Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sông Côn Mùa Lũ - Chương 52
Tháng Mười một năm Nhâm Dần (1782) cả gia đình Nguyễn Hữu Chỉnh dùng thuyền trốn vào Qui Nhơn tị nạn. Một lần nữa, lịch sử vừa đưa đẩy vừa thu hút về đây những tay cơ hội xông xáo và tài ba nhất của thời đại.
Thuyền của Nguyễn Hữu Chỉnh cặp bến Thị Nại vào lúc xế trưa. Quan sở tại khi nghe Chỉnh xưng là một quan võ nhà Trịnh, từ Nghệ An đi thẳng vào đây, đoán biết tầm quan trọng của nội vụ, vội sai ngựa trạm cấp báo về kinh thành. Ngay sáng hôm sau, đích thân vua Thái Đức dùng ngựa xuống cửa Thị Nại để gặp Nguyễn Hữu Chỉnh. Hơn bảy năm đã trôi qua, kể từ ngày Chỉnh mang ấn kiếm của nhà Trịnh vào Qui Nhơn cho anh em Nguyễn Nhạc! Nhưng giữa vua Thái Đức và Nguyễn Hữu Chỉnh có một tình quyến luyến đặc biệt chỉ có giữa những kẻ đồng thanh khí. Họ gặp nhau có một lần, thế mà gặp nhau lại sau bảy năm, họ cùng có cảm tưởng như vừa mới nâng ly chúc thọ nhau hôm qua. Nhà vua quên hết nghi lễ, chạy đến ôm chầm lấy Nguyễn Hữu Chỉnh, miệng hỏi rối rít:
- Trời ơi, mới đến hả? Đi đường có bình yên không?
Nguyễn Hữu Chỉnh gỡ tay Nguyễn Nhạc, cung kính hạ thấp người xuống vái chào nhà vua. Nhạc càng thích thú hơn, cười to và bảo:
- Chỉ vẽ chuyện. Ta với chú mà, khách sáo ích gì! Gia quyến vẫn thường chứ?
Nguyễn Hữu Chỉnh đưa mắt về phía cái nhà lá hiện gia đình đang tạm trú nắng, chậm rãi thưa:
- Tâu Hoàng thượng, thần đã mang cả gia đình vào đây.
Vua Thái Đức ngạc nhiên, nhưng ông kịp trấn tĩnh ngay. Ông biết bên trong còn có nhiều điều tối mật không nên đối đáp công khai giữa đám quần thần và lính hầu đông đảo thế này. Nhà vua cười rất tự nhiên, bảo Chỉnh:
- Ông là một tay chơi hơn hẳn thiên hạ có khác. Đi sứ mà mang theo cả gia đình để thăm cho biết xứ mán mọi của chúng tôi. Được rồi, xin mời cả phu nhân lẫn các cô cậu lên thăm Hoàng đế thành của vua Tây Sơn. Thấy có gì thô lậu, xin đừng cười nhé. Không thể ví với cái phong lưu của chốn ngàn năm văn vật được đâu!
Nguyễn Hữu Chỉnh đỏ mặt vì bối rối và sung sướng. Quên cả địa vị mình, vua Thái Đức còn buộc Nguyễn Hữu Chỉnh phải dẫn Nhà vua đến tận cái chòi tranh để gặp mặt "thím và các cháu". Nhà vua ra lệnh đoàn tùy tùng xếp đặt để rước gia đình Nguyễn Hữu Chỉnh lên kinh thành trước. Phần Nhà vua và Nguyễn Hữu Chỉnh sẽ dùng ngựa thong thả theo sau, "nhân tiện hướng dẫn cho sứ nhà Trịnh biết qua phong cảnh của Qui Nhơn".
Họ ghìm ngựa đi thong thả sóng đôi bên nhau, và đến lúc thuận tiện nhất, vua Thái Đức mới hỏi Chỉnh:
- Bắc Hà có biến chăng?
Nguyễn Hữu Chỉnh khâm phục sự nhanh trí của Nguyễn Nhạc, chỉ biết gật đầu. Nhà vua lại hỏi:
- Người như chú mà phải thất thế sao?
Lòng tự ái bị xúc phạm, Chỉnh vội đáp:
- Tâu Hoàng thượng, thần lấy làm xấu hổ vì bao năm trôi qua mà vẫn lận đận vì công danh. Đến nay chỉ mới là một viên quan nhỏ.
Vua Thái Đức cười, châm biếm:
- Chớ cho điều thiện nhỏ mà không làm. Chính chú đã nói như thế mà!
Nguyễn Hữu Chỉnh cười gượng, rồi tiếp:
- Sau khi Việp Quận công qua đời, thần bị một tai vạ tầy đình suýt nguy đến tính mạng. May mắn là về sau gỡ được, lại được Quận Huy tin dùng.
Nhà vua lại cười hóm hỉnh, nheo mắt hỏi Chỉnh:
- À, Quận Huy! Ta nhớ rồi! Nhà Chúa đau yếu dật dờ, hắn còn dám "tòm tem" với Tuyên phi nữa không?
Nguyễn Hữu Chỉnh cau mày khó chịu, nghiêm mặt đáp:
- Đấy chỉ là những lời đồn đãi của kẻ ác tâm, Hoàng thượng chớ nên tin. Quan Chánh đường (Huy Quận công Hoàng Đình Bảo) nắm giữ nhiều uy quyền, nên dĩ nhiên có lắm kẻ thù. Nhưng quan Chánh đường vừa bị bọn kiêu binh tam phủ giết chết rồi.
Vua Thái Đức giật mình gò ngựa đứng lại, hỏi lớn:
- Quận Huy bị giết, tất có đại biến. Thế Trịnh Sâm thế nào?
Nguyễn Hữu Chỉnh cũng dừng ngựa lại, đáp:
- Đầu đuôi cũng do nhà Chúa. Vì mê nhan sắc của Tuyên phi, nhà Chúa phế trưởng lập thứ, điều đó chắc Hoàng thượng đã rõ.
- Vâng, ta đã biết từ lâu.
- Vây cánh của Trịnh Tông khá đông nên Đặng Tuyên phi phải nhờ đến tài cán của Huy Quận công. Do đó kẻ xấu mới được dịp đồn đãi. Nhà Chúa vừa nhắm mắt nằm xuống...
Nhạc thảng thốt hỏi:
- Trịnh Sâm đã chết rồi à?
- Tâu Hoàng thượng, vâng. Chúa đã quy tiên hôm 13 tháng Chín vừa qua.
- Sâm chết, tất nhiên phe trưởng với phe Tuyên phi không thể đội trời chung. Vì sao phe Tuyên phi lại thua?
Nguyễn Hữu Chỉnh rơm rớm nước mắt, giọng lạc đi:
- Vì Trịnh Tông đút lót ve vãn cho bọn lính tam phủ làm loạn. Chúng hẹn nhau kéo đến vây phủ đường, hò reo quát tháo ầm ĩ đòi giết Quận Huy và Tuyên phi để lập Tông lên ngôi Chúa. Quận Huy lãnh bảo kiếm nhà chúa cưỡi voi ra dẹp, nhưng chúng nó đông đúc ô tạp quá. Cuối cùng...
Vua Thái Đức gật đầu, tiếp lời Chỉnh:
- Ta hiểu rồi. Đám quân ô hợp đó sẽ kéo nhau đi phá nhà những ai chúng cho là phe đảng của Quận Huy. Nhưng chú ở tận nơi biên địa, sợ gì?
Nói xong, vua Thái Đức cười ha hả ra vẻ đắc chí. Nhà vua thúc cho ngựa đi tiếp. Nguyễn Hữu Chỉnh vội theo sát bên Nhà vua. Thấy Chỉnh bối rối, lo sợ, vua Thái Đức an ủi:
- Ta nói đùa đấy thôi. Rõ ràng Trời đã thu góp tất cả hiền tài đưa về Qui Nhơn giúp ta. Chú biết không, tuy Nghệ an đến đây quá xa xôi, nhưng cái danh "con cắt nước" của chú vẫn dội đến chốn hẻo lánh này. Ta đang cần người cải tiến đạo thủy quân. Chú vào đây thật đúng lúc.
*
* *
Sau khi giao cho Phò mã Vũ văn Nhậm xếp đặt nơi ăn chốn ở cho gia đình Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Thái Đức đưa ngay Chỉnh vào văn phòng, rồi sai lính đi mời ngay quan Tiết chế Nguyễn Lữ, Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ, quan Hình bộ Bùi văn Nhật và Thái úy Bùi Đắc Tuyên đến. Rõ ràng tin biến động Bắc Hà đã mở ra cho nhà vua một hy vọng mới.
Chờ cho mọi người yên vị xong, vua Thái Đức hỏi Chỉnh:
- Ông ở Nghệ An, làm sao hay tin có biến ở kinh thành?
Nguyễn Hữu Chỉnh thấy trừ vua Thái Đức, nét mặt mọi người đều ngơ ngác chưa hiểu ất giáp ra làm sao, nên khéo léo, từ tốn vừa trả lời Nhà vua vừa giải thích:
- Tâu Hoàng thượng, thần có một người bạn đồng hương là Nguyễn Viết Tuyển coi trung đội của đạo Hậu kiên đóng ở Sơn nam. Tuyển nghe tin vương phủ có biến, lính tam phủ nhân cái chết của Chúa, bị bọn tay chân con trưởng Trịnh Tông xúi giục, kéo đến bao vây vương phủ, phế thế tử, bắt Tuyên phi, giết quan Chánh đường Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, truy lùng những người bị xem là phe của Quận Huy. Lo sợ giùm cho thần, vì trước đây thần từng làm việc lâu năm dưới quyền Việp Quận công và Huy Quận công, nên Nguyễn Viết Tuyển vượt biển vào Nghệ An cấp báo cho thần biết. Do đó, thần đoán chắc tình hình biến loạn ở Bắc Hà là đúng sự thực.
Nhà vua lại hỏi:
- Ông vào đây có ai biết không?
Nguyễn Hữu Chỉnh mỉm cười tự tin, đáp chậm và rõ:
- Tâu Hoàng thượng, chắc chắn chưa ai biết thần đem gia đình vào đây, trừ Dao Trung hầu, trấn thủ Nghệ an.
Vua Thái Đức kinh ngạc hỏi lớn:
- Hắn biết mà cứ để ông trốn à?
Nguyễn Hữu Chỉnh đáp:
- Tâu Hoàng thượng, Dao Trung hầu là em rể Việp Quận công, nên bị xem là cùng phe với Quận Huy. Nghe thần báo tin có biến kinh thành, Dao Trung hầu sợ lắm, liền hỏi: "Bây giờ làm thế nào?" Thần đáp: "Trấn này giáp với Thuận hóa, hai nơi có thể liên lạc với nhau dễ dàng. Hiện nay phó tướng Phú Xuân là Thể Quận công đồn thủ Đồng Hới là Khôi Thọ hầu, đều là tay chân trong nhà Quận Việp. Với chúng ta coi như đồng hội đồng thuyền. Quan lớn nên viết thư kín bảo Quận Thể giết viên Đại tướng Phú Xuân, đoạt thành, rồi kịp cho người ra dụ Khôi Thọ hầu để kéo thành Đồng Hới vào hùa. Ngoài trấn Nghệ An này, đã có quan lớn giữ trấn phối hợp làm vây cánh, với hai nơi kia. Rồi ngài thu dùng hào kiệt, chiêu mộ thổ binh, lấy đường Hoàng Mai và đặt đồn lớn ở Quỳnh Lưu để làm cái thế cố thủ. Còn về mặt bể, tôi xin đảm đương".
Vua Thái Đức nghe đến đó thích chí quá, vội hỏi:
- Rồi hắn đáp thế nào? Hắn có đủ gan mật hay không?
Nguyễn Hữu Chỉnh mỉm cười đáp:
- Thưa không. Dao Trung hầu tuy sợ vạ, nhưng ngẫm nghĩ hồi lâu, cuối cùng bảo thần: "Cái kế của ông hay lắm. nhưng tôi tự liệu sức không làm nổi. Vậy ông nghĩ giùm cho cách khác".
Vua Thái Đức vỗ đét vào vế, cười to, bảo:
- Ta đoán thế nào hắn cũng từ chối. Trên đời đã mấy ai đủ gan như ông để nghĩ cái kế kinh thiên động địa như vậy. Sau đó ông trả lời hắn thế nào? Nguyễn Hữu Chỉnh đáp:
- Thần bảo: Ngoài cái kế ấy ra, chỉ còn một cách bỏ nước mà đi. Dao Trung hầu hỏi: Nhưng đi đâu bây giờ? Thần đáp: Thiên hạ vạn nước lo gì không có chỗ đi.
Vua Thái Đức lại cười ha hả, lớn tiếng khen:
- Cân nói khí phách hiên ngang lắm. Hắn là loài chim sẻ, chắc không dám bay theo con cắt nước, phải không?
- Tâu Hoàng thượng, vâng Thần ghé tai nói nhỏ với Dao Trung hầu chuyện vào Qui Nhơn với Hoàng thượng. Dao Trung hầu nửa muốn nghe theo, nửa ngần ngại do dự, sau cùng bảo thần: "Sự đó cũng là việc lớn, để tôi nghĩ lại xem đã". Thần nói: "Bây giờ sự biến chỉ trong phút chốc. Đợi đến khi ngài nghĩ xong, chắc lệnh tróc nã đã đến đây rồi. Vậy ngài ở lại mà nghĩ, phần tôi xin được tự lo lấy thân trước".
Vua Thái Đức khen:
- Quyết định nhanh nhẹn như thế mới là người quyền biến, hiểu lẽ xuất xử tiến thoái.
Đến lúc ấy, Long Nhương tướng quân mới hỏi Chỉnh:
- Ông đi mà bọn lính dưới quyền không thắc mắc gì cả à?
Nguyễn Hữu Chỉnh quay nhìn Huệ, khẽ gật đầu chào, rồi đáp:
- Tướng quân hỏi chí phải. Nếu chúng thắc mắc, hoặc có đứa phản thì tôi cũng khó mang cả nhà đi lọt. Tôi bảo với chúng có lệnh của quan Trấn thủ sai đi tuần tiễu mặt bể. Sau khi đưa cả nhà lên thuyền, tôi mới gọi ba trăm lính cơ dưới quyền bảo chúng đứng ở bờ sông, rồi nói rõ duyên cớ cho chúng nghe. Tôi còn biếu mỗi tên một quan tiền đen. Trước khi cho thuyền ra giữa sông kéo buồm chạy ra biển, tôi còn bắn ba phát súng để thị oai và từ biệt.
Vua Thái Đức lại khen:
- Được lắm. Ra đi như vậy mới đúng phong cách người trượng phu. Việc gì mà lấm lét, thậm thụt. Thôi, ông về cùng với gia đình thu xếp nơi ăn chốn ở đi. Nhà cửa thì thằng rể ta đã lo rồi. Cần phu phen khuân vác đồ đạc, hoặc cần sửa chữa thứ gì, cứ bảo thằng Nhậm. Ông vào được đây, ta mừng lắm.
*
* *
Đích thân vua Thái Đức đưa Nguyễn Hữu Chỉnh ra tới cửa. Chờ cho Vũ văn Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh đi khuất sau cánh cổng rồi, nhà vua mới cùng hai em và các đại thần thân tín trở vào phòng. Nét mặt nhà vua hớn hở khác thường. Nét u sầu buồn bã từ ngày ở Gia Định về không còn nữa. Với một giọng hăng hái hơi lắp bắp, nhà vua nói:
- Trời sinh loạn ở Bắc Hà để giúp ta thâu hồi đất Thuận Hóa. Chưa đưa quân vượt đèo Hải Vân chiếm lại phần đất từ bờ nam sông Gianh, ta vẫn chưa yên tâm. Thật là trời giúp ta.
Tiết chế Nguyễn Lữ nói:
- Đánh bây giờ em sợ không đủ sức. Sau trận tấn công Gia Định...
Vua Thái Đức cắt lời Lữ:
- Làm sao đánh ngay bây giờ được! Ta liệu trước cái hướng như vậy, còn muốn đánh thì còn phải chờ thời cơ cho chín muồi. Cứ để cho bọn Kiêu binh phá nát nhà cửa, uy tín bọn quan lại Bắc Hà, rồi tiếp tục chờ cho bọn quan lại đó kéo thêm vây cánh mộ thêm thổ binh kéo về kinh đô chém giết bọn Kiêu binh. Đến lúc cả hai mệt nhoài không nhấc nổi thanh gươm lên nữa, ta hãy vượt đèo Hải Vân.
Rồi quay về phía Long Nhương tướng quân, nhà vua hỏi:
- Chú Tám nắm vững tình hình phòng thủ ở Thuận Hóa chứ?
Nguyễn Huệ đáp:
- Thưa vâng.
- Sâm gửi vào đó bao nhiêu quân?
- Hơn ba vạn quân, do một viên Đại tướng, một viên Phó tướng, một viên Phó Đốc thị điều khiển. Các nơi trọng yếu từ đèo Hải Vân trở ra đều có lập đồn đóng quân.
- Tạo Quận công người thế nào?
- Hắn làm Đại tướng trấn giữ Thuận Hóa chỉ nhờ ngoan ngoãn vâng lệnh trên không cần bàn cãi, chứ không phải nhờ tài ba. Nhiều người bảo hắn đần độn, chậm chạp, gặp lúc biến không biết làm gì cả. Trước kia, viên Đốc thị phụ tá cho y là Nguyễn Lệnh Tân bất bình với Quận Tạo dâng thư về triều kể xấu Tạo là kẻ nhút nhát vô mưu. Xem thư ấy, Sâm cho Nguyễn Lệnh Tân là kẻ ưa sinh sự, bèn bãi chức Tân và đưa người khác vào thay. Còn Quận Tạo thì vẫn được Sâm khen là ôn hòa, thận trọng.
- Phó tướng Phú xuân là ai thế?
Nguyễn Huệ đáp:
- Chính là Hoàng Đình Thể tay chân cũ của Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc. Lúc nãy ông Cống Chỉnh có nói đến viên Phó tướng này.
Vua Thái Đức gật gù, bảo mọi người:
- Như vậy thì Thuận hóa không phải là cấm địa. Quân đông, đồn lũy kiên cố, nhưng tai biến ở kinh thành tất phải khiến cho Phú xuân hoang mang. Thể Quận công cũng là thuộc hạ của Việp Quận công như quận Huy, tất nhiên đang lo bị vạ lây. Ông Nhật chú ý cho người dò la tình hình Phú xuân biến chuyển thế nào, hàng tuần tâu cho ta hay nhé! Quan Hình bộ vội cúi đầu nhận lệnh.
Nhà vua nhìn quanh hỏi:
- Các ông thấy Cống Chỉnh thế nào? Tin hắn được không?
Vừa chứng kiến cảnh tương đắc giữa nhà vua và Nguyễn Hữu Chỉnh xong, nên không ai dám trả lời ngay, sợ không đúng ý của Nguyễn Nhạc. Chỉ có Nguyễn Huệ rụt rè nói:
- Ông ta có tài thủy chiến, và dám nghĩ đến những chuyện vá trời đấy. Nhưng...
Vua Thái Đức nóng ruột, vội hỏi:
- Nhưng thế nào?
Nguyễn Huệ nhìn thẳng vào mắt nhà vua, nói thật chậm để dằn sự e ngại:
- Nhưng hắn không phải là loại người ngoan ngoãn dễ kiềm chế. Dùng hắn y như dùng con dao sắc, đứt tay như chơi.
Vua Thái Đức xem lời em như một cách tán thưởng sâu sắc và khéo léo tài dùng người của mình, cười ha hả, rồi bảo:
- Thà như thế. Dùng một con dao sắc nguy hiểm còn sướng hơn phải mệt nhọc với hàng trăm con dao cùn chém ho. Ông Nhật, ngày mai lựa vài tên lanh lẹ tin cậy được gửi qua làm lính hầu cho ông Cống nhé. Nhớ lựa những tên thật lanh lẹ. Ông hiểu ý ta rồi chứ?
Bùi văn Nhật đáp:
- Tâu thánh thượng, thần đã hiểu rồi ạ.
Nhà vua lại quay sang phía Nguyễn Huệ:
- Hắn giỏi thủy binh, Bắc Hà đặt cho hắn cái hiệu "con cắt nước", đủ biết hắn thành thạo thủy chiến đến bậc nào. Chú cần sửa đổi, tổ chức lại đạo thủy quân không? Sau trận đánh nhau với tàu Tây dương, chú có thấy trục trặc gì không?
Nguyễn Huệ suy nghĩ một lúc, rồi đáp:
- Thưa cần phải chỉnh đốn lại các đoàn thuyền chiến nhiều lắm. Muốn tiến quân nhanh, chỉ có cách dùng thuyền lớn để chở quân. Hiện nay thuyền của ta còn nhỏ quá. Phải cải tiến thế nào để thuyền có thể chở được cả súng lớn và voi. Về thủy chiến, lâu nay ta đã quen với sông rạch Gia Định. Nhưng còn mặt Bắc Hà, chắc phải nhờ ông Cống Chỉnh vẽ địa đồ, và chỉ dẫn tỉ mỉ đường đi nước bước. Không biết những điều hắn nói có đáng tin hết không!
Nhà vua vội hỏi:
- Tại sao chú lại hỏi thế? Hắn tị nạn vào đây, còn con đường nào khác đâu?
Nguyễn Huệ đáp:
- Em thấy chí của hắn không phải nhỏ. Có khi hắn vào đây chỉ để mượn đường, mượn quân, mượn nước của ta mưu đồ chuyện Bắc Hà.
Giọng của vua Thái Đức bắt đầu gay gắt:
- Cứ cho như thế đi. Nhưng hắn giở trò mạt cưa ta sẽ có mướp đắng. Trước mắt chưa có gì chứng tỏ hắn giả dối, thì ta phải lấy lòng thành mà đãi hắn. Tuyệt đối các ông không được tỏ ra dấu hiệu nghi ngờ nào. Nhất là chú Tám.
*
* *
Nguyễn Huệ vừa về dinh được ít lâu thì Lãng vào báo cho biết có Đỗ Nhàn Trập và Hộ bộ Bá xin yết kiến. Đang bực bội vì lời trách móc của vua Thái Đức, Huệ gắt gỏng hỏi:
- Xin gặp làm gì?
Lãng đáp:
- Họ trình là quan Hình bộ đã lấy cung xong, bảo phải qua đây để trình qua với Tướng quân.
Nguyễn Huệ hơi nguôi giận, dịu lời bảo Lãng:
- Thôi được, ra mời họ vào.
Hộ bộ Bá người khá cao, nước da đen, tóc thưa búi thành búi nhỏ phía sau gáy, bước vào phòng Long Nhương tướng quân với vẻ tự tin. Đỗ Nhàn Trập vốn đã thấp bé, vì sợ nên thu nhỏ người lại, bước lóm thóm sau lưng Bá. Long Nhương tướng quân hất đầu chỉ hai cái ghế đặt sát vách, bảo:
- Hai ông ngồi xuống đó đi. Mọi sự đã khai rõ bên Hình bộ rồi phải không?
Hộ bộ Bá nhanh nhẩu đáp:
- Bẩm tướng quân, đã khai đủ mọi diễn biến từ lúc Tướng quân và Hoàng thượng trở về cho đến lúc Châu Văn Tiếp đem quân vào Gia Định đấy ạ.
Nguyễn Huệ nghiêm mặt hỏi:
- Hắn đem vào bao nhiêu quân mà các ông bỏ chạy?
Hộ bộ Bá vội đáp:
- Dạ không phải chỉ một mình Châu Văn Tiếp kéo cờ "Lương sơn tá quốc" đưa quân về. Trước đó Đô đốc Loan đã bị Hồ văn Lân đánh bại ở Long hồ. Sau đó chúng kéo về đánh lấy Bến Lức. Hợp cả hai cánh quân Bến Lức và Châu Văn Tiếp lại, chúng mạnh hơn quân ta gấp bội. Vì vậy...
Đến lúc đó, Đỗ Nhàn Trập mới dám lên tiếng: - Dạ quả thật quân chúng nó đông đảo lắm. Được Hoàng thượng và Tướng quân tin cậy giao cho trấn thủ Gia Định, tôi rất lo lắng, chưa biết làm thế nào cho phải. Tôi bàn với Hộ bộ Bá. Quan Hộ bộ đây bảo: "Châu Văn Tiếp rất giỏi võ nghệ, nay ông đem đại quân đến đánh, ta không thể chống cự được đâu. Ta nên rút quân về Qui Nhơn đã, đến mùa xuân năm sau lại vào tái chiếm, cũng không muộn gì!"
Hộ bộ Bá đưa cùi chỏ thúc hông Đỗ Nhàn Trập nhiều lần, nhưng Trập cứ làm ngơ, tiếp tục kể cho hết chuyện. Da mặt Hộ bộ Bá xanh mét. Nguyễn Huệ quan sát thái độ của hai tên bại tướng, cười nhạt, rồi hỏi:
- Hộ bộ Bá nói thế, ông trả lời thế nào?
Đỗ Nhàn Trập hớn hở đáp:
- Thưa Tướng quân, tôi bảo chưa đánh đã trốn chạy là hèn nhát. Cho nên...
Hộ bộ Bá cướp lời Trập:
- Nhưng ông vừa dẫn quân ra, đã bị chúng nó xông vào đánh cho tan tác, cuối cùng cũng phải theo tôi chạy về đây thôi.
Nguyễn Huệ quay nhìn chằm chằm vào Bá, đanh giọng nói:
- Vâng. Rõ ràng là ông có lý. Châu Văn Tiếp không phải là một tay xoàng. Quân của chúng lại đông. Các ông chỉ có 3000 quân, rút lui để bảo toàn lực lượng là phải. Nhưng vào mùa xuân sang năm, ông làm ơn mang quân vào Gia Định tái chiếm giúp ta nhé! Nay là tháng 11. Còn những hai ba tháng nữa để chuẩn bị. Ông cứ từ từ tái chiếm, cũng không muộn gì!
Câu cuối cùng, Nguyễn Huệ cố ý nhại cho giống giọng kể của Đỗ Nhàn Trập, khiến cả Trập lẫn Bá càng lo sợ hơn. Đỗ Nhàn Trập run run lên tiếng:
- Chúng tôi đều là hạng bất tài. Chúng tôi đã biết tội rồi. Xin tướng quân rộng lượng tha thứ.
Nguyễn Huệ không muốn kéo dài thêm không khí căng thẳng, nên dịu lời bảo:
- Ta chỉ nói đùa đó thôi. Phép cầm quân không phải lúc nào cũng nhắm mắt cúi đầu mà húc về phía địch. Có lúc phải mạnh dạn xông tới, nhưng có lúc phải rút lui để bảo tồn lực lượng, chờ cơ hội thuận tiện hãy tấn công. Sau khi làm tờ khai trình, bên Hình bộ có bảo các ông làm gì nữa không?
Hộ bộ Bá vội vàng nói:
- Thưa Tướng quân, quan Hình bộ dặn phải qua đây ngay.
Nguyễn Huệ bực dọc bảo:
- Ta biết rồi. Nhưng sau khi thất trận, các ông đem được về đây bao nhiêu chiến thuyền, bao nhiêu quân còn sống sót, đã làm gì để báo tin, ủy lạo gia đình các tử sĩ chưa. Những việc ấy, chính các ông phải kê khai trình báo rõ ràng với bộ Binh. Các ông đã làm chưa?
Đỗ Nhàn Trập sợ Hộ bộ Bá tranh lời mất, nên vội đáp:
- Dạ đã làm xong cả rồi ạ.
Nguyễn Huệ gật đầu, bảo:
- Thôi được. Các ông cứ về nghỉ đi đã. Khi nào cần, Hoàng thượng sẽ xuống chiếu vời đến. À quên, ông Trập lần đầu ra đây chắc còn bỡ ngỡ chưa quen. Ông Bá lo hộ cho ông ấy nơi ăn chốn ở. Ông giúp được việc này không?
Hộ bộ Bá nhanh nhẩu đáp:
- Dạ thưa được ạ. Tôi sẽ lo mọi việc chu tất.
*
* *
Tối hôm ấy, Long Nhương tướng quân giữ Lãng ở lại ăn cơm với mình. Lãng hết sức ngạc nhiên, vì từ khi ở Gia Định về, Long Nhương tướng quân tránh tâm sự thân mật với viên thư ký. Phần Lãng, vì tự trọng, anh cũng không muốn vượt qua những ngăn cách của lễ nghi. Cả hai người đều thấy họ khác biệt nhau trong lối nhìn về lịch sử, về cuộc đời, về giá trị của cuộc sống, và cả hai đều biết nếu muốn tranh luận đến cùng, họ phải chấp nhận nhiều tổn thương và mất mát. Cho nên họ vờn quanh những điều cấm kỵ, và e dè trong cách ăn nói, cư xử hằng ngày.
Nghe vị chỉ huy bảo ở lại dinh ăn cơm tối, Lãng đoán biết Huệ đang có một tâm sự không biết thổ lộ cho ai. Lãng sung sướng, hãnh diện là khác, được nghe những điều tâm sự ấy.
Nguyễn Huệ bảo lính hầu dọn cơm ngay tại phòng làm việc chứ không về dinh riêng. Ban đầu, câu chuyện của họ còn rụt rè, đãi bôi. Huệ hỏi Lãng:
- Bên nhà vẫn thường chứ?
Lãng đáp:
- Dạ thưa Tướng quân, vẫn bình thường.
Huệ nhìn ra phía cửa, bảo Lãng:
- Không còn ai ở đây ngoài hai chúng ta, Lãng xưng hô bình thường đi. Cứ gọi "anh" như ngày thầy chưa mất.
Lãng cảm động, lí nhí đáp:
- Cảm ơn Tướng quân. Cảm ơn anh.
- Hôm rút quân về ta bận quá. Chuyện hốt cốt của Chinh êm xuôi chứ?
Lãng cười, vui vẻ kể:
- Suýt tí nữa là mang vạ đấy. Vì lúc cho quân lên thuyền, có lệnh phải kiểm soát gắt gao các thứ quân lính mang theo. Nếu không nhanh trí, em đã bị lộ rồi.
Huệ thích thú tò mò hỏi:
- Lãng làm cách nào qua mặt họ được?
Lãng đỏ mặt, thú thực:
- Em đem bọc cốt lên thuyền một lượt với đồ đạc quân khí của Tướng quân.
Nguyễn Huệ cười, giả vờ làm mặt giận bảo:
- May cho cậu. Nếu bị phát lộ, cậu phải ở tù mọt gông vì tội mạo danh. Đem về đây cải táng ở đâu?
- ở sát mộ cha em.
Nguyễn Huệ thở dài nói:
- Mới đây mà thầy mất đã bốn năm!
Rồi với giọng rụt rè hơn, Huệ hỏi:
- Mấy đứa cháu con An vẫn thường chứ?
- Dạ. Thằng đầu hơi nghịch, khó dạy.
- Nó mấy tuổi rồi?
- Dạ lên sáu.
- Chóng nhỉ. Mới ngày nào... hôm An lấy chồng... Phải rồi, hôm ấy đúng vào dịp ông Cống Chỉnh mang ấn kiếm vào Qui Nhơn. Bây giờ hắn lại dẫn xác vào. Ta nhớ sau tiệc cưới, thầy và ta có nói chuyện với nhau thật lâu về Cống Chỉnh. Chóng thật. Mới ngày nào...
Lãng mơ hồ đoán Nguyễn Huệ muốn tâm sự với mình về chuyện Cống Chỉnh, nên hỏi:
- Tướng quân... anh vừa gặp Cống Chỉnh chiều hôm nay?
Nguyễn Huệ đáp:
- Phải.
- Ông Cống có đổi khác so với sáu năm trước đây không?
- Vẫn thế. Không... Có khác chứ. Hắn đã bỏ bớt những điều hoa hòe, vì cái thế của hắn khác trước xa lắm. Thăng Long có biến loạn, quận Huy quan thầy của hắn bị bọn lính Tam phủ giết chết. Hắn sợ vạ lây đem vợ con trốn vào đây. Vì thế, chân tướng của hắn lộ rõ hơn.
Huệ cúi đầu trầm ngâm một lúc lâu. Sau cùng, ông gật gù, hỏi Lãng: - Lãng có biết hôm đám cưới An, thầy đã nói với ta về ông Cống Chỉnh như thế nào không?
Lãng hỏi:
- Cha em nói gì ạ?
- Thầy nghe Cống Chỉnh huyên thuyên biện bác về lẽ thiện ác ở đời, thấy lập luận của hắn hơi giống ý ông Tử Trường trong Sử ký. Chỉ khác một điều ông Tử Trường vì phẫn đời mà hoài nghi lẽ thiện, còn Cống Chỉnh thì trâng tráo xem đời là một canh bạc, kẻ thiện là kẻ thắng. Đấy là "chân lý", là miệng lưỡi của bọn cơ hội. Lãng có biết ba kẻ thù của chúng ta là ai không?
Không chờ Lãng trả lời, Huệ nói:
- Là bọn lưu manh vô lại, bọn thủ cựu cố chấp, và bọn cơ hội. Trong số này bọn cơ hội là kẻ thù nguy hiểm nhất. Vì chúng thông minh hơn bọn vô lại ngu dốt, lại giỏi nịnh nọt luồn cúi hơn bọn cố chấp hẹp hòi. Chúng đổi màu theo hoàn cảnh như da cắc kè, lại được việc. Khó phân biệt được bọn cơ hội ấy với những kẻ có thiện chí và có lý tưởng. Nguy hiểm là ở chỗ đó.
Lãng nhận thấy cần phải biện hộ chút ít cho người vắng mặt, nên nói:
- Nhưng ông Cống Chỉnh chưa tỏ ra dấu hiệu xấu xa phản trắc nào cả! Ông ấy vừa đến đây hôm qua.
Huệ sôi nổi nói:
- Cần gì phải sống với nhau lâu mới biết chân tướng. Cứ nghe cách hắn kể chuyện Bắc Hà, đủ biết! Nhưng thôi, ta tin cậy Lãng nói chuyện cho vui vậy thôi, đừng kể lại với ai khác thêm sinh chuyện. Khi nãy đang hỏi thăm tin tức bên nhà, tự nhiên xoay sang chuyện ông Cống! Con bé sau của An, nghe nói kháu lắm hả?
- Dạ. Giống chị ấy lắm. Nhất là đôi mắt.
Nguyễn Huệ mỉm cười, hỏi thêm:
- Từ hồi ở Gia Định về, Lợi có còn cho An đi buôn hàng xáo nữa không?
- Dạ chị ấy thôi hàng xáo rồi. Kể ra cũng nặng nhọc quá.
Giọng Huệ trở nên ngập ngừng:
- Có còn oán hận ta nữa không?
Lãng vô ý hỏi lại:
- Anh hỏi gì ạ?
Thốt xong, Lãng mới biết mình lỡ lời. Huệ làm như không nghe câu nói của Lãng, nói qua chuyện khác:
- Bên kho vừa cho biết anh Kiên đã xin thôi việc. Vì sao vậy? Lãng bối rối một lúc, rồi đáp:
- Em cũng chẳng biết nói sao nữa. Cái quán ở gần bến tắm ngựa kể ra cũng khá, chị ấy đủ chi tiêu qua ngày. Khỏi lo sinh kế, anh Kiên quay sang tìm hiểu những điều cao xa viển vông, chẳng hạn ta là ai? Sinh ra để làm gì? Có liên quan gì đến vạn vật quanh ta? Thế nào là hạnh phúc? Cuộc đời sẽ đi đâu?
Nguyễn Huệ thích thú, cười ha hả:
- Thật thế à? Anh ấy bao nhiêu tuổi rồi?
- Anh ấy hơn em mười tuổi. Năm nay em hai mươi bảy.
- Lãng hai mươi bảy rồi à? Mà phải. Chúng ta đã bắt đầu về già cả rồi. Ta ba mươi. Anh Lữ ba mươi hai. Anh Kiên ba mươi bảy. Đến cái tuổi đó coi như đi được quá nửa đường đời, bắt đầu suy nghĩ về nó là phải. Còn Lãng, phải lo chuyện vợ con đi chứ!
Lãng đỏ mặt đáp:
- Xin thú thật với Tướng quân... thú thật với anh là đến bây giờ em vẫn tự thấy mình chưa trưởng thành. Em chưa biết mình muốn gì, cái gì mình bước chân lên đều bập bềnh, chao đảo. Lập gia đình chỉ sợ làm khổ vợ con thôi.
Nguyễn Huệ nhíu mày cố hiểu những lời tâm sự của Lãng mà không hiểu nổi. Huệ hỏi:
- Lãng nói cái gì thế?
Lãng cố gắng giải thích, dù hết sức bối rối, xấu hổ:
- Có lẽ em là một đứa có nhiều trái chứng. Em không thể vững tin được điều gì lâu bền. Có những điều em tưởng là tuyệt đúng, tuyệt đẹp, em xông xáo, có thể liều thân vì nó. Nhưng chẳng bao lâu em thấy mình lầm, rồi lại tìm kiếm một cái tuyệt đúng tuyệt đẹp khác.
Huệ cười, an ủi Lãng:
- Ai mà chẳng thế. Người nào không khao khát đạt cho được cái lý tưởng mà Lãng vừa nói. Dĩ nhiên ít ai toại nguyện, nhưng chính niềm khao khát kia là nền tảng của đạo đức, là động cơ của sự tiến hóa.
- Nhưng em không thể chấp nhận dễ dàng những gì nhiều người chấp nhận. Chẳng hạn... chẳng hạn hồi ở Gia Định anh đã trách Lãng làm phức tạp những điều vốn đơn giản, chỉ thấy những xác chết cháy trên sông Ngã Bảy mà không thấy chiến thắng oanh liệt trước tàu chiến và vũ khí Tây dương. Làm sao được hở Tướng quân? Làm sao được, anh? Đến bây giờ em vẫn chưa quên được cảnh những đống xác ngập phố Sài Côn, và mùi máu tanh trên bến chợ Sỏi. Mỗi lần nhớ đến cảnh ấy tự nhiên trí óc em quay cuồng, như người say rượu. Em biết nếu không nhân đêm nay xin với anh ân huệ này thì ngày mai không tài nào em dám mở miệng. Xin anh cho Lãng được thay đổi công việc. Cho được làm bất cứ việc gì, miễn là khỏi trông thấy cảnh chết chóc. Xác một con người, dù lúc sống cao lớn hay thấp bé, sang hèn thế nào mặc dầu, vẫn luôn luôn tồi tàn hơn xác một con vật. Em nôn nao trước xác chết. Em không thể chịu đựng nổi. Huệ ngỡ ngàng trước sự phấn kích bất thường của viên Thư ký, vừa lo âu vừa bàng hoàng. Nguyễn Huệ hỏi:
- Vụ Hoa kiều ở Gia Định ám ảnh Lãng đến độ ấy sao? Lãng muốn chuyển sang làm việc gì bây giờ?
Lãng cúi mặt xuống che giấu xúc động. Huệ hỏi tiếp:
- Lãng làm việc với người nào khác, liệu họ có hiểu nổi Lãng không? Ta thì đã quen biết Lãng từ lâu, ta xem Lãng như một người em út cần bảo bọc, thông cảm. Ta hiểu tất cả tính tình của Lãng. Nhưng với người khác, Lãng nghĩ mà xem!
Lãng vội nói:
- Anh cho em làm việc gì không dính máu.
Huệ cười lớn, nói đùa:
- Cử Lãng sang trụ trì chùa Thập Tháp nhé. Gần đây con Thọ Hương cứ nằng nặc đòi cắt tóc đi tu đấy. Lãng biết chuyện đó chưa?
Lãng lo sợ đáp nhỏ:
- Em thật có lỗi với nàng.
Nguyễn Huệ không muốn đùa dai về một chuyện hết sức tế nhị, nên ngay sau đó, nói tránh sang chuyện khác:
- Nay mai thế nào nhà vua cũng cho thành lập sử quán. Lãng vào đấy làm việc nhé?
Lãng đáp:
- Vào sử quán cũng nguy hiểm chẳng khác gì ra trận. Những ghi chép của em, cuối cùng phải hủy bỏ đi cả, có dùng được vào việc gì đâu.
Huệ lại cười to, rồi đề nghị:
- Hay là qua bộ Lễ giúp cho gánh hát của ông Mịch. Phải đấy, Lãng qua soạn tuồng mới cho đào kép ông Mịch có tuồng mà hát. Làm thơ được thì soạn tuồng cũng được, ngại gì.
Lãng phải van xin cho được nghĩ lại. Nguyễn Huệ không ép Lãng phải quyết định tức thì, trước khi chia tay để đi nghỉ, vỗ vai Lãng thân ái bảo:
- Cậu sợ cái gì vấy máu ư? Không có cái gì tự nhiên mà ổn định, tốt đẹp được đâu! Cái chính là ở chỗ: ta có tin đã chọn đúng lý tưởng hay không. Còn trên đường đi đến lý tưởng, thế nào cũng có máu, cũng như có hoa, không thể tránh được!
Thuyền của Nguyễn Hữu Chỉnh cặp bến Thị Nại vào lúc xế trưa. Quan sở tại khi nghe Chỉnh xưng là một quan võ nhà Trịnh, từ Nghệ An đi thẳng vào đây, đoán biết tầm quan trọng của nội vụ, vội sai ngựa trạm cấp báo về kinh thành. Ngay sáng hôm sau, đích thân vua Thái Đức dùng ngựa xuống cửa Thị Nại để gặp Nguyễn Hữu Chỉnh. Hơn bảy năm đã trôi qua, kể từ ngày Chỉnh mang ấn kiếm của nhà Trịnh vào Qui Nhơn cho anh em Nguyễn Nhạc! Nhưng giữa vua Thái Đức và Nguyễn Hữu Chỉnh có một tình quyến luyến đặc biệt chỉ có giữa những kẻ đồng thanh khí. Họ gặp nhau có một lần, thế mà gặp nhau lại sau bảy năm, họ cùng có cảm tưởng như vừa mới nâng ly chúc thọ nhau hôm qua. Nhà vua quên hết nghi lễ, chạy đến ôm chầm lấy Nguyễn Hữu Chỉnh, miệng hỏi rối rít:
- Trời ơi, mới đến hả? Đi đường có bình yên không?
Nguyễn Hữu Chỉnh gỡ tay Nguyễn Nhạc, cung kính hạ thấp người xuống vái chào nhà vua. Nhạc càng thích thú hơn, cười to và bảo:
- Chỉ vẽ chuyện. Ta với chú mà, khách sáo ích gì! Gia quyến vẫn thường chứ?
Nguyễn Hữu Chỉnh đưa mắt về phía cái nhà lá hiện gia đình đang tạm trú nắng, chậm rãi thưa:
- Tâu Hoàng thượng, thần đã mang cả gia đình vào đây.
Vua Thái Đức ngạc nhiên, nhưng ông kịp trấn tĩnh ngay. Ông biết bên trong còn có nhiều điều tối mật không nên đối đáp công khai giữa đám quần thần và lính hầu đông đảo thế này. Nhà vua cười rất tự nhiên, bảo Chỉnh:
- Ông là một tay chơi hơn hẳn thiên hạ có khác. Đi sứ mà mang theo cả gia đình để thăm cho biết xứ mán mọi của chúng tôi. Được rồi, xin mời cả phu nhân lẫn các cô cậu lên thăm Hoàng đế thành của vua Tây Sơn. Thấy có gì thô lậu, xin đừng cười nhé. Không thể ví với cái phong lưu của chốn ngàn năm văn vật được đâu!
Nguyễn Hữu Chỉnh đỏ mặt vì bối rối và sung sướng. Quên cả địa vị mình, vua Thái Đức còn buộc Nguyễn Hữu Chỉnh phải dẫn Nhà vua đến tận cái chòi tranh để gặp mặt "thím và các cháu". Nhà vua ra lệnh đoàn tùy tùng xếp đặt để rước gia đình Nguyễn Hữu Chỉnh lên kinh thành trước. Phần Nhà vua và Nguyễn Hữu Chỉnh sẽ dùng ngựa thong thả theo sau, "nhân tiện hướng dẫn cho sứ nhà Trịnh biết qua phong cảnh của Qui Nhơn".
Họ ghìm ngựa đi thong thả sóng đôi bên nhau, và đến lúc thuận tiện nhất, vua Thái Đức mới hỏi Chỉnh:
- Bắc Hà có biến chăng?
Nguyễn Hữu Chỉnh khâm phục sự nhanh trí của Nguyễn Nhạc, chỉ biết gật đầu. Nhà vua lại hỏi:
- Người như chú mà phải thất thế sao?
Lòng tự ái bị xúc phạm, Chỉnh vội đáp:
- Tâu Hoàng thượng, thần lấy làm xấu hổ vì bao năm trôi qua mà vẫn lận đận vì công danh. Đến nay chỉ mới là một viên quan nhỏ.
Vua Thái Đức cười, châm biếm:
- Chớ cho điều thiện nhỏ mà không làm. Chính chú đã nói như thế mà!
Nguyễn Hữu Chỉnh cười gượng, rồi tiếp:
- Sau khi Việp Quận công qua đời, thần bị một tai vạ tầy đình suýt nguy đến tính mạng. May mắn là về sau gỡ được, lại được Quận Huy tin dùng.
Nhà vua lại cười hóm hỉnh, nheo mắt hỏi Chỉnh:
- À, Quận Huy! Ta nhớ rồi! Nhà Chúa đau yếu dật dờ, hắn còn dám "tòm tem" với Tuyên phi nữa không?
Nguyễn Hữu Chỉnh cau mày khó chịu, nghiêm mặt đáp:
- Đấy chỉ là những lời đồn đãi của kẻ ác tâm, Hoàng thượng chớ nên tin. Quan Chánh đường (Huy Quận công Hoàng Đình Bảo) nắm giữ nhiều uy quyền, nên dĩ nhiên có lắm kẻ thù. Nhưng quan Chánh đường vừa bị bọn kiêu binh tam phủ giết chết rồi.
Vua Thái Đức giật mình gò ngựa đứng lại, hỏi lớn:
- Quận Huy bị giết, tất có đại biến. Thế Trịnh Sâm thế nào?
Nguyễn Hữu Chỉnh cũng dừng ngựa lại, đáp:
- Đầu đuôi cũng do nhà Chúa. Vì mê nhan sắc của Tuyên phi, nhà Chúa phế trưởng lập thứ, điều đó chắc Hoàng thượng đã rõ.
- Vâng, ta đã biết từ lâu.
- Vây cánh của Trịnh Tông khá đông nên Đặng Tuyên phi phải nhờ đến tài cán của Huy Quận công. Do đó kẻ xấu mới được dịp đồn đãi. Nhà Chúa vừa nhắm mắt nằm xuống...
Nhạc thảng thốt hỏi:
- Trịnh Sâm đã chết rồi à?
- Tâu Hoàng thượng, vâng. Chúa đã quy tiên hôm 13 tháng Chín vừa qua.
- Sâm chết, tất nhiên phe trưởng với phe Tuyên phi không thể đội trời chung. Vì sao phe Tuyên phi lại thua?
Nguyễn Hữu Chỉnh rơm rớm nước mắt, giọng lạc đi:
- Vì Trịnh Tông đút lót ve vãn cho bọn lính tam phủ làm loạn. Chúng hẹn nhau kéo đến vây phủ đường, hò reo quát tháo ầm ĩ đòi giết Quận Huy và Tuyên phi để lập Tông lên ngôi Chúa. Quận Huy lãnh bảo kiếm nhà chúa cưỡi voi ra dẹp, nhưng chúng nó đông đúc ô tạp quá. Cuối cùng...
Vua Thái Đức gật đầu, tiếp lời Chỉnh:
- Ta hiểu rồi. Đám quân ô hợp đó sẽ kéo nhau đi phá nhà những ai chúng cho là phe đảng của Quận Huy. Nhưng chú ở tận nơi biên địa, sợ gì?
Nói xong, vua Thái Đức cười ha hả ra vẻ đắc chí. Nhà vua thúc cho ngựa đi tiếp. Nguyễn Hữu Chỉnh vội theo sát bên Nhà vua. Thấy Chỉnh bối rối, lo sợ, vua Thái Đức an ủi:
- Ta nói đùa đấy thôi. Rõ ràng Trời đã thu góp tất cả hiền tài đưa về Qui Nhơn giúp ta. Chú biết không, tuy Nghệ an đến đây quá xa xôi, nhưng cái danh "con cắt nước" của chú vẫn dội đến chốn hẻo lánh này. Ta đang cần người cải tiến đạo thủy quân. Chú vào đây thật đúng lúc.
*
* *
Sau khi giao cho Phò mã Vũ văn Nhậm xếp đặt nơi ăn chốn ở cho gia đình Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Thái Đức đưa ngay Chỉnh vào văn phòng, rồi sai lính đi mời ngay quan Tiết chế Nguyễn Lữ, Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ, quan Hình bộ Bùi văn Nhật và Thái úy Bùi Đắc Tuyên đến. Rõ ràng tin biến động Bắc Hà đã mở ra cho nhà vua một hy vọng mới.
Chờ cho mọi người yên vị xong, vua Thái Đức hỏi Chỉnh:
- Ông ở Nghệ An, làm sao hay tin có biến ở kinh thành?
Nguyễn Hữu Chỉnh thấy trừ vua Thái Đức, nét mặt mọi người đều ngơ ngác chưa hiểu ất giáp ra làm sao, nên khéo léo, từ tốn vừa trả lời Nhà vua vừa giải thích:
- Tâu Hoàng thượng, thần có một người bạn đồng hương là Nguyễn Viết Tuyển coi trung đội của đạo Hậu kiên đóng ở Sơn nam. Tuyển nghe tin vương phủ có biến, lính tam phủ nhân cái chết của Chúa, bị bọn tay chân con trưởng Trịnh Tông xúi giục, kéo đến bao vây vương phủ, phế thế tử, bắt Tuyên phi, giết quan Chánh đường Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, truy lùng những người bị xem là phe của Quận Huy. Lo sợ giùm cho thần, vì trước đây thần từng làm việc lâu năm dưới quyền Việp Quận công và Huy Quận công, nên Nguyễn Viết Tuyển vượt biển vào Nghệ An cấp báo cho thần biết. Do đó, thần đoán chắc tình hình biến loạn ở Bắc Hà là đúng sự thực.
Nhà vua lại hỏi:
- Ông vào đây có ai biết không?
Nguyễn Hữu Chỉnh mỉm cười tự tin, đáp chậm và rõ:
- Tâu Hoàng thượng, chắc chắn chưa ai biết thần đem gia đình vào đây, trừ Dao Trung hầu, trấn thủ Nghệ an.
Vua Thái Đức kinh ngạc hỏi lớn:
- Hắn biết mà cứ để ông trốn à?
Nguyễn Hữu Chỉnh đáp:
- Tâu Hoàng thượng, Dao Trung hầu là em rể Việp Quận công, nên bị xem là cùng phe với Quận Huy. Nghe thần báo tin có biến kinh thành, Dao Trung hầu sợ lắm, liền hỏi: "Bây giờ làm thế nào?" Thần đáp: "Trấn này giáp với Thuận hóa, hai nơi có thể liên lạc với nhau dễ dàng. Hiện nay phó tướng Phú Xuân là Thể Quận công đồn thủ Đồng Hới là Khôi Thọ hầu, đều là tay chân trong nhà Quận Việp. Với chúng ta coi như đồng hội đồng thuyền. Quan lớn nên viết thư kín bảo Quận Thể giết viên Đại tướng Phú Xuân, đoạt thành, rồi kịp cho người ra dụ Khôi Thọ hầu để kéo thành Đồng Hới vào hùa. Ngoài trấn Nghệ An này, đã có quan lớn giữ trấn phối hợp làm vây cánh, với hai nơi kia. Rồi ngài thu dùng hào kiệt, chiêu mộ thổ binh, lấy đường Hoàng Mai và đặt đồn lớn ở Quỳnh Lưu để làm cái thế cố thủ. Còn về mặt bể, tôi xin đảm đương".
Vua Thái Đức nghe đến đó thích chí quá, vội hỏi:
- Rồi hắn đáp thế nào? Hắn có đủ gan mật hay không?
Nguyễn Hữu Chỉnh mỉm cười đáp:
- Thưa không. Dao Trung hầu tuy sợ vạ, nhưng ngẫm nghĩ hồi lâu, cuối cùng bảo thần: "Cái kế của ông hay lắm. nhưng tôi tự liệu sức không làm nổi. Vậy ông nghĩ giùm cho cách khác".
Vua Thái Đức vỗ đét vào vế, cười to, bảo:
- Ta đoán thế nào hắn cũng từ chối. Trên đời đã mấy ai đủ gan như ông để nghĩ cái kế kinh thiên động địa như vậy. Sau đó ông trả lời hắn thế nào? Nguyễn Hữu Chỉnh đáp:
- Thần bảo: Ngoài cái kế ấy ra, chỉ còn một cách bỏ nước mà đi. Dao Trung hầu hỏi: Nhưng đi đâu bây giờ? Thần đáp: Thiên hạ vạn nước lo gì không có chỗ đi.
Vua Thái Đức lại cười ha hả, lớn tiếng khen:
- Cân nói khí phách hiên ngang lắm. Hắn là loài chim sẻ, chắc không dám bay theo con cắt nước, phải không?
- Tâu Hoàng thượng, vâng Thần ghé tai nói nhỏ với Dao Trung hầu chuyện vào Qui Nhơn với Hoàng thượng. Dao Trung hầu nửa muốn nghe theo, nửa ngần ngại do dự, sau cùng bảo thần: "Sự đó cũng là việc lớn, để tôi nghĩ lại xem đã". Thần nói: "Bây giờ sự biến chỉ trong phút chốc. Đợi đến khi ngài nghĩ xong, chắc lệnh tróc nã đã đến đây rồi. Vậy ngài ở lại mà nghĩ, phần tôi xin được tự lo lấy thân trước".
Vua Thái Đức khen:
- Quyết định nhanh nhẹn như thế mới là người quyền biến, hiểu lẽ xuất xử tiến thoái.
Đến lúc ấy, Long Nhương tướng quân mới hỏi Chỉnh:
- Ông đi mà bọn lính dưới quyền không thắc mắc gì cả à?
Nguyễn Hữu Chỉnh quay nhìn Huệ, khẽ gật đầu chào, rồi đáp:
- Tướng quân hỏi chí phải. Nếu chúng thắc mắc, hoặc có đứa phản thì tôi cũng khó mang cả nhà đi lọt. Tôi bảo với chúng có lệnh của quan Trấn thủ sai đi tuần tiễu mặt bể. Sau khi đưa cả nhà lên thuyền, tôi mới gọi ba trăm lính cơ dưới quyền bảo chúng đứng ở bờ sông, rồi nói rõ duyên cớ cho chúng nghe. Tôi còn biếu mỗi tên một quan tiền đen. Trước khi cho thuyền ra giữa sông kéo buồm chạy ra biển, tôi còn bắn ba phát súng để thị oai và từ biệt.
Vua Thái Đức lại khen:
- Được lắm. Ra đi như vậy mới đúng phong cách người trượng phu. Việc gì mà lấm lét, thậm thụt. Thôi, ông về cùng với gia đình thu xếp nơi ăn chốn ở đi. Nhà cửa thì thằng rể ta đã lo rồi. Cần phu phen khuân vác đồ đạc, hoặc cần sửa chữa thứ gì, cứ bảo thằng Nhậm. Ông vào được đây, ta mừng lắm.
*
* *
Đích thân vua Thái Đức đưa Nguyễn Hữu Chỉnh ra tới cửa. Chờ cho Vũ văn Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh đi khuất sau cánh cổng rồi, nhà vua mới cùng hai em và các đại thần thân tín trở vào phòng. Nét mặt nhà vua hớn hở khác thường. Nét u sầu buồn bã từ ngày ở Gia Định về không còn nữa. Với một giọng hăng hái hơi lắp bắp, nhà vua nói:
- Trời sinh loạn ở Bắc Hà để giúp ta thâu hồi đất Thuận Hóa. Chưa đưa quân vượt đèo Hải Vân chiếm lại phần đất từ bờ nam sông Gianh, ta vẫn chưa yên tâm. Thật là trời giúp ta.
Tiết chế Nguyễn Lữ nói:
- Đánh bây giờ em sợ không đủ sức. Sau trận tấn công Gia Định...
Vua Thái Đức cắt lời Lữ:
- Làm sao đánh ngay bây giờ được! Ta liệu trước cái hướng như vậy, còn muốn đánh thì còn phải chờ thời cơ cho chín muồi. Cứ để cho bọn Kiêu binh phá nát nhà cửa, uy tín bọn quan lại Bắc Hà, rồi tiếp tục chờ cho bọn quan lại đó kéo thêm vây cánh mộ thêm thổ binh kéo về kinh đô chém giết bọn Kiêu binh. Đến lúc cả hai mệt nhoài không nhấc nổi thanh gươm lên nữa, ta hãy vượt đèo Hải Vân.
Rồi quay về phía Long Nhương tướng quân, nhà vua hỏi:
- Chú Tám nắm vững tình hình phòng thủ ở Thuận Hóa chứ?
Nguyễn Huệ đáp:
- Thưa vâng.
- Sâm gửi vào đó bao nhiêu quân?
- Hơn ba vạn quân, do một viên Đại tướng, một viên Phó tướng, một viên Phó Đốc thị điều khiển. Các nơi trọng yếu từ đèo Hải Vân trở ra đều có lập đồn đóng quân.
- Tạo Quận công người thế nào?
- Hắn làm Đại tướng trấn giữ Thuận Hóa chỉ nhờ ngoan ngoãn vâng lệnh trên không cần bàn cãi, chứ không phải nhờ tài ba. Nhiều người bảo hắn đần độn, chậm chạp, gặp lúc biến không biết làm gì cả. Trước kia, viên Đốc thị phụ tá cho y là Nguyễn Lệnh Tân bất bình với Quận Tạo dâng thư về triều kể xấu Tạo là kẻ nhút nhát vô mưu. Xem thư ấy, Sâm cho Nguyễn Lệnh Tân là kẻ ưa sinh sự, bèn bãi chức Tân và đưa người khác vào thay. Còn Quận Tạo thì vẫn được Sâm khen là ôn hòa, thận trọng.
- Phó tướng Phú xuân là ai thế?
Nguyễn Huệ đáp:
- Chính là Hoàng Đình Thể tay chân cũ của Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc. Lúc nãy ông Cống Chỉnh có nói đến viên Phó tướng này.
Vua Thái Đức gật gù, bảo mọi người:
- Như vậy thì Thuận hóa không phải là cấm địa. Quân đông, đồn lũy kiên cố, nhưng tai biến ở kinh thành tất phải khiến cho Phú xuân hoang mang. Thể Quận công cũng là thuộc hạ của Việp Quận công như quận Huy, tất nhiên đang lo bị vạ lây. Ông Nhật chú ý cho người dò la tình hình Phú xuân biến chuyển thế nào, hàng tuần tâu cho ta hay nhé! Quan Hình bộ vội cúi đầu nhận lệnh.
Nhà vua nhìn quanh hỏi:
- Các ông thấy Cống Chỉnh thế nào? Tin hắn được không?
Vừa chứng kiến cảnh tương đắc giữa nhà vua và Nguyễn Hữu Chỉnh xong, nên không ai dám trả lời ngay, sợ không đúng ý của Nguyễn Nhạc. Chỉ có Nguyễn Huệ rụt rè nói:
- Ông ta có tài thủy chiến, và dám nghĩ đến những chuyện vá trời đấy. Nhưng...
Vua Thái Đức nóng ruột, vội hỏi:
- Nhưng thế nào?
Nguyễn Huệ nhìn thẳng vào mắt nhà vua, nói thật chậm để dằn sự e ngại:
- Nhưng hắn không phải là loại người ngoan ngoãn dễ kiềm chế. Dùng hắn y như dùng con dao sắc, đứt tay như chơi.
Vua Thái Đức xem lời em như một cách tán thưởng sâu sắc và khéo léo tài dùng người của mình, cười ha hả, rồi bảo:
- Thà như thế. Dùng một con dao sắc nguy hiểm còn sướng hơn phải mệt nhọc với hàng trăm con dao cùn chém ho. Ông Nhật, ngày mai lựa vài tên lanh lẹ tin cậy được gửi qua làm lính hầu cho ông Cống nhé. Nhớ lựa những tên thật lanh lẹ. Ông hiểu ý ta rồi chứ?
Bùi văn Nhật đáp:
- Tâu thánh thượng, thần đã hiểu rồi ạ.
Nhà vua lại quay sang phía Nguyễn Huệ:
- Hắn giỏi thủy binh, Bắc Hà đặt cho hắn cái hiệu "con cắt nước", đủ biết hắn thành thạo thủy chiến đến bậc nào. Chú cần sửa đổi, tổ chức lại đạo thủy quân không? Sau trận đánh nhau với tàu Tây dương, chú có thấy trục trặc gì không?
Nguyễn Huệ suy nghĩ một lúc, rồi đáp:
- Thưa cần phải chỉnh đốn lại các đoàn thuyền chiến nhiều lắm. Muốn tiến quân nhanh, chỉ có cách dùng thuyền lớn để chở quân. Hiện nay thuyền của ta còn nhỏ quá. Phải cải tiến thế nào để thuyền có thể chở được cả súng lớn và voi. Về thủy chiến, lâu nay ta đã quen với sông rạch Gia Định. Nhưng còn mặt Bắc Hà, chắc phải nhờ ông Cống Chỉnh vẽ địa đồ, và chỉ dẫn tỉ mỉ đường đi nước bước. Không biết những điều hắn nói có đáng tin hết không!
Nhà vua vội hỏi:
- Tại sao chú lại hỏi thế? Hắn tị nạn vào đây, còn con đường nào khác đâu?
Nguyễn Huệ đáp:
- Em thấy chí của hắn không phải nhỏ. Có khi hắn vào đây chỉ để mượn đường, mượn quân, mượn nước của ta mưu đồ chuyện Bắc Hà.
Giọng của vua Thái Đức bắt đầu gay gắt:
- Cứ cho như thế đi. Nhưng hắn giở trò mạt cưa ta sẽ có mướp đắng. Trước mắt chưa có gì chứng tỏ hắn giả dối, thì ta phải lấy lòng thành mà đãi hắn. Tuyệt đối các ông không được tỏ ra dấu hiệu nghi ngờ nào. Nhất là chú Tám.
*
* *
Nguyễn Huệ vừa về dinh được ít lâu thì Lãng vào báo cho biết có Đỗ Nhàn Trập và Hộ bộ Bá xin yết kiến. Đang bực bội vì lời trách móc của vua Thái Đức, Huệ gắt gỏng hỏi:
- Xin gặp làm gì?
Lãng đáp:
- Họ trình là quan Hình bộ đã lấy cung xong, bảo phải qua đây để trình qua với Tướng quân.
Nguyễn Huệ hơi nguôi giận, dịu lời bảo Lãng:
- Thôi được, ra mời họ vào.
Hộ bộ Bá người khá cao, nước da đen, tóc thưa búi thành búi nhỏ phía sau gáy, bước vào phòng Long Nhương tướng quân với vẻ tự tin. Đỗ Nhàn Trập vốn đã thấp bé, vì sợ nên thu nhỏ người lại, bước lóm thóm sau lưng Bá. Long Nhương tướng quân hất đầu chỉ hai cái ghế đặt sát vách, bảo:
- Hai ông ngồi xuống đó đi. Mọi sự đã khai rõ bên Hình bộ rồi phải không?
Hộ bộ Bá nhanh nhẩu đáp:
- Bẩm tướng quân, đã khai đủ mọi diễn biến từ lúc Tướng quân và Hoàng thượng trở về cho đến lúc Châu Văn Tiếp đem quân vào Gia Định đấy ạ.
Nguyễn Huệ nghiêm mặt hỏi:
- Hắn đem vào bao nhiêu quân mà các ông bỏ chạy?
Hộ bộ Bá vội đáp:
- Dạ không phải chỉ một mình Châu Văn Tiếp kéo cờ "Lương sơn tá quốc" đưa quân về. Trước đó Đô đốc Loan đã bị Hồ văn Lân đánh bại ở Long hồ. Sau đó chúng kéo về đánh lấy Bến Lức. Hợp cả hai cánh quân Bến Lức và Châu Văn Tiếp lại, chúng mạnh hơn quân ta gấp bội. Vì vậy...
Đến lúc đó, Đỗ Nhàn Trập mới dám lên tiếng: - Dạ quả thật quân chúng nó đông đảo lắm. Được Hoàng thượng và Tướng quân tin cậy giao cho trấn thủ Gia Định, tôi rất lo lắng, chưa biết làm thế nào cho phải. Tôi bàn với Hộ bộ Bá. Quan Hộ bộ đây bảo: "Châu Văn Tiếp rất giỏi võ nghệ, nay ông đem đại quân đến đánh, ta không thể chống cự được đâu. Ta nên rút quân về Qui Nhơn đã, đến mùa xuân năm sau lại vào tái chiếm, cũng không muộn gì!"
Hộ bộ Bá đưa cùi chỏ thúc hông Đỗ Nhàn Trập nhiều lần, nhưng Trập cứ làm ngơ, tiếp tục kể cho hết chuyện. Da mặt Hộ bộ Bá xanh mét. Nguyễn Huệ quan sát thái độ của hai tên bại tướng, cười nhạt, rồi hỏi:
- Hộ bộ Bá nói thế, ông trả lời thế nào?
Đỗ Nhàn Trập hớn hở đáp:
- Thưa Tướng quân, tôi bảo chưa đánh đã trốn chạy là hèn nhát. Cho nên...
Hộ bộ Bá cướp lời Trập:
- Nhưng ông vừa dẫn quân ra, đã bị chúng nó xông vào đánh cho tan tác, cuối cùng cũng phải theo tôi chạy về đây thôi.
Nguyễn Huệ quay nhìn chằm chằm vào Bá, đanh giọng nói:
- Vâng. Rõ ràng là ông có lý. Châu Văn Tiếp không phải là một tay xoàng. Quân của chúng lại đông. Các ông chỉ có 3000 quân, rút lui để bảo toàn lực lượng là phải. Nhưng vào mùa xuân sang năm, ông làm ơn mang quân vào Gia Định tái chiếm giúp ta nhé! Nay là tháng 11. Còn những hai ba tháng nữa để chuẩn bị. Ông cứ từ từ tái chiếm, cũng không muộn gì!
Câu cuối cùng, Nguyễn Huệ cố ý nhại cho giống giọng kể của Đỗ Nhàn Trập, khiến cả Trập lẫn Bá càng lo sợ hơn. Đỗ Nhàn Trập run run lên tiếng:
- Chúng tôi đều là hạng bất tài. Chúng tôi đã biết tội rồi. Xin tướng quân rộng lượng tha thứ.
Nguyễn Huệ không muốn kéo dài thêm không khí căng thẳng, nên dịu lời bảo:
- Ta chỉ nói đùa đó thôi. Phép cầm quân không phải lúc nào cũng nhắm mắt cúi đầu mà húc về phía địch. Có lúc phải mạnh dạn xông tới, nhưng có lúc phải rút lui để bảo tồn lực lượng, chờ cơ hội thuận tiện hãy tấn công. Sau khi làm tờ khai trình, bên Hình bộ có bảo các ông làm gì nữa không?
Hộ bộ Bá vội vàng nói:
- Thưa Tướng quân, quan Hình bộ dặn phải qua đây ngay.
Nguyễn Huệ bực dọc bảo:
- Ta biết rồi. Nhưng sau khi thất trận, các ông đem được về đây bao nhiêu chiến thuyền, bao nhiêu quân còn sống sót, đã làm gì để báo tin, ủy lạo gia đình các tử sĩ chưa. Những việc ấy, chính các ông phải kê khai trình báo rõ ràng với bộ Binh. Các ông đã làm chưa?
Đỗ Nhàn Trập sợ Hộ bộ Bá tranh lời mất, nên vội đáp:
- Dạ đã làm xong cả rồi ạ.
Nguyễn Huệ gật đầu, bảo:
- Thôi được. Các ông cứ về nghỉ đi đã. Khi nào cần, Hoàng thượng sẽ xuống chiếu vời đến. À quên, ông Trập lần đầu ra đây chắc còn bỡ ngỡ chưa quen. Ông Bá lo hộ cho ông ấy nơi ăn chốn ở. Ông giúp được việc này không?
Hộ bộ Bá nhanh nhẩu đáp:
- Dạ thưa được ạ. Tôi sẽ lo mọi việc chu tất.
*
* *
Tối hôm ấy, Long Nhương tướng quân giữ Lãng ở lại ăn cơm với mình. Lãng hết sức ngạc nhiên, vì từ khi ở Gia Định về, Long Nhương tướng quân tránh tâm sự thân mật với viên thư ký. Phần Lãng, vì tự trọng, anh cũng không muốn vượt qua những ngăn cách của lễ nghi. Cả hai người đều thấy họ khác biệt nhau trong lối nhìn về lịch sử, về cuộc đời, về giá trị của cuộc sống, và cả hai đều biết nếu muốn tranh luận đến cùng, họ phải chấp nhận nhiều tổn thương và mất mát. Cho nên họ vờn quanh những điều cấm kỵ, và e dè trong cách ăn nói, cư xử hằng ngày.
Nghe vị chỉ huy bảo ở lại dinh ăn cơm tối, Lãng đoán biết Huệ đang có một tâm sự không biết thổ lộ cho ai. Lãng sung sướng, hãnh diện là khác, được nghe những điều tâm sự ấy.
Nguyễn Huệ bảo lính hầu dọn cơm ngay tại phòng làm việc chứ không về dinh riêng. Ban đầu, câu chuyện của họ còn rụt rè, đãi bôi. Huệ hỏi Lãng:
- Bên nhà vẫn thường chứ?
Lãng đáp:
- Dạ thưa Tướng quân, vẫn bình thường.
Huệ nhìn ra phía cửa, bảo Lãng:
- Không còn ai ở đây ngoài hai chúng ta, Lãng xưng hô bình thường đi. Cứ gọi "anh" như ngày thầy chưa mất.
Lãng cảm động, lí nhí đáp:
- Cảm ơn Tướng quân. Cảm ơn anh.
- Hôm rút quân về ta bận quá. Chuyện hốt cốt của Chinh êm xuôi chứ?
Lãng cười, vui vẻ kể:
- Suýt tí nữa là mang vạ đấy. Vì lúc cho quân lên thuyền, có lệnh phải kiểm soát gắt gao các thứ quân lính mang theo. Nếu không nhanh trí, em đã bị lộ rồi.
Huệ thích thú tò mò hỏi:
- Lãng làm cách nào qua mặt họ được?
Lãng đỏ mặt, thú thực:
- Em đem bọc cốt lên thuyền một lượt với đồ đạc quân khí của Tướng quân.
Nguyễn Huệ cười, giả vờ làm mặt giận bảo:
- May cho cậu. Nếu bị phát lộ, cậu phải ở tù mọt gông vì tội mạo danh. Đem về đây cải táng ở đâu?
- ở sát mộ cha em.
Nguyễn Huệ thở dài nói:
- Mới đây mà thầy mất đã bốn năm!
Rồi với giọng rụt rè hơn, Huệ hỏi:
- Mấy đứa cháu con An vẫn thường chứ?
- Dạ. Thằng đầu hơi nghịch, khó dạy.
- Nó mấy tuổi rồi?
- Dạ lên sáu.
- Chóng nhỉ. Mới ngày nào... hôm An lấy chồng... Phải rồi, hôm ấy đúng vào dịp ông Cống Chỉnh mang ấn kiếm vào Qui Nhơn. Bây giờ hắn lại dẫn xác vào. Ta nhớ sau tiệc cưới, thầy và ta có nói chuyện với nhau thật lâu về Cống Chỉnh. Chóng thật. Mới ngày nào...
Lãng mơ hồ đoán Nguyễn Huệ muốn tâm sự với mình về chuyện Cống Chỉnh, nên hỏi:
- Tướng quân... anh vừa gặp Cống Chỉnh chiều hôm nay?
Nguyễn Huệ đáp:
- Phải.
- Ông Cống có đổi khác so với sáu năm trước đây không?
- Vẫn thế. Không... Có khác chứ. Hắn đã bỏ bớt những điều hoa hòe, vì cái thế của hắn khác trước xa lắm. Thăng Long có biến loạn, quận Huy quan thầy của hắn bị bọn lính Tam phủ giết chết. Hắn sợ vạ lây đem vợ con trốn vào đây. Vì thế, chân tướng của hắn lộ rõ hơn.
Huệ cúi đầu trầm ngâm một lúc lâu. Sau cùng, ông gật gù, hỏi Lãng: - Lãng có biết hôm đám cưới An, thầy đã nói với ta về ông Cống Chỉnh như thế nào không?
Lãng hỏi:
- Cha em nói gì ạ?
- Thầy nghe Cống Chỉnh huyên thuyên biện bác về lẽ thiện ác ở đời, thấy lập luận của hắn hơi giống ý ông Tử Trường trong Sử ký. Chỉ khác một điều ông Tử Trường vì phẫn đời mà hoài nghi lẽ thiện, còn Cống Chỉnh thì trâng tráo xem đời là một canh bạc, kẻ thiện là kẻ thắng. Đấy là "chân lý", là miệng lưỡi của bọn cơ hội. Lãng có biết ba kẻ thù của chúng ta là ai không?
Không chờ Lãng trả lời, Huệ nói:
- Là bọn lưu manh vô lại, bọn thủ cựu cố chấp, và bọn cơ hội. Trong số này bọn cơ hội là kẻ thù nguy hiểm nhất. Vì chúng thông minh hơn bọn vô lại ngu dốt, lại giỏi nịnh nọt luồn cúi hơn bọn cố chấp hẹp hòi. Chúng đổi màu theo hoàn cảnh như da cắc kè, lại được việc. Khó phân biệt được bọn cơ hội ấy với những kẻ có thiện chí và có lý tưởng. Nguy hiểm là ở chỗ đó.
Lãng nhận thấy cần phải biện hộ chút ít cho người vắng mặt, nên nói:
- Nhưng ông Cống Chỉnh chưa tỏ ra dấu hiệu xấu xa phản trắc nào cả! Ông ấy vừa đến đây hôm qua.
Huệ sôi nổi nói:
- Cần gì phải sống với nhau lâu mới biết chân tướng. Cứ nghe cách hắn kể chuyện Bắc Hà, đủ biết! Nhưng thôi, ta tin cậy Lãng nói chuyện cho vui vậy thôi, đừng kể lại với ai khác thêm sinh chuyện. Khi nãy đang hỏi thăm tin tức bên nhà, tự nhiên xoay sang chuyện ông Cống! Con bé sau của An, nghe nói kháu lắm hả?
- Dạ. Giống chị ấy lắm. Nhất là đôi mắt.
Nguyễn Huệ mỉm cười, hỏi thêm:
- Từ hồi ở Gia Định về, Lợi có còn cho An đi buôn hàng xáo nữa không?
- Dạ chị ấy thôi hàng xáo rồi. Kể ra cũng nặng nhọc quá.
Giọng Huệ trở nên ngập ngừng:
- Có còn oán hận ta nữa không?
Lãng vô ý hỏi lại:
- Anh hỏi gì ạ?
Thốt xong, Lãng mới biết mình lỡ lời. Huệ làm như không nghe câu nói của Lãng, nói qua chuyện khác:
- Bên kho vừa cho biết anh Kiên đã xin thôi việc. Vì sao vậy? Lãng bối rối một lúc, rồi đáp:
- Em cũng chẳng biết nói sao nữa. Cái quán ở gần bến tắm ngựa kể ra cũng khá, chị ấy đủ chi tiêu qua ngày. Khỏi lo sinh kế, anh Kiên quay sang tìm hiểu những điều cao xa viển vông, chẳng hạn ta là ai? Sinh ra để làm gì? Có liên quan gì đến vạn vật quanh ta? Thế nào là hạnh phúc? Cuộc đời sẽ đi đâu?
Nguyễn Huệ thích thú, cười ha hả:
- Thật thế à? Anh ấy bao nhiêu tuổi rồi?
- Anh ấy hơn em mười tuổi. Năm nay em hai mươi bảy.
- Lãng hai mươi bảy rồi à? Mà phải. Chúng ta đã bắt đầu về già cả rồi. Ta ba mươi. Anh Lữ ba mươi hai. Anh Kiên ba mươi bảy. Đến cái tuổi đó coi như đi được quá nửa đường đời, bắt đầu suy nghĩ về nó là phải. Còn Lãng, phải lo chuyện vợ con đi chứ!
Lãng đỏ mặt đáp:
- Xin thú thật với Tướng quân... thú thật với anh là đến bây giờ em vẫn tự thấy mình chưa trưởng thành. Em chưa biết mình muốn gì, cái gì mình bước chân lên đều bập bềnh, chao đảo. Lập gia đình chỉ sợ làm khổ vợ con thôi.
Nguyễn Huệ nhíu mày cố hiểu những lời tâm sự của Lãng mà không hiểu nổi. Huệ hỏi:
- Lãng nói cái gì thế?
Lãng cố gắng giải thích, dù hết sức bối rối, xấu hổ:
- Có lẽ em là một đứa có nhiều trái chứng. Em không thể vững tin được điều gì lâu bền. Có những điều em tưởng là tuyệt đúng, tuyệt đẹp, em xông xáo, có thể liều thân vì nó. Nhưng chẳng bao lâu em thấy mình lầm, rồi lại tìm kiếm một cái tuyệt đúng tuyệt đẹp khác.
Huệ cười, an ủi Lãng:
- Ai mà chẳng thế. Người nào không khao khát đạt cho được cái lý tưởng mà Lãng vừa nói. Dĩ nhiên ít ai toại nguyện, nhưng chính niềm khao khát kia là nền tảng của đạo đức, là động cơ của sự tiến hóa.
- Nhưng em không thể chấp nhận dễ dàng những gì nhiều người chấp nhận. Chẳng hạn... chẳng hạn hồi ở Gia Định anh đã trách Lãng làm phức tạp những điều vốn đơn giản, chỉ thấy những xác chết cháy trên sông Ngã Bảy mà không thấy chiến thắng oanh liệt trước tàu chiến và vũ khí Tây dương. Làm sao được hở Tướng quân? Làm sao được, anh? Đến bây giờ em vẫn chưa quên được cảnh những đống xác ngập phố Sài Côn, và mùi máu tanh trên bến chợ Sỏi. Mỗi lần nhớ đến cảnh ấy tự nhiên trí óc em quay cuồng, như người say rượu. Em biết nếu không nhân đêm nay xin với anh ân huệ này thì ngày mai không tài nào em dám mở miệng. Xin anh cho Lãng được thay đổi công việc. Cho được làm bất cứ việc gì, miễn là khỏi trông thấy cảnh chết chóc. Xác một con người, dù lúc sống cao lớn hay thấp bé, sang hèn thế nào mặc dầu, vẫn luôn luôn tồi tàn hơn xác một con vật. Em nôn nao trước xác chết. Em không thể chịu đựng nổi. Huệ ngỡ ngàng trước sự phấn kích bất thường của viên Thư ký, vừa lo âu vừa bàng hoàng. Nguyễn Huệ hỏi:
- Vụ Hoa kiều ở Gia Định ám ảnh Lãng đến độ ấy sao? Lãng muốn chuyển sang làm việc gì bây giờ?
Lãng cúi mặt xuống che giấu xúc động. Huệ hỏi tiếp:
- Lãng làm việc với người nào khác, liệu họ có hiểu nổi Lãng không? Ta thì đã quen biết Lãng từ lâu, ta xem Lãng như một người em út cần bảo bọc, thông cảm. Ta hiểu tất cả tính tình của Lãng. Nhưng với người khác, Lãng nghĩ mà xem!
Lãng vội nói:
- Anh cho em làm việc gì không dính máu.
Huệ cười lớn, nói đùa:
- Cử Lãng sang trụ trì chùa Thập Tháp nhé. Gần đây con Thọ Hương cứ nằng nặc đòi cắt tóc đi tu đấy. Lãng biết chuyện đó chưa?
Lãng lo sợ đáp nhỏ:
- Em thật có lỗi với nàng.
Nguyễn Huệ không muốn đùa dai về một chuyện hết sức tế nhị, nên ngay sau đó, nói tránh sang chuyện khác:
- Nay mai thế nào nhà vua cũng cho thành lập sử quán. Lãng vào đấy làm việc nhé?
Lãng đáp:
- Vào sử quán cũng nguy hiểm chẳng khác gì ra trận. Những ghi chép của em, cuối cùng phải hủy bỏ đi cả, có dùng được vào việc gì đâu.
Huệ lại cười to, rồi đề nghị:
- Hay là qua bộ Lễ giúp cho gánh hát của ông Mịch. Phải đấy, Lãng qua soạn tuồng mới cho đào kép ông Mịch có tuồng mà hát. Làm thơ được thì soạn tuồng cũng được, ngại gì.
Lãng phải van xin cho được nghĩ lại. Nguyễn Huệ không ép Lãng phải quyết định tức thì, trước khi chia tay để đi nghỉ, vỗ vai Lãng thân ái bảo:
- Cậu sợ cái gì vấy máu ư? Không có cái gì tự nhiên mà ổn định, tốt đẹp được đâu! Cái chính là ở chỗ: ta có tin đã chọn đúng lý tưởng hay không. Còn trên đường đi đến lý tưởng, thế nào cũng có máu, cũng như có hoa, không thể tránh được!