Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 23: Lộ âm mưu, thi nhân bị đánh; than cảnh già, quả phụ tìm chồng
Ngưu Ngọc Phố thấy Ngưu Phố sểnh chân ngã xuống ao chẳng còn ra thể diện gì nữa, bèn bảo đầy tớ đưa y lên kiệu về nhà. Ngưu Phố trở về nhà rất bực mình, ngồi cứ lẩm bẩm. Một lát tìm được đôi giày khô để thay. Đạo sĩ hỏi y đã ăn cơm chưa, y phải nói dối rằng mình đã ăn rồi. Kết quả là phải nhịn đói nửa ngày. Ngưu Ngọc Phố ở nhà họ Vạn uống rượu mãi đến chiều tối mới trở về. Vừa lên lầu, thấy mặt Ngưu Phố, y đã mắng cho một trận. Ngưu Phố không dám ho he. Sau đó, hai người đi nghỉ.
Hôm sau, không có chuyện gì. Sang ngày thứ ba, Vạn Tuyết Trai lại cho người đến mời. Ngưu Ngọc Phố dặn dò Ngưu Phố ở nhà giữ nhà, còn mình thì đi kiệu đến nhà Vạn Tuyết Trai. Ngưu Phố ở nhà ăn sáng với đạo sĩ. Đạo sĩ nói:
- Tôi phải đi đến viện Mộc Lan ở cửa thành thăm một đạo sĩ khác. Ông ở nhà giữ nhà nhé!
Ngưu Phố nói:
- Tôi ở nhà chẳng có việc gì, cũng muốn đi chơi với ông cho vui.
Ngưu Phố bèn khóa trái cửa chùa, cùng đạo sĩ đi đến một cái thành cũ. Hai người vào một tiệm trà. Người hầu trà mang đến một ấm trà, một đĩa kẹo và một đĩa đậu. Đạo sĩ hỏi:
- Ông là bà con thế nào với ông Ngưu Ngọc Phố? Trước đây tôi chưa bao giờ thấy ông đến đây cả?
- Tôi gặp ông ta trên đường, lúc nói chuyện mới biết là bà con. Tôi xưa nay ở nha môn quan huyện Đổng ở An Đông. Cụ Đổng rất tốt với tôi. Nhớ lần đầu tiên, tôi đưa danh thiếp vào, cụ vội vàng cho hai người sai nhân ra đón và đỡ tôi xuống kiệu. Nhưng lúc bấy giờ, tôi không đi kiệu lại cưỡi lừa. Tôi muốn xuống lừa, hai người sai nhân không cho, dắt con lừa đi thẳng vào nhà trong, lừa bước lên tấm ván nhà nghe lóc cóc. Cụ Đổng thân hành ra mở cửa, chào tôi, cầm tay tôi mà dắt vào. Cụ giữ tôi lại hai mươi ngày. Tôi muốn xin từ biệt trở về, cụ lại cho tôi bảy mươi lạng, bốn đồng cân, năm phân bạc. Cụ dắt tôi đi qua công đường, nhìn tôi lên mình lừa và nói: "Anh đi, nếu vừa ý thì thôi, nếu không vừa ý thì cứ lại đây tìm tôi". Con người như thế thực là khó kiếm. Bây giờ tôi lại muốn trở lại tìm cụ...
- Những người như thế thực là hiếm có?
- Ông Vạn Tuyết Trai là người danh vọng như thế nào? Sau này ông ta có làm quan không?
Đạo sĩ khịt mũi cười, nói:
- Ông hỏi ông Vạn ư? Chỉ có ông Ngưu của anh mới kính trọng ông ta mà thôi! Còn chuyện làm quan thì dù mũ sa kia biết bay, bay khắp gầm trời rồi rơi vào đầu ông ta, cũng vẫn cứ có người giật đi.
- Tại sao lại thế? Ông ta không phải là con hát, không phải là nô tì, lính tráng, như thế nếu mũ sa rơi vào đầu ông ta, còn ai dám giật!
- Anh chưa biết ông ta xuất thân như thế nào à! Để tôi nói anh nghe, nhưng cấm anh không được nói với ai đấy nhé! Ông Vạn lúc nhỏ là tôi tớ ông Trình Minh Khanh, người trước đây làm chủ hiệu Vạn Hữu Kỳ ở bên sông. Lúc nhỏ, ông ta hầu hạ ở thư phòng, người chủ là Trình Minh Khanh thấy ông ta thông minh, nên năm ông mười tám tuổi cho ông ta làm tiểu tư khách...
- Làm tiểu tư khách là thế nào?
- Những người buôn muối ở đây, nếu thuê một người bạn để thay mình tiếp khách, tiếp các quan thì mỗi năm hưởng mấy trăm lạng và gọi là đại tư khách. Còn nếu như làm những việc vặt vãnh trong việc buôn bán, hay để sai vặt thì gọi là "tiểu tư khách". Ông ta làm "tiểu tư khách" một ít lâu rất là chăm chỉ. Mỗi năm gom góp được mấy lạng bạc, và bắt đầu buôn bán nhỏ. Sau đó, ông ta thuê giấy phép buôn muối. Trong mấy năm, gặp số đỏ, giấy phép buôn muối rất cao, ông ta kiếm được bốn năm vạn lạng bạc. Ông bèn chuộc được thân mình ra khỏi địa vị nô tỳ, mua một cái nhà và bắt đầu tự mình đứng ra buôn muối. Công việc làm ăn phát tài, ông thành một người giàu, vốn liếng đến mấy chục vạn. Trong lúc đó, ông Trình Minh Khanh trước kia là chủ hiệu "Vạn Hữu Kỳ" lại nghèo túng, sa sút, hết cả vốn liếng, nên trở về Huy Châu. Vì vậy không còn ai biết việc cũ của ông ta nữa. Năm ngoái, ông Vạn cưới vợ cho con. Người con dâu là con gái một ông Hàn lâm. Nhà họ Vạn tốn mất mấy ngàn lạng bạc mới cưới được cô dâu về. Hôm cưới, tiếng trống, tiếng sáo inh tai, đèn lồng thắp đầy nửa phố, thật là náo nhiệt. Sang ngày thứ ba, họ hàng đến chào. Trong lúc trong nhà đang hát xướng, bày tiệc rượu thì không ngờ ông chủ cũ là Trình Minh Khanh từ sáng sớm đã đi kiệu đến đấy, ngồi ngay ở ngoài nhà khách. Họ Vạn vừa bước ra thấy vậy, liền phải quỳ xuống vái chào ông chũ cũ mấy cái và phải "nhét" cho ông ta đến vạn lạng bạc, mới không bị lộ.
Đang nói chuyện như vậy, thì hai đạo sĩ ở Mộc Lan Viện đến mời đạo sĩ đi ăn chay. Đạo sĩ cáo từ ra đi.
Ngưu Phố ở lại uống thêm vài chén trà rồi ra về. Về đến cung Tý Ngọ, đã thấy Ngưu Ngọc Phố ở đấy. Y đang ngồi ở dưới lầu, ở trên bàn có một gói bạc tướng. Cửa lầu vẫn còn khóa. Ngưu Ngọc Phố thấy Ngưu Phố về, liền bảo mau mau mở cửa đem số bạc lên lầu và mắng Ngưu Phố:
- Ta bảo mày ở nhà trông nhà, sao mày còn lảng vảng ngoài đường?
- Cháu vừa đứng ở ngoài cửa thì thấy ông phó tri huyện ở huyện cháu. Ông ta thấy cháu liền xuống kiệu nói: Đã lâu không gặp nhau. Ông ta đưa cháu xuống thuyền nói chuyện, cho nên cháu có đi một lúc.
Ngưu Ngọc Phố thấy y đã gặp quan nên cũng không hỏi nữa, bèn nói:
- Ông ta tên họ là gì?
- Ông ta họ Lý, người Bắc Trực. Ông ta cũng biết ông.
- Nếu ông ta ở trong quan trường thì cố nhiên là biết tiếng ta.
- Ông ta cũng nói rằng ông ta quen cả ông Vạn Tuyết Trai.
- Ông Vạn Tuyết Trai giao du khắp cả thiên hạ...
Ngưu Ngọc Phố bèn chỉ tay vào gói bạc mà nói:
- Gói bạc này là của ông Vạn Tuyết Trai đưa đến đây! Người "phu nhân" thứ bảy của ông ta mắc bệnh, thầy thuốc bảo "bà" ta mắc chứng hàn, phải dùng một con "ếch tuyết". Ở Dương Châu, ông ta bỏ ra đến một trăm lạng bạc mà không mua được. Nghe nói ở Tô Châu có thể tìm được, cho nên ông ta lấy ra ba trăm lạng bạc bảo ta đi mua. Ta không có thì giờ, cho nên đã tiến cử anh. Nếu anh đi mua thì anh sẽ kiếm được mấy lạng bạc. Ngưu Phố không dám trái lời. Ngay đêm đó, Ngưu Ngọc Phố mua một con gà và một ít rượu để làm bữa tiệc tiễn hành. Hai người ăn uống trên lầu. Ngưu Phố nói:
- Cháu muốn nói với ông một câu. Câu ấy là ông Lý ở huyện cho cháu biết.
- Câu gì thế? - Ông Vạn Tuyết Trai với ông thật là tương đắc, nhưng mới chỉ là bạn bè văn chương, sách vở. Chứ việc tiền nong, việc lớn thì chưa thấy nhờ ông làm. Ông Lý nói: Ông Vạn bình sinh có một người tâm phúc, ông chỉ cần nói rằng ông quen người ấy là bất cứ việc gì ông ta cũng tin. Như thế thì không những ông phát tài mà cả cháu mai đây cũng có phần nhờ cậy.
- Người bạn tâm phúc của ông ta là ai? - Là ông Trình Minh Khanh, người ở Huy Châu. Ngưu Ngọc Phố cười và nói:
- Đó là ông bạn "kết nghĩa" của ta đã hai mươi năm nay! Ta không biết sao được!
Øn uống xong, hai người đi nghỉ. Hôm sau Ngưu Phố mang bạc cáo từ Ngưu Ngọc Phố lên đường, đáp thuyền đi Tô Châu.
Hôm sau, họ Vạn lại mời Ngưu Ngọc Phố đến uống rượu, Ngưu Ngọc Phố lên kiệu, đến nhà họ Vạn. Ở đấy, đã có hai người buôn muối, một người họ Cố, một người họ Uông. Sau khi vái chào xong, hai người nói rằng mình là thân thích với ông Vạn nên không dám ngồi trước Ngưu, mời Ngưu vào ngồi ghế đầu. Uống trà xong, họ bắt đầu nói đến việc buôn bán. Sau đó, tiệc bày ra, hai người ngồi vào bàn. Rượu bưng lên. Món ăn đầu tiên là món "đông trùng hạ thảo" 1 Vạn Tuyết Trai mời hai vị ngồi ăn và nói:
- Cái món này ở xa đến! Ở đây không có, nhưng ở Dương Châu thì có nhiều. Chỉ có cái con "ếch tuyết" thì tuyệt nhiên không tìm ở đâu ra!
Cố nói:
- Vẫn chưa tìm ra sao?
Vạn Tuyết Trai nói:
- Chưa! Ở Dương Châu không có! Hôm qua đã nhờ ông Ngọc Phố sai người cháu đi Tô Châu tìm.
Uông nói:
- Vật khó kiếm này, ở Tô Châu vị tất đã có! Có lẽ phải đến những nhà gia thế ở Huy Châu may ra mới có được.
Vạn Tuyết Trai nói:
- Ông nói có lẽ đúng! Bất kì cái gì ở Huy Châu chúng ta cũng tốt hơn.
Cố nói:
- Không phải chỉ sản vật mà thôi đâu! Ngay đến nhân vật ở Huy Châu cũng hơn.
Ngưu Ngọc Phố đột nhiên nhớ ra một việc bèn nói:
- Ông Tuyết Trai! Ở Huy Châu có ông Trình Minh Khanh, ông ta có phải là bạn thân của ông không?
Vạn Tuyết Trai nghe vậy, má đỏ gay không đáp. Ngưu Ngọc Phố nói:
- Ông ta là "bạn kết nghĩa" với tôi đấy! Hôm trước, ông ta có viết thư cho tôi nói rằng chẳng bao lâu nữa sẽ đến Dương Châu. Thế nào ông ta cũng sẽ đến thăm ông Vạn.
Vạn Tuyết Trai nghe vậy hai tay lạnh ngắt, không nói được một câu. Người buôn muối họ Cố nói:
- Ông Ngọc Phố! Cổ nhân có câu "Giao du khắp thiên hạ, mấy kẻ biết lòng ta!" Hôm nay, chúng ta hãy uống rượu, hà tất phải nhắc chuyện cũ làm gì!
Buổi chiều hôm ấy, tiệc tan một cách miễn cưỡng, mọi người trở về nhà. Ngưu Ngọc Phố cũng về nhà. Mấy hôm sau, không thấy có người nhà Vạn đến mời. Hôm ấy, Ngưu ở trên lầu vừa ngủ dậy thì thấy có người đầy tớ mang lên một cái thư nói:
- Cái thư này của ông Vạn ở dưới sông. Người nhà ông Vạn đang đứng dưới lầu đợi trả lời.
Ngưu Ngọc Phố mở thư ra xem: "Bà cụ ông Vương Hán Sách ở Nghi Trung làm lễ ăn mừng thất tuần. Muốn nhờ tiên sinh làm một bài văn chúc thọ và viết giùm cho. Mong tiên sinh đến đó ngay!"
Ngưu Ngọc Phố xem xong bảo đầy tớ gọi một chiếc thuyền nhỏ đi rất nhanh về Nghi Trung. Đêm ấy xuống thuyền, sáng sau đã đến bờ Sửu Bá. Ngọc Phố vào hàng buôn gạo hỏi thăm nhà họ Vương.
Chủ hiệu buôn gạo nói: - Ông tìm nhà ông Vương Hán Sách ở bên sông phải không? Nhà ông ta là một cái lầu mới làm nhìn ra hướng đông đường Pháp Vân. Ngưu Ngọc Phố đi thẳng đến đó, thấy ba gian nhà khách, trong nhà khách mấy cái ghế để đầy những bài văn chúc thọ viết chữ vàng. Ở bên trái cửa sổ là một cái bàn dài, một người tú tài đang cúi đầu, hí hoáy viết. Thấy Ngưu Ngọc Phố vào, y liền bỏ bút xuống bước ra; Ngọc Phố thấy y mặc áo lụa, trước ngực có một vết dầu to tướng bèn giật mình. Người kia cũng nhận ra Ngưu Ngọc Phố và nói;
- Ông có phải là người ăn cơm với cái thằng kiếm gái ở "Đại quan lâu" không? Hôm nay ông đến đây có việc gì?
Ngọc Phố đang định mắng cho hắn một trận thì Vương Hán Sách ở trong nhà đi ra, nói với người tú tài:
- Ông hãy ngồi xuống! Cái đó không liên quan gì đến ông cả!
Vị tú tài này mới chịu ngồi xuống. Vương Hán Sách chắp tay chào Ngưu nhưng không vái. Hai người cùng ngồi. Vương nói:
- Ông có phải là Ngưu Ngọc Phố không? - Chính tôi.
- Tôi là người đại lý buôn muối của nhà ông Vạn. Hôm qua, ông Vạn có viết thư cho tôi nói rằng ông không phải là người đứng đắn. Ông hay chơi bời với những bọn côn đồ trộm cướp. Từ nay về sau không dám phiền đến ông nữa.
Y bèn lấy ra một lạng bạc đưa cho Ngưu nói:
- Tôi cũng không giữ ông. Mời ông đi!
Ngưu giận lắm, nói:
- Ta không cần lạng bạc này của anh, ta sẽ về nói với ông Vạn Tuyết Trai.
Và ném lạng bạc xuống ghế. Vương Hán Sách nói:
- Ông đã không nhận, tôi đâu dám ép! Tôi khuyên ông không nên về nhà ông Vạn Tuyết Trai nữa, vì ông ta không tiếp ông đâu.
Ngưu Ngọc Phố vùng vằng bước ra. Vương Hán Sách nói theo:
- Xin lỗi, không tiễn nữa.
Y chắp tay chào một cái rồi quay vào.
Ngưu Ngọc Phố đành đem đầy tớ đến một hàng cơm ở Sửu Bá, miệng lẩm bẩm:
- Thằng cha Vạn Tuyết Trai thật chó má! Tại sao hắn lại đối đãi với ta như thế?
Một người hầu bàn đi qua cười mà rằng:
- Ông Vạn Tuyết Trai rất tốt với tất cả mọi người, trừ khi ông có nói đến ông Trình thì ông ta mới phát cáu.
Ngưu nghe vậy, bảo đầy tớ đến hỏi, thì người hầu bàn nói:
- Ông Vạn trước là quản gia ông Trình Minh Khanh. Ông ta rất sợ người ta nói việc ấy. Chắc chắn là ông đã nói, cho nên ông ta nổi giận.
Người đầy tớ đem việc này nói lại với Ngưu Ngọc Phố. Ngọc Phố tỉnh ngộ nói:
- Thôi chết rồi! Cái thằng "chó chết" ấy hại ta rồi!
Ngọc Phố ở lại một đêm, hôm sau gọi thuyền đi Tô Châu tìm Ngưu Phố. Sau khi xuống thuyền, tiền nong đều nhẵn, y bỏ hai người đầy tớ lại, mang theo hai người lực lưỡng đi thẳng đến Tô Châu. Đến hiệu thuốc Hồ Khẩu, thì gặp Ngưu Phố đang ngồi ở đấy. Ngưu Phố thấy Ngọc Phố đến bèn ra mời ngồi:
- "Ông"đã đến ư?
Ngọc Phố hỏi:
- Cháu đã tìm được con "ếch tuyết" chưa? - Dạ, chưa ạ.
- Gần đây có một nhà ở Trấn Giang có một con, mau mau đem tiền cùng ta đến mua. Thuyền của ta hiện nay ở ngoài cửa Xưởng Môn.
Ngưu Ngọc Phố lấy lại số tiền và dẫn Ngưu Phố xuống thuyền. Trên đường đi, Ngưu Ngọc Phố không nói năng gì. Đi được mấy ngày, đến đất Long Bào Châu là nơi bốn bề vắng vẻ. Hôm ấy, ăn cơm sáng xong, Ngọc Phố trợn hai con mắt tròn xoe và thét lớn:
- Mày có biết tao phải đánh mày không?
Ngưu Phố hoảng hốt, nói:
- Cháu không hiểu cháu có tội gì! Tại sao ông lại đánh cháu?
- Đồ chó! Mày chơi tao một vố mày có biết không?
Và chẳng nói chẳng rằng, Ngọc Phố bảo hai người kia lột trần Ngưu Phố ra, không cho mang giày dép gì hết, đánh cho một trận gần chết, rồi đem lên bờ trói gò ở đấy. Sau đó, mọi người xuống thuyền giương buồm đi mất.
Ngưu Phố bị vứt đấy, mê mệt không còn biết gì nữa. Họ lại vứt y gần cái hố tiêu, hễ cựa quậy một cái là rơi tõm xuống hố. Y đành phải nằm im, không dám rên la và cũng không dám cựa quậy gì hết. Y đợi đến nửa ngày, thấy một con thuyền giữa dòng sông. Thuyền đến bên bờ đỗ lại, một người khách đến đấy đi ỉa. Ngưu Phố kêu cầu cứu. Người khách hỏi:
- Ông là ai mà bị lột trần trói gò ở đây?
Ngưu Phố nói:
- Thưa ông, tôi là một anh "tú tài" ở huyện Vu Hồ. Cụ tri huyện Đổng mời tôi đến giúp việc. Tôi đi đường bị cướp lột hết quần áo, lấy hết hành lý rồi bỏ đi, may còn sống sót ở đây. Tôi đang gặp nạn, mong ông cứu vớt.
Người khách nói:
- Ông đến nha môn quan huyện Đổng ở An Đông phải không? Tôi là người huyện An Đông đây. Để tôi cởi trói cho ông đã.
Nhìn thấy Ngưu mình trần như nhộng, không còn ra thể thống gì nữa, người kia bèn nói:
- Ông đứng đợi đấy một lát để tôi xuống thuyền lấy quần áo giày mũ cho ông mặc.
Rồi y xuống thuyền lấy một bộ quần áo vải, một đôi giày, một cái mũ hình miếng ngói đưa cho Ngưu Phố mặc và nói:
- Mũ này không phải là mũ nhà nho, nhưng ông cứ đội tạm. Đến thị trấn trước mặt, tôi sẽ mua cho ông một cái mũ vuông.
Sau khi đã mặc áo quần, Ngưu Phố quỳ xuống cảm tạ ân nhân. Người kia đỡ dậy đưa xuống thuyền. Mọi người trên thuyền nghe nói đến việc vừa xảy ra đều kinh ngạc và hỏi:
- Ông họ tên là gì?
- Tôi họ Ngưu.
Ngưu hỏi lại: - Vị ân nhân tên là gì?
- Tôi họ Hoàng, người huyện An Đông, vốn làm nghề buôn quần áo phường tuồng. Hôm trước, tôi đi Nam Kinh, mua bảy bộ đồ tuồng cho một ban hát, nhân đi qua đây vô tình lại cứu được ông. Nếu ông muốn đi đến nha môn cụ Đổng thì ông cùng đi với tôi và về nhà tôi, rồi tôi lo liệu áo quần để cho ông đến nha môn.
Ngưu Phố cảm tạ. Từ đó y cùng ăn cơm với họ Hoàng.
Hôm ấy trời nắng to, Ngưu Phố bị lột trần phơi nắng nửa ngày, lại bị mùi hôi thối của hố tiêu xông lên, cho nên vừa xuống thuyền thì mắc bệnh lỵ. Bệnh lỵ này lại là bệnh lỵ cấm khẩu, ỉa luôn. Từ sáng đến chiều, cứ phải ngồi lỳ ở đuôi thuyền, hai tay nắm lấy ván thuyền. Được đâu ba bốn ngày như thế, thì người như con ma, lại thêm mình mẩy bị đánh đau nhức nhối, hai đùi gác lên cạnh thuyền làm thành hai cái rãnh. Nghe một người khách trong thuyền nói thì thào:
- Thằng kia xem ra không sống được đâu! Bây giờ hắn còn sống, ta đưa hắn lên bộ đi, nếu để hắn chết ở đây thì chỉ thêm tốn sức mà thôi!
Nhưng Hoàng không nghe. Ngưu đau đến ngày thứ năm, đột nhiên mũi ngửi thấy mùi đỗ xanh, bèn nói với hàng thuyền:
- Tôi muốn ăn cháo đỗ xanh!
Tất cả thuyền đều không cho. Y lại nói:
- Tôi muốn ăn lắm! Øn rồi, dù chết cũng không dám oán thán.
Mọi người không biết làm sao đành phải mang y lên bờ mua một bát cháo đỗ xanh cho ăn. Ngưu Phố ăn xong thấy sôi bụng và ỉa một bãi tướng. Lúc xuống thuyền thì khỏe hẳn. Y bò xuống thuyền cám ơn tất cả mọi người rồi ngủ thẳng một giấc. Được hai ngày thì dần dần bình phục.
Đến An Đông, việc trước tiên của Ngưu là đến nhà Hoàng, Hoàng mua cho y một cái mũ vuông, cho thêm một bộ áo quần, một đôi giày để đi chào tri huyện Đổng. Đổng tri huyện nghe tin, mừng rỡ, mời ở lại ăn uống, muốn giữ lại ở nha môn. Ngưu Phố nói:
- Tôi có người thân thích ở đây, tôi muốn ở nhà ông ta cho tiện hơn.
- Như thế cũng được! Tiên sinh ở nhà người bạn, còn sáng chiều đến đây chơi cho tôi được thỉnh giáo.
Ngưu cáo từ ra về. Hoàng thấy y quả là bạn bè với quan cho nên hết sức kính trọng. Ngưu Phố hai, ba ngày lại đến nha môn một lần, lấy việc làm thơ để mua danh. Lại nhân đó y nói với quan huyện một số việc, kiếm được ít tiền. Họ Hoàng gả con gái thứ tư cho Ngưu và Ngưu sống ở An Đông những ngày hạnh phúc.
Không ngờ, Đổng tri huyện thăng chức đi nơi khác. Người đến nhận chức là họ Hướng, cũng người Chiết Giang. Lúc bàn giao, Hướng tri huyện hỏi Đổng tri huyện có việc gì dặn lại. Đổng tri huyện nói:
- Không có việc gì! Chỉ có một ông bạn thơ của tôi tên là Ngưu Bố Y, hiện nay ở đây tôi rất cám ơn ngài nếu ngài để ý đến ông ta một chút.
Hướng tri huyện nhận lời. Đổng tri huyện lên Bắc Kinh. Ngưu tiễn ngoài trăm dặm đến ngày thứ ba mới trở về nhà. Vợ nói:
- Hôm qua có một người đến nói là người cậu của mình ở Vu Hồ, trên đường đi nhân tiện ghé thăm. Tôi giữ ông ta lại đây ăn cơm, ông ta nói đến cuối năm sẽ trở lại.
Ngưu Phố trong lòng nghi hoặc: "Mình không có ông cậu nào cả. Không biết ông này là ai! Thôi hãy đợi nửa năm nữa xem công việc ra sao!".
Đổng tri huyện đi thẳng lên kinh, đến bộ Lại báo tin mình đã đến. Hôm sau Đổng đến để xem được bổ đi đâu. Bấy giờ Phùng Trác Am đã đỗ tiến sĩ làm ở bộ, nhà ở cạnh đấy, cho nên Đổng đến nhà Phùng trước. Phùng mời ngồi. Đang lúc hàn huyên, Đổng tri huyện mới nói được một câu:
- Người bạn của ông là Ngưu Bố Y ở trong am Cam Lộ huyện Vu Hồ...
Đổng chưa có thì giờ nói đến việc mình đến thăm Ngưu Bố Y và Ngưu Bố Y đã đến ở huyện An Đông, thì thấy một người đầy tớ chạy vào quỳ bẩm:
- Cụ lớn đã ra công đường!
Đổng tri huyện vội vàng từ biệt. Y đến bộ thấy mình được bổ làm tri châu ở Quý Châu, vội vàng sửa soạn hành lý đi Quý Châu, không đến thăm Phùng chủ sự nữa.
Sau đó mấy hôm, Phùng chủ sự viết một bức thư đưa cho người nhà, lại lấy ra mười lạng bạc nói:
- Mày có biết nhà ông Ngưu Bố Y không?
- Dạ có.
- Vậy mày đem mười lạng bạc đến nhà ông Ngưu Bố Y, nói với bà Ngưu rằng ông Ngưu hiện nay ở am Cam Lộ huyện Vu Hồ. Đưa cái thư này cho bà và nói rằng số tiền này là ta biếu để bà đi đường.
Người quản gia vâng lời, về nhà gặp bà chủ, thu xếp việc nhà xong, ra đi, đi vào một cái ngõ hẹp, đến một cái nhà rào trúc. Quản gia gõ cửa chỉ thấy một đứa trẻ chạy ra, trong tay cầm một cái rá con đi mua gạo. Quản gia nói rằng mình là người cụ Phùng ở kinh đến. Đứa trẻ đưa người quản gia đến phòng khách. Nó đi vào nhà trong báo rồi ra hỏi:
- Ông đến đây có việc gì?
Quản gia hỏi đứa trẻ:
- Bà Ngưu là người như thế nào của cháu?
- Là cô của cháu.
Quản gia lấy ra mười lạng bạc đưa cho nó và nói:
- Số tiền này là của ông chủ tôi sai đem đến đưa cho bà để làm tiền lộ phí. Nói với bà rằng ông nhà hiện nay ở am Cam Lộ huyện Vu Hồ. Ông chủ tôi có đưa bức thư đến cho bà để bà khỏi lo ngại.
Đứa trẻ mời y ngồi rồi đem bạc vào. Quản gia thấy trong nhà treo một bức tranh cổ đã rách, dán mấy đôi câu đối. Sáu cái ghế trúc đã hư là tất cả đồ đạc trong nhà. Ở ngoài sân có một cái bồn hoa, vài cái hoa và bên cạnh là hàng rào. Ngồi một lát, thấy đứa trẻ bưng ra một chén trà, tay cầm một cái gói đưa cho quản gia, trong gói có hai đồng cân bạc, và nói:
- Cô tôi cám ơn ông đã chịu khó, cô tôi có ít tiền để ông uống nước. Nhờ ông về nhà nói với bà chủ và khi nào ông về kinh thì nói với ông chủ rằng cô tôi xin đa tạ. Những điều nói trong thư cô tôi đều nhớ cả.
Quản gia cảm tạ ra về.
Bà Ngưu nhận số tiền, trong lòng bồn chồn nói:
- Ông nhà ta nay đã già rồi! Cứ ở xa nhà lại không có con cái gì làm sao mà sống nổi! Nay ta đem mấy lạng bạc này đến Vu Hồ tìm về.
Chủ ý đã định, bà liền khóa trái cửa phòng nhờ người hàng xóm trông nhà hộ, còn mình mang đứa cháu gái, đáp thuyền đi huyện Vu Hồ. Khi tìm đến am Cam Lộ ở cửa Phù Kiều, chỉ thấy hai cánh cửa am đóng. Bà đẩy cửa vào, đến trước đền thờ Vi Đà Bồ Tát không thấy lư hương, đèn sáp đâu cả. Lại đi vào thì thấy các cửa đều đã xiêu vẹo hư hỏng. Ở sân trong, một người đạo sĩ già đang ngồi vá áo. Hỏi y thì y chỉ lấy tay làm hiệu. Thì ra, y đã câm lại điếc. Hỏi ở đấy có ai là Ngưu Bố Y không, thì y chỉ ra một cái gian phòng ở đằng trước. Bà Ngưu mang đứa cháu đến nơi thấy ở bên cạnh điện có một gian phòng không có cửa. Đi vào trong thấy một cỗ quan tài lớn. Trước mặt có một cái bàn ba chân nằm nghiêng một bên. Trên quan tài không thấy bài vị chỉ còn một cái gậy. Ở đầu quan tài có chữ nhưng vì nhà không có ngói, mưa dột làm cho chữ mờ hết cả chỉ còn hai chữ "Đại Minh", chữ thứ ba chỉ còn một nét ngang. Bà Ngưu nhìn thấy bỗng nhiên rùng mình, tóc dựng ngược. Bà lại đi ra hỏi đạo sĩ:
- Ngưu Bố Y chết rồi chăng? Đạo sĩ hoa tay chỉ ra ngoài cổng. Đứa cháu nói:
- Ông nói cậu không chết, lại đi đâu rồi!
Bà Ngưu lại ra ngoài am, đi hỏi các nơi. Mọi người đều nói không nghe nói ông ta chết. Đi đến hiệu của Quách Thiết Bút ở chùa Cát Tường, Quách nói:
- Ông nhà ấy à! Ông nhà đã đến ở huyện An Đông với cụ Đổng rồi!
Lần này bà mới thực tin, quyết đến An Đông tìm,
nhân việc ấy khiến cho:
đã lầm rồi lại lầm nữa, bỗng dưng gây việc ba đào;
ngoài người ấy, tìm người kia, cố ý làm nên giao kết.
Hôm sau, không có chuyện gì. Sang ngày thứ ba, Vạn Tuyết Trai lại cho người đến mời. Ngưu Ngọc Phố dặn dò Ngưu Phố ở nhà giữ nhà, còn mình thì đi kiệu đến nhà Vạn Tuyết Trai. Ngưu Phố ở nhà ăn sáng với đạo sĩ. Đạo sĩ nói:
- Tôi phải đi đến viện Mộc Lan ở cửa thành thăm một đạo sĩ khác. Ông ở nhà giữ nhà nhé!
Ngưu Phố nói:
- Tôi ở nhà chẳng có việc gì, cũng muốn đi chơi với ông cho vui.
Ngưu Phố bèn khóa trái cửa chùa, cùng đạo sĩ đi đến một cái thành cũ. Hai người vào một tiệm trà. Người hầu trà mang đến một ấm trà, một đĩa kẹo và một đĩa đậu. Đạo sĩ hỏi:
- Ông là bà con thế nào với ông Ngưu Ngọc Phố? Trước đây tôi chưa bao giờ thấy ông đến đây cả?
- Tôi gặp ông ta trên đường, lúc nói chuyện mới biết là bà con. Tôi xưa nay ở nha môn quan huyện Đổng ở An Đông. Cụ Đổng rất tốt với tôi. Nhớ lần đầu tiên, tôi đưa danh thiếp vào, cụ vội vàng cho hai người sai nhân ra đón và đỡ tôi xuống kiệu. Nhưng lúc bấy giờ, tôi không đi kiệu lại cưỡi lừa. Tôi muốn xuống lừa, hai người sai nhân không cho, dắt con lừa đi thẳng vào nhà trong, lừa bước lên tấm ván nhà nghe lóc cóc. Cụ Đổng thân hành ra mở cửa, chào tôi, cầm tay tôi mà dắt vào. Cụ giữ tôi lại hai mươi ngày. Tôi muốn xin từ biệt trở về, cụ lại cho tôi bảy mươi lạng, bốn đồng cân, năm phân bạc. Cụ dắt tôi đi qua công đường, nhìn tôi lên mình lừa và nói: "Anh đi, nếu vừa ý thì thôi, nếu không vừa ý thì cứ lại đây tìm tôi". Con người như thế thực là khó kiếm. Bây giờ tôi lại muốn trở lại tìm cụ...
- Những người như thế thực là hiếm có?
- Ông Vạn Tuyết Trai là người danh vọng như thế nào? Sau này ông ta có làm quan không?
Đạo sĩ khịt mũi cười, nói:
- Ông hỏi ông Vạn ư? Chỉ có ông Ngưu của anh mới kính trọng ông ta mà thôi! Còn chuyện làm quan thì dù mũ sa kia biết bay, bay khắp gầm trời rồi rơi vào đầu ông ta, cũng vẫn cứ có người giật đi.
- Tại sao lại thế? Ông ta không phải là con hát, không phải là nô tì, lính tráng, như thế nếu mũ sa rơi vào đầu ông ta, còn ai dám giật!
- Anh chưa biết ông ta xuất thân như thế nào à! Để tôi nói anh nghe, nhưng cấm anh không được nói với ai đấy nhé! Ông Vạn lúc nhỏ là tôi tớ ông Trình Minh Khanh, người trước đây làm chủ hiệu Vạn Hữu Kỳ ở bên sông. Lúc nhỏ, ông ta hầu hạ ở thư phòng, người chủ là Trình Minh Khanh thấy ông ta thông minh, nên năm ông mười tám tuổi cho ông ta làm tiểu tư khách...
- Làm tiểu tư khách là thế nào?
- Những người buôn muối ở đây, nếu thuê một người bạn để thay mình tiếp khách, tiếp các quan thì mỗi năm hưởng mấy trăm lạng và gọi là đại tư khách. Còn nếu như làm những việc vặt vãnh trong việc buôn bán, hay để sai vặt thì gọi là "tiểu tư khách". Ông ta làm "tiểu tư khách" một ít lâu rất là chăm chỉ. Mỗi năm gom góp được mấy lạng bạc, và bắt đầu buôn bán nhỏ. Sau đó, ông ta thuê giấy phép buôn muối. Trong mấy năm, gặp số đỏ, giấy phép buôn muối rất cao, ông ta kiếm được bốn năm vạn lạng bạc. Ông bèn chuộc được thân mình ra khỏi địa vị nô tỳ, mua một cái nhà và bắt đầu tự mình đứng ra buôn muối. Công việc làm ăn phát tài, ông thành một người giàu, vốn liếng đến mấy chục vạn. Trong lúc đó, ông Trình Minh Khanh trước kia là chủ hiệu "Vạn Hữu Kỳ" lại nghèo túng, sa sút, hết cả vốn liếng, nên trở về Huy Châu. Vì vậy không còn ai biết việc cũ của ông ta nữa. Năm ngoái, ông Vạn cưới vợ cho con. Người con dâu là con gái một ông Hàn lâm. Nhà họ Vạn tốn mất mấy ngàn lạng bạc mới cưới được cô dâu về. Hôm cưới, tiếng trống, tiếng sáo inh tai, đèn lồng thắp đầy nửa phố, thật là náo nhiệt. Sang ngày thứ ba, họ hàng đến chào. Trong lúc trong nhà đang hát xướng, bày tiệc rượu thì không ngờ ông chủ cũ là Trình Minh Khanh từ sáng sớm đã đi kiệu đến đấy, ngồi ngay ở ngoài nhà khách. Họ Vạn vừa bước ra thấy vậy, liền phải quỳ xuống vái chào ông chũ cũ mấy cái và phải "nhét" cho ông ta đến vạn lạng bạc, mới không bị lộ.
Đang nói chuyện như vậy, thì hai đạo sĩ ở Mộc Lan Viện đến mời đạo sĩ đi ăn chay. Đạo sĩ cáo từ ra đi.
Ngưu Phố ở lại uống thêm vài chén trà rồi ra về. Về đến cung Tý Ngọ, đã thấy Ngưu Ngọc Phố ở đấy. Y đang ngồi ở dưới lầu, ở trên bàn có một gói bạc tướng. Cửa lầu vẫn còn khóa. Ngưu Ngọc Phố thấy Ngưu Phố về, liền bảo mau mau mở cửa đem số bạc lên lầu và mắng Ngưu Phố:
- Ta bảo mày ở nhà trông nhà, sao mày còn lảng vảng ngoài đường?
- Cháu vừa đứng ở ngoài cửa thì thấy ông phó tri huyện ở huyện cháu. Ông ta thấy cháu liền xuống kiệu nói: Đã lâu không gặp nhau. Ông ta đưa cháu xuống thuyền nói chuyện, cho nên cháu có đi một lúc.
Ngưu Ngọc Phố thấy y đã gặp quan nên cũng không hỏi nữa, bèn nói:
- Ông ta tên họ là gì?
- Ông ta họ Lý, người Bắc Trực. Ông ta cũng biết ông.
- Nếu ông ta ở trong quan trường thì cố nhiên là biết tiếng ta.
- Ông ta cũng nói rằng ông ta quen cả ông Vạn Tuyết Trai.
- Ông Vạn Tuyết Trai giao du khắp cả thiên hạ...
Ngưu Ngọc Phố bèn chỉ tay vào gói bạc mà nói:
- Gói bạc này là của ông Vạn Tuyết Trai đưa đến đây! Người "phu nhân" thứ bảy của ông ta mắc bệnh, thầy thuốc bảo "bà" ta mắc chứng hàn, phải dùng một con "ếch tuyết". Ở Dương Châu, ông ta bỏ ra đến một trăm lạng bạc mà không mua được. Nghe nói ở Tô Châu có thể tìm được, cho nên ông ta lấy ra ba trăm lạng bạc bảo ta đi mua. Ta không có thì giờ, cho nên đã tiến cử anh. Nếu anh đi mua thì anh sẽ kiếm được mấy lạng bạc. Ngưu Phố không dám trái lời. Ngay đêm đó, Ngưu Ngọc Phố mua một con gà và một ít rượu để làm bữa tiệc tiễn hành. Hai người ăn uống trên lầu. Ngưu Phố nói:
- Cháu muốn nói với ông một câu. Câu ấy là ông Lý ở huyện cho cháu biết.
- Câu gì thế? - Ông Vạn Tuyết Trai với ông thật là tương đắc, nhưng mới chỉ là bạn bè văn chương, sách vở. Chứ việc tiền nong, việc lớn thì chưa thấy nhờ ông làm. Ông Lý nói: Ông Vạn bình sinh có một người tâm phúc, ông chỉ cần nói rằng ông quen người ấy là bất cứ việc gì ông ta cũng tin. Như thế thì không những ông phát tài mà cả cháu mai đây cũng có phần nhờ cậy.
- Người bạn tâm phúc của ông ta là ai? - Là ông Trình Minh Khanh, người ở Huy Châu. Ngưu Ngọc Phố cười và nói:
- Đó là ông bạn "kết nghĩa" của ta đã hai mươi năm nay! Ta không biết sao được!
Øn uống xong, hai người đi nghỉ. Hôm sau Ngưu Phố mang bạc cáo từ Ngưu Ngọc Phố lên đường, đáp thuyền đi Tô Châu.
Hôm sau, họ Vạn lại mời Ngưu Ngọc Phố đến uống rượu, Ngưu Ngọc Phố lên kiệu, đến nhà họ Vạn. Ở đấy, đã có hai người buôn muối, một người họ Cố, một người họ Uông. Sau khi vái chào xong, hai người nói rằng mình là thân thích với ông Vạn nên không dám ngồi trước Ngưu, mời Ngưu vào ngồi ghế đầu. Uống trà xong, họ bắt đầu nói đến việc buôn bán. Sau đó, tiệc bày ra, hai người ngồi vào bàn. Rượu bưng lên. Món ăn đầu tiên là món "đông trùng hạ thảo" 1 Vạn Tuyết Trai mời hai vị ngồi ăn và nói:
- Cái món này ở xa đến! Ở đây không có, nhưng ở Dương Châu thì có nhiều. Chỉ có cái con "ếch tuyết" thì tuyệt nhiên không tìm ở đâu ra!
Cố nói:
- Vẫn chưa tìm ra sao?
Vạn Tuyết Trai nói:
- Chưa! Ở Dương Châu không có! Hôm qua đã nhờ ông Ngọc Phố sai người cháu đi Tô Châu tìm.
Uông nói:
- Vật khó kiếm này, ở Tô Châu vị tất đã có! Có lẽ phải đến những nhà gia thế ở Huy Châu may ra mới có được.
Vạn Tuyết Trai nói:
- Ông nói có lẽ đúng! Bất kì cái gì ở Huy Châu chúng ta cũng tốt hơn.
Cố nói:
- Không phải chỉ sản vật mà thôi đâu! Ngay đến nhân vật ở Huy Châu cũng hơn.
Ngưu Ngọc Phố đột nhiên nhớ ra một việc bèn nói:
- Ông Tuyết Trai! Ở Huy Châu có ông Trình Minh Khanh, ông ta có phải là bạn thân của ông không?
Vạn Tuyết Trai nghe vậy, má đỏ gay không đáp. Ngưu Ngọc Phố nói:
- Ông ta là "bạn kết nghĩa" với tôi đấy! Hôm trước, ông ta có viết thư cho tôi nói rằng chẳng bao lâu nữa sẽ đến Dương Châu. Thế nào ông ta cũng sẽ đến thăm ông Vạn.
Vạn Tuyết Trai nghe vậy hai tay lạnh ngắt, không nói được một câu. Người buôn muối họ Cố nói:
- Ông Ngọc Phố! Cổ nhân có câu "Giao du khắp thiên hạ, mấy kẻ biết lòng ta!" Hôm nay, chúng ta hãy uống rượu, hà tất phải nhắc chuyện cũ làm gì!
Buổi chiều hôm ấy, tiệc tan một cách miễn cưỡng, mọi người trở về nhà. Ngưu Ngọc Phố cũng về nhà. Mấy hôm sau, không thấy có người nhà Vạn đến mời. Hôm ấy, Ngưu ở trên lầu vừa ngủ dậy thì thấy có người đầy tớ mang lên một cái thư nói:
- Cái thư này của ông Vạn ở dưới sông. Người nhà ông Vạn đang đứng dưới lầu đợi trả lời.
Ngưu Ngọc Phố mở thư ra xem: "Bà cụ ông Vương Hán Sách ở Nghi Trung làm lễ ăn mừng thất tuần. Muốn nhờ tiên sinh làm một bài văn chúc thọ và viết giùm cho. Mong tiên sinh đến đó ngay!"
Ngưu Ngọc Phố xem xong bảo đầy tớ gọi một chiếc thuyền nhỏ đi rất nhanh về Nghi Trung. Đêm ấy xuống thuyền, sáng sau đã đến bờ Sửu Bá. Ngọc Phố vào hàng buôn gạo hỏi thăm nhà họ Vương.
Chủ hiệu buôn gạo nói: - Ông tìm nhà ông Vương Hán Sách ở bên sông phải không? Nhà ông ta là một cái lầu mới làm nhìn ra hướng đông đường Pháp Vân. Ngưu Ngọc Phố đi thẳng đến đó, thấy ba gian nhà khách, trong nhà khách mấy cái ghế để đầy những bài văn chúc thọ viết chữ vàng. Ở bên trái cửa sổ là một cái bàn dài, một người tú tài đang cúi đầu, hí hoáy viết. Thấy Ngưu Ngọc Phố vào, y liền bỏ bút xuống bước ra; Ngọc Phố thấy y mặc áo lụa, trước ngực có một vết dầu to tướng bèn giật mình. Người kia cũng nhận ra Ngưu Ngọc Phố và nói;
- Ông có phải là người ăn cơm với cái thằng kiếm gái ở "Đại quan lâu" không? Hôm nay ông đến đây có việc gì?
Ngọc Phố đang định mắng cho hắn một trận thì Vương Hán Sách ở trong nhà đi ra, nói với người tú tài:
- Ông hãy ngồi xuống! Cái đó không liên quan gì đến ông cả!
Vị tú tài này mới chịu ngồi xuống. Vương Hán Sách chắp tay chào Ngưu nhưng không vái. Hai người cùng ngồi. Vương nói:
- Ông có phải là Ngưu Ngọc Phố không? - Chính tôi.
- Tôi là người đại lý buôn muối của nhà ông Vạn. Hôm qua, ông Vạn có viết thư cho tôi nói rằng ông không phải là người đứng đắn. Ông hay chơi bời với những bọn côn đồ trộm cướp. Từ nay về sau không dám phiền đến ông nữa.
Y bèn lấy ra một lạng bạc đưa cho Ngưu nói:
- Tôi cũng không giữ ông. Mời ông đi!
Ngưu giận lắm, nói:
- Ta không cần lạng bạc này của anh, ta sẽ về nói với ông Vạn Tuyết Trai.
Và ném lạng bạc xuống ghế. Vương Hán Sách nói:
- Ông đã không nhận, tôi đâu dám ép! Tôi khuyên ông không nên về nhà ông Vạn Tuyết Trai nữa, vì ông ta không tiếp ông đâu.
Ngưu Ngọc Phố vùng vằng bước ra. Vương Hán Sách nói theo:
- Xin lỗi, không tiễn nữa.
Y chắp tay chào một cái rồi quay vào.
Ngưu Ngọc Phố đành đem đầy tớ đến một hàng cơm ở Sửu Bá, miệng lẩm bẩm:
- Thằng cha Vạn Tuyết Trai thật chó má! Tại sao hắn lại đối đãi với ta như thế?
Một người hầu bàn đi qua cười mà rằng:
- Ông Vạn Tuyết Trai rất tốt với tất cả mọi người, trừ khi ông có nói đến ông Trình thì ông ta mới phát cáu.
Ngưu nghe vậy, bảo đầy tớ đến hỏi, thì người hầu bàn nói:
- Ông Vạn trước là quản gia ông Trình Minh Khanh. Ông ta rất sợ người ta nói việc ấy. Chắc chắn là ông đã nói, cho nên ông ta nổi giận.
Người đầy tớ đem việc này nói lại với Ngưu Ngọc Phố. Ngọc Phố tỉnh ngộ nói:
- Thôi chết rồi! Cái thằng "chó chết" ấy hại ta rồi!
Ngọc Phố ở lại một đêm, hôm sau gọi thuyền đi Tô Châu tìm Ngưu Phố. Sau khi xuống thuyền, tiền nong đều nhẵn, y bỏ hai người đầy tớ lại, mang theo hai người lực lưỡng đi thẳng đến Tô Châu. Đến hiệu thuốc Hồ Khẩu, thì gặp Ngưu Phố đang ngồi ở đấy. Ngưu Phố thấy Ngọc Phố đến bèn ra mời ngồi:
- "Ông"đã đến ư?
Ngọc Phố hỏi:
- Cháu đã tìm được con "ếch tuyết" chưa? - Dạ, chưa ạ.
- Gần đây có một nhà ở Trấn Giang có một con, mau mau đem tiền cùng ta đến mua. Thuyền của ta hiện nay ở ngoài cửa Xưởng Môn.
Ngưu Ngọc Phố lấy lại số tiền và dẫn Ngưu Phố xuống thuyền. Trên đường đi, Ngưu Ngọc Phố không nói năng gì. Đi được mấy ngày, đến đất Long Bào Châu là nơi bốn bề vắng vẻ. Hôm ấy, ăn cơm sáng xong, Ngọc Phố trợn hai con mắt tròn xoe và thét lớn:
- Mày có biết tao phải đánh mày không?
Ngưu Phố hoảng hốt, nói:
- Cháu không hiểu cháu có tội gì! Tại sao ông lại đánh cháu?
- Đồ chó! Mày chơi tao một vố mày có biết không?
Và chẳng nói chẳng rằng, Ngọc Phố bảo hai người kia lột trần Ngưu Phố ra, không cho mang giày dép gì hết, đánh cho một trận gần chết, rồi đem lên bờ trói gò ở đấy. Sau đó, mọi người xuống thuyền giương buồm đi mất.
Ngưu Phố bị vứt đấy, mê mệt không còn biết gì nữa. Họ lại vứt y gần cái hố tiêu, hễ cựa quậy một cái là rơi tõm xuống hố. Y đành phải nằm im, không dám rên la và cũng không dám cựa quậy gì hết. Y đợi đến nửa ngày, thấy một con thuyền giữa dòng sông. Thuyền đến bên bờ đỗ lại, một người khách đến đấy đi ỉa. Ngưu Phố kêu cầu cứu. Người khách hỏi:
- Ông là ai mà bị lột trần trói gò ở đây?
Ngưu Phố nói:
- Thưa ông, tôi là một anh "tú tài" ở huyện Vu Hồ. Cụ tri huyện Đổng mời tôi đến giúp việc. Tôi đi đường bị cướp lột hết quần áo, lấy hết hành lý rồi bỏ đi, may còn sống sót ở đây. Tôi đang gặp nạn, mong ông cứu vớt.
Người khách nói:
- Ông đến nha môn quan huyện Đổng ở An Đông phải không? Tôi là người huyện An Đông đây. Để tôi cởi trói cho ông đã.
Nhìn thấy Ngưu mình trần như nhộng, không còn ra thể thống gì nữa, người kia bèn nói:
- Ông đứng đợi đấy một lát để tôi xuống thuyền lấy quần áo giày mũ cho ông mặc.
Rồi y xuống thuyền lấy một bộ quần áo vải, một đôi giày, một cái mũ hình miếng ngói đưa cho Ngưu Phố mặc và nói:
- Mũ này không phải là mũ nhà nho, nhưng ông cứ đội tạm. Đến thị trấn trước mặt, tôi sẽ mua cho ông một cái mũ vuông.
Sau khi đã mặc áo quần, Ngưu Phố quỳ xuống cảm tạ ân nhân. Người kia đỡ dậy đưa xuống thuyền. Mọi người trên thuyền nghe nói đến việc vừa xảy ra đều kinh ngạc và hỏi:
- Ông họ tên là gì?
- Tôi họ Ngưu.
Ngưu hỏi lại: - Vị ân nhân tên là gì?
- Tôi họ Hoàng, người huyện An Đông, vốn làm nghề buôn quần áo phường tuồng. Hôm trước, tôi đi Nam Kinh, mua bảy bộ đồ tuồng cho một ban hát, nhân đi qua đây vô tình lại cứu được ông. Nếu ông muốn đi đến nha môn cụ Đổng thì ông cùng đi với tôi và về nhà tôi, rồi tôi lo liệu áo quần để cho ông đến nha môn.
Ngưu Phố cảm tạ. Từ đó y cùng ăn cơm với họ Hoàng.
Hôm ấy trời nắng to, Ngưu Phố bị lột trần phơi nắng nửa ngày, lại bị mùi hôi thối của hố tiêu xông lên, cho nên vừa xuống thuyền thì mắc bệnh lỵ. Bệnh lỵ này lại là bệnh lỵ cấm khẩu, ỉa luôn. Từ sáng đến chiều, cứ phải ngồi lỳ ở đuôi thuyền, hai tay nắm lấy ván thuyền. Được đâu ba bốn ngày như thế, thì người như con ma, lại thêm mình mẩy bị đánh đau nhức nhối, hai đùi gác lên cạnh thuyền làm thành hai cái rãnh. Nghe một người khách trong thuyền nói thì thào:
- Thằng kia xem ra không sống được đâu! Bây giờ hắn còn sống, ta đưa hắn lên bộ đi, nếu để hắn chết ở đây thì chỉ thêm tốn sức mà thôi!
Nhưng Hoàng không nghe. Ngưu đau đến ngày thứ năm, đột nhiên mũi ngửi thấy mùi đỗ xanh, bèn nói với hàng thuyền:
- Tôi muốn ăn cháo đỗ xanh!
Tất cả thuyền đều không cho. Y lại nói:
- Tôi muốn ăn lắm! Øn rồi, dù chết cũng không dám oán thán.
Mọi người không biết làm sao đành phải mang y lên bờ mua một bát cháo đỗ xanh cho ăn. Ngưu Phố ăn xong thấy sôi bụng và ỉa một bãi tướng. Lúc xuống thuyền thì khỏe hẳn. Y bò xuống thuyền cám ơn tất cả mọi người rồi ngủ thẳng một giấc. Được hai ngày thì dần dần bình phục.
Đến An Đông, việc trước tiên của Ngưu là đến nhà Hoàng, Hoàng mua cho y một cái mũ vuông, cho thêm một bộ áo quần, một đôi giày để đi chào tri huyện Đổng. Đổng tri huyện nghe tin, mừng rỡ, mời ở lại ăn uống, muốn giữ lại ở nha môn. Ngưu Phố nói:
- Tôi có người thân thích ở đây, tôi muốn ở nhà ông ta cho tiện hơn.
- Như thế cũng được! Tiên sinh ở nhà người bạn, còn sáng chiều đến đây chơi cho tôi được thỉnh giáo.
Ngưu cáo từ ra về. Hoàng thấy y quả là bạn bè với quan cho nên hết sức kính trọng. Ngưu Phố hai, ba ngày lại đến nha môn một lần, lấy việc làm thơ để mua danh. Lại nhân đó y nói với quan huyện một số việc, kiếm được ít tiền. Họ Hoàng gả con gái thứ tư cho Ngưu và Ngưu sống ở An Đông những ngày hạnh phúc.
Không ngờ, Đổng tri huyện thăng chức đi nơi khác. Người đến nhận chức là họ Hướng, cũng người Chiết Giang. Lúc bàn giao, Hướng tri huyện hỏi Đổng tri huyện có việc gì dặn lại. Đổng tri huyện nói:
- Không có việc gì! Chỉ có một ông bạn thơ của tôi tên là Ngưu Bố Y, hiện nay ở đây tôi rất cám ơn ngài nếu ngài để ý đến ông ta một chút.
Hướng tri huyện nhận lời. Đổng tri huyện lên Bắc Kinh. Ngưu tiễn ngoài trăm dặm đến ngày thứ ba mới trở về nhà. Vợ nói:
- Hôm qua có một người đến nói là người cậu của mình ở Vu Hồ, trên đường đi nhân tiện ghé thăm. Tôi giữ ông ta lại đây ăn cơm, ông ta nói đến cuối năm sẽ trở lại.
Ngưu Phố trong lòng nghi hoặc: "Mình không có ông cậu nào cả. Không biết ông này là ai! Thôi hãy đợi nửa năm nữa xem công việc ra sao!".
Đổng tri huyện đi thẳng lên kinh, đến bộ Lại báo tin mình đã đến. Hôm sau Đổng đến để xem được bổ đi đâu. Bấy giờ Phùng Trác Am đã đỗ tiến sĩ làm ở bộ, nhà ở cạnh đấy, cho nên Đổng đến nhà Phùng trước. Phùng mời ngồi. Đang lúc hàn huyên, Đổng tri huyện mới nói được một câu:
- Người bạn của ông là Ngưu Bố Y ở trong am Cam Lộ huyện Vu Hồ...
Đổng chưa có thì giờ nói đến việc mình đến thăm Ngưu Bố Y và Ngưu Bố Y đã đến ở huyện An Đông, thì thấy một người đầy tớ chạy vào quỳ bẩm:
- Cụ lớn đã ra công đường!
Đổng tri huyện vội vàng từ biệt. Y đến bộ thấy mình được bổ làm tri châu ở Quý Châu, vội vàng sửa soạn hành lý đi Quý Châu, không đến thăm Phùng chủ sự nữa.
Sau đó mấy hôm, Phùng chủ sự viết một bức thư đưa cho người nhà, lại lấy ra mười lạng bạc nói:
- Mày có biết nhà ông Ngưu Bố Y không?
- Dạ có.
- Vậy mày đem mười lạng bạc đến nhà ông Ngưu Bố Y, nói với bà Ngưu rằng ông Ngưu hiện nay ở am Cam Lộ huyện Vu Hồ. Đưa cái thư này cho bà và nói rằng số tiền này là ta biếu để bà đi đường.
Người quản gia vâng lời, về nhà gặp bà chủ, thu xếp việc nhà xong, ra đi, đi vào một cái ngõ hẹp, đến một cái nhà rào trúc. Quản gia gõ cửa chỉ thấy một đứa trẻ chạy ra, trong tay cầm một cái rá con đi mua gạo. Quản gia nói rằng mình là người cụ Phùng ở kinh đến. Đứa trẻ đưa người quản gia đến phòng khách. Nó đi vào nhà trong báo rồi ra hỏi:
- Ông đến đây có việc gì?
Quản gia hỏi đứa trẻ:
- Bà Ngưu là người như thế nào của cháu?
- Là cô của cháu.
Quản gia lấy ra mười lạng bạc đưa cho nó và nói:
- Số tiền này là của ông chủ tôi sai đem đến đưa cho bà để làm tiền lộ phí. Nói với bà rằng ông nhà hiện nay ở am Cam Lộ huyện Vu Hồ. Ông chủ tôi có đưa bức thư đến cho bà để bà khỏi lo ngại.
Đứa trẻ mời y ngồi rồi đem bạc vào. Quản gia thấy trong nhà treo một bức tranh cổ đã rách, dán mấy đôi câu đối. Sáu cái ghế trúc đã hư là tất cả đồ đạc trong nhà. Ở ngoài sân có một cái bồn hoa, vài cái hoa và bên cạnh là hàng rào. Ngồi một lát, thấy đứa trẻ bưng ra một chén trà, tay cầm một cái gói đưa cho quản gia, trong gói có hai đồng cân bạc, và nói:
- Cô tôi cám ơn ông đã chịu khó, cô tôi có ít tiền để ông uống nước. Nhờ ông về nhà nói với bà chủ và khi nào ông về kinh thì nói với ông chủ rằng cô tôi xin đa tạ. Những điều nói trong thư cô tôi đều nhớ cả.
Quản gia cảm tạ ra về.
Bà Ngưu nhận số tiền, trong lòng bồn chồn nói:
- Ông nhà ta nay đã già rồi! Cứ ở xa nhà lại không có con cái gì làm sao mà sống nổi! Nay ta đem mấy lạng bạc này đến Vu Hồ tìm về.
Chủ ý đã định, bà liền khóa trái cửa phòng nhờ người hàng xóm trông nhà hộ, còn mình mang đứa cháu gái, đáp thuyền đi huyện Vu Hồ. Khi tìm đến am Cam Lộ ở cửa Phù Kiều, chỉ thấy hai cánh cửa am đóng. Bà đẩy cửa vào, đến trước đền thờ Vi Đà Bồ Tát không thấy lư hương, đèn sáp đâu cả. Lại đi vào thì thấy các cửa đều đã xiêu vẹo hư hỏng. Ở sân trong, một người đạo sĩ già đang ngồi vá áo. Hỏi y thì y chỉ lấy tay làm hiệu. Thì ra, y đã câm lại điếc. Hỏi ở đấy có ai là Ngưu Bố Y không, thì y chỉ ra một cái gian phòng ở đằng trước. Bà Ngưu mang đứa cháu đến nơi thấy ở bên cạnh điện có một gian phòng không có cửa. Đi vào trong thấy một cỗ quan tài lớn. Trước mặt có một cái bàn ba chân nằm nghiêng một bên. Trên quan tài không thấy bài vị chỉ còn một cái gậy. Ở đầu quan tài có chữ nhưng vì nhà không có ngói, mưa dột làm cho chữ mờ hết cả chỉ còn hai chữ "Đại Minh", chữ thứ ba chỉ còn một nét ngang. Bà Ngưu nhìn thấy bỗng nhiên rùng mình, tóc dựng ngược. Bà lại đi ra hỏi đạo sĩ:
- Ngưu Bố Y chết rồi chăng? Đạo sĩ hoa tay chỉ ra ngoài cổng. Đứa cháu nói:
- Ông nói cậu không chết, lại đi đâu rồi!
Bà Ngưu lại ra ngoài am, đi hỏi các nơi. Mọi người đều nói không nghe nói ông ta chết. Đi đến hiệu của Quách Thiết Bút ở chùa Cát Tường, Quách nói:
- Ông nhà ấy à! Ông nhà đã đến ở huyện An Đông với cụ Đổng rồi!
Lần này bà mới thực tin, quyết đến An Đông tìm,
nhân việc ấy khiến cho:
đã lầm rồi lại lầm nữa, bỗng dưng gây việc ba đào;
ngoài người ấy, tìm người kia, cố ý làm nên giao kết.