• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG vietwriter.co TỪ NGÀY 18/11

Review Người Dọn Dẹp Hiện Trường Án Mạng (1 Viewer)

Vietwriter OTP

๖ۣۜNora♀Nancy♕
Staff member
Moderator
1716515075834.png

“Ngày xưa đa số mọi người đều ra đi trong nhà, có người nhà kế bên, còn thời nay phần lớn lại đón nhận cái chết trên giường bệnh trong bệnh viện, hoặc ra đi thanh thản trong giấc ngủ, đây có thể nói là trường hợp tử vong thường gặp nhất. Những trường hợp trong phạm vi công việc chúng tôi, trăm phần trăm đều là trường hợp bất thường, khác với tình huống mà người bình thường hay thậm chí là người hành nghề mai táng tiếp sức: Có người cao tuổi sống một mình, đang ngủ tắc thở "chết cô độc" (khi được phát hiện không phải nằm trên giường thì cũng là ngã dưới đất), cũng có người dùng những cách có thể ngờ hoặc không thể ngờ kết liễu cuộc sống. Với một bộ phận nhân viên mai táng mà nói, có thể nhìn thẳng và hỗ trợ vận chuyển mà không nôn mửa là thách thức lớn nhất rồi, đừng nói đến việc xử lý hiện trường sau đó.

Mục đích duy nhất của việc dọn dẹp điện trường là hi vọng có thể đưa hiện trường trở về nguyên trạng, không để người nhà chịu đả kích lần hai."

"Chúng tôi không thể dọn dẹp vết máu, mà còn giỏi đi nỗi sợ và đau thương trong lòng con người.”


Một nghề nghiệp hoàn toàn mới mẻ, chưa từng có trường lớp đào tạo bài bản nhưng bước vào nghề đòi hỏi không chỉ là chuyên môn mà còn là tất thảy sự tử tế và tôn trọng đối với những sinh mệnh đã ra đi. Nếu như pháp y là phát ngôn của người chết thì người dọn dẹp hiện trường là người bảo hộ tâm hồn người ở lại và tiễn đưa trọn vẹn người đã khuất. Một công việc nghe qua khơi dậy rất nhiều sự hứng thú nhưng phía sau đó là những góc khuất mà chỉ có những người trong nghề mới thực sự thấu. Với kinh nghiệm của một trong những người đầu quân cho ngành dọn dẹp hiện trường chuyên nghiệp ở Hồng Kông, Lư Tạp Tạp đã cho ra đời quyển sách với tựa đề Người dọn dẹp hiện trường án mạng.

Lư Tạp Tạp vốn là sinh viên chuyên ngành Khoa học về Sự sống và Cái chết của Đại học Nam Hoa. Một ngành nghề không hề liên quan tới việc dọn dẹp hay xử lý hiện trường. Nhưng rồi cơ duyên đưa đẩy khiến anh tới với nghề vào năm 2005, Lư Tạp Tạp đã xoay một trăm tám mươi độ, đi ngược lại với tương lai mà bố mẹ hy vọng, từ một chàng sinh viên Đại học chuyển mình sang làm dịch vụ mai táng. Từ những hoài nghi của mọi người và trách móc từ bố mẹ, anh đã cho mọi người thấy con đường mình chọn đã mang đến kết quả đáng mong đợi, với sự thành công khi là nhân viên dọn dẹp vệ sinh hạng nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyệt Minh và đồng thời cũng là người dọn dẹp hiện trường án mạng bậc nhất ở Đài Loan. Cuốn sách Người dọn dẹp hiện trường án mạng tựa như một cuốn tự truyện về nghề nghiệp độc đáo của mình. Thông qua ngôn từ của Lư Tạp Tạp, ta dần dần hiểu thêm về một thế giới mới, những góc khuất trong nghề dọn dẹp hiện trường án mạng.

1694604186850-2-(5).png


Tưởng như cuốn sách “Người dọn dẹp hiện trường án mạng” là một cuốn nhật ký sự nghiệp của Lư Tạp Tạp, mở đầu cuốn sách là câu chuyện bước đầu chuyển mình bước tới con đường mai táng và cuối cùng là dừng ở dọn dẹp hiện trường với sự hoài nghi của mọi người và trách móc của bậc phụ huynh. Con đường tới với nghề không phải là những bước đi đơn giản, hơn nữa lại là một trong những người đầu tiên đầu quân cho nghề dọn dẹp tử thi một cách chuyên nghiệp. Từ đây, có thể nhận thấy được những câu chuyện kinh điển từ lúc vừa mới vào nghề của Lư Tạp Tạp cho tới lúc thành công. Tưởng chừng như chết là hết, là kết thúc nhưng qua cuốn sách ta mới thấy được thực tế rõ ràng rằng người nằm xuống cũng đâu được yên bình, những sự việc xung quanh họ vẫn bị người còn sống chi phối.

Hiểu rõ hơn về ngành dọn dẹp hiện trường án mạng

Qua ngòi bút của Lư Tạp Tạp, nghề dọn dẹp hiện lên với những gì chân thực nhất, không hề khoa trương như những gì chúng ta tưởng tượng mà thực sự là kinh khủng. Dọn dẹp tử thi không hề giống với công việc dọn dẹp vệ sinh bình thường. Đây là một công việc hết sức đặc thù, có thể nói là dùng mọi góc độ tiếp cận của cuộc sống để cảm nhận và làm việc. Không chỉ yêu cầu với chuyên môn nghiệp vụ mà hơn hết còn cả kỹ năng sống điêu luyện khi đối mặt với khách hàng của mình, dù gì đây cũng là công việc dịch vụ, đủ thể loại khách hàng có thể tồn tại. Có người thì cho rằng đây là một nghề vừa bí ẩn lại vừa đáng khâm phục, nhưng cũng có những người thì cho rằng đây là một nghề bẩn thỉu, không trong sạch, vừa nghe thấy đã tỏ ý xem thường.

Đi vào công việc dọn dẹp, điều đầu tiên phải đối mặt là hiện trường của tử thi, nghe thì có vẻ nhẹ nhàng nhưng hiện thực thì hết sức kinh khủng. Ấn tượng đầu tiên là máu và mùi hôi, và khủng khiếp hơn cả là những trường hợp còn lưu lại các mô da nơi sàn nhà, hay thậm chí là cả những tử thi đã bắt đầu phân hủy, thối rữa, hình thành cả giòi bên trong. “Di thể được nhân viên mai táng hỗ trợ chuyển đến nhà tang lễ, còn chất bài tiết, máu, dầu mỡ, da, móng, tóc và sâu giòi sót lại trên sàn nhà thuộc phạm vi công việc của chúng tôi.”

Không chỉ là dọn dẹp, trả lại nguyên trạng thể xác của người đã khuất tựa như sự tôn trọng cuối cùng dành cho họ mà những người dọn dẹp như Lư Tạp Tạp còn phải dọn dẹp cả phần ngôi nhà. Bởi thói quen sinh hoạt mỗi người mỗi khác và cả thời gian khuất cũng không giống nhau nên những lúc đội dọn dẹp đến thì họ không chỉ là dọn dẹp tử thi mà còn là dọn dẹp cả những phần lộn xộn thừa thãi trong ngôi nhà. Không chỉ đưa thể xác về lại nguyên vẹn mà còn trả lại không gian trọn ven an ủi tâm hồn của người ở lại.

1694604240988-3-(5).png


Sở dĩ, công việc dọn dẹp này khó khăn, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao chủ yếu là bởi tính an toàn và sạch sẽ có thể nói gần như là tuyệt đối của nó. Trong thời gian xác bắt đầu thối rữa và phân hủy, có rất nhiều loại vi khuẩn hay những mầm mống ẩn chứa nguồn bệnh lây nhiễm là rất cao. Nếu những thứ đó không được xử lý sạch sẽ, có khả năng cao sẽ tồn tại môi trường ô nhiễm, hết sức nguy hiểm cho những người ở lại. Bởi ở Hồng Kông có rất nhiều nhà trọ, chung cư nhỏ chỉ có một người ở mà họ lại hết sức khép kín, có thể là người trẻ tuổi mà cũng phần nhiều là những cụ già cô đơn lẻ bóng một mình đến tận lúc ra đi cũng trong sự im lặng mà phải đến một thời gian dài sau mới được những người hàng xóm nhận thức được sự bất thường phát hiện. Trong khoảng thời gian ấy, đủ để nguồn lây nhiễm hình thành trong chất dịch, không khí,... Những người không nhận thức được thì hết mực xem thường sức ảnh hưởng của nó, còn đối với những người có kiến thức thì lại hết sức chú trọng, e sợ. Chỉ cần sót lại chút ít chất nhầy hay vết máu thôi cũng là chỗ ẩn nấp lý tưởng cho những bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Và đó cũng chính là nhân tố khiến cho mùi hương trong không khí không thể thoát ra hết, vẫn còn ẩn lại mùi của cái chết, gây sự rợn người và khó chịu cho những người trong ngôi nhà.



Với Lư Tạp Tạp, cái khó của công việc không chỉ là ở dọn dẹp hiện trường mà còn là thử thách của cái nóng ran người trong bộ đồ bảo hộ bọc kín mít người. Bộ đồ bảo hộ là một vật không thể tách rời với người dọn dẹp, như áo giáp bảo vệ tránh xa những nguồn lây nhiễm, hay những vật thể, con vật bất ngờ, hay cũng chính là để tránh việc xúc cảm được thể hiện quá thể trên khuôn mặt của người thực hiện. Mỗi một lần mặc lên là một sự nóng chảy và cả ngột ngạt đến cùng cực, nhất là vào những lúc hè tới, cởi bỏ bộ bảo hộ ra còn chẳng phân biệt được là mồ hôi hay nước mắt, cứ thể chảy. Hết sức vất vả, cực nhọc.



Câu chuyện của hiện trường

Mỗi một hiện trường đều mang một độ khó, thử thách nhất định. Chỉ có những người từng trải mới có thể hiểu thấu được. Có những vị khách hàng không hiểu rõ, lại cứ vênh váo, chê này nói nọ nhưng để tới lúc trực tiếp nhìn thấy hiện trường, trực tiếp nghiệm thu kết quả thì mới hồi tâm chuyển ý thực sự nhận thức được tầm quan trọng của những người dọn dẹp hiện trường. Lư Tạp Tạp có chia sẻ rằng nhiều người cho rằng tiền của người chết là dễ kiếm nhất. Câu nói hết sức thiếu tôn trọng với người đã khuất và đặc biệt là cả với người trực tiếp phụ trách việc dọn dẹp. Nhưng đâu biết rằng đấy là tự tôn của người làm dịch vụ dọn dẹp, ngoại trừ nhiệm vụ đưa ngôi nhà trả về trạng thái sạch sẽ tuyệt đối như ban đầu thì còn phải phân loại các tài sản, đồ đạc xem thử xe, thứ nào còn có thể có khả năng dùng được, thứ nào buộc phải vứt đi. Một là để lại, hai là vứt, ba là quyên góp cho tổ chức từ thiện nếu như đồ vẫn có thể dùng nhưng lại quá gây ám ảnh cho người thân của người đã khuất.

1694624243895-4-(5).png
Là một người dọn dẹp chuyên nghiệp trong nghề, ngày ngày đối mặt với tử thi và hiện trường án mạng có những lúc vẫn còn cảm thấy kinh hãi đối với một số hiện trường quá là thảm khốc, thế nên đối với người nhà nạn nhân việc mất đi người thân của mình đã là một sự thống khổ tột cùng, nay lại phải tận mắt chứng kiến và dọn dẹp nữa thì thật sự hết sức kinh hãi. Vậy nên, nghĩa vụ của những người dọn dẹp hết sức cao cả, họ chăm sóc, trả lại trọn vẹn thể xác và hiện trạng căn nhà ban đầu như những lời an ủi cho cả hai bên.

Lư Tạp Tạp còn cho ta thấy một hiện thực phía sau cái chết là lòng người vụ lợi, tình người xa cách. Đấy là hoàn cảnh mà khi những người ủy thác mặc cả trên cái xác của người thân, mấy năm xa cách không gặp vậy mà lần gặp gần nhất lại là lần lo hậu sự cho người thân, có những gia đình bất hạnh đến tận phút cuối cùng của đời mình vẫn không muốn nhìn thấy mặt nhau chỉ lo hậu sự cho phải phận, hay là cả những người trẻ tuổi đang vật lộn với ước mơ của mình để sinh tồn nơi thành phố xa hoa,.... Đúng đủ thứ tình huống, hoàn cảnh có thể nhận thấy trong những lúc nhận hiện trường dọn dẹp vụ án. Chắc cũng bởi thế một phần mà trong nghề này cũng dễ để đọc được, nhìn thấu lòng người hơn.

Không chỉ là hoàn cảnh của những người ủy thác mà theo như lời của Lư Tạp Tạp, có những người nghe ngóng được nghề dọn dẹp có mức thù lao đáng kể lại thêm xem nhẹ độ khó của công việc nên tìm đủ mọi quan hệ, mọi mánh khóe để có thể ứng tuyển, muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng. Dù cho chẳng có vị trí nào cần được tuyển dụng hay chẳng có thông báo cần người hợp tác, vậy mà vì đồng tiền họ vẫn cứ dai dẳng bám riết tận cùng. Hay cũng có những người xem nhẹ mức độ khó khăn của việc dọn dẹp mà hùng hổ, cam kết nhận việc cho tới lúc đối mặt thì thiếu kiên nhẫn, thiếu chuyên nghiệp mà rời bỏ hiện trường. Để làm được công việc này bất kể là xét về năng lực, phép lịch sự, kỹ năng sống hay nhân phẩm tất thảy đều không thể thiếu.

Mặc dù đã đạt đến trình độ được gọi là chuyên nghiệp nhưng trong quá trình hành nghề của Lư Tạp Tạp vẫn có những trường hợp sơ sẩy trong quá trình thực hiện. Hiển nhiên, đây là một công việc nguy hiểm và mang đầy tính rủi ro, dù có một lớp bảo hộ bên ngoài nhưng không có gì gọi là tuyệt đối cả. Đã có lần Lư Tạp Tạp sơ sẩy bất cẩn làm dây chất dịch của thi thể lên người mà phải lập tức rửa sạch, vứt bỏ hẳn cả quần áo bị dính phải. Dù rằng đã rửa sạch sẽ nhưng không gì là tuyệt đối đã dính phải thì rất có nguy cơ lây nhiễm độc từ xác chết rất cao. Vậy nên, những người trong nghề dọn dẹp tử thi này phải hết sức cẩn thận, luôn trong tư thế sẵn sàng đối diện với bất kì một kiểu thi thể biến dạng hay hiện trường khủng khiếp đến độ nào đi chăng nữa.

Lời kết

Với văn phong nhẹ nhàng và đôi khi còn pha chút hóm hỉnh đan xen lúc kể về hiện trường vụ án hay là câu chuyện phía sau mỗi hoàn cảnh phần nào xoa đi sự khủng khiếp của hiện thực mà Lư Tạp Tạp đã tiếp xúc trong quá trình hành nghề. Cuốn sách Người dọn dẹp hiện trường án mạng như một cuốn nhật ký của Lư Tạp Tạp để mọi người có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn về ngành nghề dọn dẹp tử thi. Vốn dĩ, tất thảy đều là từ trải nghiệm và kinh nghiệm của Lư Tạp Tạp nên vẫn có những quan điểm một chiều nên ta có thể mở rộng chiều hướng suy nghĩ, cảm nhận về công việc dọn dẹp hiện trường án mạng.



Tóm tắt bởi: Trần Linh - Bookademy

Hình ảnh: Long Quân
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom