Viet Writer
Và Mai Có Nắng
- Ảnh bìa
- Tác giả
- Ngô Kính Tử
- Lượt đọc
- 8,534
- Cập nhật
[Tác giả Ngô Kính Tử -- Thể loại: Kiếm hiệp, Lịch sử, Quân sự ]
Cùng với truyện " Thủy Hử Truyện " của Thi Nại Am, "Hồng Lâu Mộng" của Tào Tuyết Cần " Nho Lâm Ngoại Sử " (Chuyện Làng Nho) của Ngô Kính Tử là tác phẩm giá trị nhất của tiểu thuyết kiếm hiệp, lịch sử Trung Quốc. Trong bài tựa viết thời Đồng Trị, một nhà phê bình đã nói: "Tôi khuyên các bạn không nên đọc quyển tiểu thuyết này, vì đọc nó một lần các bạn sẽ cảm thấy rằng mình đã gặp những nhân vật của nó suốt ngày trong đời". Riêng nhận xét này cũng đủ chứng minh giá trị hiện thực của nó như thế nào. Lỗ Tấn trong "Trung Quốc tiểu thuyết sử lược" khẳng định rằng truyện "Nho Lâm Ngoại Sử" là tiểu thuyết châm biếm xã hội đầu tiên, và về mặt này, từ xưa đến nay nó vẫn vô địch.
Như Lỗ Tấn nhận định, "sự thực là lẽ sống của văn châm biếm "Nho Lâm Ngoại Sử" sở dĩ thành tác phẩm châm biếm vĩ đại trong văn học, chính vì nó bám chắc lấy sự thực của xã hội đương thời.Xã hội được miêu tả lại trong tác phẩm là xã hội đời Thanh ở giữa thế kỉ XVIII. Người Mãn Thanh xâm chiếm Trung Quốc từ 1644. Muốn củng cố sự thống trị, nhà Thanh ra sức thống trị về mặt tinh thần. Một mặt, chúng gây ra những vụ "văn tự ngục" để giết những người viết những điều chống lại nhà cầm quyền. Một mặt, chúng dùng hình thức thi bát cổ để lung lạc trí thức. Bát cổ hay kinh nghĩa là một lối văn có tám vế. Người viết chỉ có thể trích dẫn ở "Ngũ Kinh", "Tứ Thư", không được nói gì đến hiện tại. Mưu mô của nhà Thanh đã thành công to lớn. Tất cả bọn nho sĩ đều rơi vào bạm bẫy: ai không làm văn bát cổ thì không phải nhà nho.
Để tránh "ngục văn tự", Ngô Kính Tử phải đặt câu chuyện vào đời Minh, nhưng tất cả mọi sự việc, nhân vật đều là những sự việc và những nhân vật của đời Thanh. Gia đình họ Đỗ ở Thiên trường là gia đình tác giả, những nhân vật như Ngu Dục Đức, Mã Thuần Thượng, Trì Hành Sơn v.v... đều dựa vào những người bạn của tác giả. Đỗ Thiếu Khanh, anh chàng phá gia chi tử chính là bản thân Ngô Kính Tử. Đối với thời đại tác giả sống, phương pháp thể hiện này là một phương pháp mới mẻ và táo bạo. Tác giả không lấy đề tài trong lịch sử quá khứ, trong truyền thuyết; những nhân vật không phải những vị anh hùng với những tình tiết quái dị. Trái lại, ở đây là cuộc sống bình thường vẫn diễn ra hằng ngày. Đúng như Lỗ Tấn nói: "Những sự việc miêu tả trong sách đều là những sự việc thông thường, ai cũng thấy cả, thường không ai cho là lạ, nên cũng không buồn để ý đến nó. Nhưng ngay bản thân nó đã vô lý, buồn cười, đáng ghét, thậm chí đáng ghê tởm... Bây giờ tác giả nói đến thì mọi người thấy ngay ý nghĩa quan trọng của nó".
Đọc truyện bạn sẽ thấy được những tình huống làm người đọc không thể không suy nghĩ và để tâm. Đọc để thưởng thức một tác phẩm giá trị Thân mời các bạn đọc tiếp!
Cùng với truyện " Thủy Hử Truyện " của Thi Nại Am, "Hồng Lâu Mộng" của Tào Tuyết Cần " Nho Lâm Ngoại Sử " (Chuyện Làng Nho) của Ngô Kính Tử là tác phẩm giá trị nhất của tiểu thuyết kiếm hiệp, lịch sử Trung Quốc. Trong bài tựa viết thời Đồng Trị, một nhà phê bình đã nói: "Tôi khuyên các bạn không nên đọc quyển tiểu thuyết này, vì đọc nó một lần các bạn sẽ cảm thấy rằng mình đã gặp những nhân vật của nó suốt ngày trong đời". Riêng nhận xét này cũng đủ chứng minh giá trị hiện thực của nó như thế nào. Lỗ Tấn trong "Trung Quốc tiểu thuyết sử lược" khẳng định rằng truyện "Nho Lâm Ngoại Sử" là tiểu thuyết châm biếm xã hội đầu tiên, và về mặt này, từ xưa đến nay nó vẫn vô địch.
Như Lỗ Tấn nhận định, "sự thực là lẽ sống của văn châm biếm "Nho Lâm Ngoại Sử" sở dĩ thành tác phẩm châm biếm vĩ đại trong văn học, chính vì nó bám chắc lấy sự thực của xã hội đương thời.Xã hội được miêu tả lại trong tác phẩm là xã hội đời Thanh ở giữa thế kỉ XVIII. Người Mãn Thanh xâm chiếm Trung Quốc từ 1644. Muốn củng cố sự thống trị, nhà Thanh ra sức thống trị về mặt tinh thần. Một mặt, chúng gây ra những vụ "văn tự ngục" để giết những người viết những điều chống lại nhà cầm quyền. Một mặt, chúng dùng hình thức thi bát cổ để lung lạc trí thức. Bát cổ hay kinh nghĩa là một lối văn có tám vế. Người viết chỉ có thể trích dẫn ở "Ngũ Kinh", "Tứ Thư", không được nói gì đến hiện tại. Mưu mô của nhà Thanh đã thành công to lớn. Tất cả bọn nho sĩ đều rơi vào bạm bẫy: ai không làm văn bát cổ thì không phải nhà nho.
Để tránh "ngục văn tự", Ngô Kính Tử phải đặt câu chuyện vào đời Minh, nhưng tất cả mọi sự việc, nhân vật đều là những sự việc và những nhân vật của đời Thanh. Gia đình họ Đỗ ở Thiên trường là gia đình tác giả, những nhân vật như Ngu Dục Đức, Mã Thuần Thượng, Trì Hành Sơn v.v... đều dựa vào những người bạn của tác giả. Đỗ Thiếu Khanh, anh chàng phá gia chi tử chính là bản thân Ngô Kính Tử. Đối với thời đại tác giả sống, phương pháp thể hiện này là một phương pháp mới mẻ và táo bạo. Tác giả không lấy đề tài trong lịch sử quá khứ, trong truyền thuyết; những nhân vật không phải những vị anh hùng với những tình tiết quái dị. Trái lại, ở đây là cuộc sống bình thường vẫn diễn ra hằng ngày. Đúng như Lỗ Tấn nói: "Những sự việc miêu tả trong sách đều là những sự việc thông thường, ai cũng thấy cả, thường không ai cho là lạ, nên cũng không buồn để ý đến nó. Nhưng ngay bản thân nó đã vô lý, buồn cười, đáng ghét, thậm chí đáng ghê tởm... Bây giờ tác giả nói đến thì mọi người thấy ngay ý nghĩa quan trọng của nó".
Đọc truyện bạn sẽ thấy được những tình huống làm người đọc không thể không suy nghĩ và để tâm. Đọc để thưởng thức một tác phẩm giá trị Thân mời các bạn đọc tiếp!
Bình luận facebook