chi rứa? Không hẳn là tiếng Quảng!
Người cầm cờ quay phía sau lừ mắt cho các bạn im lặng, rồi dõng dạc nói:
- Chúng tôi thấy có người mang heo quay cơm nếp đến thết quân sĩ. Chúng tôi nghèo, lại đột nhiên ùn ùn kéo lên đây nên không kịp chuẩn bị gì cả. Xin Ngài chớ chấp, xem chúng tôi là kẻ vô ơn.
Nguyễn Huệ vội xua tay nói:
- Không đâu. Chính các bác mới là những người thân thiết, ruột rà của anh em chúng tôi. Chúng tôi cũng xuất thân dân núi, dân cày như các bác. Chúng ta mới mở lời đã hiểu nhau, cần gì rườm lời với lại quà cáp. Hiện giờ chúng tôi quá bận, chắc chưa đến tận nhà quí bác để thăm hỏi được. Sau này có dịp, thế nào tôi cũng tìm tới. Lúc nãy bác bảo các bác ở xã nào, huyện nào?
Thanh niên đứng sau người cầm cờ vụt miệng đáp:
- Dạ xã Vu Lai, huyện Quảng Điền.
Lúc đó Nguyễn Hữu Chỉnh đã ra đến gần chỗ Nguyễn Huệ, nghe thanh niên kia nói quê quán, vụt nhớ một điều quan trọng nên chen vào hỏi:
- Xã Vu Lai Quảng Điền ư? Có phải quê của dật sĩ Ngô Thế Lân không?
Những người nông dân quay hỏi lẫn nhau, cuối cùng có một cụ già đội nón mê đứng phía sau nói:
- Thưa phải. Đúng là quê của ông đồ Ngô.
Nguyễn Huệ nhớ lại lời thầy giáo Hiến, vui mừng hỏi:
- Thế hiện nay ông đồ còn ở đấy không?
Cụ già đáp:
- Ông ấy dời lên ở phố Hà Thanh từ hơn mười năm rồi.
Cả Nguyễn Huệ lẫn Nguyễn Hữu Chỉnh đều thất vọng. Thấy cuộc hội kiến kéo dài đã hơi lâu, Nguyễn Huệ nói:
- Các bác đến đây, tôi vui lắm. Cảm ơn các bác lắm. Các bác đã ăn cơm chưa?
Mọi người nghe hỏi bất ngờ, vùng cười ồ. Người cầm cờ nói:
- Chúng tôi ăn thật no mới đủ sức chạy bộ lên đây chứ. Chúng tôi quấy quả Ngài lâu rồi. Xin phép Ngài, cho chúng tôi về.
Rồi không chút khách sáo, cả toán quay lưng ra về. Nguyễn Huệ vội quay trở vào để tránh một đoàn khác đang giương cờ tiến đến.
*
* *
Liên tiếp mấy hôm sau ngày hạ thành Phú Xuân (20 tháng Năm Âm Lịch), phố xá không lúc nào ngớt người. Thiên hạ chen chúc nhau đi xem cảnh tượng mới: những đoạn thành bị sập, những cây cháy sém, gươm giáo gẫy, những vết máu khô bắt đầu bị đất đỏ lấp phải chú ý lắm mới nhận ra, quần áo quân Trịnh vất tứ tung hòng cải trang thoát thân, và hấp dẫn nhất là những xác chết chưa kịp đem chôn. Từng tụm trẻ con và đàn ông hiếu kỳ bao quanh các xác chết sình căng phủ đầy vôi trắng, trong khi mùi thối tanh gắt tỏa ra dưới ánh nắng chói chang. Đường phố lúc nào cũng tỏa bụi mù mịt. Gần như mọi người đều lên cơn say. Không thể ngồi yên ở nhà, họ chạy ra đường, đi lên đi xuống, nhìn ngắm không biết bao nhiêu lần tàn tích đổ nát chết chóc. Mạch máu đập mạnh hơn, trí não căng thẳng, chân tay bứt rứt. Gần như sau mười năm bị đè nén dưới ách cai trị khắc nghiệt, không dám nói những điều muốn nói, không dám nhìn thẳng vào cuộc sống, ấp úng dáo dác để bảo toàn tấm thân, giờ đây thiên hạ vùng vẫy cho thỏa thích để tận hưởng khoái lạc của tự do và tự tin. Bầu trời tháng Năm cao xanh, đất dưới chân bước vững chãi, hết thảy mọi người gặp trên đường đi đều là bè bạn.
Tự do! Tự do! Món quà bất ngờ thật to lớn, quí giá quá, đến nỗi dân Thuận Hóa đã sờ mó được nó vẫn còn ngờ vực, tưởng mình còn say hoặc vẫn chưa ra khỏi giấc chiêm bao. Cho nên cảnh tượng mới không đậu lại trong trí nhớ, mà cứ lan man phơn phớt. Mọi người đi lại, nhìn ngắm bấy nhiêu cảnh, gặp bấy nhiêu người, nhưng không thấy thỏa mãn. Mỗi lần nhìn lại là một lần đổi mới. Cuộc tìm kiếm vội vã cái gì chưa biết rõ, sự tận hưởng cảm giác khinh khoái mơ hồ, được hít thở không khí khét nắng và đượm mùi tử khí, cảm giác lưng lửng ở dạ dày, say dại ở trí não, tất cả bao nhiêu thứ lộn xộn ấy, lạ lùng thay, hòa hợp tạo thành hạnh phúc trước vận hội mới.
Người ta tụ tập thường xuyên ở trước cổng nam để chờ xem các tờ cáo, tờ hịch của chính quyền mới. Những ông đồ ốm o gần như bơi trong chiếc áo the cũ sờn cổ và rách ở cùi chỏ đột nhiên thoát khỏi cảnh rẻ rúng, trở thành nhân vật mẫn tiệp được đám đông nể vì, chiều chuộng. Họ đứng trước các tờ cáo bạch đọc lớn từng câu, dịch ra tiếng ta cho mọi người hiểu, rồi lại tấm tắc khen văn hay, ý sâu. Những bố cáo về các việc thông thường như cấm tàng trữ vũ khí, ấn định nơi và lúc phát gạo cho những người nghèo khổ, cấm lấy cắp của công, khai báo lương thực tồn trữ trong cửa hàng, khai báo các nơi có xác chết vô thừa nhận, ngày và nơi các hương chức giao nộp sổ thuế và sổ đinh v.v... đều được viết bằng chữ Nôm. Đây là một biến cố lạ lùng chưa từng thấy, làm cho các ông đồ thuộc làu kinh sử phải ngỡ ngàng.
Nhưng yếu tố kích động đám đông mạnh nhất là các tin đồn. Ngoài các tin đồn thổi về sức mạnh "thần kỳ" của quân Tây Sơn (như tin đồn ông Long Nhương có đôi mắt khác người: con ngươi lớn nhỏ tùy theo ý như mắt mèo, nhờ vậy ban đêm vẫn có thể nhìn rõ mọi vật như ban ngày, hoặc nhìn qua được cả chướng ngại vật như tường thành, cây cối...), loại tin đồn hấp dẫn dân Thuận Hóa nhất là tin khám phá được các tội ác "tày trời" của Quận Tạo. Nào Quận Tạo cho giết tù, rồi sai lính chôn xác dưới gốc cam để cam mau sây trái và quả ngọt, nào Quận Tạo có đến vài trăm nàng hầu, khi Quận Tạo cầm cờ bạc xe quan tài ra hàng các nàng hầu nằm lăn ra đường chắn xe khiến Quận Tạo phải cho cán lên vài người họ mới sợ, nào quân Tây Sơn vừa khám phá được một hầm ngầm ăn thông từ tư dinh Quận Tạo ra đến bờ sông Hương, dưới hầm có đầy đủ tiện nghi y như trên tư dinh quan Trấn thủ, nào nếu không có thám tử biết trước, thì chiếc thuyền giả trang thuyền chài ở đầu kia của hầm ngầm đã chở Quận Tạo thoát ra cửa Thuận An để tếch về Bắc... Xem xác chết chán, thiên hạ đổ ra đường ùn ùn đi xem các gốc cam bón phân xác tù, đầu thoát của hầm ngầm, hoặc chiếc thuyền giả trang của tên Trấn thủ. Dĩ nhiên không ai tìm được thứ gì xác thực. Nhưng đã lỡ bị lừa, họ im lặng để tìm thêm những kẻ nhẹ dạ, cho vui!
Phản ứng của dân Thuận Hóa trước vận hội mới thật khác với phản ứng của dân Gia Định.
Gần như Thuận Hóa đã từng ngóng chờ Qui Nhơn từ bao năm nay, và sau mấy ngày tháng năm Bính Ngọ, Thuận Hóa bàng hoàng chợt thấy ước mơ ôm ấp bao lâu đã thành sự thực. Con sông Hương thôi nhẫn nhục trầm lặng. Thành quách thức giấc. Nước dâng đầy nâng cao tầm súng. Và Thuận Hóa hân hoan gửi trọn cả một xã hội có tổ chức tề chỉnh, qui củ cho đạo quân giải phóng.
Nguyễn Huệ nhớ lại những lời Nguyễn Hữu Chỉnh khuyên ở Qui Nhơn, nhớ thái độ khác thường của anh, rồi nhìn quang cảnh rộn rã hoan hỉ của Thuận Hóa, ông thấy lòng lâng lâng. Như một con chim đã tìm được cành hiền để làm tổ! Ông sai bầy biện lại tiền sảnh dinh trấn thủ, xếp đặt đội quân hầu, rồi kiên nhẫn tiếp kiến tất cả các đoàn dân chúng các nơi đến chúc mừng. Và ông cũng sai Lãng tìm gặp cho được Ngô Thế Lân và Trần Văn Kỷ!
*
* *
Lãng nhờ Lợi dẫn đến phố Hà Thanh. Cụ chủ căn nhà Lãng có đến một lần không biết Ngô Thế Lân là ai, nên dẫn anh sang tìm hỏi một người bạn hay sính làm thơ, hy vọng nhờ chữ nghĩa có quen với Ngô Thế Lân chăng. Anh được cho biết trước đây, Ngô Thế Lân có ở phố Hà Thanh thực, nhưng sau khi quan Hiệp trấn Lê Quí Đôn cho người đến mời và ông gửi thư cảm tạ bảo lấy sự xu thời cầu cạnh làm hổ thẹn, Ngô dật sĩ đã vội dời nhà xuống Dương Nỗ.
Lãng về báo lại với Long Nhương tướng quân, đồng thời xin thêm vài người lính hộ vệ mặc thường phục không mang gươm giáo để tìm đến làng Dương Nỗ. May mắn cho Lãng là anh tìm được ngôi nhà tranh nhỏ và thấp núp dưới bóng trúc của Ngô Thế Lân.
Chỉ có một người cháu gái khoảng mười hai, mười ba tuổi ở nhà. Thấy có nhiều người lạ trước cổng, cô cháu gái sợ không dám mở cửa. Lãng tự giới thiệu là con một người bạn cũ của dật sĩ, lâu ngày xa cách nay có dịp tìm đến thăm. Nhìn vẻ mặt chân thành hiền hòa của Lãng, cô gái băn khoăn chưa quyết. Lúc đó, Ngô Thế Lân cũng vừa về.
Đấy là một cụ già ngoài sáu mươi, thân thể mảnh khảnh, mặc bộ quần áo rộng mầu nâu, đi chân không. Mái tóc bạc búi gọn ở sau ót, nhưng vài sợi ngắn vẫn lòa xòa trên trán và hai thái dương. Chòm râu cằm cũng bạc phơ. Hàng lông mày bạc che chở cho đôi mắt đen vẫn còn tinh anh lắm. Cái mũi thanh tú hòa hợp với đôi môi mỏng khiến khuôn mặt có vẻ tao nhã nhẹ nhõm. Đặc biệt đôi vành tai vểnh lên khác thường.
Thấy ông đã về, cô cháu gái vui mừng nói:
- Có mấy chú đây đến tìm ông. Con thấy lạ, chưa dám mở cổng.
Ngô Thế Lân còn ngần ngừ chưa biết nên hỏi ai trong đám, thì Lãng đã nói trước:
- Thưa cụ, cháu là con trai ông giáo Hiến, mười mấy năm trước đây từng ở Thuận Hóa và làm việc với quan Nội hữu Ý đức hầu.
Lãng hơi xúc động nên giọng nói khó nghe, tiếng nọ chập vào tiếng kia. Hơn nữa, giọng Qui Nhơn của Lãng khá lạ tai đối với Ngô dật sĩ. Ngô Thế Lân đưa bàn tay giơ lên ngăn Lãng, chậm rãi bảo:
- Các ông đã đến đây, xin mời vào nhà đã. Mở cổng đi cháu. Mời các ông vào. Nghe giọng nói, lão đoán các ông từ trong Quảng ra. Có đúng thế không?
Lãng lễ phép đáp:
- Dạ thưa đúng vậy. Chúng tôi nghe danh của cụ đã lâu, nay mới được hân hạnh gặp mặt.
Ngô Thế Lân sai cháu vào nhà đem ghế ra đặt dưới khóm trúc thân vàng lá xanh um, mời bọn Lãng ngồi, rồi hỏi:
- Từ Quảng Nam ra, đi đường đèo chắc vất vả lắm nhỉ. Có bị lính trạm Hải Vân hạch hỏi khó khăn không?
Thấy Ngô Thế Lân nói xa nói gần để tìm biết thân thế mấy khách lạ, Lãng nói ngay:
- Chúng cháu theo quân từ Qui Nhơn ra đây. Nhờ may mắn hạ được thành Phú Xuân chóng vánh, mới được cơ hội tìm xuống Dương Nỗ thăm cụ.
Ngô Thế Lân cười, làm ra vẻ thích thú:
- À, ra thế! Các ông là quân sĩ của vua Tây Sơn. Hèn chi giọng nói khang khác. Không giống như giọng Quảng Nam. Lúc nãy ông vừa nhắc đến ông giáo nào từng làm việc với Ý đức hầu?
Lãng vui mừng được dịp làm thân hơn nữa với chủ nhà, nên cung kính đáp:
- Thưa, thân phụ cháu là ông giáo Hiến, môn khách của quan Nội hữu Ý đức hầu. Sinh thời cha cháu vẫn thường nhắc nhở đến cụ luôn.
Ngô Thế Lân nhíu mày hỏi:
- Ông giáo Hiến à? Có phải ông giáo từng làm Quân sư cho chúa Tây Sơn không?
Nghe giọng nói của Ngô Thế Lân hơi gay gắt, Lãng vội đáp:
- Thưa vâng. Trước khi lánh nạn Trương Phúc Loan về nương náu ở An Thái, cha cháu vẫn thường đi lại với cụ. Cha cháu còn dạy cho chúng cháu đọc những bài thơ trong Phong Trúc tập của cụ nữa.
Ngô Thế Lân đăm đăm nhìn Lãng, rồi nhìn đến mấy người theo hộ vệ Lãng, lờ mờ đoán ra vai trò quan trọng hiện Lãng đang giữ. Cụ hiểu ngay đang nói chuyện với đại diện của quyền uy, của một thế lực đang tung hoành ngang dọc từ Nam chí Bắc. Một cơn gió nhẹ lay động khóm trúc xanh. Thân trúc vàng khẽ nghiêng về phía đông, cành lá lao xao. Ngô Thế Lân lấy giọng hòa nhã bảo Lãng:
- Tưởng ai xa lạ, hóa ra quen thân cũ với nhau cả! Ông giáo Hiến, à, lão nhớ rồi. Thế cháu là con trai đầu của bác giáo?
- Thưa không ạ. Cháu là con trai út. Sau cháu còn một em bé nữa, nhưng nó mất sớm.
- Cha cháu vẫn mạnh giỏi chứ?
- Dạ cháu đã thưa là cha cháu... cha cháu đã qua đời rồi!
Giọng Ngô Thế Lân có vẻ thảng thốt:
- Thế à! Ra bác giáo bỏ lão mà đi sớm. Bác giáo mất lâu chưa?
- Dạ đã được tám năm rồi.
Giọng Ngô Thế Lân đượm vẻ chán nản:
- Tám năm! Như vậy là lão đã sống thừa ra tám năm, ăn gian của trời đất những tám năm, tranh ăn của thiên hạ suốt tám năm. Bao giờ lão mới được thảnh thơi như bác giáo! Các anh các chị đã thành gia thất rồi cả chứ?
Lãng sơ lược gia cảnh từng người. Ngô Thế Lân hỏi:
- Cháu gái trước kia vẫn thường theo bác giáo lên phố Hà Thanh mua bút giấy nay đã chồng con đề huề rồi à! Hồi xưa cháu còn bé tí. Cô ấy được mấy con rồi?
- Thưa chị An cháu được hai con.
- Chồng làm chức gì? Bác giáo là quân sư, tất cả các anh các chị đều là quan to cả!
Lãng vội đáp:
- Thưa không phải thế ạ. Anh rể cháu chỉ là một viên quan nhỏ lo quân lương thôi.
Ngô Thế Lân hỏi liền:
- Thế cháu làm đến chức gì?
- Cháu chỉ là Thư ký của Long Nhương tướng quân thôi!
- Thư ký của ông Long Nhương? Thế cháu đến đây, ông Long Nhương có biết không?
Lãng thừa cơ hội tốt, nói ngay chủ đích của cuộc thăm viếng:
- Dạ chính ông Long Nhương sai cháu đến đây. Từ lâu lắm, từ hồi cha cháu còn dạy anh em ông Long Nhương ở An Thái, cha cháu đã nhắc nhở hoài đến thi văn của cụ, nhất là tập thơ Phong Trúc. Cho nên vừa ra đến đây, ông Long Nhương đã hỏi thăm tin tức cụ.
Ngô Thế Lân buồn rầu nói:
- Khổ cho lão rồi. Chữ nghĩa làm ra trong lúc nhàn hứng không ngờ còn di lụy lâu đến vậy. Các ông nghĩ quá cao cho lão. Lão áy náy, hổ thẹn lắm.
Lãng hăng hái nói:
- Cụ quá khiêm nhường đấy thôi. Cái chí của cụ đã diễn hết trong bài Tự Vịnh. Cả ông Long Nhương lẫn cháu đều thuộc lòng mấy câu khí khái của cụ trong bài thơ đó.
Đam thư phế tẩm thực
Nhiệm hiệp vong quyền uy
Mục kích thương sinh khổ
Hung trung vô sở thi
Tự phụ kỳ thao uẩn
Thiện giá ưng hữu kỳ
(Mê sách bỏ ăn ngủ
Hào hiệp quên quyền uy
Mắt thấy dân đen khổ
Mà lòng biết làm chi?
Tự phụ ngọc dành cất
Giá lành bán có khi)
Thưa cụ! Chẳng lẽ ngọc lành cứ cất mãi trong tối! Long Nhương tướng quân hy vọng không bị cụ chê là kẻ không sành giá ngọc. Cháu được gửi đến đây để trình trước với cụ lòng ngưỡng mộ chân thành ấy.
Ngô Thế Lân xua tay nói:
- Cháu để ý làm gì đến những lời ngông, viết ra lúc lão chưa đầy bốn mươi. Thời trẻ, ai cũng tưởng mình có thể lấp biển, vá trời, xoay trời đất lại, biến tối thành sáng, đem thánh đức rạng rỡ cảm hóa thiên hạ. Lầm, lầm hết! Toàn là những cuồng vọng làm hại đời chẳng khác gì lời vô đạo. Lão đã đến cái tuổi tri thiên mệnh rồi, tiếng gió tiếng trúc nghe qua tai khác hẳn thời trẻ dại. Cháu đừng nhắc những lời thơ đó cho lão đỡ xấu hổ.
Lãng thất vọng, biết không thể nài thêm lời nào được nữa. Phải cần có thời gian. Cho nên anh chuyển sang chuyện khác. Lãng nói:
- Đó là lòng thành của Long Nhương tướng quân. Cháu biết là khó, nhưng được ủy nhiệm việc khó, cháu không thể chối từ. Phần cháu, cháu chỉ mong được thăm cụ cho thỏa lòng mong ước thôi. Cha cháu dưới suối vàng chắc cũng mát dạ vì cháu tìm viếng được cụ hôm nay.
Ngô Thế Lân cười nhỏ, rồi nói:
- Chưa chắc đâu cháu. Ngày xưa cha cháu vẫn thường trách lão là kẻ bịt tai trốn đời. Cha cháu muốn xăn tay áo xoay lại thế cuộc. Cha cháu xông xáo lắm. Vào tận Tây Sơn để tìm cho ra một ông Biện lại có chân mạng đế vương mà phò tá, thật vất vả và công phu không ai bằng. Cha cháu hơn hẳn lão già chết nhát này, cháu không biết sao? Hay là cháu giả vờ không biết?
Nghe giọng nói mỉa mai của Ngô Thế Lân, Lãng quyết không nói tiếp chuyện quốc sự nữa. Lãng lễ phép nói:
- Cháu còn nhỏ tuổi, tất nhiên còn vụng dại, cụ bỏ qua cho. Cháu tìm đến đây ngoài việc công, còn có một việc riêng tư. Trước khi ra đi, chị cháu có dặn nên tìm thăm lại ngôi nhà trước đây cha mẹ cháu từng ở trước khi lánh nạn. Cháu lúc đó còn bé quá, không thể biết rõ ngôi nhà đó ở đâu. Cụ đi lại với cha cháu, chắc có thể giúp đỡ cháu được.
Ngô Thế Lân nghe Lãng chuyển sang một việc ít gai góc hơn, nên khuôn mặt bớt vẻ nghiêm trọng, vui vẻ nói:
- Được. Lão còn nhớ. Ngôi nhà cất gần bờ sông chứ gì? Nhưng lâu quá rồi, thế nào cũng có nhiều thay đổi. Cháu muốn lấy lại ngôi nhà cũ hay sao?
- Dạ không. Chúng cháu chỉ muốn thăm qua cho biết thôi. Chắc gì chúng cháu còn được ở Thuận Hóa lâu!
Ngô Thế Lân cười, bông đùa:
- Lần này thì cháu nói khiêm chứ không phải lão! Chỉ một đêm thôi, cờ đào đã bay trên đỉnh kỳ đài. Lão nghe được tiếng phong trúc, chẳng lẽ không nghe được tiếng pháo Tây Sơn bắn vào thành đêm hai mươi. Cháu sẽ còn ở lại Thuận Hóa lâu lắm, lâu lắm!
*
* *
Trên đường về, Lãng gặp một đám tang đơn giản, lặng lẽ. Hai cụ già trạc sáu mươi tuổi dùng cái đòn tre mới chặt (vỏ còn xanh) khiêng một xác chết phủ đầy vôi trắng. Xác chết của một lính Trịnh, Lãng đoán chắc như vậy vì lớp vôi khử trùng phủ trắng cả tóc tai mặt mũi và quần áo. Anh cũng đoán thêm: người lính này không phải dân Bắc Hà; nhất định anh ta là dân Thuận Hóa bị trưng binh, do đó, thân nhân đã tìm được xác chết nằm vất vưởng đâu đây nhờ nhận ra được quần áo hoặc dấu tích một tàn tật. Cách khiêng xác thật khác thường: người ta dùng dây dừa cột hai tay và cột hai chân người chết lại với nhau, đoạn xỏ đòn tre vào khiêng đi như khiêng một con heo bị chọc tiết. Cái đầu thõng xuống lúc lắc theo nhịp bước, mớ tóc bết vôi rủ xuống tua tủa như bẹ chổi cùn.
Hai ông già khiêng xác bước chậm trong bóng chiều vàng vọt. Phía sau họ, xa thật xa, hai người đàn bà một già, một trẻ dìu nhau đi theo đám táng. Gặp Lãng và mấy người lính theo hộ vệ, hai người đàn bà cúi gầm mặt xuống, lầm lũi bước. Qua khỏi họ rồi, Lãng lại nghe thoang thoáng tiếng rên rỉ, và tiếng khóc nghẹn.
Cảnh đưa ma đơn giản khiến Lãng tê dại cả người. Gai ốc nổi dọc theo xương sống. Lãng muốn quay lại nhìn theo cái xác chết bị trói, nhìn theo hai người đàn bà lẽo đẽo theo sau thân nhân xấu số, nhưng anh xấu hổ quá không dám quay nhìn.
Mấy người lính trẻ vô tâm cười nói tự nhiên, đoán non đoán già về liên hệ thân thuộc giữa hai ông già và cái xác chết, giữa xác chết và hai người đàn bà. Một anh lính cương quyết bảo hai người khiêng xác không họ hàng gì với người chết. Có họ hàng mà lại nỡ cột trói tàn nhẫn thế kia à? Một người lính bảo có thể họ vẫn là thân nhân của nhau, và dù hết sức đau lòng, người sống không dám làm điều gì khác thường để tránh các tai bay vạ gửi của thời loạn. Người thứ ba bẻ lại, bảo chính cái cách cột xác như cột thú vật mới khác thường. Người lính am tường lẽ đời bảo rằng cách trói như vậy cốt biểu lộ sự căm thù cần thiết nhằm tự bảo vệ cho mình và gia đình mình, nói chung là nhằm cho kẻ còn sống được sống yên. Đối với hai người đàn bà, tất cả mọi người đều đồng ý đó là mẹ và vợ của người lính Trịnh xấu số. Còn liên hệ giữa hai người đàn bà với hai người khiêng xác? Ba người lính Tây Sơn lại huyên thiên bàn cãi nhau. Họ muốn Lãng phân xử, nhưng liếc nhìn vẻ mặt trầm ngâm, đăm chiêu của Lãng, họ không dám mở lời.
Lãng về đến thành thì trời cũng vừa sập tối!
Quan Tiết chế Nguyễn Lữ cũng đã về tới Phú Xuân.
Ở tiền sảnh dinh trấn thủ, Tiết chế Nguyễn Lữ, Long Nhương Tướng quân Nguyễn Huệ, Phò mã Vũ văn Nhậm và Đô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh đang bàn tán với nhau điều gì nghiêm trọng và sôi nổi lắm. Lãng rụt rè ở cửa dinh mãi, không dám tự tiện vào phòng để báo cáo kết quả công việc được giao. Đèn sáp ong thắp sáng, tỏa mầu vàng ấm lên những tường gỗ quí bóng loáng, rồi cái mầu ấm áp thân mật ấy phản chiếu trở lại, khiến khung cảnh tiền sảnh rực rỡ sang trọng mà vẫn giữ được vẻ đầm ấm ôn nhu.
Nguyễn Lữ đang đọc tờ giấy Nguyễn Hữu Chỉnh vừa trao, vô tình nhìn ra cửa trông thấy Lãng, liền bảo Nguyễn Huệ:
- Có chú Lãng ngoài kia.
Nguyễn Huệ vui mừng nói:
- Thế à? Vào đi. Việc đến đâu?
Lãng chắp tay vái chào khắp mọi người, rồi mới đáp:
- Ngô dật sĩ có ý chối từ.
Nguyễn Hữu Chỉnh nói:
- Tôi đã đoán trước thế nào ông ta cũng từ chối. Nhưng không sao. Ông ấy quá già rồi. Mời được thì chẳng qua giống như gắn thêm cái lông công lên áo bào gấm cho nó đẹp, chứ ý tứ các cụ già cũng gàn bướng lắm. Ngày mai tôi sẽ xin đích thân đến mời Cử nhân Trần Văn Kỷ.
Nguyễn Huệ gật đầu, đôi mắt hơi buồn. Ông nói:
- Kể cũng đáng tiếc. Nhưng vội quá không được đâu!
Nguyễn Lữ đưa tờ giấy về phía em, nói:
- Cả nội dung tờ "lộ bố" này nữa. Vội quá không được đâu. Ta cứ ở đây chờ Hoàng thượng, rồi muốn tính gì hãy tính. Chú vừa nói đúng. Vội quá không được đâu!
Nguyễn Hữu Chỉnh nhìn Lãng e ngại. Nguyễn Huệ hiểu ý Chỉnh nói:
- Không sao. Nhưng việc này ta sẽ bàn kỹ vào sáng mai. Còn việc tìm mời ông Cử nhân Trần Văn Kỷ, ông Cống hãy dời chiều mai vậy.
Phò mã Vũ Văn Nhậm hướng dẫn bộ tham mưu đến chỗ đặt xác viên Phó tướng Hoàng Đình Thể. Quân sĩ cũng đã khiêng về đây xác hai người con trai của Quận Thể, cùng xác của Kiên kim hầu Vũ Tá Kiên, Đốc thị Nguyễn Trọng Đương. Năm xác chết nằm gần sát bên nhau, xác nào cũng nhem nhuốc những máu bầm và bùn lầy, mặt mũi bị tóc phủ hoặc lấm bụi không còn nhận rõ được ai với ai nữa. Long Nhương tướng quân dừng lại trước các xác chết, nhìn khắp một lượt rồi hỏi:
- Phó tướng Thể Quận công nằm ở đâu?
Vũ văn Nhậm dùng kiếm trỏ cái xác nằm ngoài cùng, thưa:
- Dạ, cái kia!
Xác Hoàng Đình Thể nằm nghiêng, chân phải duỗi thẳng đè lên chân trái co quắp, đôi giầy đã bị lột mất còn trơ hai bàn chân trắng xanh và tóp lại. Bộ quần áo nhà tướng đã bẩn thỉu vì khói thuốc súng và máu, bùn. Dải khăn điều thắt ngang hông quá bẩn nên không ai thèm cởi, thắt chặt một thân thể bắt đầu căng lên. Vết thương ở ngực nhuộm nâu chiếc áo trận, ruồi nhặng bu đầy chỗ máu đọng!
Thấy chủ tướng tò mò muốn nhìn mặt Quận Thể, một tên lính tháp tùng vội vàng đến lật ngửa xác Quận Thể. Anh ta dùng chân lèn xuống dưới hông xác chết hất mạnh lên một cách rẻ rúng. Nguyễn Huệ quát:
- Dừng lại. Không được vô lễ!
Tên lính sợ hãi, líu ríu lánh ra xa. Nguyễn Huệ đi quanh đến gần xác Quận Thể. Nguyễn Hữu Chỉnh và Lãng cũng đi theo. Nguyễn Huệ ngồi xuống gần sát xác chết, lật nhẹ xác Quận Thể để nhìn kỹ nét mặt viên Phó tướng. Ông đưa tay vén mớ tóc bạc bù rối bết thành mảng vì bùn và sương đêm. Tay ông chạm một làn da lạnh, khuôn mặt Quận Thể đanh lại như còn giữ nguyên nét giận dữ, đôi mắt trợn ngược như vẫn cố dùng cái nhìn đục nhìn lên ngọn cờ bạc mà tên Trấn thủ phản bội đã cho kéo lên cột cờ thành. Nguyễn Huệ quay lại hỏi Nguyễn Hữu Chỉnh:
- Năm nay Thể Quận công được mấy mươi?
Nguyễn Hữu Chỉnh liếc nhìn thi thể người bạn cũ, cố dằn xúc động nói:
- Ông ấy xấp xỉ tuổi tôi.
Nguyễn Huệ lại hỏi:
- Xác hai người con trai ông ấy đâu?
Phò mã Vũ Văn Nhậm không muốn đi sát bên cạnh Nguyễn Hữu Chỉnh, đứng từ xa trỏ hai cái xác nằm gần mình nhất đáp:
- Dạ, hai người này!
Hai cái xác bầy nhầy thảm hại, gần như chỉ còn là hai đống thịt tanh bọc bằng một mớ vải rách. Muốn giải thích rõ hơn nguyên do tình trạng thảm hại của hai xác chết, Vũ Văn Nhậm nói:
- Chúng nó hung dữ, ngoan cố lắm. Cả trăm người bị chết vì hai anh em hắn. Vì thế, lúc ngựa quị...
Nguyễn Huệ hiểu ý Phò mã, cắt lời Vũ Văn Nhậm:
- Nhớ chôn ba cha con gần bên nhau. Gia đình Thể Quận công còn ai không?
Vũ Văn Nhậm đáp:
- Chỉ còn đám đàn bà, con nít. Hiện bị giam trong nhà ngục.
Nguyễn Huệ liếc nhìn khuôn mặt Quận Thể lần nữa, rồi đứng dậy, bảo Nguyễn Hữu Chỉnh:
- Ông vào thăm họ một chút. Khuyên họ đừng sợ. Khi đường sá yên, ta sẽ cho họ về Bắc.
Nguyễn Hữu Chỉnh gật đầu, đáp nhỏ:
- Vâng!
Nguyễn Huệ trỏ hai cái xác còn lại, hỏi:
- Còn ai đây?
Vũ văn Nhậm đáp:
- Đây là Kiên kim hầu Vũ Tá Kiên, còn đây là Đốc thị Vũ Trọng Đương.
Vũ Tá Kiên bị đâm ở bụng, ruột non ruột già lòi một đống ra ngoài áo, bùn và ruồi bám đầy. Còn Vũ Trọng Đương thì bị chém một vết thật sâu ở đỉnh đầu, khuôn mặt không còn nhận ra được nữa. Viên Đốc thị bị lột mất áo ngoài, còn Vũ Tá Kiên thì đôi giầy chỉ còn lại một chiếc.
Vừa lúc đó, một toán lính Tây Sơn áp giải một đoàn đàn bà con nít vợ con lính Trịnh đi về phía trại giam. Những kẻ thất thế mệt nhọc, sợ hãi, cúi đầu lầm lũi bước. Lũ con nít cũng không dám khóc. Vài người trong bọn bị thương, phải có người dìu đi. Nguyễn Huệ đưa mắt nhìn theo cho đến lúc họ khuất sau một khúc ngoặt có cây rậm. Ông im lặng, khiến đám tùy tùng không ai dám nói gì. Nhìn xác chết nằm rải rác đây đó, nhìn đám quạ đen chờ trên những cành cây cháy sém, Nguyễn Huệ mím môi, suy nghĩ một lúc, rồi bảo:
- Có nhiều việc phải làm cho xong càng chóng càng tốt. Phò mã Nhậm, anh ra lệnh cho quân sĩ thu dọn chiến trường nhé. Nhớ chôn cất cẩn thận các xác chết, không lại bị bệnh dịch. Còn Phó tướng Chỉnh thì chỉ huy việc kiểm kê kho tàng, tù binh, sắp xếp ăn ở cho binh sĩ và đám vợ con lính Trịnh. Trưa nay ông lại đằng tôi để bàn về lệnh chiêu an và thảo tờ "lộ bố". Nói gọn thì Phò mã lo cho người chết, còn ông lo chuyện người sống. Rõ rồi chứ?
Nguyễn Hữu Chỉnh mau mắn đáp:
- Vâng ạ!
Còn Phò mã Nhậm chỉ khẽ gật đầu, khuôn mặt giữ nguyên vẻ dàu dàu bất cần.
Bộ tham mưu về dinh của Tạo quận công. Đàn quạ hình như bớt sợ, bắt đầu kêu lên những tiếng dài và chát.
*
* *
Trong khi quân lính vội vã dọn dẹp các đổ nát trong dinh Trấn thủ làm đại bản doanh, thì ngoài khắp phố phường, làng mạc Thuận Hóa, không khí rộn rã tưng bừng như ngày hội. Cờ đào phất phới khắp nơi, nổi hẳn trên nền lá cây xanh của những khu vườn um tùm và các lũy tre. Màu đào trở thành dấu hiệu của niềm hy vọng, hoặc thấp hơn một chút, là nhãn hiệu thức thời. Đi đâu, làm gì người ta cũng mang theo một lá cờ đào. Đó là tấm thẻ bài qua lọt được mọi trạm canh. Mà trạm canh thì quá nhiều. Trạm canh ở đầu làng, trạm canh ở cuối làng. Trạm canh ở giữa làng. Trạm canh ở bên này và bên kia bến đò. Trạm canh ở giữa những chiếc cầu tre. Tờ hịch chiêu an của Tây Sơn có hô hào dân chúng yên tâm làm ăn, nhưng phải coi chừng bọn tàn quân nhà Trịnh lén lút phá hoại hoặc trả thù. Từ đó bất cứ kẻ nào không mang thứ gì màu đào trên người đều trở thành khả nghi.
Tin quân Trịnh đã kéo nhau chạy trốn về Bắc suốt một dọc dinh trại đồn lũy từ sông Gianh trở vào đã tăng thêm uy lực cho màu đào. Những kẻ lưng chừng, những kẻ dè dặt lo xa, bấy giờ mới yên tâm nhìn nhận lá cờ đào. Vải may cờ khan hiếm trên thị trường, người ta phải dùng đến chu sa hoặc lấy vôi giã với trầu để vẽ cờ lên nón lá, lên vách nhà. Màu đào chói chang phản chiếu ánh mặt trời tháng Năm, cảnh vật rực rỡ, không khí hừng hực. Mọi người từ trẻ tới già nhấp nhổm không ngồi yên chỗ. Lũ trẻ và trai tráng đổ ra ngoài đường cái. Ông già bà cả và các bà nội trợ lóng ngóng ở đầu ngõ. Chính trong khung cảnh sôi động đặc biệt đó mà các toán nhỏ dân chúng cầm cờ đi tuần hành biểu dương sự hoan hỉ đối với chế độ mới đã tự động thành hình.
Đại bản doanh chưa kịp sắp đặt xong, tàn tích cuộc chiến đẫm máu tàn khốc còn nhan nhản khắp mọi chốn, thì Lãng đã phải tiếp tay với đội hầu cận tiếp đón các đoàn đại biểu của dân Thuận Hóa. Lãng gặp trở lại Lợi khi tiếp một toán bô lão người Tàu ở phố Hà Thanh đến chúc mừng chiến thắng. Hai người mừng rỡ ôm chầm lấy nhau. Lợi hỏi:
- Có ông Long Nhương trong dinh không?
Rồi không chờ Lãng hỏi, Lợi trỏ mấy bô lão ăn mặc theo lối khách trú dưới thềm dinh giải thích:
- Mấy cụ đây là bậc trưởng thượng của nhóm Khách trú Quảng Đông. Họ giúp đỡ cho ta từ trước. Ngay khi thấy cờ đào được kéo lên cột thành, họ tự động góp tiền quay heo để thết anh em binh sĩ. Họ có lòng, cậu phải tìm cách nói khéo để ông Long Nhương tiếp họ.
Lãng bối rối nói:
- Nhưng trong đó chưa dọn dẹp xong gì cả. Bàn ghế, đồ đạc bị phá hư không có bộ nào còn nguyên. Đánh thành vào ban đêm, nên bọn lính cả hai phía được dịp phá bằng thích.
Lợi nôn nóng hỏi:
- Nhưng ông Long Nhương còn ở đây chứ?
- Còn.
- Thế thì cậu dẫn anh vào đi.
Rồi Lợi quay về phía toán bô lão nói bằng tiếng Quảng Đông:
- Các cụ chờ cháu nhé. Long Nhương tướng quân đang chờ các cụ, khổ nỗi dinh bị hư hại chưa kịp bày biện tử tế để đón các cụ. Các cụ rán chờ một chút thôi!
Lãng không hiểu tiếng Quảng đông, hỏi anh rể:
- Anh nói gì thế?
Lợi cười đáp:
- Anh bảo ông Long Nhương bận lắm. Nhưng anh sẽ cố nói để các cụ được tiếp kiến trước nhất.
Nguyễn Huệ đang làm việc với Nguyễn Hữu Chỉnh trong tiền sảnh trống trơn không có màn trướng gì cả, thấy Lãng và Lợi đi vào, vội đứng dậy chào hỏi Lợi:
- Anh mới đến hả? Việc giao cho anh thật hợp. Thầy đâu rồi?
Lợi hiểu Nguyễn Huệ uốn hỏi vị thầy cũ dạy võ ở An Thái, nên vui vẻ đáp:
- Cụ ấy mừng quá hóa đau. Đáng lý cụ vào, nhưng sau tôi can, nên có người bà con với cụ ấy đi thay. Họ đang chờ Tướng công ngoài kia!
Nguyễn Huệ ngạc nhiên hỏi:
- Họ? Những ai vậy?
- Những Khách trú phố Hà Thanh đã giúp ta trong vụ xếp đặt xem tướng cho tên "quan Đại" (Tạo quận công Phạm Ngô Cầu). Họ tốn biết bao nhiêu tiền mọi chuyện mới êm xuôi như vậy. Tướng công nên tiếp họ một lát, cho họ vui lòng.
Nguyễn Huệ hơi do dự nhìn Nguyễn Hữu Chỉnh thầm hỏi ý kiến. Nguyễn Hữu Chỉnh nhìn vào tờ giấy cầm nơi tay, đáp:
- Vâng. Tướng công cứ ra tiếp họ đi. Tôi sẽ tiếp tục vẽ cho xong cách bố trí ở địa giới La-Hà, và sửa lại tờ lộ bố.
Nguyễn Huệ yên tâm, đưa tờ giấy đang nắm trong tay cho Chỉnh rồi đi về phía tiền sảnh. Lãng lo âu nhắc:
- Ngoài đó chưa có bàn ghế gì cả.
Nguyễn Huệ hỏi Lợi:
- Các cụ đang ở đâu?
- Họ đang chờ dưới thềm dinh.
Nguyễn Huệ phác tay nói:
- Thì mình đến đó đứng nói chuyện cũng được.
Rồi mỉm cười ranh mãnh, Nguyễn Huệ bảo Lợi:
- Anh xuống thuyền xong, cô An bù lu bù loa bắt đền tôi với Lãng. Khoảng ngày mốt có ngựa trạm về Qui Nhơn. Anh viết vài dòng nhắn cho cô ấy yên tâm.
Lợi đang hớn hở, đột nhiên đổi nét mặt, đáp cộc lốc:
- Vâng.
Nguyễn Huệ không chú ý sự thay đổi nét mặt của Lợi, bước nhanh ra phía thềm dinh trấn thủ.
Lợi đứng ra làm thông ngôn dịch lại những lời đối đáp giữa các bô lão Hoa kiều Quảng Đông và Nguyễn Huệ.
Nguyễn Huệ bước hẳn xuống thềm dinh, cung kính chắp tay vái chào tất cả mọi người trong đoàn, rồi bảo Lợi:
- Anh thưa giùm với họ là nhà vua rất cảm kích trước sự giúp đỡ của dân phố Hà Thanh. Không có các cụ giúp đỡ chắc chắn việc đánh đuổi quân Trịnh khỏi Thuận Hóa còn khó khăn hơn nhiều.
Lợi dịch lại lời Nguyễn Huệ. Các bô lão hớn hở, nói với nhau một lúc, cuối cùng vị trưởng đoàn nhờ Lợi dịch lại:
- Dân phố Hà Thanh chúng tôi cũng mang ơn Hoàng thượng và Tướng quân. Tên Trấn thủ bụng phệ tham lam vô độ Phạm Ngô Cầu không cho chúng tôi được sống. Buôn bán được bao nhiêu lời đều chui vào túi quan Đại cả. Quan Đại to lớn, cái túi của quan Đại càng to lớn hơn, lại không có đáy. Tướng quân đã giải thoát cho dân phố Hà Thanh chúng tôi.
Nguyễn Huệ cười nhỏ, rồi hỏi thẳng:
- Các cụ có cần tôi giúp điều gì chăng? Có gì cứ nói, đừng ngại.
Các bô lão Hoa kiều lại bô lô bàn tán một chặp. Lợi chờ cho họ nhất trí mới dịch:
- Họ than dân Thuận Hóa lâu nay đã thiếu ăn, lại còn bị vơ vét hết thóc lúa để nuôi ba vạn lính trong thành Phú Xuân Họ xin được phép vào Quảng Nam và Gia Định mua gạo chở ra đây bán rẻ cho dân.
Nguyễn Huệ bật cười, bảo Lợi:
- Các cụ đã già mà chưa lẩm cẩm tí nào. Mới dứt tiếng súng thiên hạ chưa kịp hoàn hồn, các cụ đã thấy ngay con đường làm ăn lớn. Bảo các cụ là "thương" dân Thuận Hóa như vậy quí lắm. Luật lệ thể thức chở gạo miền trong ra đây thế nào, sẽ có bố cáo rộng rãi. Các cụ cứ yên tâm. Thương người như các cụ, trời không để mất phần đâu.
Lợi cũng cười, dịch một thôi dài sang tiếng Quảng Đông. Lợi chưa dịch xong thì đã có một đoàn khác đến xin ủy lạo quân sĩ. Đi đầu là một nông dân mặc áo đen quần cộc, đôi tay đen cháy gân guốc cầm vững cán cờ đào. Lãng đến cạnh Long Nhương tướng quân nói:
- Nếu cứ cho tiếp kiến thế này thì không bao giờ dứt. Tướng quân nên hẹn dịp khác, và tiếp kiến tại công đường.
Nguyễn Huệ có thiện cảm với vẻ mộc mạc chất phác của người cầm cờ đi đầu, và nét lam lũ của những người dân cày trong đoàn, nên vờ không nghe lời Lãng, tiến về phía họ hỏi:
- Các bác ở đâu đến đây?
Người cầm cờ mạnh dạn nói:
- Chúng tôi ở xã Vu Lai huyện Quảng Điền.
Nguyễn Huệ hỏi tiếp:
- Các bác cần chúng tôi giúp gì chăng?
Mọi người trong đoàn ngơ ngác nhìn nhau, chẳng biết trả lời sao cả. Người cầm cờ lúng túng một lúc, rồi đáp:
- Chúng tôi cũng không biết mình cần gì. Các ông ra đây đuổi quân tham ô đi, chúng tôi mừng quá, ùa ra đường, rủ nhau lên đây xem quân Tây Sơn. Thấy cửa thành mở, ra vào không có lính gác, chúng tôi bảo nhau vào xem cho biết. Nghe có vị tướng giỏi chưa từng bao giờ bại trận, chúng tôi muốn gặp mặt cho biết. Có phải ngài là ông Long Nhương không?
Nguyễn Huệ cảm động, cười ha hả bảo:
- Thế mới thật là lòng chân thành. Tìm gặp cho biết vậy thôi. Không cần thứ gì khác. Vâng tôi là ông Long Nhương em vua Tây Sơn đây.
Có tiếng xì xào ở phía sau xa:
- Ông ấy trẻ quá. Chẳng khác chúng ta gì cả.
- Ông ấy nói tiếng chi rứa? Không hẳn là tiếng Quảng!
Người cầm cờ quay phía sau lừ mắt cho các bạn im lặng, rồi dõng dạc nói:
- Chúng tôi thấy có người mang heo quay cơm nếp đến thết quân sĩ. Chúng tôi nghèo, lại đột nhiên ùn ùn kéo lên đây nên không kịp chuẩn bị gì cả. Xin Ngài chớ chấp, xem chúng tôi là kẻ vô ơn.
Nguyễn Huệ vội xua tay nói:
- Không đâu. Chính các bác mới là những người thân thiết, ruột rà của anh em chúng tôi. Chúng tôi cũng xuất thân dân núi, dân cày như các bác. Chúng ta mới mở lời đã hiểu nhau, cần gì rườm lời với lại quà cáp. Hiện giờ chúng tôi quá bận, chắc chưa đến tận nhà quí bác để thăm hỏi được. Sau này có dịp, thế nào tôi cũng tìm tới. Lúc nãy bác bảo các bác ở xã nào, huyện nào?
Thanh niên đứng sau người cầm cờ vụt miệng đáp:
- Dạ xã Vu Lai, huyện Quảng Điền.
Lúc đó Nguyễn Hữu Chỉnh đã ra đến gần chỗ Nguyễn Huệ, nghe thanh niên kia nói quê quán, vụt nhớ một điều quan trọng nên chen vào hỏi:
- Xã Vu Lai Quảng Điền ư? Có phải quê của dật sĩ Ngô Thế Lân không?
Những người nông dân quay hỏi lẫn nhau, cuối cùng có một cụ già đội nón mê đứng phía sau nói:
- Thưa phải. Đúng là quê của ông đồ Ngô.
Nguyễn Huệ nhớ lại lời thầy giáo Hiến, vui mừng hỏi:
- Thế hiện nay ông đồ còn ở đấy không?
Cụ già đáp:
- Ông ấy dời lên ở phố Hà Thanh từ hơn mười năm rồi.
Cả Nguyễn Huệ lẫn Nguyễn Hữu Chỉnh đều thất vọng. Thấy cuộc hội kiến kéo dài đã hơi lâu, Nguyễn Huệ nói:
- Các bác đến đây, tôi vui lắm. Cảm ơn các bác lắm. Các bác đã ăn cơm chưa?
Mọi người nghe hỏi bất ngờ, vùng cười ồ. Người cầm cờ nói:
- Chúng tôi ăn thật no mới đủ sức chạy bộ lên đây chứ. Chúng tôi quấy quả Ngài lâu rồi. Xin phép Ngài, cho chúng tôi về.
Rồi không chút khách sáo, cả toán quay lưng ra về. Nguyễn Huệ vội quay trở vào để tránh một đoàn khác đang giương cờ tiến đến.
*
* *
Liên tiếp mấy hôm sau ngày hạ thành Phú Xuân (20 tháng Năm Âm Lịch), phố xá không lúc nào ngớt người. Thiên hạ chen chúc nhau đi xem cảnh tượng mới: những đoạn thành bị sập, những cây cháy sém, gươm giáo gẫy, những vết máu khô bắt đầu bị đất đỏ lấp phải chú ý lắm mới nhận ra, quần áo quân Trịnh vất tứ tung hòng cải trang thoát thân, và hấp dẫn nhất là những xác chết chưa kịp đem chôn. Từng tụm trẻ con và đàn ông hiếu kỳ bao quanh các xác chết sình căng phủ đầy vôi trắng, trong khi mùi thối tanh gắt tỏa ra dưới ánh nắng chói chang. Đường phố lúc nào cũng tỏa bụi mù mịt. Gần như mọi người đều lên cơn say. Không thể ngồi yên ở nhà, họ chạy ra đường, đi lên đi xuống, nhìn ngắm không biết bao nhiêu lần tàn tích đổ nát chết chóc. Mạch máu đập mạnh hơn, trí não căng thẳng, chân tay bứt rứt. Gần như sau mười năm bị đè nén dưới ách cai trị khắc nghiệt, không dám nói những điều muốn nói, không dám nhìn thẳng vào cuộc sống, ấp úng dáo dác để bảo toàn tấm thân, giờ đây thiên hạ vùng vẫy cho thỏa thích để tận hưởng khoái lạc của tự do và tự tin. Bầu trời tháng Năm cao xanh, đất dưới chân bước vững chãi, hết thảy mọi người gặp trên đường đi đều là bè bạn.
Tự do! Tự do! Món quà bất ngờ thật to lớn, quí giá quá, đến nỗi dân Thuận Hóa đã sờ mó được nó vẫn còn ngờ vực, tưởng mình còn say hoặc vẫn chưa ra khỏi giấc chiêm bao. Cho nên cảnh tượng mới không đậu lại trong trí nhớ, mà cứ lan man phơn phớt. Mọi người đi lại, nhìn ngắm bấy nhiêu cảnh, gặp bấy nhiêu người, nhưng không thấy thỏa mãn. Mỗi lần nhìn lại là một lần đổi mới. Cuộc tìm kiếm vội vã cái gì chưa biết rõ, sự tận hưởng cảm giác khinh khoái mơ hồ, được hít thở không khí khét nắng và đượm mùi tử khí, cảm giác lưng lửng ở dạ dày, say dại ở trí não, tất cả bao nhiêu thứ lộn xộn ấy, lạ lùng thay, hòa hợp tạo thành hạnh phúc trước vận hội mới.
Người ta tụ tập thường xuyên ở trước cổng nam để chờ xem các tờ cáo, tờ hịch của chính quyền mới. Những ông đồ ốm o gần như bơi trong chiếc áo the cũ sờn cổ và rách ở cùi chỏ đột nhiên thoát khỏi cảnh rẻ rúng, trở thành nhân vật mẫn tiệp được đám đông nể vì, chiều chuộng. Họ đứng trước các tờ cáo bạch đọc lớn từng câu, dịch ra tiếng ta cho mọi người hiểu, rồi lại tấm tắc khen văn hay, ý sâu. Những bố cáo về các việc thông thường như cấm tàng trữ vũ khí, ấn định nơi và lúc phát gạo cho những người nghèo khổ, cấm lấy cắp của công, khai báo lương thực tồn trữ trong cửa hàng, khai báo các nơi có xác chết vô thừa nhận, ngày và nơi các hương chức giao nộp sổ thuế và sổ đinh v.v... đều được viết bằng chữ Nôm. Đây là một biến cố lạ lùng chưa từng thấy, làm cho các ông đồ thuộc làu kinh sử phải ngỡ ngàng.
Nhưng yếu tố kích động đám đông mạnh nhất là các tin đồn. Ngoài các tin đồn thổi về sức mạnh "thần kỳ" của quân Tây Sơn (như tin đồn ông Long Nhương có đôi mắt khác người: con ngươi lớn nhỏ tùy theo ý như mắt mèo, nhờ vậy ban đêm vẫn có thể nhìn rõ mọi vật như ban ngày, hoặc nhìn qua được cả chướng ngại vật như tường thành, cây cối...), loại tin đồn hấp dẫn dân Thuận Hóa nhất là tin khám phá được các tội ác "tày trời" của Quận Tạo. Nào Quận Tạo cho giết tù, rồi sai lính chôn xác dưới gốc cam để cam mau sây trái và quả ngọt, nào Quận Tạo có đến vài trăm nàng hầu, khi Quận Tạo cầm cờ bạc xe quan tài ra hàng các nàng hầu nằm lăn ra đường chắn xe khiến Quận Tạo phải cho cán lên vài người họ mới sợ, nào quân Tây Sơn vừa khám phá được một hầm ngầm ăn thông từ tư dinh Quận Tạo ra đến bờ sông Hương, dưới hầm có đầy đủ tiện nghi y như trên tư dinh quan Trấn thủ, nào nếu không có thám tử biết trước, thì chiếc thuyền giả trang thuyền chài ở đầu kia của hầm ngầm đã chở Quận Tạo thoát ra cửa Thuận An để tếch về Bắc... Xem xác chết chán, thiên hạ đổ ra đường ùn ùn đi xem các gốc cam bón phân xác tù, đầu thoát của hầm ngầm, hoặc chiếc thuyền giả trang của tên Trấn thủ. Dĩ nhiên không ai tìm được thứ gì xác thực. Nhưng đã lỡ bị lừa, họ im lặng để tìm thêm những kẻ nhẹ dạ, cho vui!
Phản ứng của dân Thuận Hóa trước vận hội mới thật khác với phản ứng của dân Gia Định.
Gần như Thuận Hóa đã từng ngóng chờ Qui Nhơn từ bao năm nay, và sau mấy ngày tháng năm Bính Ngọ, Thuận Hóa bàng hoàng chợt thấy ước mơ ôm ấp bao lâu đã thành sự thực. Con sông Hương thôi nhẫn nhục trầm lặng. Thành quách thức giấc. Nước dâng đầy nâng cao tầm súng. Và Thuận Hóa hân hoan gửi trọn cả một xã hội có tổ chức tề chỉnh, qui củ cho đạo quân giải phóng.
Nguyễn Huệ nhớ lại những lời Nguyễn Hữu Chỉnh khuyên ở Qui Nhơn, nhớ thái độ khác thường của anh, rồi nhìn quang cảnh rộn rã hoan hỉ của Thuận Hóa, ông thấy lòng lâng lâng. Như một con chim đã tìm được cành hiền để làm tổ! Ông sai bầy biện lại tiền sảnh dinh trấn thủ, xếp đặt đội quân hầu, rồi kiên nhẫn tiếp kiến tất cả các đoàn dân chúng các nơi đến chúc mừng. Và ông cũng sai Lãng tìm gặp cho được Ngô Thế Lân và Trần Văn Kỷ!
*
* *
Lãng nhờ Lợi dẫn đến phố Hà Thanh. Cụ chủ căn nhà Lãng có đến một lần không biết Ngô Thế Lân là ai, nên dẫn anh sang tìm hỏi một người bạn hay sính làm thơ, hy vọng nhờ chữ nghĩa có quen với Ngô Thế Lân chăng. Anh được cho biết trước đây, Ngô Thế Lân có ở phố Hà Thanh thực, nhưng sau khi quan Hiệp trấn Lê Quí Đôn cho người đến mời và ông gửi thư cảm tạ bảo lấy sự xu thời cầu cạnh làm hổ thẹn, Ngô dật sĩ đã vội dời nhà xuống Dương Nỗ.
Lãng về báo lại với Long Nhương tướng quân, đồng thời xin thêm vài người lính hộ vệ mặc thường phục không mang gươm giáo để tìm đến làng Dương Nỗ. May mắn cho Lãng là anh tìm được ngôi nhà tranh nhỏ và thấp núp dưới bóng trúc của Ngô Thế Lân.
Chỉ có một người cháu gái khoảng mười hai, mười ba tuổi ở nhà. Thấy có nhiều người lạ trước cổng, cô cháu gái sợ không dám mở cửa. Lãng tự giới thiệu là con một người bạn cũ của dật sĩ, lâu ngày xa cách nay có dịp tìm đến thăm. Nhìn vẻ mặt chân thành hiền hòa của Lãng, cô gái băn khoăn chưa quyết. Lúc đó, Ngô Thế Lân cũng vừa về.
Đấy là một cụ già ngoài sáu mươi, thân thể mảnh khảnh, mặc bộ quần áo rộng mầu nâu, đi chân không. Mái tóc bạc búi gọn ở sau ót, nhưng vài sợi ngắn vẫn lòa xòa trên trán và hai thái dương. Chòm râu cằm cũng bạc phơ. Hàng lông mày bạc che chở cho đôi mắt đen vẫn còn tinh anh lắm. Cái mũi thanh tú hòa hợp với đôi môi mỏng khiến khuôn mặt có vẻ tao nhã nhẹ nhõm. Đặc biệt đôi vành tai vểnh lên khác thường.
Thấy ông đã về, cô cháu gái vui mừng nói:
- Có mấy chú đây đến tìm ông. Con thấy lạ, chưa dám mở cổng.
Ngô Thế Lân còn ngần ngừ chưa biết nên hỏi ai trong đám, thì Lãng đã nói trước:
- Thưa cụ, cháu là con trai ông giáo Hiến, mười mấy năm trước đây từng ở Thuận Hóa và làm việc với quan Nội hữu Ý đức hầu.
Lãng hơi xúc động nên giọng nói khó nghe, tiếng nọ chập vào tiếng kia. Hơn nữa, giọng Qui Nhơn của Lãng khá lạ tai đối với Ngô dật sĩ. Ngô Thế Lân đưa bàn tay giơ lên ngăn Lãng, chậm rãi bảo:
- Các ông đã đến đây, xin mời vào nhà đã. Mở cổng đi cháu. Mời các ông vào. Nghe giọng nói, lão đoán các ông từ trong Quảng ra. Có đúng thế không?
Lãng lễ phép đáp:
- Dạ thưa đúng vậy. Chúng tôi nghe danh của cụ đã lâu, nay mới được hân hạnh gặp mặt.
Ngô Thế Lân sai cháu vào nhà đem ghế ra đặt dưới khóm trúc thân vàng lá xanh um, mời bọn Lãng ngồi, rồi hỏi:
- Từ Quảng Nam ra, đi đường đèo chắc vất vả lắm nhỉ. Có bị lính trạm Hải Vân hạch hỏi khó khăn không?
Thấy Ngô Thế Lân nói xa nói gần để tìm biết thân thế mấy khách lạ, Lãng nói ngay:
- Chúng cháu theo quân từ Qui Nhơn ra đây. Nhờ may mắn hạ được thành Phú Xuân chóng vánh, mới được cơ hội tìm xuống Dương Nỗ thăm cụ.
Ngô Thế Lân cười, làm ra vẻ thích thú:
- À, ra thế! Các ông là quân sĩ của vua Tây Sơn. Hèn chi giọng nói khang khác. Không giống như giọng Quảng Nam. Lúc nãy ông vừa nhắc đến ông giáo nào từng làm việc với Ý đức hầu?
Lãng vui mừng được dịp làm thân hơn nữa với chủ nhà, nên cung kính đáp:
- Thưa, thân phụ cháu là ông giáo Hiến, môn khách của quan Nội hữu Ý đức hầu. Sinh thời cha cháu vẫn thường nhắc nhở đến cụ luôn.
Ngô Thế Lân nhíu mày hỏi:
- Ông giáo Hiến à? Có phải ông giáo từng làm Quân sư cho chúa Tây Sơn không?
Nghe giọng nói của Ngô Thế Lân hơi gay gắt, Lãng vội đáp:
- Thưa vâng. Trước khi lánh nạn Trương Phúc Loan về nương náu ở An Thái, cha cháu vẫn thường đi lại với cụ. Cha cháu còn dạy cho chúng cháu đọc những bài thơ trong Phong Trúc tập của cụ nữa.
Ngô Thế Lân đăm đăm nhìn Lãng, rồi nhìn đến mấy người theo hộ vệ Lãng, lờ mờ đoán ra vai trò quan trọng hiện Lãng đang giữ. Cụ hiểu ngay đang nói chuyện với đại diện của quyền uy, của một thế lực đang tung hoành ngang dọc từ Nam chí Bắc. Một cơn gió nhẹ lay động khóm trúc xanh. Thân trúc vàng khẽ nghiêng về phía đông, cành lá lao xao. Ngô Thế Lân lấy giọng hòa nhã bảo Lãng:
- Tưởng ai xa lạ, hóa ra quen thân cũ với nhau cả! Ông giáo Hiến, à, lão nhớ rồi. Thế cháu là con trai đầu của bác giáo?
- Thưa không ạ. Cháu là con trai út. Sau cháu còn một em bé nữa, nhưng nó mất sớm.
- Cha cháu vẫn mạnh giỏi chứ?
- Dạ cháu đã thưa là cha cháu... cha cháu đã qua đời rồi!
Giọng Ngô Thế Lân có vẻ thảng thốt:
- Thế à! Ra bác giáo bỏ lão mà đi sớm. Bác giáo mất lâu chưa?
- Dạ đã được tám năm rồi.
Giọng Ngô Thế Lân đượm vẻ chán nản:
- Tám năm! Như vậy là lão đã sống thừa ra tám năm, ăn gian của trời đất những tám năm, tranh ăn của thiên hạ suốt tám năm. Bao giờ lão mới được thảnh thơi như bác giáo! Các anh các chị đã thành gia thất rồi cả chứ?
Lãng sơ lược gia cảnh từng người. Ngô Thế Lân hỏi:
- Cháu gái trước kia vẫn thường theo bác giáo lên phố Hà Thanh mua bút giấy nay đã chồng con đề huề rồi à! Hồi xưa cháu còn bé tí. Cô ấy được mấy con rồi?
- Thưa chị An cháu được hai con.
- Chồng làm chức gì? Bác giáo là quân sư, tất cả các anh các chị đều là quan to cả!
Lãng vội đáp:
- Thưa không phải thế ạ. Anh rể cháu chỉ là một viên quan nhỏ lo quân lương thôi.
Ngô Thế Lân hỏi liền:
- Thế cháu làm đến chức gì?
- Cháu chỉ là Thư ký của Long Nhương tướng quân thôi!
- Thư ký của ông Long Nhương? Thế cháu đến đây, ông Long Nhương có biết không?
Lãng thừa cơ hội tốt, nói ngay chủ đích của cuộc thăm viếng:
- Dạ chính ông Long Nhương sai cháu đến đây. Từ lâu lắm, từ hồi cha cháu còn dạy anh em ông Long Nhương ở An Thái, cha cháu đã nhắc nhở hoài đến thi văn của cụ, nhất là tập thơ Phong Trúc. Cho nên vừa ra đến đây, ông Long Nhương đã hỏi thăm tin tức cụ.
Ngô Thế Lân buồn rầu nói:
- Khổ cho lão rồi. Chữ nghĩa làm ra trong lúc nhàn hứng không ngờ còn di lụy lâu đến vậy. Các ông nghĩ quá cao cho lão. Lão áy náy, hổ thẹn lắm.
Lãng hăng hái nói:
- Cụ quá khiêm nhường đấy thôi. Cái chí của cụ đã diễn hết trong bài Tự Vịnh. Cả ông Long Nhương lẫn cháu đều thuộc lòng mấy câu khí khái của cụ trong bài thơ đó.
Đam thư phế tẩm thực
Nhiệm hiệp vong quyền uy
Mục kích thương sinh khổ
Hung trung vô sở thi
Tự phụ kỳ thao uẩn
Thiện giá ưng hữu kỳ
(Mê sách bỏ ăn ngủ
Hào hiệp quên quyền uy
Mắt thấy dân đen khổ
Mà lòng biết làm chi?
Tự phụ ngọc dành cất
Giá lành bán có khi)
Thưa cụ! Chẳng lẽ ngọc lành cứ cất mãi trong tối! Long Nhương tướng quân hy vọng không bị cụ chê là kẻ không sành giá ngọc. Cháu được gửi đến đây để trình trước với cụ lòng ngưỡng mộ chân thành ấy.
Ngô Thế Lân xua tay nói:
- Cháu để ý làm gì đến những lời ngông, viết ra lúc lão chưa đầy bốn mươi. Thời trẻ, ai cũng tưởng mình có thể lấp biển, vá trời, xoay trời đất lại, biến tối thành sáng, đem thánh đức rạng rỡ cảm hóa thiên hạ. Lầm, lầm hết! Toàn là những cuồng vọng làm hại đời chẳng khác gì lời vô đạo. Lão đã đến cái tuổi tri thiên mệnh rồi, tiếng gió tiếng trúc nghe qua tai khác hẳn thời trẻ dại. Cháu đừng nhắc những lời thơ đó cho lão đỡ xấu hổ.
Lãng thất vọng, biết không thể nài thêm lời nào được nữa. Phải cần có thời gian. Cho nên anh chuyển sang chuyện khác. Lãng nói:
- Đó là lòng thành của Long Nhương tướng quân. Cháu biết là khó, nhưng được ủy nhiệm việc khó, cháu không thể chối từ. Phần cháu, cháu chỉ mong được thăm cụ cho thỏa lòng mong ước thôi. Cha cháu dưới suối vàng chắc cũng mát dạ vì cháu tìm viếng được cụ hôm nay.
Ngô Thế Lân cười nhỏ, rồi nói:
- Chưa chắc đâu cháu. Ngày xưa cha cháu vẫn thường trách lão là kẻ bịt tai trốn đời. Cha cháu muốn xăn tay áo xoay lại thế cuộc. Cha cháu xông xáo lắm. Vào tận Tây Sơn để tìm cho ra một ông Biện lại có chân mạng đế vương mà phò tá, thật vất vả và công phu không ai bằng. Cha cháu hơn hẳn lão già chết nhát này, cháu không biết sao? Hay là cháu giả vờ không biết?
Nghe giọng nói mỉa mai của Ngô Thế Lân, Lãng quyết không nói tiếp chuyện quốc sự nữa. Lãng lễ phép nói:
- Cháu còn nhỏ tuổi, tất nhiên còn vụng dại, cụ bỏ qua cho. Cháu tìm đến đây ngoài việc công, còn có một việc riêng tư. Trước khi ra đi, chị cháu có dặn nên tìm thăm lại ngôi nhà trước đây cha mẹ cháu từng ở trước khi lánh nạn. Cháu lúc đó còn bé quá, không thể biết rõ ngôi nhà đó ở đâu. Cụ đi lại với cha cháu, chắc có thể giúp đỡ cháu được.
Ngô Thế Lân nghe Lãng chuyển sang một việc ít gai góc hơn, nên khuôn mặt bớt vẻ nghiêm trọng, vui vẻ nói:
- Được. Lão còn nhớ. Ngôi nhà cất gần bờ sông chứ gì? Nhưng lâu quá rồi, thế nào cũng có nhiều thay đổi. Cháu muốn lấy lại ngôi nhà cũ hay sao?
- Dạ không. Chúng cháu chỉ muốn thăm qua cho biết thôi. Chắc gì chúng cháu còn được ở Thuận Hóa lâu!
Ngô Thế Lân cười, bông đùa:
- Lần này thì cháu nói khiêm chứ không phải lão! Chỉ một đêm thôi, cờ đào đã bay trên đỉnh kỳ đài. Lão nghe được tiếng phong trúc, chẳng lẽ không nghe được tiếng pháo Tây Sơn bắn vào thành đêm hai mươi. Cháu sẽ còn ở lại Thuận Hóa lâu lắm, lâu lắm!
*
* *
Trên đường về, Lãng gặp một đám tang đơn giản, lặng lẽ. Hai cụ già trạc sáu mươi tuổi dùng cái đòn tre mới chặt (vỏ còn xanh) khiêng một xác chết phủ đầy vôi trắng. Xác chết của một lính Trịnh, Lãng đoán chắc như vậy vì lớp vôi khử trùng phủ trắng cả tóc tai mặt mũi và quần áo. Anh cũng đoán thêm: người lính này không phải dân Bắc Hà; nhất định anh ta là dân Thuận Hóa bị trưng binh, do đó, thân nhân đã tìm được xác chết nằm vất vưởng đâu đây nhờ nhận ra được quần áo hoặc dấu tích một tàn tật. Cách khiêng xác thật khác thường: người ta dùng dây dừa cột hai tay và cột hai chân người chết lại với nhau, đoạn xỏ đòn tre vào khiêng đi như khiêng một con heo bị chọc tiết. Cái đầu thõng xuống lúc lắc theo nhịp bước, mớ tóc bết vôi rủ xuống tua tủa như bẹ chổi cùn.
Hai ông già khiêng xác bước chậm trong bóng chiều vàng vọt. Phía sau họ, xa thật xa, hai người đàn bà một già, một trẻ dìu nhau đi theo đám táng. Gặp Lãng và mấy người lính theo hộ vệ, hai người đàn bà cúi gầm mặt xuống, lầm lũi bước. Qua khỏi họ rồi, Lãng lại nghe thoang thoáng tiếng rên rỉ, và tiếng khóc nghẹn.
Cảnh đưa ma đơn giản khiến Lãng tê dại cả người. Gai ốc nổi dọc theo xương sống. Lãng muốn quay lại nhìn theo cái xác chết bị trói, nhìn theo hai người đàn bà lẽo đẽo theo sau thân nhân xấu số, nhưng anh xấu hổ quá không dám quay nhìn.
Mấy người lính trẻ vô tâm cười nói tự nhiên, đoán non đoán già về liên hệ thân thuộc giữa hai ông già và cái xác chết, giữa xác chết và hai người đàn bà. Một anh lính cương quyết bảo hai người khiêng xác không họ hàng gì với người chết. Có họ hàng mà lại nỡ cột trói tàn nhẫn thế kia à? Một người lính bảo có thể họ vẫn là thân nhân của nhau, và dù hết sức đau lòng, người sống không dám làm điều gì khác thường để tránh các tai bay vạ gửi của thời loạn. Người thứ ba bẻ lại, bảo chính cái cách cột xác như cột thú vật mới khác thường. Người lính am tường lẽ đời bảo rằng cách trói như vậy cốt biểu lộ sự căm thù cần thiết nhằm tự bảo vệ cho mình và gia đình mình, nói chung là nhằm cho kẻ còn sống được sống yên. Đối với hai người đàn bà, tất cả mọi người đều đồng ý đó là mẹ và vợ của người lính Trịnh xấu số. Còn liên hệ giữa hai người đàn bà với hai người khiêng xác? Ba người lính Tây Sơn lại huyên thiên bàn cãi nhau. Họ muốn Lãng phân xử, nhưng liếc nhìn vẻ mặt trầm ngâm, đăm chiêu của Lãng, họ không dám mở lời.
Lãng về đến thành thì trời cũng vừa sập tối!
Quan Tiết chế Nguyễn Lữ cũng đã về tới Phú Xuân.
Ở tiền sảnh dinh trấn thủ, Tiết chế Nguyễn Lữ, Long Nhương Tướng quân Nguyễn Huệ, Phò mã Vũ văn Nhậm và Đô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh đang bàn tán với nhau điều gì nghiêm trọng và sôi nổi lắm. Lãng rụt rè ở cửa dinh mãi, không dám tự tiện vào phòng để báo cáo kết quả công việc được giao. Đèn sáp ong thắp sáng, tỏa mầu vàng ấm lên những tường gỗ quí bóng loáng, rồi cái mầu ấm áp thân mật ấy phản chiếu trở lại, khiến khung cảnh tiền sảnh rực rỡ sang trọng mà vẫn giữ được vẻ đầm ấm ôn nhu.
Nguyễn Lữ đang đọc tờ giấy Nguyễn Hữu Chỉnh vừa trao, vô tình nhìn ra cửa trông thấy Lãng, liền bảo Nguyễn Huệ:
- Có chú Lãng ngoài kia.
Nguyễn Huệ vui mừng nói:
- Thế à? Vào đi. Việc đến đâu?
Lãng chắp tay vái chào khắp mọi người, rồi mới đáp:
- Ngô dật sĩ có ý chối từ.
Nguyễn Hữu Chỉnh nói:
- Tôi đã đoán trước thế nào ông ta cũng từ chối. Nhưng không sao. Ông ấy quá già rồi. Mời được thì chẳng qua giống như gắn thêm cái lông công lên áo bào gấm cho nó đẹp, chứ ý tứ các cụ già cũng gàn bướng lắm. Ngày mai tôi sẽ xin đích thân đến mời Cử nhân Trần Văn Kỷ.
Nguyễn Huệ gật đầu, đôi mắt hơi buồn. Ông nói:
- Kể cũng đáng tiếc. Nhưng vội quá không được đâu!
Nguyễn Lữ đưa tờ giấy về phía em, nói:
- Cả nội dung tờ "lộ bố" này nữa. Vội quá không được đâu. Ta cứ ở đây chờ Hoàng thượng, rồi muốn tính gì hãy tính. Chú vừa nói đúng. Vội quá không được đâu!
Nguyễn Hữu Chỉnh nhìn Lãng e ngại. Nguyễn Huệ hiểu ý Chỉnh nói:
- Không sao. Nhưng việc này ta sẽ bàn kỹ vào sáng mai. Còn việc tìm mời ông Cử nhân Trần Văn Kỷ, ông Cống hãy dời chiều mai vậy.