Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 1
Tôi nhìn ra sông nắng và bất giác mỉm cười. Câu chuyện xưa khiến tôi tự nhiên thấy lòng nao nao khó tả.
- Anh Đông ơi!
Tiếng thằng Thục con chú Thảo vọng lại từ xa, phía sau tôi.
- Anh ngồi làm gì đó? – Tiếng thằng nhóc lại vang lên – Đi xuống chợ Kế Xuyên chơi với em đi!
- Xuống chợ làm gì giờ này?
Chợ Kế Xuyên cách làng Đo Đo gần mười cây số. Nghĩ đến quãng đường xa, tôi thấy ngần ngại.
- Đi lượm nắp keng!
Tôi chợt nhớ trò chơi hồi bé, mặt dãn ra:
- Đã hết mùa giấy kính rồi hả mày?
- Dạ.
Bọn trẻ con làng Đo Đo không đo ngày tháng theo thời tiết tự nhiên. Chúng chả bao giờ gọi tên bốn mùa theo cách thông thường.
Một năm của bọn chúng có tới sáu mùa: Mùa giấy kính, mùa nắp keng, mùa cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả diều, mùa chong chóng.
Mùa giấy kính thường trùng với mùa xuân. Những ngày tết bọn trẻ con trong làng được ăn mứt, hạt dưa, bánh thuẫn, bánh in… Bánh in hình vuông, gói bằng giấy kính màu. Màu xanh, màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu nõn chuối… Ăn xong, bọn trẻ giữ lại tờ giấy kính, chốc chốc đưa lên mắt để nhìn cảnh vật khi thì màu hồng lúc thì màu xanh để sung sướng tận hưởng cảm giác mới lạ.
Lúc còn ở làng, tôi đã bao nhiêu lần áp tờ giấy kính màu vào mắt, rồi ngoẹo cổ quay đầu nhìn bốn phía, thích thú khi thấy mái nhà màu vàng, con gà màu vàng, con chó màu vàng, con mèo màu vàng, cây me trước ngõ nhà chú Thảo cũng màu vàng.
Một lát, tôi thay tờ giấy kính xanh để lâng lâng thấy mái nhà màu xanh, con gà màu xanh, con chó màu xanh, con mèo màu xanh, cây me trước ngõ nhà chú Thảo cũng màu xanh.
Trong thời gian đó, đứa nào có nhiều giấy kính nhất là đứa giàu nhất làng. Một tờ giấy kính có thể đổi được năm mươi cọng dây thun đeo tay. Hai tờ giấy kính đổi được mười viên bi, hoặc có thể thuê bạn bè chép bài giùm suốt buổi học.
Những ngày xuân trôi mau kéo theo mùa giấy kính. Qua tháng tư, những tờ giấy gói bánh thẳng thớm ngày nào đã không còn trong suốt. Chúng nhàu rách theo thời gian và theo sự giày vò của bọn trẻ, không còn dùng để nhìn đời được nữa.
Bánh in thì các tiệm tạp hóa vẫn bán quanh năm nhưng trẻ con không có tiền mua. Những ngày tết rủng rỉnh tiền lì xì đã qua mất rồi!
Và khi những tờ giấy kính giống như những tờ giấy bạc sờn cũ không còn xài được nữa thì mùa nắp keng bắt đầu. Giống như khi hoa mai rụng báo xuân tàn thì mùa hè vội vã kéo sang.
Thực ra các mùa của bọn trẻ diễn ra không cố định. Mỗi mùa bắt đầu từ ngày nào và chấm dứt vào ngày nào thường do đứa lớn nhất trong bọn khởi xướng. Có khi thằng đầu lĩnh này do đã chán trò chơi cũ hoặc do thua sạch vốn liếng liền gian lận bằng cách tuyên bố kết thúc một mùa sớm hơn thường lệ khiến các loại tiền tệ như nắp keng hay bao thuốc lá trong chốc lát bỗng hóa thành vô dụng. Gặp trường hợp đó, những đứa bé hơn chỉ còn biết khóc lóc trong ấm ức, sau đó chùi nước mắt cất tiền vào hộc tủ để dành cho năm sau.
- Mày xin phép mẹ chưa? – Tôi ngập ngừng hỏi Thục.
- Dạ rồi. Em bảo em và anh xuống chợ mua compa.
Vừa nói Thục vừa leo xuống xe đạp, giúi ghi đông vào tay tôi:
- Anh chở em đi!
Xe chạy qua những đoạn đường gồ ghề, tôi phải thường xuyên bẻ tay lái để tránh những hục hang chi chít và những mô đất lổm ngổm như những con heo con.
Lúc tôi chạy tới đoạn đường sắt vắt ngang con đường mòn, vừa nghe tiếng còi tàu vang lên từ xa, Thục đã đập tay lên lưng tôi, rối rít:
- Ngừng lại xem đi anh! Tàu sắp chạy qua kìa!
Tôi mỉm cười dừng xe theo lời thằng nhóc. Tôi nhớ hồi tôi còn bé, bé hơn Thục bây giờ, mỗi lần ba tôi chở tôi ngang qua đây, thế nào ông cũng dừng xe lại, chờ đoàn tàu chạy ngang để chỉ cho tôi xem. Tôi ngồi trên yên sau, ngóng mắt về cuối cánh rừng, nơi đường ray nhỏ dần rồi mất hút sau những rặng cây xanh, thấp thỏm chờ đợi. Một lát, tôi nghe có tiếng còi tàu văng vẳng, ngay sau đó một chiếc đầu đen sì, vuông vức, khói mù mịt phun ra từ chiếc ống cũng đen sì hiện ra sau một khúc quanh. Những toa sắt dài lê thê như một con rồng bằng kim loại sầm sập lao đến, mỗi lúc một lớn dần khiến lòng tôi háo hức xen lẫn sợ sệt. Tôi nhích người ra xa bằng cách ẹo người trên yên xe, hồi hộp nhìn các toa tàu lướt qua trước mặt với những bóng người lố nhố bên trong, có cảm tưởng đoàn tàu dài vô tận, lòng dậy lên ao ước được ngồi lên con tàu kì dị đó một lần.
Những lúc không nghe tàu kéo còi, ba tôi dựng xe bên vệ đường, dắt tôi vào cánh rừng bên cạnh để tìm trái chín. Những chùm trái nổ trắng ngần, những chùm trâm tím sẫm, những trái mô đỏ như gạch cua và những trái dủ dẻ màu vàng là những thứ trái cây gắn liền với tuổi thơ tôi trong những lúc chờ tàu.
- Tàu kìa! Tàu kìa!
Thằng Thục reo lên từ sau lưng tôi. Dường như nó đứng cả người lên miếng sắt đặt chân nên tôi thấy chiếc xe chao đi, hai chân tôi phải ghìm thật chặt mới gượng lại được. Tôi nhăn nhó:
- Mày ngồi xuống xem cũng được mà!
Nghe lời tôi, Thục không đứng trên xe nữa. Nhưng nó cũng không ngồi. Nó trèo xuống khỏi xe, chạy ra đứng trước mặt tôi, hai tay chống lên đầu gối, tròn mắt ngắm đoàn tàu.
Nó cứ đứng với tư thế đó, quay cổ ngó theo đoàn tàu mỗi lúc một xa dần về phía hoàng hôn.
- Lên xe đi mày! – Tôi lắc ghi đông xe, nhắc – Trời sắp tối rồi đó!
- Anh Đông ơi!
Tiếng thằng Thục con chú Thảo vọng lại từ xa, phía sau tôi.
- Anh ngồi làm gì đó? – Tiếng thằng nhóc lại vang lên – Đi xuống chợ Kế Xuyên chơi với em đi!
- Xuống chợ làm gì giờ này?
Chợ Kế Xuyên cách làng Đo Đo gần mười cây số. Nghĩ đến quãng đường xa, tôi thấy ngần ngại.
- Đi lượm nắp keng!
Tôi chợt nhớ trò chơi hồi bé, mặt dãn ra:
- Đã hết mùa giấy kính rồi hả mày?
- Dạ.
Bọn trẻ con làng Đo Đo không đo ngày tháng theo thời tiết tự nhiên. Chúng chả bao giờ gọi tên bốn mùa theo cách thông thường.
Một năm của bọn chúng có tới sáu mùa: Mùa giấy kính, mùa nắp keng, mùa cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả diều, mùa chong chóng.
Mùa giấy kính thường trùng với mùa xuân. Những ngày tết bọn trẻ con trong làng được ăn mứt, hạt dưa, bánh thuẫn, bánh in… Bánh in hình vuông, gói bằng giấy kính màu. Màu xanh, màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu nõn chuối… Ăn xong, bọn trẻ giữ lại tờ giấy kính, chốc chốc đưa lên mắt để nhìn cảnh vật khi thì màu hồng lúc thì màu xanh để sung sướng tận hưởng cảm giác mới lạ.
Lúc còn ở làng, tôi đã bao nhiêu lần áp tờ giấy kính màu vào mắt, rồi ngoẹo cổ quay đầu nhìn bốn phía, thích thú khi thấy mái nhà màu vàng, con gà màu vàng, con chó màu vàng, con mèo màu vàng, cây me trước ngõ nhà chú Thảo cũng màu vàng.
Một lát, tôi thay tờ giấy kính xanh để lâng lâng thấy mái nhà màu xanh, con gà màu xanh, con chó màu xanh, con mèo màu xanh, cây me trước ngõ nhà chú Thảo cũng màu xanh.
Trong thời gian đó, đứa nào có nhiều giấy kính nhất là đứa giàu nhất làng. Một tờ giấy kính có thể đổi được năm mươi cọng dây thun đeo tay. Hai tờ giấy kính đổi được mười viên bi, hoặc có thể thuê bạn bè chép bài giùm suốt buổi học.
Những ngày xuân trôi mau kéo theo mùa giấy kính. Qua tháng tư, những tờ giấy gói bánh thẳng thớm ngày nào đã không còn trong suốt. Chúng nhàu rách theo thời gian và theo sự giày vò của bọn trẻ, không còn dùng để nhìn đời được nữa.
Bánh in thì các tiệm tạp hóa vẫn bán quanh năm nhưng trẻ con không có tiền mua. Những ngày tết rủng rỉnh tiền lì xì đã qua mất rồi!
Và khi những tờ giấy kính giống như những tờ giấy bạc sờn cũ không còn xài được nữa thì mùa nắp keng bắt đầu. Giống như khi hoa mai rụng báo xuân tàn thì mùa hè vội vã kéo sang.
Thực ra các mùa của bọn trẻ diễn ra không cố định. Mỗi mùa bắt đầu từ ngày nào và chấm dứt vào ngày nào thường do đứa lớn nhất trong bọn khởi xướng. Có khi thằng đầu lĩnh này do đã chán trò chơi cũ hoặc do thua sạch vốn liếng liền gian lận bằng cách tuyên bố kết thúc một mùa sớm hơn thường lệ khiến các loại tiền tệ như nắp keng hay bao thuốc lá trong chốc lát bỗng hóa thành vô dụng. Gặp trường hợp đó, những đứa bé hơn chỉ còn biết khóc lóc trong ấm ức, sau đó chùi nước mắt cất tiền vào hộc tủ để dành cho năm sau.
- Mày xin phép mẹ chưa? – Tôi ngập ngừng hỏi Thục.
- Dạ rồi. Em bảo em và anh xuống chợ mua compa.
Vừa nói Thục vừa leo xuống xe đạp, giúi ghi đông vào tay tôi:
- Anh chở em đi!
Xe chạy qua những đoạn đường gồ ghề, tôi phải thường xuyên bẻ tay lái để tránh những hục hang chi chít và những mô đất lổm ngổm như những con heo con.
Lúc tôi chạy tới đoạn đường sắt vắt ngang con đường mòn, vừa nghe tiếng còi tàu vang lên từ xa, Thục đã đập tay lên lưng tôi, rối rít:
- Ngừng lại xem đi anh! Tàu sắp chạy qua kìa!
Tôi mỉm cười dừng xe theo lời thằng nhóc. Tôi nhớ hồi tôi còn bé, bé hơn Thục bây giờ, mỗi lần ba tôi chở tôi ngang qua đây, thế nào ông cũng dừng xe lại, chờ đoàn tàu chạy ngang để chỉ cho tôi xem. Tôi ngồi trên yên sau, ngóng mắt về cuối cánh rừng, nơi đường ray nhỏ dần rồi mất hút sau những rặng cây xanh, thấp thỏm chờ đợi. Một lát, tôi nghe có tiếng còi tàu văng vẳng, ngay sau đó một chiếc đầu đen sì, vuông vức, khói mù mịt phun ra từ chiếc ống cũng đen sì hiện ra sau một khúc quanh. Những toa sắt dài lê thê như một con rồng bằng kim loại sầm sập lao đến, mỗi lúc một lớn dần khiến lòng tôi háo hức xen lẫn sợ sệt. Tôi nhích người ra xa bằng cách ẹo người trên yên xe, hồi hộp nhìn các toa tàu lướt qua trước mặt với những bóng người lố nhố bên trong, có cảm tưởng đoàn tàu dài vô tận, lòng dậy lên ao ước được ngồi lên con tàu kì dị đó một lần.
Những lúc không nghe tàu kéo còi, ba tôi dựng xe bên vệ đường, dắt tôi vào cánh rừng bên cạnh để tìm trái chín. Những chùm trái nổ trắng ngần, những chùm trâm tím sẫm, những trái mô đỏ như gạch cua và những trái dủ dẻ màu vàng là những thứ trái cây gắn liền với tuổi thơ tôi trong những lúc chờ tàu.
- Tàu kìa! Tàu kìa!
Thằng Thục reo lên từ sau lưng tôi. Dường như nó đứng cả người lên miếng sắt đặt chân nên tôi thấy chiếc xe chao đi, hai chân tôi phải ghìm thật chặt mới gượng lại được. Tôi nhăn nhó:
- Mày ngồi xuống xem cũng được mà!
Nghe lời tôi, Thục không đứng trên xe nữa. Nhưng nó cũng không ngồi. Nó trèo xuống khỏi xe, chạy ra đứng trước mặt tôi, hai tay chống lên đầu gối, tròn mắt ngắm đoàn tàu.
Nó cứ đứng với tư thế đó, quay cổ ngó theo đoàn tàu mỗi lúc một xa dần về phía hoàng hôn.
- Lên xe đi mày! – Tôi lắc ghi đông xe, nhắc – Trời sắp tối rồi đó!