Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Ông Già Và Biển Cả - Chương 03
Chương 3
Lão dừng chèo, lôi ra sợi dây câu nhỏ đằng mũi thuyền. Dây câu này có đáy thép và lưỡi câu cỡ trung bình, lão móc mồi bằng một con mòi. Lão buông câu qua mạn thuyền rồi buộc nó vào cái khoen đằng sau lái. Lão tiếp tục móc mồi lưỡi câu khác rồi vẫn để nó cuộn như thế trong bóng mát mũi thuyền. Lão quay lại chèo và trông chừng con chim có sải cánh đen rộng bây giờ đang sà thấp xuống kiếm mồi trên mặt nước. Khi lão quan sát, con chim lại nhào xuống, nghiêng cánh liệng rồi đập loạn xạ, bất lực khi bám theo đàn cá chuồn. Ông lão có thể nhìn thấy mặt nước khẽ cuộn lên chỗ đàn cá dorado lớn nhao người đuổi theo bầy cá chuồn đang lẩn trốn. Đám cá dorado đang cắt xuyên vùng nước bên dưới đường bay của đàn cá, lao hết tốc lực đợi đàn cá rơi xuống. Đàn cá dorado lớn, lão nghĩ. Chúng dàn rộng ra, lũ cá chuồn có ít cơ hội trốn thoát. Con chim cũng không có cơ hội. Đàn cá chuồn quá lớn so với nó, vả lại chúng lao đi rất nhanh. Lão nhìn theo đàn cá chuồn cứ phóng lên lặn xuống và những cú chao mình vô ích của con chim. Đàn cá ấy đã rời xa ta, lão nghĩ. Chúng di chuyển nhanh quá và xa quá. Nhưng chắc chắn ta sẽ tóm được một chú đi lạc và có lẽ con cá lớn của ta hẳn quanh quẩn bên chúng. Con cá lớn của ta hẳn đang ở đâu đó. Bây giờ những đám mây trên đất liền đùn lên tựa những quả núi và bờ biển chỉ còn là một vệt xanh dài với rặng đồi xanh thẫm đằng sau nó. Giờ đây, mặt nước xanh thẫm, thẫm đến nỗi như ngả sang màu tím. Khi nhìn xuống, lão thấy những vệt rêu đỏ trong làn nước tối sẫm và bây giờ mặt trời lấp lánh những tia sáng kỳ lạ. Lão dõi theo mấy sợi dây câu để thấy chúng chạy thẳng xuống ngút khỏi tầm mắt trong đáy nước và lão hạnh phúc khi thấy nhiều rêu biển, bởi đấy là dấu hiệu có cá. Ánh sáng kỳ lạ của mặt trời chiếu vào làn nước cho thấy giờ đây mặt trời đã lên cao hơn, có nghĩa thời tiết thuận; cả hình thù của những đám mây trên đất liền kia cũng báo hiệu điều đó. Nhưng giờ thì con chim đã gần như khuất khỏi tầm mắt, trên mặt nước chẳng còn gì nữa, ngoại trừ những vệt rong Sargasạo vàng ệch, bạc màu dưới nắng trời và cái cơ thể nung núc, đỏ tía, nhão nhớt, sặc sỡ đủ màu của một con sứa đang lềnh bềnh bên mạn thuyền. Nó nghiêng mình rồi trở người lại ngay ngắn. Nó háo hức trôi đi tựa cái bong bóng xà phòng, kéo theo những sợi tua dài gần một mét màu đỏ tía chết chóc ngầm trong nước.
“Agua mala”, lão nói.
“Đồ điếm.” Từ nơi khẽ đưa mái chèo, lão nhìn xuống nước và thấy những con cá nhỏ có cùng màu với đám sợi tua đang bơi giữa chúng và cả dưới cái bóng nhỏ mà con sứa kia tạo ra khi trôi đi. Lũ cá ấy có khả năng đề kháng với nọc độc sứa. Nhưng con người thì không và có dạo mấy sợi tua ấy vướng vào dây câu, bám ở đó, đỏ tía, nhờn nhợt rồi trong lúc xoay xở với con cá ông lão đã chạm phải làm cả cánh tay lẫn bàn tay nhức nhối như thể khi chạm phải một dây trường xuân độc hay loài sồi độc. Chỉ khác là chất độc từ sứa agua mala khuếch tán nhanh hơn, tựa nhát roi quất vụt xuống. Cái giống sứa lấp lánh ngũ sắc trông thật đẹp. Nhưng chúng là loài man trá nhất đại dương, ông lão thích nhìn những con rùa biển lớn xơi thịt chúng. Loài rùa nhìn thấy, tiếp cận chúng trực diện, rồi nhắm nghiền mắt để che chắn toàn thân đoạn xông tới chén sạch cả mớ tua lẫn người ngợm của chúng. Ông lão ưa nhìn loài rùa chén thịt chúng và lão thích giẫm nát khi chúng bị bão đánh giạt vào bờ để nghe tiếng lốp bốp khi bị giẫm lên và những mảnh sứa lựt sựt nát ra dưới bàn chân. Lão yêu giống rùa xanh, lưng khòm, duyên dáng, nhanh nhẹn và giá trị lớn của chúng; lão có tình cảm suồng sã theo kiểu bè bạn với cái giống to đầu, nặng nề, đần đần, da vàng phía trong mai, giao cấu theo kiểu kỳ quặc và hồ hởi chén thịt sứa với đôi mắt nhắm tịt ấy.
Lão chẳng còn lạ gì về giống rùa ấy nữa bởi đã nhiều năm làm nghề săn rùa. Lão xót thương cho cả họ hàng nhà chúng, thậm chí cả với loài lưng hộp khổng lồ, dài bằng chiếc thuyền và cân nặng cả tấn. Hầu hết mọi người đều ác độc với rùa bởi trái tim rùa vẫn đập trong nhiều giờ sau khi đã bị xẻ thịt phanh thây. Nhưng lão nghĩ, trái tim ta cũng như vậy, kể cả đôi chân và đôi tay cũng giống của chúng. Lão ăn những quả trứng rùa trắng để tăng thêm sức lực. Lão ăn suốt cả tháng năm để đến tháng chín, tháng mười khỏe lên đợi con cá lớn thật sự. Hằng ngày lão cũng uống một lá dầu gan cá mập ở cái thùng lớn trong căn lều nơi nhiều ngư dân cất dụng cụ. Chỗ dầu ấy dành cho bất cứ ngư dân nào muốn. Đa phần trong số họ ghét mùi vị của nó. Nhưng điều đó thì chẳng có tệ hơn việc phải thức dậy vào đúng cái giờ để ra khơi, hơn nữa nó chống cảm lạnh, cúm và rất tốt cho cả thị lực. Bây giờ ông lão nhìn lên và thấy con chim lại lượn vòng.
“Nó tìm thấy cá”, lão nói lớn. Không có con cá chuồn nào tung mình lên mặt biển và cũng chẳng có con cá mồi nào lượn lờ. Nhưng khi ông lão quan sát, một con cá thu nhỏ phóng lên, vặn mình, lao đầu xuống nước. Con cá lấp lánh trong ánh nắng, sau khi nó rơi xuống thì lần lượt nhiều con khác nhảy lên, chúng túa ra khắp mọi hướng, quẫy tung nước, phóng những bước dài đuổi theo con mồi. Chúng quây tròn con mồi và xâu xé. Nếu chúng không bơi nhanh quá thì mình sẽ đuổi kịp, ông lão nghĩ và nhìn đàn cá quẫy tung bọt nước trắng xóa, con chim bây giờ buông mình sà xuống đàn cá mồi do hoảng sợ nên đã trồi hẳn lên mặt nước.
“Con chim được việc thật”, ông lão nói. Chỉ khi ấy sợi dây ở đuôi thuyền giật giật dưới chân, nơi lão buộc hờ; lão buông tay chèo và cảm thấy độ nặng của một chú cá thu nhỏ đang giật giật khi lão nắm chặt sợi dây, từ từ kéo vào. Sức giãy giụa tăng lên khi lão kéo đến gần và có thể nhìn thấy sống lưng xanh thẫm của con cá trong làn nước và cả màu vàng bên sườn nó trước khi lão kéo bổng nó lên đưa qua mạn vào thuyền. Con cá nằm ở phía đuôi thuyền, trong ánh nắng, trùi trũi như một viên đạn; đôi mắt to đờ đẫn của nó lồi ra khi cái đuôi gọn ghẽ cứ quật, nảy liên hồi trên ván thuyền tìm lối thoát. Động lòng trắc ẩn, ông lão nện vào đầu nó rồi đá cái thân hãy còn run rẩy vào dưới tấm ván sau lái.
“Cá thu”, lão nói lớn.
“Nó sẽ là con mồi tuyệt hảo. Gần năm ki lô chứ chẳng chơi.” Lão không nhớ lần đầu tiên lão nói to một mình như thế là tự bao giờ. Ngày xưa khi lủi thủi một mình, lão thường hát; thỉnh thoảng lão hát vào ban đêm cô đơn trong phiên trực lái trên những chiếc thuyền buồm đánh cá hay thuyền săn rùa. Có lẽ lão bắt đầu nói lớn khi chỉ có một mình, khi thằng bé ra đi. Nhưng lão không nhớ. Ngày lão và thằng bé còn câu cùng nhau, hai ông cháu chỉ nói khi thật cần thiết. Họ nói vào ban đêm hay những khi trời đổ gió mưa. Những người đi biển kiêng nói chuyện nhảm; ông lão luôn thực hiện và tôn trọng điều đó. Nhưng giờ thì lão đã nói rõ lớn ý nghĩ của mình hằng bao nhiêu lần bởi chẳng còn ai có thể nghe thấy để bực mình.
“Nếu người khác nghe mình nói lớn thì chắc họ nghĩ mình điên mất”, lão nói lớn.
“Nhưng vì không điên nên mình chẳng quan tâm. Cánh nhà giàu có radio để bầu bạn trên thuyền và ngay cả trên sân bóng nữa.” Giờ thì không phải là lúc nghĩ về bóng biếc, lão nghĩ. Giờ là lúc chỉ nghĩ về một điều duy nhất. Ta sinh ra để làm gì... Chắc là có một con lớn quẩn quanh đàn cá ấy, lão nghĩ. Mình chỉ tóm được một tên đi lạc trong đàn cá thu đang kiếm mồi. Nhưng chúng di chuyển rất nhanh và đã đi quá xa.
Mọi vật xuất hiện trên mặt biển hôm nay sao lại cứ vùn vụt chuồn về hướng Đông Bắc. Có phải là tại giờ khắc trong ngày... Hay đấy là dấu hiệu của thời tiết mà mình không biết... Bây giờ lão không còn nhìn thấy viền xanh của bờ mà chỉ còn thấy đỉnh của mấy ngọn đồi trắng xóa như thể phủ đầy tuyết, cả những đám mây tựa như ngọn núi tuyết đùn cao bên trên chúng. Biển đen ngòm, ánh nắng tạo thành những hình lăng trụ trong nước. Những cụm rong bể dày đặc bây giờ đã bị nhòa đi bởi mặt trời lên cao và ánh sáng chỉ còn là những khối lăng trụ đồ sộ trong làn nước thẫm; nơi mấy sợi dây câu của lão chìm sâu xuống đáy, lão thấy, sâu hơn cả ngàn rưỡi mét. Đàn cá thu, dân chài gọi tất cả họ hàng nhà cá này như thế và chỉ phân biệt tên chúng khi mang đi bán hoặc đổi cá mồi, lại lặn sâu xuống nước. Bây giờ mặt trời nóng bỏng, ông lão cảm thấy cái nóng rọi trên gáy và mồ hôi tứa xuống lưng khi lão chèo. Lão nghĩ mình có thể để thuyền trôi và chợp mắt một chốc trong lúc quấn một đầu dây câu vào ngón chân để nó đánh thức mình dậy. Nhưng hôm nay đã tám mươi lăm ngày và mình vẫn đủ sức để câu suốt cả ngày. Đúng lúc ấy, quan sát mấy sợi dây, lão thấy một trong mấy cái phao xanh chìm nhanh xuống.
“Nào”, lão nói.
“Nào”, và thu mái chèo, tránh để va vào mạn thuyền. Lão vươn tay phải khẽ cầm sợi dây bằng ngón trỏ và ngón cái. Lão không cảm thấy sức kéo hay độ nặng nào và lão cứ thận trọng giữ sợi dây như thế. Lát sau, sự tiếp xúc lại xuất hiện. Lần này là một cú kéo thăm dò, không dứt khoát và cũng chẳng mạnh mẽ tí nào; lão biết ngay đấy là con gì. Cách xa một trăm sải nước, con cá kiếm đang ăn đám cá mòi che đầu mũi và thân lưỡi câu nơi phần lưỡi câu thòi ra khỏi đầu của con cá thu mồi nhỏ. Ông lão giữ hờ sợi dây, tay trái nhẹ nhàng tháo nó khỏi phao gỗ. Lúc này lão có thể để nó dễ dàng lướt qua mấy ngón tay để con cá không cảm thấy chút vướng víu gì nữa. Vào tháng này, xa bờ đến thế, hẳn nó là con cá khổng lồ, lão nghĩ. Đớp mồi đi, cá. Đớp mồi đi. Xin hãy đớp mồi đi. Chúng mới tươi ngon làm sao trong làn nước lạnh, tối om nơi mày ở cách gần hai trăm mét. Hãy lượn một vòng trong làn nước tối và quay lại đớp mồi đi. Lão cảm thấy một cú giật nhẹ rồi một nhát kéo mạnh hơn khi cái đầu của con cá mòi hẳn là khó rứt ra khỏi lưỡi câu. Lát sau hoàn toàn im ắng.
“Tiếp tục đi”, ông lão nói lớn.
“Hãy quay lại. Thử ngửi xem. Chúng không hấp dẫn sao... ăn ngay đi, cả con cá thu nữa. Cứng, mát lạnh và hấp dẫn. Đừng xấu hổ cá à. Ăn chúng đi.” Lão cầm sợi dây giữa ngón cái và ngón trỏ chờ đợi, theo dõi nó và mấy dây câu khác trong cùng lúc, phòng trường hợp con cá bơi lên hay lặn sâu xuống. Thoáng chốc, dây câu ấy lại bị kéo nhẹ.
“Nó sắp đớp mồi”, ông lão nói lớn.
“Xin Chúa hãy giúp nó đớp mồi.” Nhưng con cá không đớp. Nó bỏ đi, ông lão cảm thấy chống chếnh.
“Nó không thể đi”, lão nói.
“Chúa biết là nó không thể đi. Nó đang lượn vòng. Có lẽ trước đây nó đã bị dính câu nên nó nhớ đôi điều về chuyện ấy.” Lúc ấy lão cảm thấy sợi dây khẽ giật, lão hớn hở.
“Nó chỉ lượn một vòng thôi mà”, lão nói.
“Nó sẽ cắn câu.” Lão sung sướng cảm nhận cái giật khẽ và rồi lão thấy cái gì đó nặng chịch, căng, không thể nào tưởng tượng nổi. Đấy là độ nặng của con cá và lão để sợi dây tuồn xuống, xuống, xuống mãi hết cuộn dây đầu tiên trong số hai cuộn dây dự trữ. Khi sợi dây tuột xuống, lướt nhẹ qua mấy ngón tay, lão vẫn cảm thấy độ cực nặng mặc dù áp lực của ngón cái và ngón trỏ của lão hầu như chỉ là con số không.
“Một con cá ra trò”, lão nói.
“Bây giờ lưỡi câu đã được ngậm trong miệng và nó đang lôi đi.” Lát nữa nó sẽ lượn lại và nuốt, lão nghĩ. Lão không nói ra điều ấy bởi lão biết nếu người ta nói ra điều tốt lành thì nó sẽ không xảy ra. Lão biết đấy là con cá khổng lồ và lão hình dung nó bơi trong vùng nước tối, miệng cắp ngang con cá thu. Vào lúc đó, lão cảm thấy nó ngừng di chuyển nhưng sức nặng vẫn cứ trĩu xuống. Rồi sức nặng gia tăng, lão nới thêm dây. Lão dùng ngón cái và ngón trỏ cố níu sợi dây lại một lúc nhưng sức nặng vẫn không ngừng tăng lên, lôi tuột sợi dây xuống.
“Nó đã đớp mồi”, lão nói.
“Giờ thì ta sẽ để cho nó nuốt hẳn.” Vẫn để sợi dây tuồn qua mấy ngón tay, lão dùng tay trái nối đầu sợi dây vào cả hai cuộn dây dự trữ kia. Lúc này lão đã sẵn sàng. Lão đã có ba cuộn dây dự trữ với tổng chiều dài là một trăm hai mươi sải cùng với cuộn lão đang sử dụng.
“Nuốt thêm tí nữa đi”, lão nói.
“Nuốt ngay đi.” Nuốt làm sao để mũi lưỡi câu đâm vào tim và giết chết mày, lão nghĩ. Hãy ngoan ngoãn trồi lên để tao cắm phập mũi lao này. Ổn thôi. Mày sẵn sàng chưa... Đánh chén như thế là đã đủ rồi chứ...
“Nào!”, lão nói lớn và dùng cả hai tay kéo mạnh được chừng một mét dây rồi lại kéo, kéo nữa, tay nọ tiếp tay kia, dồn hết sức mạnh của cánh tay và của cả cơ thể lên sợi dây. Nhưng chẳng được gì, con cá vẫn chậm rãi bơi đi và ông lão thì chẳng thể nhúc nhích nổi nó dẫu chỉ một phân. Dây câu của lão rất bền, được bện để câu cá lớn; lão kéo căng sợi dây qua lưng cho đến lúc những giọt nước lăn ra khỏi nó. Thoáng chốc, sợi dây bắt đầu phát ra những âm thanh trầm trầm trong làn nước và lão vẫn giữ chặt, tì lên chỗ ngồi chèo thuyền, ưỡn người ra sau và kéo. Con thuyền bắt đầu từ từ tiến về hướng Tây Bắc. Con cá vẫn một mực bơi đi và họ di chuyển chầm chậm trên mặt biển phẳng lặng. Những cái mồi khác vẫn còn ở dưới nước nhưng lão chẳng biết xoay xở ra sao nữa.
“Giá mà ta có thằng bé”, ông lão nói lớn.
“Ta đang bị con cá kéo đi và ta là cái cọc kéo thuyền. Ta có thể buộc sợi dây lại. Nhưng như thế con cá sẽ bứt đứt. Mình phải giữ sợi dây cho đến lúc sức tàn lực kiệt và nới thêm dây khi nó cần. Đội ơn Chúa, nó cứ bơi ngang chứ không lặn xuống.”
“Mình sẽ làm gì nếu nó quyết định lặn xuống, mình không biết. Mình sẽ làm gì nếu nó lặn xuống và chết, mình cũng không biết. Nhưng mình sẽ làm cái gì đó. Có nhiều thứ mình có thể làm.” Lão tì sợi dây vào lưng và nhìn độ nghiêng của nó trên mặt nước, con thuyền cứ lững thững trôi về hướng Tây Bắc. Thế này sẽ giết nó, lão nghĩ. Nó không thể cứ kéo mãi thế này. Nhưng bốn giờ sau, con cá vẫn bình thản bơi ra khơi, kéo theo chiếc thuyền và cả ông lão đang giữ chặt sợi dây vắt qua lưng.
Lão dừng chèo, lôi ra sợi dây câu nhỏ đằng mũi thuyền. Dây câu này có đáy thép và lưỡi câu cỡ trung bình, lão móc mồi bằng một con mòi. Lão buông câu qua mạn thuyền rồi buộc nó vào cái khoen đằng sau lái. Lão tiếp tục móc mồi lưỡi câu khác rồi vẫn để nó cuộn như thế trong bóng mát mũi thuyền. Lão quay lại chèo và trông chừng con chim có sải cánh đen rộng bây giờ đang sà thấp xuống kiếm mồi trên mặt nước. Khi lão quan sát, con chim lại nhào xuống, nghiêng cánh liệng rồi đập loạn xạ, bất lực khi bám theo đàn cá chuồn. Ông lão có thể nhìn thấy mặt nước khẽ cuộn lên chỗ đàn cá dorado lớn nhao người đuổi theo bầy cá chuồn đang lẩn trốn. Đám cá dorado đang cắt xuyên vùng nước bên dưới đường bay của đàn cá, lao hết tốc lực đợi đàn cá rơi xuống. Đàn cá dorado lớn, lão nghĩ. Chúng dàn rộng ra, lũ cá chuồn có ít cơ hội trốn thoát. Con chim cũng không có cơ hội. Đàn cá chuồn quá lớn so với nó, vả lại chúng lao đi rất nhanh. Lão nhìn theo đàn cá chuồn cứ phóng lên lặn xuống và những cú chao mình vô ích của con chim. Đàn cá ấy đã rời xa ta, lão nghĩ. Chúng di chuyển nhanh quá và xa quá. Nhưng chắc chắn ta sẽ tóm được một chú đi lạc và có lẽ con cá lớn của ta hẳn quanh quẩn bên chúng. Con cá lớn của ta hẳn đang ở đâu đó. Bây giờ những đám mây trên đất liền đùn lên tựa những quả núi và bờ biển chỉ còn là một vệt xanh dài với rặng đồi xanh thẫm đằng sau nó. Giờ đây, mặt nước xanh thẫm, thẫm đến nỗi như ngả sang màu tím. Khi nhìn xuống, lão thấy những vệt rêu đỏ trong làn nước tối sẫm và bây giờ mặt trời lấp lánh những tia sáng kỳ lạ. Lão dõi theo mấy sợi dây câu để thấy chúng chạy thẳng xuống ngút khỏi tầm mắt trong đáy nước và lão hạnh phúc khi thấy nhiều rêu biển, bởi đấy là dấu hiệu có cá. Ánh sáng kỳ lạ của mặt trời chiếu vào làn nước cho thấy giờ đây mặt trời đã lên cao hơn, có nghĩa thời tiết thuận; cả hình thù của những đám mây trên đất liền kia cũng báo hiệu điều đó. Nhưng giờ thì con chim đã gần như khuất khỏi tầm mắt, trên mặt nước chẳng còn gì nữa, ngoại trừ những vệt rong Sargasạo vàng ệch, bạc màu dưới nắng trời và cái cơ thể nung núc, đỏ tía, nhão nhớt, sặc sỡ đủ màu của một con sứa đang lềnh bềnh bên mạn thuyền. Nó nghiêng mình rồi trở người lại ngay ngắn. Nó háo hức trôi đi tựa cái bong bóng xà phòng, kéo theo những sợi tua dài gần một mét màu đỏ tía chết chóc ngầm trong nước.
“Agua mala”, lão nói.
“Đồ điếm.” Từ nơi khẽ đưa mái chèo, lão nhìn xuống nước và thấy những con cá nhỏ có cùng màu với đám sợi tua đang bơi giữa chúng và cả dưới cái bóng nhỏ mà con sứa kia tạo ra khi trôi đi. Lũ cá ấy có khả năng đề kháng với nọc độc sứa. Nhưng con người thì không và có dạo mấy sợi tua ấy vướng vào dây câu, bám ở đó, đỏ tía, nhờn nhợt rồi trong lúc xoay xở với con cá ông lão đã chạm phải làm cả cánh tay lẫn bàn tay nhức nhối như thể khi chạm phải một dây trường xuân độc hay loài sồi độc. Chỉ khác là chất độc từ sứa agua mala khuếch tán nhanh hơn, tựa nhát roi quất vụt xuống. Cái giống sứa lấp lánh ngũ sắc trông thật đẹp. Nhưng chúng là loài man trá nhất đại dương, ông lão thích nhìn những con rùa biển lớn xơi thịt chúng. Loài rùa nhìn thấy, tiếp cận chúng trực diện, rồi nhắm nghiền mắt để che chắn toàn thân đoạn xông tới chén sạch cả mớ tua lẫn người ngợm của chúng. Ông lão ưa nhìn loài rùa chén thịt chúng và lão thích giẫm nát khi chúng bị bão đánh giạt vào bờ để nghe tiếng lốp bốp khi bị giẫm lên và những mảnh sứa lựt sựt nát ra dưới bàn chân. Lão yêu giống rùa xanh, lưng khòm, duyên dáng, nhanh nhẹn và giá trị lớn của chúng; lão có tình cảm suồng sã theo kiểu bè bạn với cái giống to đầu, nặng nề, đần đần, da vàng phía trong mai, giao cấu theo kiểu kỳ quặc và hồ hởi chén thịt sứa với đôi mắt nhắm tịt ấy.
Lão chẳng còn lạ gì về giống rùa ấy nữa bởi đã nhiều năm làm nghề săn rùa. Lão xót thương cho cả họ hàng nhà chúng, thậm chí cả với loài lưng hộp khổng lồ, dài bằng chiếc thuyền và cân nặng cả tấn. Hầu hết mọi người đều ác độc với rùa bởi trái tim rùa vẫn đập trong nhiều giờ sau khi đã bị xẻ thịt phanh thây. Nhưng lão nghĩ, trái tim ta cũng như vậy, kể cả đôi chân và đôi tay cũng giống của chúng. Lão ăn những quả trứng rùa trắng để tăng thêm sức lực. Lão ăn suốt cả tháng năm để đến tháng chín, tháng mười khỏe lên đợi con cá lớn thật sự. Hằng ngày lão cũng uống một lá dầu gan cá mập ở cái thùng lớn trong căn lều nơi nhiều ngư dân cất dụng cụ. Chỗ dầu ấy dành cho bất cứ ngư dân nào muốn. Đa phần trong số họ ghét mùi vị của nó. Nhưng điều đó thì chẳng có tệ hơn việc phải thức dậy vào đúng cái giờ để ra khơi, hơn nữa nó chống cảm lạnh, cúm và rất tốt cho cả thị lực. Bây giờ ông lão nhìn lên và thấy con chim lại lượn vòng.
“Nó tìm thấy cá”, lão nói lớn. Không có con cá chuồn nào tung mình lên mặt biển và cũng chẳng có con cá mồi nào lượn lờ. Nhưng khi ông lão quan sát, một con cá thu nhỏ phóng lên, vặn mình, lao đầu xuống nước. Con cá lấp lánh trong ánh nắng, sau khi nó rơi xuống thì lần lượt nhiều con khác nhảy lên, chúng túa ra khắp mọi hướng, quẫy tung nước, phóng những bước dài đuổi theo con mồi. Chúng quây tròn con mồi và xâu xé. Nếu chúng không bơi nhanh quá thì mình sẽ đuổi kịp, ông lão nghĩ và nhìn đàn cá quẫy tung bọt nước trắng xóa, con chim bây giờ buông mình sà xuống đàn cá mồi do hoảng sợ nên đã trồi hẳn lên mặt nước.
“Con chim được việc thật”, ông lão nói. Chỉ khi ấy sợi dây ở đuôi thuyền giật giật dưới chân, nơi lão buộc hờ; lão buông tay chèo và cảm thấy độ nặng của một chú cá thu nhỏ đang giật giật khi lão nắm chặt sợi dây, từ từ kéo vào. Sức giãy giụa tăng lên khi lão kéo đến gần và có thể nhìn thấy sống lưng xanh thẫm của con cá trong làn nước và cả màu vàng bên sườn nó trước khi lão kéo bổng nó lên đưa qua mạn vào thuyền. Con cá nằm ở phía đuôi thuyền, trong ánh nắng, trùi trũi như một viên đạn; đôi mắt to đờ đẫn của nó lồi ra khi cái đuôi gọn ghẽ cứ quật, nảy liên hồi trên ván thuyền tìm lối thoát. Động lòng trắc ẩn, ông lão nện vào đầu nó rồi đá cái thân hãy còn run rẩy vào dưới tấm ván sau lái.
“Cá thu”, lão nói lớn.
“Nó sẽ là con mồi tuyệt hảo. Gần năm ki lô chứ chẳng chơi.” Lão không nhớ lần đầu tiên lão nói to một mình như thế là tự bao giờ. Ngày xưa khi lủi thủi một mình, lão thường hát; thỉnh thoảng lão hát vào ban đêm cô đơn trong phiên trực lái trên những chiếc thuyền buồm đánh cá hay thuyền săn rùa. Có lẽ lão bắt đầu nói lớn khi chỉ có một mình, khi thằng bé ra đi. Nhưng lão không nhớ. Ngày lão và thằng bé còn câu cùng nhau, hai ông cháu chỉ nói khi thật cần thiết. Họ nói vào ban đêm hay những khi trời đổ gió mưa. Những người đi biển kiêng nói chuyện nhảm; ông lão luôn thực hiện và tôn trọng điều đó. Nhưng giờ thì lão đã nói rõ lớn ý nghĩ của mình hằng bao nhiêu lần bởi chẳng còn ai có thể nghe thấy để bực mình.
“Nếu người khác nghe mình nói lớn thì chắc họ nghĩ mình điên mất”, lão nói lớn.
“Nhưng vì không điên nên mình chẳng quan tâm. Cánh nhà giàu có radio để bầu bạn trên thuyền và ngay cả trên sân bóng nữa.” Giờ thì không phải là lúc nghĩ về bóng biếc, lão nghĩ. Giờ là lúc chỉ nghĩ về một điều duy nhất. Ta sinh ra để làm gì... Chắc là có một con lớn quẩn quanh đàn cá ấy, lão nghĩ. Mình chỉ tóm được một tên đi lạc trong đàn cá thu đang kiếm mồi. Nhưng chúng di chuyển rất nhanh và đã đi quá xa.
Mọi vật xuất hiện trên mặt biển hôm nay sao lại cứ vùn vụt chuồn về hướng Đông Bắc. Có phải là tại giờ khắc trong ngày... Hay đấy là dấu hiệu của thời tiết mà mình không biết... Bây giờ lão không còn nhìn thấy viền xanh của bờ mà chỉ còn thấy đỉnh của mấy ngọn đồi trắng xóa như thể phủ đầy tuyết, cả những đám mây tựa như ngọn núi tuyết đùn cao bên trên chúng. Biển đen ngòm, ánh nắng tạo thành những hình lăng trụ trong nước. Những cụm rong bể dày đặc bây giờ đã bị nhòa đi bởi mặt trời lên cao và ánh sáng chỉ còn là những khối lăng trụ đồ sộ trong làn nước thẫm; nơi mấy sợi dây câu của lão chìm sâu xuống đáy, lão thấy, sâu hơn cả ngàn rưỡi mét. Đàn cá thu, dân chài gọi tất cả họ hàng nhà cá này như thế và chỉ phân biệt tên chúng khi mang đi bán hoặc đổi cá mồi, lại lặn sâu xuống nước. Bây giờ mặt trời nóng bỏng, ông lão cảm thấy cái nóng rọi trên gáy và mồ hôi tứa xuống lưng khi lão chèo. Lão nghĩ mình có thể để thuyền trôi và chợp mắt một chốc trong lúc quấn một đầu dây câu vào ngón chân để nó đánh thức mình dậy. Nhưng hôm nay đã tám mươi lăm ngày và mình vẫn đủ sức để câu suốt cả ngày. Đúng lúc ấy, quan sát mấy sợi dây, lão thấy một trong mấy cái phao xanh chìm nhanh xuống.
“Nào”, lão nói.
“Nào”, và thu mái chèo, tránh để va vào mạn thuyền. Lão vươn tay phải khẽ cầm sợi dây bằng ngón trỏ và ngón cái. Lão không cảm thấy sức kéo hay độ nặng nào và lão cứ thận trọng giữ sợi dây như thế. Lát sau, sự tiếp xúc lại xuất hiện. Lần này là một cú kéo thăm dò, không dứt khoát và cũng chẳng mạnh mẽ tí nào; lão biết ngay đấy là con gì. Cách xa một trăm sải nước, con cá kiếm đang ăn đám cá mòi che đầu mũi và thân lưỡi câu nơi phần lưỡi câu thòi ra khỏi đầu của con cá thu mồi nhỏ. Ông lão giữ hờ sợi dây, tay trái nhẹ nhàng tháo nó khỏi phao gỗ. Lúc này lão có thể để nó dễ dàng lướt qua mấy ngón tay để con cá không cảm thấy chút vướng víu gì nữa. Vào tháng này, xa bờ đến thế, hẳn nó là con cá khổng lồ, lão nghĩ. Đớp mồi đi, cá. Đớp mồi đi. Xin hãy đớp mồi đi. Chúng mới tươi ngon làm sao trong làn nước lạnh, tối om nơi mày ở cách gần hai trăm mét. Hãy lượn một vòng trong làn nước tối và quay lại đớp mồi đi. Lão cảm thấy một cú giật nhẹ rồi một nhát kéo mạnh hơn khi cái đầu của con cá mòi hẳn là khó rứt ra khỏi lưỡi câu. Lát sau hoàn toàn im ắng.
“Tiếp tục đi”, ông lão nói lớn.
“Hãy quay lại. Thử ngửi xem. Chúng không hấp dẫn sao... ăn ngay đi, cả con cá thu nữa. Cứng, mát lạnh và hấp dẫn. Đừng xấu hổ cá à. Ăn chúng đi.” Lão cầm sợi dây giữa ngón cái và ngón trỏ chờ đợi, theo dõi nó và mấy dây câu khác trong cùng lúc, phòng trường hợp con cá bơi lên hay lặn sâu xuống. Thoáng chốc, dây câu ấy lại bị kéo nhẹ.
“Nó sắp đớp mồi”, ông lão nói lớn.
“Xin Chúa hãy giúp nó đớp mồi.” Nhưng con cá không đớp. Nó bỏ đi, ông lão cảm thấy chống chếnh.
“Nó không thể đi”, lão nói.
“Chúa biết là nó không thể đi. Nó đang lượn vòng. Có lẽ trước đây nó đã bị dính câu nên nó nhớ đôi điều về chuyện ấy.” Lúc ấy lão cảm thấy sợi dây khẽ giật, lão hớn hở.
“Nó chỉ lượn một vòng thôi mà”, lão nói.
“Nó sẽ cắn câu.” Lão sung sướng cảm nhận cái giật khẽ và rồi lão thấy cái gì đó nặng chịch, căng, không thể nào tưởng tượng nổi. Đấy là độ nặng của con cá và lão để sợi dây tuồn xuống, xuống, xuống mãi hết cuộn dây đầu tiên trong số hai cuộn dây dự trữ. Khi sợi dây tuột xuống, lướt nhẹ qua mấy ngón tay, lão vẫn cảm thấy độ cực nặng mặc dù áp lực của ngón cái và ngón trỏ của lão hầu như chỉ là con số không.
“Một con cá ra trò”, lão nói.
“Bây giờ lưỡi câu đã được ngậm trong miệng và nó đang lôi đi.” Lát nữa nó sẽ lượn lại và nuốt, lão nghĩ. Lão không nói ra điều ấy bởi lão biết nếu người ta nói ra điều tốt lành thì nó sẽ không xảy ra. Lão biết đấy là con cá khổng lồ và lão hình dung nó bơi trong vùng nước tối, miệng cắp ngang con cá thu. Vào lúc đó, lão cảm thấy nó ngừng di chuyển nhưng sức nặng vẫn cứ trĩu xuống. Rồi sức nặng gia tăng, lão nới thêm dây. Lão dùng ngón cái và ngón trỏ cố níu sợi dây lại một lúc nhưng sức nặng vẫn không ngừng tăng lên, lôi tuột sợi dây xuống.
“Nó đã đớp mồi”, lão nói.
“Giờ thì ta sẽ để cho nó nuốt hẳn.” Vẫn để sợi dây tuồn qua mấy ngón tay, lão dùng tay trái nối đầu sợi dây vào cả hai cuộn dây dự trữ kia. Lúc này lão đã sẵn sàng. Lão đã có ba cuộn dây dự trữ với tổng chiều dài là một trăm hai mươi sải cùng với cuộn lão đang sử dụng.
“Nuốt thêm tí nữa đi”, lão nói.
“Nuốt ngay đi.” Nuốt làm sao để mũi lưỡi câu đâm vào tim và giết chết mày, lão nghĩ. Hãy ngoan ngoãn trồi lên để tao cắm phập mũi lao này. Ổn thôi. Mày sẵn sàng chưa... Đánh chén như thế là đã đủ rồi chứ...
“Nào!”, lão nói lớn và dùng cả hai tay kéo mạnh được chừng một mét dây rồi lại kéo, kéo nữa, tay nọ tiếp tay kia, dồn hết sức mạnh của cánh tay và của cả cơ thể lên sợi dây. Nhưng chẳng được gì, con cá vẫn chậm rãi bơi đi và ông lão thì chẳng thể nhúc nhích nổi nó dẫu chỉ một phân. Dây câu của lão rất bền, được bện để câu cá lớn; lão kéo căng sợi dây qua lưng cho đến lúc những giọt nước lăn ra khỏi nó. Thoáng chốc, sợi dây bắt đầu phát ra những âm thanh trầm trầm trong làn nước và lão vẫn giữ chặt, tì lên chỗ ngồi chèo thuyền, ưỡn người ra sau và kéo. Con thuyền bắt đầu từ từ tiến về hướng Tây Bắc. Con cá vẫn một mực bơi đi và họ di chuyển chầm chậm trên mặt biển phẳng lặng. Những cái mồi khác vẫn còn ở dưới nước nhưng lão chẳng biết xoay xở ra sao nữa.
“Giá mà ta có thằng bé”, ông lão nói lớn.
“Ta đang bị con cá kéo đi và ta là cái cọc kéo thuyền. Ta có thể buộc sợi dây lại. Nhưng như thế con cá sẽ bứt đứt. Mình phải giữ sợi dây cho đến lúc sức tàn lực kiệt và nới thêm dây khi nó cần. Đội ơn Chúa, nó cứ bơi ngang chứ không lặn xuống.”
“Mình sẽ làm gì nếu nó quyết định lặn xuống, mình không biết. Mình sẽ làm gì nếu nó lặn xuống và chết, mình cũng không biết. Nhưng mình sẽ làm cái gì đó. Có nhiều thứ mình có thể làm.” Lão tì sợi dây vào lưng và nhìn độ nghiêng của nó trên mặt nước, con thuyền cứ lững thững trôi về hướng Tây Bắc. Thế này sẽ giết nó, lão nghĩ. Nó không thể cứ kéo mãi thế này. Nhưng bốn giờ sau, con cá vẫn bình thản bơi ra khơi, kéo theo chiếc thuyền và cả ông lão đang giữ chặt sợi dây vắt qua lưng.