Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Sông Côn Mùa Lũ - Chương 100
Từ đầu tháng 8, Lãng không tấp về nhà bà góa nữa. Anh trở lại nếp sống lang thang như trước. Tuy vậy cuộc sống của anh đỡ bấp bênh, lêu bêu hơn. Lãng kiếm được chút ít tiền nhờ viết thuê tờ khai gốc gác ba đời để nhập chính hộ cho những người nhà giàu mù chữ. Bấy giờ, khắp các thôn xóm, cuộc kiểm tra số đinh điền theo Chiếu Khuyến nông đã bắt đầu. Sau bao năm chinh chiến, hết Nguyễn đến Trịnh, hết Trịnh đến Tây Sơn, lớp mới lên thì lớp cũ phải phiêu giạt, nhà cháy vườn không, phải dắt díu đến chỗ không có tên đạn, các lớp tị nạn cứ chập vào nhau như sóng dập, số dân chính hộ lưu cư từ ba đời ở các thôn xóm thật quá ít. Gần như hầu hết số đinh trong từng làng đều là dân kiều ngụ. Kể cả những chức dịch như thôn trưởng, xã trưởng, phân tri, phân suất. Cho nên từ lúc thực hiện các điều ban hành trong Chiếu Khuyến nông, khắp Phú Xuân và vùng phụ cận đều lên cơn sốt. Ai cũng tìm cách vào cho được chính hộ bằng bất cứ cách nào, bất cứ giá nào. Lãng viết đơn thuê không kịp: nào tờ khai dối đã từng lưu cư tại đó từ ba đời, nào đơn khiếu nại bị xếp oan, nào giấy thỉnh nguyện xin được đặc cách vì thế này vì thế khác... Lãng được chiều chuộng, mời mọc, nhờ diễn đúng và gọn những cảnh huống phức tạp rối rắm lên các lá đơn. Anh đủ tiền ăn no hơn, mặc lành hơn, chưa kể những lần bị khách hàng ép rượu, da mặt anh lấy lại chút hồng hào. Đôi mắt anh trở nên linh hoạt. Những người gặp anh thời đó không quên được ánh nhìn hồn nhiên tươi tắn của Lãng mỗi khi anh ôn tồn an ủi: "Can chi mà lo. Thế nào quan trên cũng xét cho bác (cho anh, cho chị, cho chú, cho thím...) được lưu cư. Chính sách chỉ nhằm đuổi bọn vô lại về cầm cày đó thôi". Dĩ nhiên chú, bác, anh, chị... đang nghe Lãng nói đây không thể thuộc hạng vô lại!
Lãng thành thực tin tưởng như vậy. Anh không giả dối môi miếng để kiếm chút tiền viết thuê! Ánh mắt lạc quan của anh xuất phát từ trong một trạng thái tâm hồn lạc quan. Thật vậy, Lãng tin tưởng hoàn toàn vào các biện pháp thực tiễn, công bằng, có tình có lý của Chiếu Khuyến nông, như anh cả tin vào các trường hợp oan ức, tội nghiệp của kẻ nhờ anh làm đơn khiếu nại. Công lý phổ quát dù sao cũng không soi thấu đến các ngóc ngách phức tạp, các ngoại lệ. Anh đang dùng chút học thức khiêm tốn của mình vào việc "hoàn chỉnh công lý".
Công việc bận bịu, nhưng lâu lâu, Lãng cũng tìm cách xuống chùa Hà trung để ngắm phong lan. Anh dần dần bị thú chơi lan quyến rũ. Cái đẹp còn đang đi tìm! chân lý vĩnh cửu của thái hư! Cái đẹp thái hư ấy nhiều khi chuộc lại được những lầm lỡ, ngu dốt, độc ác, trơ trẽn, giả dối, cũng chưa biết chừng! Đôi khi Lãng lan man nghĩ như vậy, và càng cảm thấy yêu phong lan hơn.
*
* *
Những tờ khiếu oan thống thiết Lãng viết thuê, không phải tờ nào cũng có kết quả. Lãng đã gặp khá nhiều người bị xếp vào hạng lưu tán, tệ hơn nữa, bị xếp vào dân du thủ du thực. Anh có làm giúp không lấy công cho họ nhiều đơn khác. Kết quả vẫn như cũ. Nhiều người chán nản nói:
- Đến nước này thì chỉ còn cách dắt díu vào Bến Ván thôi!
Lãng ngạc nhiên hỏi:
- Vào đó làm gì? Chỗ dầu sôi lửa bỏng...
Anh được giải thích cặn kẽ do đâu Bến Ván trở thành chỗ dung thân cho dân lưu tán. Lần đầu, anh không tin mấy. Về sau, nhiều người bất hạnh nhắc đến Bến Ván, anh mới trọn tin. Không mấy vui, nhưng Lãng nghĩ: biết đâu đó cũng là một chỗ Trời dành riêng để "hoàn chỉnh công lý". Thêm một lý do nữa để anh lạc quan tin Trời, yêu người!
Có điều khó tin nhưng có thật là Lãng quên bẵng hoàn cảnh mình. Anh trố mắt nhìn viên xã trưởng Vỹ dạ thượng khi nghe báo mình bị liệt vào hạng du thủ du thực. Viên xã trưởng lúng túng đưa tay gãi đầu, cố giãi bày, phân bua:
- Tôi đã hết lời bênh vực cho thầy trước quan phân suất, sau đó năn nỉ cả quan phân tri huyện. Nhưng thầy hiểu cho, thầy sống lêu bêu không vợ con, không nhà cửa thế này, làm sao nói được! Quan phân suất cũng lấy cớ nhà cũ của thầy hiện do người nhà quan thái úy cư ngụ, không muốn ghi tên thầy vào sổ đinh của xã. Bớt được một tên du thủ du thực trên danh sách càng đỡ bị Bề Trên quở trách. Chắc thầy hiểu!
Lãng ngồi bần thần không nói được câu nào. Vâng, anh đã hiểu. Anh chỉ ngạc nhiên tại sao mãi đến bây giờ Lãng mới nhận ra nhân dáng của anh, theo lối nhìn của các quan. Lâu nay anh cứ ngang nhiên coi mình như một người lương thiện, không dối gạt ai, không làm hại ai. Tuy không làm được những điều lớn lao, nhưng Lãng tự xem như một kẻ có ích cho đời. Lương tâm anh không có gì xấu hổ. Anh hơi mềm yếu, sống buông thả, nhưng như một ngọn cỏ non, anh không làm đau cả đến gót chân một đứa bé. Thế mà người ta nỡ liệt anh vào hạng du thủ du thực! Tự nhiên Lãng cảm thấy vị đăng đắng ở đầu lưỡi. Anh nhớ lại niềm hân hoan khác thường của mình hôm đọc bài Chiếu Khuyến nông ở cửa Nam. Cho đến lúc này, anh vẫn công nhận bài chiếu hoàn toàn hợp lý. Anh thuộc vào trường hợp ngoại lệ. Sự hữu ích của anh đo lường bằng những tiêu chuẩn trừu tượng như là lòng chân thật, sự liêm khiết, đức nhân ái, lối sống chí tình với những điều mình tin tưởng, khát vọng đi tìm cái tuyệt đối... Những tiêu chuẩn đó không được ghi trong bài Chiếu Khuyến nông. Không nghề nghiệp, nhà cửa, vợ con, tức là du thủ du thực. Đơn giản thế thôi!
*
* *
Khoảng cuối tháng tám, Lãng nhận được tin chị lần đầu. Một khách hàng bất hạnh của anh vào Bến Ván trước để chuẩn bị đưa cả gia đình vào sau, lúc về có nhắc đến tên An. Lãng hồi hộp hỏi thêm vài câu, đã biết đích xác mẹ con An hiện ở trong đó. Thượng tuần tháng chín, Lãng quyết định đi tìm chị!
Hôm ấy An bận lo dọn dẹp kho, nên nhờ con bé Thái ngồi trước cửa trông hàng. Thái thấy một "ông già" mặc áo lương đen bạc màu, quần ống cao ống thấp, đầu để trần, râu tóc lốm đốm bạc phủ đầy bụi đường, xăm xăm tiến về phía nhà mình. Dáng đi còn nhanh nhẹn tương phản với cái dáng người gầy gò già nua, khiến con bé do dự không biết gọi thế nào cho đúng. Thái thấy "ông già" dừng lại trước cửa hàng, đoán chắc lại một người xiêu tán nữa vừa từ phía bắc vào tìm nơi nương náu ở đây. Thái nhớ lời mẹ dặn, nên lễ phép lên tiếng trước:
- Thưa cụ... à thưa bác, cửa hàng ế ẩm lắm ạ. Mẹ cháu lại vừa đi khỏi, cháu không dám...
Lãng bật cười. Thái bỡ ngỡ, ngờ ngợ đã gặp đôi mắt hiền dịu này, nghe giọng cười khao khao này ở đâu rồi. Quen thân lắm. Lãng muốn kéo dài cái thú bất ngờ, nên hỏi:
- Không có mẹ ở nhà làm sao cháu biết giá cả? Chuyến này bác mua nhiều thật là nhiều.
Con Thái ngây thơ hỏi:
- Bác định mua những gì? Để cháu... ơ kìa, có phải cậu không? Cậu Lãng! Mẹ ơi! Mẹ! Ra đây mau. Có cậu Lãng vào thăm đây này. Vậy mà cậu còn giả vờ...
Thái đứng bật dậy, chạy ra ôm chầm lấy Lãng, miệng không ngớt gọi: Cậu! Cậu vào hồi nào? Mẹ ơi! Ra xem cậu Lãng đây!
An từ phía sau chạy ra. Chị thấy con đang dụi mặt vào lòng một ông lão ăn mặc dơ dáy bẩn thỉu và thút thít khóc. Lòng An nhói đau. Lãng nhìn về phía chị, đứng yên một chỗ chờ cho cháu qua cơn xúc động. Anh mỉm cười chờ An nói trước, vì chính lúc đó, Lãng cũng xúc động đến nghẹn lời. An tiến lên vài bước, thì thào không tin ở mắt mình.
- Em đấy phải không Lãng? Trời ơi! Vì sao em đến nông nỗi này?
Thái mừng quá, quay lại nói với mẹ, ngấn nước mắt còn nguyên trên má nhưng ánh nhìn long lanh vui:
- Mẹ còn hỏi gì nữa, đúng là cậu Lãng rồi! Cậu vào nhà đi! Guốc của cậu đâu?
An nhìn xuống hai chân em. Bấy giờ chị mới thấy ở bàn chân phải, Lãng dùng giẻ quấn quanh một vết thương hình như ở chỗ mu bàn chân. Trên miếng giẻ bẩn thỉu vì lấm bùn và dỉ mồ hôi, có một chỗ loang lổ máu khô. An lo sợ ngồi xuống trước mặt Lãng hớt hải nói:
- Chân em làm sao thế? Có nặng lắm không?
Bây giờ Lãng mới thấy mỏi dừ ở khắp thân thể. Vết thương nơi bàn chân nổi buốt. Anh bước cà nhắc đến chỗ mép phản. Thấy nét mặt chị và cháu lo âu thái quá, Lãng cười nói:
- Chị đừng lo. Em gần đến Bến Ván, mừng quá, vấp phải một gốc cây đã bị chặt gần sát đất.
An thảng thốt hỏi:
- Có ra máu nhiều không?
- Ít thôi. Thái vào rót cho cậu bát nước.
Thái liến láu bảo:
- Con hư quá đi mất. Đáng lẽ con phải rót nước mời cậu ngay. Cậu uống nước chè tươi nhé! Nước hơi nguội. Hay cậu chờ con đi nấu ấm khác.
- Nước gì cũng được. Suốt mười mấy hôm cậu uống toàn nước lã đã sao đâu!
An quay lại bảo Thái:
- Con rót nước cho cậu, rồi vào nhóm lửa nấu ngay cho mẹ một nồi nước lớn. Mẹ phải rửa vết thương của cậu, không lại làm độc.
Con bé Thái định chạy xuống bếp, chợt nhớ điều thắc mắc, nên dừng lại hỏi:
- Sao lúc nãy con thấy cậu bước mạnh bạo lắm mà?
An cau mày:
- Cái con này! Chỉ hỏi vớ vẩn. Rót nước cho cậu nhanh lên.
Lãng đáp với theo cho cháu nghe:
- Cậu hỏi thăm được biết chỗ cháu ở, mừng quá nên quên cả cái chân đau.
rồi quay về phía An, Lãng nói:
- Trông chị có vẻ khá hơn trước, em muốn nói... em muốn nói có vẻ khỏe mạnh hơn cái ngày... Sáng hôm đó, em chạy tìm chị khắp nơi, em chạy ra bến đò, em...
An gạt đi:
- Thôi, đừng nhắc lại chuyện ấy nữa (giọng An hơi rạn vỡ). Chị em mình còn gặp nhau đây là vui rồi. Nhưng, em ốm và tiều tụy quá. Em vừa đau mới dậy phải không?
- Không. Em vẫn khỏe đấy chứ.
- Hay vì đi đường vất vả. Sao em không thuê ngựa đi cho đỡ chân. Những dân lưu tán chạy vào đây nhiều người thuê cả ngựa thồ chở không thiếu thứ gì, từ nồi niêu cho đến cái chổi. Trời ơi. Chị lú lẫn quá! Việc gì em phải thuê ngựa. Thiếu gì ngựa trạm. Em dám bỏ việc quan đi tìm chị sao?
Lãng ngước lên nhìn thẳng vào mắt An, cố tìm hiểu xem chị đã biết mình bị thất sủng hay chưa. Anh thấy An chưa biết gì. Không muốn cho An đau khổ vội, Lãng nói dối:
- Có gì mà em không dám bỏ. Nghe được tin chị, Lãng mừng quá, ra tìm đò đi ngay.
- Sao lại đi đò?
- Lúc ấy em đang ở chơi dưới thầy Từ Huệ. Sư cụ chùa Hà trung chị nhớ không? Sư cụ là bạn thân của cha chúng ta, từ thời còn đi lại dinh quan nội hữu Ý đức hầu...
An mất kiên nhẫn, vội hỏi:
- Nhưng làm sao em biết chị ở trong này?
Lãng cười, chỉ tay về phía một đoàn dân lưu tán gồm đủ già trẻ lớn bé đang kéo qua trước cửa:
- Nhờ một trong những người này. Họ vào đây trước để xem xét cách mưu sinh rồi mới về Phú Xuân dẫn cả nhà vào.
An nhìn theo một đứa bé gái độ năm, sáu tuổi quần áo rách rưới đang cố chạy theo cho kịp mẹ, buồn rầu hỏi:
- Sao gần đây có nhiều người chạy về đây quá! Trông cảnh họ, chị lại nhớ cảnh mẹ con chị năm trước. Ngoài đó ra sao?
Lãng định trả lời, nhưng đột nhiên An sợ. Sợ cái gì? Ngay lúc ấy, An không định rõ. Chị vội nói:
- Thôi, để lúc khác hãy hay. Em cởi miếng vải ra cho chị xem vết thương có sâu không. Thái ơi! Sao chưa bưng nước cho cậu.
Thái dùng cái mâm gỗ sơn đen bưng ra cho Lãng một bát nước chè tươi nóng nổi bọt, nét mặt hãnh diện đến đỏ hồng:
- Nước cũ nguội quá. Con nấu luôn nước chè cho cậu uống.
Lãng chợt nhớ đến thằng Phát. Anh hối hận đã không hỏi thăm đứa cháu trai từ đầu, xốn xang trong lòng vì tự biết sự thờ ơ đó do anh không ưa Phát, Lãng đưa tay bưng bát nước chè, cố lấy giọng tự nhiên hỏi Thái:
- Anh Phát của cháu đâu rồi?
Thái liếc về phía mẹ. An buồn rầu nói:
- Vào đây, nó càng thêm lêu lổng. Từ sáng đến giờ không thấy mặt nó. Gặp em rồi, thế nào chị cũng nhờ em dẫn nó về ngoài đó dạy dỗ cho nó vài chữ, may ra nó hiểu lễ nghĩa, bớt hoang đi!
Một lần nữa, Lãng lại ấp úng nói dối:
- Vâng, em sẽ cố gắng.
An mừng rỡ nói:
- Em hứa như vậy, chị mừng lắm. ờ Lãng này, bây giờ chị lại thấy em tươi trẻ y như mấy năm trước. Lúc nãy chị thấy em già nua tồi tàn quá. Vâng, nhìn kỹ thì em vẫn như xưa. Nếu... nếu em đội khăn và cắt bớt râu đi, nếu đôi mắt em tươi lên một chút, nếu...
Lãng cười, cắt lời An:
- Chị "nếu, nếu" nhiều quá, em làm sao cho hết!
An cũng vui theo, cười lớn và bảo em:
- Em đi tắm đi. Chắc nước sôi rồi. Thái ơi, đã có nước cho cậu tắm chưa?
Tiếng con Thái đáp:
- Rồi mẹ ạ. Con đang pha vào vò.
An bảo Lãng:
- Em lấy nước sôi đổ riêng ra thau chờ âm ấm rồi hãy tháo vải rửa chân. Tắm xong chị sẽ bôi thuốc. Có thứ thuốc cao Quảng Đông công hiệu lắm. Em có đem quần áo theo không?
Lãng không dám thú thật chỉ còn một bộ đồ cũ trên người:
- Em còn gửi cả đằng kia!
- Thôi em lấy tạm quần áo của thằng Phát. Nó lớn lắm, cao gần bằng em rồi đấy. Mười bốn tuổi rồi còn gì.
Thái lên nhà trên, khoe thêm:
- Anh ấy nói giọng ồm ồm như người lớn, cậu biết không? Chỉ phải cái tật ngủ li bì, và mê học võ.
An lườm con, bé Thái không dám nói thêm gì nữa.
*
* *
Đêm. Bên ngoài, gió lốc thổi cát bay đập vào liếp tre ở chái bắc kêu rào rào. Bến Ván lịm trong giấc ngủ nực nội dật dờ. Hai chị em ngồi bên ngọn đèn dầu dừa leo lét, gần như thì thầm với nhau vì không muốn đánh thức Phát và Thái.
Lãng kể cho chị nghe đời sống bấp bênh của mình trong hơn một năm qua. Dĩ nhiên Lãng giấu cái thời anh sống bám vào gấu quần mụ góa tai tiếng. An bùi ngùi, nhìn em thương hại. An nói:
- Chị vẫn nghĩ tuy đã mất, cha mẹ dưới suối vàng không rời mắt khỏi chúng ta một bước. Lãng nghĩ mà xem, hồi đó ba mẹ con chị không biết trốn đi đâu nữa. Ra phía bắc thì nhất định không được rồi. Chỉ còn lối vào nam. Nhưng về đâu? Về đâu? Chị cứ nhắm mắt bước liều. Chúng ta còn có quê hương nào nữa mà về.
An chợt nghĩ đến An Thái, lòng hồi hộp, ngửng lên hỏi Lãng:
- Em có biết chị vừa về thăm An Thái không?
Lãng không tin ở tai mắt mình, hỏi lại:
- Chị vừa nói gì thế?
Giọng An hơi phảng phát niềm kiêu hãnh:
- Chị vừa vào An Thái tháng trước.
- Thật sao chị?
- Chị dối em làm gì?
- Chị có gặp được anh Kiên không?
- Có.
Lãng vừa tò mò vừa lo lắng. Anh không biết nên hỏi thăm điều gì trước. An không chờ em đặt câu hỏi, nói tiếp:
- Anh ấy được tha, về mở am tại gò Miễu! Mở ngay ở cái miễu thờ ông bị bịnh phong đó. Em biết không, hôm ấy hai anh em có nhắc chuyện hồi nhỏ em dám một mình ra ngồi ở cái miễu đáng sợ đó. Còn chuyện này, bất ngờ hơn, đố em biết chuyện gì?
- Chịu thôi!
- Anh Kiên được khắp Qui Nhơn xem là một bậc... bậc gì nhỉ?
- Bậc chân tu à?
- Còn hơn thế nữa. Người ta tôn anh ấy lên Đức Thầy. Em vào Qui Nhơn mà hỏi tên tục anh ấy ra, người ta sẽ giận lắm. Anh ấy có nhiều đệ tử, suốt ngày người ta lũ lượt đổ về gò Miễu để xin anh ấy ban bùa, cầu an, nói hậu vận. Chị là người nhà mà khi đến nơi cũng phải chờ gần suốt ngày mới được anh ấy tiếp.
Lãng không thể dằn tò mò, chồm tới trước hỏi:
- Nhưng chị có thấy anh ấy khác xưa không? Em muốn nói anh ấy có gì có vẻ "Đức Thầy" không?
An nhớ cuộc gặp gỡ với anh cả, cười vui rồi nói:
- Dĩ nhiên anh ấy xứng đáng được tôn xưng là Đức Thầy. Đến chị mà còn cảm thấy sợ, không dám nhìn lâu lên khuôn mặt nghiêm của anh ấy. Phải chờ đến khi các đệ tử ra ngoài hết, chỉ còn hai anh em với nhau, anh ấy mới thực là anh cả chúng ta. À chị quên, "Đức Thầy" có hỏi thăm em.
- Thật à! Anh ấy nói gì?
- Anh ấy nhắn nếu em cũng sa cơ như chị, hãy về ở với anh ấy.
Lãng suy nghĩ một chút, rồi nói:
- Nếu chị về thì em về.
An quả quyết đáp:
- Chị không về.
- Tại sao thế?
An không muốn Lãng thất vọng về Kiên, chỉ đáp lửng lơ:
- Về đấy nhìn lại cảnh cũ, chị buồn quá. Em biết không, cây gạo ngoài bến sông đã chết khô rồi!
Lãng bồi hồi khá lâu, lòng lâng lâng buồn. Hai chị em im lặng bên đèn. Lãng nghĩ An sợ không dám nhìn lại những dấu vết của một mối tình tuyệt vọng, liếc nhìn chị thương hại. An lấy que trúc khơi tim đèn, Lãng thấy que trúc hơi run.
Một lúc sau, An hỏi:
- Ngoài đó, em có đi thăm mộ anh Lợi giùm chị không?
Lãng nói quá cho vừa lòng chị:
- Có ạ. Lúc nào nhớ đến chị và các cháu, em lại lên mộ. Bây giờ gần đó, có lập thêm một trại lính nữa.
Giọng An trở nên chua chát:
- Người ta chưa sai san phẳng ngôi mộ để mở rộng trại lính à?
Lãng lại ngước nhìn chị, không đáp. Gió lốc nổi cơn xốc cả mái tranh, bụi rơi xuống khắp phòng. An ngồi im như không hay biết gì. Lãng không dám phủi những bụi tranh mục vướng trên tóc, sợ làm phiền An. An thở dài, rồi nói:
- Chị tưởng em được yên thân. Không ngờ... cuối cùng em cũng như chị. Chúng ta thành nạn nhân của "người ta" cả. Em bị xếp vào thứ dân lưu tán chứ gì?
- Tệ hơn nữa, chị ạ. Loại du thủ du thực!
An hấp tấp hỏi:
- "Ông ấy" để mặc cho cấp dưới xếp bậy bạ như thế ư?
Lãng ngơ ngác nhìn An, không hiểu nổi chị. Lãng đáp:
- Nhà vua không biết đâu.
- Chị cũng nghĩ thế. Chẳng lẽ...
An không nói tiếp. Lãng nói:
- Cấp dưới cứ căn cứ vào Chiếu Khuyến nông mà làm. Sau bao năm chinh chiến, ruộng vườn bỏ hoang, phải có người trở về quê khai khẩn lấy lúa mà ăn chứ!
An hỏi xẵng:
- Thế em cho rằng "người ta" có lý ư?
Lãng đáp ngay:
- Vâng. Hoàn toàn có lý.
An tức giận hỏi:
- Em có điên không? Em không thấy thiên hạ dắt díu nhau từng đàn từng lũ, quần áo lếch thếch, đói khát, nheo nhóc, mỗi ngày đổ về đây mỗi nhiều hay sao? Em cũng bị xua đuổi y như họ. Chẳng lẽ em chạy trốn nhục nhã như vậy rồi vừa tìm được chỗ dừng chân, lấy lại hơi thở, em liền lớn tiếng ca tụng kẻ đã xua đuổi em hay sao?
Lãng không biết trả lời chị thế nào. Nếu giải thích cho An nghe theo cách Lãng tự an ủi mình, rằng đây là một trường hợp ngoại lệ, ở bên lề công lý, rằng mình phải chịu đựng thua thiệt vì không thể đòi hỏi đời sống rướn cao lên cái tầm trừu tượng, Lãng biết chắc An sẽ coi anh như một đứa nói khoát.
Thấy Lãng giữ im lặng, An tưởng Lãng đuối lý, liền tiếp:
- Chị không hiểu nổi anh em trong nhà nữa. Em cũng thế mà anh Kiên cũng thế. Anh cả chẳng biết gì ráo, nói hàng hai theo kiểu mấy ông lang vườn chữa bệnh bằng thuốc bổ, nhưng cứ để mặc cho thiên hạ một điều Đức Thầy, hai điều Đức Thầy. Còn em, em bị "người ta" vứt vào giỏ rác, đuổi ra khỏi thành như một tên ăn cắp, mà vẫn khen "người ta" sáng suốt. Như thế mới gọi là đại trí hay sao?
Lãng vẫn không nói gì. An dịu giọng:
- Chị nghĩ sao nói vậy, em đừng giận. Thú thực chị không hiểu nổi em nữa.
Lãng buồn rầu đáp:
- Em cũng vậy!
- Thế là thế nào?
- Chị có nghĩ em là kẻ vô dụng không?
- "Người ta" dám nói thế à?
- Không.
- Chị chẳng hiểu gì cả.
Lãng muốn thoát khỏi ngõ cụt, hỏi lảng chuyện khác:
- Chị nói chuyện với em chắc phát điên lên mất! Chị buồn ngủ chưa?
- Chưa. Em rung đôi chân, không lại muỗi.
Lúc đó bên ngoài có tiếng ơi ới la làng. An lắc đầu chán nản:
- Em thấy chưa? Từ ngày người ta kéo nhau về đây, nạn trộm cướp, chém giết nhau xảy ra hàng đêm. Sắp loạn mất!
Lãng nhớ câu chuyện trao đổi với cụ già bán khoai ở địa đầu Bến Ván, vội hỏi:
- Ở đây, người ta truyền nhau đủ thứ sấm phải không chị?
An bĩu môi:
- Ối, bọn chủ ghe chở gạo lén từ Gia Định ra bán đấy mà! Em nghe những gì?
- Mới vào đây đã nghe câu sấm người ta gán cho cụ Trạng Trình! Câu sấm thế này:
Khỉ bồng con ngồi khóc
Gà hết thóc chạy xuôi
Chó vẫy đuôi mừng chủ
Heo nằm ngủ chờ ăn.
- Chị đã nghe câu ấy rồi. Em tin không?
- Tin gì ạ?
Giọng An trở nên gắt gỏng:
- Em chưa thấy cái giọng xỏ xiên của bọn tay chân Gia Định hay sao? Chúng nó đe năm Khỉ năm Gà thiên hạ đói chết như rạ. Đến năm Tuất thì nhà Nguyễn trở về. Năm Hợi thiên hạ lại no đủ.
Lãng thấy trong vẻ mặt giận dữ của chị có cái gì mâu thuẫn khác thường. Anh giả vờ đáp:
- Cảnh đời xáo trộn thế này, nên em tin.
- Tin sao được! Đến em mà cũng nhẹ dạ thế sao! Em...
An định nói: "Em muốn là chó vẫy đuôi mừng họ Nguyễn Gia Miêu trở về Phú Xuân hay sao", nhưng chị kịp ngừng lại. Nói như vậy xúc phạm em quá nhiều. Lãng thích thú quan sát nét mặt chị, nói nhỏ:
- Em cũng không hiểu nổi chị, chị An ạ!
An đỏ mặt, sợ Lãng trông thấy sự bối rối của mình. An nói vội:
- Chúng mình thật lẩm cẩm. Thôi khuya rồi, em đi ngủ đi. Cái chân còn nhức không?
Lãng vẫn mỉm cười, lắc đầu. An tránh nhìn mặt em, nói:
- Gần sáng gió lạnh lắm. Em nhớ đắp mền, không lại ho. Em vẫn yếu phổi từ hồi nhỏ, nhớ không!
*
* *
Lãng ở với chị và các cháu hơn một tháng, rồi vì không chịu đựng nổi cảnh sống xô bồ ồn ào, anh bỏ Bến Ván về Phú Xuân khoảng trung tuần tháng mười.
An đem bản sao bài Chiếu Khuyến nông ra, vừa năn nỉ, vừa dọa em:
- Lãng thấy không, phép nước nghiêm lắm. Em đọc đi: "Xã nào dung túng cho khách hộ trú ngụ mà không đuổi về bản quán và những người trốn tránh lần lữa không về, nếu có người biết tố giác, điều tra ra sự thực thì sắc mục, xã trưởng, thôn trưởng xã ấy cùng người trốn tránh đều bị xử tội". Lại đoạn cuối này nữa: "Đừng lười biếng làm hại sinh kế, đừng trốn tránh giấu giếm để mắc tội lỗi". Chao ơi! Em đâu phải thân lừa mà ưa vác nặng! ở đây chị và hai cháu đã làm gì cho em buồn? Nói đi!
An mếu máo sắp khóc. Lãng vội bảo:
- Chị đừng hiểu lầm. Chị không làm điều gì phật lòng em cả. Em cũng muốn ở lại dạy các cháu lắm, nhưng...
- Nhưng thế nào? Cứ nói đi, đừng ngại. Chị em ta có giấu nhau điều gì đâu. Từ lúc nhỏ đã vậy rồi!
Con Thái cũng mếu máo theo mẹ:
- Cậu ở lại với cháu. Cậu đừng bỏ đi. Mẹ cháu khóc kìa!
Lãng cảm động, ôm cháu vào lòng. An tưởng em đã xiêu lòng, reo lên:
- Có thế chứ! Em bằng lòng ở lại đây nhé!
Lãng nghiêm mặt đáp:
- Không được, chị ạ. Chị thương em, nhưng em phải đi thôi.
An bực bội hỏi:
- Lãng ra ngoài đó làm gì? Ra để đưa đầu vào gông à?
- Không ai đóng gông được em đâu! Em đã có cách.
- Cách gì?
Lãng chỉ ngay vào tờ giấy chép Chiếu Khuyến nông:
- Ngay bài chiếu này cũng không ràng buộc được em. Chị thấy không, ai không phải là chính hộ phải bị đuổi về bản quán. Nhưng bản quán của gia đình ta ở đâu? ở Phú Xuân chăng? Nếu vậy em phải được biên tên vào sổ đinh xã Vỹ dạ thượng. Ở An Thái chăng? Có giỏi thử tống xuất em qua cầu Bến Ván đi! Cãi chầy cãi cối thế, nhưng bẻ được không phải dễ đâu!
- Nhưng em ra ngoài đó ở với ai? Ai chăm sóc cơm nước cho em? Ai lo thuốc thang nếu lỡ đau ốm? Em thích sống lêu bêu như trước hay sao?
- Em sẽ về ở với sư cụ chùa Hà Trung.
An mỉm cười hỏi:
- Em muốn đi tu chăng?
Lãng lại nghiêm mặt đáp:
- Không. Còn lâu lắm em mới đủ can đảm thí phát. Nói ra chị không tin: Lãng nhớ phong lan chùa Hà Trung hơn là nhớ thầy Từ Huệ.
Thấy cả chị lẫn cháu cười chế giễu, Lãng nói:
- Em hết sức nghiêm chỉnh về chuyện này. Chị cứ để cho em đi!
Nói hết lời, Lãng vẫn không khiến cho chị tin mình nghiêm chỉnh. An dỗi, từ lúc đó đến lúc chia tay, không nói với em câu nào nữa. An hy vọng Lãng sợ phải xin ở lại. Còn Lãng ngại rằng nếu làm lành với chị, chính mình sẽ yếu lòng. Cho nên cuộc chia biệt lặng lẽ, tưởng như giả vờ mà hóa thật.
Lãng về đến Phú Xuân đúng lúc cuộc kiểm tra dân ngụ ở các thôn xóm lên đến điểm gắt gao nhất. Không ai dám chứa chấp người lạ vào ban đêm, dù là bà con thân thuộc. Các chức dịch sợ bị liên lụy phải bỏ tiền ra thuê bọn trẻ con để chúng báo cho biết ngay những kẻ cư ngụ bất hợp pháp. Những gia đình láng giềng kình cãi nhau, ban đầu từ những chuyện vụn vặt như gà bươi luống cải, heo ủi hàng giậu, về sau kết thúc bằng trò tố cáo nhau là dân ngụ cư nhập tịch chưa đủ ba đời, là kẻ man khai gốc tích để trốn tránh sưu dịch...
Lãng không dám ở Phú Xuân lâu. Anh đã trở thành dân lậu. An nói đúng. Quan trên có thể đóng gông anh bất cứ lúc nào. Một đứa trẻ con cũng đủ sức đưa anh vào tù. Lãng nằm lì ở chùa Hà Trung, nghe kinh Viên giác và chăm sóc phong lan. Anh mê lan đến nỗi suốt ngày theo dõi tỉ mỉ từng chiếc lá đổi sắc, từng cánh hoa lan nở như bà mẹ nâng niu con mọn. Nghe ở đâu có loại lan hiếm Lãng liền tìm đến. Anh quên bẵng việc học kinh. Sư cụ thở dài, nói xa gần đến lục căn, ngũ uẩn... để thức tỉnh anh. Lãng nghe qua với nét mặt ơ hờ. Dần dần, Lãng mất ý thức về những gì không liên hệ đến phong lan. Quần áo lại nhếch nhác, râu tóc để dài không chải gỡ. Một hôm có người tiều phu (cũng võ vẽ học chơi lan) say rượu khoe rằng có gặp một giò lan hồ điệp khi đi tìm trầm trên núi Thiên thai. Lãng nghe được, mắt sáng lên.
Hôm sau, anh thưa với sư cụ là mình có việc cần lên núi Thiên thai. Sư cụ ngờ anh muốn tìm loại mặc lan hoa đen, bảo đó chỉ là huyền thuyết chưa chắc có thật. Anh giấu không muốn ai biết mình đi tìm lan hồ điệp. Anh bảo chỉ muốn hái vài giò nhất điểm hồng để thay cho giò lan cùng loại vừa bị héo.
Lãng đi từ sáng sớm, và từ đó, không ai còn gặp anh nữa. Vì vậy sư cụ chùa Hà Trung cho phá luôn mấy chục giò lan quí của mình.
Lãng thành thực tin tưởng như vậy. Anh không giả dối môi miếng để kiếm chút tiền viết thuê! Ánh mắt lạc quan của anh xuất phát từ trong một trạng thái tâm hồn lạc quan. Thật vậy, Lãng tin tưởng hoàn toàn vào các biện pháp thực tiễn, công bằng, có tình có lý của Chiếu Khuyến nông, như anh cả tin vào các trường hợp oan ức, tội nghiệp của kẻ nhờ anh làm đơn khiếu nại. Công lý phổ quát dù sao cũng không soi thấu đến các ngóc ngách phức tạp, các ngoại lệ. Anh đang dùng chút học thức khiêm tốn của mình vào việc "hoàn chỉnh công lý".
Công việc bận bịu, nhưng lâu lâu, Lãng cũng tìm cách xuống chùa Hà trung để ngắm phong lan. Anh dần dần bị thú chơi lan quyến rũ. Cái đẹp còn đang đi tìm! chân lý vĩnh cửu của thái hư! Cái đẹp thái hư ấy nhiều khi chuộc lại được những lầm lỡ, ngu dốt, độc ác, trơ trẽn, giả dối, cũng chưa biết chừng! Đôi khi Lãng lan man nghĩ như vậy, và càng cảm thấy yêu phong lan hơn.
*
* *
Những tờ khiếu oan thống thiết Lãng viết thuê, không phải tờ nào cũng có kết quả. Lãng đã gặp khá nhiều người bị xếp vào hạng lưu tán, tệ hơn nữa, bị xếp vào dân du thủ du thực. Anh có làm giúp không lấy công cho họ nhiều đơn khác. Kết quả vẫn như cũ. Nhiều người chán nản nói:
- Đến nước này thì chỉ còn cách dắt díu vào Bến Ván thôi!
Lãng ngạc nhiên hỏi:
- Vào đó làm gì? Chỗ dầu sôi lửa bỏng...
Anh được giải thích cặn kẽ do đâu Bến Ván trở thành chỗ dung thân cho dân lưu tán. Lần đầu, anh không tin mấy. Về sau, nhiều người bất hạnh nhắc đến Bến Ván, anh mới trọn tin. Không mấy vui, nhưng Lãng nghĩ: biết đâu đó cũng là một chỗ Trời dành riêng để "hoàn chỉnh công lý". Thêm một lý do nữa để anh lạc quan tin Trời, yêu người!
Có điều khó tin nhưng có thật là Lãng quên bẵng hoàn cảnh mình. Anh trố mắt nhìn viên xã trưởng Vỹ dạ thượng khi nghe báo mình bị liệt vào hạng du thủ du thực. Viên xã trưởng lúng túng đưa tay gãi đầu, cố giãi bày, phân bua:
- Tôi đã hết lời bênh vực cho thầy trước quan phân suất, sau đó năn nỉ cả quan phân tri huyện. Nhưng thầy hiểu cho, thầy sống lêu bêu không vợ con, không nhà cửa thế này, làm sao nói được! Quan phân suất cũng lấy cớ nhà cũ của thầy hiện do người nhà quan thái úy cư ngụ, không muốn ghi tên thầy vào sổ đinh của xã. Bớt được một tên du thủ du thực trên danh sách càng đỡ bị Bề Trên quở trách. Chắc thầy hiểu!
Lãng ngồi bần thần không nói được câu nào. Vâng, anh đã hiểu. Anh chỉ ngạc nhiên tại sao mãi đến bây giờ Lãng mới nhận ra nhân dáng của anh, theo lối nhìn của các quan. Lâu nay anh cứ ngang nhiên coi mình như một người lương thiện, không dối gạt ai, không làm hại ai. Tuy không làm được những điều lớn lao, nhưng Lãng tự xem như một kẻ có ích cho đời. Lương tâm anh không có gì xấu hổ. Anh hơi mềm yếu, sống buông thả, nhưng như một ngọn cỏ non, anh không làm đau cả đến gót chân một đứa bé. Thế mà người ta nỡ liệt anh vào hạng du thủ du thực! Tự nhiên Lãng cảm thấy vị đăng đắng ở đầu lưỡi. Anh nhớ lại niềm hân hoan khác thường của mình hôm đọc bài Chiếu Khuyến nông ở cửa Nam. Cho đến lúc này, anh vẫn công nhận bài chiếu hoàn toàn hợp lý. Anh thuộc vào trường hợp ngoại lệ. Sự hữu ích của anh đo lường bằng những tiêu chuẩn trừu tượng như là lòng chân thật, sự liêm khiết, đức nhân ái, lối sống chí tình với những điều mình tin tưởng, khát vọng đi tìm cái tuyệt đối... Những tiêu chuẩn đó không được ghi trong bài Chiếu Khuyến nông. Không nghề nghiệp, nhà cửa, vợ con, tức là du thủ du thực. Đơn giản thế thôi!
*
* *
Khoảng cuối tháng tám, Lãng nhận được tin chị lần đầu. Một khách hàng bất hạnh của anh vào Bến Ván trước để chuẩn bị đưa cả gia đình vào sau, lúc về có nhắc đến tên An. Lãng hồi hộp hỏi thêm vài câu, đã biết đích xác mẹ con An hiện ở trong đó. Thượng tuần tháng chín, Lãng quyết định đi tìm chị!
Hôm ấy An bận lo dọn dẹp kho, nên nhờ con bé Thái ngồi trước cửa trông hàng. Thái thấy một "ông già" mặc áo lương đen bạc màu, quần ống cao ống thấp, đầu để trần, râu tóc lốm đốm bạc phủ đầy bụi đường, xăm xăm tiến về phía nhà mình. Dáng đi còn nhanh nhẹn tương phản với cái dáng người gầy gò già nua, khiến con bé do dự không biết gọi thế nào cho đúng. Thái thấy "ông già" dừng lại trước cửa hàng, đoán chắc lại một người xiêu tán nữa vừa từ phía bắc vào tìm nơi nương náu ở đây. Thái nhớ lời mẹ dặn, nên lễ phép lên tiếng trước:
- Thưa cụ... à thưa bác, cửa hàng ế ẩm lắm ạ. Mẹ cháu lại vừa đi khỏi, cháu không dám...
Lãng bật cười. Thái bỡ ngỡ, ngờ ngợ đã gặp đôi mắt hiền dịu này, nghe giọng cười khao khao này ở đâu rồi. Quen thân lắm. Lãng muốn kéo dài cái thú bất ngờ, nên hỏi:
- Không có mẹ ở nhà làm sao cháu biết giá cả? Chuyến này bác mua nhiều thật là nhiều.
Con Thái ngây thơ hỏi:
- Bác định mua những gì? Để cháu... ơ kìa, có phải cậu không? Cậu Lãng! Mẹ ơi! Mẹ! Ra đây mau. Có cậu Lãng vào thăm đây này. Vậy mà cậu còn giả vờ...
Thái đứng bật dậy, chạy ra ôm chầm lấy Lãng, miệng không ngớt gọi: Cậu! Cậu vào hồi nào? Mẹ ơi! Ra xem cậu Lãng đây!
An từ phía sau chạy ra. Chị thấy con đang dụi mặt vào lòng một ông lão ăn mặc dơ dáy bẩn thỉu và thút thít khóc. Lòng An nhói đau. Lãng nhìn về phía chị, đứng yên một chỗ chờ cho cháu qua cơn xúc động. Anh mỉm cười chờ An nói trước, vì chính lúc đó, Lãng cũng xúc động đến nghẹn lời. An tiến lên vài bước, thì thào không tin ở mắt mình.
- Em đấy phải không Lãng? Trời ơi! Vì sao em đến nông nỗi này?
Thái mừng quá, quay lại nói với mẹ, ngấn nước mắt còn nguyên trên má nhưng ánh nhìn long lanh vui:
- Mẹ còn hỏi gì nữa, đúng là cậu Lãng rồi! Cậu vào nhà đi! Guốc của cậu đâu?
An nhìn xuống hai chân em. Bấy giờ chị mới thấy ở bàn chân phải, Lãng dùng giẻ quấn quanh một vết thương hình như ở chỗ mu bàn chân. Trên miếng giẻ bẩn thỉu vì lấm bùn và dỉ mồ hôi, có một chỗ loang lổ máu khô. An lo sợ ngồi xuống trước mặt Lãng hớt hải nói:
- Chân em làm sao thế? Có nặng lắm không?
Bây giờ Lãng mới thấy mỏi dừ ở khắp thân thể. Vết thương nơi bàn chân nổi buốt. Anh bước cà nhắc đến chỗ mép phản. Thấy nét mặt chị và cháu lo âu thái quá, Lãng cười nói:
- Chị đừng lo. Em gần đến Bến Ván, mừng quá, vấp phải một gốc cây đã bị chặt gần sát đất.
An thảng thốt hỏi:
- Có ra máu nhiều không?
- Ít thôi. Thái vào rót cho cậu bát nước.
Thái liến láu bảo:
- Con hư quá đi mất. Đáng lẽ con phải rót nước mời cậu ngay. Cậu uống nước chè tươi nhé! Nước hơi nguội. Hay cậu chờ con đi nấu ấm khác.
- Nước gì cũng được. Suốt mười mấy hôm cậu uống toàn nước lã đã sao đâu!
An quay lại bảo Thái:
- Con rót nước cho cậu, rồi vào nhóm lửa nấu ngay cho mẹ một nồi nước lớn. Mẹ phải rửa vết thương của cậu, không lại làm độc.
Con bé Thái định chạy xuống bếp, chợt nhớ điều thắc mắc, nên dừng lại hỏi:
- Sao lúc nãy con thấy cậu bước mạnh bạo lắm mà?
An cau mày:
- Cái con này! Chỉ hỏi vớ vẩn. Rót nước cho cậu nhanh lên.
Lãng đáp với theo cho cháu nghe:
- Cậu hỏi thăm được biết chỗ cháu ở, mừng quá nên quên cả cái chân đau.
rồi quay về phía An, Lãng nói:
- Trông chị có vẻ khá hơn trước, em muốn nói... em muốn nói có vẻ khỏe mạnh hơn cái ngày... Sáng hôm đó, em chạy tìm chị khắp nơi, em chạy ra bến đò, em...
An gạt đi:
- Thôi, đừng nhắc lại chuyện ấy nữa (giọng An hơi rạn vỡ). Chị em mình còn gặp nhau đây là vui rồi. Nhưng, em ốm và tiều tụy quá. Em vừa đau mới dậy phải không?
- Không. Em vẫn khỏe đấy chứ.
- Hay vì đi đường vất vả. Sao em không thuê ngựa đi cho đỡ chân. Những dân lưu tán chạy vào đây nhiều người thuê cả ngựa thồ chở không thiếu thứ gì, từ nồi niêu cho đến cái chổi. Trời ơi. Chị lú lẫn quá! Việc gì em phải thuê ngựa. Thiếu gì ngựa trạm. Em dám bỏ việc quan đi tìm chị sao?
Lãng ngước lên nhìn thẳng vào mắt An, cố tìm hiểu xem chị đã biết mình bị thất sủng hay chưa. Anh thấy An chưa biết gì. Không muốn cho An đau khổ vội, Lãng nói dối:
- Có gì mà em không dám bỏ. Nghe được tin chị, Lãng mừng quá, ra tìm đò đi ngay.
- Sao lại đi đò?
- Lúc ấy em đang ở chơi dưới thầy Từ Huệ. Sư cụ chùa Hà trung chị nhớ không? Sư cụ là bạn thân của cha chúng ta, từ thời còn đi lại dinh quan nội hữu Ý đức hầu...
An mất kiên nhẫn, vội hỏi:
- Nhưng làm sao em biết chị ở trong này?
Lãng cười, chỉ tay về phía một đoàn dân lưu tán gồm đủ già trẻ lớn bé đang kéo qua trước cửa:
- Nhờ một trong những người này. Họ vào đây trước để xem xét cách mưu sinh rồi mới về Phú Xuân dẫn cả nhà vào.
An nhìn theo một đứa bé gái độ năm, sáu tuổi quần áo rách rưới đang cố chạy theo cho kịp mẹ, buồn rầu hỏi:
- Sao gần đây có nhiều người chạy về đây quá! Trông cảnh họ, chị lại nhớ cảnh mẹ con chị năm trước. Ngoài đó ra sao?
Lãng định trả lời, nhưng đột nhiên An sợ. Sợ cái gì? Ngay lúc ấy, An không định rõ. Chị vội nói:
- Thôi, để lúc khác hãy hay. Em cởi miếng vải ra cho chị xem vết thương có sâu không. Thái ơi! Sao chưa bưng nước cho cậu.
Thái dùng cái mâm gỗ sơn đen bưng ra cho Lãng một bát nước chè tươi nóng nổi bọt, nét mặt hãnh diện đến đỏ hồng:
- Nước cũ nguội quá. Con nấu luôn nước chè cho cậu uống.
Lãng chợt nhớ đến thằng Phát. Anh hối hận đã không hỏi thăm đứa cháu trai từ đầu, xốn xang trong lòng vì tự biết sự thờ ơ đó do anh không ưa Phát, Lãng đưa tay bưng bát nước chè, cố lấy giọng tự nhiên hỏi Thái:
- Anh Phát của cháu đâu rồi?
Thái liếc về phía mẹ. An buồn rầu nói:
- Vào đây, nó càng thêm lêu lổng. Từ sáng đến giờ không thấy mặt nó. Gặp em rồi, thế nào chị cũng nhờ em dẫn nó về ngoài đó dạy dỗ cho nó vài chữ, may ra nó hiểu lễ nghĩa, bớt hoang đi!
Một lần nữa, Lãng lại ấp úng nói dối:
- Vâng, em sẽ cố gắng.
An mừng rỡ nói:
- Em hứa như vậy, chị mừng lắm. ờ Lãng này, bây giờ chị lại thấy em tươi trẻ y như mấy năm trước. Lúc nãy chị thấy em già nua tồi tàn quá. Vâng, nhìn kỹ thì em vẫn như xưa. Nếu... nếu em đội khăn và cắt bớt râu đi, nếu đôi mắt em tươi lên một chút, nếu...
Lãng cười, cắt lời An:
- Chị "nếu, nếu" nhiều quá, em làm sao cho hết!
An cũng vui theo, cười lớn và bảo em:
- Em đi tắm đi. Chắc nước sôi rồi. Thái ơi, đã có nước cho cậu tắm chưa?
Tiếng con Thái đáp:
- Rồi mẹ ạ. Con đang pha vào vò.
An bảo Lãng:
- Em lấy nước sôi đổ riêng ra thau chờ âm ấm rồi hãy tháo vải rửa chân. Tắm xong chị sẽ bôi thuốc. Có thứ thuốc cao Quảng Đông công hiệu lắm. Em có đem quần áo theo không?
Lãng không dám thú thật chỉ còn một bộ đồ cũ trên người:
- Em còn gửi cả đằng kia!
- Thôi em lấy tạm quần áo của thằng Phát. Nó lớn lắm, cao gần bằng em rồi đấy. Mười bốn tuổi rồi còn gì.
Thái lên nhà trên, khoe thêm:
- Anh ấy nói giọng ồm ồm như người lớn, cậu biết không? Chỉ phải cái tật ngủ li bì, và mê học võ.
An lườm con, bé Thái không dám nói thêm gì nữa.
*
* *
Đêm. Bên ngoài, gió lốc thổi cát bay đập vào liếp tre ở chái bắc kêu rào rào. Bến Ván lịm trong giấc ngủ nực nội dật dờ. Hai chị em ngồi bên ngọn đèn dầu dừa leo lét, gần như thì thầm với nhau vì không muốn đánh thức Phát và Thái.
Lãng kể cho chị nghe đời sống bấp bênh của mình trong hơn một năm qua. Dĩ nhiên Lãng giấu cái thời anh sống bám vào gấu quần mụ góa tai tiếng. An bùi ngùi, nhìn em thương hại. An nói:
- Chị vẫn nghĩ tuy đã mất, cha mẹ dưới suối vàng không rời mắt khỏi chúng ta một bước. Lãng nghĩ mà xem, hồi đó ba mẹ con chị không biết trốn đi đâu nữa. Ra phía bắc thì nhất định không được rồi. Chỉ còn lối vào nam. Nhưng về đâu? Về đâu? Chị cứ nhắm mắt bước liều. Chúng ta còn có quê hương nào nữa mà về.
An chợt nghĩ đến An Thái, lòng hồi hộp, ngửng lên hỏi Lãng:
- Em có biết chị vừa về thăm An Thái không?
Lãng không tin ở tai mắt mình, hỏi lại:
- Chị vừa nói gì thế?
Giọng An hơi phảng phát niềm kiêu hãnh:
- Chị vừa vào An Thái tháng trước.
- Thật sao chị?
- Chị dối em làm gì?
- Chị có gặp được anh Kiên không?
- Có.
Lãng vừa tò mò vừa lo lắng. Anh không biết nên hỏi thăm điều gì trước. An không chờ em đặt câu hỏi, nói tiếp:
- Anh ấy được tha, về mở am tại gò Miễu! Mở ngay ở cái miễu thờ ông bị bịnh phong đó. Em biết không, hôm ấy hai anh em có nhắc chuyện hồi nhỏ em dám một mình ra ngồi ở cái miễu đáng sợ đó. Còn chuyện này, bất ngờ hơn, đố em biết chuyện gì?
- Chịu thôi!
- Anh Kiên được khắp Qui Nhơn xem là một bậc... bậc gì nhỉ?
- Bậc chân tu à?
- Còn hơn thế nữa. Người ta tôn anh ấy lên Đức Thầy. Em vào Qui Nhơn mà hỏi tên tục anh ấy ra, người ta sẽ giận lắm. Anh ấy có nhiều đệ tử, suốt ngày người ta lũ lượt đổ về gò Miễu để xin anh ấy ban bùa, cầu an, nói hậu vận. Chị là người nhà mà khi đến nơi cũng phải chờ gần suốt ngày mới được anh ấy tiếp.
Lãng không thể dằn tò mò, chồm tới trước hỏi:
- Nhưng chị có thấy anh ấy khác xưa không? Em muốn nói anh ấy có gì có vẻ "Đức Thầy" không?
An nhớ cuộc gặp gỡ với anh cả, cười vui rồi nói:
- Dĩ nhiên anh ấy xứng đáng được tôn xưng là Đức Thầy. Đến chị mà còn cảm thấy sợ, không dám nhìn lâu lên khuôn mặt nghiêm của anh ấy. Phải chờ đến khi các đệ tử ra ngoài hết, chỉ còn hai anh em với nhau, anh ấy mới thực là anh cả chúng ta. À chị quên, "Đức Thầy" có hỏi thăm em.
- Thật à! Anh ấy nói gì?
- Anh ấy nhắn nếu em cũng sa cơ như chị, hãy về ở với anh ấy.
Lãng suy nghĩ một chút, rồi nói:
- Nếu chị về thì em về.
An quả quyết đáp:
- Chị không về.
- Tại sao thế?
An không muốn Lãng thất vọng về Kiên, chỉ đáp lửng lơ:
- Về đấy nhìn lại cảnh cũ, chị buồn quá. Em biết không, cây gạo ngoài bến sông đã chết khô rồi!
Lãng bồi hồi khá lâu, lòng lâng lâng buồn. Hai chị em im lặng bên đèn. Lãng nghĩ An sợ không dám nhìn lại những dấu vết của một mối tình tuyệt vọng, liếc nhìn chị thương hại. An lấy que trúc khơi tim đèn, Lãng thấy que trúc hơi run.
Một lúc sau, An hỏi:
- Ngoài đó, em có đi thăm mộ anh Lợi giùm chị không?
Lãng nói quá cho vừa lòng chị:
- Có ạ. Lúc nào nhớ đến chị và các cháu, em lại lên mộ. Bây giờ gần đó, có lập thêm một trại lính nữa.
Giọng An trở nên chua chát:
- Người ta chưa sai san phẳng ngôi mộ để mở rộng trại lính à?
Lãng lại ngước nhìn chị, không đáp. Gió lốc nổi cơn xốc cả mái tranh, bụi rơi xuống khắp phòng. An ngồi im như không hay biết gì. Lãng không dám phủi những bụi tranh mục vướng trên tóc, sợ làm phiền An. An thở dài, rồi nói:
- Chị tưởng em được yên thân. Không ngờ... cuối cùng em cũng như chị. Chúng ta thành nạn nhân của "người ta" cả. Em bị xếp vào thứ dân lưu tán chứ gì?
- Tệ hơn nữa, chị ạ. Loại du thủ du thực!
An hấp tấp hỏi:
- "Ông ấy" để mặc cho cấp dưới xếp bậy bạ như thế ư?
Lãng ngơ ngác nhìn An, không hiểu nổi chị. Lãng đáp:
- Nhà vua không biết đâu.
- Chị cũng nghĩ thế. Chẳng lẽ...
An không nói tiếp. Lãng nói:
- Cấp dưới cứ căn cứ vào Chiếu Khuyến nông mà làm. Sau bao năm chinh chiến, ruộng vườn bỏ hoang, phải có người trở về quê khai khẩn lấy lúa mà ăn chứ!
An hỏi xẵng:
- Thế em cho rằng "người ta" có lý ư?
Lãng đáp ngay:
- Vâng. Hoàn toàn có lý.
An tức giận hỏi:
- Em có điên không? Em không thấy thiên hạ dắt díu nhau từng đàn từng lũ, quần áo lếch thếch, đói khát, nheo nhóc, mỗi ngày đổ về đây mỗi nhiều hay sao? Em cũng bị xua đuổi y như họ. Chẳng lẽ em chạy trốn nhục nhã như vậy rồi vừa tìm được chỗ dừng chân, lấy lại hơi thở, em liền lớn tiếng ca tụng kẻ đã xua đuổi em hay sao?
Lãng không biết trả lời chị thế nào. Nếu giải thích cho An nghe theo cách Lãng tự an ủi mình, rằng đây là một trường hợp ngoại lệ, ở bên lề công lý, rằng mình phải chịu đựng thua thiệt vì không thể đòi hỏi đời sống rướn cao lên cái tầm trừu tượng, Lãng biết chắc An sẽ coi anh như một đứa nói khoát.
Thấy Lãng giữ im lặng, An tưởng Lãng đuối lý, liền tiếp:
- Chị không hiểu nổi anh em trong nhà nữa. Em cũng thế mà anh Kiên cũng thế. Anh cả chẳng biết gì ráo, nói hàng hai theo kiểu mấy ông lang vườn chữa bệnh bằng thuốc bổ, nhưng cứ để mặc cho thiên hạ một điều Đức Thầy, hai điều Đức Thầy. Còn em, em bị "người ta" vứt vào giỏ rác, đuổi ra khỏi thành như một tên ăn cắp, mà vẫn khen "người ta" sáng suốt. Như thế mới gọi là đại trí hay sao?
Lãng vẫn không nói gì. An dịu giọng:
- Chị nghĩ sao nói vậy, em đừng giận. Thú thực chị không hiểu nổi em nữa.
Lãng buồn rầu đáp:
- Em cũng vậy!
- Thế là thế nào?
- Chị có nghĩ em là kẻ vô dụng không?
- "Người ta" dám nói thế à?
- Không.
- Chị chẳng hiểu gì cả.
Lãng muốn thoát khỏi ngõ cụt, hỏi lảng chuyện khác:
- Chị nói chuyện với em chắc phát điên lên mất! Chị buồn ngủ chưa?
- Chưa. Em rung đôi chân, không lại muỗi.
Lúc đó bên ngoài có tiếng ơi ới la làng. An lắc đầu chán nản:
- Em thấy chưa? Từ ngày người ta kéo nhau về đây, nạn trộm cướp, chém giết nhau xảy ra hàng đêm. Sắp loạn mất!
Lãng nhớ câu chuyện trao đổi với cụ già bán khoai ở địa đầu Bến Ván, vội hỏi:
- Ở đây, người ta truyền nhau đủ thứ sấm phải không chị?
An bĩu môi:
- Ối, bọn chủ ghe chở gạo lén từ Gia Định ra bán đấy mà! Em nghe những gì?
- Mới vào đây đã nghe câu sấm người ta gán cho cụ Trạng Trình! Câu sấm thế này:
Khỉ bồng con ngồi khóc
Gà hết thóc chạy xuôi
Chó vẫy đuôi mừng chủ
Heo nằm ngủ chờ ăn.
- Chị đã nghe câu ấy rồi. Em tin không?
- Tin gì ạ?
Giọng An trở nên gắt gỏng:
- Em chưa thấy cái giọng xỏ xiên của bọn tay chân Gia Định hay sao? Chúng nó đe năm Khỉ năm Gà thiên hạ đói chết như rạ. Đến năm Tuất thì nhà Nguyễn trở về. Năm Hợi thiên hạ lại no đủ.
Lãng thấy trong vẻ mặt giận dữ của chị có cái gì mâu thuẫn khác thường. Anh giả vờ đáp:
- Cảnh đời xáo trộn thế này, nên em tin.
- Tin sao được! Đến em mà cũng nhẹ dạ thế sao! Em...
An định nói: "Em muốn là chó vẫy đuôi mừng họ Nguyễn Gia Miêu trở về Phú Xuân hay sao", nhưng chị kịp ngừng lại. Nói như vậy xúc phạm em quá nhiều. Lãng thích thú quan sát nét mặt chị, nói nhỏ:
- Em cũng không hiểu nổi chị, chị An ạ!
An đỏ mặt, sợ Lãng trông thấy sự bối rối của mình. An nói vội:
- Chúng mình thật lẩm cẩm. Thôi khuya rồi, em đi ngủ đi. Cái chân còn nhức không?
Lãng vẫn mỉm cười, lắc đầu. An tránh nhìn mặt em, nói:
- Gần sáng gió lạnh lắm. Em nhớ đắp mền, không lại ho. Em vẫn yếu phổi từ hồi nhỏ, nhớ không!
*
* *
Lãng ở với chị và các cháu hơn một tháng, rồi vì không chịu đựng nổi cảnh sống xô bồ ồn ào, anh bỏ Bến Ván về Phú Xuân khoảng trung tuần tháng mười.
An đem bản sao bài Chiếu Khuyến nông ra, vừa năn nỉ, vừa dọa em:
- Lãng thấy không, phép nước nghiêm lắm. Em đọc đi: "Xã nào dung túng cho khách hộ trú ngụ mà không đuổi về bản quán và những người trốn tránh lần lữa không về, nếu có người biết tố giác, điều tra ra sự thực thì sắc mục, xã trưởng, thôn trưởng xã ấy cùng người trốn tránh đều bị xử tội". Lại đoạn cuối này nữa: "Đừng lười biếng làm hại sinh kế, đừng trốn tránh giấu giếm để mắc tội lỗi". Chao ơi! Em đâu phải thân lừa mà ưa vác nặng! ở đây chị và hai cháu đã làm gì cho em buồn? Nói đi!
An mếu máo sắp khóc. Lãng vội bảo:
- Chị đừng hiểu lầm. Chị không làm điều gì phật lòng em cả. Em cũng muốn ở lại dạy các cháu lắm, nhưng...
- Nhưng thế nào? Cứ nói đi, đừng ngại. Chị em ta có giấu nhau điều gì đâu. Từ lúc nhỏ đã vậy rồi!
Con Thái cũng mếu máo theo mẹ:
- Cậu ở lại với cháu. Cậu đừng bỏ đi. Mẹ cháu khóc kìa!
Lãng cảm động, ôm cháu vào lòng. An tưởng em đã xiêu lòng, reo lên:
- Có thế chứ! Em bằng lòng ở lại đây nhé!
Lãng nghiêm mặt đáp:
- Không được, chị ạ. Chị thương em, nhưng em phải đi thôi.
An bực bội hỏi:
- Lãng ra ngoài đó làm gì? Ra để đưa đầu vào gông à?
- Không ai đóng gông được em đâu! Em đã có cách.
- Cách gì?
Lãng chỉ ngay vào tờ giấy chép Chiếu Khuyến nông:
- Ngay bài chiếu này cũng không ràng buộc được em. Chị thấy không, ai không phải là chính hộ phải bị đuổi về bản quán. Nhưng bản quán của gia đình ta ở đâu? ở Phú Xuân chăng? Nếu vậy em phải được biên tên vào sổ đinh xã Vỹ dạ thượng. Ở An Thái chăng? Có giỏi thử tống xuất em qua cầu Bến Ván đi! Cãi chầy cãi cối thế, nhưng bẻ được không phải dễ đâu!
- Nhưng em ra ngoài đó ở với ai? Ai chăm sóc cơm nước cho em? Ai lo thuốc thang nếu lỡ đau ốm? Em thích sống lêu bêu như trước hay sao?
- Em sẽ về ở với sư cụ chùa Hà Trung.
An mỉm cười hỏi:
- Em muốn đi tu chăng?
Lãng lại nghiêm mặt đáp:
- Không. Còn lâu lắm em mới đủ can đảm thí phát. Nói ra chị không tin: Lãng nhớ phong lan chùa Hà Trung hơn là nhớ thầy Từ Huệ.
Thấy cả chị lẫn cháu cười chế giễu, Lãng nói:
- Em hết sức nghiêm chỉnh về chuyện này. Chị cứ để cho em đi!
Nói hết lời, Lãng vẫn không khiến cho chị tin mình nghiêm chỉnh. An dỗi, từ lúc đó đến lúc chia tay, không nói với em câu nào nữa. An hy vọng Lãng sợ phải xin ở lại. Còn Lãng ngại rằng nếu làm lành với chị, chính mình sẽ yếu lòng. Cho nên cuộc chia biệt lặng lẽ, tưởng như giả vờ mà hóa thật.
Lãng về đến Phú Xuân đúng lúc cuộc kiểm tra dân ngụ ở các thôn xóm lên đến điểm gắt gao nhất. Không ai dám chứa chấp người lạ vào ban đêm, dù là bà con thân thuộc. Các chức dịch sợ bị liên lụy phải bỏ tiền ra thuê bọn trẻ con để chúng báo cho biết ngay những kẻ cư ngụ bất hợp pháp. Những gia đình láng giềng kình cãi nhau, ban đầu từ những chuyện vụn vặt như gà bươi luống cải, heo ủi hàng giậu, về sau kết thúc bằng trò tố cáo nhau là dân ngụ cư nhập tịch chưa đủ ba đời, là kẻ man khai gốc tích để trốn tránh sưu dịch...
Lãng không dám ở Phú Xuân lâu. Anh đã trở thành dân lậu. An nói đúng. Quan trên có thể đóng gông anh bất cứ lúc nào. Một đứa trẻ con cũng đủ sức đưa anh vào tù. Lãng nằm lì ở chùa Hà Trung, nghe kinh Viên giác và chăm sóc phong lan. Anh mê lan đến nỗi suốt ngày theo dõi tỉ mỉ từng chiếc lá đổi sắc, từng cánh hoa lan nở như bà mẹ nâng niu con mọn. Nghe ở đâu có loại lan hiếm Lãng liền tìm đến. Anh quên bẵng việc học kinh. Sư cụ thở dài, nói xa gần đến lục căn, ngũ uẩn... để thức tỉnh anh. Lãng nghe qua với nét mặt ơ hờ. Dần dần, Lãng mất ý thức về những gì không liên hệ đến phong lan. Quần áo lại nhếch nhác, râu tóc để dài không chải gỡ. Một hôm có người tiều phu (cũng võ vẽ học chơi lan) say rượu khoe rằng có gặp một giò lan hồ điệp khi đi tìm trầm trên núi Thiên thai. Lãng nghe được, mắt sáng lên.
Hôm sau, anh thưa với sư cụ là mình có việc cần lên núi Thiên thai. Sư cụ ngờ anh muốn tìm loại mặc lan hoa đen, bảo đó chỉ là huyền thuyết chưa chắc có thật. Anh giấu không muốn ai biết mình đi tìm lan hồ điệp. Anh bảo chỉ muốn hái vài giò nhất điểm hồng để thay cho giò lan cùng loại vừa bị héo.
Lãng đi từ sáng sớm, và từ đó, không ai còn gặp anh nữa. Vì vậy sư cụ chùa Hà Trung cho phá luôn mấy chục giò lan quí của mình.