Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 2
IV
NÓI SAO LÀM VẬY
Ông nói chuyện thân mật và vui vẻ. Sống với hai bà già suốt đời ở cạnh ông, ông khéo chọn lối ăn nói cho vừa tầm họ. Khi ông cười, cái cười của ông hồn nhiên như của một cậu học sinh.
Bà Magơloa thích gọi ông là Ông lớn. Một hôm ông đang ngồi trên ghế, đứng dậy ra chỗ ngăn tủ tìm một quyển sách. Sách để ở tận ngăn trên. Ông vốn thấp bé nên không với tới. Ông gọi bà Magơloa bảo: Bà mang cho tôi cái ghế. Tôi tuy “lớn” nhưng vẫn không lớn tới tấm ván kia.
Ông có một bà họ xa, bà bá tước Lô. Bà này không bao giờ bỏ lỡ dịp đem khoe khoang trước mặt ông những cái mà bà gọi là những “ngưỡng vọng” của ba cậu công tử con bà ta. Bà ta có những ông chú bà bác đã già lắm, lại vô tự, gia tài, tước lộc, về sau thể tất về tay ba người con bà. Cậu út rồi sẽ được hưởng đến mười vạn quan lợi tức của một bà cô; cậu thứ hai rồi sẽ được ấm phong tước công của ông bác; cậu cả rồi sẽ được kế chân quốc lão của ông nội. Ông giám mục thường vẫn ngồi lặng yên nghe câu chuyện bà ta, coi đó là một cái tật vô hại của các bà hay khoe con. Duy có một lần, trong khi bà ta đang kể đi kể lại tỉ mỉ những chuyện kế tự và những “ngưỡng vọng” đó, thì ông giám mục trông có vẻ thẫn thờ hơn mọi bận. Bà ta hơi bực mình, ngừng lại hỏi:
- Kìa ông anh. Ông đang nghĩ đi đâu thế?
- Tôi đang nghĩ đến một câu sách cũng hơi kỳ, hình như trong sách của thánh Ôguytstanh, như thế này: “Hãy đặt ngưỡng vọng của ta vào người nào mà ta không thừa kế gì cả”.
Một lần khác, ông nhận được tờ cáo phó của một nhà quý tộc trong xứ, trong đó kê đặc cả một trang giấy những chức tước của người đã khuất, lại còn la liệt những phẩm hàm chức tước của bọn con cháu họ hàng nữa. Ông bảo: Cái chết thế mà khỏe lạ! Mang nhẹ nhàng cả một mớ nặng chức tước! Kể người đời cũng tài thật, lợi dụng đến cả cái thây ma để khoe khoang hợm hĩnh!
Đôi khi ông có những lời giễu cợt nhẹ nhàng mà có ý nghĩa sâu sắc. Mùa chay năm nọ có ông phó xứ trẻ tuổi lên tỉnh giảng thuyết ở nhà thờ lớn về lòng từ thiện. Ông ấy giảng giải khá hùng hồn. Nội dung bài giảng là lòng từ thiện. Ông tả cảnh địa ngục thật ghê rợn và tô điểm thiên đường thành cảnh êm đẹp ai cũng thèm ước và ông khuyên người giàu nên bố thí cho kẻ nghèo để được lên thiên đường, khỏi phải xuống địa ngục.
Trong bọn người nghe có một nhà phú thương tên là Giêbôrăng, đã nghỉ kinh doanh, song vẫn còn cho vay lãi nặng, trước đây chỉ chuyên dệt các loại len, dạ mà kiếm được dăm chục vạn. Cả đời hắn chẳng bố thí cho ai bao giờ. Từ hôm nghe giảng, chủ nhật nào cũng thấy hắn ném một xu cho mấy bà lão ăn mày ở cửa nhà thờ. Một xu mà đến sáu người phải chia nhau! Một hôm thấy lão ta đang làm phúc kiểu đó, ông mỉm cười bảo cô em:
- Kìa cô xem, ông Giêbôrăng đang mua một xu thiên đường đấy!
Trong công việc từ thiện không bao giờ ông nản chí. Người ta có khăng khăng từ chối, ông cũng tìm được lời hay, bắt người ta phải suy nghĩ. Lần nọ ông khuyến quyên trong một phòng khách ở tỉnh. Một tay quý tộc đã già, vừa giàu lại vừa kiệt, hầu tước Săngtecxiê, hôm ấy có mặt ở đấy. Hắn ta vào loại nhân vật kỳ lạ mà một thời người ta đã thấy xuất hiện, vừa có đầu óc bảo hoàng hơn vua, vừa có tư tưởng phóng khoáng hơn cả Vônte.[10]
[10] Voltaire: một nhà văn và nhà triết học nổi tiếng thế kỷ XVIII ở nước Pháp, có tư tưởng tự do.
Khi đến gần hầu tước, ông giám mục kéo tay hắn: “Hầu tước ạ, ngài phải cho tôi cái gì mới được”. Hắn quay lại, trả lời nhạt nhẽo: “Thưa Đức Cha, tôi đã có kẻ nghèo của tôi”. Ông giám mục nói: “Thì hãy cho tôi những kẻ nghèo đó!”
Một hôm ở giáo đường, ông giảng đạo như sau:
“Các giáo hữu, các bạn thân mến! Hiện nay ở nước Pháp có một triệu ba mươi hai vạn cái nhà nông dân chỉ có ba cửa, một triệu tám trăm mươi bảy ngàn nhà có hai cửa, một cửa ra vào, một cửa sổ và còn ba mươi tư vạn sáu ngàn túp lều chỉ có một cửa là chỗ ra vào thôi. Cái đó là do một thứ mà người ta gọi là thuế cửa. Bắt những gia đình nghèo từ già đến trẻ phải chui rúc trong những ngôi nhà ấy thì tránh sao khỏi làm mồi cho sốt rét và bệnh tật! Than ôi! Thượng đế đã cho người ta không khí để thở thì luật pháp lại bắt họ phải mua! Tôi không kết án luật pháp, tôi chỉ tạ ơn Chúa.
Trong hạt Ide, hạt Varơ, trong hai xứ thượng, hạ Anpơ, nông dân không có đến cả cái xe cút kít, họ phải cõng phân ra ruộng. Họ không có nến, họ phải thắp bằng những que nhựa và những khúc dây thừng nhúng vào đầu nhựa. Khắp miền núi xứ Đôphinê đều thế cả. Họ phải làm bánh ăn dự trữ sáu tháng. Họ đốt lò bánh bằng phân bò phơi khô. Mùa đông, họ dùng rìu bổ bánh, ngâm vào nước một ngày một đêm mới ăn được. Hỡi các giáo hữu! Hãy mở lòng nhân! Hãy xem chung quanh các bạn người ta khổ như thế nào”.
Vốn sinh ở Provăngxơ, ông rất dễ làm quen với các thổ âm miền Nam. Khi cần ông có thể nói: “Eh bé! Moussu, sès sagé?” như người Lănggơđốc hạ, “Onté anaras passa” như người hạ Anpơ, cũng như “Puerte un bouen montou embe un bouen froumage grase” như người ở Đôphinê thượng. Điều đó làm dân chúng thích và giúp ông gần gũi mọi người khá nhiều. Vào nhà tranh vách đất hay lên chỗ núi non, ông cũng tự nhiên thoải mái như ở nhà mình. Nói những điều cao cả nhất ông cũng nói được bằng những lời lẽ thông tục nhất. Nói năng như mọi người nên cũng đi được vào lòng tất cả.
Tuy vậy, đối với hạng thượng lưu cũng như đối với dân chúng ông vẫn là một.
Ông không bao giờ buộc tội một cách vội vã mà không tính đến hoàn cảnh xung quanh. Ông nói: - Phải xét xem tội lỗi đã đi tới bằng con đường nào.
Vì vui vẻ tự cho mình là nguyên tội nhân, ông không thể nghĩ đến một kiểu dốc cheo leo nào của chủ nghĩa khắc nghiệt và không cau mày nhăn mặt như những ông thiện, ông ác, ông chỉ lớn tiếng truyền bá một học thuyết có thể tóm tắt như sau:
“Con người ta có thể xác, nó vừa là gánh nặng vừa là nguồn quyến rũ. Con người kéo lê thể xác nhưng cũng chiều nể nó.
Phải trông coi, uốn nắn, trấn áp, cùng kế lắm mới nghe theo nó. Nghe theo như vậy cũng còn có thể có tội; nhưng làm được như thế thì tội cũng nhẹ. Ngã, nhưng là ngã quỳ thì còn có thể chuyển sang cầu nguyện.
Thành thánh thì ngoại lệ; thành người chính trực là quy tắc. Lầm lạc, sa ngã, phạm tội cũng được, nhưng phải là người chính trực.
Càng ít tội lỗi càng tốt, đó là luật của người. Không tội lỗi nào cả, đó là mơ ước của thiên thần. Đã thuộc trái đất này thì thoát sao khỏi tội lỗi. Tội lỗi cũng như luật hấp dẫn, chi phối mọi người.”
Có lúc ông thấy mọi người gào thét dữ tợn và phẫn nộ quá nhanh:
- Ồ! Ồ! - Ông vừa cười vừa nói - rõ ràng đấy là một tội ác lớn mà mọi người đều mắc phải. Đó chính là những kẻ đạo đức giả bị kinh động nên vội vàng phản kháng để che thân.
Đối với đàn bà và dân nghèo là những kẻ chịu nhiều áp bức xã hội nhất, ông rất độ lượng. Ông bảo: “Tội lỗi của đàn bà, của con trẻ, của kẻ tôi tớ, của người yếu hèn, của đám nghèo khổ và dốt nát, chính là tội lỗi của những bậc làm chồng, làm cha, làm chú, những kẻ quyền thế, những người giàu có và có học thức”.
Ông lại nói:
“Phải cố gắng dạy cho người không biết, càng nhiều điều càng hay. Xã hội mà không thực hiện được giáo dục không mất tiền là xã hội có lỗi. Nó phải chịu trách nhiệm về tình trạng tăm tối do nó sản sinh. Con người tối tăm mới gây ra tội lỗi. Cho nên kẻ có tội không phải là người đã lầm lỗi mà chính là kẻ đã gây nên tối tăm”.
Ông đã có một lối xét đoán sự việc theo cách riêng của mình, khá lạnh lùng như thế đấy. Tôi ngờ là ông đã học ở sách Phúc âm.
Một hôm ông được nghe kể ở phòng khách một trường hợp đã thẩm cứu và sắp đem xử. Có một người đàn ông khốn khổ, vì thương người bạn tình của mình và đứa con mà chị đã có với anh ta, và cũng quẫn quá, nên làm bạc giả. Thuở ấy luật pháp còn xử những người làm bạc giả vào tội tử hình. Người đàn bà vừa mang đi tiêu thụ đồng bạc giả đầu tiên do người yêu làm ra thì bị bắt. Tóm chị nhưng cũng chỉ có tang chứng đối với chị mà thôi. Chỉ khi nào chị ta xưng thú thì người yêu của chị mới mắc vòng pháp luật. Chị chối. Người tra gạn. Chị cũng một mực chối cãi. Bấy giờ viên biện lý nghĩ ra được một kế. Hắn bày đặt một câu chuyện phụ tình và khéo nhặt nhạnh chắp nối một ít mẩu thư từ đưa ra khiến cho người đàn bà khốn nạn kia tưởng mình bị người yêu dối lừa thật. Nổi cơn ghen cùng cực, chị ta khai hết, thú hết với đủ mọi chứng cứ. Vì thế mà người đàn ông bị bắt và nay mai sẽ bị đem ra xử ở Etxơ cùng với đồng lõa. Người ta thuật chuyện và trầm trồ khen ngợi viên biện lý có tài vận dụng lòng ghen tuông để phục vụ công lý. Ông giám mục im lặng ngồi nghe, cuối cùng mới hỏi:
- Người ta đem xử người đàn ông và người đàn bà ấy ở đâu?
- Ở tòa đại hình.
Ông hỏi thêm:
- Thế còn viên biện lý thì xử ở đâu?
Ở Đinhơ xảy ra một việc bi thảm. Một người bị xử tử hình vì can tội sát nhân. Người bất hạnh ấy không hẳn là người có học mà cũng không hẳn dốt nát, hắn ta từng làm trò ở chợ và làm thầy ký viết thuê. Vụ án làm thành phố khá bận tâm. Trước ngày hành hình, cha tuyên úy nhà ngục bị ốm. Cần một cha cố để giúp đỡ tội nhân trong những phút cuối cùng. Người ta chạy tìm cha xứ. Ông này hình như từ chối: “Việc đó liên quan gì đến tôi. Tôi cần gì cái việc khổ sai đó và cái tên xiếc khỉ ấy! Tôi, tôi cũng ốm đây: với lại, chỗ tôi không phải ở đấy”. Người ta đem câu trả lời ấy thuật lại với ông giám mục, ông nói: - “Ngài cha xứ nói đúng. Không phải chỗ của ngài đâu, của tôi đấy”.
Lập tức ông tới nhà ngục, xuống buồng giam của “tên xiếc khỉ”, ông gọi tên người ấy, cầm tay hắn và nói chuyện. Cả ngày lẫn đêm ông ở cạnh hắn, quên ăn quên ngủ, chỉ cầu xin Chúa cứu vớt linh hồn cho người bị tội và cầu xin người bị tội tự lo cứu vớt lấy linh hồn mình. Ông nói hắn nghe những chân lý tốt đẹp nhất mà cũng là giản dị nhất. Như một người cha, một người anh, một người bạn; còn giám mục là chỉ để ban phúc mà thôi. Ông dạy hắn đủ điều, đem lại cho hắn vừa lòng tin vừa sự an ủi. Trước hắn nghĩ chết tuyệt vọng. Cái chết đối với hắn như một vực sâu; run rẩy trước cái bờ u thẳm ấy, hắn lùi lại kinh hoàng. Hắn không tối tăm quá để đến nỗi tuyệt đối dửng dưng. Bản án làm chấn động sâu xa, chừng như đã xô vỡ từng chỗ chung quanh hắn cái bức tường ngăn cách chúng ta với cõi bí mật của mọi vật mà chúng ta gọi là cuộc sống. Từ những lỗ thủng tai hại ấy, hắn không ngớt nhìn ra thế giới này và chỉ thấy toàn bóng tối. Ông giám mục đã đem lại cho hắn ánh sáng.
Hôm sau, lúc người ta đến tìm nạn nhân, ông giám mục có mặt và đi theo hắn. Quần chúng thấy ông mặc áo choàng tím, đeo thánh giá giám mục, đi bên cạnh người khốn khổ bị trói. Ông cùng hắn bước lên xe bò, ông cùng hắn bước chân lên máy chém. Hôm qua hắn âu sầu rũ rượi hết sức mà hôm nay thì mặt mày lại rạng rỡ. Hắn cảm thấy linh hồn được trở về với Chúa và hắn hy vọng ở Chúa. Ông ôm hôn hắn và lúc lưỡi dao sắp rơi, ông bảo: “Kẻ bị loài người giết chết, Chúa Trời sẽ cho sống lại; kẻ bị anh em xua đuổi sẽ gặp lại được Cha. Cầu nguyện đi, tin đi và bước vào cuộc hằng sống! Đức Chúa Cha đang ở đó”. Khi ông bước từ máy chém xuống, trong mắt ông có cái gì làm cho mọi người phải tránh ra, đứng ngay ngắn lại. Không biết cái gì đáng kính phục hơn cả, da mặt trắng bệch hay vẻ người trong sáng! Trở về ngôi nhà tầm thường mà ông gọi là lâu đài của mình, ông nói với bà em: “Tôi vừa làm lễ một cách long trọng”.
Việc cao cả thường là việc ít được người hiểu, cho nên trong thành phố có kẻ bình luận hành động của ông giám mục, lại cho rằng ông ấy đóng kịch thôi. Thực ra đó chỉ là câu chuyện phòng khách. Còn dân chúng thì vốn không có ác ý nghi ngờ các hành vi thiêng liêng, họ lấy làm cảm kích và hết sức kính phục.
Về phần ông giám mục, nhìn thấy máy chém làm ông xúc cảm đột ngột, khiến ông khá lâu mới hồi tỉnh được.
Đúng là cái máy chém, khi nó đã ở đó, dựng lên và đứng sững, thì nó có cái gì ám ảnh người ta thật. Thường người ta có thể có chút gì bàng quan với tử hình, chẳng có ý kiến gì, phải cũng được mà không cũng được, chừng nào chưa thấy tận mắt một cái máy chém. Nhưng nếu đã gặp rồi thì xúc động thật là mãnh liệt, phải quyết định dứt khoát đứng về phía này hay phía kia. Kẻ thì ca ngợi như Đơ Metstơrơ; người thì nguyền rủa như Béccaria. Máy chém là sự kết tụ của luật pháp, là sự trừng trị; nó không trung lập và không cho phép ai trung lập. Ai thấy nó đều lên một cơn run bí ẩn nhất. Mọi vấn đề xã hội đều dựng lên bao nhiêu dấu hỏi chung quanh lưỡi dao của nó. Máy chém là một ảo tưởng. Máy chém không phải là một giá gỗ, máy chém không phải là một cỗ máy, máy chém không phải là một thứ máy móc cứng đờ bằng gỗ, sắt và dây. Hình như nó là loại sinh vật có một cái gì như một sáng kiến đen tối. Hình như cái giá gỗ ấy biết nhìn, cái cỗ máy ấy biết nghe, cái máy móc ấy biết hiểu, các thứ gỗ, sắt, dây ấy đều có ý chí. Trong cơn ác mộng do sự có mặt của nó gieo vào tâm hồn con người, máy chém hiện ra dữ tợn, tự nhúng tay vào công việc nó làm. Nó là đồng lõa với đao phủ; nó ăn người; nó nuốt thịt sống, nó uống máu tươi. Máy chém như một loài quái vật do thẩm phán và thợ mộc dựng lên, một bóng ma sống một cách đáng sợ bằng những cái chết nó tạo ra.
Vì thế ấn tượng của nó ở trong tâm trí ông giám mục thật là ghê rợn và sâu xa. Hôm sau ngày hành hình và nhiều hôm sau đó nữa, ông như thất thần. Dáng thanh tĩnh gần như mãnh liệt của phút giây bi thảm đã biến mất; bóng ma của công lý xã hội ám ảnh người ông. Con người mà thường ngày đi hành đạo với vẻ bằng lòng rạng rỡ trên mặt, lần này hình như có ân hận. Có lúc, ông tự nói với mình và lúng túng thì thầm từng tràng độc thoại ảo não. Đây là một trong những độc thoại ấy bà em đã nghe được một buổi tối và ghi lại:
“Ta không ngờ việc ấy lại ghê rợn đến thế. Để hết tâm trí vào luật lệ của Chúa đến mức không còn nhìn thấy luật lệ của người đời nữa thì thật là sai lầm. Cái chết chỉ thuộc quyền Chúa. Quyền gì mà loài người động chạm đến cái việc không một ai được biết ấy?”
Với thời gian những cảm tưởng ấy mờ dần và chắc rồi phai hẳn. Tuy vậy, người ta vẫn để ý thấy ông giám mục, từ đó, tránh đi qua chỗ pháp trường.
Nhà có người ốm và người hấp hối thì lúc nào cho mời ông Mirien cũng được. Ông biết đó là nhiệm vụ và công việc quan trọng nhất của ông. Gia đình nào vợ góa con côi thì không cần mời, ông cũng đến. Ông khéo ngồi im lặng hàng giờ bên người chồng mất vợ, hay bên người mẹ vừa mới chết con. Ông khéo biết lúc nào nên im lặng và cũng biết lúc nào cần phải nói. Ông an ủi người ta mới tài tình làm sao! Ông không tìm cách làm cho người ta quên đau thương mà làm cho người ta hy vọng, vì hy vọng khiến cho đau thương trở nên cao cả và đáng kính. Ông thường nói: “Đối với người quá cố, khéo chẳng lại thành ra bất kính. Đừng có nghĩ đến cái thể chất đang thối nát mà hãy nhìn trực thị trời xanh, ở đấy có ánh hào quang lấp lánh của người đã khuất”. Ông biết rằng đức tin là lành, nên ông thường nêu gương nhẫn nại để an ủi người thất vọng và ông tìm cách biến sự đau khổ tuyệt vọng hướng về mộ địa, thành sự đau khổ tin tưởng nhìn lên trời cao.
V
ĐỨC CHA BIÊNGVƠNUY DÙNG ÁO LÂU QUÁ
Đời tư của ông Mirien cũng cùng chung một số nguyên tắc như đời công. Với kẻ được xem gần thì cái nghèo tự nguyện trong cuộc sống của ông giám mục thành Đinhơ là một cảnh tượng trang trọng và đáng yêu.
Như người già và phần lớn những người hay suy tưởng, ông ít ngủ, nhưng lại ngủ say. Buổi sáng ông tĩnh tọa một giờ rồi đi làm lễ, hoặc ở nhà thờ lớn hoặc ở phòng nguyện trong nhà. Lễ xong, ông ăn sáng một cái bánh mì bằng bột tiểu mạch dúng trong sữa bò nhà. Sau đó ông bắt đầu làm việc.
Làm giám mục bận rộn thật. Thường xuyên ông phải tiếp vị bí thư của tòa giám mục, thường là một chức sắc và hầu như ngày nào cũng phải gặp các cha xứ. Ông còn phải kiểm tra công việc các hội, phân phát các đặc ân này nọ, xem xét cả một thư viện nhà chung, nào sách xem lễ, nào sách bổn, sách kinh… rồi thảo các thư từ hành đạo, chuẩn y các bài thuyết pháp, giải hòa các vụ xích mích giữa cha xứ và xã trưởng, rồi còn một mớ thư từ giao dịch về phần đạo, về phần đời, một bên là nhà nước, một bên là tòa thánh, thôi thì trăm công nghìn việc.
Thì giờ còn lại ngoài những công việc bề bộn ấy và những buổi lễ, những giờ đọc kinh, dành cho kẻ khó, người ốm đau, sầu muộn, còn thừa ông dùng vào lao động. Khi thì ông cuốc đất trong vườn nhà, khi thì ông đọc và viết. Hai công việc nhưng ông chỉ dùng một tên gọi: làm vườn. “Trí óc cũng là một cái vườn”, ông nói.
Đến trưa, ông ăn cơm. Bữa trưa cũng giống như bữa sáng.
Quãng hai giờ chiều, hôm trời tốt, ông ra khỏi nhà, dạo xem phong cảnh thôn dã hoặc phố phường, nhiều lúc ghé thăm các túp lều tranh. Ông đi một mình suy nghĩ trầm ngâm, mắt nhìn xuống, tay chống gậy dài, trên mình chiếc áo lụa lót bông ấm, màu tím, dưới chân đôi giày thô với bít tất tím và trên đầu chiếc mũ dệt có ba góc để thòng xuống ba quả găng vàng viền hạt cườm.
Chỗ nào ông có mặt cũng vui như hội. Có thể nói ông đi qua ở đâu là đem theo đó một cái gì ấm áp và sáng sủa. Trẻ con, người già dắt nhau ra tận cửa đón ông giám mục cũng như đón ánh mặt trời. Ông ban phúc cho mọi người và mọi người cầu phúc cho ông. Bất kỳ ai có cần việc gì, người ta đều chỉ đến nhà ông.
Chốc chốc ông dừng chân, hỏi chuyện các em bé, mỉm cười với các bà mẹ. Trong túi hễ còn tiền thì ông đến thăm kẻ khó; không còn đồng nào thì ông đến thăm các nhà giàu.
Mấy cái áo thụng ông giữ dùng rất lâu nhưng lại không muốn người ngoài trông thấy điều đó, nên ra phố ông không bao giờ mặc gì khác ngoài cái áo lụa lót bông màu tím. Cái đó cũng có chút bất tiện cho ông lúc mùa hè.
Buổi tối, tám giờ rưỡi thì ông ăn cơm tối với bà em, bà Magơloa đứng đằng sau phục vụ cho cả hai. Bữa ăn cực kỳ thanh đạm. Tuy vậy, nếu ông giám mục giữ một cha xứ lại dùng cơm tối thì bà Magơloa nhân cơ hội đó dọn cho Đức Cha một món cá sông tuyệt vời hay một món thịt rừng đặc biệt. Bất kỳ cha xứ nào cũng là một cớ ăn tươm; ông giám mục biết nhưng để mặc. Những ngoại lệ ấy trừ ra, bữa cơm thường chỉ có rau củ và canh nấu với tí mỡ. Do đó hàng phố người ta bảo: Khi ông giám mục không ăn cơm cha xứ, thì ông ăn cơm người khổ tu.
Ăn tối xong, ông chuyện trò với cô Baptistin và bà Magơloa độ nửa tiếng, xong ông về buồng mình và lại viết, khi thì trên giấy rời khi thì ở rìa một trang sách nào đó. Ông là người hay chữ và ít nhiều thông thái. Ông còn để lại năm sáu bản thảo khá lạ, trong đó có một thiên biện luận về đoạn Sáng thế: Ban sơ tinh thần Chúa bồng bềnh trên mặt nước. Ông đối chiếu với ba bản khác: bản tiếng A-rập thì viết: Bốn phương gió Chúa thổi; bản Phơlaviuyt Giôdep thì chép: Một ngọn gió từ Chúa đến, thổi qua mặt nước. Trong một thiên biện luận khác, ông nhận xét về các công trình thần học của Huygô, giám mục ở Ptôlêmai, ông chú cố của kẻ viết sách này và ông chứng minh nhiều tiểu phẩm khác nhau xuất bản thế kỷ trước, dưới bút danh Baclâycua, là của vị giám mục này viết.
Có khi đang đọc sách, bất cứ là sách gì, bỗng dưng ông trầm tư rồi tỉnh lại để ghi vài dòng ngay vào trang sách đó. Những dòng này thường chẳng liên quan gì đến cuốn sách. Trước mắt chúng tôi có một đoạn ghi chép ở rìa cuốn sách nhan đề: Thư tín của ngài Giecmanh trao đổi với các tướng Cơlintơn, Cornoalit và các đô đốc của trạm châu Mỹ. Ở Vécxây, hỏi ông Poangxô, hàng sách và ở Pari, hỏi ông Pítsô, hàng sách, bến Ôguytstanh.
Đoạn ghi chép đó như sau:
“Ôi đấng đang tồn tại:
Người của nhà thờ gọi Người là Quyền lực vô thượng, người Măccabê xưng Người là tạo hóa, Luận thư cho người Ephe lại gọi Người là Tự do, Baruysơ gọi Người là Vô biên, Thánh ca gọi Người là Đạo đức và chân lý, thánh Giăng gọi Người là Ánh sáng, các Vua gọi Người là Chúa thượng, thiên Di cư xưng Người là Cứu thế, người Lêvi xưng Người là Thánh nhân, Etđơrat xưng Người là Chính trực, sự sáng tạo gọi Người là Chúa Trời, người đời gọi Người là Cha. Nhưng Xalômông thì gọi Người là Thương xót và đó là tên đẹp nhất trong mọi tên của Người”.
Đến chín giờ tối hai bà già cáo lui và lên buồng riêng trên gác, chỉ còn một mình ông giám mục ở dưới nhà.
Đến đây cần cho mọi người có một ý niệm chính xác về chỗ ở của ông giám mục.
NÓI SAO LÀM VẬY
Ông nói chuyện thân mật và vui vẻ. Sống với hai bà già suốt đời ở cạnh ông, ông khéo chọn lối ăn nói cho vừa tầm họ. Khi ông cười, cái cười của ông hồn nhiên như của một cậu học sinh.
Bà Magơloa thích gọi ông là Ông lớn. Một hôm ông đang ngồi trên ghế, đứng dậy ra chỗ ngăn tủ tìm một quyển sách. Sách để ở tận ngăn trên. Ông vốn thấp bé nên không với tới. Ông gọi bà Magơloa bảo: Bà mang cho tôi cái ghế. Tôi tuy “lớn” nhưng vẫn không lớn tới tấm ván kia.
Ông có một bà họ xa, bà bá tước Lô. Bà này không bao giờ bỏ lỡ dịp đem khoe khoang trước mặt ông những cái mà bà gọi là những “ngưỡng vọng” của ba cậu công tử con bà ta. Bà ta có những ông chú bà bác đã già lắm, lại vô tự, gia tài, tước lộc, về sau thể tất về tay ba người con bà. Cậu út rồi sẽ được hưởng đến mười vạn quan lợi tức của một bà cô; cậu thứ hai rồi sẽ được ấm phong tước công của ông bác; cậu cả rồi sẽ được kế chân quốc lão của ông nội. Ông giám mục thường vẫn ngồi lặng yên nghe câu chuyện bà ta, coi đó là một cái tật vô hại của các bà hay khoe con. Duy có một lần, trong khi bà ta đang kể đi kể lại tỉ mỉ những chuyện kế tự và những “ngưỡng vọng” đó, thì ông giám mục trông có vẻ thẫn thờ hơn mọi bận. Bà ta hơi bực mình, ngừng lại hỏi:
- Kìa ông anh. Ông đang nghĩ đi đâu thế?
- Tôi đang nghĩ đến một câu sách cũng hơi kỳ, hình như trong sách của thánh Ôguytstanh, như thế này: “Hãy đặt ngưỡng vọng của ta vào người nào mà ta không thừa kế gì cả”.
Một lần khác, ông nhận được tờ cáo phó của một nhà quý tộc trong xứ, trong đó kê đặc cả một trang giấy những chức tước của người đã khuất, lại còn la liệt những phẩm hàm chức tước của bọn con cháu họ hàng nữa. Ông bảo: Cái chết thế mà khỏe lạ! Mang nhẹ nhàng cả một mớ nặng chức tước! Kể người đời cũng tài thật, lợi dụng đến cả cái thây ma để khoe khoang hợm hĩnh!
Đôi khi ông có những lời giễu cợt nhẹ nhàng mà có ý nghĩa sâu sắc. Mùa chay năm nọ có ông phó xứ trẻ tuổi lên tỉnh giảng thuyết ở nhà thờ lớn về lòng từ thiện. Ông ấy giảng giải khá hùng hồn. Nội dung bài giảng là lòng từ thiện. Ông tả cảnh địa ngục thật ghê rợn và tô điểm thiên đường thành cảnh êm đẹp ai cũng thèm ước và ông khuyên người giàu nên bố thí cho kẻ nghèo để được lên thiên đường, khỏi phải xuống địa ngục.
Trong bọn người nghe có một nhà phú thương tên là Giêbôrăng, đã nghỉ kinh doanh, song vẫn còn cho vay lãi nặng, trước đây chỉ chuyên dệt các loại len, dạ mà kiếm được dăm chục vạn. Cả đời hắn chẳng bố thí cho ai bao giờ. Từ hôm nghe giảng, chủ nhật nào cũng thấy hắn ném một xu cho mấy bà lão ăn mày ở cửa nhà thờ. Một xu mà đến sáu người phải chia nhau! Một hôm thấy lão ta đang làm phúc kiểu đó, ông mỉm cười bảo cô em:
- Kìa cô xem, ông Giêbôrăng đang mua một xu thiên đường đấy!
Trong công việc từ thiện không bao giờ ông nản chí. Người ta có khăng khăng từ chối, ông cũng tìm được lời hay, bắt người ta phải suy nghĩ. Lần nọ ông khuyến quyên trong một phòng khách ở tỉnh. Một tay quý tộc đã già, vừa giàu lại vừa kiệt, hầu tước Săngtecxiê, hôm ấy có mặt ở đấy. Hắn ta vào loại nhân vật kỳ lạ mà một thời người ta đã thấy xuất hiện, vừa có đầu óc bảo hoàng hơn vua, vừa có tư tưởng phóng khoáng hơn cả Vônte.[10]
[10] Voltaire: một nhà văn và nhà triết học nổi tiếng thế kỷ XVIII ở nước Pháp, có tư tưởng tự do.
Khi đến gần hầu tước, ông giám mục kéo tay hắn: “Hầu tước ạ, ngài phải cho tôi cái gì mới được”. Hắn quay lại, trả lời nhạt nhẽo: “Thưa Đức Cha, tôi đã có kẻ nghèo của tôi”. Ông giám mục nói: “Thì hãy cho tôi những kẻ nghèo đó!”
Một hôm ở giáo đường, ông giảng đạo như sau:
“Các giáo hữu, các bạn thân mến! Hiện nay ở nước Pháp có một triệu ba mươi hai vạn cái nhà nông dân chỉ có ba cửa, một triệu tám trăm mươi bảy ngàn nhà có hai cửa, một cửa ra vào, một cửa sổ và còn ba mươi tư vạn sáu ngàn túp lều chỉ có một cửa là chỗ ra vào thôi. Cái đó là do một thứ mà người ta gọi là thuế cửa. Bắt những gia đình nghèo từ già đến trẻ phải chui rúc trong những ngôi nhà ấy thì tránh sao khỏi làm mồi cho sốt rét và bệnh tật! Than ôi! Thượng đế đã cho người ta không khí để thở thì luật pháp lại bắt họ phải mua! Tôi không kết án luật pháp, tôi chỉ tạ ơn Chúa.
Trong hạt Ide, hạt Varơ, trong hai xứ thượng, hạ Anpơ, nông dân không có đến cả cái xe cút kít, họ phải cõng phân ra ruộng. Họ không có nến, họ phải thắp bằng những que nhựa và những khúc dây thừng nhúng vào đầu nhựa. Khắp miền núi xứ Đôphinê đều thế cả. Họ phải làm bánh ăn dự trữ sáu tháng. Họ đốt lò bánh bằng phân bò phơi khô. Mùa đông, họ dùng rìu bổ bánh, ngâm vào nước một ngày một đêm mới ăn được. Hỡi các giáo hữu! Hãy mở lòng nhân! Hãy xem chung quanh các bạn người ta khổ như thế nào”.
Vốn sinh ở Provăngxơ, ông rất dễ làm quen với các thổ âm miền Nam. Khi cần ông có thể nói: “Eh bé! Moussu, sès sagé?” như người Lănggơđốc hạ, “Onté anaras passa” như người hạ Anpơ, cũng như “Puerte un bouen montou embe un bouen froumage grase” như người ở Đôphinê thượng. Điều đó làm dân chúng thích và giúp ông gần gũi mọi người khá nhiều. Vào nhà tranh vách đất hay lên chỗ núi non, ông cũng tự nhiên thoải mái như ở nhà mình. Nói những điều cao cả nhất ông cũng nói được bằng những lời lẽ thông tục nhất. Nói năng như mọi người nên cũng đi được vào lòng tất cả.
Tuy vậy, đối với hạng thượng lưu cũng như đối với dân chúng ông vẫn là một.
Ông không bao giờ buộc tội một cách vội vã mà không tính đến hoàn cảnh xung quanh. Ông nói: - Phải xét xem tội lỗi đã đi tới bằng con đường nào.
Vì vui vẻ tự cho mình là nguyên tội nhân, ông không thể nghĩ đến một kiểu dốc cheo leo nào của chủ nghĩa khắc nghiệt và không cau mày nhăn mặt như những ông thiện, ông ác, ông chỉ lớn tiếng truyền bá một học thuyết có thể tóm tắt như sau:
“Con người ta có thể xác, nó vừa là gánh nặng vừa là nguồn quyến rũ. Con người kéo lê thể xác nhưng cũng chiều nể nó.
Phải trông coi, uốn nắn, trấn áp, cùng kế lắm mới nghe theo nó. Nghe theo như vậy cũng còn có thể có tội; nhưng làm được như thế thì tội cũng nhẹ. Ngã, nhưng là ngã quỳ thì còn có thể chuyển sang cầu nguyện.
Thành thánh thì ngoại lệ; thành người chính trực là quy tắc. Lầm lạc, sa ngã, phạm tội cũng được, nhưng phải là người chính trực.
Càng ít tội lỗi càng tốt, đó là luật của người. Không tội lỗi nào cả, đó là mơ ước của thiên thần. Đã thuộc trái đất này thì thoát sao khỏi tội lỗi. Tội lỗi cũng như luật hấp dẫn, chi phối mọi người.”
Có lúc ông thấy mọi người gào thét dữ tợn và phẫn nộ quá nhanh:
- Ồ! Ồ! - Ông vừa cười vừa nói - rõ ràng đấy là một tội ác lớn mà mọi người đều mắc phải. Đó chính là những kẻ đạo đức giả bị kinh động nên vội vàng phản kháng để che thân.
Đối với đàn bà và dân nghèo là những kẻ chịu nhiều áp bức xã hội nhất, ông rất độ lượng. Ông bảo: “Tội lỗi của đàn bà, của con trẻ, của kẻ tôi tớ, của người yếu hèn, của đám nghèo khổ và dốt nát, chính là tội lỗi của những bậc làm chồng, làm cha, làm chú, những kẻ quyền thế, những người giàu có và có học thức”.
Ông lại nói:
“Phải cố gắng dạy cho người không biết, càng nhiều điều càng hay. Xã hội mà không thực hiện được giáo dục không mất tiền là xã hội có lỗi. Nó phải chịu trách nhiệm về tình trạng tăm tối do nó sản sinh. Con người tối tăm mới gây ra tội lỗi. Cho nên kẻ có tội không phải là người đã lầm lỗi mà chính là kẻ đã gây nên tối tăm”.
Ông đã có một lối xét đoán sự việc theo cách riêng của mình, khá lạnh lùng như thế đấy. Tôi ngờ là ông đã học ở sách Phúc âm.
Một hôm ông được nghe kể ở phòng khách một trường hợp đã thẩm cứu và sắp đem xử. Có một người đàn ông khốn khổ, vì thương người bạn tình của mình và đứa con mà chị đã có với anh ta, và cũng quẫn quá, nên làm bạc giả. Thuở ấy luật pháp còn xử những người làm bạc giả vào tội tử hình. Người đàn bà vừa mang đi tiêu thụ đồng bạc giả đầu tiên do người yêu làm ra thì bị bắt. Tóm chị nhưng cũng chỉ có tang chứng đối với chị mà thôi. Chỉ khi nào chị ta xưng thú thì người yêu của chị mới mắc vòng pháp luật. Chị chối. Người tra gạn. Chị cũng một mực chối cãi. Bấy giờ viên biện lý nghĩ ra được một kế. Hắn bày đặt một câu chuyện phụ tình và khéo nhặt nhạnh chắp nối một ít mẩu thư từ đưa ra khiến cho người đàn bà khốn nạn kia tưởng mình bị người yêu dối lừa thật. Nổi cơn ghen cùng cực, chị ta khai hết, thú hết với đủ mọi chứng cứ. Vì thế mà người đàn ông bị bắt và nay mai sẽ bị đem ra xử ở Etxơ cùng với đồng lõa. Người ta thuật chuyện và trầm trồ khen ngợi viên biện lý có tài vận dụng lòng ghen tuông để phục vụ công lý. Ông giám mục im lặng ngồi nghe, cuối cùng mới hỏi:
- Người ta đem xử người đàn ông và người đàn bà ấy ở đâu?
- Ở tòa đại hình.
Ông hỏi thêm:
- Thế còn viên biện lý thì xử ở đâu?
Ở Đinhơ xảy ra một việc bi thảm. Một người bị xử tử hình vì can tội sát nhân. Người bất hạnh ấy không hẳn là người có học mà cũng không hẳn dốt nát, hắn ta từng làm trò ở chợ và làm thầy ký viết thuê. Vụ án làm thành phố khá bận tâm. Trước ngày hành hình, cha tuyên úy nhà ngục bị ốm. Cần một cha cố để giúp đỡ tội nhân trong những phút cuối cùng. Người ta chạy tìm cha xứ. Ông này hình như từ chối: “Việc đó liên quan gì đến tôi. Tôi cần gì cái việc khổ sai đó và cái tên xiếc khỉ ấy! Tôi, tôi cũng ốm đây: với lại, chỗ tôi không phải ở đấy”. Người ta đem câu trả lời ấy thuật lại với ông giám mục, ông nói: - “Ngài cha xứ nói đúng. Không phải chỗ của ngài đâu, của tôi đấy”.
Lập tức ông tới nhà ngục, xuống buồng giam của “tên xiếc khỉ”, ông gọi tên người ấy, cầm tay hắn và nói chuyện. Cả ngày lẫn đêm ông ở cạnh hắn, quên ăn quên ngủ, chỉ cầu xin Chúa cứu vớt linh hồn cho người bị tội và cầu xin người bị tội tự lo cứu vớt lấy linh hồn mình. Ông nói hắn nghe những chân lý tốt đẹp nhất mà cũng là giản dị nhất. Như một người cha, một người anh, một người bạn; còn giám mục là chỉ để ban phúc mà thôi. Ông dạy hắn đủ điều, đem lại cho hắn vừa lòng tin vừa sự an ủi. Trước hắn nghĩ chết tuyệt vọng. Cái chết đối với hắn như một vực sâu; run rẩy trước cái bờ u thẳm ấy, hắn lùi lại kinh hoàng. Hắn không tối tăm quá để đến nỗi tuyệt đối dửng dưng. Bản án làm chấn động sâu xa, chừng như đã xô vỡ từng chỗ chung quanh hắn cái bức tường ngăn cách chúng ta với cõi bí mật của mọi vật mà chúng ta gọi là cuộc sống. Từ những lỗ thủng tai hại ấy, hắn không ngớt nhìn ra thế giới này và chỉ thấy toàn bóng tối. Ông giám mục đã đem lại cho hắn ánh sáng.
Hôm sau, lúc người ta đến tìm nạn nhân, ông giám mục có mặt và đi theo hắn. Quần chúng thấy ông mặc áo choàng tím, đeo thánh giá giám mục, đi bên cạnh người khốn khổ bị trói. Ông cùng hắn bước lên xe bò, ông cùng hắn bước chân lên máy chém. Hôm qua hắn âu sầu rũ rượi hết sức mà hôm nay thì mặt mày lại rạng rỡ. Hắn cảm thấy linh hồn được trở về với Chúa và hắn hy vọng ở Chúa. Ông ôm hôn hắn và lúc lưỡi dao sắp rơi, ông bảo: “Kẻ bị loài người giết chết, Chúa Trời sẽ cho sống lại; kẻ bị anh em xua đuổi sẽ gặp lại được Cha. Cầu nguyện đi, tin đi và bước vào cuộc hằng sống! Đức Chúa Cha đang ở đó”. Khi ông bước từ máy chém xuống, trong mắt ông có cái gì làm cho mọi người phải tránh ra, đứng ngay ngắn lại. Không biết cái gì đáng kính phục hơn cả, da mặt trắng bệch hay vẻ người trong sáng! Trở về ngôi nhà tầm thường mà ông gọi là lâu đài của mình, ông nói với bà em: “Tôi vừa làm lễ một cách long trọng”.
Việc cao cả thường là việc ít được người hiểu, cho nên trong thành phố có kẻ bình luận hành động của ông giám mục, lại cho rằng ông ấy đóng kịch thôi. Thực ra đó chỉ là câu chuyện phòng khách. Còn dân chúng thì vốn không có ác ý nghi ngờ các hành vi thiêng liêng, họ lấy làm cảm kích và hết sức kính phục.
Về phần ông giám mục, nhìn thấy máy chém làm ông xúc cảm đột ngột, khiến ông khá lâu mới hồi tỉnh được.
Đúng là cái máy chém, khi nó đã ở đó, dựng lên và đứng sững, thì nó có cái gì ám ảnh người ta thật. Thường người ta có thể có chút gì bàng quan với tử hình, chẳng có ý kiến gì, phải cũng được mà không cũng được, chừng nào chưa thấy tận mắt một cái máy chém. Nhưng nếu đã gặp rồi thì xúc động thật là mãnh liệt, phải quyết định dứt khoát đứng về phía này hay phía kia. Kẻ thì ca ngợi như Đơ Metstơrơ; người thì nguyền rủa như Béccaria. Máy chém là sự kết tụ của luật pháp, là sự trừng trị; nó không trung lập và không cho phép ai trung lập. Ai thấy nó đều lên một cơn run bí ẩn nhất. Mọi vấn đề xã hội đều dựng lên bao nhiêu dấu hỏi chung quanh lưỡi dao của nó. Máy chém là một ảo tưởng. Máy chém không phải là một giá gỗ, máy chém không phải là một cỗ máy, máy chém không phải là một thứ máy móc cứng đờ bằng gỗ, sắt và dây. Hình như nó là loại sinh vật có một cái gì như một sáng kiến đen tối. Hình như cái giá gỗ ấy biết nhìn, cái cỗ máy ấy biết nghe, cái máy móc ấy biết hiểu, các thứ gỗ, sắt, dây ấy đều có ý chí. Trong cơn ác mộng do sự có mặt của nó gieo vào tâm hồn con người, máy chém hiện ra dữ tợn, tự nhúng tay vào công việc nó làm. Nó là đồng lõa với đao phủ; nó ăn người; nó nuốt thịt sống, nó uống máu tươi. Máy chém như một loài quái vật do thẩm phán và thợ mộc dựng lên, một bóng ma sống một cách đáng sợ bằng những cái chết nó tạo ra.
Vì thế ấn tượng của nó ở trong tâm trí ông giám mục thật là ghê rợn và sâu xa. Hôm sau ngày hành hình và nhiều hôm sau đó nữa, ông như thất thần. Dáng thanh tĩnh gần như mãnh liệt của phút giây bi thảm đã biến mất; bóng ma của công lý xã hội ám ảnh người ông. Con người mà thường ngày đi hành đạo với vẻ bằng lòng rạng rỡ trên mặt, lần này hình như có ân hận. Có lúc, ông tự nói với mình và lúng túng thì thầm từng tràng độc thoại ảo não. Đây là một trong những độc thoại ấy bà em đã nghe được một buổi tối và ghi lại:
“Ta không ngờ việc ấy lại ghê rợn đến thế. Để hết tâm trí vào luật lệ của Chúa đến mức không còn nhìn thấy luật lệ của người đời nữa thì thật là sai lầm. Cái chết chỉ thuộc quyền Chúa. Quyền gì mà loài người động chạm đến cái việc không một ai được biết ấy?”
Với thời gian những cảm tưởng ấy mờ dần và chắc rồi phai hẳn. Tuy vậy, người ta vẫn để ý thấy ông giám mục, từ đó, tránh đi qua chỗ pháp trường.
Nhà có người ốm và người hấp hối thì lúc nào cho mời ông Mirien cũng được. Ông biết đó là nhiệm vụ và công việc quan trọng nhất của ông. Gia đình nào vợ góa con côi thì không cần mời, ông cũng đến. Ông khéo ngồi im lặng hàng giờ bên người chồng mất vợ, hay bên người mẹ vừa mới chết con. Ông khéo biết lúc nào nên im lặng và cũng biết lúc nào cần phải nói. Ông an ủi người ta mới tài tình làm sao! Ông không tìm cách làm cho người ta quên đau thương mà làm cho người ta hy vọng, vì hy vọng khiến cho đau thương trở nên cao cả và đáng kính. Ông thường nói: “Đối với người quá cố, khéo chẳng lại thành ra bất kính. Đừng có nghĩ đến cái thể chất đang thối nát mà hãy nhìn trực thị trời xanh, ở đấy có ánh hào quang lấp lánh của người đã khuất”. Ông biết rằng đức tin là lành, nên ông thường nêu gương nhẫn nại để an ủi người thất vọng và ông tìm cách biến sự đau khổ tuyệt vọng hướng về mộ địa, thành sự đau khổ tin tưởng nhìn lên trời cao.
V
ĐỨC CHA BIÊNGVƠNUY DÙNG ÁO LÂU QUÁ
Đời tư của ông Mirien cũng cùng chung một số nguyên tắc như đời công. Với kẻ được xem gần thì cái nghèo tự nguyện trong cuộc sống của ông giám mục thành Đinhơ là một cảnh tượng trang trọng và đáng yêu.
Như người già và phần lớn những người hay suy tưởng, ông ít ngủ, nhưng lại ngủ say. Buổi sáng ông tĩnh tọa một giờ rồi đi làm lễ, hoặc ở nhà thờ lớn hoặc ở phòng nguyện trong nhà. Lễ xong, ông ăn sáng một cái bánh mì bằng bột tiểu mạch dúng trong sữa bò nhà. Sau đó ông bắt đầu làm việc.
Làm giám mục bận rộn thật. Thường xuyên ông phải tiếp vị bí thư của tòa giám mục, thường là một chức sắc và hầu như ngày nào cũng phải gặp các cha xứ. Ông còn phải kiểm tra công việc các hội, phân phát các đặc ân này nọ, xem xét cả một thư viện nhà chung, nào sách xem lễ, nào sách bổn, sách kinh… rồi thảo các thư từ hành đạo, chuẩn y các bài thuyết pháp, giải hòa các vụ xích mích giữa cha xứ và xã trưởng, rồi còn một mớ thư từ giao dịch về phần đạo, về phần đời, một bên là nhà nước, một bên là tòa thánh, thôi thì trăm công nghìn việc.
Thì giờ còn lại ngoài những công việc bề bộn ấy và những buổi lễ, những giờ đọc kinh, dành cho kẻ khó, người ốm đau, sầu muộn, còn thừa ông dùng vào lao động. Khi thì ông cuốc đất trong vườn nhà, khi thì ông đọc và viết. Hai công việc nhưng ông chỉ dùng một tên gọi: làm vườn. “Trí óc cũng là một cái vườn”, ông nói.
Đến trưa, ông ăn cơm. Bữa trưa cũng giống như bữa sáng.
Quãng hai giờ chiều, hôm trời tốt, ông ra khỏi nhà, dạo xem phong cảnh thôn dã hoặc phố phường, nhiều lúc ghé thăm các túp lều tranh. Ông đi một mình suy nghĩ trầm ngâm, mắt nhìn xuống, tay chống gậy dài, trên mình chiếc áo lụa lót bông ấm, màu tím, dưới chân đôi giày thô với bít tất tím và trên đầu chiếc mũ dệt có ba góc để thòng xuống ba quả găng vàng viền hạt cườm.
Chỗ nào ông có mặt cũng vui như hội. Có thể nói ông đi qua ở đâu là đem theo đó một cái gì ấm áp và sáng sủa. Trẻ con, người già dắt nhau ra tận cửa đón ông giám mục cũng như đón ánh mặt trời. Ông ban phúc cho mọi người và mọi người cầu phúc cho ông. Bất kỳ ai có cần việc gì, người ta đều chỉ đến nhà ông.
Chốc chốc ông dừng chân, hỏi chuyện các em bé, mỉm cười với các bà mẹ. Trong túi hễ còn tiền thì ông đến thăm kẻ khó; không còn đồng nào thì ông đến thăm các nhà giàu.
Mấy cái áo thụng ông giữ dùng rất lâu nhưng lại không muốn người ngoài trông thấy điều đó, nên ra phố ông không bao giờ mặc gì khác ngoài cái áo lụa lót bông màu tím. Cái đó cũng có chút bất tiện cho ông lúc mùa hè.
Buổi tối, tám giờ rưỡi thì ông ăn cơm tối với bà em, bà Magơloa đứng đằng sau phục vụ cho cả hai. Bữa ăn cực kỳ thanh đạm. Tuy vậy, nếu ông giám mục giữ một cha xứ lại dùng cơm tối thì bà Magơloa nhân cơ hội đó dọn cho Đức Cha một món cá sông tuyệt vời hay một món thịt rừng đặc biệt. Bất kỳ cha xứ nào cũng là một cớ ăn tươm; ông giám mục biết nhưng để mặc. Những ngoại lệ ấy trừ ra, bữa cơm thường chỉ có rau củ và canh nấu với tí mỡ. Do đó hàng phố người ta bảo: Khi ông giám mục không ăn cơm cha xứ, thì ông ăn cơm người khổ tu.
Ăn tối xong, ông chuyện trò với cô Baptistin và bà Magơloa độ nửa tiếng, xong ông về buồng mình và lại viết, khi thì trên giấy rời khi thì ở rìa một trang sách nào đó. Ông là người hay chữ và ít nhiều thông thái. Ông còn để lại năm sáu bản thảo khá lạ, trong đó có một thiên biện luận về đoạn Sáng thế: Ban sơ tinh thần Chúa bồng bềnh trên mặt nước. Ông đối chiếu với ba bản khác: bản tiếng A-rập thì viết: Bốn phương gió Chúa thổi; bản Phơlaviuyt Giôdep thì chép: Một ngọn gió từ Chúa đến, thổi qua mặt nước. Trong một thiên biện luận khác, ông nhận xét về các công trình thần học của Huygô, giám mục ở Ptôlêmai, ông chú cố của kẻ viết sách này và ông chứng minh nhiều tiểu phẩm khác nhau xuất bản thế kỷ trước, dưới bút danh Baclâycua, là của vị giám mục này viết.
Có khi đang đọc sách, bất cứ là sách gì, bỗng dưng ông trầm tư rồi tỉnh lại để ghi vài dòng ngay vào trang sách đó. Những dòng này thường chẳng liên quan gì đến cuốn sách. Trước mắt chúng tôi có một đoạn ghi chép ở rìa cuốn sách nhan đề: Thư tín của ngài Giecmanh trao đổi với các tướng Cơlintơn, Cornoalit và các đô đốc của trạm châu Mỹ. Ở Vécxây, hỏi ông Poangxô, hàng sách và ở Pari, hỏi ông Pítsô, hàng sách, bến Ôguytstanh.
Đoạn ghi chép đó như sau:
“Ôi đấng đang tồn tại:
Người của nhà thờ gọi Người là Quyền lực vô thượng, người Măccabê xưng Người là tạo hóa, Luận thư cho người Ephe lại gọi Người là Tự do, Baruysơ gọi Người là Vô biên, Thánh ca gọi Người là Đạo đức và chân lý, thánh Giăng gọi Người là Ánh sáng, các Vua gọi Người là Chúa thượng, thiên Di cư xưng Người là Cứu thế, người Lêvi xưng Người là Thánh nhân, Etđơrat xưng Người là Chính trực, sự sáng tạo gọi Người là Chúa Trời, người đời gọi Người là Cha. Nhưng Xalômông thì gọi Người là Thương xót và đó là tên đẹp nhất trong mọi tên của Người”.
Đến chín giờ tối hai bà già cáo lui và lên buồng riêng trên gác, chỉ còn một mình ông giám mục ở dưới nhà.
Đến đây cần cho mọi người có một ý niệm chính xác về chỗ ở của ông giám mục.
Bình luận facebook