Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất - Chương 18 - Phần 2
Vào mùa đông năm 1953, ông đã năm mươi sáu tuổi, vẫn ở yên sau cái bàn làm việc của mình. Từ chỗ đó, ông quản lý sự vắng mặt của Liên Xô trong chiến tranh Triều Tiên. Tư lệnh Meretskov và đồng chí Stalin coi việc Liên Xô tạm thời không tham chiến trực tiếp với quân Mỹ là một chiến lược quan trọng. Tất nhiên cả hai bên đều có thứ Bom kia, nhưng Hoa Kì đi trước. Cái gì cũng cần có thời gian, và đây không phải là lúc để khiêu chiến – như thế Nga sẽ không tránh khỏi nhúng tay vào Triều Tiên: chiến tranh Triều Tiên có thể thắng lợi, và thực sự là nó phải thắng.
Giờ đã là một tư lệnh, Meretskov cho phép bản thân thỉnh thoảng xả hơi một chút. Ví dụ, ông có một ngôi nhà đi săn ngoài Kraskino, đi vài tiếng về phía nam Vladisvostok. Ông thu xếp đến đó khá thường xuyên, nhất là vào mùa đông. Nếu có thể thì đi một mình. Tất nhiên chưa kể trợ lý của ông, tư lệnh mà tự lái xe cho mình thì mọi người sẽ nghĩ sao?
Tư lệnh Meretskov và viên trợ lý lái xe được gần một tiếng từ Kraskino đến Vladisvostok thì lần đầu tiên thấy một luồng khói đen bốc lên từ đường ven biển quanh co. Chuyện gì thế? Cái gì đang bị cháy?
Khoảng cách quá xa, nếu có lấy ống nhòm trong xe ra cũng chẳng ăn thua gì. Tư lệnh
Meretskov ra lệnh phóng nhanh về phía trước, bắt viên trợ lý trong vòng hai mươi phút phải tìm được một chỗ đậu xe có thể nhìn rõ xuống vịnh. Điều gì có thể xảy ra nhỉ? Chắc chắn có cái gì bị cháy...
Allan và Herbert đã đi bộ khá xa dọc con đường chính khi chiếc POBEDA quân sự màu xanh lá cây phóng đến từ phía nam. Hai kẻ đào tẩu vội giấu mình sau một ụ tuyết. Nhưng ngay sau đó, chiếc xe chạy chậm lại và đỗ cách họ chừng năm mươi mét. Một viên sĩ quan huân chương đầy ngực bước ra cùng trợ lý. Người trợ lý lấy chiếc ống nhòm của viên sĩ quan đeo huân chương ra khỏi cốp xe, rồi họ rời xe tìm một nơi có thể quan sát rõ bờ vịnh bên kia, phía Vladisvostok.
Thế là Allan và Herbert lẻn vào xe dễ như ăn kẹo, tóm lấy khẩu súng lục của viên sĩ quan và súng tự động của người trợ lý, khiến cả hai rơi tõm vào một tình cảnh hết sức trớ trêu. Như Allan nói:
- Thưa quý vị, xin cho phép tôi tước quần áo của quý vị.
Tư lệnh Meretskov tức điên lên. Không ai dám đối xử với một tư lệnh của Liên Xô theo cách đó, huống chi lại là một gã tù nhân. Các vị định nói là ông - Tư lệnh KA Meretskov nên đi bộ đến Vlapostok mặc mỗi cái quần lót? Allan đáp, đến Vlapostok khó lắm vì cả thành phố đang cháy thành tro, nhưng ông và anh bạn Herbert đây có ý gần gần như thế. Đương nhiên, đổi lại, quý vị sẽ được cung cấp hai bộ quần áo đen và trắng của tù nhân, càng đến gần Vladisvostok thì càng ấm - nếu có thể gọi đám mây khói và đống đổ nát ấy là Vladisvostok.
Vừa nói Allan và Herbert vừa mặc bộ quân phục thó được và để lại quần áo tù cũ của mình thành đống dưới đất. Allan nghĩ mình lái xe thì an toàn hơn nên Herbert phải làm tư lệnh, Allan là trợ lý. Herbert ngồi ở ghế hành khách, còn Allan ngồi sau tay lái. Allan tạm biệt vị tư lệnh, khuyên ngài đừng tức giận làm gì vô ích. Thêm nữa, trời sắp sang xuân rồi, mà mùa xuân ở Vlapostok thì... ờ, có lẽ cũng không đến nỗi quá... Dù sao, Allan cũng khuyến khích tư lệnh hãy suy nghĩ lạc quan, nhưng nói thêm rằng tất nhiên tùy ngài thôi. Nếu ngài vẫn thích đi bộ suốt dọc đường chỉ mặc mỗi quần lót và nghĩ ngợi bi quan về cuộc sống thì cứ việc.
- Tạm biệt ngài tư lệnh. Và anh bạn nữa, - Allan nói thêm với viên trợ lý.
Tư lệnh không trả lời, chỉ tiếp tục nhìn họ nảy lửa, trong khi Allan quay vòng chiếc POBEDA. Rồi ông và Herbert đi về phía Nam.
Trạm tiếp theo là Bắc Triều Tiên.
*
Biên giới giữa Liên Xô và Bắc Triều Tiên ra vào rất dễ và nhanh chóng. Đầu tiên, lính biên phòng Liên Xô đứng thẳng chào, sau đó Bắc Triều Tiên cũng làm tương tự. Chẳng phải nói tiếng nào, thanh chắn được nâng lên cho tư lệnh Liên Xô (Herbert) và trợ lý của ông (Allan). Một trong hai chú lính biên phòng tận tụy của Bắc Triều Tiên còn rưng rưng nước mắt nghĩ rằng cú lách qua biên giới này là một cam kết cá nhân. Triều Tiên chắc chắn không thể có người bạn nào tốt hơn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Ngài tư lệnh chắc đang trên đường đến Wonsan để đảm bảo nguồn tiếp viện từ Vladisvostok đến đúng lúc đúng chỗ khi cần.
Nhưng thật ra không phải thế. Riêng vị tư lệnh này chẳng nghĩ gì ráo về hạnh phúc của Bắc Triều Tiên. Ông thậm chí còn chẳng rõ là mình đang ở nước nào. Ông chỉ đang chăm chăm tìm cách mở cái hộp đựng đồ lặt vặt trong xe.
Allan đã moi tin từ các thủy thủ cảng Vladisvostok rằng chiến tranh Triều Tiên đã đi vào bế tắc, hai bên trở lại phía của mình ở vĩ tuyến 38. Ông cũng truyền đạt lại với Herbert, người hình dung ra tất cả những gì họ phải làm để đi từ Bắc sang Nam Triều Tiên là chạy thật nhanh và nhảy qua biên giới (miễn là giới tuyến đừng rộng quá). Tất nhiên có nguy cơ là họ sẽ bị bắn khi nhảy qua, nhưng chắc cũng không sao.
Nhưng hóa ra - dù vẫn còn lâu mới tới biên giới - cuộc chiến tranh quy mô đã lan đến chỗ họ. Máy bay Mỹ lượn vòng trên không trung và ném bom gần như mọi thứ họ thấy. Allan nhận ra rằng chiếc xe quân sự màu xanh lá cây của Nga có lẽ sẽ được coi là một mục tiêu tuyệt vời, do đó, ông rời đường chính phía nam (mà không xin phép tư lệnh của mình) và lái vào nội địa, trên những con đường nhỏ hơn, dễ kiếm chỗ trú ẩn khi nghe tiếng máy bay gầm rú trên đầu.
Allan tiếp tục đi theo hướng đông nam, trong khi Herbert giải khuây bằng cách săm soi ví tiền của vị tư lệnh mà mình tìm thấy trong túi bộ quân phục. Nó chứa một ít tiền rúp, ngoài ra là những thông tin về vị tư lệnh và một số thư từ mà từ đó có thể suy ra ông đã làm những gì ở Vladisvostok hồi thành phố vẫn còn tồn tại.
- Biết đâu ông ta lại chẳng phải là sếp của vận tải đường sắt nữa, - Herbert nói.
Allan khen ngợi Herbert vì liên tưởng đó, nó có vẻ khôn ngoan, và Herbert lại đỏ mặt. Nhận xét cái gì đó không tồi hóa ra cũng hay.
- Nhân tiện, anh có thể nhớ tên của tư lệnh Kirill Afanasievich Meretskov không? - Allan nói. - Có thể nó sẽ tiện dụng đấy.
- Được, chắc là tôi nhớ được, - Herbert đáp.
Trời vừa sụp tối thì Allan và Herbert rẽ vào sân một trang trại trông có vẻ khá giả. Người chủ trại cùng vợ và hai con nhanh nhẩu ra xem hai vị khách đặc biệt với chiếc xe lạ mắt. Trợ lý (Allan) xin lỗi bằng cả tiếng Nga lẫn tiếng Tàu vì mình và ngài tư lệnh đã đến mà không báo trước, nhưng liệu nhà có gì để ăn không? Tất nhiên họ sẽ trả tiền nhưng bằng rúp vì không có gì khác.
Vợ chồng nhà bác nông dân chả hiểu Allan nói gì. May có cậu cả mười hai tuổi có học tí tiếng Nga ở trường đứng ra dịch cho bố. Vài giây sau, trợ lý Allan và tư lệnh Herbert đã được mời vào trong nhà. Sau bữa tối, cả hai lại được xếp chỗ ngủ. Tư lệnh Herbert chiếm phòng ngủ lớn trong khi ông bà chủ nhà xuống ngủ với trẻ con. Trợ lý Allan thì nằm ở sàn bếp.
Sáng hôm sau, bữa sáng dọn ra với rau củ hấp, hoa quả khô và trà, trước đó bác nông dân còn lấy thùng trong nhà kho đổ đầy xăng cho xe của tư lệnh. Cuối cùng, bác cứ từ chối nhận nắm tiền rúp mà vị tư lệnh đưa cho, đến khi tư lệnh phải gầm lên bằng tiếng Đức:
- Cầm tiền đi, đồ nhà quê!
Bác nông dân khiếp quá vội làm theo, dù chẳng hiểu Herbert nói mô tê gì.
Họ thân ái vẫy chào từ biệt và cuộc hành trình tiếp tục về hướng tây nam, suốt con đường lộng gió không có lấy một bóng xe qua, chỉ có tiếng gầm rú đe dọa của máy bay thả bom trên đầu.
Khi xe đến Bình Nhưỡng, Allan thấy đến lúc phải lên kế hoạch mới. Cái cũ giờ có vẻ không phù hợp nữa. Cố gắng đến Hàn Quốc từ chỗ hai người đang ở là chuyện không tưởng. Thay vì đó, kế hoạch chuyển thành phải sắp xếp một cuộc gặp mặt với Thủ tướng Kim Il Sung. Herbert là một tư lệnh Liên Xô kia mà, tất phải được.
Herbert xin lỗi vì đã chen ngang nhưng thắc mắc gặp Kim Il Sung để làm gì.
Allan đáp mình chưa biết, nhưng hứa sẽ suy nghĩ về chuyện đó. Lý do trước mắt ông giải thích với Herbert là càng đến được gần sếp to thì càng được chén ngon hơn. Và có cả vodka nữa.
Allan nhận ra, chẳng sớm thì muộn, ông và Herbert sẽ bị chặn đường và kiểm tra kĩ càng. Kể cả một vị tư lệnh thì cũng không thể phăm phăm tiến vào thủ đô một đất nước đang chiến tranh mà không bị xét hỏi câu nào. Do đó, Allan dành ra vài giờ để hướng dẫn Herbert nên nói gì - chỉ một câu thôi nhưng rất quan trọng: "Tôi là tư lệnh Meretskov của Liên Xô, đưa tôi đến gặp lãnh đạo của anh!"
Lúc này, Bình Nhưỡng được bảo vệ bởi một vành đai quân sự bên ngoài và bên trong. Vòng ngoài cách thành phố hai mươi cây số, gồm súng chống máy bay và các trạm kiểm soát kép trên đường, còn vòng trong là những chướng ngại vật xếp thành chiến tuyến để phòng thủ nếu bị tấn công đường bộ. Allan và Herbert bị giữ lần đầu tiên tại một trong các trạm kiểm soát vòng ngoài và gặp một chú lính Bắc Triều Tiên đang say khướt, với khẩu súng máy Cocked trước ngực. Tư lệnh Herbert tập đi tập lại câu nói duy nhất của mình, và cất lời:
- Tôi là lãnh đạo của anh, đưa tôi đến… Liên Xô.
May sao chú lính không biết tiếng Nga, nhưng lại hiểu tiếng Trung Quốc. Vì thế, trợ lý (Allan) dịch cho ngài tư lệnh của mình và nói ra đúng câu cần nói.
Nhưng chú lính đã nốc rượu say đến mức không biết phải làm gì. Thế là chú ta mời Allan và Herbert vào trạm kiểm soát và gọi điện cho đồng nghiệp cách đấy 200 m. Rồi chú ngồi phịch xuống chiếc ghế bành tồi tàn, lôi chai rượu gạo (thứ ba trong ngày) ra khỏi túi, tợp một ngụm và bắt đầu ư ử ngâm nga một mình, vừa nhìn xuyên qua các vị khách Liên Xô bằng đôi mắt long lanh, hướng vào cõi xa xăm vô định.
Allan lo lắng trước ứng xử của Herbert với tay lính gác, và nhận ra nếu Herbert cứ đóng vai tư lệnh với Kim Il Sung thì chỉ cần vài phút là cả tư lệnh lẫn trợ lý sẽ bị tống giam ngay. Qua cửa sổ, Allan thấy người lính khác đang tới.
Họ phải nhanh lên mới kịp.
- Herbert, mình đổi quần áo đi, - Allan nói.
- Sao thế? - Herbert thắc mắc.
- Cứ làm đi, - Allan đáp.
Và thế là, nhanh như chớp, tư lệnh biến thành trợ lý, còn trợ lý thành tư lệnh. Chú lính say khướt đảo cặp mắt trống rỗng trong lúc vẫn âm ư cái gì đó bằng tiếng Triều Tiên.
Vài giây sau, người lính thứ hai bước trạm gác và lập tức đứng chào khi thấy vị khách nổi bật. Anh ta cũng biết tiếng Trung Quốc, và Allan (trong vai tư lệnh) lại bày tỏ mong muốn gặp chủ tịch Kim Il Sung. Trước khi người lính thứ hai kịp trả lời, chú lính thứ nhất chợt ngừng âm ư giai điệu của mình.
- Anh ta nói gì vậy? - Tư lệnh Allan hỏi.
- Anh ta nói rằng ông cởi hết quần áo ra rồi mặc lại lần nữa, - anh lính số hai thật thà đáp.
- Đúng là rượu nói! - Allan nói và lắc đầu.
Anh lính thứ hai vội xin lỗi vì cư xử của đồng đội và khi chú thứ nhất cứ khăng khăng là Allan và Herbert đã cởi quần áo rồi mặc lẫn của nhau, chú ta bị thụi một quả vào mũi để im miệng, trừ phi muốn bị báo cáo là say rượu.
Chú lính thứ nhất đành im bặt (và tợp một ngụm nữa) trong khi chú số hai gọi vài cú điện thoại trước khi điền vào một tờ giấy thông hành bằng tiếng Triều Tiên, ký tên, đóng dấu ở hai chỗ, rồi giao cho Tư lệnh Allan và dặn:
- Đồng chí Tư lệnh, đồng chí sẽ xuất trình cái này tại trạm kiểm soát tới. Rồi đồng chí sẽ được hướng dẫn tới đồng chí cấp phó của cấp phó thủ tướng.
Allan cảm ơn anh ta, chào và trở lại xe, đẩy Herbert ra ngồi phía trước.
- Vì anh đã thành trợ lý của tôi, từ giờ anh phải lái xe, - Allan nói.
- Hay đấy, - Herbert đáp. - Tôi đã không lái xe hơi từ khi cảnh sát Thụy Sĩ cấm tôi vĩnh viễn không được lái.
- Tốt nhất là anh đừng kể nữa, - Allan bảo.
- Tôi thấy nó khó quá, sang trái và phải, - Herbert nói.
- Phải, phải, tôi nói rồi đấy, anh đừng nói gì nữa cho lành, - Allan đáp.
Cuộc hành trình tiếp tục với Herbert sau tay lái, hóa ra nó trôi chảy hơn nhiều so với Allan tưởng. Với tấm giấy thông hành, họ không gặp khó khăn gì khi băng qua các con đường vào thành phố và thẳng đến phủ thủ tướng.
Ở đó, cấp phó của cấp phó thủ tướng tiếp họ và cho biết trong ba ngày tới, cấp phó thủ tướng không tiếp kiến họ được. Trong thời gian ấy, quý vị sẽ ở tại phòng khách trong phủ thủ tướng. Và bữa tối sẽ được phục vụ vào lúc 8 giờ, nếu quý vị thấy phù hợp.
- Anh thấy tôi nói đúng không? - Allan bảo Herbert.
***
Kim Il Sung sinh tháng Tư năm 1912, trong một gia đình Kitô giáo ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Gia đình ông, cũng như tất cả các gia đình Triều Tiên bấy giờ, bị Nhật Bản cai trị. Trong nhiều năm, người Nhật hầu như muốn gì làm nấy với dân thuộc địa. Hàng trăm hàng ngàn cô gái và phụ nữ Triều Tiên đã bị bắt giữ và sử dụng như nô lệ tình dục khi quân đội Nhật hoàng cần. Đàn ông Triều Tiên bị bắt đi lính, chiến đấu cho vị hoàng đế đã buộc họ phải đổi tên Nhật Bản và làm đủ cách để diệt trừ ngôn ngữ, văn hóa Triều Tiên.
Cha của Kim Il Sung là một nhà bào chế thuốc ít nói, nhưng những lời chỉ trích Nhật Bản của ông lại hết sức sắc bén, gây khó chịu cho người Nhật đến mức một ngày kia, gia đình ông thấy tốt nhất nên chuyển lên phía bắc, vùng Mông Cổ, Trung Quốc. Nhưng đến năm 1931, sự bình yên ở đó cũng bị phá vỡ khi quân đội Nhật lại tràn đến. Lúc đó, cha của Kim Il Sung đã mất, nhưng mẹ khuyến khích ông tham gia du kích Trung Quốc, với tham vọng đánh bật Nhật Bản ra khỏi Mãn Châu - và cuối cùng là Triều Tiên.
Kim Il Sung đã làm nên sự nghiệp khi tham gia du kích cộng sản Trung Quốc. Ông nổi tiếng là một người ưa hành động và dũng cảm. Ông được bổ nhiệm làm sĩ quan chỉ huy toàn sư đoàn và đã chiến đấu chống Nhật quyết liệt đến khi chỉ còn ông và vài người trong sư đoàn còn sống sót. Đó là vào năm 1941, giữa chiến tranh Thế giới, và Kim Il Sung buộc phải trốn qua biên giới sang Liên Xô.
Ở đó ông cũng khá thành công. Chẳng bao lâu, ông được phong đại úy Hồng quân và chiến đấu đến năm 1945.
Kết thúc chiến tranh, Nhật Bản phải bàn giao lại Triều Tiên. Kim Il Sung từ nơi lưu vong trở về như một anh hùng dân tộc. Vấn đề còn lại là chính thức xây dựng lên một nhà nước, và thực tế hiển nhiên là mọi người muốn bầu Kim Il Sung làm Lãnh tụ Vĩ đại.
Tuy nhiên, phe thắng trận, Liên Xô và Mỹ, lại phân chia Triều Tiên thành vùng lãnh thổ theo lợi ích của mỗi bên. Mỹ không chấp nhận một người cộng sản đứng đầu toàn bộ bán đảo. Vì vậy, họ đã đưa về một người Triều Tiên lưu vong làm người đứng đầu nhà nước khác của riêng mình, và đưa xuống phía nam. Kim Il Sung phải yên vị ở phần phía bắc, nhưng ông nhất quyết không chịu. Thay vào đó, ông bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên. Nếu ông đã đuổi được Nhật thì cũng có thể đuổi được Mỹ và quân Liên Hợp Quốc theo sau.
Kim Il Sung đã từng phục vụ trong quân đội ở cả Trung Quốc và Liên Xô. Và bây giờ ông đã chiến đấu vì chính mình. Trong cuộc hành trình đầy kịch tính, một trong những điều ông học được là không lệ thuộc vào bất cứ ai khác ngoài bản thân mình.
Ông chỉ có một ngoại lệ cho quy tắc đó. Và ngoại lệ ấy vừa được bổ nhiệm làm cấp phó cho ông. Bất cứ ai muốn tiếp xúc với Thủ tướng Kim Il Sung trước tiên phải tìm cách gặp được con trai ông.
Kim Jong Il.
- Con phải để cho khách chờ đợi ít nhất bảy mươi hai tiếng trước khi tiếp họ. Điều đó duy trì quyền lực của con, con trai ạ, - Kim Il Sung dạy con trai.
- Con hiểu, thưa cha, - Kim Jong Il nói dối, rồi lén tìm một cuốn từ điển, tra cái từ mình không hiểu.
***
Ba ngày chờ đợi chẳng khiến Allan và Herbert khó chịu chút nào, vì trong phủ thủ tướng, đồ ăn rất ngon, giường rất êm. Thêm nữa, hiếm khi máy bay thả bom của Mỹ đến gần Bình Nhưỡng vì có những mục tiêu tấn công đơn giản hơn.
Tuy nhiên, rồi cũng đến lúc. Cấp phó của cấp phó thủ tướng đến tìm Allan, đưa đi dọc hành lang đến văn phòng của cấp phó thủ tướng. Allan đã được biết trước là cấp phó thủ tướng mới chỉ nhỉnh hơn một cậu bé một chút.
- Tôi là con trai của thủ tướng, - Kim Jong Il, Kim Jong Il nói. - Và tôi là cấp phó của cha tôi.
Kim Jong Il giơ tay về phía vị tư lệnh và bắt chặt, dù bàn tay cậu ta lọt thỏm trong nắm tay khổng lồ của Allan.
- Còn tôi là Tư lệnh Kirill Afanasievich Meretskov, - Allan nói. - Xin cám ơn cậu Kim đã tiếp đón tôi. Xin phép cậu Kim cho tôi được trình bày sứ mệnh của mình?
Kim Jong Il đồng ý, thế là Allan tiếp tục nói láo: như cậu Kim biết đấy, tư lệnh có mang theo một thông điệp trực tiếp từ đồng chí Stalin ở Moskva gửi Thủ tướng. Vì có những nghi ngờ rằng Hoa Kì - đồ chó tư bản - đã thâm nhập vào hệ thống thông tin liên lạc của Liên Xô (Tư lệnh không muốn đi vào chi tiết hơn, hi vọng cậu Kim hiểu), đồng chí Stalin đã quyết định rằng thông điệp nên được chuyển tải trực tiếp theo cách này. Và sứ mệnh này vinh dự được đặt trên vai của tư lệnh và trợ lý của ông (vì lí do an toàn, tư lệnh đã để trợ lý ở lại phòng).
Giờ đã là một tư lệnh, Meretskov cho phép bản thân thỉnh thoảng xả hơi một chút. Ví dụ, ông có một ngôi nhà đi săn ngoài Kraskino, đi vài tiếng về phía nam Vladisvostok. Ông thu xếp đến đó khá thường xuyên, nhất là vào mùa đông. Nếu có thể thì đi một mình. Tất nhiên chưa kể trợ lý của ông, tư lệnh mà tự lái xe cho mình thì mọi người sẽ nghĩ sao?
Tư lệnh Meretskov và viên trợ lý lái xe được gần một tiếng từ Kraskino đến Vladisvostok thì lần đầu tiên thấy một luồng khói đen bốc lên từ đường ven biển quanh co. Chuyện gì thế? Cái gì đang bị cháy?
Khoảng cách quá xa, nếu có lấy ống nhòm trong xe ra cũng chẳng ăn thua gì. Tư lệnh
Meretskov ra lệnh phóng nhanh về phía trước, bắt viên trợ lý trong vòng hai mươi phút phải tìm được một chỗ đậu xe có thể nhìn rõ xuống vịnh. Điều gì có thể xảy ra nhỉ? Chắc chắn có cái gì bị cháy...
Allan và Herbert đã đi bộ khá xa dọc con đường chính khi chiếc POBEDA quân sự màu xanh lá cây phóng đến từ phía nam. Hai kẻ đào tẩu vội giấu mình sau một ụ tuyết. Nhưng ngay sau đó, chiếc xe chạy chậm lại và đỗ cách họ chừng năm mươi mét. Một viên sĩ quan huân chương đầy ngực bước ra cùng trợ lý. Người trợ lý lấy chiếc ống nhòm của viên sĩ quan đeo huân chương ra khỏi cốp xe, rồi họ rời xe tìm một nơi có thể quan sát rõ bờ vịnh bên kia, phía Vladisvostok.
Thế là Allan và Herbert lẻn vào xe dễ như ăn kẹo, tóm lấy khẩu súng lục của viên sĩ quan và súng tự động của người trợ lý, khiến cả hai rơi tõm vào một tình cảnh hết sức trớ trêu. Như Allan nói:
- Thưa quý vị, xin cho phép tôi tước quần áo của quý vị.
Tư lệnh Meretskov tức điên lên. Không ai dám đối xử với một tư lệnh của Liên Xô theo cách đó, huống chi lại là một gã tù nhân. Các vị định nói là ông - Tư lệnh KA Meretskov nên đi bộ đến Vlapostok mặc mỗi cái quần lót? Allan đáp, đến Vlapostok khó lắm vì cả thành phố đang cháy thành tro, nhưng ông và anh bạn Herbert đây có ý gần gần như thế. Đương nhiên, đổi lại, quý vị sẽ được cung cấp hai bộ quần áo đen và trắng của tù nhân, càng đến gần Vladisvostok thì càng ấm - nếu có thể gọi đám mây khói và đống đổ nát ấy là Vladisvostok.
Vừa nói Allan và Herbert vừa mặc bộ quân phục thó được và để lại quần áo tù cũ của mình thành đống dưới đất. Allan nghĩ mình lái xe thì an toàn hơn nên Herbert phải làm tư lệnh, Allan là trợ lý. Herbert ngồi ở ghế hành khách, còn Allan ngồi sau tay lái. Allan tạm biệt vị tư lệnh, khuyên ngài đừng tức giận làm gì vô ích. Thêm nữa, trời sắp sang xuân rồi, mà mùa xuân ở Vlapostok thì... ờ, có lẽ cũng không đến nỗi quá... Dù sao, Allan cũng khuyến khích tư lệnh hãy suy nghĩ lạc quan, nhưng nói thêm rằng tất nhiên tùy ngài thôi. Nếu ngài vẫn thích đi bộ suốt dọc đường chỉ mặc mỗi quần lót và nghĩ ngợi bi quan về cuộc sống thì cứ việc.
- Tạm biệt ngài tư lệnh. Và anh bạn nữa, - Allan nói thêm với viên trợ lý.
Tư lệnh không trả lời, chỉ tiếp tục nhìn họ nảy lửa, trong khi Allan quay vòng chiếc POBEDA. Rồi ông và Herbert đi về phía Nam.
Trạm tiếp theo là Bắc Triều Tiên.
*
Biên giới giữa Liên Xô và Bắc Triều Tiên ra vào rất dễ và nhanh chóng. Đầu tiên, lính biên phòng Liên Xô đứng thẳng chào, sau đó Bắc Triều Tiên cũng làm tương tự. Chẳng phải nói tiếng nào, thanh chắn được nâng lên cho tư lệnh Liên Xô (Herbert) và trợ lý của ông (Allan). Một trong hai chú lính biên phòng tận tụy của Bắc Triều Tiên còn rưng rưng nước mắt nghĩ rằng cú lách qua biên giới này là một cam kết cá nhân. Triều Tiên chắc chắn không thể có người bạn nào tốt hơn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Ngài tư lệnh chắc đang trên đường đến Wonsan để đảm bảo nguồn tiếp viện từ Vladisvostok đến đúng lúc đúng chỗ khi cần.
Nhưng thật ra không phải thế. Riêng vị tư lệnh này chẳng nghĩ gì ráo về hạnh phúc của Bắc Triều Tiên. Ông thậm chí còn chẳng rõ là mình đang ở nước nào. Ông chỉ đang chăm chăm tìm cách mở cái hộp đựng đồ lặt vặt trong xe.
Allan đã moi tin từ các thủy thủ cảng Vladisvostok rằng chiến tranh Triều Tiên đã đi vào bế tắc, hai bên trở lại phía của mình ở vĩ tuyến 38. Ông cũng truyền đạt lại với Herbert, người hình dung ra tất cả những gì họ phải làm để đi từ Bắc sang Nam Triều Tiên là chạy thật nhanh và nhảy qua biên giới (miễn là giới tuyến đừng rộng quá). Tất nhiên có nguy cơ là họ sẽ bị bắn khi nhảy qua, nhưng chắc cũng không sao.
Nhưng hóa ra - dù vẫn còn lâu mới tới biên giới - cuộc chiến tranh quy mô đã lan đến chỗ họ. Máy bay Mỹ lượn vòng trên không trung và ném bom gần như mọi thứ họ thấy. Allan nhận ra rằng chiếc xe quân sự màu xanh lá cây của Nga có lẽ sẽ được coi là một mục tiêu tuyệt vời, do đó, ông rời đường chính phía nam (mà không xin phép tư lệnh của mình) và lái vào nội địa, trên những con đường nhỏ hơn, dễ kiếm chỗ trú ẩn khi nghe tiếng máy bay gầm rú trên đầu.
Allan tiếp tục đi theo hướng đông nam, trong khi Herbert giải khuây bằng cách săm soi ví tiền của vị tư lệnh mà mình tìm thấy trong túi bộ quân phục. Nó chứa một ít tiền rúp, ngoài ra là những thông tin về vị tư lệnh và một số thư từ mà từ đó có thể suy ra ông đã làm những gì ở Vladisvostok hồi thành phố vẫn còn tồn tại.
- Biết đâu ông ta lại chẳng phải là sếp của vận tải đường sắt nữa, - Herbert nói.
Allan khen ngợi Herbert vì liên tưởng đó, nó có vẻ khôn ngoan, và Herbert lại đỏ mặt. Nhận xét cái gì đó không tồi hóa ra cũng hay.
- Nhân tiện, anh có thể nhớ tên của tư lệnh Kirill Afanasievich Meretskov không? - Allan nói. - Có thể nó sẽ tiện dụng đấy.
- Được, chắc là tôi nhớ được, - Herbert đáp.
Trời vừa sụp tối thì Allan và Herbert rẽ vào sân một trang trại trông có vẻ khá giả. Người chủ trại cùng vợ và hai con nhanh nhẩu ra xem hai vị khách đặc biệt với chiếc xe lạ mắt. Trợ lý (Allan) xin lỗi bằng cả tiếng Nga lẫn tiếng Tàu vì mình và ngài tư lệnh đã đến mà không báo trước, nhưng liệu nhà có gì để ăn không? Tất nhiên họ sẽ trả tiền nhưng bằng rúp vì không có gì khác.
Vợ chồng nhà bác nông dân chả hiểu Allan nói gì. May có cậu cả mười hai tuổi có học tí tiếng Nga ở trường đứng ra dịch cho bố. Vài giây sau, trợ lý Allan và tư lệnh Herbert đã được mời vào trong nhà. Sau bữa tối, cả hai lại được xếp chỗ ngủ. Tư lệnh Herbert chiếm phòng ngủ lớn trong khi ông bà chủ nhà xuống ngủ với trẻ con. Trợ lý Allan thì nằm ở sàn bếp.
Sáng hôm sau, bữa sáng dọn ra với rau củ hấp, hoa quả khô và trà, trước đó bác nông dân còn lấy thùng trong nhà kho đổ đầy xăng cho xe của tư lệnh. Cuối cùng, bác cứ từ chối nhận nắm tiền rúp mà vị tư lệnh đưa cho, đến khi tư lệnh phải gầm lên bằng tiếng Đức:
- Cầm tiền đi, đồ nhà quê!
Bác nông dân khiếp quá vội làm theo, dù chẳng hiểu Herbert nói mô tê gì.
Họ thân ái vẫy chào từ biệt và cuộc hành trình tiếp tục về hướng tây nam, suốt con đường lộng gió không có lấy một bóng xe qua, chỉ có tiếng gầm rú đe dọa của máy bay thả bom trên đầu.
Khi xe đến Bình Nhưỡng, Allan thấy đến lúc phải lên kế hoạch mới. Cái cũ giờ có vẻ không phù hợp nữa. Cố gắng đến Hàn Quốc từ chỗ hai người đang ở là chuyện không tưởng. Thay vì đó, kế hoạch chuyển thành phải sắp xếp một cuộc gặp mặt với Thủ tướng Kim Il Sung. Herbert là một tư lệnh Liên Xô kia mà, tất phải được.
Herbert xin lỗi vì đã chen ngang nhưng thắc mắc gặp Kim Il Sung để làm gì.
Allan đáp mình chưa biết, nhưng hứa sẽ suy nghĩ về chuyện đó. Lý do trước mắt ông giải thích với Herbert là càng đến được gần sếp to thì càng được chén ngon hơn. Và có cả vodka nữa.
Allan nhận ra, chẳng sớm thì muộn, ông và Herbert sẽ bị chặn đường và kiểm tra kĩ càng. Kể cả một vị tư lệnh thì cũng không thể phăm phăm tiến vào thủ đô một đất nước đang chiến tranh mà không bị xét hỏi câu nào. Do đó, Allan dành ra vài giờ để hướng dẫn Herbert nên nói gì - chỉ một câu thôi nhưng rất quan trọng: "Tôi là tư lệnh Meretskov của Liên Xô, đưa tôi đến gặp lãnh đạo của anh!"
Lúc này, Bình Nhưỡng được bảo vệ bởi một vành đai quân sự bên ngoài và bên trong. Vòng ngoài cách thành phố hai mươi cây số, gồm súng chống máy bay và các trạm kiểm soát kép trên đường, còn vòng trong là những chướng ngại vật xếp thành chiến tuyến để phòng thủ nếu bị tấn công đường bộ. Allan và Herbert bị giữ lần đầu tiên tại một trong các trạm kiểm soát vòng ngoài và gặp một chú lính Bắc Triều Tiên đang say khướt, với khẩu súng máy Cocked trước ngực. Tư lệnh Herbert tập đi tập lại câu nói duy nhất của mình, và cất lời:
- Tôi là lãnh đạo của anh, đưa tôi đến… Liên Xô.
May sao chú lính không biết tiếng Nga, nhưng lại hiểu tiếng Trung Quốc. Vì thế, trợ lý (Allan) dịch cho ngài tư lệnh của mình và nói ra đúng câu cần nói.
Nhưng chú lính đã nốc rượu say đến mức không biết phải làm gì. Thế là chú ta mời Allan và Herbert vào trạm kiểm soát và gọi điện cho đồng nghiệp cách đấy 200 m. Rồi chú ngồi phịch xuống chiếc ghế bành tồi tàn, lôi chai rượu gạo (thứ ba trong ngày) ra khỏi túi, tợp một ngụm và bắt đầu ư ử ngâm nga một mình, vừa nhìn xuyên qua các vị khách Liên Xô bằng đôi mắt long lanh, hướng vào cõi xa xăm vô định.
Allan lo lắng trước ứng xử của Herbert với tay lính gác, và nhận ra nếu Herbert cứ đóng vai tư lệnh với Kim Il Sung thì chỉ cần vài phút là cả tư lệnh lẫn trợ lý sẽ bị tống giam ngay. Qua cửa sổ, Allan thấy người lính khác đang tới.
Họ phải nhanh lên mới kịp.
- Herbert, mình đổi quần áo đi, - Allan nói.
- Sao thế? - Herbert thắc mắc.
- Cứ làm đi, - Allan đáp.
Và thế là, nhanh như chớp, tư lệnh biến thành trợ lý, còn trợ lý thành tư lệnh. Chú lính say khướt đảo cặp mắt trống rỗng trong lúc vẫn âm ư cái gì đó bằng tiếng Triều Tiên.
Vài giây sau, người lính thứ hai bước trạm gác và lập tức đứng chào khi thấy vị khách nổi bật. Anh ta cũng biết tiếng Trung Quốc, và Allan (trong vai tư lệnh) lại bày tỏ mong muốn gặp chủ tịch Kim Il Sung. Trước khi người lính thứ hai kịp trả lời, chú lính thứ nhất chợt ngừng âm ư giai điệu của mình.
- Anh ta nói gì vậy? - Tư lệnh Allan hỏi.
- Anh ta nói rằng ông cởi hết quần áo ra rồi mặc lại lần nữa, - anh lính số hai thật thà đáp.
- Đúng là rượu nói! - Allan nói và lắc đầu.
Anh lính thứ hai vội xin lỗi vì cư xử của đồng đội và khi chú thứ nhất cứ khăng khăng là Allan và Herbert đã cởi quần áo rồi mặc lẫn của nhau, chú ta bị thụi một quả vào mũi để im miệng, trừ phi muốn bị báo cáo là say rượu.
Chú lính thứ nhất đành im bặt (và tợp một ngụm nữa) trong khi chú số hai gọi vài cú điện thoại trước khi điền vào một tờ giấy thông hành bằng tiếng Triều Tiên, ký tên, đóng dấu ở hai chỗ, rồi giao cho Tư lệnh Allan và dặn:
- Đồng chí Tư lệnh, đồng chí sẽ xuất trình cái này tại trạm kiểm soát tới. Rồi đồng chí sẽ được hướng dẫn tới đồng chí cấp phó của cấp phó thủ tướng.
Allan cảm ơn anh ta, chào và trở lại xe, đẩy Herbert ra ngồi phía trước.
- Vì anh đã thành trợ lý của tôi, từ giờ anh phải lái xe, - Allan nói.
- Hay đấy, - Herbert đáp. - Tôi đã không lái xe hơi từ khi cảnh sát Thụy Sĩ cấm tôi vĩnh viễn không được lái.
- Tốt nhất là anh đừng kể nữa, - Allan bảo.
- Tôi thấy nó khó quá, sang trái và phải, - Herbert nói.
- Phải, phải, tôi nói rồi đấy, anh đừng nói gì nữa cho lành, - Allan đáp.
Cuộc hành trình tiếp tục với Herbert sau tay lái, hóa ra nó trôi chảy hơn nhiều so với Allan tưởng. Với tấm giấy thông hành, họ không gặp khó khăn gì khi băng qua các con đường vào thành phố và thẳng đến phủ thủ tướng.
Ở đó, cấp phó của cấp phó thủ tướng tiếp họ và cho biết trong ba ngày tới, cấp phó thủ tướng không tiếp kiến họ được. Trong thời gian ấy, quý vị sẽ ở tại phòng khách trong phủ thủ tướng. Và bữa tối sẽ được phục vụ vào lúc 8 giờ, nếu quý vị thấy phù hợp.
- Anh thấy tôi nói đúng không? - Allan bảo Herbert.
***
Kim Il Sung sinh tháng Tư năm 1912, trong một gia đình Kitô giáo ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Gia đình ông, cũng như tất cả các gia đình Triều Tiên bấy giờ, bị Nhật Bản cai trị. Trong nhiều năm, người Nhật hầu như muốn gì làm nấy với dân thuộc địa. Hàng trăm hàng ngàn cô gái và phụ nữ Triều Tiên đã bị bắt giữ và sử dụng như nô lệ tình dục khi quân đội Nhật hoàng cần. Đàn ông Triều Tiên bị bắt đi lính, chiến đấu cho vị hoàng đế đã buộc họ phải đổi tên Nhật Bản và làm đủ cách để diệt trừ ngôn ngữ, văn hóa Triều Tiên.
Cha của Kim Il Sung là một nhà bào chế thuốc ít nói, nhưng những lời chỉ trích Nhật Bản của ông lại hết sức sắc bén, gây khó chịu cho người Nhật đến mức một ngày kia, gia đình ông thấy tốt nhất nên chuyển lên phía bắc, vùng Mông Cổ, Trung Quốc. Nhưng đến năm 1931, sự bình yên ở đó cũng bị phá vỡ khi quân đội Nhật lại tràn đến. Lúc đó, cha của Kim Il Sung đã mất, nhưng mẹ khuyến khích ông tham gia du kích Trung Quốc, với tham vọng đánh bật Nhật Bản ra khỏi Mãn Châu - và cuối cùng là Triều Tiên.
Kim Il Sung đã làm nên sự nghiệp khi tham gia du kích cộng sản Trung Quốc. Ông nổi tiếng là một người ưa hành động và dũng cảm. Ông được bổ nhiệm làm sĩ quan chỉ huy toàn sư đoàn và đã chiến đấu chống Nhật quyết liệt đến khi chỉ còn ông và vài người trong sư đoàn còn sống sót. Đó là vào năm 1941, giữa chiến tranh Thế giới, và Kim Il Sung buộc phải trốn qua biên giới sang Liên Xô.
Ở đó ông cũng khá thành công. Chẳng bao lâu, ông được phong đại úy Hồng quân và chiến đấu đến năm 1945.
Kết thúc chiến tranh, Nhật Bản phải bàn giao lại Triều Tiên. Kim Il Sung từ nơi lưu vong trở về như một anh hùng dân tộc. Vấn đề còn lại là chính thức xây dựng lên một nhà nước, và thực tế hiển nhiên là mọi người muốn bầu Kim Il Sung làm Lãnh tụ Vĩ đại.
Tuy nhiên, phe thắng trận, Liên Xô và Mỹ, lại phân chia Triều Tiên thành vùng lãnh thổ theo lợi ích của mỗi bên. Mỹ không chấp nhận một người cộng sản đứng đầu toàn bộ bán đảo. Vì vậy, họ đã đưa về một người Triều Tiên lưu vong làm người đứng đầu nhà nước khác của riêng mình, và đưa xuống phía nam. Kim Il Sung phải yên vị ở phần phía bắc, nhưng ông nhất quyết không chịu. Thay vào đó, ông bắt đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên. Nếu ông đã đuổi được Nhật thì cũng có thể đuổi được Mỹ và quân Liên Hợp Quốc theo sau.
Kim Il Sung đã từng phục vụ trong quân đội ở cả Trung Quốc và Liên Xô. Và bây giờ ông đã chiến đấu vì chính mình. Trong cuộc hành trình đầy kịch tính, một trong những điều ông học được là không lệ thuộc vào bất cứ ai khác ngoài bản thân mình.
Ông chỉ có một ngoại lệ cho quy tắc đó. Và ngoại lệ ấy vừa được bổ nhiệm làm cấp phó cho ông. Bất cứ ai muốn tiếp xúc với Thủ tướng Kim Il Sung trước tiên phải tìm cách gặp được con trai ông.
Kim Jong Il.
- Con phải để cho khách chờ đợi ít nhất bảy mươi hai tiếng trước khi tiếp họ. Điều đó duy trì quyền lực của con, con trai ạ, - Kim Il Sung dạy con trai.
- Con hiểu, thưa cha, - Kim Jong Il nói dối, rồi lén tìm một cuốn từ điển, tra cái từ mình không hiểu.
***
Ba ngày chờ đợi chẳng khiến Allan và Herbert khó chịu chút nào, vì trong phủ thủ tướng, đồ ăn rất ngon, giường rất êm. Thêm nữa, hiếm khi máy bay thả bom của Mỹ đến gần Bình Nhưỡng vì có những mục tiêu tấn công đơn giản hơn.
Tuy nhiên, rồi cũng đến lúc. Cấp phó của cấp phó thủ tướng đến tìm Allan, đưa đi dọc hành lang đến văn phòng của cấp phó thủ tướng. Allan đã được biết trước là cấp phó thủ tướng mới chỉ nhỉnh hơn một cậu bé một chút.
- Tôi là con trai của thủ tướng, - Kim Jong Il, Kim Jong Il nói. - Và tôi là cấp phó của cha tôi.
Kim Jong Il giơ tay về phía vị tư lệnh và bắt chặt, dù bàn tay cậu ta lọt thỏm trong nắm tay khổng lồ của Allan.
- Còn tôi là Tư lệnh Kirill Afanasievich Meretskov, - Allan nói. - Xin cám ơn cậu Kim đã tiếp đón tôi. Xin phép cậu Kim cho tôi được trình bày sứ mệnh của mình?
Kim Jong Il đồng ý, thế là Allan tiếp tục nói láo: như cậu Kim biết đấy, tư lệnh có mang theo một thông điệp trực tiếp từ đồng chí Stalin ở Moskva gửi Thủ tướng. Vì có những nghi ngờ rằng Hoa Kì - đồ chó tư bản - đã thâm nhập vào hệ thống thông tin liên lạc của Liên Xô (Tư lệnh không muốn đi vào chi tiết hơn, hi vọng cậu Kim hiểu), đồng chí Stalin đã quyết định rằng thông điệp nên được chuyển tải trực tiếp theo cách này. Và sứ mệnh này vinh dự được đặt trên vai của tư lệnh và trợ lý của ông (vì lí do an toàn, tư lệnh đã để trợ lý ở lại phòng).