Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sông Côn Mùa Lũ - Chương 10
Từ hôm lên Tây Sơn Thượng, ông giáo có thói quen dậy sớm hơn mọi người. Ở miền xuôi, ông quen thức dậy lúc mặt trời vừa mọc. Ở đây mặt trời mỗi sáng phải khó nhọc lắm mới vượt qua được Hòn Lớn, nên sau khoảnh khắc tinh sương ngắn ngủi, khí hậu bỗng chốc trở nên oi ả. Đêm mù sương và khí núi tan nhanh dưới ánh mặt trời, đến nỗi cây cối, chim chóc, côn trùng không có thì giờ ngái ngủ. Trong khoảng thời gian nằm một mình mỗi sáng đó, ông cứ loay hoay với cảm giác lạc lõng, lạ lẫm nó vương víu tâm hồn ông bao lâu nay. Xa đồng bằng, cách biệt với đống sách vở vốn là chỗ dựa của đời ông từ trước đến giờ, ông cảm thấy trống trải, không còn biết làm gì, nghĩ gì. Ông hụt hẫng như bị rơi vào một khoảng sâu, hay chờm ngợp vì không quen với những đỉnh chon von cô độc. Những cuộc rượu ồn ào, những đêm nghe chuyện tiếu lâm, sự biểu lộ tình cảm mạnh bạo và sỗ sàng của nhiều người trong trại, đặc biệt là sự thờ ơ gần như khinh thị của họ đối với chữ nghĩa, đã khiến ông giáo ngỡ ngàng. Ông bắt đầu nhận thấy có nhiều vấn đề để ông quan tâm thực ra chỉ là những điều không có thực. Cái thực sự cần thiết cho nhiều người quanh ông, trước hết là sống. Phải sống trước đã, và muốn giữ cho được cái quyền sơ đẳng tất yếu đó, quyền được hai bữa ăn no mỗi ngày, uống nước lúc khát, quyền được che thân thể cho khỏi chết cóng, quyền được thở, những con người ông đang sống chung ở nơi xó rừng này bắt buộc phải dẫm lên trên một số khôn mẫu mà lâu nay ông đã buộc đám học trò ngoan ngoãn của ông học thuộc lòng.
Họ dẫm lên mớ khuôn mẫu ấy với lòng thanh thản, như dẫm lên một đám cỏ dại để tiến đến một dòng suối uống được. Họ không chọn đất trước khi bước, sửa mũ áo ngay ngắn trước khi ra đường, lựa lời trước khi nói. Lựa chọn cái này, tránh xa cái nọ, lấy gì làm chuẩn cho các quyết định quan trọng như vậy? Không có gì hết ngoài sự sống. Đốt nhà một tên điền chủ ích kỷ, bỏ làng trốn lên núi sâu làm dân phiêu bạt vì không còn lấy một đồng tiền kẽm nộp thuế, chém ngã một tên xã trưởng cướp đất bằng luật lệ triều đình; bấy nhiêu trường hợp ông giáo nghe kể đều đẩy ông giáo vào ngõ cụt. Nếu ở vào hoàn cảnh của họ, ông sẽ làm gì với một lý thuyết trung quân của ông? Ông có dám làm những điều họ đã làm không, và nếu không làm như họ, ông có tìm được giải pháp nào khác vừa bảo toàn được sống, vừa không động chạm mảy may đến những nguyên tắc đức lý học thuộc từ buổi khai tâm? Có lúc ông đã nghĩ, ôi dào, chỉ vì họ ít học nên sống đơn giản, chỉ lo sống chứ không đủ sức suy xét, chiêm nghiệm. Ông không giữ được cái lý luận hàm hồ ấy lâu! Vì quả thực ông giáo thấy rõ những người ở trường trầu Tây Sơn Thượng không đơn giản. Niềm vui, nỗi buồn, sự cô độc, mơ ước, nhớ nhung của họ chỉ lặng lẽ hơn một chút, biểu lộ ít ỏi hơn một chút, hoặc lúc tụ họp bên ánh đuốc, quanh vò rượu, thì thường ồn ào táo bạo quá mức thường, nhưng dù ở hoàn cảnh nào, phần đời sống tâm linh chìm lắng bên trong luôn luôn phức tạp và sôi động. Chính ông mới là người đơn giản, thu mình trong khuôn khổ của đức lý, lúc nào cũng nem nép sợ hãi, rón rén đi quanh trong vòng phấn vô hình của đạo nho và vương quyền. Hoặc chỉ vì ông chưa bao giờ chết khát trên đường dẫn đến dòng suối, ông dò xét từng mô đất, tránh né từng ngọn cỏ. Ông chưa đích thực giáp mặt với đời sống nghiệt ngã, nên quanh quẩn với những khuôn mẫu dung thường!
Cho nên cái gì xảy ra ở đây đều thành chuyện lạ đối với ông.
*
* *
Khác với lệ thường, một sáng, ông thức dậy trễ. Đêm trước Kiên kêu nhức đầu, về khuya nổi cơn mê sảng, ông giáo lo âu không ngủ được, chong đèn canh giấc cho con đến quá nửa đêm. Tiếng cãi vã ồn ào đã đánh thức ông dậy. Kiên đã dậy trước ông, và khi thấy cha định xuống sân trước xem chuyện gì đã xảy ra, anh cản ông giáo lại:
- Cha đừng xuống đó. Để xem họ xử trí thế nào?
Ông giáo hỏi con:
- Chuyện gì ồn ào vậy?
Kiên nghiêng người nhìn xuống sân một lần nữa, mới quay lại trả lời:
- Bây giờ họ mới vỡ lẽ ra. Thử xem còn oán con eo hẹp nữa thôi!
Ông giáo gắt:
- Nhưng chuyện gì vậy?
Kiên thấy cha giận, vội ngồi ngay ngắn trở lại, kể chậm rãi và rành rẽ hơn:
- Từ ngày con lên trông coi cái trại này, giờ giấc có dễ dãi hơn trước. Thấy bắp khô năm nào cũng thừa thãi, con cho họ ăn lót lòng bằng bắp hầm trước khi ra rẫy hoặc lên buôn. Cậu Lữ lên đây, cằn nhằn bảo phí của, phí thì giờ. Sáng nay cậu ta bắt bỏ lệ ăn sáng, nên họ làm ồn ào lên!
Ông giáo đến bên cửa sổ nhà sàn nhìn xuống. Đám đông còn tụ họp dưới sân, dụng cụ làm rẫy lẫn quang gánh còn vất bừa bãi khắp đây đó. Ba người trẻ tuổi đang đứng gần Lữ. Cậu thanh niên có khuôn mặt xương hôm đầu hướng dẫn ông giáo đến chỗ Kiên, đang huơ tay tranh luận với Lữ. Khoảng cách từ chỗ hai cha con ông giáo đến chỗ đám đông tụ họp khá xa, nên cả ông giáo lẫn Kiên không nghe rõ họ nói những gì. Ông giáo xem cử chỉ người thanh niên biết anh ta đang giận dữ, quyết không chịu nhường cho cậu em ông biện lấy một tấc đất. Ông lại quan sát Lữ, không nhận ra cậu học trò thụ động, kín đáo và hơi nhút nhát của mình. Ngược lại, Lữ có vẻ tự tin, bình tĩnh, linh hoạt hẳn lên. Một tay Lữ giắt vào cái thắt lưng vải xanh, một tay chống nạnh. Khuôn mặt anh hơi ngước lên phía cao, đón nghe một cách khinh thị những lời của cậu thanh niên. Cậu thanh niên hung hăng một lúc, rồi đến phiên Lữ nói. Đám đông tụ lại quanh Lữ. Hình như anh ta nói khéo, nên cả những người bất mãn cố ý đứng xa chỗ Lữ đứng, dần dần cũng đến bao quanh Lữ để nghe chuyện.
Một lúc sau, có tiếng cười ồn ào, tiếng nói chuyện lao xao. Khoảng bảy, tám người đến nhặt rựa, cuốc vác lên vai, đi về phía cổng. Kiên ngạc nhiên nói:
- Không hiểu anh ta nói thế nào mà họ chịu nghe.
Ông giáo hỏi con:
- Họ đi đâu đấy? Sao còn một nhóm chưa đi?
Kiên đáp:
- Số vác rựa, cuốc đi lên rẫy. Số còn lại sẽ đem muối lên các buôn đổi măng và trầu đem về.
- Họ chịu đi làm với cái bụng đói à?
- Con cũng không hiểu, chắc anh ta có hứa hẹn điều gì đó.
Hai cha con xuống thang, thấy Chinh đã nhập vào đám trai tráng sắp về các buôn đổi hàng, cùng tranh luận sôi nổi với họ như một người trong bọn. Lữ đang vỗ vai một người mặc áo chàm vá ở vai trái, đầu quấn cái khăn vải đen hai dải rút rũ xuống trán, điệu bộ như đang cố phân trần, dỗ dành. Thấy ông giáo đến, Lữ vội cầu cứu thầy:
- Đây, có thầy tôi đay, chú hỏi xem tôi giải quyết như vậy có thiệt cho anh em không. Anh tôi đã nói với chú là không ai tự dưng lên đây làm gì. Cái thế nó buộc thì phải chịu. Có khổ mới thương nhau. Làm rẫy được gì, anh em chia nhau mà sống,có ít chia ít, có nhiều chia nhiều. Không lo để dành lỡ mất mùa, lấy gì mà sống cho đến ngày về xuôi tìm lại vợ con.
Người mặc áo chàm nói:
- Đã biết vậy nhưng còn chuyện...
Ông không tìm được gì để nói thêm. Có ông giáo, ông ta đâm ngại, không nói tiếp. Lữ tự thấy phải giải thích cho ông giáo hiểu rõ chuyện:
- Thưa thầy, công chuyện sáng nay có chút trở ngại, do hiểu lầm thôi. Bây giờ đã thông rồi. Con thấy cái lệ ăn lót lòng làm trễ nải công chuyện, hôm nào cũng tối mịt các đoàn mới về tới trại, nguy hiểm lắm. Thà làm sớm cho xong đi, để còn về sớm.
- Thế bây giờ anh định thế nào?
- Con định hễ mặt trời lên là bắt đầu công việc. Toán ở nhà chia nhau luân phiên lo cơm nước đem ra rẫy khỏi phải đi về vất vả. Toán lên buôn thì dỡ cơm theo. Ai yếu sức hay lên cơn sốt rét thì ở nhà lo chuyện bếp. Bây giờ chỉ còn lại chuyện nạnh nhau, không ai chịu đi các buôn xa cả. Chú Bốn đây bảo bọn trẻ trây lười cứ đẩy cho chú phần nặng, chú không phải thân trâu mà chịu thiệt mãi.
Chú Bốn được dịp phân trần:
- Một hai lần còn được. Tôi quen đường rừng, có tuổi nên các ông ké họ nể. Nhưng bọn nó khỏe mạnh lại lười.
Lữ cắt lời chú Bốn:
- Thôi được, chú cứ yên tâm. Tôi sẽ có cách giải quyết. chú nói với anh em cứ nghỉ ngơi thoải mái đi. Khi nào nhà bếp lo xong phần cơm dỡ, sẽ có một hồi mõ. Nhắc anh em đừng đi xa nhé!
Người mặc áo choàng tạm thỏa mãn, đi về phía hai dãy lán. Ông giáo hỏi Kiên:
- Trước đây có tình trạng so bì như thế này không?
Kiên đáp:
- Con khổ sở vì chuyện này còn hơn chuyện sổ sách nữa. Đáng lý ra bọn trẻ phải gánh vác việc nặng, việc đi xa.
Ông giáo hỏi Lữ:
- Bây giờ anh định phân công thế nào?
Lữ mỉm cười không đáp ngay. Anh quay hỏi Kiên:
- Mấy lâu nay anh phân việc thế nào?
- Tôi chia luân phiên, nhưng những kẻ trây lười luôn tìm ra cớ để lánh nặng. Cuối cùng những kẻ thiệt thà luôn luôn chịu thua lỗ, như chú Bốn vừa rồi. Để rồi anh xem, chốc nữa có hồi mõ, họ sẽ cãi ầm lên về chuyện đi xa đi gần.
Lữ bí mật nói:
- Tôi đã có cách. Họ không phân bì với nhau được nữa.
Thấy thầy có ý định hỏi, Lữ đáp trước:
- Con chờ nhà bếp chuẩn bị cơm dỡ xong xuôi, sẽ cho đánh mõ báo. Ai tới chậm phải đi các buôn xa. Thưa thầy, bọn trẻ thường ham chơi, được một lúc rảnh là chạy ra suối. Các bác, các chú có tuổi thì chỉ thích ngồi gần bếp lửa hút thuốc, nhổ râu. Tất nhiên phần nặng phải về bọn trẻ, phần nhẹ phần gần về những người có tuổi.
Ông giáo nhìn Lữ, không còn dám tin ở khả năng xét đoán tính tình đám học trò nhỏ của mình. Ông bắt đầu thấy ảnh hưởng quan trọng của khung cảnh sống đối với hành vi thái độ của con người.
*
* *
Chinh không còn tâm trí đâu nghe lời cha dặn nữa. Nghe các bạn dọa cái nạn vắt, anh tìm dây buộc chặt hai ống quần và ống tay áo. Chinh còn tình nguyện gánh phần nặng nhọc nhất đi đến chỗ xa nhất. Cách chuẩn bị kỹ lưỡng và sự hăng hái lộ liễu thiếu suy nghĩ đó không có ở phong thái của những "tay nghề". Chinh không giống ai, và dễ hiểu là anh trở thành cái đích châm biếm của cả trại. Một người đùa:
- Phải cột thật chặt cái cổ lại. Không vắt nó vào.
Một người khác nhắc:
- Chịu khó nhé! Đi qua làng Plây-đê-chơ-găng, thế nào các cô gái Ba-na cũng đua nhau vây bắt chú em về làm chồng đấy. Chú em tranh mất chỗ thằng Bảy Mẫm là cái chắc.
Có nhiều tiếng cười thích thú. Một người khác thêm:
- Thằng Bảy chịu thua chú em đây là phải. Chú em mạnh khỏe, vạm vỡ. Thằng Bảy độ rày xanh mét. Ủa nó đâu rồi?
Đám người đi buôn, đến lúc ấy mới chú ý sự vắng mặt của Mẫm. Họ dáo dác nhìn quanh, hỏi nhau, không trả lời cho nhau được rồi quay qua quay lại tìm Mẫm. Chú Bốn nói:
- Nó vừa mới đứng đây mà. Nó đến trễ, đáng lý phải qua bên kia núi Kan Krúi.
Một thanh niên nước da đen, có cái sẹo dài nửa gang tay bên má trái gọi lớn:
- Mẫm ơi! Bớ Mẫm.
Có tiếng ai kêu "ơi" phía sau dãy lán tranh. Thanh niên vừa nói gọi:
- Nó đây rồi. Mẫm nó đi đâu thế? Toán nào chưa đủ người?
Chú Bốn nhìn quanh một lượt đáp:
- Đủ cả rồi. Tất cả mười bảy người. Ủa vậy thằng Mẫm thuộc toán nào?
- Toán đi Kan-Krúi chứ toán nào nữa?
- Toán hai đâu, đã đủ người chưa? Đây rồi. Họ đủ năm người rồi mà.
Một người nói:
- Có gì đâu. Hôm nay có chú em đây nên dư ra một người.
Vừa lúc đó, Mẫm đi từ phía sau lán tiến về phía sân. Ông giáo mới biết chàng thanh niên có khuôn mặt xương xương vừa tranh luận sôi nổi với Lữ lúc sáng là Mẫm. Có điều lạ là lúc Mẫm đi qua trước mặt ông giáo, ông thấy khuôn mặt anh có vẻ thất sắc, cử chỉ, cách bước thiếu hẳn sự cương quyết, dứt khoát. Chú Bốn hỏi:
- Đi đâu từ nãy đến giờ? Chú ở toán nào đây?
Mẫm mím môi lại, giọng hơi vỡ:
- Đáng lẽ cháu theo toán hai. Nhưng...
- Nhưng sao?
- Rủi quá cháu lại lên cơn.
Người có cái sẹo nơi má buột miệng nói:
- May quá chứ rủi ro gì! Lên cơn đúng lúc nhỉ!
Một vài tiếng cười ngắn phụ họa, sau đó là giây phút im lặng nặng nề. Nhìn qua sắc mặt và dáng điệu mệt nọc uể oải của Mẫm, càng ngay mọi người càng thấy sự nghi ngờ trong câu nói buột miệng ấy quá độc ác và hẹp hòi. Mẫm giận quá, giọng nói đanh lại:
- Anh nghi tôi giả bộ lên cơn sốt rét à?
Thấy câu chuyện gây gổ trở nên trầm trọng, chú Bốn giảng hòa:
- Thôi nó nói giỡn, để tâm làm gì, Bảy! Có đau thì ở nhà. Vả lại không có mày cũng đã đủ người rồi. Khi nào hết cơn lại đi.
Tuy vậy, sự xúc phạm không dễ gì tan ngay sau khi các toán đã gánh muối tỏa lên các nguồn trầu quanh trại. Mẫm khổ sở ngồi rũ giữa sân nắng, hai tay ôm lấy đầu. Ông giáo càng có thiện cảm với Mẫm thêm lên, đến gần đặt tay lên vai, lay Mẫm dậy. Thân Mẫm nóng quá. Ông giáo nói:
- Bị bệnh ngã nước mà phơi nắng thế này không tốt đâu. Nên vào tìm chăn hay chiếu đắp kín lại cho ra mồ hôi. Có bị đắng miệng không?
Mẫm tỏ vẻ cảm động, gắng đứng dậy, môi vẫn mím để cố giấu hai hàm răng run lập cập. Anh nói:
- Thầy đừng lo. Cháu bị lên cơn bất thường như thế này đã lâu. Chừng một chốc là dứt. Ai không hiểu tưởng cháu giả bộ lánh việc nặng.
- Anh lên đây lâu chưa?
- Thầy hỏi gì ạ?
- Anh lên đây bao lâu rồi?
Mẫm đưa tay áo lên gạt mồ hôi trên trán, rồi dùng hai bàn tay ụp vài lần lên hai vành tai đỏ, nói chữa thẹn:
- Xin lỗi thầy, mỗi lần lên cơn là bị ù tai. Cháu mới lên đây chưa đầy nửa năm.
- Nghe giọng anh, tôi đoán chắc không phải người Tuy Viễn.
- Dạ, cháu người huyện Hoài Nhơn ạ.
- Anh đứng xịch vào trong này, không lại nắng. Hoài Nhơn? Hèn gì giọng nói cứng hơn. Bị tội gì mà lặn lội lên tận đây thế?
Mẫm không trả lời ngay, nhìn ông giáo một lúc rồi cúi xuống ngẫm nghĩ. Ông giáo kiên nhẫn chờ. Mẫm ngước lên, chân phải di di trên một hòn sỏi:
- Cháu nói thế này chắc thầy không tin được. Ở trại đa số đều vì hoàn cảnh bắt buộc mới lên trốn trên này, nhờ ông biện che chở. Cháu thì khác. Cháu tự ý tìm lên đây, vì nghe người ta đồn đãi nhiều về ông biện.
Ông giáo tò mò hỏi:
- Anh nghe người ta đồn thế nào?
Mẫm dè dặt không đáp ngay, chân lại di di trên hòn sỏi. Một lúc lâu, Mẫm hỏi:
- Thầy quen ông biện lâu chưa?
- Khá lâu rồi. Tôi về quê vợ ở An Thái từ năm Dậu. Năm Tuất thì quen ông biện. Nghe tôi có làm thầy đồ, ông ấy nhờ tôi dạy cho hai cậu Lữ và Huệ. Mà tất cả những điều đó, chắc anh đã nghe Kiên nó kể rồi chứ gì?
- Dạ, cháu với anh Kiên quí nhau lắm, nên tuy chưa gặp thầy, cháu đã quí thầy. Thế nào rồi lúc đất nước bình yên, cháu cũng đến xin thầy dạy dỗ thêm.
Ông giáo ngạc nhiên hỏi:
- Lúc đất nước bình yên? Thế bây giờ là lúc loạn sao?
Mẫm chậm rãi đáp:
- Không biết cháu nhìn có rõ không, nhưng đi đâu cháu cũng thấy cảnh đói khát, cảnh bất công. Gia đình cháu toàn anh em trai lực lưỡng, lo làm ăn lương thiện, không có thì giờ nghĩ đến cái gì khác hơn miếng cơm, manh áo. Thế mà... anh em cháu có được yên đâu. Bao nhiêu là sưu thuế đổ lên đầu, nào tiền sai dư, nào gạo Tết, nào tiền cơm mới, nào sưu dịch. Các anh cháu thì cắn răng chịu đựng tất. Riêng cháu, có lẽ vì tính rắn mắt, cháu nghĩ: chẳng lẽ sinh ra ở đời rồi từ bé đến chết không được ngửng đầu lên, không được cười hay sao? Sống kiếp như thế thì sống làm gì? Cháu nghe ông biện giao du rộng, không câu nệ trong cách đãi người, nên tìm lên đây.
Ông giáo nghe Mẫm nói một thôi dài, và bất ngờ vì không chuẩn bị trước để đón một lối nhìn, lối nghĩ khác thường như vậy, ông gật gù trầm tư một lúc, rồi hỏi:
- Anh đã tìm thấy gì chưa?
- Có cái cháu tìm chưa được. Có cái cháu chưa hiểu, bây giờ mới hiểu.
Ông giáo biết Mẫm chưa muốn nói thật những suy nghĩ của mình. Ông không muốn đi xa hơn, nên không hỏi tiếp. Thấy ông giáo im lặng, Mẫm tự nhận thấy phải nói thêm điều gì trước khi vào nằm trong lán. Mẫm nói:
- Như số anh em nhỏ tuổi và các chú ở trại này. Mới đầu cháu sợ, thấy họ dữ dằn quá. Nhưng càng ở lâu, cháu càng thấy họ hơn hẳn những người "mặt trắng" cháu gặp dưới xuôi. Họ phá rừng làm rẫy, mà nhiều lúc không nỡ động đến một bụi cây dại đang trổ hoa, chịu khó lấy đá ghép lại thành một cái bồn bảo vệ cái gốc. Thật giống với cái tính yêu hoa của ông anh thứ ba của cháu. Mẹ cháu bảo anh cháu: Mày như thế về sau chỉ chết đói thôi con ạ. Cầm sao nổi cái cuốc cái cày. Hay lại phải ra chợ hát rong mà làm thằng ăn mày! Anh cháu không đi ăn xin như mẹ cháu đoán, nhưng quả thật không theo nổi nghề nông. Anh cháu bỏ nhà đi hát rong. Thầy đứng xịch vào trong không lại nắng. Cháu à? Không sao. Cháu thấy ấm hơn trước. Sắp qua khỏi cơn rồi! Để cháu vào bếp phụ người ta sửa soạn bữa ăn trưa cho toán làm rẫy.
*
* *
Buổi xế hôm đó, toán làm rẫy ăn cơm xong vừa vác rựa, cuốc đi làm việc trở lại, thì có một toán buôn nguồn trở về. Điều bất thường, vì không có một toán nào, dù là đến buôn thượng gần nhất, có thể về trại trước lúc chạng vạng tối. Lữ đoán họ không vượt qua suối được, vì cái nạn nước dâng bất ngờ thường gặp ở vùng này. Vả lại, từ xa, Lữ đã nhận ra được cái dáng đi chậm rãi, trầm trọng của những người gánh muối. Nếu đổi được trầu hoặc măng le, quang gánh nhẹ hơn, dáng đi cách bước tất phải khác.
Toán buôn nguồn vào cổng. Lữ tò mò chăm chú nhìn những điểm khác thường đến gần: người gánh muối nhận thêm phần của bạn nên cái đòn tre oằn cong xuống. Hai người còn lại dùng khúc cây rừng khá dài khiêng một cái bao nhỏ và nhe, Lữ đoán họ gặp may vớ được một món thịt rừng, và quen thói sống ngang tàng bất chấp mọi sự, họ không tiếp tục đi nữa, quay về trại đánh chén. Toán buôn nguồn vào sân. Lữ kinh ngạc khi thấy cả ba người đều dùng khăn đội đầu bịt miệng và mũi lại. Gió đưa vào nhà ngang một mùi thối và tanh nồng. Lữ hiểu ngay trong cái bao lát hai người trai tráng vừa khom lưng sẽ sàng hạ đòn khiêng xuống đặt nhẹ giữa sân nắng, có một thứ gì đã thối rữa. Mùi thối càng lúc càng đậm. Lữ cảm thấy lợm, muốn nôn mửa. Sự tò mò dồn được cảm giác khó chịu đó lại. Lữ chạy vội ra sân. Cũng lúc đó, Mẫm, hai người nấu bếp và ông giáo cũng đến. Không chờ hỏi, người gánh muối nói trước:
- Tìm thấy ở bên kia suối Cái, gần chỗ có cây cầy lớn.
Anh ta quên chưa tháo cái khăn ra khỏi miệng nên tiếng nói bị biến dạng, nghe tiếng được tiếng mất. Hai người kia bình tĩnh tháo cái khăn ra, kéo Lữ tránh xa cái bao lát rồi giải thích:
- Không có thằng nhỏ người Ba-na thì không ai biết đâu! Thường thường tụi tôi lội qua suối ở quãng trên, chỗ có khúc quành nước cạn.
Mẫm nóng ruột hỏi:
- Thứ gì trong đó vậy?
Người gánh muối đáp cộc lốc:
- Ông Năm Ngãng!
Người nghe sững sờ, nửa tin nửa nghi. Sự im lặng hãi hùng đè nặng lên đỉnh đầu mọi người, đến nỗi không ai còn nghe thấy tiếng gió vi vút trên ngọn cây, tiếng mái tranh rùng mình từng cơn. Bảy người bao quanh lấy cái bao cát, đứng sững như những hình nộm đuổi chim trên rẫy. Sau một hồi do dự, Mẫm tiến tới một bước, rồi dừng lại không dám làm theo ý định. Một trong hai người buôn nguồn vừa khiêng cái bao lát về, có lẽ đã dạn tay, tiến tới, cúi xuống mở một dây mây cột nơi cổ bao.
Tự nhiên mọi người lùi lại một bước. Vòng người mở rộng theo sức tỏa của hơi thối. Trước những đôi mắt thao láo của mọi người, trên tấm bao lát hoen ố vàng xỉn, có một đống màu đen không hình thù. Hiểu được thắc mắc của đám đông, người vừa mở nuột bao dùng một đầu đòn khiêng nhè nhẹ, cẩn thận lật đống màu đen lại. Lúc đó, người ta mới nhận ra được một mảnh thân thể con người gồm một cái đầu và một nửa vai. Tóc ông Năm Ngãng dính lại thành từng mảng ép sát vào da đầu. Da mặt bầm tím, đôi mắt đã bị dòi bọ đục khoét trống rỗng. Miệng hả rộng, để lộ hàm răng vàng bẩn. Cổ bị cào cấu thành những vết thương tím đen. Ngoài một bên vai còn nguyên vẹn, phần ngực còn lại chỉ là một đống bầy nhầy. Một người nhắc:
- Còn cái chân đâu rồi?
Người cầm đòn khiêng lại khơi đống bầy nhầy hôi hám để tìm. Dưới một lớp vải đen phần còn lại của vạt áo ông Năm Ngãng, hiện ra một bàn chân tái xanh. Ông giáo trân người nhìn chăm chăm vào cái chân còn lại đó, và dọc xương sống, gai ốc nổi lên khắp thân ông. Hai thái dương ông lạnh, gần như tê dại. Ông lấy làm lạ cho mình, chưa hiểu vì sao hình ảnh cái bàn chân khẳng khiu, xanh xao nằm trên đống bầy nhầy thối rữa đó còn làm cho ông kinh khiếp hơn cả cái đầu lâu mù lòa, thâm tím.
Mẫm lên tiếng hỏi:
- Người Thượng họ tìm thấy xác bác Năm hồi nào?
Người gánh muối đáp:
- Không biết. Thằng bé thấy chúng tôi sắp lội qua suối, hú gọi chúng tôi lại. Tưởng nó lại chơi trò ranh, chúng tôi bỏ đi. Nó chạy theo bảo đằng chỗ cày cấy có người chết.
Người cầm cái đòn khiêng nói thêm:
- Xem xác thì đoán được là bị cọp vồ. Trên cổ còn có dấu vuốt cọp cào sâu. Có lẽ bác Năm chết vì cái vết thương này. Hay là chết vì chỗ khác cũng chưa biết chừng. Chỉ còn có từng này, khó đoán lắm. Nhưng bị cọp ăn là điều chắc!
Người nấu bếp thở dài, rồi nói:
- Tội nghiệp. Thôi, vậy cho nó xong đi!
Toán làm rẫy đã lục tục trở về, Ở ngoài xa họ còn cười nói nhưng khi nhập vào vòng người vây quanh xác chết, không ai dám ho lên một tiếng lớn. Cái chết thôi miên đám người sông, khiến cho họ ngây dại, lơ lửng, nôn nao như đang bị cuốn vào một cơn lốc xoáy. Càng về chiều, vòng vây càng dày, cơn ngây càng đậm. Gió tự nhiên dừng hẳn, không khí oi ả khác thường. Mặt trời sắp lặn chiếu hắt một màu đỏ bầm lên cảnh trại tang tóc. Người mới về rì rầm hỏi chuyện người về trước, gây thành một tiếng lao xao đều đều như tiếng đọc kệ. Rồi bỗng nhiên, có người nào đó lớn tiếng bảo:
- Chỉ tại "cái thằng ngậm tăm" keo kiệt mà ra cả! Nó trốn đâu rồi?
Câu nói đột ngột có sức thức tỉnh đám người đang ở trong trạng thái mông muội. Nhiều người cùng hỏi to:
- Ừ, nó trốn đâu rồi? Mọi sự chỉ tại nó.
- Thằng ngậm tăm đâu? Nó chạy đàng nào?
- Không có nó thì đâu đã ra nông nỗi!
Ông giáo còn đang ngơ ngẩn, chưa hiểu vì sao đám đông quanh ông đột nhiên la ó, phẫn nộ thì có ai huých nhẹ vào hông bên phải ông. Mẫm đã chen đến cạnh ông từ lúc nào! Ông nghe Mẫm nói nhỏ:
- Thầy ra ngoài này với cháu. Có việc gấp lắm.
Đám đông vẫn tiếp tục la ó, kẻ hỏi người đáp. Hai người lánh ra khỏi hỗn loạn mà không bị ai chú ý. Ông giáo bị Mẫm lôi kéo, phải chạy theo anh ta ra phía sau nhà ngang. Vừa chạy Mẫm vừa nói với ông:
- Họ điên cả rồi. Họ giết anh Kiên mất!
Ông giáo kinh ngạc đứng dừng lại, trố mắt nhìn Mẫm. Anh ta xô ông giáo vào cửa sau, tiến về chỗ Kiên nằm. Mẫm vừa thở vừa giải thích:
- Thầy không nghe họ nói gì à? "Thằng ngậm tăm", chính là anh Kiên đó. Phải tìm cách gài then cửa lại. Không cho họ vào phòng anh Kiên. Họ nổi điên rồi!
Ông giáo hiểu hết mọi sự. Ông sợ hãi đến lịm người, bước chân bủn rủn. May là cả hai người đã đến chỗ Kiên nằm. Mẫm giục ông đóng cửa sổ xuống, dặn khi anh ra ngoài thì bên trong, ông nhớ lấy thanh gỗ xỏ vào hai vòng dây mây gài chặt cửa lớn. Tay ông giáo lẩy bẩy, ông quờ quạng mãi mới đẩy cánh cửa gỗ khép ăn vào khuôn. Kiên choàng thức dậy chưa hiểu gì, đến giúp cha cài then. Bên ngoài, bắt đầu có tiếng chân chạy rầm rập, tiếng la hét, tiếng đá va vào mặt gỗ. Đám đông đã thực sự nổi cơn cuồng sát như Mẫm đoán trước.
*
* *
Hai cha con ông giáo ôm nhau đứng dựa vào cửa lớn, chia sẻ trong tăm tối sự hãi hùng trước cơn thịnh nộ. Họ nghe tiếng la ó ngay bên kia cánh cửa. Chân nhà sàn bị lung lay. Đá ném vào vách phòng làm bằng liếp nứa nghe rào rào. Ánh đuốc lập lòe ma quái bên dưới nhà sàn. Người ta la to: "Phải tóm lấy. Bắt nó đền mạng".
Không cần ông giáo giải thích, Kiên mau chóng hiểu rõ nỗi hiểm nguy đang vây quanh hai cha con. Có một điều ông giáo bất ngờ, là khi đã hiểu, Kiên trở nên bình tĩnh khác thường. Đã có lúc cả nhà sàn lay động đến nghiêng ngả, đồ đạc trong phòng rơi xuống sàn chỏng chơ, kêu loảng xoảng. Có nhiều tiếng la hét, tiếng đập cửa gấp gáp, tiếng thở dốc, vấp ngã, xô đẩy nhau bên ngoài cửa chính. Then cửa gần muốn bật tung, Kiên vẫn thản nhiên, ngồi nhìn, nghe mọi sự diễn ra như một khán giả an toàn. Mãi đến lúc bên ngoài không còn động tĩnh gì nữa, ông giáo vui mừng chạy lại gần con, Kiên mới ôm lấy cha khóc mùi. Ông giáo cũng khóc vì vui mừng. Ông không để ý là chưa bao giờ Kiên xúc động đến cái độ buông thả xúc cảm, để cho nước mắt chảy ướt cả hai má, tiếng khóc trầm, tiếng uất nghẹn chen lẫn lời kể lể. Kiên gục đầu vào ngực cha hỏi:
- Tại sao vậy cha? Cha nói cho con biết đi! Tại sao mọi người thù ghét con? Cha có nhớ cái buổi sáng đầu tiên con xa nhà lên đây không? Cha dặn con phải thanh liêm, của phi nghĩa như giọt mưa rơi vào kẽ tay. Cha nhớ không? Con thuộc lòng lời cha dặn, bao lâu nay coi trường trầu không tham của ai lấy một đồng kẽm. Con không ăn cắp và cũng không muốn ai ăn cắp. Con không ông biện khinh mình, xem thường gia đình mình. Giết con, đánh con con chịu nhưng nghi ngờ con tham của người, làm ô danh cha, thà con chết đi còn hơn. Vậy mà mọi người ghét con. Vì sao vậy cha?
Ông giáo không trả lời được. Kiên bớt thảng thốt, có lẽ dần dần lấy lại dáng điệu chậm chạp, gương mặt buồn buồn và hơi lạnh lẽo thường ngày. Ông giáo chỉ đoán thế thôi, vì mãi tới khuya, lúc chắc chắn cơn cuồng bạo của đám đông đã hoàn toàn hạ xuống, Lữ và Chinh cầm đuốc đến gọi ông giáo mở cửa, căn phòng có ánh sáng trở lại, thì cả ba người thấy Kiên đã nằm ngủ, hay giả vờ ngủ, trên tấm nệm rơm cuối phòng. Trừ ông giáo, không ai biết được những lời thảng thốt hoài nghi Kiên đã thốt trong cơn hiểm nghèo.
*
* *
Sáng hôm sau, ông giáo nấn ná mãi trên phòng bệnh của Kiên không muốn xuống dãy lán chung của trại. Ông sợ không muốn gặp những người đã định vây giết cha con ông đêm qua. Ông đâu có biết rằng những người đó cũng e ngại gặp ông.
Khi cơn cuồng nộ của đám đông hạ xuống, trong trại, giữa đêm tối từng người nằm ôn lại những gì vừa xảy ra, và từng người lấy làm kinh ngạc về chính mình. Ta có còn là ta không? Ai nằm đây hoang mang và ai vừa cầm gậy gộc xông lên thang nhà sàn, say máu giết người? May là cột nhà sàn vững. May là Mẫm và Chinh liều thân đứng án ngữ nơi cửa lớn. Mẫm bị một viên đá vào mí mắt, máu chảy ròng ròng xuống má. Nhưng anh vẫn nhất định lấy thân che cửa phòng Kiên. Chinh bị một gậy vào ống quyển ngã gập người xuống nhưng vẫn cắn răng chịu đau, lồng lên xô ngã một người cao lớn đang định phá cửa. Lữ đứng ngoài khan giọng kêu gọi mọi người bình tĩnh. Không ai nghe lời anh. Cứu tinh của cả trại, yếu tố giúp mọi người tránh được một cuộc bạo sát, có lẽ là thời gian. Đến một lúc nào đó, từng người cảm thấy cử động của mình ngượng nghịu, tiếng nói trở nên vu vơ. Sự suy nghĩ và hành động không còn là một. Có cái gì đã trật khớp. Và máu trên trán Mẫm nhắc nhở họ thấy tất cả sự vô nghĩa của cơn cuồng nộ.
Trong khi ông giáo còn e ngại, nấn ná trong phòng Kiên, thì anh em trong trại đã lặng lẽ thu dọn các đổ vỡ của đêm qua, khâm liệm bác Năm Ngãng bằng một chiếc chiếu dày và khiêng đi chôn tận chân núi. Nhà bếp nhờ Chinh mang lên cho Kiên một nồi cháo cá nấu hành.
Cả hai phía đều muốn quên những gì đã xảy ra, làm như mọi sự vẫn bình thường. Nhưng chính sự cố gắng làm quá mức bình thường, sự dè dặt lễ phép quá đáng, đã nhắc nhở cho mọi người thấy sự dĩ lỡ khó lòng hàn gắn được. Người sâu sắc cảm nhận điều đó hơn ai hết là Kiên. Anh biết sau cái đêm ấy, Tây Sơn thượng hết bao dung được anh và ngược lại, anh cũng không bao dung được Tây Sơn thượng. Không còn cách nào khác! Anh phải về xuôi.
Hai hôm sau, ông biện Kiên thành cùng một đoàn ngựa thồ lên trại. Lữ thuật hết cho anh nghe mọi chuyện vừa xảy ra, cho nên khi ông giáo ngỏ ý xin đem Kiên về An Thái chữa bệnh, biện Nhạc bằng lòng ngay. Ông biện nói với ông giáo:
- Trại thiếu cậu Kiên thật đáng tiếc, nhưng chuyện đã lỡ như vậy, thầy đem cậu ấy về chăm sóc tiếp là phải. Xin thầy cho phép em Lữ nó ở lại đây tạm coi sóc trại một thời gian. Tôi nói tạm, vì chưa biết phải bỏ trại lúc nào. Thầy tính, năm nay mất mùa, vật giá lên cao, chuyện buôn bán cũng bị ảnh hưởng. Mấy chuyến trầu vừa rồi phải vứt đi cả, đến úa vàng mà chờ không có người đến nhận.Quan trên thì... Nợ thì... Tôi nghĩ mãi chưa biết xoay xở làm sao đây!
Khoảng cuối tháng giêng, cha con ông giáo về xuôi. Ra khỏi cổng, quay nhìn lại số anh em từng sống với mình hơn một năm qua, nhìn ánh mắt pha lẫn quyến luyến và ái ngại của họ, Kiên không thể dằn được xúc động, nước mắt rơm rớm. Anh đưa ngay tay dấu từ biệt họ, rồi vỗ vai Chinh dặn:
- Em nhớ nhé, ở núi đừng có ỷ sức như ở đồng. Tối nào cũng phải đốt lửa un muỗi. Mặc áo cho ấm vào. Cần gì, nhờ Mẫm nó giúp đỡ cho.Ầ quên, anh nhắc cho em nhớ là đừng uống nước suối. Độc lắm...
Chinh đã bị những thung lũng xanh, những đỉnh núi ẩn tận mây cao, những bóng rừng mênh mông cuốn hút, quyến rũ. Anh xin cha ở lại Tây Sơn thượng!
Họ dẫm lên mớ khuôn mẫu ấy với lòng thanh thản, như dẫm lên một đám cỏ dại để tiến đến một dòng suối uống được. Họ không chọn đất trước khi bước, sửa mũ áo ngay ngắn trước khi ra đường, lựa lời trước khi nói. Lựa chọn cái này, tránh xa cái nọ, lấy gì làm chuẩn cho các quyết định quan trọng như vậy? Không có gì hết ngoài sự sống. Đốt nhà một tên điền chủ ích kỷ, bỏ làng trốn lên núi sâu làm dân phiêu bạt vì không còn lấy một đồng tiền kẽm nộp thuế, chém ngã một tên xã trưởng cướp đất bằng luật lệ triều đình; bấy nhiêu trường hợp ông giáo nghe kể đều đẩy ông giáo vào ngõ cụt. Nếu ở vào hoàn cảnh của họ, ông sẽ làm gì với một lý thuyết trung quân của ông? Ông có dám làm những điều họ đã làm không, và nếu không làm như họ, ông có tìm được giải pháp nào khác vừa bảo toàn được sống, vừa không động chạm mảy may đến những nguyên tắc đức lý học thuộc từ buổi khai tâm? Có lúc ông đã nghĩ, ôi dào, chỉ vì họ ít học nên sống đơn giản, chỉ lo sống chứ không đủ sức suy xét, chiêm nghiệm. Ông không giữ được cái lý luận hàm hồ ấy lâu! Vì quả thực ông giáo thấy rõ những người ở trường trầu Tây Sơn Thượng không đơn giản. Niềm vui, nỗi buồn, sự cô độc, mơ ước, nhớ nhung của họ chỉ lặng lẽ hơn một chút, biểu lộ ít ỏi hơn một chút, hoặc lúc tụ họp bên ánh đuốc, quanh vò rượu, thì thường ồn ào táo bạo quá mức thường, nhưng dù ở hoàn cảnh nào, phần đời sống tâm linh chìm lắng bên trong luôn luôn phức tạp và sôi động. Chính ông mới là người đơn giản, thu mình trong khuôn khổ của đức lý, lúc nào cũng nem nép sợ hãi, rón rén đi quanh trong vòng phấn vô hình của đạo nho và vương quyền. Hoặc chỉ vì ông chưa bao giờ chết khát trên đường dẫn đến dòng suối, ông dò xét từng mô đất, tránh né từng ngọn cỏ. Ông chưa đích thực giáp mặt với đời sống nghiệt ngã, nên quanh quẩn với những khuôn mẫu dung thường!
Cho nên cái gì xảy ra ở đây đều thành chuyện lạ đối với ông.
*
* *
Khác với lệ thường, một sáng, ông thức dậy trễ. Đêm trước Kiên kêu nhức đầu, về khuya nổi cơn mê sảng, ông giáo lo âu không ngủ được, chong đèn canh giấc cho con đến quá nửa đêm. Tiếng cãi vã ồn ào đã đánh thức ông dậy. Kiên đã dậy trước ông, và khi thấy cha định xuống sân trước xem chuyện gì đã xảy ra, anh cản ông giáo lại:
- Cha đừng xuống đó. Để xem họ xử trí thế nào?
Ông giáo hỏi con:
- Chuyện gì ồn ào vậy?
Kiên nghiêng người nhìn xuống sân một lần nữa, mới quay lại trả lời:
- Bây giờ họ mới vỡ lẽ ra. Thử xem còn oán con eo hẹp nữa thôi!
Ông giáo gắt:
- Nhưng chuyện gì vậy?
Kiên thấy cha giận, vội ngồi ngay ngắn trở lại, kể chậm rãi và rành rẽ hơn:
- Từ ngày con lên trông coi cái trại này, giờ giấc có dễ dãi hơn trước. Thấy bắp khô năm nào cũng thừa thãi, con cho họ ăn lót lòng bằng bắp hầm trước khi ra rẫy hoặc lên buôn. Cậu Lữ lên đây, cằn nhằn bảo phí của, phí thì giờ. Sáng nay cậu ta bắt bỏ lệ ăn sáng, nên họ làm ồn ào lên!
Ông giáo đến bên cửa sổ nhà sàn nhìn xuống. Đám đông còn tụ họp dưới sân, dụng cụ làm rẫy lẫn quang gánh còn vất bừa bãi khắp đây đó. Ba người trẻ tuổi đang đứng gần Lữ. Cậu thanh niên có khuôn mặt xương hôm đầu hướng dẫn ông giáo đến chỗ Kiên, đang huơ tay tranh luận với Lữ. Khoảng cách từ chỗ hai cha con ông giáo đến chỗ đám đông tụ họp khá xa, nên cả ông giáo lẫn Kiên không nghe rõ họ nói những gì. Ông giáo xem cử chỉ người thanh niên biết anh ta đang giận dữ, quyết không chịu nhường cho cậu em ông biện lấy một tấc đất. Ông lại quan sát Lữ, không nhận ra cậu học trò thụ động, kín đáo và hơi nhút nhát của mình. Ngược lại, Lữ có vẻ tự tin, bình tĩnh, linh hoạt hẳn lên. Một tay Lữ giắt vào cái thắt lưng vải xanh, một tay chống nạnh. Khuôn mặt anh hơi ngước lên phía cao, đón nghe một cách khinh thị những lời của cậu thanh niên. Cậu thanh niên hung hăng một lúc, rồi đến phiên Lữ nói. Đám đông tụ lại quanh Lữ. Hình như anh ta nói khéo, nên cả những người bất mãn cố ý đứng xa chỗ Lữ đứng, dần dần cũng đến bao quanh Lữ để nghe chuyện.
Một lúc sau, có tiếng cười ồn ào, tiếng nói chuyện lao xao. Khoảng bảy, tám người đến nhặt rựa, cuốc vác lên vai, đi về phía cổng. Kiên ngạc nhiên nói:
- Không hiểu anh ta nói thế nào mà họ chịu nghe.
Ông giáo hỏi con:
- Họ đi đâu đấy? Sao còn một nhóm chưa đi?
Kiên đáp:
- Số vác rựa, cuốc đi lên rẫy. Số còn lại sẽ đem muối lên các buôn đổi măng và trầu đem về.
- Họ chịu đi làm với cái bụng đói à?
- Con cũng không hiểu, chắc anh ta có hứa hẹn điều gì đó.
Hai cha con xuống thang, thấy Chinh đã nhập vào đám trai tráng sắp về các buôn đổi hàng, cùng tranh luận sôi nổi với họ như một người trong bọn. Lữ đang vỗ vai một người mặc áo chàm vá ở vai trái, đầu quấn cái khăn vải đen hai dải rút rũ xuống trán, điệu bộ như đang cố phân trần, dỗ dành. Thấy ông giáo đến, Lữ vội cầu cứu thầy:
- Đây, có thầy tôi đay, chú hỏi xem tôi giải quyết như vậy có thiệt cho anh em không. Anh tôi đã nói với chú là không ai tự dưng lên đây làm gì. Cái thế nó buộc thì phải chịu. Có khổ mới thương nhau. Làm rẫy được gì, anh em chia nhau mà sống,có ít chia ít, có nhiều chia nhiều. Không lo để dành lỡ mất mùa, lấy gì mà sống cho đến ngày về xuôi tìm lại vợ con.
Người mặc áo chàm nói:
- Đã biết vậy nhưng còn chuyện...
Ông không tìm được gì để nói thêm. Có ông giáo, ông ta đâm ngại, không nói tiếp. Lữ tự thấy phải giải thích cho ông giáo hiểu rõ chuyện:
- Thưa thầy, công chuyện sáng nay có chút trở ngại, do hiểu lầm thôi. Bây giờ đã thông rồi. Con thấy cái lệ ăn lót lòng làm trễ nải công chuyện, hôm nào cũng tối mịt các đoàn mới về tới trại, nguy hiểm lắm. Thà làm sớm cho xong đi, để còn về sớm.
- Thế bây giờ anh định thế nào?
- Con định hễ mặt trời lên là bắt đầu công việc. Toán ở nhà chia nhau luân phiên lo cơm nước đem ra rẫy khỏi phải đi về vất vả. Toán lên buôn thì dỡ cơm theo. Ai yếu sức hay lên cơn sốt rét thì ở nhà lo chuyện bếp. Bây giờ chỉ còn lại chuyện nạnh nhau, không ai chịu đi các buôn xa cả. Chú Bốn đây bảo bọn trẻ trây lười cứ đẩy cho chú phần nặng, chú không phải thân trâu mà chịu thiệt mãi.
Chú Bốn được dịp phân trần:
- Một hai lần còn được. Tôi quen đường rừng, có tuổi nên các ông ké họ nể. Nhưng bọn nó khỏe mạnh lại lười.
Lữ cắt lời chú Bốn:
- Thôi được, chú cứ yên tâm. Tôi sẽ có cách giải quyết. chú nói với anh em cứ nghỉ ngơi thoải mái đi. Khi nào nhà bếp lo xong phần cơm dỡ, sẽ có một hồi mõ. Nhắc anh em đừng đi xa nhé!
Người mặc áo choàng tạm thỏa mãn, đi về phía hai dãy lán. Ông giáo hỏi Kiên:
- Trước đây có tình trạng so bì như thế này không?
Kiên đáp:
- Con khổ sở vì chuyện này còn hơn chuyện sổ sách nữa. Đáng lý ra bọn trẻ phải gánh vác việc nặng, việc đi xa.
Ông giáo hỏi Lữ:
- Bây giờ anh định phân công thế nào?
Lữ mỉm cười không đáp ngay. Anh quay hỏi Kiên:
- Mấy lâu nay anh phân việc thế nào?
- Tôi chia luân phiên, nhưng những kẻ trây lười luôn tìm ra cớ để lánh nặng. Cuối cùng những kẻ thiệt thà luôn luôn chịu thua lỗ, như chú Bốn vừa rồi. Để rồi anh xem, chốc nữa có hồi mõ, họ sẽ cãi ầm lên về chuyện đi xa đi gần.
Lữ bí mật nói:
- Tôi đã có cách. Họ không phân bì với nhau được nữa.
Thấy thầy có ý định hỏi, Lữ đáp trước:
- Con chờ nhà bếp chuẩn bị cơm dỡ xong xuôi, sẽ cho đánh mõ báo. Ai tới chậm phải đi các buôn xa. Thưa thầy, bọn trẻ thường ham chơi, được một lúc rảnh là chạy ra suối. Các bác, các chú có tuổi thì chỉ thích ngồi gần bếp lửa hút thuốc, nhổ râu. Tất nhiên phần nặng phải về bọn trẻ, phần nhẹ phần gần về những người có tuổi.
Ông giáo nhìn Lữ, không còn dám tin ở khả năng xét đoán tính tình đám học trò nhỏ của mình. Ông bắt đầu thấy ảnh hưởng quan trọng của khung cảnh sống đối với hành vi thái độ của con người.
*
* *
Chinh không còn tâm trí đâu nghe lời cha dặn nữa. Nghe các bạn dọa cái nạn vắt, anh tìm dây buộc chặt hai ống quần và ống tay áo. Chinh còn tình nguyện gánh phần nặng nhọc nhất đi đến chỗ xa nhất. Cách chuẩn bị kỹ lưỡng và sự hăng hái lộ liễu thiếu suy nghĩ đó không có ở phong thái của những "tay nghề". Chinh không giống ai, và dễ hiểu là anh trở thành cái đích châm biếm của cả trại. Một người đùa:
- Phải cột thật chặt cái cổ lại. Không vắt nó vào.
Một người khác nhắc:
- Chịu khó nhé! Đi qua làng Plây-đê-chơ-găng, thế nào các cô gái Ba-na cũng đua nhau vây bắt chú em về làm chồng đấy. Chú em tranh mất chỗ thằng Bảy Mẫm là cái chắc.
Có nhiều tiếng cười thích thú. Một người khác thêm:
- Thằng Bảy chịu thua chú em đây là phải. Chú em mạnh khỏe, vạm vỡ. Thằng Bảy độ rày xanh mét. Ủa nó đâu rồi?
Đám người đi buôn, đến lúc ấy mới chú ý sự vắng mặt của Mẫm. Họ dáo dác nhìn quanh, hỏi nhau, không trả lời cho nhau được rồi quay qua quay lại tìm Mẫm. Chú Bốn nói:
- Nó vừa mới đứng đây mà. Nó đến trễ, đáng lý phải qua bên kia núi Kan Krúi.
Một thanh niên nước da đen, có cái sẹo dài nửa gang tay bên má trái gọi lớn:
- Mẫm ơi! Bớ Mẫm.
Có tiếng ai kêu "ơi" phía sau dãy lán tranh. Thanh niên vừa nói gọi:
- Nó đây rồi. Mẫm nó đi đâu thế? Toán nào chưa đủ người?
Chú Bốn nhìn quanh một lượt đáp:
- Đủ cả rồi. Tất cả mười bảy người. Ủa vậy thằng Mẫm thuộc toán nào?
- Toán đi Kan-Krúi chứ toán nào nữa?
- Toán hai đâu, đã đủ người chưa? Đây rồi. Họ đủ năm người rồi mà.
Một người nói:
- Có gì đâu. Hôm nay có chú em đây nên dư ra một người.
Vừa lúc đó, Mẫm đi từ phía sau lán tiến về phía sân. Ông giáo mới biết chàng thanh niên có khuôn mặt xương xương vừa tranh luận sôi nổi với Lữ lúc sáng là Mẫm. Có điều lạ là lúc Mẫm đi qua trước mặt ông giáo, ông thấy khuôn mặt anh có vẻ thất sắc, cử chỉ, cách bước thiếu hẳn sự cương quyết, dứt khoát. Chú Bốn hỏi:
- Đi đâu từ nãy đến giờ? Chú ở toán nào đây?
Mẫm mím môi lại, giọng hơi vỡ:
- Đáng lẽ cháu theo toán hai. Nhưng...
- Nhưng sao?
- Rủi quá cháu lại lên cơn.
Người có cái sẹo nơi má buột miệng nói:
- May quá chứ rủi ro gì! Lên cơn đúng lúc nhỉ!
Một vài tiếng cười ngắn phụ họa, sau đó là giây phút im lặng nặng nề. Nhìn qua sắc mặt và dáng điệu mệt nọc uể oải của Mẫm, càng ngay mọi người càng thấy sự nghi ngờ trong câu nói buột miệng ấy quá độc ác và hẹp hòi. Mẫm giận quá, giọng nói đanh lại:
- Anh nghi tôi giả bộ lên cơn sốt rét à?
Thấy câu chuyện gây gổ trở nên trầm trọng, chú Bốn giảng hòa:
- Thôi nó nói giỡn, để tâm làm gì, Bảy! Có đau thì ở nhà. Vả lại không có mày cũng đã đủ người rồi. Khi nào hết cơn lại đi.
Tuy vậy, sự xúc phạm không dễ gì tan ngay sau khi các toán đã gánh muối tỏa lên các nguồn trầu quanh trại. Mẫm khổ sở ngồi rũ giữa sân nắng, hai tay ôm lấy đầu. Ông giáo càng có thiện cảm với Mẫm thêm lên, đến gần đặt tay lên vai, lay Mẫm dậy. Thân Mẫm nóng quá. Ông giáo nói:
- Bị bệnh ngã nước mà phơi nắng thế này không tốt đâu. Nên vào tìm chăn hay chiếu đắp kín lại cho ra mồ hôi. Có bị đắng miệng không?
Mẫm tỏ vẻ cảm động, gắng đứng dậy, môi vẫn mím để cố giấu hai hàm răng run lập cập. Anh nói:
- Thầy đừng lo. Cháu bị lên cơn bất thường như thế này đã lâu. Chừng một chốc là dứt. Ai không hiểu tưởng cháu giả bộ lánh việc nặng.
- Anh lên đây lâu chưa?
- Thầy hỏi gì ạ?
- Anh lên đây bao lâu rồi?
Mẫm đưa tay áo lên gạt mồ hôi trên trán, rồi dùng hai bàn tay ụp vài lần lên hai vành tai đỏ, nói chữa thẹn:
- Xin lỗi thầy, mỗi lần lên cơn là bị ù tai. Cháu mới lên đây chưa đầy nửa năm.
- Nghe giọng anh, tôi đoán chắc không phải người Tuy Viễn.
- Dạ, cháu người huyện Hoài Nhơn ạ.
- Anh đứng xịch vào trong này, không lại nắng. Hoài Nhơn? Hèn gì giọng nói cứng hơn. Bị tội gì mà lặn lội lên tận đây thế?
Mẫm không trả lời ngay, nhìn ông giáo một lúc rồi cúi xuống ngẫm nghĩ. Ông giáo kiên nhẫn chờ. Mẫm ngước lên, chân phải di di trên một hòn sỏi:
- Cháu nói thế này chắc thầy không tin được. Ở trại đa số đều vì hoàn cảnh bắt buộc mới lên trốn trên này, nhờ ông biện che chở. Cháu thì khác. Cháu tự ý tìm lên đây, vì nghe người ta đồn đãi nhiều về ông biện.
Ông giáo tò mò hỏi:
- Anh nghe người ta đồn thế nào?
Mẫm dè dặt không đáp ngay, chân lại di di trên hòn sỏi. Một lúc lâu, Mẫm hỏi:
- Thầy quen ông biện lâu chưa?
- Khá lâu rồi. Tôi về quê vợ ở An Thái từ năm Dậu. Năm Tuất thì quen ông biện. Nghe tôi có làm thầy đồ, ông ấy nhờ tôi dạy cho hai cậu Lữ và Huệ. Mà tất cả những điều đó, chắc anh đã nghe Kiên nó kể rồi chứ gì?
- Dạ, cháu với anh Kiên quí nhau lắm, nên tuy chưa gặp thầy, cháu đã quí thầy. Thế nào rồi lúc đất nước bình yên, cháu cũng đến xin thầy dạy dỗ thêm.
Ông giáo ngạc nhiên hỏi:
- Lúc đất nước bình yên? Thế bây giờ là lúc loạn sao?
Mẫm chậm rãi đáp:
- Không biết cháu nhìn có rõ không, nhưng đi đâu cháu cũng thấy cảnh đói khát, cảnh bất công. Gia đình cháu toàn anh em trai lực lưỡng, lo làm ăn lương thiện, không có thì giờ nghĩ đến cái gì khác hơn miếng cơm, manh áo. Thế mà... anh em cháu có được yên đâu. Bao nhiêu là sưu thuế đổ lên đầu, nào tiền sai dư, nào gạo Tết, nào tiền cơm mới, nào sưu dịch. Các anh cháu thì cắn răng chịu đựng tất. Riêng cháu, có lẽ vì tính rắn mắt, cháu nghĩ: chẳng lẽ sinh ra ở đời rồi từ bé đến chết không được ngửng đầu lên, không được cười hay sao? Sống kiếp như thế thì sống làm gì? Cháu nghe ông biện giao du rộng, không câu nệ trong cách đãi người, nên tìm lên đây.
Ông giáo nghe Mẫm nói một thôi dài, và bất ngờ vì không chuẩn bị trước để đón một lối nhìn, lối nghĩ khác thường như vậy, ông gật gù trầm tư một lúc, rồi hỏi:
- Anh đã tìm thấy gì chưa?
- Có cái cháu tìm chưa được. Có cái cháu chưa hiểu, bây giờ mới hiểu.
Ông giáo biết Mẫm chưa muốn nói thật những suy nghĩ của mình. Ông không muốn đi xa hơn, nên không hỏi tiếp. Thấy ông giáo im lặng, Mẫm tự nhận thấy phải nói thêm điều gì trước khi vào nằm trong lán. Mẫm nói:
- Như số anh em nhỏ tuổi và các chú ở trại này. Mới đầu cháu sợ, thấy họ dữ dằn quá. Nhưng càng ở lâu, cháu càng thấy họ hơn hẳn những người "mặt trắng" cháu gặp dưới xuôi. Họ phá rừng làm rẫy, mà nhiều lúc không nỡ động đến một bụi cây dại đang trổ hoa, chịu khó lấy đá ghép lại thành một cái bồn bảo vệ cái gốc. Thật giống với cái tính yêu hoa của ông anh thứ ba của cháu. Mẹ cháu bảo anh cháu: Mày như thế về sau chỉ chết đói thôi con ạ. Cầm sao nổi cái cuốc cái cày. Hay lại phải ra chợ hát rong mà làm thằng ăn mày! Anh cháu không đi ăn xin như mẹ cháu đoán, nhưng quả thật không theo nổi nghề nông. Anh cháu bỏ nhà đi hát rong. Thầy đứng xịch vào trong không lại nắng. Cháu à? Không sao. Cháu thấy ấm hơn trước. Sắp qua khỏi cơn rồi! Để cháu vào bếp phụ người ta sửa soạn bữa ăn trưa cho toán làm rẫy.
*
* *
Buổi xế hôm đó, toán làm rẫy ăn cơm xong vừa vác rựa, cuốc đi làm việc trở lại, thì có một toán buôn nguồn trở về. Điều bất thường, vì không có một toán nào, dù là đến buôn thượng gần nhất, có thể về trại trước lúc chạng vạng tối. Lữ đoán họ không vượt qua suối được, vì cái nạn nước dâng bất ngờ thường gặp ở vùng này. Vả lại, từ xa, Lữ đã nhận ra được cái dáng đi chậm rãi, trầm trọng của những người gánh muối. Nếu đổi được trầu hoặc măng le, quang gánh nhẹ hơn, dáng đi cách bước tất phải khác.
Toán buôn nguồn vào cổng. Lữ tò mò chăm chú nhìn những điểm khác thường đến gần: người gánh muối nhận thêm phần của bạn nên cái đòn tre oằn cong xuống. Hai người còn lại dùng khúc cây rừng khá dài khiêng một cái bao nhỏ và nhe, Lữ đoán họ gặp may vớ được một món thịt rừng, và quen thói sống ngang tàng bất chấp mọi sự, họ không tiếp tục đi nữa, quay về trại đánh chén. Toán buôn nguồn vào sân. Lữ kinh ngạc khi thấy cả ba người đều dùng khăn đội đầu bịt miệng và mũi lại. Gió đưa vào nhà ngang một mùi thối và tanh nồng. Lữ hiểu ngay trong cái bao lát hai người trai tráng vừa khom lưng sẽ sàng hạ đòn khiêng xuống đặt nhẹ giữa sân nắng, có một thứ gì đã thối rữa. Mùi thối càng lúc càng đậm. Lữ cảm thấy lợm, muốn nôn mửa. Sự tò mò dồn được cảm giác khó chịu đó lại. Lữ chạy vội ra sân. Cũng lúc đó, Mẫm, hai người nấu bếp và ông giáo cũng đến. Không chờ hỏi, người gánh muối nói trước:
- Tìm thấy ở bên kia suối Cái, gần chỗ có cây cầy lớn.
Anh ta quên chưa tháo cái khăn ra khỏi miệng nên tiếng nói bị biến dạng, nghe tiếng được tiếng mất. Hai người kia bình tĩnh tháo cái khăn ra, kéo Lữ tránh xa cái bao lát rồi giải thích:
- Không có thằng nhỏ người Ba-na thì không ai biết đâu! Thường thường tụi tôi lội qua suối ở quãng trên, chỗ có khúc quành nước cạn.
Mẫm nóng ruột hỏi:
- Thứ gì trong đó vậy?
Người gánh muối đáp cộc lốc:
- Ông Năm Ngãng!
Người nghe sững sờ, nửa tin nửa nghi. Sự im lặng hãi hùng đè nặng lên đỉnh đầu mọi người, đến nỗi không ai còn nghe thấy tiếng gió vi vút trên ngọn cây, tiếng mái tranh rùng mình từng cơn. Bảy người bao quanh lấy cái bao cát, đứng sững như những hình nộm đuổi chim trên rẫy. Sau một hồi do dự, Mẫm tiến tới một bước, rồi dừng lại không dám làm theo ý định. Một trong hai người buôn nguồn vừa khiêng cái bao lát về, có lẽ đã dạn tay, tiến tới, cúi xuống mở một dây mây cột nơi cổ bao.
Tự nhiên mọi người lùi lại một bước. Vòng người mở rộng theo sức tỏa của hơi thối. Trước những đôi mắt thao láo của mọi người, trên tấm bao lát hoen ố vàng xỉn, có một đống màu đen không hình thù. Hiểu được thắc mắc của đám đông, người vừa mở nuột bao dùng một đầu đòn khiêng nhè nhẹ, cẩn thận lật đống màu đen lại. Lúc đó, người ta mới nhận ra được một mảnh thân thể con người gồm một cái đầu và một nửa vai. Tóc ông Năm Ngãng dính lại thành từng mảng ép sát vào da đầu. Da mặt bầm tím, đôi mắt đã bị dòi bọ đục khoét trống rỗng. Miệng hả rộng, để lộ hàm răng vàng bẩn. Cổ bị cào cấu thành những vết thương tím đen. Ngoài một bên vai còn nguyên vẹn, phần ngực còn lại chỉ là một đống bầy nhầy. Một người nhắc:
- Còn cái chân đâu rồi?
Người cầm đòn khiêng lại khơi đống bầy nhầy hôi hám để tìm. Dưới một lớp vải đen phần còn lại của vạt áo ông Năm Ngãng, hiện ra một bàn chân tái xanh. Ông giáo trân người nhìn chăm chăm vào cái chân còn lại đó, và dọc xương sống, gai ốc nổi lên khắp thân ông. Hai thái dương ông lạnh, gần như tê dại. Ông lấy làm lạ cho mình, chưa hiểu vì sao hình ảnh cái bàn chân khẳng khiu, xanh xao nằm trên đống bầy nhầy thối rữa đó còn làm cho ông kinh khiếp hơn cả cái đầu lâu mù lòa, thâm tím.
Mẫm lên tiếng hỏi:
- Người Thượng họ tìm thấy xác bác Năm hồi nào?
Người gánh muối đáp:
- Không biết. Thằng bé thấy chúng tôi sắp lội qua suối, hú gọi chúng tôi lại. Tưởng nó lại chơi trò ranh, chúng tôi bỏ đi. Nó chạy theo bảo đằng chỗ cày cấy có người chết.
Người cầm cái đòn khiêng nói thêm:
- Xem xác thì đoán được là bị cọp vồ. Trên cổ còn có dấu vuốt cọp cào sâu. Có lẽ bác Năm chết vì cái vết thương này. Hay là chết vì chỗ khác cũng chưa biết chừng. Chỉ còn có từng này, khó đoán lắm. Nhưng bị cọp ăn là điều chắc!
Người nấu bếp thở dài, rồi nói:
- Tội nghiệp. Thôi, vậy cho nó xong đi!
Toán làm rẫy đã lục tục trở về, Ở ngoài xa họ còn cười nói nhưng khi nhập vào vòng người vây quanh xác chết, không ai dám ho lên một tiếng lớn. Cái chết thôi miên đám người sông, khiến cho họ ngây dại, lơ lửng, nôn nao như đang bị cuốn vào một cơn lốc xoáy. Càng về chiều, vòng vây càng dày, cơn ngây càng đậm. Gió tự nhiên dừng hẳn, không khí oi ả khác thường. Mặt trời sắp lặn chiếu hắt một màu đỏ bầm lên cảnh trại tang tóc. Người mới về rì rầm hỏi chuyện người về trước, gây thành một tiếng lao xao đều đều như tiếng đọc kệ. Rồi bỗng nhiên, có người nào đó lớn tiếng bảo:
- Chỉ tại "cái thằng ngậm tăm" keo kiệt mà ra cả! Nó trốn đâu rồi?
Câu nói đột ngột có sức thức tỉnh đám người đang ở trong trạng thái mông muội. Nhiều người cùng hỏi to:
- Ừ, nó trốn đâu rồi? Mọi sự chỉ tại nó.
- Thằng ngậm tăm đâu? Nó chạy đàng nào?
- Không có nó thì đâu đã ra nông nỗi!
Ông giáo còn đang ngơ ngẩn, chưa hiểu vì sao đám đông quanh ông đột nhiên la ó, phẫn nộ thì có ai huých nhẹ vào hông bên phải ông. Mẫm đã chen đến cạnh ông từ lúc nào! Ông nghe Mẫm nói nhỏ:
- Thầy ra ngoài này với cháu. Có việc gấp lắm.
Đám đông vẫn tiếp tục la ó, kẻ hỏi người đáp. Hai người lánh ra khỏi hỗn loạn mà không bị ai chú ý. Ông giáo bị Mẫm lôi kéo, phải chạy theo anh ta ra phía sau nhà ngang. Vừa chạy Mẫm vừa nói với ông:
- Họ điên cả rồi. Họ giết anh Kiên mất!
Ông giáo kinh ngạc đứng dừng lại, trố mắt nhìn Mẫm. Anh ta xô ông giáo vào cửa sau, tiến về chỗ Kiên nằm. Mẫm vừa thở vừa giải thích:
- Thầy không nghe họ nói gì à? "Thằng ngậm tăm", chính là anh Kiên đó. Phải tìm cách gài then cửa lại. Không cho họ vào phòng anh Kiên. Họ nổi điên rồi!
Ông giáo hiểu hết mọi sự. Ông sợ hãi đến lịm người, bước chân bủn rủn. May là cả hai người đã đến chỗ Kiên nằm. Mẫm giục ông đóng cửa sổ xuống, dặn khi anh ra ngoài thì bên trong, ông nhớ lấy thanh gỗ xỏ vào hai vòng dây mây gài chặt cửa lớn. Tay ông giáo lẩy bẩy, ông quờ quạng mãi mới đẩy cánh cửa gỗ khép ăn vào khuôn. Kiên choàng thức dậy chưa hiểu gì, đến giúp cha cài then. Bên ngoài, bắt đầu có tiếng chân chạy rầm rập, tiếng la hét, tiếng đá va vào mặt gỗ. Đám đông đã thực sự nổi cơn cuồng sát như Mẫm đoán trước.
*
* *
Hai cha con ông giáo ôm nhau đứng dựa vào cửa lớn, chia sẻ trong tăm tối sự hãi hùng trước cơn thịnh nộ. Họ nghe tiếng la ó ngay bên kia cánh cửa. Chân nhà sàn bị lung lay. Đá ném vào vách phòng làm bằng liếp nứa nghe rào rào. Ánh đuốc lập lòe ma quái bên dưới nhà sàn. Người ta la to: "Phải tóm lấy. Bắt nó đền mạng".
Không cần ông giáo giải thích, Kiên mau chóng hiểu rõ nỗi hiểm nguy đang vây quanh hai cha con. Có một điều ông giáo bất ngờ, là khi đã hiểu, Kiên trở nên bình tĩnh khác thường. Đã có lúc cả nhà sàn lay động đến nghiêng ngả, đồ đạc trong phòng rơi xuống sàn chỏng chơ, kêu loảng xoảng. Có nhiều tiếng la hét, tiếng đập cửa gấp gáp, tiếng thở dốc, vấp ngã, xô đẩy nhau bên ngoài cửa chính. Then cửa gần muốn bật tung, Kiên vẫn thản nhiên, ngồi nhìn, nghe mọi sự diễn ra như một khán giả an toàn. Mãi đến lúc bên ngoài không còn động tĩnh gì nữa, ông giáo vui mừng chạy lại gần con, Kiên mới ôm lấy cha khóc mùi. Ông giáo cũng khóc vì vui mừng. Ông không để ý là chưa bao giờ Kiên xúc động đến cái độ buông thả xúc cảm, để cho nước mắt chảy ướt cả hai má, tiếng khóc trầm, tiếng uất nghẹn chen lẫn lời kể lể. Kiên gục đầu vào ngực cha hỏi:
- Tại sao vậy cha? Cha nói cho con biết đi! Tại sao mọi người thù ghét con? Cha có nhớ cái buổi sáng đầu tiên con xa nhà lên đây không? Cha dặn con phải thanh liêm, của phi nghĩa như giọt mưa rơi vào kẽ tay. Cha nhớ không? Con thuộc lòng lời cha dặn, bao lâu nay coi trường trầu không tham của ai lấy một đồng kẽm. Con không ăn cắp và cũng không muốn ai ăn cắp. Con không ông biện khinh mình, xem thường gia đình mình. Giết con, đánh con con chịu nhưng nghi ngờ con tham của người, làm ô danh cha, thà con chết đi còn hơn. Vậy mà mọi người ghét con. Vì sao vậy cha?
Ông giáo không trả lời được. Kiên bớt thảng thốt, có lẽ dần dần lấy lại dáng điệu chậm chạp, gương mặt buồn buồn và hơi lạnh lẽo thường ngày. Ông giáo chỉ đoán thế thôi, vì mãi tới khuya, lúc chắc chắn cơn cuồng bạo của đám đông đã hoàn toàn hạ xuống, Lữ và Chinh cầm đuốc đến gọi ông giáo mở cửa, căn phòng có ánh sáng trở lại, thì cả ba người thấy Kiên đã nằm ngủ, hay giả vờ ngủ, trên tấm nệm rơm cuối phòng. Trừ ông giáo, không ai biết được những lời thảng thốt hoài nghi Kiên đã thốt trong cơn hiểm nghèo.
*
* *
Sáng hôm sau, ông giáo nấn ná mãi trên phòng bệnh của Kiên không muốn xuống dãy lán chung của trại. Ông sợ không muốn gặp những người đã định vây giết cha con ông đêm qua. Ông đâu có biết rằng những người đó cũng e ngại gặp ông.
Khi cơn cuồng nộ của đám đông hạ xuống, trong trại, giữa đêm tối từng người nằm ôn lại những gì vừa xảy ra, và từng người lấy làm kinh ngạc về chính mình. Ta có còn là ta không? Ai nằm đây hoang mang và ai vừa cầm gậy gộc xông lên thang nhà sàn, say máu giết người? May là cột nhà sàn vững. May là Mẫm và Chinh liều thân đứng án ngữ nơi cửa lớn. Mẫm bị một viên đá vào mí mắt, máu chảy ròng ròng xuống má. Nhưng anh vẫn nhất định lấy thân che cửa phòng Kiên. Chinh bị một gậy vào ống quyển ngã gập người xuống nhưng vẫn cắn răng chịu đau, lồng lên xô ngã một người cao lớn đang định phá cửa. Lữ đứng ngoài khan giọng kêu gọi mọi người bình tĩnh. Không ai nghe lời anh. Cứu tinh của cả trại, yếu tố giúp mọi người tránh được một cuộc bạo sát, có lẽ là thời gian. Đến một lúc nào đó, từng người cảm thấy cử động của mình ngượng nghịu, tiếng nói trở nên vu vơ. Sự suy nghĩ và hành động không còn là một. Có cái gì đã trật khớp. Và máu trên trán Mẫm nhắc nhở họ thấy tất cả sự vô nghĩa của cơn cuồng nộ.
Trong khi ông giáo còn e ngại, nấn ná trong phòng Kiên, thì anh em trong trại đã lặng lẽ thu dọn các đổ vỡ của đêm qua, khâm liệm bác Năm Ngãng bằng một chiếc chiếu dày và khiêng đi chôn tận chân núi. Nhà bếp nhờ Chinh mang lên cho Kiên một nồi cháo cá nấu hành.
Cả hai phía đều muốn quên những gì đã xảy ra, làm như mọi sự vẫn bình thường. Nhưng chính sự cố gắng làm quá mức bình thường, sự dè dặt lễ phép quá đáng, đã nhắc nhở cho mọi người thấy sự dĩ lỡ khó lòng hàn gắn được. Người sâu sắc cảm nhận điều đó hơn ai hết là Kiên. Anh biết sau cái đêm ấy, Tây Sơn thượng hết bao dung được anh và ngược lại, anh cũng không bao dung được Tây Sơn thượng. Không còn cách nào khác! Anh phải về xuôi.
Hai hôm sau, ông biện Kiên thành cùng một đoàn ngựa thồ lên trại. Lữ thuật hết cho anh nghe mọi chuyện vừa xảy ra, cho nên khi ông giáo ngỏ ý xin đem Kiên về An Thái chữa bệnh, biện Nhạc bằng lòng ngay. Ông biện nói với ông giáo:
- Trại thiếu cậu Kiên thật đáng tiếc, nhưng chuyện đã lỡ như vậy, thầy đem cậu ấy về chăm sóc tiếp là phải. Xin thầy cho phép em Lữ nó ở lại đây tạm coi sóc trại một thời gian. Tôi nói tạm, vì chưa biết phải bỏ trại lúc nào. Thầy tính, năm nay mất mùa, vật giá lên cao, chuyện buôn bán cũng bị ảnh hưởng. Mấy chuyến trầu vừa rồi phải vứt đi cả, đến úa vàng mà chờ không có người đến nhận.Quan trên thì... Nợ thì... Tôi nghĩ mãi chưa biết xoay xở làm sao đây!
Khoảng cuối tháng giêng, cha con ông giáo về xuôi. Ra khỏi cổng, quay nhìn lại số anh em từng sống với mình hơn một năm qua, nhìn ánh mắt pha lẫn quyến luyến và ái ngại của họ, Kiên không thể dằn được xúc động, nước mắt rơm rớm. Anh đưa ngay tay dấu từ biệt họ, rồi vỗ vai Chinh dặn:
- Em nhớ nhé, ở núi đừng có ỷ sức như ở đồng. Tối nào cũng phải đốt lửa un muỗi. Mặc áo cho ấm vào. Cần gì, nhờ Mẫm nó giúp đỡ cho.Ầ quên, anh nhắc cho em nhớ là đừng uống nước suối. Độc lắm...
Chinh đã bị những thung lũng xanh, những đỉnh núi ẩn tận mây cao, những bóng rừng mênh mông cuốn hút, quyến rũ. Anh xin cha ở lại Tây Sơn thượng!