-
Chương 12
Tưởng Thành Duật về nhà tắm rửa thay sang một bộ đồ mới. Anh không làm gì mà chỉ lẳng lặng ngồi trên sofa một lúc, ngẫm nghĩ lại câu nói vừa nãy của ông nội.
Nói thẳng ra thì, Thẩm Đường chỉ nhìn trúng gương mặt của anh.
Đúng là một cô gái nông cạn.
Đến khi trời gần sập tối, Thẩm Đường mới về đến nhà.
Để đền bù, cô mang về cho anh một phần đồ ăn vặt của thôn Hải Đường và một hộp trái cây.
“Ở nhà một mình chán lắm hả anh?”
Tưởng Thành Duật gấp cuốn kịch bản lại, “Cũng tạm.”
Thẩm Đường quẳng đôi dép lê sang một bên, bước chân trần đến cạnh Tưởng Thành Duật, áp đầu gối vào chân anh, ý muốn ngồi lên đùi của anh.
Tưởng Thành Duật đặt hai chân ngang bằng nhau, để cô ngồi vào lòng mình. Anh đưa tay ôm lấy cô, nhắc đến chuyện ở ngoài bờ biển lúc chiều, “Em ra dấu tay với anh đúng không?”
“Anh đã biết rồi sao còn hỏi?” Thẩm Đường kéo cổ áo anh ra, kiểm tra vết hôn trên đó có đỡ chưa, bây giờ chỉ còn hơi tim tím, đã nhạt bớt so với buổi sáng.
Trên người anh còn có hương sữa tắm mát lạnh.
Tưởng Thành Duật cúi đầu nhìn cô, “Dấu tay kia hình như có nghĩa là thích.” Anh lên tiếng hỏi cô, “Em thích anh chỗ nào?”
Thẩm Đường ngửa mặt lên, đôi mắt đong đầy sự chân thành, “Em thích tâm hồn của anh.”
Tưởng Thành Duật nhìn cô như cười như không.
Ý anh chính là: Em dối lòng như thế không sợ nửa đêm quỷ đến gõ cửa à?
Kế đó, hai người không hẹn mà cùng bật cười.
Thẩm Đường lại bày tỏ tâm ý với anh, “Thật sự là em thích tâm hồn của anh mà.”
Tưởng Thành Duật hôn lên khóe môi cô, “Có là giả thì anh cũng tin.”
Thẩm Đường chỉ chỉ mấy món quà vặt cô mang về, “Anh ăn chút đi, để nguội là không ngon đâu.” Cô trượt khỏi người anh ngồi xuống sofa.
Tưởng Thành Duật đặt cuốn kịch bản Mùa hạ năm ấy xuống rồi đi rửa tay. Thẩm Đường tiện tay cầm lên, đọc tiếp trang mình đang đọc dở.
Tưởng Thành Duật ra khỏi nhà vệ sinh, trông thấy cô mất tập trung thì hỏi, “Kịch bản hay thế này sao em lại không nhận?”
Cô đã quyết định sẽ nhận phim nhưng vẫn chưa kịp nói với anh. Thẩm Đường ngẩng lên đáp, “Anh còn biết kịch bản hay hay không nữa hả?”
Lần trước đọc kịch bản Duyên mỏng, anh lướt nhanh như gió, chủ yếu chỉ tìm theo từ khóa xem xem có cảnh hôn hay không, nhưng kịch bản lần này anh lại đọc rất nghiêm túc.
Tưởng Thành Duật ngồi xuống cạnh cô, “Lấy bối cảnh ba mươi năm phát triển của Thâm Quyến, tình tiết cao trào, phân đoạn tình cảm đáng xem, nhân vật có điểm sáng, đây không phải là một kịch bản hay ư?”
“Đạo diễn là ai thế?” Anh lại hỏi.
“Châu Minh Khiêm.”
“Em nhận đi, có thể nâng cao diễn xuất, nói không chừng còn có thể nhận giải nữa. Nếu em muốn tiếp tục con đường diễn viên này thì không thể không có tác phẩm tiêu biểu.”
Thẩm Đường ngả người vào sofa, Tưởng Thành Duật chưa bao giờ cho cô lời khuyên trong công việc, đây là lần đầu tiên.
Cô vẫn chưa đọc phần sau của kịch bản, nhưng phim của Châu Minh Khiêm thì phân đoạn tình cảm rất mượt. Cô báo trước với anh, “Đến lúc đó nhất định sẽ có rất nhiều cảnh hôn, còn là cảnh quay chậm đấy.”
Tưởng Thành Duật ghim một miếng trái cây bỏ vào miệng, nhai chầm chậm, vừa hay có cớ để im lặng.
Anh không thích cô diễn cảnh hôn, đây là sự thật.
Thẩm Đường đỡ trán nhìn anh, cô lấy kịch bản làm quạt, nhưng lại chẳng có tí gió nào.
Cuối cùng Tưởng Thành Duật cũng lên tiếng, “Em cứ nhận đi, có cảnh hôn cũng không sao cả. Lúc em quay thì hãy nhớ đến anh.”
Thẩm Đường bình tĩnh nhìn anh, Tưởng Thành Duật đút cho cô một miếng xoài. Cô đặt kịch bản sang một bên, ôm lấy eo anh, sờ sờ dây lưng của anh, sau đó cởi ra.
Tưởng Thành Duật nắm chặt tay cô, “Đừng quậy, lát nữa sẽ cho em.”
Thẩm Đường tỉnh rụi, “Không có bao.”
“Anh mua trong thành phố rồi.” Tưởng Thành Duật hất cằm về phía cái túi anh mang về, “Mười hộp.”
“… Anh mua nhiều thế làm gì?”
“Kiểu gì cũng sẽ cần dùng đến.” Tưởng Thành Duật đáp, “Nếu không xài hết thì tăng ca thôi.”
Thẩm Đường, “…”
…
Đến khi dùng đến hộp thứ bảy, kỳ nghỉ buộc phải kết thúc sớm vì Thẩm Đường nhận điện thoại của chị Lỵ, bảo cô về Bắc Kinh thử vai, chị ấy đã hẹn Châu Minh Khiêm vào chiều mai.
Cô không có ý định đi thử vai, nhưng lại có chuyện muốn gặp mặt Châu Minh Khiêm.
Đã bước sang đầu tháng Mười một rồi, thử vai xong cô phải bay sang Hoành Điếm, bộ Duyên mỏng kia cũng sắp sửa đến ngày khai máy.
Đây là khoảng thời gian cô ở cùng Tưởng Thành Duật lâu nhất, anh ở thôn Hải Đường với cô trọn mười một ngày.
Trước khi tạm biệt nhau, ông nội nghĩ Tưởng Thành Duật vẫn chưa “thu phục” được cháu gái của mình bèn trấn an anh, ông nói rằng nhất định sẽ thành công, lý do chính là Thẩm Đường đã nguyện ý mua quà vặt cho anh.
Không có cách nào nói thật, Tưởng Thành Duật chỉ biết cười cho qua.
Dạo gần đây, anh ở với ông nội còn nhiều hơn cả Thẩm Đường. Phần lớn thời gian Thẩm Đường đều ở nhà đọc kịch bản, còn anh phụ trách đưa ông nội ra ngoài tản bộ.
Anh hầu như đã khám phá khắp các ngõ ngách của thôn Hải Đường, những chỗ mà khi bé Thẩm Đường hay đến, ông cụ đều nhớ rất rõ, cũng tiện đường dẫn anh đến xem.
Đến tối, Thẩm Đường sẽ ngụy trang thật kỹ, sau đó đi dạo vòng vòng các con hẻm, hóng gió biển, khi quay về nhất định sẽ mang đồ ăn về cho anh.
Về khuya, khi bãi biển không còn ai, du khách đều quay về khách sạn nghỉ ngơi, nhân lúc này, hai người sẽ ra bờ biển tản bộ.
Anh và Thẩm Đường cùng nắm tay nhau dạo bước trong làn nước biển, mỗi khi có sóng biển ập vào bờ, làm ướt quần áo trên người bọn họ.
Ở thôn Hải Đường hơn mười ngày, cuộc sống của bọn họ trôi qua vô cùng giản dị.
Vào khoảnh khắc máy bay cất cánh, Thẩm Đường không biết mình đang lưu luyến cái gì.
Có lẽ là anh khi ở thôn Hải Đường.
Trở về Bắc Kinh, cảm giác thoải mái ở làng chài nhỏ đã bị những cuộc điện thoại bận rộn tách ra.
Tưởng Thành Duật muốn đến công ty, chuyện hợp tác với chủ tịch Tiêu đã quyết định, tháng sau sẽ ký cam kết hợp tác.
Anh cầm áo vest lên, “Tối nay anh có một bữa tiệc, chưa biết khi nào về.”
Thẩm Đường đang bận đọc kịch bản nên chỉ gật đầu.
Anh đóng cửa bước xuống lầu.
Thẩm Đường thu hồi tầm mắt, lật sang trang khác.
Về đến Bắc Kinh, khoảng cách vô hình giữa cô và Tưởng Thành Duật lại xuất hiện.
Ở chỗ này, anh là đại cổ đông của GR, là chủ tịch tập đoàn Kinh Húc, và là Nhị công tử Tưởng gia.
Anh không còn là Tưởng Thành Duật ban ngày đưa ông nội đi tản bộ, đến nửa đêm lại đưa cô ra biển chơi nữa.
Điện thoại của chị Lỵ gọi đến, Thẩm Đường chợt hoàn hồn.
“Thời gian thử vai lùi lại một tiếng, em không cần phải đến sớm đâu.” Chị Lỵ tạm dừng, chị biết Thẩm Đường chỉ đồng ý thử vai ngoài miệng, nhưng trong lòng rất khó chịu, “Chờ đến khi em nhận giải thưởng từ bộ phim này thì tất cả đều đáng giá. À, đúng rồi…”
Thẩm Đường hỏi, “Sao thế?”
“Nữ phụ số hai của Duyên mỏng có lai lịch không nhỏ, nhưng vẫn chưa tìm hiểu được đó là ai.”
Thẩm Đường chẳng quan tâm đến mấy chuyện này, dù sao Duyên mỏng cũng sắp khai máy, bất kể là ai thì cũng sẽ gặp được vào lễ khai máy thôi.
…
Buổi chiều hôm sau, Thẩm Đường đến nơi thử vai đúng hẹn.
Cô được phó đạo diễn tiếp đón, và người diễn tay đôi với cô chính là Trần Nhất Nặc.
Diễn viên chính duy nhất được chọn sẵn trong Mùa hạ năm ấy chỉ có Trần Nhất Nặc, trong phim có không ít cảnh diễn tay đôi giữa hai nữ chính, còn có phân đoạn hai nữ giành một nam.
Khi Trần Nhất Nặc biết người diễn tay đôi với mình hôm nay là Thẩm Đường, cô ta kích động một hồi lâu. “Cô Thẩm, lâu rồi không gặp.”
Thẩm Đường vẫn giữ nét lạnh lùng như xưa, mỉm cười đáp, “Chào cô.”
Phó đạo diễn cho hai cô diễn thử một đoạn ngắn, “Có lẽ hai người đã quen với kịch bản, cho hai người năm phút để tìm trạng thái nhé.”
Phòng bên cạnh, Trần Nam Kính cầm tách trà trên tay, chốc chốc lại lướt nhìn đồng hồ.
Châu Minh Khiêm đi đến châm thêm trà nóng cho ông ta, “Nguội rồi đúng không?”
Giọng nói bất ngờ phát ra khiến Trần Nam Kính hết hồn, “Vẫn tạm.” Ông ta khoát tay, “Không cần châm thêm đâu.”
Châu Minh Khiêm ngồi xuống đối diện ông, “Thẩm Đường đã đến thử vai rồi, sao chú vẫn còn mất hồn mất vía thế? Chẳng lẽ chú lại sợ cô ấy không qua được cửa ải của phó đạo diễn ư?”
Ông ta không lo về diễn xuất của Thẩm Đường, nếu cô đã quyết tâm giành lấy bộ phim này thì với tính cách của cô, nhất định sẽ phân tích kỹ nhân vật của mình, nói không chừng đã đọc kịch bản không dưới ba lần.
Điều ông ta lo lắng chính là cô chỉ đến cho vui, và khi phát hiện ra người diễn tay đôi là Nhất Nặc, không biết cô có quay lưng bỏ đi hay không.
Lúc Trần Nam Kính nói ra cũng tự cảm thấy xấu hổ, “Nhất Nặc là diễn viên được chọn sẵn, còn Đường Đường phải thử vai, chú sợ con bé trở mặt không chịu diễn.”
Từ trước đến nay Châu Minh Khiêm nổi tiếng với biệt tài “phóng đao”, “Cũng đúng. Đổi lại là con, nếu ba con có một đứa con trai khác, thằng đó lúc nào cũng được đi đường tắt, còn con phải đi giành giật từng chút một thì chắc chắn con sẽ dứt khoát đập chén rời đi.”
“Phóng đao” xong, anh ta lại cho người ta một liều thuốc tiêu viêm, “Nhưng tình huống của chú có chút đặc biệt, chú có nỗi khổ tâm của mình, có đúng không?”
Trần Nam Kính day day huyệt thái dương, “Con để chú yên tĩnh một lát đã.”
Châu Minh Khiêm mỉm cười, giữ im lặng.
Dày vò gần hai mươi phút, mỗi một giây trôi qua tựa như một con dao cùn cứa vào lòng Trần Nam Kính.
Tiếng gõ cửa vang lên kèm theo giọng nói, “Đạo diễn Châu có đó không?”
Là giọng của Thẩm Đường.
Trần Nam Kính hít sâu một hơi, lo lắng trong lòng cũng vơi đi. Cô không bỏ ngang.
“Vào đi.” Châu Minh Khiêm tự mình đi ra mở cửa, “Rất mong chờ được hợp tác với cô.”
Thẩm Đường tích chữ như vàng, “Vinh hạnh của tôi.”
Cô đã sớm biết Trần Nam Kính ở chỗ này.
Vì biết ông ta ở đây, nên cô mới đến tìm Châu Minh Khiêm.
Châu Minh Khiêm mời cô ngồi, sau đó rót trà cho cô.
Thẩm Đường xem Trần Nam Kính như không khí, chẳng thèm để ông ta vào mắt. Nếu Châu Minh Khiêm đã biết quan hệ giữa cô và Trần Nam Kính, thế thì không cần phải vòng vo.
“Đạo diễn Châu, quê của nữ chính trong kịch bản là ở một làng chài nhỏ, tôi thấy thôn Hải Đường rất thích hợp.”
Lòng Trần Nam Kính khẽ nảy lên.
Châu Minh Khiêm cười, “Thật ư? Nghe nói phong cảnh thôn Hải Đường rất đẹp, nhưng tôi vẫn không có thời gian đến tham quan.”
Thẩm Đường không muốn làm khó Châu Minh Khiêm, cô nhìn sang Trần Nam Kính, nói thẳng, “Đạo diễn Trần, chọn thôn Hải Đường làm địa điểm quay là một trong những điều kiện để tôi nhận bộ phim này.”
“Đường Đường…”
Thẩm Đường ngắt lời ông ta, “Thôn Hải Đường gần giống với làng chài trong kịch bản, tôi cũng có thời gian ở bên cạnh ông nội.”
Trần Nam Kính há hốc mồm, cổ họng nghèn nghẹn, nhắc đến người cha già, ông ta không thể nói được một chữ.
“Cám ơn tách trà của đạo diễn Châu, tôi không quấy rầy nữa.” Thẩm Đường tạm biệt.
Châu Minh Khiêm tiễn Thẩm Đường ra đến tận cửa, sau khi đóng cửa lại, anh ta thở dài một hơi.
“Làm sao bây giờ?” Anh ta hỏi ý kiến của Trần Nam Kính.
Trần Nam Kính nhìn tách trà nguội đến thất thần, ông ta đã không nhớ đã bao năm rồi mình không về nhà, mỗi lần gọi điện thoại về, ba ông ta luôn nói, làng chài bây giờ đã khác xưa rất nhiều.
Mấy năm gần đây, ba rất ít khi chủ động gọi điện cho ông ta.
Mỗi khi ông ta gọi về, đa phần ông cụ cũng không biết muốn nói gì với ông ta. Đôi lúc trò chuyện lại rơi vào bầu không khí lúng túng. Nhưng cứ mỗi lần chuẩn bị cúp máy, ba ông ta sẽ luôn nói một câu, “Ba đã xem hết mấy bộ phim của con, xem rất nhiều lần.”
Đây hẳn là một lời khách sáo.
Hồi còn trẻ ông toàn đóng phim tình cảm, sao ba ông lại thích được.
Trần Nam Kính đã không thể nào mường tượng ra dáng vẻ hiện tại của ba mình, hình ảnh khắc sâu nhất chính là khi ông ta còn nhỏ, khoảng chừng sáu bảy tuổi, cũng đã hơn bốn mươi năm về trước rồi.
Lúc ấy, mẹ đưa ông ta đến Quảng Châu làm việc, vì tiết kiệm tiền xe mà nửa năm ba mới đến thăm ông ta một lần, ông cho ông ta tiền sinh hoạt, cũng xem như là tiền nuôi dưỡng.
Tất cả tiền sinh hoạt đều được bọc trong một bao nilon, mười tệ, năm tệ, nhiều nhất là một tệ, một hào, hai hào, năm hào cũng rất nhiều.
Một xấp tiền dày mang theo mùi tanh của cá.
Đó là tiền mà ba ông ta đã tích góp từng đồng mới có được.
Xưa giờ ba không bao giờ ở lại ăn cơm, vì mẹ không bao giờ vui vẻ ra mặt với ông.
Lúc gần đi, ba luôn nói một câu: Phải nghe lời mẹ con đấy.
Sau này, mẹ tái giá. Ba dượng và mẹ đều họ Trần. Ông ta cũng đổi họ, mọi người tưởng ông theo họ của ba dượng, nhưng thật ra là theo họ mẹ.
Sau khi ba dượng và mẹ cưới nhau liền rời khỏi Quảng Châu, sang Hong Kong làm ăn.
Về sau khi gia đình khá giả một chút, mẹ ông ta lại sinh thêm hai đứa con.
Nhưng vì hai người họ không hợp nhau, cuối cùng vẫn ly hôn.
Năm ấy khi rời khỏi Quảng Châu, mẹ không hề nói với ba một tiếng. Trần Nam Kính không dám tưởng tượng đến cảnh khi ba đến phòng trọ nhưng lại không thấy người sẽ có cảm giác gì.
Những năm về sau, ông ta và ba mình như rơi vào trạng thái mất liên lạc.
Lần liên lạc lại sau đó, là khi mẹ đưa Đường Đường về chỗ của ba.
“Nếu không chúng ta có thể suy xét đến thôn Hải Đường. Dù sao thì quay đâu cũng vậy. Cũng không thể vì quay ở đây mà người khác sẽ suy diễn ra quan hệ của chú và ông nội của Thẩm Đường được.”
Châu Minh Khiêm cắt ngang dòng suy nghĩ của Trần Nam Kính, ông ta không cân nhắc đến thôn Hải Đường là vì không qua được ải của vợ mình, “Dì Phàn của con sẽ không đồng ý đâu.”
Không cần về nhà bàn với Phàn Ngọc, ông ta cũng biết thái độ của vợ mình.
Đến lúc đó không biết sẽ ầm ĩ đến thế nào.
Bình thường Phàn Ngọc không cho ông ta có bất kỳ tiếp xúc nào với Thẩm Đường, chứ đừng nói đến chuyện đến quê Thẩm Đường quay phim.
Châu Minh Khiêm gật đầu, “Cũng hơi khó, chú thử nghĩ lại xem có cách nào vẹn toàn đôi bên hay không?” Anh ta hớp một ngụm trà, “Quay phim là chuyện nhỏ. Chuyện quan trọng là nếu dì Phàn biết Thẩm Đường đóng bộ phim này, không biết có cãi nhau với chú không.”
Hôm nay Trần Nhất Nặc đến diễn cùng Thẩm Đường, nói không chừng về nhà sẽ báo lại với Phàn Ngọc. Sớm muộn gì Phàn Ngọc cũng biết chuyện Thẩm Đường đóng vai chính bộ phim này.
…
Tối hôm sau, Thẩm Đường bay sang Hoành Điếm.
Trong lúc chờ máy bay, cô gửi tin nhắn cho Tưởng Thành Duật, [Em sắp lên máy bay rồi. Tối nay không còn ai tranh chăn với anh nữa nhé.]
Tưởng Thành Duật đang ở hội quán, trong phòng khói sương lượn lờ.
Nghiêm Hạ Vũ thua bài cả đêm, bực bội ngồi một bên hút thuốc, tàn thuốc nơi kẽ tay rơi vãi khắp các lá bài.
Bên cạnh có người bạn hỏi Nghiêm Hạ Vũ, “Nghe nói Tết này cậu và Điền Thanh Lộ đính hôn à, thật không đấy?”
Nghiêm Hạ Vũ nhìn lá bài trong tay, im lặng một lúc lâu mới đáp, “Không biết.”
Anh ta dụi tắn điếu thuốc.
Hai chữ “không biết” này phát ra từ miệng Nghiêm Hạ Vũ lại trở nên rất có hồn.
Bạn bè trêu, “Cậu mà thất thủ đính hôn, e là cuộc sống của anh Tưởng chúng ta không còn êm đềm nữa rồi.” Anh ta gẩy tàn thuốc, “Bác gái chờ cậu đính hôn với Điền Thanh Lộ xong, thế là sẽ có cớ giục anh Tưởng kết hôn ngay.”
Nghiêm Hạ Vũ lại đưa điếu thuốc lên miệng, đốt lửa, rít một hơi mới trả lời, “Cậu nhìn xem cậu ta có giống kiểu người sẽ kết hôn không?”
Tưởng Thành Duật hờ hững xếp lại bài, không tiếp lời, tựa như chuyện này không liên quan gì đến mình.
Điện thoại anh rung lên, có tin nhắn đến.
Anh sắp bài trong tay, gom lại.
Nghiêm Hạ Vũ ngẩng lên, “Không đánh hả?”
Tưởng Thành Duật, “Cứ thắng cậu mãi thì còn đánh gì nữa.” Anh đặt bài lên bàn, cầm điện thoại dựa vào thành ghế xem tin nhắn. Anh biết hôm nay Thẩm Đường sẽ bay, nhưng không rõ là mấy giờ.
“Tôi ra ngoài gọi điện thoại.” Tưởng Thành Duật rời khỏi phòng.
Đi đến cuối hành lang, ngửi thấy mùi khói thuốc khắp người, anh mở cửa sổ ra cho thoáng khí.
Điện thoại vang lên năm sáu giây Thẩm Đường mới nghe máy.
Cô nói, “Bánh phô mai nướng mềm mà anh mua cho em vẫn chưa ăn hết, đang cất trong tủ lạnh đấy.” Tối qua anh lại đến trường thăm cháu gái anh, lúc mua bánh cho cháu cũng mua về cho cô một phần.
Tưởng Thành Duật tựa vào bệ cửa sổ, “Anh để dành cho em.”
“Không cần đâu, chờ em về thì nó đã hết hạn rồi.” Thẩm Đường vừa xem lịch trình nửa năm kế tiếp, Duyên mỏng đóng máy vào tháng Tư năm sau, đến Tết cũng phải ăn Tết trong đoàn phim.
Có mấy bữa tiệc liên hoan cuối năm và mấy sự kiện thương mại đều tổ chức ở Thượng Hải, cô không có thời gian trở về Bắc Kinh, mà anh cũng sẽ không đến đoàn phim thăm cô.
“Sang năm gặp nhé.”
Tưởng Thành Duật ừ một tiếng, trước khi cúp điện thoại, anh nói với cô, “Dù có nhớ anh hay không thì em đều có thể gọi điện thoại cho anh bất cứ lúc nào.”
Nói thẳng ra thì, Thẩm Đường chỉ nhìn trúng gương mặt của anh.
Đúng là một cô gái nông cạn.
Đến khi trời gần sập tối, Thẩm Đường mới về đến nhà.
Để đền bù, cô mang về cho anh một phần đồ ăn vặt của thôn Hải Đường và một hộp trái cây.
“Ở nhà một mình chán lắm hả anh?”
Tưởng Thành Duật gấp cuốn kịch bản lại, “Cũng tạm.”
Thẩm Đường quẳng đôi dép lê sang một bên, bước chân trần đến cạnh Tưởng Thành Duật, áp đầu gối vào chân anh, ý muốn ngồi lên đùi của anh.
Tưởng Thành Duật đặt hai chân ngang bằng nhau, để cô ngồi vào lòng mình. Anh đưa tay ôm lấy cô, nhắc đến chuyện ở ngoài bờ biển lúc chiều, “Em ra dấu tay với anh đúng không?”
“Anh đã biết rồi sao còn hỏi?” Thẩm Đường kéo cổ áo anh ra, kiểm tra vết hôn trên đó có đỡ chưa, bây giờ chỉ còn hơi tim tím, đã nhạt bớt so với buổi sáng.
Trên người anh còn có hương sữa tắm mát lạnh.
Tưởng Thành Duật cúi đầu nhìn cô, “Dấu tay kia hình như có nghĩa là thích.” Anh lên tiếng hỏi cô, “Em thích anh chỗ nào?”
Thẩm Đường ngửa mặt lên, đôi mắt đong đầy sự chân thành, “Em thích tâm hồn của anh.”
Tưởng Thành Duật nhìn cô như cười như không.
Ý anh chính là: Em dối lòng như thế không sợ nửa đêm quỷ đến gõ cửa à?
Kế đó, hai người không hẹn mà cùng bật cười.
Thẩm Đường lại bày tỏ tâm ý với anh, “Thật sự là em thích tâm hồn của anh mà.”
Tưởng Thành Duật hôn lên khóe môi cô, “Có là giả thì anh cũng tin.”
Thẩm Đường chỉ chỉ mấy món quà vặt cô mang về, “Anh ăn chút đi, để nguội là không ngon đâu.” Cô trượt khỏi người anh ngồi xuống sofa.
Tưởng Thành Duật đặt cuốn kịch bản Mùa hạ năm ấy xuống rồi đi rửa tay. Thẩm Đường tiện tay cầm lên, đọc tiếp trang mình đang đọc dở.
Tưởng Thành Duật ra khỏi nhà vệ sinh, trông thấy cô mất tập trung thì hỏi, “Kịch bản hay thế này sao em lại không nhận?”
Cô đã quyết định sẽ nhận phim nhưng vẫn chưa kịp nói với anh. Thẩm Đường ngẩng lên đáp, “Anh còn biết kịch bản hay hay không nữa hả?”
Lần trước đọc kịch bản Duyên mỏng, anh lướt nhanh như gió, chủ yếu chỉ tìm theo từ khóa xem xem có cảnh hôn hay không, nhưng kịch bản lần này anh lại đọc rất nghiêm túc.
Tưởng Thành Duật ngồi xuống cạnh cô, “Lấy bối cảnh ba mươi năm phát triển của Thâm Quyến, tình tiết cao trào, phân đoạn tình cảm đáng xem, nhân vật có điểm sáng, đây không phải là một kịch bản hay ư?”
“Đạo diễn là ai thế?” Anh lại hỏi.
“Châu Minh Khiêm.”
“Em nhận đi, có thể nâng cao diễn xuất, nói không chừng còn có thể nhận giải nữa. Nếu em muốn tiếp tục con đường diễn viên này thì không thể không có tác phẩm tiêu biểu.”
Thẩm Đường ngả người vào sofa, Tưởng Thành Duật chưa bao giờ cho cô lời khuyên trong công việc, đây là lần đầu tiên.
Cô vẫn chưa đọc phần sau của kịch bản, nhưng phim của Châu Minh Khiêm thì phân đoạn tình cảm rất mượt. Cô báo trước với anh, “Đến lúc đó nhất định sẽ có rất nhiều cảnh hôn, còn là cảnh quay chậm đấy.”
Tưởng Thành Duật ghim một miếng trái cây bỏ vào miệng, nhai chầm chậm, vừa hay có cớ để im lặng.
Anh không thích cô diễn cảnh hôn, đây là sự thật.
Thẩm Đường đỡ trán nhìn anh, cô lấy kịch bản làm quạt, nhưng lại chẳng có tí gió nào.
Cuối cùng Tưởng Thành Duật cũng lên tiếng, “Em cứ nhận đi, có cảnh hôn cũng không sao cả. Lúc em quay thì hãy nhớ đến anh.”
Thẩm Đường bình tĩnh nhìn anh, Tưởng Thành Duật đút cho cô một miếng xoài. Cô đặt kịch bản sang một bên, ôm lấy eo anh, sờ sờ dây lưng của anh, sau đó cởi ra.
Tưởng Thành Duật nắm chặt tay cô, “Đừng quậy, lát nữa sẽ cho em.”
Thẩm Đường tỉnh rụi, “Không có bao.”
“Anh mua trong thành phố rồi.” Tưởng Thành Duật hất cằm về phía cái túi anh mang về, “Mười hộp.”
“… Anh mua nhiều thế làm gì?”
“Kiểu gì cũng sẽ cần dùng đến.” Tưởng Thành Duật đáp, “Nếu không xài hết thì tăng ca thôi.”
Thẩm Đường, “…”
…
Đến khi dùng đến hộp thứ bảy, kỳ nghỉ buộc phải kết thúc sớm vì Thẩm Đường nhận điện thoại của chị Lỵ, bảo cô về Bắc Kinh thử vai, chị ấy đã hẹn Châu Minh Khiêm vào chiều mai.
Cô không có ý định đi thử vai, nhưng lại có chuyện muốn gặp mặt Châu Minh Khiêm.
Đã bước sang đầu tháng Mười một rồi, thử vai xong cô phải bay sang Hoành Điếm, bộ Duyên mỏng kia cũng sắp sửa đến ngày khai máy.
Đây là khoảng thời gian cô ở cùng Tưởng Thành Duật lâu nhất, anh ở thôn Hải Đường với cô trọn mười một ngày.
Trước khi tạm biệt nhau, ông nội nghĩ Tưởng Thành Duật vẫn chưa “thu phục” được cháu gái của mình bèn trấn an anh, ông nói rằng nhất định sẽ thành công, lý do chính là Thẩm Đường đã nguyện ý mua quà vặt cho anh.
Không có cách nào nói thật, Tưởng Thành Duật chỉ biết cười cho qua.
Dạo gần đây, anh ở với ông nội còn nhiều hơn cả Thẩm Đường. Phần lớn thời gian Thẩm Đường đều ở nhà đọc kịch bản, còn anh phụ trách đưa ông nội ra ngoài tản bộ.
Anh hầu như đã khám phá khắp các ngõ ngách của thôn Hải Đường, những chỗ mà khi bé Thẩm Đường hay đến, ông cụ đều nhớ rất rõ, cũng tiện đường dẫn anh đến xem.
Đến tối, Thẩm Đường sẽ ngụy trang thật kỹ, sau đó đi dạo vòng vòng các con hẻm, hóng gió biển, khi quay về nhất định sẽ mang đồ ăn về cho anh.
Về khuya, khi bãi biển không còn ai, du khách đều quay về khách sạn nghỉ ngơi, nhân lúc này, hai người sẽ ra bờ biển tản bộ.
Anh và Thẩm Đường cùng nắm tay nhau dạo bước trong làn nước biển, mỗi khi có sóng biển ập vào bờ, làm ướt quần áo trên người bọn họ.
Ở thôn Hải Đường hơn mười ngày, cuộc sống của bọn họ trôi qua vô cùng giản dị.
Vào khoảnh khắc máy bay cất cánh, Thẩm Đường không biết mình đang lưu luyến cái gì.
Có lẽ là anh khi ở thôn Hải Đường.
Trở về Bắc Kinh, cảm giác thoải mái ở làng chài nhỏ đã bị những cuộc điện thoại bận rộn tách ra.
Tưởng Thành Duật muốn đến công ty, chuyện hợp tác với chủ tịch Tiêu đã quyết định, tháng sau sẽ ký cam kết hợp tác.
Anh cầm áo vest lên, “Tối nay anh có một bữa tiệc, chưa biết khi nào về.”
Thẩm Đường đang bận đọc kịch bản nên chỉ gật đầu.
Anh đóng cửa bước xuống lầu.
Thẩm Đường thu hồi tầm mắt, lật sang trang khác.
Về đến Bắc Kinh, khoảng cách vô hình giữa cô và Tưởng Thành Duật lại xuất hiện.
Ở chỗ này, anh là đại cổ đông của GR, là chủ tịch tập đoàn Kinh Húc, và là Nhị công tử Tưởng gia.
Anh không còn là Tưởng Thành Duật ban ngày đưa ông nội đi tản bộ, đến nửa đêm lại đưa cô ra biển chơi nữa.
Điện thoại của chị Lỵ gọi đến, Thẩm Đường chợt hoàn hồn.
“Thời gian thử vai lùi lại một tiếng, em không cần phải đến sớm đâu.” Chị Lỵ tạm dừng, chị biết Thẩm Đường chỉ đồng ý thử vai ngoài miệng, nhưng trong lòng rất khó chịu, “Chờ đến khi em nhận giải thưởng từ bộ phim này thì tất cả đều đáng giá. À, đúng rồi…”
Thẩm Đường hỏi, “Sao thế?”
“Nữ phụ số hai của Duyên mỏng có lai lịch không nhỏ, nhưng vẫn chưa tìm hiểu được đó là ai.”
Thẩm Đường chẳng quan tâm đến mấy chuyện này, dù sao Duyên mỏng cũng sắp khai máy, bất kể là ai thì cũng sẽ gặp được vào lễ khai máy thôi.
…
Buổi chiều hôm sau, Thẩm Đường đến nơi thử vai đúng hẹn.
Cô được phó đạo diễn tiếp đón, và người diễn tay đôi với cô chính là Trần Nhất Nặc.
Diễn viên chính duy nhất được chọn sẵn trong Mùa hạ năm ấy chỉ có Trần Nhất Nặc, trong phim có không ít cảnh diễn tay đôi giữa hai nữ chính, còn có phân đoạn hai nữ giành một nam.
Khi Trần Nhất Nặc biết người diễn tay đôi với mình hôm nay là Thẩm Đường, cô ta kích động một hồi lâu. “Cô Thẩm, lâu rồi không gặp.”
Thẩm Đường vẫn giữ nét lạnh lùng như xưa, mỉm cười đáp, “Chào cô.”
Phó đạo diễn cho hai cô diễn thử một đoạn ngắn, “Có lẽ hai người đã quen với kịch bản, cho hai người năm phút để tìm trạng thái nhé.”
Phòng bên cạnh, Trần Nam Kính cầm tách trà trên tay, chốc chốc lại lướt nhìn đồng hồ.
Châu Minh Khiêm đi đến châm thêm trà nóng cho ông ta, “Nguội rồi đúng không?”
Giọng nói bất ngờ phát ra khiến Trần Nam Kính hết hồn, “Vẫn tạm.” Ông ta khoát tay, “Không cần châm thêm đâu.”
Châu Minh Khiêm ngồi xuống đối diện ông, “Thẩm Đường đã đến thử vai rồi, sao chú vẫn còn mất hồn mất vía thế? Chẳng lẽ chú lại sợ cô ấy không qua được cửa ải của phó đạo diễn ư?”
Ông ta không lo về diễn xuất của Thẩm Đường, nếu cô đã quyết tâm giành lấy bộ phim này thì với tính cách của cô, nhất định sẽ phân tích kỹ nhân vật của mình, nói không chừng đã đọc kịch bản không dưới ba lần.
Điều ông ta lo lắng chính là cô chỉ đến cho vui, và khi phát hiện ra người diễn tay đôi là Nhất Nặc, không biết cô có quay lưng bỏ đi hay không.
Lúc Trần Nam Kính nói ra cũng tự cảm thấy xấu hổ, “Nhất Nặc là diễn viên được chọn sẵn, còn Đường Đường phải thử vai, chú sợ con bé trở mặt không chịu diễn.”
Từ trước đến nay Châu Minh Khiêm nổi tiếng với biệt tài “phóng đao”, “Cũng đúng. Đổi lại là con, nếu ba con có một đứa con trai khác, thằng đó lúc nào cũng được đi đường tắt, còn con phải đi giành giật từng chút một thì chắc chắn con sẽ dứt khoát đập chén rời đi.”
“Phóng đao” xong, anh ta lại cho người ta một liều thuốc tiêu viêm, “Nhưng tình huống của chú có chút đặc biệt, chú có nỗi khổ tâm của mình, có đúng không?”
Trần Nam Kính day day huyệt thái dương, “Con để chú yên tĩnh một lát đã.”
Châu Minh Khiêm mỉm cười, giữ im lặng.
Dày vò gần hai mươi phút, mỗi một giây trôi qua tựa như một con dao cùn cứa vào lòng Trần Nam Kính.
Tiếng gõ cửa vang lên kèm theo giọng nói, “Đạo diễn Châu có đó không?”
Là giọng của Thẩm Đường.
Trần Nam Kính hít sâu một hơi, lo lắng trong lòng cũng vơi đi. Cô không bỏ ngang.
“Vào đi.” Châu Minh Khiêm tự mình đi ra mở cửa, “Rất mong chờ được hợp tác với cô.”
Thẩm Đường tích chữ như vàng, “Vinh hạnh của tôi.”
Cô đã sớm biết Trần Nam Kính ở chỗ này.
Vì biết ông ta ở đây, nên cô mới đến tìm Châu Minh Khiêm.
Châu Minh Khiêm mời cô ngồi, sau đó rót trà cho cô.
Thẩm Đường xem Trần Nam Kính như không khí, chẳng thèm để ông ta vào mắt. Nếu Châu Minh Khiêm đã biết quan hệ giữa cô và Trần Nam Kính, thế thì không cần phải vòng vo.
“Đạo diễn Châu, quê của nữ chính trong kịch bản là ở một làng chài nhỏ, tôi thấy thôn Hải Đường rất thích hợp.”
Lòng Trần Nam Kính khẽ nảy lên.
Châu Minh Khiêm cười, “Thật ư? Nghe nói phong cảnh thôn Hải Đường rất đẹp, nhưng tôi vẫn không có thời gian đến tham quan.”
Thẩm Đường không muốn làm khó Châu Minh Khiêm, cô nhìn sang Trần Nam Kính, nói thẳng, “Đạo diễn Trần, chọn thôn Hải Đường làm địa điểm quay là một trong những điều kiện để tôi nhận bộ phim này.”
“Đường Đường…”
Thẩm Đường ngắt lời ông ta, “Thôn Hải Đường gần giống với làng chài trong kịch bản, tôi cũng có thời gian ở bên cạnh ông nội.”
Trần Nam Kính há hốc mồm, cổ họng nghèn nghẹn, nhắc đến người cha già, ông ta không thể nói được một chữ.
“Cám ơn tách trà của đạo diễn Châu, tôi không quấy rầy nữa.” Thẩm Đường tạm biệt.
Châu Minh Khiêm tiễn Thẩm Đường ra đến tận cửa, sau khi đóng cửa lại, anh ta thở dài một hơi.
“Làm sao bây giờ?” Anh ta hỏi ý kiến của Trần Nam Kính.
Trần Nam Kính nhìn tách trà nguội đến thất thần, ông ta đã không nhớ đã bao năm rồi mình không về nhà, mỗi lần gọi điện thoại về, ba ông ta luôn nói, làng chài bây giờ đã khác xưa rất nhiều.
Mấy năm gần đây, ba rất ít khi chủ động gọi điện cho ông ta.
Mỗi khi ông ta gọi về, đa phần ông cụ cũng không biết muốn nói gì với ông ta. Đôi lúc trò chuyện lại rơi vào bầu không khí lúng túng. Nhưng cứ mỗi lần chuẩn bị cúp máy, ba ông ta sẽ luôn nói một câu, “Ba đã xem hết mấy bộ phim của con, xem rất nhiều lần.”
Đây hẳn là một lời khách sáo.
Hồi còn trẻ ông toàn đóng phim tình cảm, sao ba ông lại thích được.
Trần Nam Kính đã không thể nào mường tượng ra dáng vẻ hiện tại của ba mình, hình ảnh khắc sâu nhất chính là khi ông ta còn nhỏ, khoảng chừng sáu bảy tuổi, cũng đã hơn bốn mươi năm về trước rồi.
Lúc ấy, mẹ đưa ông ta đến Quảng Châu làm việc, vì tiết kiệm tiền xe mà nửa năm ba mới đến thăm ông ta một lần, ông cho ông ta tiền sinh hoạt, cũng xem như là tiền nuôi dưỡng.
Tất cả tiền sinh hoạt đều được bọc trong một bao nilon, mười tệ, năm tệ, nhiều nhất là một tệ, một hào, hai hào, năm hào cũng rất nhiều.
Một xấp tiền dày mang theo mùi tanh của cá.
Đó là tiền mà ba ông ta đã tích góp từng đồng mới có được.
Xưa giờ ba không bao giờ ở lại ăn cơm, vì mẹ không bao giờ vui vẻ ra mặt với ông.
Lúc gần đi, ba luôn nói một câu: Phải nghe lời mẹ con đấy.
Sau này, mẹ tái giá. Ba dượng và mẹ đều họ Trần. Ông ta cũng đổi họ, mọi người tưởng ông theo họ của ba dượng, nhưng thật ra là theo họ mẹ.
Sau khi ba dượng và mẹ cưới nhau liền rời khỏi Quảng Châu, sang Hong Kong làm ăn.
Về sau khi gia đình khá giả một chút, mẹ ông ta lại sinh thêm hai đứa con.
Nhưng vì hai người họ không hợp nhau, cuối cùng vẫn ly hôn.
Năm ấy khi rời khỏi Quảng Châu, mẹ không hề nói với ba một tiếng. Trần Nam Kính không dám tưởng tượng đến cảnh khi ba đến phòng trọ nhưng lại không thấy người sẽ có cảm giác gì.
Những năm về sau, ông ta và ba mình như rơi vào trạng thái mất liên lạc.
Lần liên lạc lại sau đó, là khi mẹ đưa Đường Đường về chỗ của ba.
“Nếu không chúng ta có thể suy xét đến thôn Hải Đường. Dù sao thì quay đâu cũng vậy. Cũng không thể vì quay ở đây mà người khác sẽ suy diễn ra quan hệ của chú và ông nội của Thẩm Đường được.”
Châu Minh Khiêm cắt ngang dòng suy nghĩ của Trần Nam Kính, ông ta không cân nhắc đến thôn Hải Đường là vì không qua được ải của vợ mình, “Dì Phàn của con sẽ không đồng ý đâu.”
Không cần về nhà bàn với Phàn Ngọc, ông ta cũng biết thái độ của vợ mình.
Đến lúc đó không biết sẽ ầm ĩ đến thế nào.
Bình thường Phàn Ngọc không cho ông ta có bất kỳ tiếp xúc nào với Thẩm Đường, chứ đừng nói đến chuyện đến quê Thẩm Đường quay phim.
Châu Minh Khiêm gật đầu, “Cũng hơi khó, chú thử nghĩ lại xem có cách nào vẹn toàn đôi bên hay không?” Anh ta hớp một ngụm trà, “Quay phim là chuyện nhỏ. Chuyện quan trọng là nếu dì Phàn biết Thẩm Đường đóng bộ phim này, không biết có cãi nhau với chú không.”
Hôm nay Trần Nhất Nặc đến diễn cùng Thẩm Đường, nói không chừng về nhà sẽ báo lại với Phàn Ngọc. Sớm muộn gì Phàn Ngọc cũng biết chuyện Thẩm Đường đóng vai chính bộ phim này.
…
Tối hôm sau, Thẩm Đường bay sang Hoành Điếm.
Trong lúc chờ máy bay, cô gửi tin nhắn cho Tưởng Thành Duật, [Em sắp lên máy bay rồi. Tối nay không còn ai tranh chăn với anh nữa nhé.]
Tưởng Thành Duật đang ở hội quán, trong phòng khói sương lượn lờ.
Nghiêm Hạ Vũ thua bài cả đêm, bực bội ngồi một bên hút thuốc, tàn thuốc nơi kẽ tay rơi vãi khắp các lá bài.
Bên cạnh có người bạn hỏi Nghiêm Hạ Vũ, “Nghe nói Tết này cậu và Điền Thanh Lộ đính hôn à, thật không đấy?”
Nghiêm Hạ Vũ nhìn lá bài trong tay, im lặng một lúc lâu mới đáp, “Không biết.”
Anh ta dụi tắn điếu thuốc.
Hai chữ “không biết” này phát ra từ miệng Nghiêm Hạ Vũ lại trở nên rất có hồn.
Bạn bè trêu, “Cậu mà thất thủ đính hôn, e là cuộc sống của anh Tưởng chúng ta không còn êm đềm nữa rồi.” Anh ta gẩy tàn thuốc, “Bác gái chờ cậu đính hôn với Điền Thanh Lộ xong, thế là sẽ có cớ giục anh Tưởng kết hôn ngay.”
Nghiêm Hạ Vũ lại đưa điếu thuốc lên miệng, đốt lửa, rít một hơi mới trả lời, “Cậu nhìn xem cậu ta có giống kiểu người sẽ kết hôn không?”
Tưởng Thành Duật hờ hững xếp lại bài, không tiếp lời, tựa như chuyện này không liên quan gì đến mình.
Điện thoại anh rung lên, có tin nhắn đến.
Anh sắp bài trong tay, gom lại.
Nghiêm Hạ Vũ ngẩng lên, “Không đánh hả?”
Tưởng Thành Duật, “Cứ thắng cậu mãi thì còn đánh gì nữa.” Anh đặt bài lên bàn, cầm điện thoại dựa vào thành ghế xem tin nhắn. Anh biết hôm nay Thẩm Đường sẽ bay, nhưng không rõ là mấy giờ.
“Tôi ra ngoài gọi điện thoại.” Tưởng Thành Duật rời khỏi phòng.
Đi đến cuối hành lang, ngửi thấy mùi khói thuốc khắp người, anh mở cửa sổ ra cho thoáng khí.
Điện thoại vang lên năm sáu giây Thẩm Đường mới nghe máy.
Cô nói, “Bánh phô mai nướng mềm mà anh mua cho em vẫn chưa ăn hết, đang cất trong tủ lạnh đấy.” Tối qua anh lại đến trường thăm cháu gái anh, lúc mua bánh cho cháu cũng mua về cho cô một phần.
Tưởng Thành Duật tựa vào bệ cửa sổ, “Anh để dành cho em.”
“Không cần đâu, chờ em về thì nó đã hết hạn rồi.” Thẩm Đường vừa xem lịch trình nửa năm kế tiếp, Duyên mỏng đóng máy vào tháng Tư năm sau, đến Tết cũng phải ăn Tết trong đoàn phim.
Có mấy bữa tiệc liên hoan cuối năm và mấy sự kiện thương mại đều tổ chức ở Thượng Hải, cô không có thời gian trở về Bắc Kinh, mà anh cũng sẽ không đến đoàn phim thăm cô.
“Sang năm gặp nhé.”
Tưởng Thành Duật ừ một tiếng, trước khi cúp điện thoại, anh nói với cô, “Dù có nhớ anh hay không thì em đều có thể gọi điện thoại cho anh bất cứ lúc nào.”