Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Nghìn lẻ một đêm - Chương 40
Hoàng tử Admed và Nàng tiên Pari
Hoàng hậu Scheherazade kể tiếp câu chuyện Hoàng tử Admed và nàng tiên Pari-Banou sau chuyện Cọn ngựa thần diệu. Bà nói:
- Thưa bệ hạ, một trong những vị tiền bối của bệ hạ trị vì ngôi vua Ấn Độ yên bình trong nhiều năm, về già hài lòng thấy ba hoàng tử con Người xứng đáng học tập đạo đức của Người và một công chúa cháu gái, trang điểm cho triều đình thêm tươi vui. Hoàng tử con trưởng tên là Houssain, người thứ hai Ali, người trẻ nhất Ahmed và cháu gái là Nourounnihar.
Công chúa Nourounnlhar là con gái hoàng thân em vua được chia một phần lãnh thổ thu nhập lớn nhưng mất sau khi cưới vợ mấy năm, để nàng lại từ tấm bé. Nhà vua thấy hoàng thân em mình có tình nghĩa anh em hoàn hảo, rất gắn bó với mình, nên nhận việc giáo dục con gái em, đưa nàng về cung để nuôi dạy cùng ba hoàng tử. Sắc đẹp đặc biệt cùng thân hình hoàn hảo, công chúa cũng rất thông minh và đoan trang không chê trách được làm nàng nổi lên so với các công chúa cùng thời.
Nhà vua, bác công chúa, đã định khi nàng đến tuổi, sẽ kết thân với một hoàng tử ở những nước xóm giềng, gả cho làm vợ; Người suy nghĩ về việc đó rất nghiêm túc vậy mà bỗng nhiên nhận ra ba hoàng tử con mình đều yêu công chúa say đắm. Người rất đau lòng không chỉ niềm say mê ấy cản trở sự kết thân được dự tính mà còn vì khó khăn làm hai người em sẽ không chấp nhận nhường cho anh cả như ông tiên đoán. Người nói chuyện với riêng từng hoàng tử, chỉ rõ một công chúa không thể là vợ của cả ba, sẽ gây rối loạn nếu họ vẫn cương quyết say mê công chúa, Nhà vua cố gắng thuyết phục, tuyên bố công chúa chỉ dành cho một trong ba người hoặc sẽ gả cho một hoàng tử nước khác, Người để các con suy nghĩ lựa chọn. Nhưng thấy các hoàng tử vẫn khăng khăng theo ý họ, Người cho gọi cả ba người đến trước mặt và bảo:
- Các con ta, vì lợi ích và sự thanh thản của các con, ta không thuyết phục các con bỏ nguyện vọng cưới cháu ta và là em họ các con, nhưng ta không muốn dùng quyền lực cho phép một trong ba con, ta nghĩ đã tìm được một cách làm các con hài lòng và giữ được tình đoàn kết với nhau vậy các con hãy lắng nghe và thực hiện theo điều ta nói. Các con hãy đi du lịch riêng rẽ, đến những đất nước khác nhau để không thể gặp nhau. Các con biết ta tò mò thích những vật hiếm và đặc biệt, ta hứa sẽ cưới công chúa cho người nào trong các con mang về cho ta vật khác thường nhất và đặc biệt nhất. Như vậy do tình cờ các con xét xem vật gì đặc biệt đứa về so sánh với nhau, ai hơn sẽ được ưu tiên một cách xứng đáng. Về chi tiêu dọc đường và tìm mua vật hiếm, ta cho các con một số tiền ngang nhau phù hợp với nguồn gốc sinh trưởng tuy nhiên các con không được dùng tiền đó phung phí vào người hầu và hành trang vì như vậy các con sẽ tự làm lộ ra mình là ai, làm mất tự do, các con cần phải làm như vậy, không chỉ để hoàn thành mục đích chuyến đi mà còn để quan sát những điều đáng chú ý, cuối cùng thu được lợi ích lớn nhất về chuyến đi .
Ba hoàng tử vẫn luôn luôn vâng lệnh phụ hoàng và mỗi người đều nghĩ mình sẽ gặp may và có điều kiện chiếm lấy công chúa Nourounnihar, họ tỏ ra sẵn sàng thực hiện theo ý vua cha. Không chần chừ, nhà vua cho đếm số tiền Người đã hứa và ngay hôm ấy các hoàng tử cho lệnh chuẩn bị hành trang, thậm chí chào từ biệt phụ hoàng để sáng hôm sau đi sớm. Họ đi ra cùng một cổng thành, ngựa và hành trang chu đáo, ăn mặc giả thương nhân mỗi người mang theo một võ quan hầu cận cải trang thành nô lệ, đến một địa điểm con đường phân làm ba mỗi hoàng tử đi theo một đường riêng. Buổi tối lúc ăn họ quyết định sẽ đi một năm, hẹn gặp nhau ở chỗ chia tay, người đến trước chờ người đến thứ hai, hai người phải chờ người thứ ba để khi đi cùng chào phụ hoàng thì khi về cũng đến trình diện Người một lúc. Ngày hôm sau vừa bình minh họ ôm nhau hôn, chúc nhau may mắn trên đường đi rồi lên ngựa mỗi người theo một con đường để khỏi trùng lặp trong việc lùa chọn.
Hoàng tử Houssain, người anh cả nghe nói về sự lớn mạnh giàu có và vẻ đẹp của vương quốc Bisnagar, đi theo con đường ven bờ biển Ấn Độ, sau khoảng ba tháng hành trình cùng những đoàn lữ hành khác nhau, khi qua những hoang mạc đồi núi cằn cỗi, lúc đến những vùng đông dân, văn minh màu mỡ nhất trên thế giới, chàng đến Bisnagar, thành phố mang tên vương quốc và là kinh thành, chỗ ở của các nhà vua. Chàng thuê phòng trong nhà trọ dành cho các thương gia nước ngoài và được biết có bốn khu chính ở đó thương gia mở hiệu đủ các loại hàng hoá. Hoàng cung ở giữa thành phố, chiếm một vùng đất rất rộng có ba lớp tường bao và hai vùng đất thông nhau về các mặt từ cổng này đến cổng khác. Ngày hôm sau chàng đến một trong những khu chính đó.
Hoàng tử Houssain không thể không ngỡ ngàng; khu vực thật rộng, nhiều con đường cắt ngang dọc tất cả có vòm che nhưng sáng sủa. Các cửa hiệu lớn như nhau, bố trí cân đối, mỗi con đường lại kinh doanh một loại hàng hoá hoặc một loại công nghệ phẩm khác nhau.
Rất, nhiều cửa hàng đầy vải vóc mịn nhất ,của các vùng ở Ấn độ, vải màu rực rỡ có hình như thật về người, phong cảnh, cây, hoa, lụa và gấm như ở Ba Tư, Trung Quốc và những nước khác, đồ sành sứ của Nhật Bản và Trung Quốc thảm trải khổ rộng các cỡ... làm hoàng tử rất ngạc nhiên không biết có nên tin vào mắt mình không. Nhưng đến cửa hàng thợ kim hoàn và vật trang sức (hai nghề này cùng một loại thương gia kinh doanh), chàng loá mắt trước số lượng thần kỳ về phẩm vật vàng, bạc, về màu sắc rực sáng của ngọc, kim cương, hồng ngọc, ngọc bích, xa-phia xen lẫn nhau bày ra bán. Nếu ngạc nhiên về bao nhiêu của cải tập trung vào một chỗ, chàng không kém sửng sốt về tài sản của toàn vương quốc, kể cả những nơi xa xôi, không chỗ nào không có những người dân Ấn Độ cả nam lẫn nữ không mang vòng cổ, vòng tay và những trang sức ở chân; ngọc hoặc đá quý có vẻ càng ánh lên vì da họ đen, một màu đen càng làm nổi bật màu sáng chói.
Một nét đặc biệt khác làm hoàng tử thán phục là rất nhiều những người bán hoa hồng thành đám đông trên đường phố. Chàng hiểu ra những người Ấn Độ phải rất thích loại hoa này vì ai cũng cầm một bó hoa hồng trên tay hoặc hoa trong cửa hàng nên khu phố rộng đến mức nào thì hương hoa cũng lan toả khắp nơi.
Hoàng tử Houssain đi qua nhiều đường phố, tâm trí đầy của cải đã thấy, chàng cảm thấy cần phải nghỉ ngơi. Hoàng tử liền ngỏ lời với một thương gia ông này lịch sự mời chàng vào ngồi trong quán, ngồi không lâu chàng thấy một người vắt một tấm thảm khoảng sáu bộ vuông trên tay rao bán, đấu giá với ba mươi đồng tiền vàng. Chàng gọi lại xem tấm thảm, thấy giá quá đáng không chỉ vì tấm thảm nhỏ mà còn vì chất lượng. Quan sát kỹ tấm thảm, chàng hỏi người bán không hiểu vì sao một tấm thảm nhỏ và không đẹp mà giá cao đến thế.
Người rao bán nghĩ hoàng tử Houssain là một thương gia nên giải đáp ngay:
- Ông chủ, nếu ông cho giá đó quá cao, ông sẽ ngạc nhiên hơn nhiều khi ông biết tôi được lệnh đưa lên tới bốn mươi đồng tiền bằng vàng và chỉ giao cho người trả đủ số.
- Nếu vậy - Hoàng tử lại nói - nó có điểm nào quý giá mà tôi chưa biết?
- Đúng đấy thưa ông, và ông phải chấp nhận nếu biết khi ông ngồi lên đấy, tám thảm sẽ đưa ông bay tới chỗ ông muốn và ngay lập tức không gặp một trở ngại nào.
Hoàng tử nghe nói thế, thấy mục đích hành trình của mình là mang về cho vua cha vật hiếm hoi đặc biệt nào đó, nghĩ rằng không có gì làm vua hài lòng hơn vật này. Chàng nói với người bán:
- Nếu tấm thảm có tính chất quý như ông nói, không những tôi không cho là đắt mà tôi sẽ thu xếp để mua của ông giá đó cộng thêm một quà tặng hẳn ông bằng lòng.
- Thưa ông chủ, tôi nói thật đấy và ông dễ dàng xác nhận khi mua với giá bốn mươi đồng tiền bằng vàng với điều kiện tôi bay thử cho ông xem. Tôi sẽ theo ông đến chỗ trọ, chúng ta vào sân sau, tôi trải tấm thảm, ông và tôi ngồi lên, ông đưa ra ý muốn lên phòng của ông trong quán trọ, nếu chúng ta không được mang ngay tới đó thì ông không phải mua bán gì nữa cả. Về quà tặng, tôi xin nhận và cảm ơn ông còn tiền công thì đã có người buôn thảm trả.
Tin vào người rao hàng, hoàng tử chấp nhận mua với điều kiện ấy, cùng nhau ra phía sau quán trọ sau khi xin phép chủ nhà. Người rao trải tấm thảm, cả hai ngồi lên trên và ngay lúc hoàng tử nói ý muốn vào phòng mình trong quán, chàng có mặt ngay trong đó với người rao. Chắc chắn về tính chất quý của tấm thảm, chàng đếm cho ông ta bốn mươi đồng tiền vàng và tặng thêm hai mươi đồng tiền cho người rao.
Hoàng tử Houssain có chiếc thảm, chàng vô cùng vui mừng vừa đến Bisnagar đã kiếm được ngay một vật hiếm hoi, chắc chắn sẽ chiếm được công chúa Nourounnihar. Thực vậy chàng tin rằng hai người em không thể tìm được một vật gì sánh được tấm thảm chàng may mắn gặp được.
Không cần ở lại Bisnagar lâu hơn, chàng có thể ngồi lên tấm thảm ngay hôm ấy đến chỗ hẹn với họ nhưng chàng buộc phải chờ. Muốn biết thêm về nhà vua, triều đình xứ Bisnagar và tìm hiểu lực lượng, luật pháp, phong tục, tôn giáo cùng tình hình toàn vương quốc, chàng ở lại mấy tháng để thoả tính tò mò.
Thông lệ của vua Bisnagar là mỗi tuần một lần cho các thương gia nước ngoài tiếp kiến. Với danh nghĩa đó Houssain đã gặp ông nhiều lần. Hoàng tử này vốn tuấn tú, vô cùng thông minh và hiểu biết lễ nghi, nổi hẳn lên giữa những thương gia đến tiếp kiến vua. Chính nhà vua thích trao đổi với chàng hơn những thương gia khác để hỏi thăm sức khoẻ nhà vua Ấn Độ và ca tụng về sự hùng cường, giàu có của triều đình vương quốc ông.
Những ngày khác hoàng tử đi tham quan những nơi đáng chú ý trong kinh thành và các vùng xung quanh. Trong số cảnh vật đáng khâm phục, chàng thấy một ngôi đền thờ thần, kiến trúc thật đặc biệt ở chỗ tất cả bằng đồng đen: mặt bằng khoảng năm mét vuông, cao bảy mét rưới và đẹp nhất là một tượng thần bằng vàng khối cao bằng một người, đôi mắt bằng hồng ngọc bố trí nghệ thuật đến mức quay nhìn chiều nào cũng thấy. Chàng thấy một điều khác không kém phần được thán phục: giữa một ngôi làng có một bãi đất bằng khoảng mười mẫu trung tâm là khu vườn đầy hồng và các loài hoa nhìn rất đẹp, có cột bức tường thấp bao quanh ngăn súc vật lại gần. Ở giũa vườn là một khu vực cao bằng đầu người gắn kết bằng những viên đá nối với nhau tinh vi như chỉ là một tảng đá. Ngôi đền mái vòm xây trên khu vực kết bằng đá đó, cao hai mươi lăm mét cách nhiều dặm quanh đấy vẫn trông thấy. Chiều dài ngôi đền mười lăm, rộng mười mét, tất cả bằng đá hoa cương màu đỏ phẳng lì. Vòm trần trang trí ba hàng phong cảnh, có chạm nổi hình các nữ thần, từ trên cao xuống dưới không chỗ nào để trống.
Sáng và chiều người ta làm lễ, cúng bái trong đền kèm theo những trò chơi, những hoà tấu nhạc cụ, nhảy múa, hát và yến tiệc. Những người lo việc trong đền, nhân dân ở đó sống vào phẩm vật những người hành hương đông đảo mang tới từ những nơi xa xôi nhất để cầu nguyện.
Hoàng tử Houssaln còn được tham dự buổi lễ long trọng hàng năm ở triều đình Bisnagar đủ mặt các quan chức địa phương, các tướng lĩnh những tổng trấn, những người Bà-la-môn, nổi tiếng nhất, có những nơi xa xôi ít nhất phải bốn tháng đi đường. Cuộc tập hợp vô vàn người Ấn Độ trên một bãi bằng rất rộng là một quang cảnh thật ngoạn mục. Giữa bãi bằng có một quảng trường rất dài và rộng, một mặt ngăn bởi một toà nhà rất đẹp dưới dạng lâu đài chín tầng dựa trên bốn mươi chiếc cột, dành cho vua, triều đình và những người nước ngoài được vinh dự tiếp kiến vua mỗi tuần một lần, phía trong trang trí và trang bị tuyệt vời, bên ngoài vẽ những cảnh vật đủ các loài vật, chim, côn trùng cả những loại ruồi muỗi, tất cả theo tự nhiên. Ba mặt khác là những lâu đài ít nhất bốn, năm tầng cũng tô vẽ như nhau. Những lâu đài này có nét đặc biệt là người ta có thể xoay chuyển, thay đổi mặt và cảnh vẽ từng giờ.
Xung quanh quảng trường, cách đều nhau sắp xếp hàng nghìn con voi trang phục lộng lẫy mỗi con mang trên lưng một lầu vuông bằng gỗ tấm vàng và những nhạc công và các người làm trò trong mỗi lầu. Vòi vọi, tai và phần thân sơn màu đỏ thẫm và các màu thể hiện những hình thù kỳ lạ.
Trong toàn cảnh đó, hoàng tử Houssain ca ngợi hơn cả kỹ nghệ, sự khéo léo và thiên tài sáng tạo của những người Ấn Độ là được thấy một con voi to khoẻ nhất đứng chụm bốn chân trên một chiếc cọc lớn cắm sâu vào đất, cách mặt đất khoảng hai bộ, múa vòi trên không theo nhịp nhạc cụ. Chàng cũng khâm phục không kém một con voi khác cũng to khoẻ thế đứng một đầu thanh ngang bắc trên cọc cao mười bộ, đầu kia buộc một tảng đá cực kỳ lớn dùng làm đối trọng, lúc lên cao lúc xuống thấp làm các động tác thân và vòi theo nhịp điệu các nhạc cụ như con voi kia trước mặt vua và triều đình. Những người Ấn Độ buộc chặt tảng đá đối trọng, dùng sức người kéo đầu kia xuống sát đất, nâng bổng được con voi lên.
Hoàng tử Houssain có thể ở lại lâu hơn ở vương quốc Bisnagar, vô vàn những điều kỳ lạ khác có thể hấp dẫn chàng cho đến ngày cuối năm; nhưng đã đến ngày ước định các anh em gặp nhau; vả lại chàng cũng đã thoả mãn về những điều trông thấy, chàng lại luôn luôn nghĩ đến đối tượng mình yêu, từ khi mua được vật hiếm, sắc đẹp, sự duyên dáng của công chúa ngày càng in đậm trong niềm say mê của chàng, chàng cảm thấy yên tâm, hạnh phúc hơn khi sắp được về đến gần nàng. Sau khi chi phí thoải mái cho người giữ phòng thuê trọ, hẹn giờ đến lấy chìa khoá để ở cửa mà không nói sẽ đi bằng cách nào, chàng vào phòng đóng cửa lại để chìa khoá ở đấy. Chàng trải tấm thảm, ngồi lên cùng viên võ quan hầu cận, vừa tĩnh tâm ước được mang đến chỗ hẹn với các em thì đã thấy đến nơi rồi. Chàng dừng lại đấy, cho người ta biết mình là một thương gia và chờ các em. Hoàng tử Ali, em kế tiếp Houssain, dự định đi Ba Tư phù hợp với ý vua Ấn Độ, lên đường cùng một đoàn lữ hành vào ngày thứ ba đã chia tay với anh em. Sau bốn tháng chàng đến thành phố Schiraz lúc đó là kinh thành Ba Tư. Dọc đường kết bạn với một số thương gia nhân danh là người buôn kim hoàn, chàng cùng thuê phòng ở trong một nhà trọ với họ.
Ngày hôm sau trong lúc các thường gia mở hàng hoá, hoàng tử Ali đến đây theo ý thích và chỉ quan tâm đến những vật cần thiết, sau khi thay đổi quần áo, chàng cho dẫn đến các khu phố bán đá quý, những vật vàng, bạc, gấm, lụa, vải đẹp và những vật khác hiếm hoi và quý nhất. Nơi này lộng lẫy và xây dựng chắc chắn, có mái vòm do những cột to đỡ, xung quanh là các cửa hàng bố trí dọc theo tường cả trong lẫn ngoài, rất nổi tiếng ở Schiraz. Trước hết hoàng tử đi dọc ngang khắp chỗ ấy, nhận thấy sự giàu có trong số lượng khổng lồ những hàng hoá quý bày bán. Trong số những người rao hàng đi lại mang theo hàng hoá, chàng ngạc nhiên thấy một người cầm trong tay một chiếc ống bằng ngà voi dài khoảng một bộ, to hơn ngón tay cái một ít rao với giá ba mươl đồng tiền vàng. Lúc đầu chàng tưởng người kia mất trí. Để rõ ràng hơn, chàng lại gần một cửa hàng hỏi người bán: ''Thưa ông chủ, ông cho biết người rao hàng kia có mất trí không mà đòi chiếc ống ngà vơi những ba mươi đồng tiền bằng vàng?
- Thưa ông - Người kia trả lời nếu ông ta không bị mất trí vào hôm qua thì tôi có thể khẳng định với ông đấy là người thông minh nhất trong số những người rao hàng và được người ta tin tưởng nhất khi cho giao bán những đồ vật quý. Còn chiếc ống rao bán ba mươi đồng tiền bằng vàng thì đáng giá đấy, thậm chí còn hơn. Ông ta sẽ đi trở lại qua đây chúng ta gọi vào và tự ông hỏi xem. Mời ông ngồi nghỉ đã.
Hoàng tử Ali không từ chối lời mời tử tế của ông chủ cửa hàng, ngồi một lúc thì người rao hàng trở lại. Nghe gọi tên, ông ta vào, ông chủ cửa hàng chỉ vào Ali nói:
- Ông trả lời cho ông này xem có điên không mà rao bán những ba mươi đồng tiền bằng vàng một chiếc ống có vẻ ít tác dụng như vậy. Tôi cũng ngạc nhiên đấy nếu không biết ông vốn là người thông minh.
Người rao hàng nói với hoàng tử:
- Thưa ông chủ, không phải chỉ riểng ông cho tôi là điên vì chiếc ống này. Tôi hy vọng ông sẽ không, nghĩ thế như những người khác khi tôi nói rõ tính chất đặc biệt của nó. Trước hết ông chả ý ở mỗi đầu ống có miếng kính, khi nhìn vào một trong hai đầu đó, bất cứ ông muốn trông thấy gì ông sẽ trông thấy ngay.
- Tôi sẵn sàng xin lỗi vì đã đụng chạm tới danh dự của ông nếu ông cho tôi thấy thực tế như ông nói – Hoàng tử nói.
Cầm chiếc ống trong tay quan sát hai miếng kính, chàng bảo:
- Ông chỉ cho tôi phải nhìn vào đâu xem nào.
Người rao hàng chỉ. Hoàng tử nhìn vào, mong nhìn được vua cha, chàng thấy nhà vua ngay, Người rất mạnh khoẻ, ngồi trên ngai vàng giữa các triều thần. Sau vua cha không ai thân yêu trên đời bằng công chúa Nourounnihar, chàng mong được thấy nàng, chàng liền nhìn thấy nàng đang ngồi trang điểm có thị nữ vây quanh vui vẻ cười đùa.
Hoàng tử Ali không cẩn chứng minh gì khác để khẳng định chiếc ống này là vật quý nhất chàng có được không riêng trong thành phố Schiraz mà cả toàn cầu. Chàng nghĩ nếu không mua thì không bao giờ mua được một vật hiếm như vậy đem về dù ở Shiraz hay chỗ nào khác đến mười năm. Chàng nói với người rao hàng:
- Tôi xin rút lui ý kiến không đúng đã tưởng ông mất trí. Tôi nghĩ ông sẽ rất hài lòng việc tôi bù đắp lại là mua chiếc ống của ông. Tôi không muốn một người khác sở hữu nó, ông nói đúng giá để khỏi phải rao hàng nữa và đi lại mệt nhọc. Ông đến chỗ tôi, tôi sẽ trả đủ tiền cho ông.
Người rao hàng khẳng định và thề thốt được lệnh bán cho được bốn mươi đồng tiền bằng vàng. Hoàng tử dẫn ông ta về chỗ trọ đếm đủ số tiền vàng và như vậy, sở hữu chiếc ống bằng ngà voi.
Được chiếc vật hiếm này, hoàng tử vô cùng vui sướng chắc chắn các anh, em chàng không gặp được vật hiếm hoi đáng khâm phục như vậy và công chúa Nourounnihar sẽ là phần thưởng cho cuộc hành trình vất vả của chàng. Chàng chỉ còn nghĩ đến việc tham quan triều đình Ba Tư, xem những gì lạ ở Schiraz và quanh vùng, rồi chờ đoàn lữ hành cùng đi trở về Ãn Độ. Thoả mãn tính tò mò rồi thì đoàn lữ hành chuẩn bị lên đường, chàng gia nhập hành trình.
Không một trở ngại làm gián đoạn chuyến đi ngoài việc phải đi nhiều ngày và mệt mỏi dọc đường, hoàng tử Ali may mắn đến chỗ hẹn đã có hoàng tử Houssain. Họ ở lại cùng nhau chờ hoàng tử Ahmed.
Hoàng tử Ahmed theo con đường đi Samarcande, ngày hôm sau khi đến nơi, cũng như hai hoàng tử anh, chàng ra vùng trung tâm đô thị. Một người rao hạng đến trước mặt chàng, tay cầm một quả táo nhân tạo, rao giá ba mươi lăm đồng tiền bằng vàng. Chàng ngăn người ấy dừng lại và nói:
- Ông cho tôi xem quả táo và cho biết rõ tính năng đặc biệt nào của nó mà hô giá cao đến thế.
Đưa cho chàng để quan sát kỹ, người rao hàng bảo:
- Thưa ông chủ, nhìn bề ngoài quả táo này không đáng giá mấy, nhưng nếu người ta nhìn vào tính năng và việc sử dụng rất tốt làm lợi cho người, thì có thể nói nó vô giá, chắc chắn người có nó là người sở hữu cả một kho báu. Thực vậy bất cứ căn bệnh nào, dù bị bệnh chờ chết như sốt kéo dài, sốt xuất huyết, viêm màng phổi, dịch hạch hoặc các loại bệnh như thế, kể cả đang hấp hối, sử dụng nó đều chữa khỏi, phục hồi ngay được sức khoẻ như chưa bao giờ đau yếu. Làm việc đó cũng dễ nhất trần đời vì chỉ đơn giản xoa nó vào người.
- Nếu như lời ông nói thì quả táo có một đặc tính tuyệt vời và có thể nói vô giá nhưng một người trung thực như tôi muốn mua, làm sao xác nhận được không có gì giả dối và ông không ca tụng thái quá?
- Thưa ông, việc đó được toàn thành phố, Samarcande biết rõ và xác nhận. Không cần đi xa, ông cứ hỏi tất cả những người buôn bán ở đây trong đó một số người hôm nay sẽ không còn sống nữa nếu không dùng phương thuốc chữa bệnh rất công hiệu này. Để ông hiểu rõ thêm xin nói đó là kết quả nghiên cứu lâu dài của một học gia nổi tiếng ở thành phố này dành suốt đời tìm hiểu đặc tính quý của cây cối và khoáng chất, đã tổng hợp tạo ra quả táo này, dùng nó chữa bệnh thật kỳ lạ trong thành phố làm người ta không quên ông được. Cái chết đột ngột làm ông không có thì giờ sử dụng phương thuốc đặc biệt này, mới đây ông lìa trần và bà vợ goá nhà đông con còn nhỏ tuổi phải bán nó đi để gia đình sống thong dong hơn.
Trong lúc người rao hàng kể lại với hoàng tử Ali những đặc tính quý của quả táo kỳ diệu, nhiều người đứng lại vây quanh họ, phần đông xác nhận đúng như lời người kia nói. Một trong số ấy bảo ông có một người bạn đang bị bệnh nghiêm trọng chỉ chờ chết, là một dịp thử nghiệm hiệu quả hoàng tử Ahmed nói với người rao hàng nếu chữa lành người bệnh ấy thì chàng sẽ mua với giá bốn mươi đồng tiền bằng vàng.
Người rao hàng được lệnh bán với giá ấy nói với chàng:
- Thưa ông, chúng ta đi thử nghiệm xem và quả táo sẽ thuộc về ông. Tôi tin chắc như vậy vì lần nào chữa bệnh nó cũng đưa lại cuộc sống cho những người chuẩn bị vào cửa tử thần.
Cuộc thử nghiệm thành công, hoàng tử đem đủ bốn mươi đồng tiền bằng vàng, người rao hàng đưa cho chàng quả táo nhấn tạo và chàng kiên trì chờ ngày ra đi của đoàn lữ hành thứ nhất để trở về Ấn Độ. Chàng dùng thời gian ấy đi xem Samarcande và những vùng xung quanh, chủ yếu là lưu vực sông Sogde mà những người A-rập xem là một trong bốn thiên đường của vũ trụ về vẻ đẹp đồng ruộng và những khu vườn quanh các lâu đài dồi dào đủ loại hoa quả và những thú vui ở đây vào mùa nắng đẹp.
Hoàng tử Ahmed không bỏ lỡ dịp đoàn lữ hành đầu tiên lên đường đi Ấn Độ, chàng cùng đi và mặc dù những khó khăn không tránh được trong một hành trình lâu dài, chàng vẫn khoẻ mạnh về đến chỗ hẹn nơi hoàng tử Houssain và Ali đang chờ đợi.
Hoàng tử Ali đến trước Ahmed một thời gian, hỏi hoàng tử Houssain, người tới nơi hẹn đầu tiên, đến được bao lâu rồi. Được biết hoàng tử anh đến đã ba tháng, chàng nói:
- Như thế hẳn anh không đi xa được.
- Bây giờ anh không nói với em chỗ anh đã đến - Hoàng tử Houssain lại nói - nhưng anh có thể khẳng định phải đi hơn ba tháng mới tới nơi.
- Nếu vậy anh ở lại đấy rất ít.
Em lầm rồi; anh ở lại chỗ ấy từ bốn đến năm tháng, ở lại lâu hơn là do anh thôi.
- Ít ra thì anh cũng không từ đó bay về. Em không hiểu làm sao anh về đến đây đã ba tháng như anh nói.
- Anh sẽ nói rõ sự thật, sẽ giải thích điều bí mật ấy khi Ahmed, hoàng tử em chúng ta, trở về, đồng thời sẽ tuyên bố vật quý hiếm anh đưa về. Đối với em, anh không biết em đưa vật gì về, chắc chẳng được bao nhiêu, anh thấy hành lý của em không tăng thêm.
- Còn anh - Hoàng tử Ali đáp lại - ngoài việc dự trữ tấm thảm chẳng đẹp đẽ gì chắc anh phải mua mà ghế xô- pha của anh cũng đã có, hình như em có thể nhạo lại anh đấy. Nhưng anh đang muốn giấu vật quý hiếm mang về, anh cũng cho em giữ bí mật về vật em đã mua.
- Anh cho là vật anh mang về hơn hẳn mọi vật khác dù đến thế nào chăng nữa, anh không khó gì để cho em xem làm em phải đồng ý vật anh mang về như anh ước tính. Nhưng chúng ta chờ hoàng tử Ahmed đến đã rồi có thể cho nhau biết, trân trọng và tuân theo thủ tục quy định về vận may của nhau.
Hoàng tử Ali không muốn đi sâu tranh cãi với hoàng tử anh cho rằng vật anh mang về quý hiếm hơn. Chàng thầm nghĩ nếu chàng đưa ra chiếc ống ngà voi, hẳn nó không hơn được thì ít nhất cũng không thua kém vật của anh và đồng ý sẽ đưa ra vật lạ của mình ra khi hoàng tử Ahmed trở về.
Khi Ahmed về gặp hai anh, sau khi đã ôm hôn nhau trìu mến và chúc mừng hạnh phúc gặp lại nhau ở chỗ đã chia tay ra đi, hoàng tử Houssain với danh nghĩa anh cả, lên tiếng nói:
- Các em, sau này chúng ta sẽ kể chuyện về những nét đặc biệt của hành trình, hãy nói về điều quan trọng nhất cần biết đã. Anh nghĩ các em đều nhớ đến mục đích chuyến đi của chúng ta, đừng giấu giếm nhau vật lạ chúng ta mang về và trước khi đưa ra chúng ta phải thật công bằng xét xem phụ hoàng sẽ cho ý kiến ai thắng cuộc.
- Để làm gương - Anh nói với các em - vật quý hiếm anh mang về từ vương quốc Bisnagar là tấm thảm anh đang ngồi, nó bình thường, bề ngoài không có gì hấp dẫn như các em thấy nhưng khi anh nói về tính chất của nó, các em sẽ khâm phục như chưa bao giờ được nghe nói và sẽ phải xác nhận rất quý. Thực vậy, nếu ngồi lên đấy như chúng ta đang ngồi và ước muốn được mang tới một chỗ nào đấy dù xa mấy, người ta sẽ đến ngay chỗ ấy hầu như lập tức. Anh đã thử nghiệm trước khi không tiếc đếm đủ số tiền bốn mươi đồng tiền bằng vàng và khi đã hoàn toàn thoả mãn tính tò mò về triều đình Bisagar, muốn trở về anh không dùng xe cộ nào khác ngoài tấm thảm kỳ diệu này. Nó đã đưa anh và người hầu cùng bay, người hầu có thể cho các em biết anh mất bao nhiêu thời gian để đến đấy. Anh sẽ thử nghiệm để các em xem khi thích hợp. Còn bây giờ anh chờ xem các em cho biết đã đem vật gì về, có thể so sánh với tấm thảm của anh được không.
Hoàng tử Houssain kết thúc lời ca ngợi tấm thảm ở đấy, hoàng tử Ali tiếp lời anh:
-Thưa anh, phải thú nhận tấm thảm của anh là một trong những vật tuyệt vời nhất nếu nó có đặc tính như anh vừa nói không ai nghi ngờ gì. Nhưng cũng phải công nhận có những vật khác em không nói hơn nhưng ít nhất cũng tuyệt vời như thế ở dạng khác, Để anh đồng ý, em đưa anh xem chiếc ống bằng ngà voi này, nhìn không đáng chú ý như tấm thảm của anh. Em cũng mua với giá như anh mua nhưng cũng không kém bằng lòng về nó như anh thích tấm thảm. Công minh như anh, hẳn phải công nhận em đã không nhầm khi có thể biết bất cứ vật nào muốn thấy. Em không muốn anh chỉ tin vào lời nói, đây là chiếc ống, anh thử xem sao.
Hoàng tử Houssain cầm chiếc ống, đưa lên mắt nhìn vào một đầu theo cách em chỉ, ý muốn được thấy công chúa Nourounnihar và biết sức khoẻ của nàng thế nào. Hoàng tử Ali và Ahmed nhìn vào anh, rất ngạc nhiên thấy nét mặt anh thay đổi rất lạ, sau đó có vẻ buồn. Hoàng tử Houssain không để các em hỏi, bảo ngay:
Các hoàng tử, hai em và anh đi xa vất vả để mong được thưởng cho mình công chúa Nourounnihar thật vô ích. Chỉ một lúc nữa thôi nàng không còn sống nữa. Anh vừa thấy nàng nằm trên giường xung quanh là các thị nữ, thái giám khóc lóc, xem ra chỉ chờ giờ chết của nàng. Đây, các em tự nhìn xem cảnh thương tâm ấy và cùng khóc với anh đi.
Hoàng tử Ali cầm chiếc ống ở tay hoàng tử Houssain nhìn xem, rất buồn đưa lại cho hoàng tử Ahmed cùng thấy quang cảnh thật bi thảm và làm họ quan tâm nhiều.
Khi hoàng tử Ahmed cầm chiếc ống từ tay hoàng tử Ali, nhìn thấy công chúa Nourounnihar chẳng còn sống được bao lâu nữa, chàng nói với hai anh:
- Các anh ạ, công chúa là người chúng ta đều mong muốn đang ở trong tình trạng hấp hối rồi nhưng em thấy chúng ta còn cơ may cứu được nàng nếu tranh thủ được thời gian.
Chàng rút trong túi ra quả táo kỳ diệu, đưa cho hai anh xem và nói:
- Quả táo này đắt không kém tấm thảm và chiếc ống bằng ngà các anh mua đưa về. Có dịp để các anh thấy đặc tính tuyệt vời của nó làm em không tiếc đã mua với giá bốn mươi đồng tiền bằng vàng. Người bệnh ngửi nó, dù đang hấp hối cũng phục hồi sức khoẻ ngay lập tức, em đã thử nghiệm rồi. Chúng ta phải mau chóng đến cứu công chúa và các anh sẽ thấy ngay tác dụng.
Hoàng tử Houssaln nói:
- Nếu thế, chúng ta sẽ đến ngay phòng của công chúa bằng cách ngồi lên tấm thảm của anh. Các em lại ngay đây, ngồi vào như anh, khá rộng đủ chỗ cho cả ba người. Trước hết hãy ra lệnh cho người hầu cùng lên đường ngay và đến tìm chúng ta ở hoàng cung.
Ra lệnh cho tuỳ tùng xong hoàng tử Ali và Ahmed ngồi vào tấm thảm, cùng hoàng tử Houssain, cả ba cùng ước muốn được mang đến phòng công chúa Nourounnihar. Họ tới nơi rất nhanh, hầu như chưa rời khỏi chỗ vừa ra đi.
Ba hoàng tử có mặt thật bất ngờ làm các thị nữ, thái giám sợ hãi, không hiểu phép lạ nào đưa ba người đàn ông tới đây. Lúc đấy chưa nhận ra, các thái giám chuẩn bị tấn công họ như những người đã vào tới phòng cấm nhưng rồi tự thấy sai lầm vì sau đó đã biết họ là ai.
Hoàng tử Ahmed vừa vào đến phòng công chúa. Nourounnihar, thấy nàng hấp hối bèn ra khỏi tấm thảm lại gần gíường đưa quả táo thần diệu lại sát mũi công chúa trong lúc hai hoàng tử kia cũng tới sát giường. Một lúc sau công chúa mở mắt, ngoảnh đầu nhìn những người bao quanh nàng, ngồi dậy đòi mặc quần áo ngoài thoải mái, tỉnh táo như vừa qua một giấc ngủ dài. Các thị nữ vui mừng bảo với nàng nhờ ba hoàng tử anh họ nàng đặc biệt là nhờ hoàng tử Ahmed đã cứu nàng nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Thể hiện niềm vui được gặp lại họ, công chúa cám ơn cả ba chàng, nhất là hoàng tử Ahmed. Thấy nàng bảo thị nữ lấy quần áo, các hoàng tử nói rất sung sướng được đến kịp để mỗi người góp một phần cứu nàng khỏi cơn hiểm nguy, được gặp nàng và mong nàng sống lâu rồi họ rút lui.
Trong lúc công chúa thay quần áo, ba hoàng tử ra khỏi phòng nàng đến quỳ trước phụ hoàng chúc thọ. Họ nhận thấy vua cha đã được trưởng thái giám bẩm báo họ đã về và công chúa mà các thầy thuốc chịu bó tay, đã được họ chữa khỏi một cách thần diệu. Sau những lời chúc mừng trong những trường hợp như vậy, mỗi hoàng tử trình với vua cha vật quý hiếm mình mang về: hoàng tử Houssain, tấm thảm chàng đã lấy lại từ buồng công chúa, hoàng tử Ali chiếc ống ngà voi và hoàng tử Ahmeđ quả táo kỳ diệu. Ca tụng đặc tính quý hiếm rồi, họ nộp lại cho vua cha, khẩn cầu Người công bố vật nào hơn và như vậy theo như lời hứa, Người cho ai lấy công chúa Nourounnihar làm vợ.
Nhà vua Ấn Độ đôn hậu lắng nghe những gì các hoàng tử nói về lợi thế của vật mình mang về không ngắt lời họ và biết rõ việc chữa khỏi bệnh cho công chúa, ngồi im lặng một lúc như suy nghĩ để trả lời. Sau đó ông ngắt lời các con và khôn khéo nói:
Các con ta, ta vui lòng tuyên bố điều đó nếu ta xét được thật đúng đắn nhưng các con xem ta có thể phán quyết như thế không. Con, hoàng tử Ahmed, đúng là công chúa khỏi bệnh nhờ quả táo nhân tạo của con nhưng ta hỏi con có điều kiện làm việc ấy không nếu trước đó không có chiếc ống ngà voi của Ali cho biết mối nguy hiểm đang đe doạ công chúa và tấm thảm của Houssain không nhanh chóng đưa con về kịp cứu chữa? Con hoàng tử Ali, chiếc ống ngà voi cho con và anh em con biết sắp mất công chúa và như vậy phải công nhận nàng, chịu ơn con. Nhưng con cũng phải công nhận biết như thế cũng vô ích nếu không có quả táo và tấm thảm. Cuối cùng, hoàng tử Houssain, công chúa sẽ vô ơn nếu không coi trọng tác dụng của tấm thảm. Nhưng con xem tấm thảm sẽ không đóng góp được gì nếu không nhờ ống - ngà voi của Ali để nắm được tình hình và Ahmed không dùng quả táo nhân tạo chữa cho công chúa. Như vậy cả ba vật quý hiếm không cái nào hơn cái nào mà ngược lại các con hoàn toàn bằng nhau mà ta chỉ có thể cho một người cưới công chúa, các con cũng tự thấy vật các con mang về chỉ vinh dự góp phần như nhau cứu sống được công chúa Nourounnihar.
Vì vậy ta phải dựa vào một con đường khác để xác định được chắc chắn việc chọn lựa giữa các con. Bây giờ còn có thì giờ cho đến tối. Các con hãy đi lấy mỗi người một chiếc cung tên, ra khỏi thành phố đến sân lớn đua ngựa, ta cũng sẽ ra đấy và tuyên bố cho người nào bắn xa hơn sẽ được cưới công chúa.
Ta cũng không quên cám ơn các con nói chung và riêng từng người về món quà quý mang về. Trong kho cũng đã có nhiều vật hiếm nhưng không có gì sánh với tính chất đặc biệt của tấm thảm, chiếc ống ngà voi và quả táo kỳ diệu sẽ làm phong phú thêm cho kho tàng. Đấy làb ba vật đứng đầu, ta sẽ giữ gìn không chỉ vì vật lạ mà để có dịp sử dụng có lợi sau này.
Ba hoàng tử không có gì phản bác lại quyết định của phụ hoàng vừa nêu ra. Khi ra ngoài, người ta đem lại cho họ mỗi người một cung một tên, họ giao lại đồ dùng cho lính hầu vừa về tập hợp và họ cùng ra bãi đua ngựa với vô số dân chúng đi theo.
Nhà vua không để phải chờ đợi. Khi ngài đến, hoàng tử Houssain là anh cả, cầm cung tên bắn trước, hoàng tử Ali bắn sau đó và mũi tên rơi xuống xa hơn, hoàng tử Ahmed bắn sau cùng nhưng mũi tên vút đi, không thấy rơi xuống. Người ta vội vã chạy theo tìm, hoàng tử Ahmed cũng tìm nhưng xa hay gần đều không thấy. Tuy có thể tin là chàng bắn xa hơn cả và đáng được cho cưới công chúa Nourounnihar nhưng phải có mũi tên để xác thực, dù chàng chứng minh ra sao, nhà vua vẫn xét để Ali thắng cuộc. Ngài ra lệnh chuẩn bị lễ cưới thật trang trọng và mấy ngày sau đó hôn lễ được tố chức thật rầm rộ.
Hoàng tử Houssaln không tham dự tôn vinh buổi lễ. Quá say mê công chúa chàng không đủ sức chịu đựng nỗi đau khổ thấy nàng thuộc về Ali mà chàng bảo không xứng đáng và cũng không yêu công chúa hơn chàng. Chàng bất mãn rõ rệt đến nỗi rời bỏ triều đình, từ chối quyền kế vị để đi tu, khép mình vào kỷ luật một tu sĩ nổi tiếng về một cuộc sống gương mẫu cùng một số đông môn đồ xây dựng một nơi ở ẩn rất tĩnh lặng.
Hoàng tử Ahmed với lý do như Houssain, cũng không tham dự lễ cưới hoàng tử Ali và công chúa Nourounnihar nhưng không từ bỏ thế tục. Vì không hiểu được tại sao mũi tên của chàng mất tích, chàng giấu mọi người, quyết tâm tìm cho được mũi tên để khỏi phải ân hận điều gì, chàng đến chỗ người ta lượm tên của hai hoàng tử anh, đi thẳng tới trước mặt, nhìn trái nhìn phải đã quá xa mà không thấy, chàng không cho rằng mình đã phí công vô ích. Rồi như bị cuốn hút, chàng cứ đi tiếp không mệt mỏi cho đến những núi đá cao buộc phải đi vòng khi muốn vượt qua và những tảng đá ở đó rất hiểm trở, ở trong một vùng khô cằn cách nơi chàng ra đi bốn dặm.
Lại gần những tảng đá, hoàng tử Ahmed thấy một mũi tên, nhặt lên nhìn kỹ thì chính là mũi tên chàng đã bắn. Chàng nghĩ: ''Đúng mũi tên này nhưng mình cũng như mọi người sống trên đời không đủ sức bắn một mũi tên xa đến thế? Thấy nó nằm trên mặt đất không cắm sâu xuống, chàng cho là mũi tên bắn vành tảng đá cứng quá bị bật lại. Chàng lại tự nhủ:
- Có điều gì bí mật trong việc lạ lùng này và điều bí mật này chỉ có lợi cho mình. Số phận làm mình buồn nản khi tước đi quyền được có về người mình yêu mong đưa lại hạnh phúc trong đời có lẽ dành cho mình một cái khác để an ủi mình chăng:
Với ý nghĩ đó, thấy núi đá nhô ra lõm vào, hoàng tử đi vào một trong những chỗ lõm ấy, đôi mắt nhìn vào từng góc, chàng thấy một cánh cửa sắt có vẻ không khoá. Đẩy mạnh cánh cửa mở vào trong, có lối dốc không bậc thang, chàng bước xuống tay cầm mũi tên. Tưởng sẽ vào chỗ tối tăm nhưng một luồng ánh sáng mới tiếp theo đó, chàng bước vào một quảng trường lộng lẫy cách khoảng năm mươi, sáu mươi bộ thấy có một lâu đài thật đẹp. Nhưng chưa kịp có thì giờ ngắm nghía vẻ đẹp của toà lâu đài thì ngay lúc đó bỗng xuất hiện vị nữ hoàng phong thái oai nghiêm, với sắc đẹp mà quần áo sang trọng và đá quý nàng trang điểm cũng không thể làm tăng thêm được vẻ đẹp tuyệt vời của nàng hơn nữa. Nàng tiến ra tiền sảnh có toán thị nữ đi theo cũng tuyệt đẹp đến nỗi phải khó khăn lắm mới nhận ra ai là nữ chủ.
Hoàng tử thấy nàng, bước vội đến cung kính chào và nữ hoàng cao giọng nói:
- Hoàng tử Ahmeđ lại gần đây, chàng sẽ được tiếp đón nồng nhiệt.
Hoàng tử rất ngạc nhiên thấy có người gọi tên mình trong một vùng chưa bao giờ chàng nghe nói tuy rất gần kinh thành vua cha và không hiểu vì sao một nữ hoàng chàng không quen lại đã biết nàng. Hoàng tử quỳ xuống dưới chân nàng lồi vừa đứng dậy chàng vừa nói:
- Thưa nữ hoàng, tôi vừa đến một nơi mà do tò mò tôi đã liều lĩnh bước vào, rất cám ơn nữ hoàng đã sẵn sàng tiếp đón. Nhưng thưa nữ hoàng , xin lỗi cho phép tôi được hỏi do đâu nàng biết tôi, tuy nàng ở rất gần chúng tôi mà hôm nay tôi mới biết?
- Hoàng tử - Nữ hoàng nói - chúng ta vào phòng khách thiếp sẽ trả lời như thế tiện hơn cho thiếp và cho chàng.
Nói xong nữ hoàng dẫn Ahmed vào một ngôi nhà có kiến trúc tuyệt vời có màu vàng và màu xanh da trời trang trí vòm nhà, và bài trí bằng những vật giàu có vô giá. Ngôi nhà quả là có vẻ vô cùng mới lạ làm chàng tấm tắc khen, nói chưa từng thấy tương tự. Nàng lại nói: ''Tuy thế thiếp bảo đảm với chàng đây là gian phòng kém nhất trong lâu đài của thiếp. Chàng sẽ đồng ý với nhận định ấy khi thiếp đưa chàng đi xem hết các phòng”. Nàng lên ngồi trên ghế xô pha và khi hoàng tử đã ngồi gần mình, nàng giải đáp câu hỏi của chàng: ''Hoàng tử, chàng ngạc nhiên vì thiếp biết chàng mà chàng không biết thiếp. Khì biết thiếp là ai chàng sẽ hết ngạc nhiên ngay. Chắc chàng cũng biết tôn giáo chàng đã dạy, trên đời có các vị thần ở cũng như người. Thiếp là con gái một trong các vị thần đó, những vị thần quyền lực và nổi bật nhất, tên thiếp là PariBanou. Thiếp biết chàng, vua cha, các hoàng tử anh chàng và công chúa Nourounnihar. Thiếp cũng được tin cả tình yêu và cuộc hành trình của các hoàng tử, có thể kể lại mọi trường hợp vì chính thiếp đã bán quả táo nhân tạo ở Samarean mà chàng đã mua, tấm thảm ở Bisnagar hoàng tử Houssaln tìm được và chiếc ống nhòm bằng ngà voi hoàng tử Ali mang về. Như thế đủ để chàng hiểu thiếp biết hết những gì liên quan đến chàng. Thiếp nói thêm một điều là chàng xứng đáng có một vận mệnh sung sướng hơn việc có công chúa Nourounnlhar. Và để dẫn chàng tới đây, thiếp đã có mặt trong cuộc bắn thi, thiếp thấy cách bắn cung của chàng thậm chí không đưa nổi mũi tên vượt quá mũi tên của hoàng tử Houssain, thiếp liền bắt lấy nó trên không, phóng vào tảng đá dội lại như chàng vừa tìm thấy. Bây giờ tuỳ thuộc ở chàng có nên tranh thủ cơ hội để trở nên hạnh phúc hơn''.
Nàng tiên Pari-Banou nói những lời cuối với giọng khác biệt, thậm chí nhìn hoàng tử Ali một cách âu yếm, đôi mắt khiêm tốn nhìn xuống nét mặt ửng hồng, hoàng tử không khó khăn gì để hiểu nàng muốn nói về hạnh phúc nào. Xét kỹ thấy công chúa Nourounnihar không thể thuộc về chàng nữa và nàng tiên Pari- Banou hơn hẳn nàng về sắc đẹp, sự hấp dẫn và nàng đang rất vui sướng nếu được chàng chấp thuận, nàng lại thông minh, giàu có qua lâu đài tráng lệ chàng được chứng kiến, hoàng tử Ali hàm ơn ý nghĩ đi tìm mũi tên của mình và thuận theo xu hướng nghiêng về đối tượng đang đốt cháy lòng chàng. ''Thưa nữ hoàng - chàng nói - nếu suốt đời được là kẻ nô lệ của nàng và là người thán phục bao nhiêu sự duyên dáng làm ta say mê, ta cho là mình sung sướng nhất trong những người trần. Hãy thứ lỗi cho ta táo tợn xin nàng ân huệ ấy và mong nàng không từ chối nhận vào triều một hoàng tử nguyện hy sinh tất cả vì nàng.
- Thưa hoàng tử, đã từ lâu thiếp làm chủ ý muốn của mình và đối với sự thoả thuận của bố mẹ, thiếp không muốn nhận chàng vào triều như một nô lệ mà là chủ nhân của bản thân thiếp và của những gì đã và có thể thuộc về thiếp bằng cách phối hợp với thiếp, cho thiếp lòng tin và cưới thiếp làm vợ. Thiếp hy vọng chàng không có ý nghĩ không hay đối với thiếp khi thấy thiếp đề nghị như thế. Thiếp đã nói thiếp làm chủ ý muốn của mình, các nàng tiên không như phụ nữ ngoài đời đối với đàn ông, không có thói quen đi trước như vậy mà họ cho là mất danh giá của mình. Đối với thiếp, thiếp làm thế và cho rằng người ta phải biết ơn thiếp.
Hoàng tử Ahmed không trả lời gì về lời nói của nàng tiên, nhưng lòng đầy biết ơn, chàng nghĩ không thể hiện gì hơn bằng tiến lại gần hôn vào tà áo của nàng. Nàng tiên không để chàng làm thế, đưa bàn tay ra cho chàng hôn và giữ lại, nắm chặt tay chàng:
- Hoàng tử Ahmed - Nàng nói - chàng có cho thiếp lòng tin như thiếp đã tin tưởng chàng không?
- Chà! - Hoàng tử vô cùng sung sướng đáp- ta có thể làm gì hơn và có niềm vui nào hơn? Vâng, thưa nữ hoàng của ta, ta tặng nàng lòng tin với cả tấm lòng không dè dặt.
- Nếu vậy - Nàng tiên lại nói – chàng là chồng thiếp và thiếp, vợ chàng. Trong bọn thiếp, việc thành hôn không do các lễ tiết: vững chắc và lâu bền hơn những lễ cưới hỏi của người trần tuy họ nhiều thủ tục hơn. Bây giờ, trong lúc chờ đợi chuẩn bị tiệc cưới cho chúng ta tối nay và hình như hôm nay chàng chưa ăn gì, người ta sẽ đưa tới cho chàng một bữa ăn nhẹ sau đó thiếp dẫn chàng đi xem các phòng trong lâu đài để chàng thấy có đúng gian phòng này là gian phòng kém nhất như thiếp nói không.
Một số thị nữ vào trong phòng khách với nàng tiên hiểu được ý định của nữ chủ, liền ra ngoài và một lúc sau đem vào một số thức ăn và rượu ngon tuyệt.
Khi hoàng tử Ahmed đã ăn uống thoải mái, nàng tiên Pari-Banou dẫn chàng đi từ phòng này sang phòng khác, thấy kim cương, hồng ngọc, ngọc bích và đủ loại đá quý, chưa nói đến đồ đạc giàu sang vô giá tất cả phối hợp hài hoà kỳ lạ làm hoàng tử phải thốt lên không thể thấy như thế ngoài đời. Nàng tiên bảo chàng:
- Thưa hoàng tử, nếu chàng khen ngợi lâu đài của thiếp đến thế, thực ra cũng rất đẹp rồi nhưng chàng sẽ nói ra sao về lâu đài của những trưởng các vị thần chúng thiếp, đẹp, tráng lệ, lộng lẫy khác hẳn? Thiếp có thể đưa chàng đi xem vẻ đẹp khu vườn của thiếp nữa nhưng để lần khác. Trời gần tối rồi, chúng ta chuẩn bị đi ăn thôi.
Gian phòng nàng tiên dẫn hoàng tử Ahmed vào đã có bàn ăn dọn sẵn là phòng cuối cùng chàng thấy trong lâu đài, không kém một phòng nào đã được xem. Bước vào chàng choáng ngợp với vô số ngọn nến có mùi thơm, rất nhiều nhưng không hề lẫn lộn mà bố trí cân đối ưa nhìn. Chàng cũng ngợi khen một chiếc tủ buýp-phê lớn đầy bát đĩa vàng, nghệ thuật tạo dáng quý hơn chất liệu và nhiều toán phụ nữ, tất cả đẹp mê hồn và ăn mặc sang trọng, bắt đầu hoà tấu với giọng hát và đủ loại nhạc cụ hay nhất chưa bao giờ được nghe. Họ ngồi vào bàn, Pari-Banou chú trọng tiếp hoàng tử những thức ăn ngon nhất vừa kể tên vừa mời chàng dùng tnử mà hoàng tử chưa từng được nghe nói đến nên hết lời ca tụng, cho bàn ăn vượt mọi bàn tiệc của người đời. Chàng cũng kêu lên như thế về chất lượng tuyệt vời của rượu, hai người bắt đầu say sưa uống và đến bữa tráng miệng bằng những quả cây, bánh ngọt và những loại khác càng ngon hơn.
Sau tráng miệng, nàng tiên Pari-Banou và hoàng tử Ahmed rời khỏi bàn tiệc đã được dọn dẹp ngay. Họ cùng ngồi thoải mái trên ghế xô-pha, tựa lưng vào gối vải lụa thêu các loại hoa rất khéo. Bỗng một số đông các vị thần và các nàng tiên bước vào phòng, bắt đầu một điệu vũ kỳ lạ nhất, tiếp tục mãi cho đến khi nàng tiên và hoàng tử đứng dậy. Các thần và tiên nữ vừa nhảy múa vừa ra khỏi phòng đi trước đôi tân hôn đùa họ đến gian phòng đã chuẩn bị giường cưới. Đến trước cửa, họ xếp thành hàng để hai người đi vào sau đó rút lui để vợ chồng tự do đi nằm.
Những tiệc tùng mừng hôn lễ tiếp tục vào ngày hôm sau, đúng hơn là những ngày nối tiếp mà nàng tiên Pari- Banou dễ dàng cho thay đổi những món ăn mới, những buổi hoà tấu khiêu vũ mới, những cuộc biểu diễn giải trí mới, tất cả
đều khác thường làm hoàng tử Ahmed không thể hình dung trong đời thường dù có sống đến một nghìn năm.
Ý định của nàng tiên không chỉ thể hiện với hoàng tử những điều cần thiết về tình yêu trung thực và niềm say mê của nàng, nàng cũng muốn qua sự tiếp đón, làm cho chàng thấy không thể tìm được ở triều đình vua cha hoặc một chỗ nào khác ở trên đời một hạnh phúc được hưởng thụ như bên cạnh nàng, chưa nói đến sắc đẹp của nàng kèm theo, để chàng hoàn toàn gắn bó với nàng không bao giờ rời bỏ. Nàng đã rất thành công theo lòng mong muốn của mình: hoàng tử Ahmed không chủ động được nữa trong tình yêu của mình, tình yêu của chàng tăng lên đến mức không thể đừng yêu nàng được khi mà nàng vẫn có thể quyết định được không yêu chàng nữa.
Qua sáu tháng, hoàng tử Ahmed vẫn luôn yêu thương và tôn vinh vua cha, cảm thấy mong muốn biết tin tức của Người, chàng muốn rời khỏi lâu đài về gặp mặt vua cha. Trong một buổi nói chuyện với Pari-Banou chàng đã nói ra ước muốn đó và mong nàng cho phép. Nàng tiên hoảng hốt, sợ đây là một cớ để chàng bỏ rơi nàng, nàng nói với chàng:
- Thiếp đã có gì làm chàng không bằng lòng khiến chàng phải xin phép điều đó? Phải chăng chàng có thể quên đã cho thiếp lòng tin và không yêu thiếp nữa trong lúc thiếp vẫn yêu chàng tha thiết? Chàng phải thấy rõ điều đó qua những thể hiện không ngừng của thiếp đối với chàng.
- Nữ hoàng của ta - Hoàng tử nói - ta biết rất rõ tình yêu của nàng và sẽ không xứng đáng nếu không đáp lại nàng với một tình yêu như thế. Nếu nàng bị xúc phạm về đề nghị của ta thì hãy tha lỗi cho ta, ta sẵn sàng sửa chữa vì nàng. Ta nói ra việc đó không phải để làm nàng mất lòng mà chỉ vì lòng kính trọng vua cha, muốn Người khỏi buồn rầu vì ta vắng mặt lâu ngày, nỗi buồn của Người sẽ càng lớn cho rằng ta không còn sống nữa. Nhưng vì nàng không muốn ta đi làm nhiệm vụ an ủi ấy thì thôi vậy, không có gì ta không làm để làm nàng vừa lòng.
Hoàng tử Ahmed không giấu giếm nỗi nhớ vua cha nhưng chàng cũng yêu nàng hoàn toàn như lời đã nói, nên không nài xin về đề nghị ấy nữa, nàng tiến tỏ ra thoả mãn về việc chàng chiều theo ý mình. Tuy thế hoàng tử không bỏ hẳn ý định của mình, thỉnh thoảng chàng nói chuyện về những đức tính của vua cha, nhất là sự trìu mến đối với riêng chàng, với hy vọng cuối cùng nàng xiêu lòng.
Như hoàng tử Ahmed dự đoán, gĩưa niềm vui về hôn lễ của hoàng tử Ali và công chúa Nourounnihar, nhà vua Ấn Độ vẫn buồn rầu vô cùng về sự ra đi của hai con trai khác. Không bao lâu ngài được tin hoàng tử Houssain đã dứt bỏ đời thường và nơi chàng chọn để ở ẩn. Là một người bố tốt ngài xác định một phần hạnh phúc của mình ở chỗ thấy những đứa con của lòng mình nhất là khi chúng xứng đáng với tình thương của mình, sống gắn bó bên cạnh mình, tuy không thể chối bỏ sự lựa chọn cách sống của các hoàng tử, ngài đành nóng lòng chờ đợi trong lúc chúng vắng mặt. Nhà vua cử các đoàn nhanh chóng đi tìm tin tức của hoàng tử Ahmed, ban chiếu đi tất cả các tỉnh trong vương quốc, ra lệnh cho các quan tổng đốc bắt giữ và buộc chàng về triều nhưng các biện pháp đều không hiệu quả và nỗi phiền muộn đáng lẽ giảm bớt thì càng tăng thêm. Thường ngài hay trao đổi việc ấy với quan tể tướng của ngài.
- Quan tể tướng - Ngài nói - khanh biết Ahmed là người trong các hoàng tử ta luôn yêu thương nhất và ta đã làm mọi cách tìm kiếm mà không có kết quả. Ta đau lòng đến mức suy sụp nếu khanh không thông cảm với ta. Để bảo vệ ta, ta cần khanh giúp đỡ và cho ta những lời khuyên.
Vlên tể tướng gắn bó với nhà vua cũng như tích cực giải quyết những công việc trong nước, suy nghĩ để làm sao an ủi được Người, nhớ đến một bà phù thuỷ có nhiều phép lạ. Ông đề nghị cho triệu bà ta vào hỏi ý kiến. Nhà vua đồng ý, ông cho người đi tìm và đích thân dẫn vào triều.
Vua nói với bà phù thuỷ:
- Từ khi hoàng tử Ali, con ta thành hôn cùng công chúa Nourounnihar, hoàng tử trưởng và hoàng tử Ahmed bỏ đi, ta buồn không nguôi và mọi người đều biết. Với pháp thuật và sự khéo léo vốn có, bà có thể nói với ta hoàng tử ra sao rồi không? Chàng còn sống không? Đang ở đâu? Làm gì? Ta có hy vọng gặp lại chàng không?
Mụ phù thuỷ trả lời để vua hài lòng:
- Thưa bệ hạ, dù khéo léo trong nghề đến mấy thần cũng không thể giải đáp ngay những câu hỏi của bệ hạ được. Nếu Người cho thần thời gian đế ngày mai, thần sẽ xin trả lời.
Vua đồng ý thời hạn trên, để mụ trở về, hứa sẽ khen thưởng xứng đáng nếu giải đáp được lòng mong muốn của ngài.
Mụ phù thuỷ hôm sau trở lại, vị tể tướng lại giới thiệu lần thứ hai với vua. Mụ trình bày:
- Thưa bệ hạ, thần đã nhanh chóng sử dụng mọi thủ thuật trong nghề để vâng theo lệnh Người, thần chỉ biết được một điều là hoàng tử Ahmed chưa chết. Đó là điều chắc chắn, bệ hạ có thể tin như thế. Còn về những điều khác thần vẫn chưa thể phát hiện thêm gì được.
Vua Ãn Độ đành bằng lòng với câu trả lời đó, nhưng ngài vẫn lo lắng chẳng kém trước về số phận hoàng tử con trai mình.
Trở lại với hoàng tử Ahmed, chàng tuy vẫn luôn nói chuyện về vua cha với nàng tiên Pari-Banou nhưng không nêu lên nguyện vọng được gặp lại Người nữa, nỗi nhớ nhưng đó làm nàng hiểu ý muốn của chàng. Vì vậy nàng cảm thấy càng giữ chàng lại càng sợ chàng mếch lòng vì bị từ chối và nhận ra tình yêu của chàng đối với nàng thể hiện rất trung thực. Sau đó xét thấy thật bất công đối với một người con yêu mến cha khi muốn buộc chàng từ bỏ thiên hướng tự nhiên, nàng quyết định thuận tình theo nguyện vọng của chàng. Một hôm nàng bảo:
- Hoàng tử, điều chàng xin phép về thăm vua cha làm thiếp lo ngại đấy chỉ là vì thiếp sợ đó chính là lý do thể hiện chàng không chung thuỷ và muốn bỏ rơi thiếp, thiếp từ chối chỉ vì thế. Hôm nay hoàn toàn tin tưởng vì những việc làm và lời nói của chàng, thiếp có thể yên tâm về tình yêu chung thuỷ và vững chắc của chàng nên thiếp đã đổi ý, đồng ý để chàng về thăm vua cha với một điều kiện, chàng phải thề trước với thiếp sẽ không ở lại lâu và trở lại sớm. Điều kiện đó chắc không làm chàng phiền lòng và cho là thiếp không tin chàng. Thiếp nêu lên điều này vì rất tin tưởng vào sự trung thực trong tình yêu của chàng.
Hoàng tử Ahmed muốn quỳ xuống dưới chân nàng để tỏ lòng cảm kích nhưng nàng tiên ngăn lại. Chàng nói:
- Nữ hoàng của ta, ta biết rõ giá trị của ân huệ nàng ban cho ta nhưng lời nói không thể hiện đủ lòng cám ơn như ta mong muốn. Nàng hãy tin chắc ta nhớ mãi điều đó. Nàng đã đúng khi tin rằng buộc ta thề thất không làm ta phiền lòng. Ta sẵn sàng hứa từ nay ta không thể sống nếu thiếu nàng. Ta sẽ ra đi nhưng mau chóng trở lại, không phải lo sợ vì bội ước mà do lương tâm mách bảo là đã mong ước được sống không xa rời nàng suốt đời và nếu đôi khi được nàng vui vẻ cho xa nàng, ta sẽ tránh phải buồn phiền vì xa cách nhau lâu ngày.
Hoàng hậu Scheherazade kể tiếp câu chuyện Hoàng tử Admed và nàng tiên Pari-Banou sau chuyện Cọn ngựa thần diệu. Bà nói:
- Thưa bệ hạ, một trong những vị tiền bối của bệ hạ trị vì ngôi vua Ấn Độ yên bình trong nhiều năm, về già hài lòng thấy ba hoàng tử con Người xứng đáng học tập đạo đức của Người và một công chúa cháu gái, trang điểm cho triều đình thêm tươi vui. Hoàng tử con trưởng tên là Houssain, người thứ hai Ali, người trẻ nhất Ahmed và cháu gái là Nourounnihar.
Công chúa Nourounnlhar là con gái hoàng thân em vua được chia một phần lãnh thổ thu nhập lớn nhưng mất sau khi cưới vợ mấy năm, để nàng lại từ tấm bé. Nhà vua thấy hoàng thân em mình có tình nghĩa anh em hoàn hảo, rất gắn bó với mình, nên nhận việc giáo dục con gái em, đưa nàng về cung để nuôi dạy cùng ba hoàng tử. Sắc đẹp đặc biệt cùng thân hình hoàn hảo, công chúa cũng rất thông minh và đoan trang không chê trách được làm nàng nổi lên so với các công chúa cùng thời.
Nhà vua, bác công chúa, đã định khi nàng đến tuổi, sẽ kết thân với một hoàng tử ở những nước xóm giềng, gả cho làm vợ; Người suy nghĩ về việc đó rất nghiêm túc vậy mà bỗng nhiên nhận ra ba hoàng tử con mình đều yêu công chúa say đắm. Người rất đau lòng không chỉ niềm say mê ấy cản trở sự kết thân được dự tính mà còn vì khó khăn làm hai người em sẽ không chấp nhận nhường cho anh cả như ông tiên đoán. Người nói chuyện với riêng từng hoàng tử, chỉ rõ một công chúa không thể là vợ của cả ba, sẽ gây rối loạn nếu họ vẫn cương quyết say mê công chúa, Nhà vua cố gắng thuyết phục, tuyên bố công chúa chỉ dành cho một trong ba người hoặc sẽ gả cho một hoàng tử nước khác, Người để các con suy nghĩ lựa chọn. Nhưng thấy các hoàng tử vẫn khăng khăng theo ý họ, Người cho gọi cả ba người đến trước mặt và bảo:
- Các con ta, vì lợi ích và sự thanh thản của các con, ta không thuyết phục các con bỏ nguyện vọng cưới cháu ta và là em họ các con, nhưng ta không muốn dùng quyền lực cho phép một trong ba con, ta nghĩ đã tìm được một cách làm các con hài lòng và giữ được tình đoàn kết với nhau vậy các con hãy lắng nghe và thực hiện theo điều ta nói. Các con hãy đi du lịch riêng rẽ, đến những đất nước khác nhau để không thể gặp nhau. Các con biết ta tò mò thích những vật hiếm và đặc biệt, ta hứa sẽ cưới công chúa cho người nào trong các con mang về cho ta vật khác thường nhất và đặc biệt nhất. Như vậy do tình cờ các con xét xem vật gì đặc biệt đứa về so sánh với nhau, ai hơn sẽ được ưu tiên một cách xứng đáng. Về chi tiêu dọc đường và tìm mua vật hiếm, ta cho các con một số tiền ngang nhau phù hợp với nguồn gốc sinh trưởng tuy nhiên các con không được dùng tiền đó phung phí vào người hầu và hành trang vì như vậy các con sẽ tự làm lộ ra mình là ai, làm mất tự do, các con cần phải làm như vậy, không chỉ để hoàn thành mục đích chuyến đi mà còn để quan sát những điều đáng chú ý, cuối cùng thu được lợi ích lớn nhất về chuyến đi .
Ba hoàng tử vẫn luôn luôn vâng lệnh phụ hoàng và mỗi người đều nghĩ mình sẽ gặp may và có điều kiện chiếm lấy công chúa Nourounnihar, họ tỏ ra sẵn sàng thực hiện theo ý vua cha. Không chần chừ, nhà vua cho đếm số tiền Người đã hứa và ngay hôm ấy các hoàng tử cho lệnh chuẩn bị hành trang, thậm chí chào từ biệt phụ hoàng để sáng hôm sau đi sớm. Họ đi ra cùng một cổng thành, ngựa và hành trang chu đáo, ăn mặc giả thương nhân mỗi người mang theo một võ quan hầu cận cải trang thành nô lệ, đến một địa điểm con đường phân làm ba mỗi hoàng tử đi theo một đường riêng. Buổi tối lúc ăn họ quyết định sẽ đi một năm, hẹn gặp nhau ở chỗ chia tay, người đến trước chờ người đến thứ hai, hai người phải chờ người thứ ba để khi đi cùng chào phụ hoàng thì khi về cũng đến trình diện Người một lúc. Ngày hôm sau vừa bình minh họ ôm nhau hôn, chúc nhau may mắn trên đường đi rồi lên ngựa mỗi người theo một con đường để khỏi trùng lặp trong việc lùa chọn.
Hoàng tử Houssain, người anh cả nghe nói về sự lớn mạnh giàu có và vẻ đẹp của vương quốc Bisnagar, đi theo con đường ven bờ biển Ấn Độ, sau khoảng ba tháng hành trình cùng những đoàn lữ hành khác nhau, khi qua những hoang mạc đồi núi cằn cỗi, lúc đến những vùng đông dân, văn minh màu mỡ nhất trên thế giới, chàng đến Bisnagar, thành phố mang tên vương quốc và là kinh thành, chỗ ở của các nhà vua. Chàng thuê phòng trong nhà trọ dành cho các thương gia nước ngoài và được biết có bốn khu chính ở đó thương gia mở hiệu đủ các loại hàng hoá. Hoàng cung ở giữa thành phố, chiếm một vùng đất rất rộng có ba lớp tường bao và hai vùng đất thông nhau về các mặt từ cổng này đến cổng khác. Ngày hôm sau chàng đến một trong những khu chính đó.
Hoàng tử Houssain không thể không ngỡ ngàng; khu vực thật rộng, nhiều con đường cắt ngang dọc tất cả có vòm che nhưng sáng sủa. Các cửa hiệu lớn như nhau, bố trí cân đối, mỗi con đường lại kinh doanh một loại hàng hoá hoặc một loại công nghệ phẩm khác nhau.
Rất, nhiều cửa hàng đầy vải vóc mịn nhất ,của các vùng ở Ấn độ, vải màu rực rỡ có hình như thật về người, phong cảnh, cây, hoa, lụa và gấm như ở Ba Tư, Trung Quốc và những nước khác, đồ sành sứ của Nhật Bản và Trung Quốc thảm trải khổ rộng các cỡ... làm hoàng tử rất ngạc nhiên không biết có nên tin vào mắt mình không. Nhưng đến cửa hàng thợ kim hoàn và vật trang sức (hai nghề này cùng một loại thương gia kinh doanh), chàng loá mắt trước số lượng thần kỳ về phẩm vật vàng, bạc, về màu sắc rực sáng của ngọc, kim cương, hồng ngọc, ngọc bích, xa-phia xen lẫn nhau bày ra bán. Nếu ngạc nhiên về bao nhiêu của cải tập trung vào một chỗ, chàng không kém sửng sốt về tài sản của toàn vương quốc, kể cả những nơi xa xôi, không chỗ nào không có những người dân Ấn Độ cả nam lẫn nữ không mang vòng cổ, vòng tay và những trang sức ở chân; ngọc hoặc đá quý có vẻ càng ánh lên vì da họ đen, một màu đen càng làm nổi bật màu sáng chói.
Một nét đặc biệt khác làm hoàng tử thán phục là rất nhiều những người bán hoa hồng thành đám đông trên đường phố. Chàng hiểu ra những người Ấn Độ phải rất thích loại hoa này vì ai cũng cầm một bó hoa hồng trên tay hoặc hoa trong cửa hàng nên khu phố rộng đến mức nào thì hương hoa cũng lan toả khắp nơi.
Hoàng tử Houssain đi qua nhiều đường phố, tâm trí đầy của cải đã thấy, chàng cảm thấy cần phải nghỉ ngơi. Hoàng tử liền ngỏ lời với một thương gia ông này lịch sự mời chàng vào ngồi trong quán, ngồi không lâu chàng thấy một người vắt một tấm thảm khoảng sáu bộ vuông trên tay rao bán, đấu giá với ba mươi đồng tiền vàng. Chàng gọi lại xem tấm thảm, thấy giá quá đáng không chỉ vì tấm thảm nhỏ mà còn vì chất lượng. Quan sát kỹ tấm thảm, chàng hỏi người bán không hiểu vì sao một tấm thảm nhỏ và không đẹp mà giá cao đến thế.
Người rao bán nghĩ hoàng tử Houssain là một thương gia nên giải đáp ngay:
- Ông chủ, nếu ông cho giá đó quá cao, ông sẽ ngạc nhiên hơn nhiều khi ông biết tôi được lệnh đưa lên tới bốn mươi đồng tiền bằng vàng và chỉ giao cho người trả đủ số.
- Nếu vậy - Hoàng tử lại nói - nó có điểm nào quý giá mà tôi chưa biết?
- Đúng đấy thưa ông, và ông phải chấp nhận nếu biết khi ông ngồi lên đấy, tám thảm sẽ đưa ông bay tới chỗ ông muốn và ngay lập tức không gặp một trở ngại nào.
Hoàng tử nghe nói thế, thấy mục đích hành trình của mình là mang về cho vua cha vật hiếm hoi đặc biệt nào đó, nghĩ rằng không có gì làm vua hài lòng hơn vật này. Chàng nói với người bán:
- Nếu tấm thảm có tính chất quý như ông nói, không những tôi không cho là đắt mà tôi sẽ thu xếp để mua của ông giá đó cộng thêm một quà tặng hẳn ông bằng lòng.
- Thưa ông chủ, tôi nói thật đấy và ông dễ dàng xác nhận khi mua với giá bốn mươi đồng tiền bằng vàng với điều kiện tôi bay thử cho ông xem. Tôi sẽ theo ông đến chỗ trọ, chúng ta vào sân sau, tôi trải tấm thảm, ông và tôi ngồi lên, ông đưa ra ý muốn lên phòng của ông trong quán trọ, nếu chúng ta không được mang ngay tới đó thì ông không phải mua bán gì nữa cả. Về quà tặng, tôi xin nhận và cảm ơn ông còn tiền công thì đã có người buôn thảm trả.
Tin vào người rao hàng, hoàng tử chấp nhận mua với điều kiện ấy, cùng nhau ra phía sau quán trọ sau khi xin phép chủ nhà. Người rao trải tấm thảm, cả hai ngồi lên trên và ngay lúc hoàng tử nói ý muốn vào phòng mình trong quán, chàng có mặt ngay trong đó với người rao. Chắc chắn về tính chất quý của tấm thảm, chàng đếm cho ông ta bốn mươi đồng tiền vàng và tặng thêm hai mươi đồng tiền cho người rao.
Hoàng tử Houssain có chiếc thảm, chàng vô cùng vui mừng vừa đến Bisnagar đã kiếm được ngay một vật hiếm hoi, chắc chắn sẽ chiếm được công chúa Nourounnihar. Thực vậy chàng tin rằng hai người em không thể tìm được một vật gì sánh được tấm thảm chàng may mắn gặp được.
Không cần ở lại Bisnagar lâu hơn, chàng có thể ngồi lên tấm thảm ngay hôm ấy đến chỗ hẹn với họ nhưng chàng buộc phải chờ. Muốn biết thêm về nhà vua, triều đình xứ Bisnagar và tìm hiểu lực lượng, luật pháp, phong tục, tôn giáo cùng tình hình toàn vương quốc, chàng ở lại mấy tháng để thoả tính tò mò.
Thông lệ của vua Bisnagar là mỗi tuần một lần cho các thương gia nước ngoài tiếp kiến. Với danh nghĩa đó Houssain đã gặp ông nhiều lần. Hoàng tử này vốn tuấn tú, vô cùng thông minh và hiểu biết lễ nghi, nổi hẳn lên giữa những thương gia đến tiếp kiến vua. Chính nhà vua thích trao đổi với chàng hơn những thương gia khác để hỏi thăm sức khoẻ nhà vua Ấn Độ và ca tụng về sự hùng cường, giàu có của triều đình vương quốc ông.
Những ngày khác hoàng tử đi tham quan những nơi đáng chú ý trong kinh thành và các vùng xung quanh. Trong số cảnh vật đáng khâm phục, chàng thấy một ngôi đền thờ thần, kiến trúc thật đặc biệt ở chỗ tất cả bằng đồng đen: mặt bằng khoảng năm mét vuông, cao bảy mét rưới và đẹp nhất là một tượng thần bằng vàng khối cao bằng một người, đôi mắt bằng hồng ngọc bố trí nghệ thuật đến mức quay nhìn chiều nào cũng thấy. Chàng thấy một điều khác không kém phần được thán phục: giữa một ngôi làng có một bãi đất bằng khoảng mười mẫu trung tâm là khu vườn đầy hồng và các loài hoa nhìn rất đẹp, có cột bức tường thấp bao quanh ngăn súc vật lại gần. Ở giũa vườn là một khu vực cao bằng đầu người gắn kết bằng những viên đá nối với nhau tinh vi như chỉ là một tảng đá. Ngôi đền mái vòm xây trên khu vực kết bằng đá đó, cao hai mươi lăm mét cách nhiều dặm quanh đấy vẫn trông thấy. Chiều dài ngôi đền mười lăm, rộng mười mét, tất cả bằng đá hoa cương màu đỏ phẳng lì. Vòm trần trang trí ba hàng phong cảnh, có chạm nổi hình các nữ thần, từ trên cao xuống dưới không chỗ nào để trống.
Sáng và chiều người ta làm lễ, cúng bái trong đền kèm theo những trò chơi, những hoà tấu nhạc cụ, nhảy múa, hát và yến tiệc. Những người lo việc trong đền, nhân dân ở đó sống vào phẩm vật những người hành hương đông đảo mang tới từ những nơi xa xôi nhất để cầu nguyện.
Hoàng tử Houssaln còn được tham dự buổi lễ long trọng hàng năm ở triều đình Bisnagar đủ mặt các quan chức địa phương, các tướng lĩnh những tổng trấn, những người Bà-la-môn, nổi tiếng nhất, có những nơi xa xôi ít nhất phải bốn tháng đi đường. Cuộc tập hợp vô vàn người Ấn Độ trên một bãi bằng rất rộng là một quang cảnh thật ngoạn mục. Giữa bãi bằng có một quảng trường rất dài và rộng, một mặt ngăn bởi một toà nhà rất đẹp dưới dạng lâu đài chín tầng dựa trên bốn mươi chiếc cột, dành cho vua, triều đình và những người nước ngoài được vinh dự tiếp kiến vua mỗi tuần một lần, phía trong trang trí và trang bị tuyệt vời, bên ngoài vẽ những cảnh vật đủ các loài vật, chim, côn trùng cả những loại ruồi muỗi, tất cả theo tự nhiên. Ba mặt khác là những lâu đài ít nhất bốn, năm tầng cũng tô vẽ như nhau. Những lâu đài này có nét đặc biệt là người ta có thể xoay chuyển, thay đổi mặt và cảnh vẽ từng giờ.
Xung quanh quảng trường, cách đều nhau sắp xếp hàng nghìn con voi trang phục lộng lẫy mỗi con mang trên lưng một lầu vuông bằng gỗ tấm vàng và những nhạc công và các người làm trò trong mỗi lầu. Vòi vọi, tai và phần thân sơn màu đỏ thẫm và các màu thể hiện những hình thù kỳ lạ.
Trong toàn cảnh đó, hoàng tử Houssain ca ngợi hơn cả kỹ nghệ, sự khéo léo và thiên tài sáng tạo của những người Ấn Độ là được thấy một con voi to khoẻ nhất đứng chụm bốn chân trên một chiếc cọc lớn cắm sâu vào đất, cách mặt đất khoảng hai bộ, múa vòi trên không theo nhịp nhạc cụ. Chàng cũng khâm phục không kém một con voi khác cũng to khoẻ thế đứng một đầu thanh ngang bắc trên cọc cao mười bộ, đầu kia buộc một tảng đá cực kỳ lớn dùng làm đối trọng, lúc lên cao lúc xuống thấp làm các động tác thân và vòi theo nhịp điệu các nhạc cụ như con voi kia trước mặt vua và triều đình. Những người Ấn Độ buộc chặt tảng đá đối trọng, dùng sức người kéo đầu kia xuống sát đất, nâng bổng được con voi lên.
Hoàng tử Houssain có thể ở lại lâu hơn ở vương quốc Bisnagar, vô vàn những điều kỳ lạ khác có thể hấp dẫn chàng cho đến ngày cuối năm; nhưng đã đến ngày ước định các anh em gặp nhau; vả lại chàng cũng đã thoả mãn về những điều trông thấy, chàng lại luôn luôn nghĩ đến đối tượng mình yêu, từ khi mua được vật hiếm, sắc đẹp, sự duyên dáng của công chúa ngày càng in đậm trong niềm say mê của chàng, chàng cảm thấy yên tâm, hạnh phúc hơn khi sắp được về đến gần nàng. Sau khi chi phí thoải mái cho người giữ phòng thuê trọ, hẹn giờ đến lấy chìa khoá để ở cửa mà không nói sẽ đi bằng cách nào, chàng vào phòng đóng cửa lại để chìa khoá ở đấy. Chàng trải tấm thảm, ngồi lên cùng viên võ quan hầu cận, vừa tĩnh tâm ước được mang đến chỗ hẹn với các em thì đã thấy đến nơi rồi. Chàng dừng lại đấy, cho người ta biết mình là một thương gia và chờ các em. Hoàng tử Ali, em kế tiếp Houssain, dự định đi Ba Tư phù hợp với ý vua Ấn Độ, lên đường cùng một đoàn lữ hành vào ngày thứ ba đã chia tay với anh em. Sau bốn tháng chàng đến thành phố Schiraz lúc đó là kinh thành Ba Tư. Dọc đường kết bạn với một số thương gia nhân danh là người buôn kim hoàn, chàng cùng thuê phòng ở trong một nhà trọ với họ.
Ngày hôm sau trong lúc các thường gia mở hàng hoá, hoàng tử Ali đến đây theo ý thích và chỉ quan tâm đến những vật cần thiết, sau khi thay đổi quần áo, chàng cho dẫn đến các khu phố bán đá quý, những vật vàng, bạc, gấm, lụa, vải đẹp và những vật khác hiếm hoi và quý nhất. Nơi này lộng lẫy và xây dựng chắc chắn, có mái vòm do những cột to đỡ, xung quanh là các cửa hàng bố trí dọc theo tường cả trong lẫn ngoài, rất nổi tiếng ở Schiraz. Trước hết hoàng tử đi dọc ngang khắp chỗ ấy, nhận thấy sự giàu có trong số lượng khổng lồ những hàng hoá quý bày bán. Trong số những người rao hàng đi lại mang theo hàng hoá, chàng ngạc nhiên thấy một người cầm trong tay một chiếc ống bằng ngà voi dài khoảng một bộ, to hơn ngón tay cái một ít rao với giá ba mươl đồng tiền vàng. Lúc đầu chàng tưởng người kia mất trí. Để rõ ràng hơn, chàng lại gần một cửa hàng hỏi người bán: ''Thưa ông chủ, ông cho biết người rao hàng kia có mất trí không mà đòi chiếc ống ngà vơi những ba mươi đồng tiền bằng vàng?
- Thưa ông - Người kia trả lời nếu ông ta không bị mất trí vào hôm qua thì tôi có thể khẳng định với ông đấy là người thông minh nhất trong số những người rao hàng và được người ta tin tưởng nhất khi cho giao bán những đồ vật quý. Còn chiếc ống rao bán ba mươi đồng tiền bằng vàng thì đáng giá đấy, thậm chí còn hơn. Ông ta sẽ đi trở lại qua đây chúng ta gọi vào và tự ông hỏi xem. Mời ông ngồi nghỉ đã.
Hoàng tử Ali không từ chối lời mời tử tế của ông chủ cửa hàng, ngồi một lúc thì người rao hàng trở lại. Nghe gọi tên, ông ta vào, ông chủ cửa hàng chỉ vào Ali nói:
- Ông trả lời cho ông này xem có điên không mà rao bán những ba mươi đồng tiền bằng vàng một chiếc ống có vẻ ít tác dụng như vậy. Tôi cũng ngạc nhiên đấy nếu không biết ông vốn là người thông minh.
Người rao hàng nói với hoàng tử:
- Thưa ông chủ, không phải chỉ riểng ông cho tôi là điên vì chiếc ống này. Tôi hy vọng ông sẽ không, nghĩ thế như những người khác khi tôi nói rõ tính chất đặc biệt của nó. Trước hết ông chả ý ở mỗi đầu ống có miếng kính, khi nhìn vào một trong hai đầu đó, bất cứ ông muốn trông thấy gì ông sẽ trông thấy ngay.
- Tôi sẵn sàng xin lỗi vì đã đụng chạm tới danh dự của ông nếu ông cho tôi thấy thực tế như ông nói – Hoàng tử nói.
Cầm chiếc ống trong tay quan sát hai miếng kính, chàng bảo:
- Ông chỉ cho tôi phải nhìn vào đâu xem nào.
Người rao hàng chỉ. Hoàng tử nhìn vào, mong nhìn được vua cha, chàng thấy nhà vua ngay, Người rất mạnh khoẻ, ngồi trên ngai vàng giữa các triều thần. Sau vua cha không ai thân yêu trên đời bằng công chúa Nourounnihar, chàng mong được thấy nàng, chàng liền nhìn thấy nàng đang ngồi trang điểm có thị nữ vây quanh vui vẻ cười đùa.
Hoàng tử Ali không cẩn chứng minh gì khác để khẳng định chiếc ống này là vật quý nhất chàng có được không riêng trong thành phố Schiraz mà cả toàn cầu. Chàng nghĩ nếu không mua thì không bao giờ mua được một vật hiếm như vậy đem về dù ở Shiraz hay chỗ nào khác đến mười năm. Chàng nói với người rao hàng:
- Tôi xin rút lui ý kiến không đúng đã tưởng ông mất trí. Tôi nghĩ ông sẽ rất hài lòng việc tôi bù đắp lại là mua chiếc ống của ông. Tôi không muốn một người khác sở hữu nó, ông nói đúng giá để khỏi phải rao hàng nữa và đi lại mệt nhọc. Ông đến chỗ tôi, tôi sẽ trả đủ tiền cho ông.
Người rao hàng khẳng định và thề thốt được lệnh bán cho được bốn mươi đồng tiền bằng vàng. Hoàng tử dẫn ông ta về chỗ trọ đếm đủ số tiền vàng và như vậy, sở hữu chiếc ống bằng ngà voi.
Được chiếc vật hiếm này, hoàng tử vô cùng vui sướng chắc chắn các anh, em chàng không gặp được vật hiếm hoi đáng khâm phục như vậy và công chúa Nourounnihar sẽ là phần thưởng cho cuộc hành trình vất vả của chàng. Chàng chỉ còn nghĩ đến việc tham quan triều đình Ba Tư, xem những gì lạ ở Schiraz và quanh vùng, rồi chờ đoàn lữ hành cùng đi trở về Ãn Độ. Thoả mãn tính tò mò rồi thì đoàn lữ hành chuẩn bị lên đường, chàng gia nhập hành trình.
Không một trở ngại làm gián đoạn chuyến đi ngoài việc phải đi nhiều ngày và mệt mỏi dọc đường, hoàng tử Ali may mắn đến chỗ hẹn đã có hoàng tử Houssain. Họ ở lại cùng nhau chờ hoàng tử Ahmed.
Hoàng tử Ahmed theo con đường đi Samarcande, ngày hôm sau khi đến nơi, cũng như hai hoàng tử anh, chàng ra vùng trung tâm đô thị. Một người rao hạng đến trước mặt chàng, tay cầm một quả táo nhân tạo, rao giá ba mươi lăm đồng tiền bằng vàng. Chàng ngăn người ấy dừng lại và nói:
- Ông cho tôi xem quả táo và cho biết rõ tính năng đặc biệt nào của nó mà hô giá cao đến thế.
Đưa cho chàng để quan sát kỹ, người rao hàng bảo:
- Thưa ông chủ, nhìn bề ngoài quả táo này không đáng giá mấy, nhưng nếu người ta nhìn vào tính năng và việc sử dụng rất tốt làm lợi cho người, thì có thể nói nó vô giá, chắc chắn người có nó là người sở hữu cả một kho báu. Thực vậy bất cứ căn bệnh nào, dù bị bệnh chờ chết như sốt kéo dài, sốt xuất huyết, viêm màng phổi, dịch hạch hoặc các loại bệnh như thế, kể cả đang hấp hối, sử dụng nó đều chữa khỏi, phục hồi ngay được sức khoẻ như chưa bao giờ đau yếu. Làm việc đó cũng dễ nhất trần đời vì chỉ đơn giản xoa nó vào người.
- Nếu như lời ông nói thì quả táo có một đặc tính tuyệt vời và có thể nói vô giá nhưng một người trung thực như tôi muốn mua, làm sao xác nhận được không có gì giả dối và ông không ca tụng thái quá?
- Thưa ông, việc đó được toàn thành phố, Samarcande biết rõ và xác nhận. Không cần đi xa, ông cứ hỏi tất cả những người buôn bán ở đây trong đó một số người hôm nay sẽ không còn sống nữa nếu không dùng phương thuốc chữa bệnh rất công hiệu này. Để ông hiểu rõ thêm xin nói đó là kết quả nghiên cứu lâu dài của một học gia nổi tiếng ở thành phố này dành suốt đời tìm hiểu đặc tính quý của cây cối và khoáng chất, đã tổng hợp tạo ra quả táo này, dùng nó chữa bệnh thật kỳ lạ trong thành phố làm người ta không quên ông được. Cái chết đột ngột làm ông không có thì giờ sử dụng phương thuốc đặc biệt này, mới đây ông lìa trần và bà vợ goá nhà đông con còn nhỏ tuổi phải bán nó đi để gia đình sống thong dong hơn.
Trong lúc người rao hàng kể lại với hoàng tử Ali những đặc tính quý của quả táo kỳ diệu, nhiều người đứng lại vây quanh họ, phần đông xác nhận đúng như lời người kia nói. Một trong số ấy bảo ông có một người bạn đang bị bệnh nghiêm trọng chỉ chờ chết, là một dịp thử nghiệm hiệu quả hoàng tử Ahmed nói với người rao hàng nếu chữa lành người bệnh ấy thì chàng sẽ mua với giá bốn mươi đồng tiền bằng vàng.
Người rao hàng được lệnh bán với giá ấy nói với chàng:
- Thưa ông, chúng ta đi thử nghiệm xem và quả táo sẽ thuộc về ông. Tôi tin chắc như vậy vì lần nào chữa bệnh nó cũng đưa lại cuộc sống cho những người chuẩn bị vào cửa tử thần.
Cuộc thử nghiệm thành công, hoàng tử đem đủ bốn mươi đồng tiền bằng vàng, người rao hàng đưa cho chàng quả táo nhấn tạo và chàng kiên trì chờ ngày ra đi của đoàn lữ hành thứ nhất để trở về Ấn Độ. Chàng dùng thời gian ấy đi xem Samarcande và những vùng xung quanh, chủ yếu là lưu vực sông Sogde mà những người A-rập xem là một trong bốn thiên đường của vũ trụ về vẻ đẹp đồng ruộng và những khu vườn quanh các lâu đài dồi dào đủ loại hoa quả và những thú vui ở đây vào mùa nắng đẹp.
Hoàng tử Ahmed không bỏ lỡ dịp đoàn lữ hành đầu tiên lên đường đi Ấn Độ, chàng cùng đi và mặc dù những khó khăn không tránh được trong một hành trình lâu dài, chàng vẫn khoẻ mạnh về đến chỗ hẹn nơi hoàng tử Houssain và Ali đang chờ đợi.
Hoàng tử Ali đến trước Ahmed một thời gian, hỏi hoàng tử Houssain, người tới nơi hẹn đầu tiên, đến được bao lâu rồi. Được biết hoàng tử anh đến đã ba tháng, chàng nói:
- Như thế hẳn anh không đi xa được.
- Bây giờ anh không nói với em chỗ anh đã đến - Hoàng tử Houssain lại nói - nhưng anh có thể khẳng định phải đi hơn ba tháng mới tới nơi.
- Nếu vậy anh ở lại đấy rất ít.
Em lầm rồi; anh ở lại chỗ ấy từ bốn đến năm tháng, ở lại lâu hơn là do anh thôi.
- Ít ra thì anh cũng không từ đó bay về. Em không hiểu làm sao anh về đến đây đã ba tháng như anh nói.
- Anh sẽ nói rõ sự thật, sẽ giải thích điều bí mật ấy khi Ahmed, hoàng tử em chúng ta, trở về, đồng thời sẽ tuyên bố vật quý hiếm anh đưa về. Đối với em, anh không biết em đưa vật gì về, chắc chẳng được bao nhiêu, anh thấy hành lý của em không tăng thêm.
- Còn anh - Hoàng tử Ali đáp lại - ngoài việc dự trữ tấm thảm chẳng đẹp đẽ gì chắc anh phải mua mà ghế xô- pha của anh cũng đã có, hình như em có thể nhạo lại anh đấy. Nhưng anh đang muốn giấu vật quý hiếm mang về, anh cũng cho em giữ bí mật về vật em đã mua.
- Anh cho là vật anh mang về hơn hẳn mọi vật khác dù đến thế nào chăng nữa, anh không khó gì để cho em xem làm em phải đồng ý vật anh mang về như anh ước tính. Nhưng chúng ta chờ hoàng tử Ahmed đến đã rồi có thể cho nhau biết, trân trọng và tuân theo thủ tục quy định về vận may của nhau.
Hoàng tử Ali không muốn đi sâu tranh cãi với hoàng tử anh cho rằng vật anh mang về quý hiếm hơn. Chàng thầm nghĩ nếu chàng đưa ra chiếc ống ngà voi, hẳn nó không hơn được thì ít nhất cũng không thua kém vật của anh và đồng ý sẽ đưa ra vật lạ của mình ra khi hoàng tử Ahmed trở về.
Khi Ahmed về gặp hai anh, sau khi đã ôm hôn nhau trìu mến và chúc mừng hạnh phúc gặp lại nhau ở chỗ đã chia tay ra đi, hoàng tử Houssain với danh nghĩa anh cả, lên tiếng nói:
- Các em, sau này chúng ta sẽ kể chuyện về những nét đặc biệt của hành trình, hãy nói về điều quan trọng nhất cần biết đã. Anh nghĩ các em đều nhớ đến mục đích chuyến đi của chúng ta, đừng giấu giếm nhau vật lạ chúng ta mang về và trước khi đưa ra chúng ta phải thật công bằng xét xem phụ hoàng sẽ cho ý kiến ai thắng cuộc.
- Để làm gương - Anh nói với các em - vật quý hiếm anh mang về từ vương quốc Bisnagar là tấm thảm anh đang ngồi, nó bình thường, bề ngoài không có gì hấp dẫn như các em thấy nhưng khi anh nói về tính chất của nó, các em sẽ khâm phục như chưa bao giờ được nghe nói và sẽ phải xác nhận rất quý. Thực vậy, nếu ngồi lên đấy như chúng ta đang ngồi và ước muốn được mang tới một chỗ nào đấy dù xa mấy, người ta sẽ đến ngay chỗ ấy hầu như lập tức. Anh đã thử nghiệm trước khi không tiếc đếm đủ số tiền bốn mươi đồng tiền bằng vàng và khi đã hoàn toàn thoả mãn tính tò mò về triều đình Bisagar, muốn trở về anh không dùng xe cộ nào khác ngoài tấm thảm kỳ diệu này. Nó đã đưa anh và người hầu cùng bay, người hầu có thể cho các em biết anh mất bao nhiêu thời gian để đến đấy. Anh sẽ thử nghiệm để các em xem khi thích hợp. Còn bây giờ anh chờ xem các em cho biết đã đem vật gì về, có thể so sánh với tấm thảm của anh được không.
Hoàng tử Houssain kết thúc lời ca ngợi tấm thảm ở đấy, hoàng tử Ali tiếp lời anh:
-Thưa anh, phải thú nhận tấm thảm của anh là một trong những vật tuyệt vời nhất nếu nó có đặc tính như anh vừa nói không ai nghi ngờ gì. Nhưng cũng phải công nhận có những vật khác em không nói hơn nhưng ít nhất cũng tuyệt vời như thế ở dạng khác, Để anh đồng ý, em đưa anh xem chiếc ống bằng ngà voi này, nhìn không đáng chú ý như tấm thảm của anh. Em cũng mua với giá như anh mua nhưng cũng không kém bằng lòng về nó như anh thích tấm thảm. Công minh như anh, hẳn phải công nhận em đã không nhầm khi có thể biết bất cứ vật nào muốn thấy. Em không muốn anh chỉ tin vào lời nói, đây là chiếc ống, anh thử xem sao.
Hoàng tử Houssain cầm chiếc ống, đưa lên mắt nhìn vào một đầu theo cách em chỉ, ý muốn được thấy công chúa Nourounnihar và biết sức khoẻ của nàng thế nào. Hoàng tử Ali và Ahmed nhìn vào anh, rất ngạc nhiên thấy nét mặt anh thay đổi rất lạ, sau đó có vẻ buồn. Hoàng tử Houssain không để các em hỏi, bảo ngay:
Các hoàng tử, hai em và anh đi xa vất vả để mong được thưởng cho mình công chúa Nourounnihar thật vô ích. Chỉ một lúc nữa thôi nàng không còn sống nữa. Anh vừa thấy nàng nằm trên giường xung quanh là các thị nữ, thái giám khóc lóc, xem ra chỉ chờ giờ chết của nàng. Đây, các em tự nhìn xem cảnh thương tâm ấy và cùng khóc với anh đi.
Hoàng tử Ali cầm chiếc ống ở tay hoàng tử Houssain nhìn xem, rất buồn đưa lại cho hoàng tử Ahmed cùng thấy quang cảnh thật bi thảm và làm họ quan tâm nhiều.
Khi hoàng tử Ahmed cầm chiếc ống từ tay hoàng tử Ali, nhìn thấy công chúa Nourounnihar chẳng còn sống được bao lâu nữa, chàng nói với hai anh:
- Các anh ạ, công chúa là người chúng ta đều mong muốn đang ở trong tình trạng hấp hối rồi nhưng em thấy chúng ta còn cơ may cứu được nàng nếu tranh thủ được thời gian.
Chàng rút trong túi ra quả táo kỳ diệu, đưa cho hai anh xem và nói:
- Quả táo này đắt không kém tấm thảm và chiếc ống bằng ngà các anh mua đưa về. Có dịp để các anh thấy đặc tính tuyệt vời của nó làm em không tiếc đã mua với giá bốn mươi đồng tiền bằng vàng. Người bệnh ngửi nó, dù đang hấp hối cũng phục hồi sức khoẻ ngay lập tức, em đã thử nghiệm rồi. Chúng ta phải mau chóng đến cứu công chúa và các anh sẽ thấy ngay tác dụng.
Hoàng tử Houssaln nói:
- Nếu thế, chúng ta sẽ đến ngay phòng của công chúa bằng cách ngồi lên tấm thảm của anh. Các em lại ngay đây, ngồi vào như anh, khá rộng đủ chỗ cho cả ba người. Trước hết hãy ra lệnh cho người hầu cùng lên đường ngay và đến tìm chúng ta ở hoàng cung.
Ra lệnh cho tuỳ tùng xong hoàng tử Ali và Ahmed ngồi vào tấm thảm, cùng hoàng tử Houssain, cả ba cùng ước muốn được mang đến phòng công chúa Nourounnihar. Họ tới nơi rất nhanh, hầu như chưa rời khỏi chỗ vừa ra đi.
Ba hoàng tử có mặt thật bất ngờ làm các thị nữ, thái giám sợ hãi, không hiểu phép lạ nào đưa ba người đàn ông tới đây. Lúc đấy chưa nhận ra, các thái giám chuẩn bị tấn công họ như những người đã vào tới phòng cấm nhưng rồi tự thấy sai lầm vì sau đó đã biết họ là ai.
Hoàng tử Ahmed vừa vào đến phòng công chúa. Nourounnihar, thấy nàng hấp hối bèn ra khỏi tấm thảm lại gần gíường đưa quả táo thần diệu lại sát mũi công chúa trong lúc hai hoàng tử kia cũng tới sát giường. Một lúc sau công chúa mở mắt, ngoảnh đầu nhìn những người bao quanh nàng, ngồi dậy đòi mặc quần áo ngoài thoải mái, tỉnh táo như vừa qua một giấc ngủ dài. Các thị nữ vui mừng bảo với nàng nhờ ba hoàng tử anh họ nàng đặc biệt là nhờ hoàng tử Ahmed đã cứu nàng nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Thể hiện niềm vui được gặp lại họ, công chúa cám ơn cả ba chàng, nhất là hoàng tử Ahmed. Thấy nàng bảo thị nữ lấy quần áo, các hoàng tử nói rất sung sướng được đến kịp để mỗi người góp một phần cứu nàng khỏi cơn hiểm nguy, được gặp nàng và mong nàng sống lâu rồi họ rút lui.
Trong lúc công chúa thay quần áo, ba hoàng tử ra khỏi phòng nàng đến quỳ trước phụ hoàng chúc thọ. Họ nhận thấy vua cha đã được trưởng thái giám bẩm báo họ đã về và công chúa mà các thầy thuốc chịu bó tay, đã được họ chữa khỏi một cách thần diệu. Sau những lời chúc mừng trong những trường hợp như vậy, mỗi hoàng tử trình với vua cha vật quý hiếm mình mang về: hoàng tử Houssain, tấm thảm chàng đã lấy lại từ buồng công chúa, hoàng tử Ali chiếc ống ngà voi và hoàng tử Ahmeđ quả táo kỳ diệu. Ca tụng đặc tính quý hiếm rồi, họ nộp lại cho vua cha, khẩn cầu Người công bố vật nào hơn và như vậy theo như lời hứa, Người cho ai lấy công chúa Nourounnihar làm vợ.
Nhà vua Ấn Độ đôn hậu lắng nghe những gì các hoàng tử nói về lợi thế của vật mình mang về không ngắt lời họ và biết rõ việc chữa khỏi bệnh cho công chúa, ngồi im lặng một lúc như suy nghĩ để trả lời. Sau đó ông ngắt lời các con và khôn khéo nói:
Các con ta, ta vui lòng tuyên bố điều đó nếu ta xét được thật đúng đắn nhưng các con xem ta có thể phán quyết như thế không. Con, hoàng tử Ahmed, đúng là công chúa khỏi bệnh nhờ quả táo nhân tạo của con nhưng ta hỏi con có điều kiện làm việc ấy không nếu trước đó không có chiếc ống ngà voi của Ali cho biết mối nguy hiểm đang đe doạ công chúa và tấm thảm của Houssain không nhanh chóng đưa con về kịp cứu chữa? Con hoàng tử Ali, chiếc ống ngà voi cho con và anh em con biết sắp mất công chúa và như vậy phải công nhận nàng, chịu ơn con. Nhưng con cũng phải công nhận biết như thế cũng vô ích nếu không có quả táo và tấm thảm. Cuối cùng, hoàng tử Houssain, công chúa sẽ vô ơn nếu không coi trọng tác dụng của tấm thảm. Nhưng con xem tấm thảm sẽ không đóng góp được gì nếu không nhờ ống - ngà voi của Ali để nắm được tình hình và Ahmed không dùng quả táo nhân tạo chữa cho công chúa. Như vậy cả ba vật quý hiếm không cái nào hơn cái nào mà ngược lại các con hoàn toàn bằng nhau mà ta chỉ có thể cho một người cưới công chúa, các con cũng tự thấy vật các con mang về chỉ vinh dự góp phần như nhau cứu sống được công chúa Nourounnihar.
Vì vậy ta phải dựa vào một con đường khác để xác định được chắc chắn việc chọn lựa giữa các con. Bây giờ còn có thì giờ cho đến tối. Các con hãy đi lấy mỗi người một chiếc cung tên, ra khỏi thành phố đến sân lớn đua ngựa, ta cũng sẽ ra đấy và tuyên bố cho người nào bắn xa hơn sẽ được cưới công chúa.
Ta cũng không quên cám ơn các con nói chung và riêng từng người về món quà quý mang về. Trong kho cũng đã có nhiều vật hiếm nhưng không có gì sánh với tính chất đặc biệt của tấm thảm, chiếc ống ngà voi và quả táo kỳ diệu sẽ làm phong phú thêm cho kho tàng. Đấy làb ba vật đứng đầu, ta sẽ giữ gìn không chỉ vì vật lạ mà để có dịp sử dụng có lợi sau này.
Ba hoàng tử không có gì phản bác lại quyết định của phụ hoàng vừa nêu ra. Khi ra ngoài, người ta đem lại cho họ mỗi người một cung một tên, họ giao lại đồ dùng cho lính hầu vừa về tập hợp và họ cùng ra bãi đua ngựa với vô số dân chúng đi theo.
Nhà vua không để phải chờ đợi. Khi ngài đến, hoàng tử Houssain là anh cả, cầm cung tên bắn trước, hoàng tử Ali bắn sau đó và mũi tên rơi xuống xa hơn, hoàng tử Ahmed bắn sau cùng nhưng mũi tên vút đi, không thấy rơi xuống. Người ta vội vã chạy theo tìm, hoàng tử Ahmed cũng tìm nhưng xa hay gần đều không thấy. Tuy có thể tin là chàng bắn xa hơn cả và đáng được cho cưới công chúa Nourounnihar nhưng phải có mũi tên để xác thực, dù chàng chứng minh ra sao, nhà vua vẫn xét để Ali thắng cuộc. Ngài ra lệnh chuẩn bị lễ cưới thật trang trọng và mấy ngày sau đó hôn lễ được tố chức thật rầm rộ.
Hoàng tử Houssaln không tham dự tôn vinh buổi lễ. Quá say mê công chúa chàng không đủ sức chịu đựng nỗi đau khổ thấy nàng thuộc về Ali mà chàng bảo không xứng đáng và cũng không yêu công chúa hơn chàng. Chàng bất mãn rõ rệt đến nỗi rời bỏ triều đình, từ chối quyền kế vị để đi tu, khép mình vào kỷ luật một tu sĩ nổi tiếng về một cuộc sống gương mẫu cùng một số đông môn đồ xây dựng một nơi ở ẩn rất tĩnh lặng.
Hoàng tử Ahmed với lý do như Houssain, cũng không tham dự lễ cưới hoàng tử Ali và công chúa Nourounnihar nhưng không từ bỏ thế tục. Vì không hiểu được tại sao mũi tên của chàng mất tích, chàng giấu mọi người, quyết tâm tìm cho được mũi tên để khỏi phải ân hận điều gì, chàng đến chỗ người ta lượm tên của hai hoàng tử anh, đi thẳng tới trước mặt, nhìn trái nhìn phải đã quá xa mà không thấy, chàng không cho rằng mình đã phí công vô ích. Rồi như bị cuốn hút, chàng cứ đi tiếp không mệt mỏi cho đến những núi đá cao buộc phải đi vòng khi muốn vượt qua và những tảng đá ở đó rất hiểm trở, ở trong một vùng khô cằn cách nơi chàng ra đi bốn dặm.
Lại gần những tảng đá, hoàng tử Ahmed thấy một mũi tên, nhặt lên nhìn kỹ thì chính là mũi tên chàng đã bắn. Chàng nghĩ: ''Đúng mũi tên này nhưng mình cũng như mọi người sống trên đời không đủ sức bắn một mũi tên xa đến thế? Thấy nó nằm trên mặt đất không cắm sâu xuống, chàng cho là mũi tên bắn vành tảng đá cứng quá bị bật lại. Chàng lại tự nhủ:
- Có điều gì bí mật trong việc lạ lùng này và điều bí mật này chỉ có lợi cho mình. Số phận làm mình buồn nản khi tước đi quyền được có về người mình yêu mong đưa lại hạnh phúc trong đời có lẽ dành cho mình một cái khác để an ủi mình chăng:
Với ý nghĩ đó, thấy núi đá nhô ra lõm vào, hoàng tử đi vào một trong những chỗ lõm ấy, đôi mắt nhìn vào từng góc, chàng thấy một cánh cửa sắt có vẻ không khoá. Đẩy mạnh cánh cửa mở vào trong, có lối dốc không bậc thang, chàng bước xuống tay cầm mũi tên. Tưởng sẽ vào chỗ tối tăm nhưng một luồng ánh sáng mới tiếp theo đó, chàng bước vào một quảng trường lộng lẫy cách khoảng năm mươi, sáu mươi bộ thấy có một lâu đài thật đẹp. Nhưng chưa kịp có thì giờ ngắm nghía vẻ đẹp của toà lâu đài thì ngay lúc đó bỗng xuất hiện vị nữ hoàng phong thái oai nghiêm, với sắc đẹp mà quần áo sang trọng và đá quý nàng trang điểm cũng không thể làm tăng thêm được vẻ đẹp tuyệt vời của nàng hơn nữa. Nàng tiến ra tiền sảnh có toán thị nữ đi theo cũng tuyệt đẹp đến nỗi phải khó khăn lắm mới nhận ra ai là nữ chủ.
Hoàng tử thấy nàng, bước vội đến cung kính chào và nữ hoàng cao giọng nói:
- Hoàng tử Ahmeđ lại gần đây, chàng sẽ được tiếp đón nồng nhiệt.
Hoàng tử rất ngạc nhiên thấy có người gọi tên mình trong một vùng chưa bao giờ chàng nghe nói tuy rất gần kinh thành vua cha và không hiểu vì sao một nữ hoàng chàng không quen lại đã biết nàng. Hoàng tử quỳ xuống dưới chân nàng lồi vừa đứng dậy chàng vừa nói:
- Thưa nữ hoàng, tôi vừa đến một nơi mà do tò mò tôi đã liều lĩnh bước vào, rất cám ơn nữ hoàng đã sẵn sàng tiếp đón. Nhưng thưa nữ hoàng , xin lỗi cho phép tôi được hỏi do đâu nàng biết tôi, tuy nàng ở rất gần chúng tôi mà hôm nay tôi mới biết?
- Hoàng tử - Nữ hoàng nói - chúng ta vào phòng khách thiếp sẽ trả lời như thế tiện hơn cho thiếp và cho chàng.
Nói xong nữ hoàng dẫn Ahmed vào một ngôi nhà có kiến trúc tuyệt vời có màu vàng và màu xanh da trời trang trí vòm nhà, và bài trí bằng những vật giàu có vô giá. Ngôi nhà quả là có vẻ vô cùng mới lạ làm chàng tấm tắc khen, nói chưa từng thấy tương tự. Nàng lại nói: ''Tuy thế thiếp bảo đảm với chàng đây là gian phòng kém nhất trong lâu đài của thiếp. Chàng sẽ đồng ý với nhận định ấy khi thiếp đưa chàng đi xem hết các phòng”. Nàng lên ngồi trên ghế xô pha và khi hoàng tử đã ngồi gần mình, nàng giải đáp câu hỏi của chàng: ''Hoàng tử, chàng ngạc nhiên vì thiếp biết chàng mà chàng không biết thiếp. Khì biết thiếp là ai chàng sẽ hết ngạc nhiên ngay. Chắc chàng cũng biết tôn giáo chàng đã dạy, trên đời có các vị thần ở cũng như người. Thiếp là con gái một trong các vị thần đó, những vị thần quyền lực và nổi bật nhất, tên thiếp là PariBanou. Thiếp biết chàng, vua cha, các hoàng tử anh chàng và công chúa Nourounnihar. Thiếp cũng được tin cả tình yêu và cuộc hành trình của các hoàng tử, có thể kể lại mọi trường hợp vì chính thiếp đã bán quả táo nhân tạo ở Samarean mà chàng đã mua, tấm thảm ở Bisnagar hoàng tử Houssaln tìm được và chiếc ống nhòm bằng ngà voi hoàng tử Ali mang về. Như thế đủ để chàng hiểu thiếp biết hết những gì liên quan đến chàng. Thiếp nói thêm một điều là chàng xứng đáng có một vận mệnh sung sướng hơn việc có công chúa Nourounnlhar. Và để dẫn chàng tới đây, thiếp đã có mặt trong cuộc bắn thi, thiếp thấy cách bắn cung của chàng thậm chí không đưa nổi mũi tên vượt quá mũi tên của hoàng tử Houssain, thiếp liền bắt lấy nó trên không, phóng vào tảng đá dội lại như chàng vừa tìm thấy. Bây giờ tuỳ thuộc ở chàng có nên tranh thủ cơ hội để trở nên hạnh phúc hơn''.
Nàng tiên Pari-Banou nói những lời cuối với giọng khác biệt, thậm chí nhìn hoàng tử Ali một cách âu yếm, đôi mắt khiêm tốn nhìn xuống nét mặt ửng hồng, hoàng tử không khó khăn gì để hiểu nàng muốn nói về hạnh phúc nào. Xét kỹ thấy công chúa Nourounnihar không thể thuộc về chàng nữa và nàng tiên Pari- Banou hơn hẳn nàng về sắc đẹp, sự hấp dẫn và nàng đang rất vui sướng nếu được chàng chấp thuận, nàng lại thông minh, giàu có qua lâu đài tráng lệ chàng được chứng kiến, hoàng tử Ali hàm ơn ý nghĩ đi tìm mũi tên của mình và thuận theo xu hướng nghiêng về đối tượng đang đốt cháy lòng chàng. ''Thưa nữ hoàng - chàng nói - nếu suốt đời được là kẻ nô lệ của nàng và là người thán phục bao nhiêu sự duyên dáng làm ta say mê, ta cho là mình sung sướng nhất trong những người trần. Hãy thứ lỗi cho ta táo tợn xin nàng ân huệ ấy và mong nàng không từ chối nhận vào triều một hoàng tử nguyện hy sinh tất cả vì nàng.
- Thưa hoàng tử, đã từ lâu thiếp làm chủ ý muốn của mình và đối với sự thoả thuận của bố mẹ, thiếp không muốn nhận chàng vào triều như một nô lệ mà là chủ nhân của bản thân thiếp và của những gì đã và có thể thuộc về thiếp bằng cách phối hợp với thiếp, cho thiếp lòng tin và cưới thiếp làm vợ. Thiếp hy vọng chàng không có ý nghĩ không hay đối với thiếp khi thấy thiếp đề nghị như thế. Thiếp đã nói thiếp làm chủ ý muốn của mình, các nàng tiên không như phụ nữ ngoài đời đối với đàn ông, không có thói quen đi trước như vậy mà họ cho là mất danh giá của mình. Đối với thiếp, thiếp làm thế và cho rằng người ta phải biết ơn thiếp.
Hoàng tử Ahmed không trả lời gì về lời nói của nàng tiên, nhưng lòng đầy biết ơn, chàng nghĩ không thể hiện gì hơn bằng tiến lại gần hôn vào tà áo của nàng. Nàng tiên không để chàng làm thế, đưa bàn tay ra cho chàng hôn và giữ lại, nắm chặt tay chàng:
- Hoàng tử Ahmed - Nàng nói - chàng có cho thiếp lòng tin như thiếp đã tin tưởng chàng không?
- Chà! - Hoàng tử vô cùng sung sướng đáp- ta có thể làm gì hơn và có niềm vui nào hơn? Vâng, thưa nữ hoàng của ta, ta tặng nàng lòng tin với cả tấm lòng không dè dặt.
- Nếu vậy - Nàng tiên lại nói – chàng là chồng thiếp và thiếp, vợ chàng. Trong bọn thiếp, việc thành hôn không do các lễ tiết: vững chắc và lâu bền hơn những lễ cưới hỏi của người trần tuy họ nhiều thủ tục hơn. Bây giờ, trong lúc chờ đợi chuẩn bị tiệc cưới cho chúng ta tối nay và hình như hôm nay chàng chưa ăn gì, người ta sẽ đưa tới cho chàng một bữa ăn nhẹ sau đó thiếp dẫn chàng đi xem các phòng trong lâu đài để chàng thấy có đúng gian phòng này là gian phòng kém nhất như thiếp nói không.
Một số thị nữ vào trong phòng khách với nàng tiên hiểu được ý định của nữ chủ, liền ra ngoài và một lúc sau đem vào một số thức ăn và rượu ngon tuyệt.
Khi hoàng tử Ahmed đã ăn uống thoải mái, nàng tiên Pari-Banou dẫn chàng đi từ phòng này sang phòng khác, thấy kim cương, hồng ngọc, ngọc bích và đủ loại đá quý, chưa nói đến đồ đạc giàu sang vô giá tất cả phối hợp hài hoà kỳ lạ làm hoàng tử phải thốt lên không thể thấy như thế ngoài đời. Nàng tiên bảo chàng:
- Thưa hoàng tử, nếu chàng khen ngợi lâu đài của thiếp đến thế, thực ra cũng rất đẹp rồi nhưng chàng sẽ nói ra sao về lâu đài của những trưởng các vị thần chúng thiếp, đẹp, tráng lệ, lộng lẫy khác hẳn? Thiếp có thể đưa chàng đi xem vẻ đẹp khu vườn của thiếp nữa nhưng để lần khác. Trời gần tối rồi, chúng ta chuẩn bị đi ăn thôi.
Gian phòng nàng tiên dẫn hoàng tử Ahmed vào đã có bàn ăn dọn sẵn là phòng cuối cùng chàng thấy trong lâu đài, không kém một phòng nào đã được xem. Bước vào chàng choáng ngợp với vô số ngọn nến có mùi thơm, rất nhiều nhưng không hề lẫn lộn mà bố trí cân đối ưa nhìn. Chàng cũng ngợi khen một chiếc tủ buýp-phê lớn đầy bát đĩa vàng, nghệ thuật tạo dáng quý hơn chất liệu và nhiều toán phụ nữ, tất cả đẹp mê hồn và ăn mặc sang trọng, bắt đầu hoà tấu với giọng hát và đủ loại nhạc cụ hay nhất chưa bao giờ được nghe. Họ ngồi vào bàn, Pari-Banou chú trọng tiếp hoàng tử những thức ăn ngon nhất vừa kể tên vừa mời chàng dùng tnử mà hoàng tử chưa từng được nghe nói đến nên hết lời ca tụng, cho bàn ăn vượt mọi bàn tiệc của người đời. Chàng cũng kêu lên như thế về chất lượng tuyệt vời của rượu, hai người bắt đầu say sưa uống và đến bữa tráng miệng bằng những quả cây, bánh ngọt và những loại khác càng ngon hơn.
Sau tráng miệng, nàng tiên Pari-Banou và hoàng tử Ahmed rời khỏi bàn tiệc đã được dọn dẹp ngay. Họ cùng ngồi thoải mái trên ghế xô-pha, tựa lưng vào gối vải lụa thêu các loại hoa rất khéo. Bỗng một số đông các vị thần và các nàng tiên bước vào phòng, bắt đầu một điệu vũ kỳ lạ nhất, tiếp tục mãi cho đến khi nàng tiên và hoàng tử đứng dậy. Các thần và tiên nữ vừa nhảy múa vừa ra khỏi phòng đi trước đôi tân hôn đùa họ đến gian phòng đã chuẩn bị giường cưới. Đến trước cửa, họ xếp thành hàng để hai người đi vào sau đó rút lui để vợ chồng tự do đi nằm.
Những tiệc tùng mừng hôn lễ tiếp tục vào ngày hôm sau, đúng hơn là những ngày nối tiếp mà nàng tiên Pari- Banou dễ dàng cho thay đổi những món ăn mới, những buổi hoà tấu khiêu vũ mới, những cuộc biểu diễn giải trí mới, tất cả
đều khác thường làm hoàng tử Ahmed không thể hình dung trong đời thường dù có sống đến một nghìn năm.
Ý định của nàng tiên không chỉ thể hiện với hoàng tử những điều cần thiết về tình yêu trung thực và niềm say mê của nàng, nàng cũng muốn qua sự tiếp đón, làm cho chàng thấy không thể tìm được ở triều đình vua cha hoặc một chỗ nào khác ở trên đời một hạnh phúc được hưởng thụ như bên cạnh nàng, chưa nói đến sắc đẹp của nàng kèm theo, để chàng hoàn toàn gắn bó với nàng không bao giờ rời bỏ. Nàng đã rất thành công theo lòng mong muốn của mình: hoàng tử Ahmed không chủ động được nữa trong tình yêu của mình, tình yêu của chàng tăng lên đến mức không thể đừng yêu nàng được khi mà nàng vẫn có thể quyết định được không yêu chàng nữa.
Qua sáu tháng, hoàng tử Ahmed vẫn luôn yêu thương và tôn vinh vua cha, cảm thấy mong muốn biết tin tức của Người, chàng muốn rời khỏi lâu đài về gặp mặt vua cha. Trong một buổi nói chuyện với Pari-Banou chàng đã nói ra ước muốn đó và mong nàng cho phép. Nàng tiên hoảng hốt, sợ đây là một cớ để chàng bỏ rơi nàng, nàng nói với chàng:
- Thiếp đã có gì làm chàng không bằng lòng khiến chàng phải xin phép điều đó? Phải chăng chàng có thể quên đã cho thiếp lòng tin và không yêu thiếp nữa trong lúc thiếp vẫn yêu chàng tha thiết? Chàng phải thấy rõ điều đó qua những thể hiện không ngừng của thiếp đối với chàng.
- Nữ hoàng của ta - Hoàng tử nói - ta biết rất rõ tình yêu của nàng và sẽ không xứng đáng nếu không đáp lại nàng với một tình yêu như thế. Nếu nàng bị xúc phạm về đề nghị của ta thì hãy tha lỗi cho ta, ta sẵn sàng sửa chữa vì nàng. Ta nói ra việc đó không phải để làm nàng mất lòng mà chỉ vì lòng kính trọng vua cha, muốn Người khỏi buồn rầu vì ta vắng mặt lâu ngày, nỗi buồn của Người sẽ càng lớn cho rằng ta không còn sống nữa. Nhưng vì nàng không muốn ta đi làm nhiệm vụ an ủi ấy thì thôi vậy, không có gì ta không làm để làm nàng vừa lòng.
Hoàng tử Ahmed không giấu giếm nỗi nhớ vua cha nhưng chàng cũng yêu nàng hoàn toàn như lời đã nói, nên không nài xin về đề nghị ấy nữa, nàng tiến tỏ ra thoả mãn về việc chàng chiều theo ý mình. Tuy thế hoàng tử không bỏ hẳn ý định của mình, thỉnh thoảng chàng nói chuyện về những đức tính của vua cha, nhất là sự trìu mến đối với riêng chàng, với hy vọng cuối cùng nàng xiêu lòng.
Như hoàng tử Ahmed dự đoán, gĩưa niềm vui về hôn lễ của hoàng tử Ali và công chúa Nourounnihar, nhà vua Ấn Độ vẫn buồn rầu vô cùng về sự ra đi của hai con trai khác. Không bao lâu ngài được tin hoàng tử Houssain đã dứt bỏ đời thường và nơi chàng chọn để ở ẩn. Là một người bố tốt ngài xác định một phần hạnh phúc của mình ở chỗ thấy những đứa con của lòng mình nhất là khi chúng xứng đáng với tình thương của mình, sống gắn bó bên cạnh mình, tuy không thể chối bỏ sự lựa chọn cách sống của các hoàng tử, ngài đành nóng lòng chờ đợi trong lúc chúng vắng mặt. Nhà vua cử các đoàn nhanh chóng đi tìm tin tức của hoàng tử Ahmed, ban chiếu đi tất cả các tỉnh trong vương quốc, ra lệnh cho các quan tổng đốc bắt giữ và buộc chàng về triều nhưng các biện pháp đều không hiệu quả và nỗi phiền muộn đáng lẽ giảm bớt thì càng tăng thêm. Thường ngài hay trao đổi việc ấy với quan tể tướng của ngài.
- Quan tể tướng - Ngài nói - khanh biết Ahmed là người trong các hoàng tử ta luôn yêu thương nhất và ta đã làm mọi cách tìm kiếm mà không có kết quả. Ta đau lòng đến mức suy sụp nếu khanh không thông cảm với ta. Để bảo vệ ta, ta cần khanh giúp đỡ và cho ta những lời khuyên.
Vlên tể tướng gắn bó với nhà vua cũng như tích cực giải quyết những công việc trong nước, suy nghĩ để làm sao an ủi được Người, nhớ đến một bà phù thuỷ có nhiều phép lạ. Ông đề nghị cho triệu bà ta vào hỏi ý kiến. Nhà vua đồng ý, ông cho người đi tìm và đích thân dẫn vào triều.
Vua nói với bà phù thuỷ:
- Từ khi hoàng tử Ali, con ta thành hôn cùng công chúa Nourounnihar, hoàng tử trưởng và hoàng tử Ahmed bỏ đi, ta buồn không nguôi và mọi người đều biết. Với pháp thuật và sự khéo léo vốn có, bà có thể nói với ta hoàng tử ra sao rồi không? Chàng còn sống không? Đang ở đâu? Làm gì? Ta có hy vọng gặp lại chàng không?
Mụ phù thuỷ trả lời để vua hài lòng:
- Thưa bệ hạ, dù khéo léo trong nghề đến mấy thần cũng không thể giải đáp ngay những câu hỏi của bệ hạ được. Nếu Người cho thần thời gian đế ngày mai, thần sẽ xin trả lời.
Vua đồng ý thời hạn trên, để mụ trở về, hứa sẽ khen thưởng xứng đáng nếu giải đáp được lòng mong muốn của ngài.
Mụ phù thuỷ hôm sau trở lại, vị tể tướng lại giới thiệu lần thứ hai với vua. Mụ trình bày:
- Thưa bệ hạ, thần đã nhanh chóng sử dụng mọi thủ thuật trong nghề để vâng theo lệnh Người, thần chỉ biết được một điều là hoàng tử Ahmed chưa chết. Đó là điều chắc chắn, bệ hạ có thể tin như thế. Còn về những điều khác thần vẫn chưa thể phát hiện thêm gì được.
Vua Ãn Độ đành bằng lòng với câu trả lời đó, nhưng ngài vẫn lo lắng chẳng kém trước về số phận hoàng tử con trai mình.
Trở lại với hoàng tử Ahmed, chàng tuy vẫn luôn nói chuyện về vua cha với nàng tiên Pari-Banou nhưng không nêu lên nguyện vọng được gặp lại Người nữa, nỗi nhớ nhưng đó làm nàng hiểu ý muốn của chàng. Vì vậy nàng cảm thấy càng giữ chàng lại càng sợ chàng mếch lòng vì bị từ chối và nhận ra tình yêu của chàng đối với nàng thể hiện rất trung thực. Sau đó xét thấy thật bất công đối với một người con yêu mến cha khi muốn buộc chàng từ bỏ thiên hướng tự nhiên, nàng quyết định thuận tình theo nguyện vọng của chàng. Một hôm nàng bảo:
- Hoàng tử, điều chàng xin phép về thăm vua cha làm thiếp lo ngại đấy chỉ là vì thiếp sợ đó chính là lý do thể hiện chàng không chung thuỷ và muốn bỏ rơi thiếp, thiếp từ chối chỉ vì thế. Hôm nay hoàn toàn tin tưởng vì những việc làm và lời nói của chàng, thiếp có thể yên tâm về tình yêu chung thuỷ và vững chắc của chàng nên thiếp đã đổi ý, đồng ý để chàng về thăm vua cha với một điều kiện, chàng phải thề trước với thiếp sẽ không ở lại lâu và trở lại sớm. Điều kiện đó chắc không làm chàng phiền lòng và cho là thiếp không tin chàng. Thiếp nêu lên điều này vì rất tin tưởng vào sự trung thực trong tình yêu của chàng.
Hoàng tử Ahmed muốn quỳ xuống dưới chân nàng để tỏ lòng cảm kích nhưng nàng tiên ngăn lại. Chàng nói:
- Nữ hoàng của ta, ta biết rõ giá trị của ân huệ nàng ban cho ta nhưng lời nói không thể hiện đủ lòng cám ơn như ta mong muốn. Nàng hãy tin chắc ta nhớ mãi điều đó. Nàng đã đúng khi tin rằng buộc ta thề thất không làm ta phiền lòng. Ta sẵn sàng hứa từ nay ta không thể sống nếu thiếu nàng. Ta sẽ ra đi nhưng mau chóng trở lại, không phải lo sợ vì bội ước mà do lương tâm mách bảo là đã mong ước được sống không xa rời nàng suốt đời và nếu đôi khi được nàng vui vẻ cho xa nàng, ta sẽ tránh phải buồn phiền vì xa cách nhau lâu ngày.