-
Giới thiệu:
- Tác giả
- Tịch Quyên
- Số chương
- 30c + 5NT
- Nguồn
- Sưu Tầm
- Lượt đọc
- 13,267
- Cập nhật
Đều nói vùng khỉ ho cò gáy nhiều điêu dân, quả không sai.
Hắn đường đường là nhị thiếu gia dòng chính của Trấn quốc công phủ tôn quý, là biểu đệ ruột của đương kim Hoàng đế;
Một thôn đồng nho nhỏ lại dám trực tiếp cự tuyệt sự ban ơn của hắn, khiến thể diện hắn mất sạch;
Cùng lắm chỉ biết có mấy chữ mà dám nói hắn “đọc sách quá ít”!
Nhưng...hắn như không có tự trọng mà cứ thích trò chuyện cùng hắn ta, đồng thời cũng tự khiến bản thân không thoải mái.
Mười năm chưa từng gián đoạn việc gửi thư cho hắn ta, nhưng báo đáp thu được chính là mỗi ba tháng một phong thư gây lộn;
Nay gặp nhau ở kinh thành, hắn mới phát hiện hắn ta quả thực không chút kiêng kỵ, vô pháp vô thiên đến cực điểm______
“Hắn ta” lại dám giả làm nam nhân tham gia khoa cử, cứ thế trở thành cử nhân, rồi còn định thi trạng nguyên nữa chứ!
Hắn biết nàng làm nhiều như vậy đều là bất đắc dĩ,
Nhưng nàng sao có thể một mình bí quá hóa liều, cam lòng phạm tội khi quân cũng không muốn cân nhắc đến việc nhờ hắn giúp đỡ?
Người này bất kể là nam hay nữ đều là một phiền toái khiến người khác đau đầu đến cực điểm.
Dù nàng đã rửa sạch cổ chờ bị chém, cũng phải hỏi xem hắn có đồng ý hay không.
Hắn không muốn chỉ quen biết nàng mười năm...
=========
Chú thích của editor:
1/ Bối cảnh truyện rất đa dạng, từ chốn thôn quê nghèo xơ nghèo xác cho tới hoàng cung tráng lệ xa hoa. Dưới quê thì chẳng nói làm gì nhưng giới quý tộc kinh thành lắm quy nhiều củ, thêm vào đó là nữ chính của chúng ta không chịu ở yên nơi hậu viện nội trạch dành cho nữ tử mà trà trộn vào đám quan lại triều đình, lo chuyện quốc gia đại sự. Cho nên mình giải thích đại khái về giới cầm quyền trong truyện:
- Người đứng đầu, nắm quyền lực cao nhất đương nhiên là Hoàng đế.
- Dưới Hoàng đế có:
+ Hoàng thân quốc thích: có người được làm quan, có người không, nhưng dù có làm quan hay không thì quyền lực của những người này đều rất lớn. (tùy theo độ thân thích với Hoàng đế)
+ Thế gia huân quý: những gia tộc mà người đứng đầu được ban cho tước vị (công, hầu,) và cả gia tộc đều được nhận bổng lộc (tùy theo tước vị), tước vị này được truyền từ đời này qua đời khác, nếu người đứng đầu gia tộc không phạm vào đại tội và thể chế triều đình không thay đổi thì tước vị sẽ được truyền đến khi người cuối cùng mang tước vị tuyệt tự (tức là vợ chính không có con trai).
+ Các quan: ngoại trừ những quan lại do Hoàng đế bổ nhiệm từ hoàng tộc và các thế gia huân quý thì có cả các quan lại nhờ thi đậu, được đề tên bảng vàng mà được bổ nhiệm làm quan.
2/ Mình xin giải thích nghĩa của một số từ (có thể khá lạ lẫm với những người ít đọc truyện cổ đại) xuất hiện nhiều trong truyện:
- Thôn đồng: nghĩa đơn giản là đứa trẻ trong thôn, tuy nhiên một số người dùng chữ này với ý khinh miệt để chỉ những đứa trẻ quê mùa, thiếu kiến thức.
- Huân quý: chỉ những thế gia có tước vị (công, hầu,...) được truyền từ đời này qua đời khác. Gia đình huân quý không phải hoàng tộc nhưng rất có quyền lực.
- Tập tước: thừa kế tước vị.
- Ám côn: đánh lén bằng gậy.
- Tên: thời cổ đại, một người có thể có rất nhiều tên:
+ Tên húy: tên được đặt từ khi mới sinh ra, tên này chỉ người có vai vế, chức tước cao hơn hoặc bạn bè thân mới được gọi. (tên húy của vua mà gọi hoặc viết ra là có thể bị nhốt vào tù như chơi)
+ Tên tự: thông thường khi đủ hai mươi tuổi, trưởng bối hoặc người hay chữ sẽ đặt cho một cái tên ý nghĩa để gọi, tránh gọi tên húy.
+ Tên hiệu: biệt hiệu một người tự đặt cho mình hoặc giang hồ đặt cho.
+ Tên thụy: tên được đặt sau khi chết (thường dùng cho vua), sau khi vua chết, triều thần sẽ căn cứ vào thành tích, nhân phẩm của vua lúc còn sống để đặt.
- Thứ tử, thứ nữ: bên Trung Quốc có hai chữ khác nhau nhưng đều có âm Hán Việt là "thứ", vì vậy "thứ tử" "thứ nữ" cũng có 2 nghĩa tùy trường hợp:
+ "Thứ" trong "trưởng thứ", chỉ người con thứ hai.
+ "Thứ" trong "đích thứ", chỉ chung con của vợ lẽ, di nương, thiếp thất.
VD: Người con trai thứ hai trong nhà do vợ lẽ sinh ra thì gọi là “thứ thứ tử”.
- Thứ xuất: con do vợ lẽ sinh ra.
- Đích tử, đích nữ, đích xuất: con do vợ chính sinh ra.
- Bình thê: người vợ thứ hai có cùng địa vị với người vợ chính.
3/ Bên Trung phân biệt giới tính rất rõ, "tử" là con trai, "nữ" là con gái, nên "mẹ con" bên Trung cũng phân thành "mẫu tử" và "mẫu nữ", còn "cha con" thì phân thành "phụ tử" và "phụ nữ" nhưng chúng ta hay hiểu "tử" là con cái nói chung nên mình cũng gom chung "mẹ con" là "mẫu tử", cha con là "phụ tử" (xin lỗi chứ để “phụ nữ” mình không nhịn được cười).
Hắn đường đường là nhị thiếu gia dòng chính của Trấn quốc công phủ tôn quý, là biểu đệ ruột của đương kim Hoàng đế;
Một thôn đồng nho nhỏ lại dám trực tiếp cự tuyệt sự ban ơn của hắn, khiến thể diện hắn mất sạch;
Cùng lắm chỉ biết có mấy chữ mà dám nói hắn “đọc sách quá ít”!
Nhưng...hắn như không có tự trọng mà cứ thích trò chuyện cùng hắn ta, đồng thời cũng tự khiến bản thân không thoải mái.
Mười năm chưa từng gián đoạn việc gửi thư cho hắn ta, nhưng báo đáp thu được chính là mỗi ba tháng một phong thư gây lộn;
Nay gặp nhau ở kinh thành, hắn mới phát hiện hắn ta quả thực không chút kiêng kỵ, vô pháp vô thiên đến cực điểm______
“Hắn ta” lại dám giả làm nam nhân tham gia khoa cử, cứ thế trở thành cử nhân, rồi còn định thi trạng nguyên nữa chứ!
Hắn biết nàng làm nhiều như vậy đều là bất đắc dĩ,
Nhưng nàng sao có thể một mình bí quá hóa liều, cam lòng phạm tội khi quân cũng không muốn cân nhắc đến việc nhờ hắn giúp đỡ?
Người này bất kể là nam hay nữ đều là một phiền toái khiến người khác đau đầu đến cực điểm.
Dù nàng đã rửa sạch cổ chờ bị chém, cũng phải hỏi xem hắn có đồng ý hay không.
Hắn không muốn chỉ quen biết nàng mười năm...
=========
Chú thích của editor:
1/ Bối cảnh truyện rất đa dạng, từ chốn thôn quê nghèo xơ nghèo xác cho tới hoàng cung tráng lệ xa hoa. Dưới quê thì chẳng nói làm gì nhưng giới quý tộc kinh thành lắm quy nhiều củ, thêm vào đó là nữ chính của chúng ta không chịu ở yên nơi hậu viện nội trạch dành cho nữ tử mà trà trộn vào đám quan lại triều đình, lo chuyện quốc gia đại sự. Cho nên mình giải thích đại khái về giới cầm quyền trong truyện:
- Người đứng đầu, nắm quyền lực cao nhất đương nhiên là Hoàng đế.
- Dưới Hoàng đế có:
+ Hoàng thân quốc thích: có người được làm quan, có người không, nhưng dù có làm quan hay không thì quyền lực của những người này đều rất lớn. (tùy theo độ thân thích với Hoàng đế)
+ Thế gia huân quý: những gia tộc mà người đứng đầu được ban cho tước vị (công, hầu,) và cả gia tộc đều được nhận bổng lộc (tùy theo tước vị), tước vị này được truyền từ đời này qua đời khác, nếu người đứng đầu gia tộc không phạm vào đại tội và thể chế triều đình không thay đổi thì tước vị sẽ được truyền đến khi người cuối cùng mang tước vị tuyệt tự (tức là vợ chính không có con trai).
+ Các quan: ngoại trừ những quan lại do Hoàng đế bổ nhiệm từ hoàng tộc và các thế gia huân quý thì có cả các quan lại nhờ thi đậu, được đề tên bảng vàng mà được bổ nhiệm làm quan.
2/ Mình xin giải thích nghĩa của một số từ (có thể khá lạ lẫm với những người ít đọc truyện cổ đại) xuất hiện nhiều trong truyện:
- Thôn đồng: nghĩa đơn giản là đứa trẻ trong thôn, tuy nhiên một số người dùng chữ này với ý khinh miệt để chỉ những đứa trẻ quê mùa, thiếu kiến thức.
- Huân quý: chỉ những thế gia có tước vị (công, hầu,...) được truyền từ đời này qua đời khác. Gia đình huân quý không phải hoàng tộc nhưng rất có quyền lực.
- Tập tước: thừa kế tước vị.
- Ám côn: đánh lén bằng gậy.
- Tên: thời cổ đại, một người có thể có rất nhiều tên:
+ Tên húy: tên được đặt từ khi mới sinh ra, tên này chỉ người có vai vế, chức tước cao hơn hoặc bạn bè thân mới được gọi. (tên húy của vua mà gọi hoặc viết ra là có thể bị nhốt vào tù như chơi)
+ Tên tự: thông thường khi đủ hai mươi tuổi, trưởng bối hoặc người hay chữ sẽ đặt cho một cái tên ý nghĩa để gọi, tránh gọi tên húy.
+ Tên hiệu: biệt hiệu một người tự đặt cho mình hoặc giang hồ đặt cho.
+ Tên thụy: tên được đặt sau khi chết (thường dùng cho vua), sau khi vua chết, triều thần sẽ căn cứ vào thành tích, nhân phẩm của vua lúc còn sống để đặt.
- Thứ tử, thứ nữ: bên Trung Quốc có hai chữ khác nhau nhưng đều có âm Hán Việt là "thứ", vì vậy "thứ tử" "thứ nữ" cũng có 2 nghĩa tùy trường hợp:
+ "Thứ" trong "trưởng thứ", chỉ người con thứ hai.
+ "Thứ" trong "đích thứ", chỉ chung con của vợ lẽ, di nương, thiếp thất.
VD: Người con trai thứ hai trong nhà do vợ lẽ sinh ra thì gọi là “thứ thứ tử”.
- Thứ xuất: con do vợ lẽ sinh ra.
- Đích tử, đích nữ, đích xuất: con do vợ chính sinh ra.
- Bình thê: người vợ thứ hai có cùng địa vị với người vợ chính.
3/ Bên Trung phân biệt giới tính rất rõ, "tử" là con trai, "nữ" là con gái, nên "mẹ con" bên Trung cũng phân thành "mẫu tử" và "mẫu nữ", còn "cha con" thì phân thành "phụ tử" và "phụ nữ" nhưng chúng ta hay hiểu "tử" là con cái nói chung nên mình cũng gom chung "mẹ con" là "mẫu tử", cha con là "phụ tử" (xin lỗi chứ để “phụ nữ” mình không nhịn được cười).
Bình luận facebook