• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Full Quả báo đến muộn (1 Viewer)

  • Phần I

1.
Khi tôi nhìn qua cửa kính và nhìn thấy gương mặt trong phòng phỏng vấn, tôi chợt thở gấp.

"Diêu Tổng, chị ổn chứ?"

Trợ lý nhanh chóng để ý thấy tôi không ổn và hỏi với vẻ mặt quan tâm.

Tôi xua tay, nhịp tim vẫn đập nhanh.

Trong phòng phỏng vấn, Tưởng Nam Nam trang điểm xinh đẹp, tự tin kiêu ngạo, bình tĩnh đối đáp.

Trong quá khứ, cô ấy là cơn ác mộng cả ngày lẫn đêm đối với tôi. Cô ấy luôn bắt nạt và hạ thấp tôi.

Mỗi lần tôi cuộn tròn trong góc phòng, Tưởng Nam Nam sẽ cười toe toét rồi dùng chân đạp mạnh vào bụng, tay, vai. Sau đó tới đầu và sống mũi của tôi.

Ký ức tràn về khiến tôi choáng váng, không thể cử động được.

"Hãy sắp xếp để chị đi phỏng vấn tuyển dụng".

Người trợ lý ân cần đáp.

"Chị không cần phải phỏng vấn cấp bậc nhân viên này đâu ạ".

Dừng một chút, tôi ra lệnh.

"Vậy thì hãy phát sóng trực tiếp để chị theo dõi".

Mười phút sau, cuộc phỏng vấn bắt đầu.

Nghe lời giới thiệu bản thân và kinh nghiệm làm việc, có thể thấy Tưởng Nam Nam đã đi làm nhiều năm nhưng vẫn chưa thể tạo tiếng vang cho bản thân.

Người đứng ra phỏng vấn, Giám đốc Kinh doanh Trình Lỗi, thường xuyên cau mày.

Năng lực không đủ thì kỹ năng sẽ bù đắp.

Khi nhắc đến kỹ năng, cô ấy do dự. Nhưng sau khi vô tình nói đến câu chuyện cô ấy thông minh bắt được trộm hồi đi học, thì cô ấy lại nói không ngừng nghỉ.

[Diêu tổng, tôi nghĩ là đủ rồi. Kỹ năng của ứng viên này quá kém, thật lãng phí thời gian của tôi]

Trình Lỗi không khỏi gửi tin nhắn báo cáo tiến độ.

[Hãy kiên nhẫn, hôm nay tôi sẽ trả lương gấp đôi cho cậu]

Tựa lưng vào ghế, tôi ném điện thoại đi, nhắm mắt lại một lúc, bình tĩnh thở ra một hơi rồi tiếp tục nhắn tin.

[Đừng kết thúc, tôi muốn gặp cô ấy].

2.
Nói chính xác hơn thì tôi muốn nghe trực tiếp câu chuyện bắt trộm theo góc nhìn của cô ấy.

Hãy cùng nhau hồi tưởng lại thời thanh xuân bị đánh cắp của tôi.

Đó là giờ nghỉ giải lao của buổi học cuối trước kỳ thi cuối kỳ của năm 2 trung học(*). Tôi trở về lớp từ nhà vệ sinh.
(*) Trung học ở Trung gồm 6 năm, cho học sinh từ 12-18 tuổi. Năm 2 trung học là khoảng 14 tuổi.

Một nhóm người đang vây quanh chỗ ngồi của tôi, sách vở trong cặp tôi bị vứt xuống sàn nhà.

Giữa đống sách có hai tờ 100 tệ và một cuốn sổ trợ cấp. Đó là giấy tờ mà hôm đó tôi mang theo để làm thủ tục xin học bổng.

"Chính là nó!"

Tưởng Nam Nam giơ "tiền bị trộm" từ mặt đến lên và hét lên.

"Chính Lý Tư là người ăn trộm 200 tệ tiền quỹ lớp. Nó là kẻ ăn trộm!"

Lý Tư là tên tôi lúc bấy giờ.

Nói xong, cô ấy nhếch môi cười khinh thường rồi đá cuốn sổ trợ cấp trên mặt đất về phía đám đông.

Các bạn cùng lớp nhặt nó lên, truyền cho nhau, đọc to tên tôi và mẹ tôi. Sau đó đặt biệt danh cho mẹ tôi một cách tục tĩu rồi xé nát cuốn sổ nhỏ có thể nuôi sống gia đình tôi thành từng mảnh nhỏ.

"Nó sống bằng tiền trợ cấp thảo nào mới trộm tiền!

Tưởng Nam Nam cho rằng mình đã tìm thấy được bằng chứng không thể chối cãi, thậm chí còn hét lên một cách bừa bãi.

"Đối với nó 200 tệ là số tiền lớn. Lấy mang về nhà xong mẹ nó sẽ thưởng cho nó cái gì đây? Mua cho nó bình nước mới à?"

Tháng trước Tưởng Nam Nam đã nhét một con chuột c.h.ế.t. vào bình nước của tôi. Tôi đã ném nó vào thùng rác.

Sau khi về nhà, mẹ dùng thước đánh vào tay tôi.

Bà ấy nói tôi lãng phí và gia đình tôi quá nghèo. Tại sao tôi lại vứt đi bình nước tốt như vậy trong khi tôi có thể khử trùng nó và xài tiếp? Cũng không phải bình hư rồi đâu.

"C.h.ế.t. đi đồ trộm cắp!"

Không biết ai đã ném khăn lau bảng vào mặt tôi, để lại vết phấn trắng trên mặt tôi. Giống như những tên tội phạm trong phim ngày xưa trên TV.

Mọi người đều phá lên cười.

"Không, không phải là mình trộm..."

Tôi nhắc đi nhắc lại nhưng không ai nghe thấy cũng không ai quan tâm.

Tan học, trên một con đường khuất, tôi nhìn thấy Tưởng Nam Nam đang đưa bài kiểm trả cho bạn ngồi cùng bàn tôi.

"Đây là đáp án môn tiếng Anh cuối kì. Cảm ơn cậu đã bỏ tiền vào cặp con k.h.ố.n đó. Đừng lo lắng, mẹ tôi là trưởng phòng giáo vụ nên sẽ không có vấn đề gì đâu".

Nhà trường đã phản ứng rất nhanh và quyết định đuổi học "kẻ trộm cắp có hành vi xấu" và trao Huân chương Đạo đức cho học sinh "chính trực và dũng cảm" Tưởng Nam Nam.

Khi mẹ tôi biết tin, lần đầu tiên trong đời bà ấy xin nghỉ làm nửa ngày và chạy lên trường.

Bà ấy quỳ trước cửa lớp, trước mặt giáo viên chủ nhiệm, bà ấy quỳ lên quỳ xuống và khóc lóc ầm ĩ.

Thầy hiệu trưởng xấu hổ bước tới lạnh lùng đóng cửa lại.

Tưởng Nam Nam lấy điện thoại di động ra, hướng về mẹ tôi và bấm lạch tạch.

Đêm hôm đó, album ảnh có tựa đề "Người mẹ tội nghiệp của kẻ trộm kinh tởm" được đăng công khai trên QQ Space.

Trong phần bình luận, vết bớt đỏ trên trán mẹ tôi trở thành chủ đề châm chọc.

"Có phải người phụ nữ này ăn trộm bị bắt quả tang sau đó bị đánh không? Cả nhà bà ta đều là quân trộm cắp à?"

"Bà già xấu thế này ai mà thèm, đã vậy còn sinh ra đứa con gái biết đi ăn trộm?"

"Hãy để Lý Tư và mẹ của nó biến mất khỏi trái đất này đi!

Trong mặt họ không hề có đúng sai phải trái, họ không quan tâm ai là nạn nhân ai là hung thủ.

Họ chỉ biết hùa theo đám đông, nhắm vào một mục tiêu để trút tất cả sự bực tức hàng ngày lên một cách vô cớ mà thôi.

Mục tiêu tốt nhất thường là những người mắc sai lầm, trong trường hợp này là một kẻ trộm cắp.

Còn về việc tôi có làm hay không, ai đúng ai sai, tương lai tôi có bị huỷ hoại hay không. Không ai quan tâm cả.

Như họ mong muốn, tôi đã bỏ học.

Mẹ tôi đưa tôi ra khỏi nơi đau buồn đó và yêu cầu tôi đổi thành họ của mẹ. Bà ấy muốn tôi sống một cuộc đời bình yên nên đã đổi tên tôi thành Diêu An.

- Chính là Diêu An người đã đạt hạng nhất trong cuộc thi cấp huyện vào năm 2.(*)
(*) Nguyên văn: 就是第二年考了县状元的姚安。

- Diêu An, Giám đốc Điều hành của một công ty khoa học và công nghệ mới nổi. Hiện đang có tên trong danh sách 50 thanh niên xuất sắc nhất của thành phố.

3.
Có lẽ Tưởng Nam Nam sẽ không bao giờ ngờ rằng kiếp này cô ấy vẫn có thể gặp lại "Kẻ trộm cắp" mà mình đã ép bỏ học.

Tôi cũng không ngờ tới.

Cô ấy cũng đáng để vào làm công ty của tôi.

Đứng ngoài phòng phỏng vấn, hít một hơi thật sâu, tôi đẩy cửa bước vào.

"Diêu..."

Trình Lỗi đứng lên và định nói từ "tổng" thì tôi cúi đầu ngăn cô ấy lại.

"Chị Lỗi, em là Tiểu Diêu, thực tập mới của công ty".

Tôi giả vờ cười nịnh nọt.

"Vừa rồi họp xong em có để quên sổ ghi chép ở đây, em có thể tìm được không?"

Trình Lỗi tuy không hiểu gì cả nhưng vẫn hợp tác với tôi.

"Ồ, em muốn làm gì thì làm đi..."

Khi đi ngang qua Tưởng Nam Nam, tôi đứng còn cô ấy ngồi. Khi tôi nhìn xuống, tôi nhận ra cô ấy nhỏ bé đến nhường nào.

Cô ấy liếc nhìn tôi khinh thường.

Quả nhiên sau nhiều năm không gặp, tôi đã thay đổi nhiều đến mức cô ấy không còn nhận ra tôi nữa.

Ánh mắt khinh thường kia xuất hiện mọi ngóc ngách trong ký ức tôi, nhưng giờ nó không khiến tôi sợ hãi nữa. Mà chỉ còn lại sự buồn nôn.

Tôi "tìm kiếm" một lúc, Trình Lỗi bất an, run rẩy xoa tay rồi đi tới tôi.

"Diêu..."

Từ "tổng" lại gần như vang lên, tôi trừng mắt nhìn cô ấy.

"Tiểu Diêu"

Cô ấy nhẹ nhàng hỏi.

"Em có muốn chị tìm giúp em không? Cẩn thận coi chừng làm bẩn quần áo".

"Thôi, em không tìm nữa".

Lúc rời khỏi phòng phỏng vấn, tôi nghe thấy Tưởng Nam Nam ở phía sau cười lớn. Cô ấy nịnh nọt nói với Trình Lỗi.

"Chị đừng lo, nếu em được nhận vào em, nhất định sẽ không kém cỏi như cô ta. Đầu óc lơ mơ, đến cả cuốn sổ cũng không nhớ để ở đâu".

Vừa nói cô ấy vừa tiến lại gần Trình Lỗi, vui vẻ nói tiếp.

"Cô thực tập sinh kia đúng là người phù phiếm, người toàn hàng giả".

Trình Lỗi liên tục nhìn về hướng tôi đang bước đi.

Trở về văn phòng, cô ấy gửi tin nhắn phàn nàn với tôi.

[Cái thứ rác rưởi gì thế, sao cậu lại duyệt hồ sơ của cô ta?]

Tôi cười khúc khích và trả lời.

[Hãy để cô ấy cho mình]

Tôi xoay ghế về phía cửa kính trong suốt và sáng sủa, tôi hít một hơi thật sâu.

Những người từng kẹt trong vũng bùn sẽ càng trân trọng cơ hội vươn lên hơn.

Bây giờ đến lượt tôi giẫm kẻ bắt nạt xuống bùn đất.

Trong một xã hội pháp quyền, tôi sẽ dùng biện pháp văn minh nhất để khiến cho cô ấy trả giá cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

4.
Ba ngày sau, Tưởng Nam Nam đến nhận việc.

Khi tôi đến ban Kinh doanh để lấy bản kế hoạch từ Trình Lỗi, cô ấy cũng vừa ngồi vào bàn làm việc.

Nhìn thấy tôi, Tưởng Nam Nam lập tức đứng dậy.

"Này, thực tập sinh. Cô lau bàn của tôi chưa?"

Cô ấy thản nhiên cho rằng đấy là việc của tôi.

Còn tôi thì quên mất vụ thực tập sinh hôm phỏng vấn.

Thấy tôi bỏ đi, Tưởng Nam Nam trực tiếp tóm lấy tôi.

"Không nghe thấy sao? Tôi nói, bàn đã được lau chưa?"

"Cô hỏi tôi à?"

Tôi nhìn quanh rồi chỉ vào mình với ánh mắt hoài nghi nhân sinh.

"Còn ai vào đây? Cô là thực tập sinh còn tôi là nhân viên chính thức. Không phải cô là người phải dọn dẹp sao? Cô có biết lương tôi gấp mấy lần lương của cô không?"

Tưởng Nam Nam không thông minh như tôi tưởng.

Chỉ sau 10p nhận việc, cô ấy đã vi phạm về việc công khai lương trong hợp đồng lao động (*).
(*) Trong một số công ty, trong hợp đồng lao đồng có điều khoản về việc không công khai lương của bản thân. Công ty cũ của mị cũng vậy, thậm chí còn cấm không được nói ra lương của mình với đồng nghiệp làm chung.

"Nhưng bây giờ tôi cần phải tìm chị Trình Lỗi để bàn bạc kế hoạch".

"Để sau đi".

Cô ấy không quan tâm, dùng đầu ngón tay quẹt lên bàn, hất mặt lên rồi đẩy tôi đến bàn của cô ấy.

"Lau trước đi, đừng trì hoãn công việc của tôi".

Tôi bình tĩnh nhìn cô ấy, còn cô ấy hất cằm kiêu ngạo nhìn tôi.

Một lúc sau tôi mới gật đầu.

"Được rồi. Đợi chút, tôi lấy giẻ lau".

"Này đợi đã!"

Cô ấy ngăn tôi lại, thô bạo kéo chiếc vòng cổ của tôi ra khỏi áo rồi nhìn đi nhìn lại nó.

"Tôi cũng có một chiếc vòng cổ của Van Cleef & Arpels. Nhưng mà... của tôi là hàng thật"

Cô ấy cong môi, tôi cũng không hiểu tại sao trông cô ấy có vẻ rất đắc ý.

Giống như nhiều năm trước, cô ấy thô tục và nông cạn, suốt ngày săm soi người khác, tâm trí lúc nào cũng bị ám ảnh bởi vật chất đắt đỏ.

"Ồ, bị cô nhìn ra rồi".

Tôi bình tĩnh tháo chiếc vòng cổ ra và nhét vào túi quần.

"Không có tiền mua đồ thật thì thôi đi. Đừng bắt chước tôi. Lỡ khách hàng nhận ra thì xấu hổ lắm đó".

"Tưởng Nam Nam, ngày đầu tiên đi làm mà cô đang làm cái quái gì vậy?"

Cô ấy còn chưa nói xong, Trình Lỗi từ trong phòng giám đốc đã đi tới cắt ngang câu chuyện.

Khi cô ấy nhìn thấy Trình Lỗi, lập tức co rúm lại như một con chó già (tác giả thật sự đã dùng từ "lão cẩu" =)) ).

"Em đang dạy thực tập sinh cách làm việc".

"Đến lượt cô dạy à? Cô biết công việc mình là gì chưa?"

Trình lỗi nhìn Tưởng Nam Nam, bỗng nhiên cười khẩy.

"Chỉ là công ty chúng tôi thường hay cho nhân viên mới bắt đầu từ việc lau bàn. Những người làm kinh doanh như chúng tôi luôn phải quan tâm đến tinh thần phục vụ vì cộng đồng".

Mặt Tưởng Nam Nam chuyển từ đỏ thành xanh lét.

Trình Lỗi không thèm để ý đến sắc mặt cô ây, chỉ tay vào 2 dãy bàn.

"Trước giờ tan làm, cô hãy lau sạch sẽ đi. Ngày mai cô hãy báo cáo và chia sẻ kinh nghiệm lau bàn với mọi người".

Nói xong, cô ấy nghĩ ra một câu.

"Diêu tổng của chúng tôi rất thích cô, đừng để cô ấy thất vọng".

Trình Lỗi nghiêng đầu nhìn tôi mỉm cười, tôi nhìn cô ấy với ánh mắt cứng rắn.

Sau khi xem xong vở kịch, tôi quay người rời đi.

Trình Lỗi ngăn cản tôi.

"Tiểu Diêu, em đi đâu vậy? Đến phòng bàn luận kế hoạch với chị đi".

Tưởng Nam Nam trừng mắt nhìn tôi, sau đó mắng tôi.

"Nhìn cái gì mà nhìn? Ngày đầu tiên đi làm đã xui xẻo, mau đi làm gì thì làm đi!"

Có vẻ cô ấy đã ghim tôi.

Nhưng ai thèm để tâm chứ.

Vừa bước vào phòng, Trình Lỗi lập tức đổi sắc mặt, gật đầu cúi chào, cười tươi như hoa.

"Diêu tổng, mời ngồi".

Cô ấy chủ động kéo ghế cho tôi.

"Diêu tổng, nhiệt độ nước có ổn không?"

"Diêu tổng, nắng có làm chói mắt cậu không? Cậu có muốn mình kéo rèm không?"

"Diêu tổng, cậu có muốn xem bản kế hoạch của mình không?"

Tôi nheo mắt rồi nâng cằm lên, Trình Lôi mở powerpoint lên.

Cô ấy là cựu nhân viên trong Bộ Thương Mại. Tôi tin rằng kế hoạch của cô ấy có thể làm hài lòng khách hàng. Tôi cũng tin rằng cô ấy biết mình phải làm gì với Tưởng Nam Nam.

5.
Khi Tưởng Nam Nam đi làm vào ngày hôm sau, trên cổ cô ấy là sợi dây chuyền sáng bóng của hãng Van Cleef & Arpels.

Đi đến đâu cô ấy cũng dùng tay chạm vào mặt dây chuyện, sợ không ai nhìn thấy nó.

Buổi trưa, tôi nghe thấy tiếng cô ấy trong nhà vệ sinh nói chuyện điện thoại, giọng điệu hoảng sợ và lo lắng.

"Đừng thúc giục tôi! Tôi đã tìm được việc làm rồi, tôi có thể kiếm được 10.000 tệ một tháng nếu làm tốt công việc. Tôi có khả năng trả nợ cho anh".

Phiếu lương 5.500 tệ của cô ấy do đích thân tôi duyệt.

Một lúc sau, giọng nữ trong nhà vệ sinh đột nhiên yết ớt hẳn.

"Không không không không, làm ơn đừng nói cho mẹ tôi biết..."

Sau khi cầu xin sự thương xót với người bên kia điện thoại, Tưởng Nam Nam bước ra khỏi buồng vệ sinh và nhìn thấy tôi đang rửa tay.

Cô ấy nhìn tôi từ trên xuống dưới bằng ánh mắt xa lạ, đột nhiên tin nhắn thoại phát lên từ điện thoại cô ấy.

Từ nào từ ấy dứt khoát và vang dội.

[Khi nào cô mới trả được 10.000 tệ mà cô nợ tôi? Người ta tìm đến tôi rồi! Tôi có gia đình và công việc ổn định, tôi không thiếu tiền. Nhưng cô không thể kéo tôi c.h.ế.t. chung với cô được]

Tôi không cần phải xem cô ấy diễn đâu.

Tôi mỉm cười, vẫy tay bước đi không nói một lời.

"Dừng lại!"

Cô ấy hét lên từ phía sau, nửa tức giận nửa sợ hãi.

Tôi phớt lờ nên cô ấy chạy tới giật áo khoác của tôi.

Tôi nhìn chằm chằm vào tay cô ấy.

"Buông ra, nếu cô làm hỏng thì không có đủ tiền đền đâu".

Đồ tôi mặc là đồ đặt riêng theo mùa của một thương hiệu rất đắt tiền, thời gian đợi nhận hàng khoảng chừng 3 tháng.

"Cái quái gì đây? Trong trung tâm mua sắm không hề có thương hiệu này!"

Tôi gỡ từng ngón tay của cô ấy ra, quay người bỏ đi.

Buổi chiều khi đi tìm Trình Lỗi, tôi đặt áo khoác lên ghế bên cạnh bàn làm việc của Tưởng Nam Nam.

Khi tôi quay lại, trên áo có vết mực lớn. Chắc chắn không thể tẩy được.

Kẻ gây án quay đầu đi và giả vờ không nhìn thấy.

Giống hệt như thời đi học nhiều năm trước.

Quần áo, hộp bút và cặp sách của tôi đều bị Tưởng Nam Nam vẽ lên một cách bừa bãi.

Tôi không đủ tiền để mua đồ mới nên tôi phải đeo cặp ghi đầy chữ "đ.ỹ.đ.y.ế.m" và "con ngu" và chịu đựng sự chế giễu khi bước vào lớp.

Tôi bị đau cột sống vì lúc đó tôi luôn cúi đầu xuống.

Nhưng bây giờ tôi không còn như vậy nữa.

Giá của chiếc áo này còn cao hơn cả số tiền mà Tưởng Nam Nam nợ người ta. Đủ khiến cho cuộc sống vốn đã tồi tệ của cô ta trở nên khốn khổ hơn.

Tôi không vội.

Càng leo cao c.h.ế.t. càng thảm hơn, cô ấy phải trả giá cho tội ác mà mình đã gây ra.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom