Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Quyển 1 - Chương 27: Bỏ trốn
Trong minh minh, có lẽ có thần linh không biết tên nào đó nhắc nhở Cố đại soái đang xa tận cuối trời, cho y biết con trai y sắp bị một con lừa trọc dụ đi rồi, tóm lại sau khi Huyền Thiết doanh xuất phát một tháng, Cố Quân lúc viết tấu cho Hoàng thượng, vậy mà còn nhớ thuận tiện cho Trường Canh một phong thư nhà.
Nét chữ quen thuộc Trường Canh từng nhiều lần phỏng theo lưu loát viết mấy trang, thoạt tiên ngôn từ khẩn thiết nhận lỗi, sau đó lại lấy lý lẽ thuyết phục, tình cảm lay chuyển, khai rõ nguyên nhân mình không từ mà biệt, cuối cùng thẳng thắn bày tỏ nỗi nhớ nhung, hơn nữa hứa hẹn, nếu Tây Bắc bình an vô sự, cuối năm y nhất định về hầu phủ đón Tết.
Trường Canh xem từ đầu đến cuối, mỉm cười bỏ sang một bên, bởi vì dùng đầu ngón chân mà nghĩ cũng biết, phong thư này nhất định không phải xuất từ tay An Định hầu.
Mấy lời buồn nôn như “biệt ly ngàn dặm, cả đêm trằn trọc”, “ăn nhiều mặc ấm, chớ lo cho ta” gì đó, căn bản không thể nảy mầm trong cái đầu đất của Cố Quân được, sự dông dài giữa những hàng chữ vừa nhìn đã biết là Thẩm Dịch viết thay.
Nghĩa phụ khốn nạn cùng lắm là chép lại thôi.
Thế nhưng Trường Canh bi ai phát hiện, trong lòng hiểu rõ như vậy, song vừa nghĩ đến những chữ này thật sự chảy ra từ ngòi bút trong tay Cố Quân, y vẫn không nhịn được khắc mỗi một chữ vào mắt.
Đáng tiếc, Cố Quân đã nuốt lời.
Cố Quân tự biết thẹn, lần này tống cổ Thẩm Dịch tùy tiện thay mặt y hứa hẹn, tự mình cầm đao, viết một phong thư dài lê thê cho Trường Canh. Trường Canh xem xong giận đến bật cười, tuy cảm thấy phong thư nhà này còn rất chân thành – nhưng Cố Quân thật sự không có thiên phú dỗ dành ai, rõ ràng là đang đổ dầu vào lửa mà.
Cố đại soái thoạt tiên tam chỉ vô lư kể một đống việc vặt y tự cho là thú vị, hạ bút ngàn câu, lạc đề vạn dặm, đến cuối cùng mới dùng bốn chữ “quân vụ bận rộn” sáo rỗng để khái quát nguyên nhân y không thể về kinh.
Trường Canh không quan tâm bọ cạp ở đại mạc nướng ăn ngon thế nào, nhưng y trước sau tìm mấy lần, thủy chung không tìm ra một câu y quan tâm nhất – Cố Quân năm nay không về, vậy khi nào thì về được?
Nhưng sau “quân vụ bận rộn” chẳng còn gì nữa, chỉ kèm thêm một danh mục quà tặng dài thườn thượt mà thôi.
Có thể là Cố Quân cảm thấy xin lỗi trên ngôn ngữ không đủ chân thành, bèn dùng hành động để bày tỏ – y chở hết những món đồ tốt kiếm được trong năm nay về hầu phủ, toàn bộ cho Trường Canh cả, châu quang bảo khí, đầu thừa đuôi thẹo, vân vân và vân vân.
Hôm ấy, Trường Canh mười lăm tuổi nhốt mình trong phòng, cùng một thanh đoản đao Lâu Lan do Cố Quân tặng, chịu đựng một lần Ô Nhĩ Cốt phát tác, tiếp đó có một quyết định – y không muốn ở lại hầu phủ như một kẻ bỏ đi, không muốn theo lão phu tử và sư phụ dè dặt học văn chương và võ nghệ trên giấy, y muốn tự mình đi thăm thú thế giới bên ngoài.
Mùng một Tết, Trường Canh một mình theo Chúc Chân Nhỏ đến từ trong cung đi chúc tết Hoàng thượng cho có lệ.
Sau đó y ở lại hầu phủ đến ngày mười sáu tháng Giêng, bảo nhà bếp nấu một bát mì trường thọ, bưng về phòng một mình ăn hết, và rồi bình tĩnh tuyên bố một quyết định khiến hầu phủ trên dưới ồ lên.
Trường Canh nói: “Ta định đến Hộ Quốc tự ở một thời gian.”
Nói xong, y nhìn lão quản gia vẻ mặt xanh mét, lại bổ sung: “Vương bá yên tâm, ta không xuất gia, chỉ muốn theo Liễu Nhiên đại sư tu hành một thời gian, tiện thể cầu phúc cho nghĩa phụ luôn.”
Lão quản gia: “…”
Ông còn có thể nói gì đây? Đành phải chuẩn bị tiền nhang đèn, nén cơn đau ngực, phái người đưa bọn Trường Canh, Cát Bàn Tiểu và Tào Nương Tử đến Hộ Quốc tự.
Năm này, lão quản gia hầu phủ cảm thấy đại môn sâm nghiêm uy vũ nhà mình không chừng là bị vu cổ man di gì đó nguyền rủa rồi, vào cửa này, bất kể là đứa trẻ nhà đẻ hay nhận từ bên ngoài, đứa nào cũng khó đối phó hết. Lão quản gia đến nay còn nhớ rõ dáng vẻ hoảng sợ của Cố Quân lúc nhỏ, y giống như một chú sói con từng bị tổn thương, không phân trắng đen cừu thị mọi người xung quanh.
Vị kia chẳng dễ dàng gì trưởng thành trong mấp mô, có thể đỉnh môn lập hộ rồi.
Lại tới một vị càng khó đoán hơn.
Cố Quân đi rồi, Trường Canh liền suốt ngày chạy tới Hộ Quốc tự.
Thích chơi với ai không được mà suốt ngày chui vào chùa? Tứ điện hạ Lý Mân thật sự không ra cửa thì thôi, vừa ra khỏi cửa là mục đích không tầm thường.
Lão quản gia trăm mối lo, mỗi ngày đều lo lắng Trường Canh muốn quy y.
Nhưng ông biết, thiếu niên mười lăm mười sáu tuổi là không nghe người già khuyên nhất, huống chi Trường Canh không phải do ông nuôi nấng lớn lên, lão quản gia không dám can thiệp quá nhiều, đành phải chạy đi xúi bẩy Tào Nương Tử và Cát Bàn Tiểu.
Tào Nương Tử vừa nghe đã trợn rớt hết phấn son trên mí mắt, nổi giận nói: “Cái gì? Con lừa trọc kia muốn dụ dỗ Trường Canh đại ca của cháu xuất gia?”
Nam tử ngoại hình đoan chính trên thế gian như lông phượng sừng lân, Đại soái nói đi là đi, đến bây giờ ngay cả bóng cũng chẳng thấy đâu, bên cạnh gã chỉ còn lại Trường Canh. Trường Canh tới tuổi này rồi, còn hữu kinh vô hiểm không có dấu hiệu xấu đi, là không dễ dàng biết mấy, vậy mà còn có nguy cơ biến thành đầu trọc, Tào Nương Tử lập tức thành minh hữu của lão quản gia.
Ngày hôm sau, gã đặc ý thay nam trang, mặt dày mày dạn nhất định đòi theo Trường Canh đi chiêm ngưỡng phật môn thánh địa, trước khi đi xắn tay áo làm thủ thế chí tại tất đắc với đôi thiết khôi lỗi ở cửa.
Thiết khôi lỗi không thông nhân tính, đờ đẫn nhìn chằm chằm bóng lưng uốn éo lạ lùng như xà tinh của gã.
Thế nhưng, đêm ấy từ Hộ Quốc tự trở về, Tào Nương Tử liền không nhắc tới chuyện “bắt yêu tăng kia hiện hình” nữa, đồng thời từ đây nghĩa vô phản cố gia nhập đội ngũ mỗi ngày tham ngộ Phật pháp – lý do không ngoài “yêu tăng” kia quá tuấn tú.
Đại soái tuy cũng tuấn tú, đáng tiếc quá có tính công kích, không thể im lặng ngồi đó mặc người ta thưởng thức. Liễu Nhiên đại sư thì khác, Tào Nương Tử cho rằng hắn quả thực chính là một đóa ưu bát la đi giữa chốn nhân gian, nếu để vào chậu cảnh, nhất định có thể lưu danh muôn đời, nhìn hắn thêm một cái có thể vui vẻ thoải mái mấy ngày liền.
Lão quản gia không biết Liễu Nhiên hòa thượng bỏ thuốc gì cho hai tên này, đành phải tìm đến Cát Bàn Tiểu.
Cát Bàn Tiểu việc nghĩa không thể chối từ, cũng đi theo.
Vài ngày sau, Cát Bàn Tiểu cũng phản chiến nốt.
Bởi vì Liễu Nhiên hòa thượng chẳng những chỉ biết đọc kinh, còn hết sức tinh thông nhiều loại hỏa cơ và khôi lỗi sử dụng tử lưu kim hiện có, Cát Bàn Tiểu thậm chí từng gặp người của Linh Xu viện ở chỗ hắn.
Cát Bàn Tiểu nằm mơ cũng muốn lái cự diên lên trời không nói hai lời trực tiếp quỳ mọp dưới đài sen của hòa thượng.
Năm này qua đi, lão quản gia kỳ thực cũng quen với việc bọn Trường Canh suốt ngày chạy vào miếu hòa thượng, mới đầu không hề để tâm lắm.
Nào ngờ tứ điện hạ tốt không học đi học cái xấu, vừa đến Hộ Quốc tự thì hôm sau đã noi theo Cố Quân, chơi trò kim thiền thoát xác, không từ mà biệt.
Y trước đó dặn dò thị vệ đi theo, mình phải cùng Liễu Nhiên đại sư đóng cửa thanh tu một thời gian, bảo những kẻ không liên quan không được quấy rầy, thị vệ đương nhiên cũng không dám quấy rầy thật, chỉ canh ngoài cửa.
Đêm ấy, Trường Canh liền dẫn theo hai tên lâu la ăn cây táo rào cây sung, theo Liễu Nhiên đại sư đi Giang Nam du ngoạn.
Chờ qua vài ngày bọn thị vệ nhận thấy bất thường đi tìm người, thì trong thiền phòng chỉ còn lại một lá thư nhẹ tênh.
Lão quản gia khóc không ra nước mắt, đành phải vừa nhờ người tấu lên Hoàng thượng, vừa phái người truyền tin cho Cố Quân.
Hoàng thượng nghe chuyện rất rộng lượng, thứ nhất hắn cũng chẳng quan tâm đệ đệ hời này lắm, thứ hai hắn sùng tín Phật giáo, mù quáng tín nhiệm Liễu Nhiên hòa thượng, nghe nói Trường Canh đi theo du lịch, còn sinh ra vài phần hâm mộ – chỉ hận mình bị tục vật trói buộc, không thể đi theo hưởng sái cao tăng.
Bên phía Cố Quân càng là ngoài tầm tay với, không trông chờ được, nghe nói Tây Vực sa phỉ quá nhiều, y cả ngày không biết truy đuổi sa phỉ đến nơi nào, tín sứ cho dù đã đến Tây Lương quan, nếu muốn lập tức tìm được Cố soái, cũng hoàn toàn cần nhờ vận may.
Liễu Nhiên tuy là một cao tăng nhưng rất ít giảng kinh, cũng chưa từng nói những Phật pháp và kệ ngữ khó hiểu đó, phần lớn thời gian đều là mặt đối mặt bút đàm một số kiến thức dân gian, là một hòa thượng, hắn có vẻ không tu hành đàng hoàng, thậm chí có chút quá nhập thế. Hắn thậm chí hết sức đại nghịch bất đạo nói vài chuyện thời sự, nhưng thường là viết xong đốt luôn.
(Các bài thơ của Phật gọi là kệ)
Hơn nửa tháng sau, trong một quán trà nho nhỏ ở Giang Nam, ba thiếu niên cùng một hòa thượng ngồi quanh một bàn.
Giang Nam đã bắt đầu cày bừa vụ xuân, nhưng phóng tầm mắt trông đi, trên đồng ruộng lại không thấy mấy người làm việc, vài ba lão nông đội mũ, vô công rồi nghề từ đằng xa nhìn thiết khôi lỗi lao động.
Không như khôi lỗi hầu kiếm và thủ vệ hầu phủ toàn là sát khí, thiết khôi lỗi trồng trọt trong hạnh hoa yên vũ này không hề hình người, chúng như một chiếc xe nhỏ, đi qua đi lại ngoài đồng, đội cái đầu trâu đẽo bằng gỗ, có vẻ hết sức ngây thơ.
Đây là đợt khôi lỗi trồng trọt đầu tiên triều đình phát xuống, làm thử ở vùng Nam Kinh trước.
Cát Bàn Tiểu lúc còn ở Nhạn Hồi tiểu trấn đã có hứng thú không bình thường với mớ đồng nát trong tay Thẩm Dịch, nhìn chúng mà hai mắt tỏa sáng.
Liễu Nhiên gõ bàn, kéo sự chú ý của bọn Trường Canh tới, sau một năm, bọn Trường Canh đã có thể hiểu thủ ngữ của hắn, hòa thượng cũng không cần viết từng chữ từng câu nữa.
“Khôi lỗi cày cấy phổ biến ở Giang Nam ta từng thấy ở Tây Dương rồi, một khôi lỗi có thể dễ dàng lo liệu một mẫu đất, tuy vẫn cần đốt một ít tử lưu kim, nhưng qua vài lần thay đổi, than đá đã đủ cho phần lớn động lực, như thế phí tổn sẽ rất thấp, nghe nói một khôi lỗi còn tiết kiệm hơn đèn chong.”
Cát Bàn Tiểu: “Thế đương nhiên là tốt, sau này chẳng phải cày cấy làm việc đều không cần thức khuya dậy sớm nữa?”
Thiết khôi lỗi thử nghiệm là triều đình phát cho Nam Kinh, các lão gia hương thân đều tự đăng ký rồi lĩnh đi, phụ trách việc bảo dưỡng về sau. Điền hộ muốn tự trồng trọt thì tự trồng, không muốn thì nhường mảnh đất mình thuê cho khôi lỗi, năm sau đến mùa thu hoạch thêm một phần địa tô, trả cho lượng tử lưu kim và than đá khôi lỗi dùng.
Năm đầu rất ít người làm, do phải thêm một phần tiền tô, nhưng năm thứ hai đã mở rộng – lão bách tính đã nhận ra, thứ này quả thật dùng tốt hơn người, dù tăng tô thì số lương thực còn lại trong tay vẫn nhiều hơn trước kia, còn khỏi cần thức khuya dậy sớm vất vả làm việc, chuyện tốt như thế ai mà không chịu?
Bấy giờ mới có thịnh cảnh đồng ruộng Giang Nam không thấy bóng người.
Liễu Nhiên chỉ cười không nói.
Trường Canh bỗng nhiên nói: “Ta trái lại cảm thấy chưa chắc là việc tốt – nếu thiết khôi lỗi có thể hoàn toàn thay thế người, thì còn cần người làm gì? Đất điền hộ thuê cũng là của hương thân lão gia, mấy năm đầu lão gia niệm tình cũ, bằng lòng nuôi những nhàn hán này, nhưng có thể nuôi họ bao nhiêu năm đây?”
Cát Bàn Tiểu si mê các loại hỏa cơ, ngày nghĩ gì đêm mơ đó, lập tức tiếp lời: “Họ có thể lưu lại làm trường tý sư!”
Tào Nương Tử: “Việc này ta biết, trong một Nhạn Hồi thành tất cả cương giáp thủ quân cộng lại, chỉ cần hai trường tý sư là đủ rồi, khi đó họ cũng chỉ thỉnh thoảng bận quá, mới đi tìm Thẩm tiên… Thẩm tướng quân, không dùng nhiều trường tý sư như vậy đâu.”
Cát Bàn Tiểu: “Họ có thể đi tìm việc khác mà làm, thí dụ như…”
Thí dụ như cái gì, gã nhất thời không nói được, cuộc sống của nhà đồ tể năm đó dù sao cũng thoải mái, trong mắt Cát Bàn Tiểu thì trừ trồng trọt ra, trên đời còn khối việc để làm.
Tào Nương Tử khó khăn kéo tầm nhìn khỏi mặt Liễu Nhiên, hỏi: “Như vậy, nếu mọi người đều không tìm được việc để làm, hoặc là đại đa số không tìm được việc để làm, họ sẽ tạo phản chứ?”
Liễu Nhiên hạ mắt nhìn gã, mặt Tào Nương Tử thoáng cái chín luôn.
Liễu Nhiên ra dấu: “Mấy năm nay thì chưa.”
Ba thiếu niên trầm mặc một hồi, Trường Canh hỏi: “Là vì nghĩa phụ ta à?”
Liễu Nhiên mỉm cười nhìn y một cái.
“Ta nhớ đêm Trừ tịch năm trước, con hổ của người Tây Dương chạy ra, cả con đường loạn hết lên, nhìn thấy nghĩa phụ ta mới chịu yên.” Trường Canh dừng một chút, nói, “Sau đó nghe người ta nói, lân cận Khởi Diên lâu người đông nghìn nghịt, nếu không phải nghĩa phụ ổn định dòng người, dù là giẫm cũng có thể giẫm chết rất nhiều người.”
Liễu Nhiên ra dấu: “Ta một mình dẫn điện hạ ra ngoài, đã đắc tội to với An Định hầu, mai kia sự việc bại lộ, mong điện hạ ở dưới đao Hầu gia giữ cho hòa thượng một cái mạng nhỏ.”
Cát Bàn Tiểu và Tào Nương Tử đều bật cười, cho rằng Liễu Nhiên hòa thượng đang nói đùa – dù sao thì trong ấn tượng của họ, Cố Quân luôn vui vẻ hòa nhã.
Liễu Nhiên hơi cười khổ, nhảy qua đề tài này, tiếp tục ra dấu: “Dân gian đến nay có truyền thuyết lão Hầu gia dùng Huyền Thiết ba mươi người đã khiến Bắc Lang cúi đầu, đều nói Huyền Thiết doanh là thần binh thần tướng, có thể lên trời xuống đất, đao thương bất nhập, có Huyền Thiết doanh cây xà chắc này trấn giữ, bọn bạo đồ phạm thượng tác loạn ở dân gian tuy có, nhưng thủy chung khó thành quy mô.”
Trường Canh ngồi thẳng dậy: “Nhưng ta nghe nói, nếu muốn dỡ nhà, chuyện đầu tiên chính là đập xà.”
Liễu Nhiên nhìn thiếu niên trước mặt, nếu Cố Quân trở về, có lẽ sẽ không nhận ra Trường Canh, chỉ trong một năm ngắn ngủi mà y đã cao vọt lên mấy tấc, nét trẻ con trên mặt đã mất sạch.
Thiếu niên đêm Trừ tịch năm đó ra ngoài một chuyến cũng phải ngứa ngáy da đầu, hiện giờ lại ngồi ở quán trà vùng nông thôn Giang Nam, cùng hòa thượng tán chuyện dân sinh.
Liễu Nhiên: “Điện hạ không cần bận tâm, những việc này, trong lòng Hầu gia đã sớm biết rõ.”
Trường Canh nhớ tới bức “thế bất khả tị” trong phòng Cố Quân, hơi ngẩn người, nỗi nhớ mong bỗng trỗi lên trong lòng như vỡ đê, y lặng lẽ ngồi đó chốc lát, mặc nhớ nhung dâng trào, đoạn cười khổ bưng chén trà giữa bàn lên một ngụm uống cạn.
Mà Cố Quân đang được Trường Canh nhớ nhung lúc này còn ở giữa đại mạc mờ mịt vùng Tây Vực, giằng co với bọn sa phỉ quy mô lớn nhất ở địa phương hơn một tháng rồi.
Tây Lương quan từ lâu đã không còn sự tiêu điều năm đó. Từ sau khi Đại Lương và Giáo hoàng ký Hiệp ước Tây Lương quan, cả tuyến Tây Lương quan quả thực thành một mảnh phong thủy bảo địa tụ tài, thương nhân và du khách nhanh chóng tụ lại, dân cư mấy trấn tăng vọt, người Tây Dương, người Trung Nguyên và người của tiểu quốc dọc tuyến Tây Vực hỗn cư, cơ hồ phải trong ngươi có ta, trong ta có ngươi.
Lâu Lan ở ngay lối vào con đường tơ lụa bởi vậy càng thành yếu địa thông thương, nhanh chóng từ một tiểu quốc chưa có tiếng tăm biến thành vùng đất trù phú.
Người Lâu Lan nhiệt tình vui vẻ, an cư lạc nghiệp, không thích kiếm chuyện, năm đó Tây Vực phản loạn cũng không liên quan tới người ta, quan hệ với Đại Lương vẫn hết sức hữu hảo, Hoàng thượng liền đặc ý đặt lối vào con đường tơ lụa ở nơi này.
“Đại soái, bên phía Tiểu Giả đã hạ được lũ giặc cỏ đó, ra tay chứ?”
Cố Quân: “Thế còn chờ gì nữa? Bắt tên đầu sỏ, buổi tối chúng ta đến chỗ Lâu Lan vương tử ăn chực!”
Nói xong, y ấn nhẹ mí mắt.
Thẩm Dịch: “Có phải là mắt ngươi lại…”
“Không,” Cố Quân làu bàu một câu, “Mí mắt cứ giật suốt, có thể…”
Y chưa dứt lời thì một thân vệ đột nhiên đi tới, lấy từ trong lòng ra một phong thư: “Đại soái!”
Cố Quân: “Ồ, ở đâu vậy?”
Thân vệ: “Thư nhà từ hầu phủ, đưa đến Tây Lương quan, gia nhân mãi không tìm được ngài, mới nhờ người Lâu Lan đưa tới.”
Không chừng là Trường Canh hồi âm.
Cố Quân nghĩ vậy, thuận tay mở ra xem, rất chờ mong.
Sau đó Thẩm Dịch liền nhìn thấy Cố Quân biến sắc.
Thẩm Dịch: “Sao vậy?”
“Tên lừa trọc Liễu Nhiên này, tốt nhất đừng rơi vào tay ta.” Cố Quân âm trầm nói, đoạn y chắp tay sau lưng đi vài vòng trong soái trướng như ruồi không đầu, một cước đạp lật bàn, “Điều cho ta mấy huyền ưng, Quý Bình, việc bên này ngươi tạm thời lo thay ta.”
Nét chữ quen thuộc Trường Canh từng nhiều lần phỏng theo lưu loát viết mấy trang, thoạt tiên ngôn từ khẩn thiết nhận lỗi, sau đó lại lấy lý lẽ thuyết phục, tình cảm lay chuyển, khai rõ nguyên nhân mình không từ mà biệt, cuối cùng thẳng thắn bày tỏ nỗi nhớ nhung, hơn nữa hứa hẹn, nếu Tây Bắc bình an vô sự, cuối năm y nhất định về hầu phủ đón Tết.
Trường Canh xem từ đầu đến cuối, mỉm cười bỏ sang một bên, bởi vì dùng đầu ngón chân mà nghĩ cũng biết, phong thư này nhất định không phải xuất từ tay An Định hầu.
Mấy lời buồn nôn như “biệt ly ngàn dặm, cả đêm trằn trọc”, “ăn nhiều mặc ấm, chớ lo cho ta” gì đó, căn bản không thể nảy mầm trong cái đầu đất của Cố Quân được, sự dông dài giữa những hàng chữ vừa nhìn đã biết là Thẩm Dịch viết thay.
Nghĩa phụ khốn nạn cùng lắm là chép lại thôi.
Thế nhưng Trường Canh bi ai phát hiện, trong lòng hiểu rõ như vậy, song vừa nghĩ đến những chữ này thật sự chảy ra từ ngòi bút trong tay Cố Quân, y vẫn không nhịn được khắc mỗi một chữ vào mắt.
Đáng tiếc, Cố Quân đã nuốt lời.
Cố Quân tự biết thẹn, lần này tống cổ Thẩm Dịch tùy tiện thay mặt y hứa hẹn, tự mình cầm đao, viết một phong thư dài lê thê cho Trường Canh. Trường Canh xem xong giận đến bật cười, tuy cảm thấy phong thư nhà này còn rất chân thành – nhưng Cố Quân thật sự không có thiên phú dỗ dành ai, rõ ràng là đang đổ dầu vào lửa mà.
Cố đại soái thoạt tiên tam chỉ vô lư kể một đống việc vặt y tự cho là thú vị, hạ bút ngàn câu, lạc đề vạn dặm, đến cuối cùng mới dùng bốn chữ “quân vụ bận rộn” sáo rỗng để khái quát nguyên nhân y không thể về kinh.
Trường Canh không quan tâm bọ cạp ở đại mạc nướng ăn ngon thế nào, nhưng y trước sau tìm mấy lần, thủy chung không tìm ra một câu y quan tâm nhất – Cố Quân năm nay không về, vậy khi nào thì về được?
Nhưng sau “quân vụ bận rộn” chẳng còn gì nữa, chỉ kèm thêm một danh mục quà tặng dài thườn thượt mà thôi.
Có thể là Cố Quân cảm thấy xin lỗi trên ngôn ngữ không đủ chân thành, bèn dùng hành động để bày tỏ – y chở hết những món đồ tốt kiếm được trong năm nay về hầu phủ, toàn bộ cho Trường Canh cả, châu quang bảo khí, đầu thừa đuôi thẹo, vân vân và vân vân.
Hôm ấy, Trường Canh mười lăm tuổi nhốt mình trong phòng, cùng một thanh đoản đao Lâu Lan do Cố Quân tặng, chịu đựng một lần Ô Nhĩ Cốt phát tác, tiếp đó có một quyết định – y không muốn ở lại hầu phủ như một kẻ bỏ đi, không muốn theo lão phu tử và sư phụ dè dặt học văn chương và võ nghệ trên giấy, y muốn tự mình đi thăm thú thế giới bên ngoài.
Mùng một Tết, Trường Canh một mình theo Chúc Chân Nhỏ đến từ trong cung đi chúc tết Hoàng thượng cho có lệ.
Sau đó y ở lại hầu phủ đến ngày mười sáu tháng Giêng, bảo nhà bếp nấu một bát mì trường thọ, bưng về phòng một mình ăn hết, và rồi bình tĩnh tuyên bố một quyết định khiến hầu phủ trên dưới ồ lên.
Trường Canh nói: “Ta định đến Hộ Quốc tự ở một thời gian.”
Nói xong, y nhìn lão quản gia vẻ mặt xanh mét, lại bổ sung: “Vương bá yên tâm, ta không xuất gia, chỉ muốn theo Liễu Nhiên đại sư tu hành một thời gian, tiện thể cầu phúc cho nghĩa phụ luôn.”
Lão quản gia: “…”
Ông còn có thể nói gì đây? Đành phải chuẩn bị tiền nhang đèn, nén cơn đau ngực, phái người đưa bọn Trường Canh, Cát Bàn Tiểu và Tào Nương Tử đến Hộ Quốc tự.
Năm này, lão quản gia hầu phủ cảm thấy đại môn sâm nghiêm uy vũ nhà mình không chừng là bị vu cổ man di gì đó nguyền rủa rồi, vào cửa này, bất kể là đứa trẻ nhà đẻ hay nhận từ bên ngoài, đứa nào cũng khó đối phó hết. Lão quản gia đến nay còn nhớ rõ dáng vẻ hoảng sợ của Cố Quân lúc nhỏ, y giống như một chú sói con từng bị tổn thương, không phân trắng đen cừu thị mọi người xung quanh.
Vị kia chẳng dễ dàng gì trưởng thành trong mấp mô, có thể đỉnh môn lập hộ rồi.
Lại tới một vị càng khó đoán hơn.
Cố Quân đi rồi, Trường Canh liền suốt ngày chạy tới Hộ Quốc tự.
Thích chơi với ai không được mà suốt ngày chui vào chùa? Tứ điện hạ Lý Mân thật sự không ra cửa thì thôi, vừa ra khỏi cửa là mục đích không tầm thường.
Lão quản gia trăm mối lo, mỗi ngày đều lo lắng Trường Canh muốn quy y.
Nhưng ông biết, thiếu niên mười lăm mười sáu tuổi là không nghe người già khuyên nhất, huống chi Trường Canh không phải do ông nuôi nấng lớn lên, lão quản gia không dám can thiệp quá nhiều, đành phải chạy đi xúi bẩy Tào Nương Tử và Cát Bàn Tiểu.
Tào Nương Tử vừa nghe đã trợn rớt hết phấn son trên mí mắt, nổi giận nói: “Cái gì? Con lừa trọc kia muốn dụ dỗ Trường Canh đại ca của cháu xuất gia?”
Nam tử ngoại hình đoan chính trên thế gian như lông phượng sừng lân, Đại soái nói đi là đi, đến bây giờ ngay cả bóng cũng chẳng thấy đâu, bên cạnh gã chỉ còn lại Trường Canh. Trường Canh tới tuổi này rồi, còn hữu kinh vô hiểm không có dấu hiệu xấu đi, là không dễ dàng biết mấy, vậy mà còn có nguy cơ biến thành đầu trọc, Tào Nương Tử lập tức thành minh hữu của lão quản gia.
Ngày hôm sau, gã đặc ý thay nam trang, mặt dày mày dạn nhất định đòi theo Trường Canh đi chiêm ngưỡng phật môn thánh địa, trước khi đi xắn tay áo làm thủ thế chí tại tất đắc với đôi thiết khôi lỗi ở cửa.
Thiết khôi lỗi không thông nhân tính, đờ đẫn nhìn chằm chằm bóng lưng uốn éo lạ lùng như xà tinh của gã.
Thế nhưng, đêm ấy từ Hộ Quốc tự trở về, Tào Nương Tử liền không nhắc tới chuyện “bắt yêu tăng kia hiện hình” nữa, đồng thời từ đây nghĩa vô phản cố gia nhập đội ngũ mỗi ngày tham ngộ Phật pháp – lý do không ngoài “yêu tăng” kia quá tuấn tú.
Đại soái tuy cũng tuấn tú, đáng tiếc quá có tính công kích, không thể im lặng ngồi đó mặc người ta thưởng thức. Liễu Nhiên đại sư thì khác, Tào Nương Tử cho rằng hắn quả thực chính là một đóa ưu bát la đi giữa chốn nhân gian, nếu để vào chậu cảnh, nhất định có thể lưu danh muôn đời, nhìn hắn thêm một cái có thể vui vẻ thoải mái mấy ngày liền.
Lão quản gia không biết Liễu Nhiên hòa thượng bỏ thuốc gì cho hai tên này, đành phải tìm đến Cát Bàn Tiểu.
Cát Bàn Tiểu việc nghĩa không thể chối từ, cũng đi theo.
Vài ngày sau, Cát Bàn Tiểu cũng phản chiến nốt.
Bởi vì Liễu Nhiên hòa thượng chẳng những chỉ biết đọc kinh, còn hết sức tinh thông nhiều loại hỏa cơ và khôi lỗi sử dụng tử lưu kim hiện có, Cát Bàn Tiểu thậm chí từng gặp người của Linh Xu viện ở chỗ hắn.
Cát Bàn Tiểu nằm mơ cũng muốn lái cự diên lên trời không nói hai lời trực tiếp quỳ mọp dưới đài sen của hòa thượng.
Năm này qua đi, lão quản gia kỳ thực cũng quen với việc bọn Trường Canh suốt ngày chạy vào miếu hòa thượng, mới đầu không hề để tâm lắm.
Nào ngờ tứ điện hạ tốt không học đi học cái xấu, vừa đến Hộ Quốc tự thì hôm sau đã noi theo Cố Quân, chơi trò kim thiền thoát xác, không từ mà biệt.
Y trước đó dặn dò thị vệ đi theo, mình phải cùng Liễu Nhiên đại sư đóng cửa thanh tu một thời gian, bảo những kẻ không liên quan không được quấy rầy, thị vệ đương nhiên cũng không dám quấy rầy thật, chỉ canh ngoài cửa.
Đêm ấy, Trường Canh liền dẫn theo hai tên lâu la ăn cây táo rào cây sung, theo Liễu Nhiên đại sư đi Giang Nam du ngoạn.
Chờ qua vài ngày bọn thị vệ nhận thấy bất thường đi tìm người, thì trong thiền phòng chỉ còn lại một lá thư nhẹ tênh.
Lão quản gia khóc không ra nước mắt, đành phải vừa nhờ người tấu lên Hoàng thượng, vừa phái người truyền tin cho Cố Quân.
Hoàng thượng nghe chuyện rất rộng lượng, thứ nhất hắn cũng chẳng quan tâm đệ đệ hời này lắm, thứ hai hắn sùng tín Phật giáo, mù quáng tín nhiệm Liễu Nhiên hòa thượng, nghe nói Trường Canh đi theo du lịch, còn sinh ra vài phần hâm mộ – chỉ hận mình bị tục vật trói buộc, không thể đi theo hưởng sái cao tăng.
Bên phía Cố Quân càng là ngoài tầm tay với, không trông chờ được, nghe nói Tây Vực sa phỉ quá nhiều, y cả ngày không biết truy đuổi sa phỉ đến nơi nào, tín sứ cho dù đã đến Tây Lương quan, nếu muốn lập tức tìm được Cố soái, cũng hoàn toàn cần nhờ vận may.
Liễu Nhiên tuy là một cao tăng nhưng rất ít giảng kinh, cũng chưa từng nói những Phật pháp và kệ ngữ khó hiểu đó, phần lớn thời gian đều là mặt đối mặt bút đàm một số kiến thức dân gian, là một hòa thượng, hắn có vẻ không tu hành đàng hoàng, thậm chí có chút quá nhập thế. Hắn thậm chí hết sức đại nghịch bất đạo nói vài chuyện thời sự, nhưng thường là viết xong đốt luôn.
(Các bài thơ của Phật gọi là kệ)
Hơn nửa tháng sau, trong một quán trà nho nhỏ ở Giang Nam, ba thiếu niên cùng một hòa thượng ngồi quanh một bàn.
Giang Nam đã bắt đầu cày bừa vụ xuân, nhưng phóng tầm mắt trông đi, trên đồng ruộng lại không thấy mấy người làm việc, vài ba lão nông đội mũ, vô công rồi nghề từ đằng xa nhìn thiết khôi lỗi lao động.
Không như khôi lỗi hầu kiếm và thủ vệ hầu phủ toàn là sát khí, thiết khôi lỗi trồng trọt trong hạnh hoa yên vũ này không hề hình người, chúng như một chiếc xe nhỏ, đi qua đi lại ngoài đồng, đội cái đầu trâu đẽo bằng gỗ, có vẻ hết sức ngây thơ.
Đây là đợt khôi lỗi trồng trọt đầu tiên triều đình phát xuống, làm thử ở vùng Nam Kinh trước.
Cát Bàn Tiểu lúc còn ở Nhạn Hồi tiểu trấn đã có hứng thú không bình thường với mớ đồng nát trong tay Thẩm Dịch, nhìn chúng mà hai mắt tỏa sáng.
Liễu Nhiên gõ bàn, kéo sự chú ý của bọn Trường Canh tới, sau một năm, bọn Trường Canh đã có thể hiểu thủ ngữ của hắn, hòa thượng cũng không cần viết từng chữ từng câu nữa.
“Khôi lỗi cày cấy phổ biến ở Giang Nam ta từng thấy ở Tây Dương rồi, một khôi lỗi có thể dễ dàng lo liệu một mẫu đất, tuy vẫn cần đốt một ít tử lưu kim, nhưng qua vài lần thay đổi, than đá đã đủ cho phần lớn động lực, như thế phí tổn sẽ rất thấp, nghe nói một khôi lỗi còn tiết kiệm hơn đèn chong.”
Cát Bàn Tiểu: “Thế đương nhiên là tốt, sau này chẳng phải cày cấy làm việc đều không cần thức khuya dậy sớm nữa?”
Thiết khôi lỗi thử nghiệm là triều đình phát cho Nam Kinh, các lão gia hương thân đều tự đăng ký rồi lĩnh đi, phụ trách việc bảo dưỡng về sau. Điền hộ muốn tự trồng trọt thì tự trồng, không muốn thì nhường mảnh đất mình thuê cho khôi lỗi, năm sau đến mùa thu hoạch thêm một phần địa tô, trả cho lượng tử lưu kim và than đá khôi lỗi dùng.
Năm đầu rất ít người làm, do phải thêm một phần tiền tô, nhưng năm thứ hai đã mở rộng – lão bách tính đã nhận ra, thứ này quả thật dùng tốt hơn người, dù tăng tô thì số lương thực còn lại trong tay vẫn nhiều hơn trước kia, còn khỏi cần thức khuya dậy sớm vất vả làm việc, chuyện tốt như thế ai mà không chịu?
Bấy giờ mới có thịnh cảnh đồng ruộng Giang Nam không thấy bóng người.
Liễu Nhiên chỉ cười không nói.
Trường Canh bỗng nhiên nói: “Ta trái lại cảm thấy chưa chắc là việc tốt – nếu thiết khôi lỗi có thể hoàn toàn thay thế người, thì còn cần người làm gì? Đất điền hộ thuê cũng là của hương thân lão gia, mấy năm đầu lão gia niệm tình cũ, bằng lòng nuôi những nhàn hán này, nhưng có thể nuôi họ bao nhiêu năm đây?”
Cát Bàn Tiểu si mê các loại hỏa cơ, ngày nghĩ gì đêm mơ đó, lập tức tiếp lời: “Họ có thể lưu lại làm trường tý sư!”
Tào Nương Tử: “Việc này ta biết, trong một Nhạn Hồi thành tất cả cương giáp thủ quân cộng lại, chỉ cần hai trường tý sư là đủ rồi, khi đó họ cũng chỉ thỉnh thoảng bận quá, mới đi tìm Thẩm tiên… Thẩm tướng quân, không dùng nhiều trường tý sư như vậy đâu.”
Cát Bàn Tiểu: “Họ có thể đi tìm việc khác mà làm, thí dụ như…”
Thí dụ như cái gì, gã nhất thời không nói được, cuộc sống của nhà đồ tể năm đó dù sao cũng thoải mái, trong mắt Cát Bàn Tiểu thì trừ trồng trọt ra, trên đời còn khối việc để làm.
Tào Nương Tử khó khăn kéo tầm nhìn khỏi mặt Liễu Nhiên, hỏi: “Như vậy, nếu mọi người đều không tìm được việc để làm, hoặc là đại đa số không tìm được việc để làm, họ sẽ tạo phản chứ?”
Liễu Nhiên hạ mắt nhìn gã, mặt Tào Nương Tử thoáng cái chín luôn.
Liễu Nhiên ra dấu: “Mấy năm nay thì chưa.”
Ba thiếu niên trầm mặc một hồi, Trường Canh hỏi: “Là vì nghĩa phụ ta à?”
Liễu Nhiên mỉm cười nhìn y một cái.
“Ta nhớ đêm Trừ tịch năm trước, con hổ của người Tây Dương chạy ra, cả con đường loạn hết lên, nhìn thấy nghĩa phụ ta mới chịu yên.” Trường Canh dừng một chút, nói, “Sau đó nghe người ta nói, lân cận Khởi Diên lâu người đông nghìn nghịt, nếu không phải nghĩa phụ ổn định dòng người, dù là giẫm cũng có thể giẫm chết rất nhiều người.”
Liễu Nhiên ra dấu: “Ta một mình dẫn điện hạ ra ngoài, đã đắc tội to với An Định hầu, mai kia sự việc bại lộ, mong điện hạ ở dưới đao Hầu gia giữ cho hòa thượng một cái mạng nhỏ.”
Cát Bàn Tiểu và Tào Nương Tử đều bật cười, cho rằng Liễu Nhiên hòa thượng đang nói đùa – dù sao thì trong ấn tượng của họ, Cố Quân luôn vui vẻ hòa nhã.
Liễu Nhiên hơi cười khổ, nhảy qua đề tài này, tiếp tục ra dấu: “Dân gian đến nay có truyền thuyết lão Hầu gia dùng Huyền Thiết ba mươi người đã khiến Bắc Lang cúi đầu, đều nói Huyền Thiết doanh là thần binh thần tướng, có thể lên trời xuống đất, đao thương bất nhập, có Huyền Thiết doanh cây xà chắc này trấn giữ, bọn bạo đồ phạm thượng tác loạn ở dân gian tuy có, nhưng thủy chung khó thành quy mô.”
Trường Canh ngồi thẳng dậy: “Nhưng ta nghe nói, nếu muốn dỡ nhà, chuyện đầu tiên chính là đập xà.”
Liễu Nhiên nhìn thiếu niên trước mặt, nếu Cố Quân trở về, có lẽ sẽ không nhận ra Trường Canh, chỉ trong một năm ngắn ngủi mà y đã cao vọt lên mấy tấc, nét trẻ con trên mặt đã mất sạch.
Thiếu niên đêm Trừ tịch năm đó ra ngoài một chuyến cũng phải ngứa ngáy da đầu, hiện giờ lại ngồi ở quán trà vùng nông thôn Giang Nam, cùng hòa thượng tán chuyện dân sinh.
Liễu Nhiên: “Điện hạ không cần bận tâm, những việc này, trong lòng Hầu gia đã sớm biết rõ.”
Trường Canh nhớ tới bức “thế bất khả tị” trong phòng Cố Quân, hơi ngẩn người, nỗi nhớ mong bỗng trỗi lên trong lòng như vỡ đê, y lặng lẽ ngồi đó chốc lát, mặc nhớ nhung dâng trào, đoạn cười khổ bưng chén trà giữa bàn lên một ngụm uống cạn.
Mà Cố Quân đang được Trường Canh nhớ nhung lúc này còn ở giữa đại mạc mờ mịt vùng Tây Vực, giằng co với bọn sa phỉ quy mô lớn nhất ở địa phương hơn một tháng rồi.
Tây Lương quan từ lâu đã không còn sự tiêu điều năm đó. Từ sau khi Đại Lương và Giáo hoàng ký Hiệp ước Tây Lương quan, cả tuyến Tây Lương quan quả thực thành một mảnh phong thủy bảo địa tụ tài, thương nhân và du khách nhanh chóng tụ lại, dân cư mấy trấn tăng vọt, người Tây Dương, người Trung Nguyên và người của tiểu quốc dọc tuyến Tây Vực hỗn cư, cơ hồ phải trong ngươi có ta, trong ta có ngươi.
Lâu Lan ở ngay lối vào con đường tơ lụa bởi vậy càng thành yếu địa thông thương, nhanh chóng từ một tiểu quốc chưa có tiếng tăm biến thành vùng đất trù phú.
Người Lâu Lan nhiệt tình vui vẻ, an cư lạc nghiệp, không thích kiếm chuyện, năm đó Tây Vực phản loạn cũng không liên quan tới người ta, quan hệ với Đại Lương vẫn hết sức hữu hảo, Hoàng thượng liền đặc ý đặt lối vào con đường tơ lụa ở nơi này.
“Đại soái, bên phía Tiểu Giả đã hạ được lũ giặc cỏ đó, ra tay chứ?”
Cố Quân: “Thế còn chờ gì nữa? Bắt tên đầu sỏ, buổi tối chúng ta đến chỗ Lâu Lan vương tử ăn chực!”
Nói xong, y ấn nhẹ mí mắt.
Thẩm Dịch: “Có phải là mắt ngươi lại…”
“Không,” Cố Quân làu bàu một câu, “Mí mắt cứ giật suốt, có thể…”
Y chưa dứt lời thì một thân vệ đột nhiên đi tới, lấy từ trong lòng ra một phong thư: “Đại soái!”
Cố Quân: “Ồ, ở đâu vậy?”
Thân vệ: “Thư nhà từ hầu phủ, đưa đến Tây Lương quan, gia nhân mãi không tìm được ngài, mới nhờ người Lâu Lan đưa tới.”
Không chừng là Trường Canh hồi âm.
Cố Quân nghĩ vậy, thuận tay mở ra xem, rất chờ mong.
Sau đó Thẩm Dịch liền nhìn thấy Cố Quân biến sắc.
Thẩm Dịch: “Sao vậy?”
“Tên lừa trọc Liễu Nhiên này, tốt nhất đừng rơi vào tay ta.” Cố Quân âm trầm nói, đoạn y chắp tay sau lưng đi vài vòng trong soái trướng như ruồi không đầu, một cước đạp lật bàn, “Điều cho ta mấy huyền ưng, Quý Bình, việc bên này ngươi tạm thời lo thay ta.”