Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 102
Thích Thiếu Thương không để ý tới y, nói tiếp: "Việc này vốn do ta mà ra, không thể cứ kêu bằng hữu đi tìm chết vì ta".
Hách Liên Xuân Thủy cười nhạt: "Ta không phải đi chết vì ngươi, ta chính vì đại nương mà tìm chết".
"Ta biết vì ngươi nguyện chết vì đại nương". Thích Thiếu Thương hầu như cầu xin: "Nhưng nếu như ngươi và ta cùng đại nương đều chết hết, ai báo cừu cho bọn ta?".
Hách Liên Xuân Thủy thái độ ương ngạnh: "Ta không cần biết! Nếu không phải ta chủ trương muốn đến Bát Tiên đài nhờ vả, cũng không lâm vào tai kiếp này, lần này có thể không phải vì ngươi, vì đại nương, mà là ta liên lụy đến các người, ta sao lại có thể không quay về!".
Thích Thiếu Thương vội nói: "Nhưng bọn ta cùng chiến tử trong động, đối với bất cứ ai cũng không tốt".
Hách Liên Xuân Thủy cười nhạt: "Chúng ta đã rơi vào tình cảnh này, còn có gì tốt?".
Thích Thiếu Thương nói: "Ngươi...". Biết Hách Liên Xuân Thủy cố ý cãi với chàng, liền cố nén giận.
Kỳ quái là Thiết Thủ đột nhiên không lên tiếng, đang theo sau Hách Liên Xuân Thủy, trong mắt chỉ lộ thần sắc bi thương.
Hách Liên Xuân Thủy cũng hòa hoãn trở lại, chợt thốt: "Ngươi nói cần để lại một người để trả thù cho bọn ta, ta thấy có một người".
Thích Thiếu Thương hiểu ý, hỏi: "Ai?".
Hách Liên Xuân Thủy nói: "Thiết bộ gia".
Thiết Thủ cười khổ: "Sao hai vị bỏ mỗi mình ta ra rìa?".
Hách Liên Xuân Thủy nói: "Không phải là ruồng bỏ ngươi ra rìa, mà ngươi ở ngoài, chắc chắn có thể xin cứu binh, quay lại giải cứu bọn ta".
Thiết Thủ nói: "Ta bây giờ cũng là phạmnhân rồi, cũng đang bị truy lùng như hai vị, có cứu binh gì nữa mà thỉnh? Còn nữa, sư phụ và tam sư đệ, tứ sư đệ đều còn đang ở kinh sư, ta bây giờ đã là trọng phạm của triều đình, chỉ e chưa về đến kinh thành, đã sớm bị chặt ra hai mươi chín khúc rồi".
Thích Thiếu Thương bảo: "Vô Tình huynh đang về kinh sư, thỉnh tấu lên trên, huynh ấy bảo ta tới đây cứu viện trước".
Thiết Thủ chỉ nói: "Hy vọng huynh ấy đi đường bình an".
Thích Thiếu Thương nói: "Bất quá, ngươi tuyệt không thể đi chung đường với bọn ta".
Thiết Thủ: "Tại sao?".
Thích Thiếu Thương chỉ Hách Liên Xuân Thủy đang cõng Ân Thừa Phong bảo: "Vì Ân trại chủ đã bị thương nặng, hắn cần phải trị liệu, sao có thể trở lại động tìm chết?".
Hách Liên Xuân Thủy nói tiếp: "Đúng! Hắn đang cần Thiết nhị gia trị thương bảo vệ cho hắn".
Thiết Thủ chỉ thở dài một tiếng: "Tiếc là Ân trại chủ cũng không cần bất cứ ai bảo vệ rồi".
Thích Thiếu Thương nghe xong giật mình, nhìn lại nét mặt của Thiết Thủ, đã biết chuyện gì xảy ra.
Hách Liên Xuân Thủy bộc trực: "Thiết bộ đầu, người không thể chối từ, Ân trại chủ hắn...". Chợt cảm thấy gì đó, thả Ân Thừa Phong xuống xem,hắnthấy mặt y tím ngắt, miệng ngậm cười, đã chết tự lúc nào.
Hách Liên Xuân Thủy ngây ngốc một hồi.
Thiết Thủ thở dài: "'Võ lâm tứ đại thế gia', 'Đông Bảo' Hoàng Thiên Tinh chết trong tay Cơ Diêu Hoa, 'Nam Trại' Ngũ Cương Trung chết dưới chưởng của Sở Tương Ngọc, 'Tây Trấn' Lam Nguyên Sơn nguội lòng lạnh ý, xuất gia làm sư, 'Bắc Thành' Chu Bạch Vũ tự vận bỏ mình, giờ thiếu trại chủ Ân thiếu hiệp của 'Thanh Thiên Trại' cũng xuôi tay rủ bụi ở Bát Tiên đài, giang hồ hụt hẫng. Chưa vào giang hồ thì muốn giang hồ, một khi vào giang hồ thì sợ giang hồ; nếu như không mau chóng thoái lui, đường giang hồ thật sự là một đường xuống suối vàng".
Thích Thiếu Thương nhìn nét mặt Ân Thừa Phong, trái lại là nét mặt đã giải thoát, có lẽ hắn cảm thấy như vậy có thể gần Ngũ Thải Vân hơn chăng?
--- Còn Tức đại nương?
--- Nàng bình yên không?
--- Nếu như nàng có bất trắc, ta cũng giống như Ân Thừa Phong, ngoài cái chết ra, đâu còn gì nữa chứ.
Tức đại nương đương nhiên không bình yên.
Sau khi Thiết Thủ, Ân Thừa Phong, Hách Liên Xuân Thủy đi dự yến tiệc, lập tức có người đến dâng lên rượu thịt ê hề, còn ân cần mời mọc, đến lúc đó, bọn Tức đại nương càng thêm nghi ngờ.
Tức đại nương bề ngoài nói cười, ngấm ngầm gọi Dũng Thành và Đường Khẳng kiểm nghiệm kỹ lưỡng, quả nhiên khám phá ra mê dược trong rượu, trong cơm có độc, đám Hỷ Lai Cẩm đi tuần phát hiện đại đội quan binh, đã bao vây bốn bề hang động, vội báo tin cho Tức đại nương biết.
Tức đại nương thình lình phát động, bắt bốn tên đưa đồ ăn, sau đó toan tính dẫn người xông ra "Bí Nham động", cho người cấp báo cho bọn Hách Liên Xuân Thủy biết tin.
Bất quá, đại quân đã bao vây Bí Nham động như cái lồng sắt, Tức đại nương dẫn người xông ra mấy lần, đều bị tổn hao nhân thủ, Thập Nhất Lang cũng táng mạng dưới tên nỏ của quan binh.
Tức đại nương biết rõ liều mình cố xông ra bất xong, trái lại chi bằng tử thủ, Bí Nham động có địa thế hiểm trở, một khi có phòng bị, không dễ dàng tấn công vào, bèn dĩ dật đãi lao, đánh cù nhây với quan binh.
Lòng Tức đại nương như lửa đốt, nhưng vô kế khả thi, chỉ mong Thiết Thủ sáng suốt cảnh giác, có phát giác mà không lọt vào ổ mai phục.
Sau khi đám Thiết Thủ chém giết thoát khỏi Hải phủ, Hoàng Kim Lân lập tức phóng tín hiệu, cho đám kỵ binh truy sát, còn đề phòng bọn Thiết Thủ vượt Dịch Thủy thoát khỏi Bát Tiên đài, cho nên cắt chặn mọi đường rút lui.
Nào ngờ ba người Thiết Thủ, Hách Liên Xuân Thủy, Thích Thiếu Thương đều trọng nghĩa khí, quay ngược về Bí Nham động, từ sau lưng quan binh đánh vào, quan binh nhất thời đại loạn, đúng lúc chủ tướng chưa đến, đám Huệ Thiên Tử chỉ huy sai lầm, chỉ cần người của Tức đại nương nhất tề phát động, rất có thể xông ra khỏi vòng vây, không may trong động gia quyến quá đông, hành động bất tiện, chúng nhân lại không nhẫn tâm bỏ lại những người già cả, yếu đuối, thương tật, bởi thế Thiết Thủ, Thích Thiếu Thương và Hách Liên Xuân Thủy phải xông vào trong động.
Hách Liên Xuân Thủy đương nhiên vẫn còn mang theo xác Ân Thừa Phong.
Người của Thanh Thiên trại vừa nhìn thấy Ân Thừa Phong táng mạng, ai nấy cũng căm phẫn dâng trào, muốn quyết một trận sống mái với quan binh, giết hết đám "Thiên Khí Tứ tẩu" bất nhân bất nghĩa, Thiết Thủ vội ra sức khuyên can, giải thích cặn kẽ vọng động chỉ chuốc thêm những hy sinh vô nghĩa.
Lúc này, quan binh thấy đám người Thiết Thủ lại trở vào trong Bí Nham động, vừa kinh sợ vừa hoài nghi, cũng đang khấp khởi hy vọng, bởi bọn họ vào trong động, trừ phi biến thành xác chết, nếu không ai cũng không thể ra ngoài.
Trong động Thích Thiếu Thương và Tức đại nương mới gặp lại nhau, tựa như xa cách nhau cả đời.
Hách Liên Xuân Thủy lại tránh sang một bên, nét mặt đau buồn lạc lõng.
Thiết Thủ liền ngấm ngầm ra dấu cho Dũng Thành và Đường Khẳng bắt chuyện Hách Liên Xuân Thủy, Hách Liên Xuân Thủy bụng đang bất ổn, ngơ ngơ ngẩn ngẩn không nói gì.
Thì ra Thích Thiếu Thương đuổi đến "Cự Mã Câu", thấy quan binh tụ tập, liền biết không hay, nghe ngóng mới biết "Thanh Thiên Trại" đã bị quan binh công hãm, Thích Thiếu Thương nghe vậy, hoàn toàn chán nản, vốn muốn liều mạng cho rồi, nhưng quan sát một hồi, thấy đám quan binh vẫn còn đang lập trận, như gặp đại địch, lại dọ thám kỹ lưỡng, mới biết rõ thì ra đại đội Nam Trại thoát được, đã qua Dịch Thủy, trong đó mấy đầu sỏ đều thoát được.
Thích Thiếu Thương liền vượt sông Dịch Thủy, nghĩ đến "Liên Vân trại" với "Thiên Khí Tứ Tẩu" có thâm giao, bèn đi Hải phủ nghe ngóng, lại tình cờ đụng Hoắc Loạn Bộ và hai tên bộ hạ cũ của "Liên Vân trại" đang "xử lý" xác của Ba Tam Lực.
Thích Thiếu Thương đã từng gặp qua Ba Tam Lực, mặc dù Ba Tam Lực đã chết, chàng vẫn có thể nhận ra.
Thích Thiếu Thương cũng nhận ra hai tên kia là bộ hạ của Cố Tích Triều, phản đồ của "Liên Vân trại".
Hoắc Loạn Bộ Thích Thiếu Thương nhận ra liền.
Lúc đó, Hoắc Loạn Bộ cũng đã phát hiện Thích Thiếu Thương.
Y phản ứng thật nhanh, lập tức quát tháo ra lệnh cho hai tên thủ hạ vây đánh Thích Thiếu Thương.
Hai tên bộ hạ cũ nhìn thấy Thích Thiếu Thương, dẫu sao cũng là đương gia, uy danh vẫn còn, hai têm chết sững, nhưng lại không dám kháng lệnh, vừa giáp mặt đã bị Thích Thiếu Thương chế phục.
Hoắc Loạn Bộ lại muốn thừa lúc bỏ chạy.
Thích Thiếu Thương vung kiếm đuổi theo, Hoắc Loạn Bộ chạy trối chết, có điều y có chạy nhanh tới cỡ nào, cũng không nhanh bằng thân pháp "Điểu tận cung tàng" của Thích Thiếu Thương.
Thích Thiếu Thương chặn được y.
Hoắc Loạn Bộ sao dám đơn đấu với Thích Thiếu Thương? Để giữ mạng, bất giác y nghĩ ra một biện pháp: "Chỉ cần ngài không giết tôi, tôi nói cho ngài nghe một đại bí mật".
"Bí mật gì?".
"Bí mật này liên quan đến Thiết Thủ, Hách Liên Xuân Thủy, Ân Thừa Phong, Tức đại nương, còn có sinh tử tồn vong của mỗi một người, ngài chỉ cần tha cho tôi, tôi quyết sẽ không nói che giấu".
Thích Thiếu Thương hơi động dung.
Chàng vốn biết, kẻ như đám "Liên Vân Tứ Loạn" chỉ là hạng tép riu, cừu địch thật sự của chàng là Cố Tích Triều, Hoàng Kim Lân.
Chàng cũng không có ý muốn giết Hoắc Loạn Bộ ngay, lại nóng lòng muốn biết tin tức của bọn Tức đại nương.
Cho nên chàng đồng ý.
Chàng đồng ý thả Hoắc Loạn Bộ.
Hoắc Loạn Bộ biết Thích Thiếu Thương nói sao làm vậy, chắc chắn đáng tin, hơn nữa, cho dù không tin đối phương, y cũng không có đường sống để đi.
Y vì để xin thứ tha, đem mọi an bài của hai gã Cố, Hoàng trong Hải phủ, đầu đuôi ngọn ngành kể hết cho Thích Thiếu Thương biết.
Thích Thiếu Thương vừa nghe, biết đại sự không hay, vội điểm huyệt Hoắc Loạn Bộ, lao đi Hải phủ, y theo lời khai của Hoắc Loạn bộ thì ở tường phía tây phục binh ít nhất, trước tiên cắt đứt các dây dẫn lửa mồi thuốc nổ, rồi mới từ phía sau đột kích vào, làm loạn bố cục của đối phương, kêu gọi đám Thiết Thủ xông về hướng đó, quả nhiên thoát được. Nếu không phải lúc đó trong ứng ngoài hợp, quan binh bị rối loạn chân tay, bọn Thiết Thủ lợi dụng tình hình toàn lực xông ra cửa lớn chém giết, sợ khó mà toàn mạng quay lại "Bí Nham động".
Tuy giờ đây bọn họ đã về được "Bí Nham động", nhưng không thể xông ra khỏi "Bí Nham động".
Các đường thông gió của "Bí Nham động" rất nhiều, hơn nữa động sâu lắm ngõ ngách, quanh co ngoằn ngoèo, nếu muốn dùng hỏa công, quyết không thể đốt được gì, nếu muốn dùng khói hun, quan binh đến gần cửa động cũng sẽ bị quần hùng trong động bắn chết, với lại gần bờ sông, nước sông chảy vào vài đầm nước trong động, sức gió khá mạnh, bất kể là hỏa công hay hun khói, đều không thể nào làm được, đồ ăn nước uống cũng không thành vấn đề.
Bởi thế, song phương gờm nhau hơn mười ngày rồi.
Nguy cơ lớn nhất là số quan binh tăng lên bội phần, với lại càng nhức đầu hơn chính là vấn đề lương thực.
Cho dù ăn dè xẻn, lương thực cũng sẽ hết rất nhanh.
--- Nên xử lý thế nào?
May sao đồ ăn quan binh dùng làm "mồi" hôm trước, ngoài cơm và rượu không thể ăn ra, phần còn lại không có độc, vài ngày trước là nhờ vào mấy món đó mà qua được được vài bữa.
Nhưng lại cũng kho6ng cầm cự được nữa.
Mấy ngày nay, sắc mặt Hách Liên Xuân Thủy lầm lì, không nói gì nhiều, chỉ lạnh lùng mài thương.
Thương càng mài càng bén.
Không cần biết là Nhị tiệt Tam bác hồng anh thương hay Tam Lăng ngõa diện thương cán trắng tua trắng, y đều mài thường xuyên, ngắm thường xuyên.
Thích Thiếu Thương và Tức đại nương trải qua bao sinh ly tử biệt, cười nói ríu rít như xưa.
Đôi lúc họ cũng nói đến Lôi Quyển và Đường nhị nương, cười nói hy vọng bọn họ an lành, khoái lạc, vĩnh viễn đừng quay lại.
Bởi trong lòng họ biết rằng, nơi này đã hoàn toàn không còn hy vọng.
Hoàn toàn không còn hy vọng sống còn.
Đến tối ngày thứ mười hai, Hách Liên Xuân Thủy bắt đầu cười nói, lại còn lấy nước thay rượu, chúc Tức đại nương và Thích Thiếu Thương bách niên giai lão, hai người đang có hơi ngạc nhiên, Hách Liên Xuân Thủy đã ngửa cổ uống cạn chén.
Y thật sự đã lấy nước làm rượu.
Sau đó y dặn dò "Hổ đầu đao" Tập Thúy Hoàn vài câu, đại để là nếu như ra được "Bí Nham động", chuyển lời bẩm cáo với Hách Liên lão tướng quân.
Bọn họ còn cùng nhau quan sát địch tình ở cửa động.
Quan binh dĩ nhiên không toàn lực tấn công, chỉ giám sát mọi mặt.
Bọn chúng hiển nhiên đang chờ.
Chờ ngày địch nhân của bọn chúng hết lương thực.
Trong số có dựng vài cái trướng lớn trên cao, trướng to nhất Cố Tích Triều và Hoàng Kim Lân thường vào ra, nghênh ngang phách lối, liệu định "con mồi" quyết chạy không thoát bày tay của chúng.
Bọn Thích Thiếu Thương chắc chắn không thể thoát được.
Như Thích Thiếu Thương mà nói, mấy lần đều chạy thoát, nhưng vẫn rơi vào trong tay bọn chúng.
Bọn chúng đã bố trí thiên la địa võng, tin tưởng chắc chắn mười phần, chỉ chờ xem bao giờ mới kéo lưới.
Tức đại nương nhìn thấy thần thái ngạo mạn khinh thị của Cố Tích Triều và Hoàng Kim Lân, không nhịn được hừ một tiếng: "Huynh biết tôi hận mấy tên đó đến cỡ nào không?".
Nàng ngước nhìn Thích Thiếu Thương nói: "Chỉ cần có người giết được hai tên đó, tôi nguyện gả cho người đó".
"Tại sao trên thế gian này đám tiểu nhân luôn luôn được thanh được thế". Tức đại nương thở dài: "Tiểu nhân vốn đáng ghét, một khi có quyền có thế, nhìn thấy mặt mũi bọn chúng lại càng đáng hận hơn".
Mấy cái trướng đó này đương nhiên là bản doanh của chủ soái.
Ngoài Cố Tích Triều và Hoàng Kim Lân, đương nhiên còn có quan tướng, nhân vật võ lâm, còn có Ngô Song Chúc, Huệ Thiên Tử, đám "Liên Vân Tam Loạn".
Hách Liên Xuân Thủy đứng xa vọng nhìn Ngô Song Chúc, mắt đỏ ngầu.
Y vì tin tưởng "Thiên Khí Tứ Tẩu", cho nên mới khiến mọi người bị nguy khốn ở nơi này, dù rằng không ai trực tiếp trách y, nhưng y cũng hiểu có bao nhiêu ánh mắt trong động đang oán trách y, oán hận y.
Cho dù không một ai quở trách y, y vẫn thầm tự quở trách mình.
Chính là vì y tin tưởng Ngô Song Chúc, cho nên mới đi dự yến tiệc.
Bởi đi phó yến, Ân Thừa Phong mới chết.
Thi thể Ân Thừa Phong còn đang bốc mùi trong động, bộ hạ của Thanh Thiên Trại không có ai có thể tha thứ cho y.
Hách Liên Xuân Thủy cũng không thể tha thứ cho chính mình.
Hơn nữa, y không chỉ không thể tha thứ còn không thể tiếp nhận được.
Y không thể chịu đựng được nữa.
Hôm đó chắc là sáng sớm ngày thứ mười ba.
Y lặng lẽ bò dậy, buộc chặt ống tay áo, ống quần, giắt hai cây thương, vọng nhìn sắc trời âm u xám xịt.
Y vốn rất muốn đi lên tầng trên trong động gặp Tức đại nương.
Nhìn thêm một lần cuối.
Tức đại nương ngủ chung chỗ với đám nữ quyến của Liên Vân Trại, y vốn muốn len lén tới, nhưng cuối cùng đã ngưng bước.
Y sợ sẽ nhìn thêm một lần, mình sẽ mất đi dũng khí, đi không được nữa.
Chết không được nữa.
Y quyết định chết.
Chỉ có điều trước khi chết, muốn tận tay giết Ngô Song Chúc, tốt nhất còn có thể giết Cố Tích Triều, thậm chí cũng có thể hạ sát Hoàng Kim Lân, lúc đó chết càng không hối hận.
--- Sau này, có lẽ Tức đại nương sẽ sống còn, nói với con của nàng: là vậy đó, Hách Liên công tử đã rửa hận cho bọn ta, nếu không phải y...
Nghĩ đến đây, mắt Hách Liên Xuân Thủy lại ươn ướt. Y thầm tự mắng mình: khóc cái gì mà khóc! Cùng lắm là chết, thân là con của tướng quân, còn sợ chết ư? Chỉ có điều, cái thương tâm lại không phải đơn giản chỉ là chết...
--- Nhưng, đại nương đã gặp lại Thích Thiếu Thương, mình còn ở đây làm gì!? Nơi này đã không phải là chốn cho một "người ngoài cuộc" như mình lưu luyến nữa.
"Lưu luyến xứ, lan chu thôi phát"(hai câu thơ trong bài thơ "Vũ Lâm Linh" của Liễu Vĩnh: chốn lưu luyến, thuyền giục lên đường), Hách Liên Xuân Thủy chợt nhớ đến hai câu thơ này, bên ngoài đêm khuya như nước, trăng sáng như gương, đêm nay đêm gì? Một đêm trăng sáng như vầy! Một giòng sông lớn giăng ngang như vầy! Sông nước mênh mông, giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt? Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân? (Hai câu thơ trong bài "Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ" của Trương Nhược Hư: bên sông người nào thấy trăng đầu tiên? Trên sông trăng soi người từ năm nao?)
Thử thì tương vọng bất tương văn, nguyện trục nguyệt hoa lưu chiếu quân. (Cũng hai câu thơ trong bài "Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ" của Trương Nhược Hư: Giờ đây cùng nhìn nhau mà đâu nghe thấy nhau, xin hòa theo ánh trăng rọi đến người).
Hách Liên Xuân Thủy trân trân nhìn ánh trăng, đã không khỏi si dại.
Hách Liên Xuân Thủy cười nhạt: "Ta không phải đi chết vì ngươi, ta chính vì đại nương mà tìm chết".
"Ta biết vì ngươi nguyện chết vì đại nương". Thích Thiếu Thương hầu như cầu xin: "Nhưng nếu như ngươi và ta cùng đại nương đều chết hết, ai báo cừu cho bọn ta?".
Hách Liên Xuân Thủy thái độ ương ngạnh: "Ta không cần biết! Nếu không phải ta chủ trương muốn đến Bát Tiên đài nhờ vả, cũng không lâm vào tai kiếp này, lần này có thể không phải vì ngươi, vì đại nương, mà là ta liên lụy đến các người, ta sao lại có thể không quay về!".
Thích Thiếu Thương vội nói: "Nhưng bọn ta cùng chiến tử trong động, đối với bất cứ ai cũng không tốt".
Hách Liên Xuân Thủy cười nhạt: "Chúng ta đã rơi vào tình cảnh này, còn có gì tốt?".
Thích Thiếu Thương nói: "Ngươi...". Biết Hách Liên Xuân Thủy cố ý cãi với chàng, liền cố nén giận.
Kỳ quái là Thiết Thủ đột nhiên không lên tiếng, đang theo sau Hách Liên Xuân Thủy, trong mắt chỉ lộ thần sắc bi thương.
Hách Liên Xuân Thủy cũng hòa hoãn trở lại, chợt thốt: "Ngươi nói cần để lại một người để trả thù cho bọn ta, ta thấy có một người".
Thích Thiếu Thương hiểu ý, hỏi: "Ai?".
Hách Liên Xuân Thủy nói: "Thiết bộ gia".
Thiết Thủ cười khổ: "Sao hai vị bỏ mỗi mình ta ra rìa?".
Hách Liên Xuân Thủy nói: "Không phải là ruồng bỏ ngươi ra rìa, mà ngươi ở ngoài, chắc chắn có thể xin cứu binh, quay lại giải cứu bọn ta".
Thiết Thủ nói: "Ta bây giờ cũng là phạmnhân rồi, cũng đang bị truy lùng như hai vị, có cứu binh gì nữa mà thỉnh? Còn nữa, sư phụ và tam sư đệ, tứ sư đệ đều còn đang ở kinh sư, ta bây giờ đã là trọng phạm của triều đình, chỉ e chưa về đến kinh thành, đã sớm bị chặt ra hai mươi chín khúc rồi".
Thích Thiếu Thương bảo: "Vô Tình huynh đang về kinh sư, thỉnh tấu lên trên, huynh ấy bảo ta tới đây cứu viện trước".
Thiết Thủ chỉ nói: "Hy vọng huynh ấy đi đường bình an".
Thích Thiếu Thương nói: "Bất quá, ngươi tuyệt không thể đi chung đường với bọn ta".
Thiết Thủ: "Tại sao?".
Thích Thiếu Thương chỉ Hách Liên Xuân Thủy đang cõng Ân Thừa Phong bảo: "Vì Ân trại chủ đã bị thương nặng, hắn cần phải trị liệu, sao có thể trở lại động tìm chết?".
Hách Liên Xuân Thủy nói tiếp: "Đúng! Hắn đang cần Thiết nhị gia trị thương bảo vệ cho hắn".
Thiết Thủ chỉ thở dài một tiếng: "Tiếc là Ân trại chủ cũng không cần bất cứ ai bảo vệ rồi".
Thích Thiếu Thương nghe xong giật mình, nhìn lại nét mặt của Thiết Thủ, đã biết chuyện gì xảy ra.
Hách Liên Xuân Thủy bộc trực: "Thiết bộ đầu, người không thể chối từ, Ân trại chủ hắn...". Chợt cảm thấy gì đó, thả Ân Thừa Phong xuống xem,hắnthấy mặt y tím ngắt, miệng ngậm cười, đã chết tự lúc nào.
Hách Liên Xuân Thủy ngây ngốc một hồi.
Thiết Thủ thở dài: "'Võ lâm tứ đại thế gia', 'Đông Bảo' Hoàng Thiên Tinh chết trong tay Cơ Diêu Hoa, 'Nam Trại' Ngũ Cương Trung chết dưới chưởng của Sở Tương Ngọc, 'Tây Trấn' Lam Nguyên Sơn nguội lòng lạnh ý, xuất gia làm sư, 'Bắc Thành' Chu Bạch Vũ tự vận bỏ mình, giờ thiếu trại chủ Ân thiếu hiệp của 'Thanh Thiên Trại' cũng xuôi tay rủ bụi ở Bát Tiên đài, giang hồ hụt hẫng. Chưa vào giang hồ thì muốn giang hồ, một khi vào giang hồ thì sợ giang hồ; nếu như không mau chóng thoái lui, đường giang hồ thật sự là một đường xuống suối vàng".
Thích Thiếu Thương nhìn nét mặt Ân Thừa Phong, trái lại là nét mặt đã giải thoát, có lẽ hắn cảm thấy như vậy có thể gần Ngũ Thải Vân hơn chăng?
--- Còn Tức đại nương?
--- Nàng bình yên không?
--- Nếu như nàng có bất trắc, ta cũng giống như Ân Thừa Phong, ngoài cái chết ra, đâu còn gì nữa chứ.
Tức đại nương đương nhiên không bình yên.
Sau khi Thiết Thủ, Ân Thừa Phong, Hách Liên Xuân Thủy đi dự yến tiệc, lập tức có người đến dâng lên rượu thịt ê hề, còn ân cần mời mọc, đến lúc đó, bọn Tức đại nương càng thêm nghi ngờ.
Tức đại nương bề ngoài nói cười, ngấm ngầm gọi Dũng Thành và Đường Khẳng kiểm nghiệm kỹ lưỡng, quả nhiên khám phá ra mê dược trong rượu, trong cơm có độc, đám Hỷ Lai Cẩm đi tuần phát hiện đại đội quan binh, đã bao vây bốn bề hang động, vội báo tin cho Tức đại nương biết.
Tức đại nương thình lình phát động, bắt bốn tên đưa đồ ăn, sau đó toan tính dẫn người xông ra "Bí Nham động", cho người cấp báo cho bọn Hách Liên Xuân Thủy biết tin.
Bất quá, đại quân đã bao vây Bí Nham động như cái lồng sắt, Tức đại nương dẫn người xông ra mấy lần, đều bị tổn hao nhân thủ, Thập Nhất Lang cũng táng mạng dưới tên nỏ của quan binh.
Tức đại nương biết rõ liều mình cố xông ra bất xong, trái lại chi bằng tử thủ, Bí Nham động có địa thế hiểm trở, một khi có phòng bị, không dễ dàng tấn công vào, bèn dĩ dật đãi lao, đánh cù nhây với quan binh.
Lòng Tức đại nương như lửa đốt, nhưng vô kế khả thi, chỉ mong Thiết Thủ sáng suốt cảnh giác, có phát giác mà không lọt vào ổ mai phục.
Sau khi đám Thiết Thủ chém giết thoát khỏi Hải phủ, Hoàng Kim Lân lập tức phóng tín hiệu, cho đám kỵ binh truy sát, còn đề phòng bọn Thiết Thủ vượt Dịch Thủy thoát khỏi Bát Tiên đài, cho nên cắt chặn mọi đường rút lui.
Nào ngờ ba người Thiết Thủ, Hách Liên Xuân Thủy, Thích Thiếu Thương đều trọng nghĩa khí, quay ngược về Bí Nham động, từ sau lưng quan binh đánh vào, quan binh nhất thời đại loạn, đúng lúc chủ tướng chưa đến, đám Huệ Thiên Tử chỉ huy sai lầm, chỉ cần người của Tức đại nương nhất tề phát động, rất có thể xông ra khỏi vòng vây, không may trong động gia quyến quá đông, hành động bất tiện, chúng nhân lại không nhẫn tâm bỏ lại những người già cả, yếu đuối, thương tật, bởi thế Thiết Thủ, Thích Thiếu Thương và Hách Liên Xuân Thủy phải xông vào trong động.
Hách Liên Xuân Thủy đương nhiên vẫn còn mang theo xác Ân Thừa Phong.
Người của Thanh Thiên trại vừa nhìn thấy Ân Thừa Phong táng mạng, ai nấy cũng căm phẫn dâng trào, muốn quyết một trận sống mái với quan binh, giết hết đám "Thiên Khí Tứ tẩu" bất nhân bất nghĩa, Thiết Thủ vội ra sức khuyên can, giải thích cặn kẽ vọng động chỉ chuốc thêm những hy sinh vô nghĩa.
Lúc này, quan binh thấy đám người Thiết Thủ lại trở vào trong Bí Nham động, vừa kinh sợ vừa hoài nghi, cũng đang khấp khởi hy vọng, bởi bọn họ vào trong động, trừ phi biến thành xác chết, nếu không ai cũng không thể ra ngoài.
Trong động Thích Thiếu Thương và Tức đại nương mới gặp lại nhau, tựa như xa cách nhau cả đời.
Hách Liên Xuân Thủy lại tránh sang một bên, nét mặt đau buồn lạc lõng.
Thiết Thủ liền ngấm ngầm ra dấu cho Dũng Thành và Đường Khẳng bắt chuyện Hách Liên Xuân Thủy, Hách Liên Xuân Thủy bụng đang bất ổn, ngơ ngơ ngẩn ngẩn không nói gì.
Thì ra Thích Thiếu Thương đuổi đến "Cự Mã Câu", thấy quan binh tụ tập, liền biết không hay, nghe ngóng mới biết "Thanh Thiên Trại" đã bị quan binh công hãm, Thích Thiếu Thương nghe vậy, hoàn toàn chán nản, vốn muốn liều mạng cho rồi, nhưng quan sát một hồi, thấy đám quan binh vẫn còn đang lập trận, như gặp đại địch, lại dọ thám kỹ lưỡng, mới biết rõ thì ra đại đội Nam Trại thoát được, đã qua Dịch Thủy, trong đó mấy đầu sỏ đều thoát được.
Thích Thiếu Thương liền vượt sông Dịch Thủy, nghĩ đến "Liên Vân trại" với "Thiên Khí Tứ Tẩu" có thâm giao, bèn đi Hải phủ nghe ngóng, lại tình cờ đụng Hoắc Loạn Bộ và hai tên bộ hạ cũ của "Liên Vân trại" đang "xử lý" xác của Ba Tam Lực.
Thích Thiếu Thương đã từng gặp qua Ba Tam Lực, mặc dù Ba Tam Lực đã chết, chàng vẫn có thể nhận ra.
Thích Thiếu Thương cũng nhận ra hai tên kia là bộ hạ của Cố Tích Triều, phản đồ của "Liên Vân trại".
Hoắc Loạn Bộ Thích Thiếu Thương nhận ra liền.
Lúc đó, Hoắc Loạn Bộ cũng đã phát hiện Thích Thiếu Thương.
Y phản ứng thật nhanh, lập tức quát tháo ra lệnh cho hai tên thủ hạ vây đánh Thích Thiếu Thương.
Hai tên bộ hạ cũ nhìn thấy Thích Thiếu Thương, dẫu sao cũng là đương gia, uy danh vẫn còn, hai têm chết sững, nhưng lại không dám kháng lệnh, vừa giáp mặt đã bị Thích Thiếu Thương chế phục.
Hoắc Loạn Bộ lại muốn thừa lúc bỏ chạy.
Thích Thiếu Thương vung kiếm đuổi theo, Hoắc Loạn Bộ chạy trối chết, có điều y có chạy nhanh tới cỡ nào, cũng không nhanh bằng thân pháp "Điểu tận cung tàng" của Thích Thiếu Thương.
Thích Thiếu Thương chặn được y.
Hoắc Loạn Bộ sao dám đơn đấu với Thích Thiếu Thương? Để giữ mạng, bất giác y nghĩ ra một biện pháp: "Chỉ cần ngài không giết tôi, tôi nói cho ngài nghe một đại bí mật".
"Bí mật gì?".
"Bí mật này liên quan đến Thiết Thủ, Hách Liên Xuân Thủy, Ân Thừa Phong, Tức đại nương, còn có sinh tử tồn vong của mỗi một người, ngài chỉ cần tha cho tôi, tôi quyết sẽ không nói che giấu".
Thích Thiếu Thương hơi động dung.
Chàng vốn biết, kẻ như đám "Liên Vân Tứ Loạn" chỉ là hạng tép riu, cừu địch thật sự của chàng là Cố Tích Triều, Hoàng Kim Lân.
Chàng cũng không có ý muốn giết Hoắc Loạn Bộ ngay, lại nóng lòng muốn biết tin tức của bọn Tức đại nương.
Cho nên chàng đồng ý.
Chàng đồng ý thả Hoắc Loạn Bộ.
Hoắc Loạn Bộ biết Thích Thiếu Thương nói sao làm vậy, chắc chắn đáng tin, hơn nữa, cho dù không tin đối phương, y cũng không có đường sống để đi.
Y vì để xin thứ tha, đem mọi an bài của hai gã Cố, Hoàng trong Hải phủ, đầu đuôi ngọn ngành kể hết cho Thích Thiếu Thương biết.
Thích Thiếu Thương vừa nghe, biết đại sự không hay, vội điểm huyệt Hoắc Loạn Bộ, lao đi Hải phủ, y theo lời khai của Hoắc Loạn bộ thì ở tường phía tây phục binh ít nhất, trước tiên cắt đứt các dây dẫn lửa mồi thuốc nổ, rồi mới từ phía sau đột kích vào, làm loạn bố cục của đối phương, kêu gọi đám Thiết Thủ xông về hướng đó, quả nhiên thoát được. Nếu không phải lúc đó trong ứng ngoài hợp, quan binh bị rối loạn chân tay, bọn Thiết Thủ lợi dụng tình hình toàn lực xông ra cửa lớn chém giết, sợ khó mà toàn mạng quay lại "Bí Nham động".
Tuy giờ đây bọn họ đã về được "Bí Nham động", nhưng không thể xông ra khỏi "Bí Nham động".
Các đường thông gió của "Bí Nham động" rất nhiều, hơn nữa động sâu lắm ngõ ngách, quanh co ngoằn ngoèo, nếu muốn dùng hỏa công, quyết không thể đốt được gì, nếu muốn dùng khói hun, quan binh đến gần cửa động cũng sẽ bị quần hùng trong động bắn chết, với lại gần bờ sông, nước sông chảy vào vài đầm nước trong động, sức gió khá mạnh, bất kể là hỏa công hay hun khói, đều không thể nào làm được, đồ ăn nước uống cũng không thành vấn đề.
Bởi thế, song phương gờm nhau hơn mười ngày rồi.
Nguy cơ lớn nhất là số quan binh tăng lên bội phần, với lại càng nhức đầu hơn chính là vấn đề lương thực.
Cho dù ăn dè xẻn, lương thực cũng sẽ hết rất nhanh.
--- Nên xử lý thế nào?
May sao đồ ăn quan binh dùng làm "mồi" hôm trước, ngoài cơm và rượu không thể ăn ra, phần còn lại không có độc, vài ngày trước là nhờ vào mấy món đó mà qua được được vài bữa.
Nhưng lại cũng kho6ng cầm cự được nữa.
Mấy ngày nay, sắc mặt Hách Liên Xuân Thủy lầm lì, không nói gì nhiều, chỉ lạnh lùng mài thương.
Thương càng mài càng bén.
Không cần biết là Nhị tiệt Tam bác hồng anh thương hay Tam Lăng ngõa diện thương cán trắng tua trắng, y đều mài thường xuyên, ngắm thường xuyên.
Thích Thiếu Thương và Tức đại nương trải qua bao sinh ly tử biệt, cười nói ríu rít như xưa.
Đôi lúc họ cũng nói đến Lôi Quyển và Đường nhị nương, cười nói hy vọng bọn họ an lành, khoái lạc, vĩnh viễn đừng quay lại.
Bởi trong lòng họ biết rằng, nơi này đã hoàn toàn không còn hy vọng.
Hoàn toàn không còn hy vọng sống còn.
Đến tối ngày thứ mười hai, Hách Liên Xuân Thủy bắt đầu cười nói, lại còn lấy nước thay rượu, chúc Tức đại nương và Thích Thiếu Thương bách niên giai lão, hai người đang có hơi ngạc nhiên, Hách Liên Xuân Thủy đã ngửa cổ uống cạn chén.
Y thật sự đã lấy nước làm rượu.
Sau đó y dặn dò "Hổ đầu đao" Tập Thúy Hoàn vài câu, đại để là nếu như ra được "Bí Nham động", chuyển lời bẩm cáo với Hách Liên lão tướng quân.
Bọn họ còn cùng nhau quan sát địch tình ở cửa động.
Quan binh dĩ nhiên không toàn lực tấn công, chỉ giám sát mọi mặt.
Bọn chúng hiển nhiên đang chờ.
Chờ ngày địch nhân của bọn chúng hết lương thực.
Trong số có dựng vài cái trướng lớn trên cao, trướng to nhất Cố Tích Triều và Hoàng Kim Lân thường vào ra, nghênh ngang phách lối, liệu định "con mồi" quyết chạy không thoát bày tay của chúng.
Bọn Thích Thiếu Thương chắc chắn không thể thoát được.
Như Thích Thiếu Thương mà nói, mấy lần đều chạy thoát, nhưng vẫn rơi vào trong tay bọn chúng.
Bọn chúng đã bố trí thiên la địa võng, tin tưởng chắc chắn mười phần, chỉ chờ xem bao giờ mới kéo lưới.
Tức đại nương nhìn thấy thần thái ngạo mạn khinh thị của Cố Tích Triều và Hoàng Kim Lân, không nhịn được hừ một tiếng: "Huynh biết tôi hận mấy tên đó đến cỡ nào không?".
Nàng ngước nhìn Thích Thiếu Thương nói: "Chỉ cần có người giết được hai tên đó, tôi nguyện gả cho người đó".
"Tại sao trên thế gian này đám tiểu nhân luôn luôn được thanh được thế". Tức đại nương thở dài: "Tiểu nhân vốn đáng ghét, một khi có quyền có thế, nhìn thấy mặt mũi bọn chúng lại càng đáng hận hơn".
Mấy cái trướng đó này đương nhiên là bản doanh của chủ soái.
Ngoài Cố Tích Triều và Hoàng Kim Lân, đương nhiên còn có quan tướng, nhân vật võ lâm, còn có Ngô Song Chúc, Huệ Thiên Tử, đám "Liên Vân Tam Loạn".
Hách Liên Xuân Thủy đứng xa vọng nhìn Ngô Song Chúc, mắt đỏ ngầu.
Y vì tin tưởng "Thiên Khí Tứ Tẩu", cho nên mới khiến mọi người bị nguy khốn ở nơi này, dù rằng không ai trực tiếp trách y, nhưng y cũng hiểu có bao nhiêu ánh mắt trong động đang oán trách y, oán hận y.
Cho dù không một ai quở trách y, y vẫn thầm tự quở trách mình.
Chính là vì y tin tưởng Ngô Song Chúc, cho nên mới đi dự yến tiệc.
Bởi đi phó yến, Ân Thừa Phong mới chết.
Thi thể Ân Thừa Phong còn đang bốc mùi trong động, bộ hạ của Thanh Thiên Trại không có ai có thể tha thứ cho y.
Hách Liên Xuân Thủy cũng không thể tha thứ cho chính mình.
Hơn nữa, y không chỉ không thể tha thứ còn không thể tiếp nhận được.
Y không thể chịu đựng được nữa.
Hôm đó chắc là sáng sớm ngày thứ mười ba.
Y lặng lẽ bò dậy, buộc chặt ống tay áo, ống quần, giắt hai cây thương, vọng nhìn sắc trời âm u xám xịt.
Y vốn rất muốn đi lên tầng trên trong động gặp Tức đại nương.
Nhìn thêm một lần cuối.
Tức đại nương ngủ chung chỗ với đám nữ quyến của Liên Vân Trại, y vốn muốn len lén tới, nhưng cuối cùng đã ngưng bước.
Y sợ sẽ nhìn thêm một lần, mình sẽ mất đi dũng khí, đi không được nữa.
Chết không được nữa.
Y quyết định chết.
Chỉ có điều trước khi chết, muốn tận tay giết Ngô Song Chúc, tốt nhất còn có thể giết Cố Tích Triều, thậm chí cũng có thể hạ sát Hoàng Kim Lân, lúc đó chết càng không hối hận.
--- Sau này, có lẽ Tức đại nương sẽ sống còn, nói với con của nàng: là vậy đó, Hách Liên công tử đã rửa hận cho bọn ta, nếu không phải y...
Nghĩ đến đây, mắt Hách Liên Xuân Thủy lại ươn ướt. Y thầm tự mắng mình: khóc cái gì mà khóc! Cùng lắm là chết, thân là con của tướng quân, còn sợ chết ư? Chỉ có điều, cái thương tâm lại không phải đơn giản chỉ là chết...
--- Nhưng, đại nương đã gặp lại Thích Thiếu Thương, mình còn ở đây làm gì!? Nơi này đã không phải là chốn cho một "người ngoài cuộc" như mình lưu luyến nữa.
"Lưu luyến xứ, lan chu thôi phát"(hai câu thơ trong bài thơ "Vũ Lâm Linh" của Liễu Vĩnh: chốn lưu luyến, thuyền giục lên đường), Hách Liên Xuân Thủy chợt nhớ đến hai câu thơ này, bên ngoài đêm khuya như nước, trăng sáng như gương, đêm nay đêm gì? Một đêm trăng sáng như vầy! Một giòng sông lớn giăng ngang như vầy! Sông nước mênh mông, giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt? Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân? (Hai câu thơ trong bài "Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ" của Trương Nhược Hư: bên sông người nào thấy trăng đầu tiên? Trên sông trăng soi người từ năm nao?)
Thử thì tương vọng bất tương văn, nguyện trục nguyệt hoa lưu chiếu quân. (Cũng hai câu thơ trong bài "Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ" của Trương Nhược Hư: Giờ đây cùng nhìn nhau mà đâu nghe thấy nhau, xin hòa theo ánh trăng rọi đến người).
Hách Liên Xuân Thủy trân trân nhìn ánh trăng, đã không khỏi si dại.