Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-39
Chương 39: Đứng Mũi Chịu Sào
Chương 39 : Đứng mũi chịu sào
Hà Lịch tái mặt hẳn đi: “Sao di mẫu có thể nói ra lời ấy, mỗi ngày muội bận bù đầu bù cổ đều vì nhà họ Phương, di mẫu…”
“Biểu ca.” Lâm Nhữ ngắt lời hắn, nhỏ giọng: “Không thể trách mẫu thân được, phụ thân vừa mất mà muội không thể ở cạnh bên an ủi còn qua quýt với Phong nương nữa, thế nên mẫu thân mới tức giận.”
Tim của Hà Lịch như vỡ thành bao mảnh vụn, máu thịt lẫn với nhau, đau đến không thốt nên lời.
Một thiếu nữ mới mười bảy phải gồng gánh mấy trăm miệng ăn, đứng mũi chịu sào giữa thương trường hiểm ác, vốn cực kì chán ghét hạng người như Quách Thành An và Lâm Nguyên nhưng vẫn phải tiếp đãi niềm nở, vui cười lá mặt lá trái với chúng. Trong nhà thì di nương cùng huynh trưởng và tỷ muội dòng thứ không khiến người ta bớt lo, đến thân mẫu cũng không thông cảm thì nàng phải biết sống sao.
Sáng hôm ấy Lỗ Huyền dẫn người đến khám nhà bắt trói Phương Đức Thanh, mà buổi chiều Lỗ Huyền đã đột ngột chết, liệu bên trong đó có dính líu đến Lâm Nhữ hay không quả là chẳng dám nghĩ đến. Nếu nàng thật sự dính líu thì hắn không dám tưởng tượng, một thiếu nữ được nâng niu trong nhung lụa, chưa từng trải qua sóng gió cuộc đời sao có thể cắn răng nhúng chàm ngay thế được, sau đó còn có thể xử lý tốt mọi chuyện, cùng Phương Du Phong đưa thi thể Phương Đức Thanh về phủ. Sau vẻ mặt bình tĩnh của nàng liệu rằng có thầm rỉ máu đầm đìa trong tim, giấu đau thương của mình vào trong sự lãnh đạm để không ai phân biệt được, đó là màu của máu tươi hay chỉ là màu sắc bình thường thôi.
Phương Khương thị cùng Cẩm Phong mất đi người thân thì Lâm Nhữ cũng vậy, họ có thể oán trách, có thể đau lòng, nhưng nàng lại không thể, chẳng những nàng không được phép đau lòng mà còn phải kiên cường để gánh vác họ Phương, xem xét sổ sách, các mối quan hệ ơn nghĩa… bao nhiêu việc treo trên đầu, rất khó có được một thời khắc nhàn rỗi.
Cẩm Phong bệnh tật là hòn ngọc quý nâng niu trong tay, còn nàng kiên cường như cây tùng không sợ gió tuyết nên phải chịu đựng sự đối xử vô tình như vậy sao?
Lâm Nhữ đi xa dần, không còn thấy được bóng dáng nàng nữa, cây rừng phất phơ trong cơn gió sớm, nắng mai vàng ửng rọi vào đình đài lầu gác nguy nga lộng lẫy, Hà Lịch bước theo hướng Lâm Nhữ rời đi, được mười mấy bước lại dừng.
Nếu hắn gặp Phương Khương thị cùng nàng, Lâm Nhữ sẽ không cho hắn được nói, nếu hắn muốn giải trình với Phương Khương thị chỉ càng làm khó nàng thêm.
Mà nếu không giải trình với Phương Khương thị, lửa giận của hắn không thể kìm nổi.
Để cho nô tỳ hỏi lời sỉ nhục Lâm Nhữ như vậy, sao Phương Khương thị có thể thốt ra được chứ!
Hà Lịch ngây người kinh ngạc đi ra ngoài, lòng phẫn nộ nhưng muôn điều không hiểu.
Lúc Phương Đức Thanh còn sống, tuy Phương Khương thị vẫn thương Cẩm Phong hơn, nhưng bà đối xử với Lâm Nhữ khá tốt, hết lòng yêu thương ân cần thăm hỏi. Huống hồ Phương Khương thị là một người bao dung, chưa hề nặng lời với hạ nô, sao trong thời gian ngắn như vậy lại thay đổi tính cách chóng vánh đến thế, nỡ lòng nào cay nghiệt với con gái ruột của mình?
Bao nhiêu chuyện trong phường quạt đang chờ hắn xử lý, nô tài hầu hạ dắt ngựa chờ ở cửa viện nhà trên núi Trừng Y, Hà Lịch hất đầu dẹp tan nghi ngờ, bước ra cửa giục ngựa hướng về phường quạt.
Ở sau núi đá, Hà Khương thị cùng Hà Dư ló đầu lén lút nhìn dáo dác xung quanh, đợi Hà Lịch đi xa rồi mới ra khỏi đó.
Việc Hà Khương thị nói bà nhận được ơn tình của Phương Đức Thanh cùng Phương Khương thị cũng quả thực đúng như thế.
Đãi ngộ của bà không hề thua kém Phương Khương thị, nhưng bà lúc nào cũng chú ý đến phận ở nhờ nên không ăn uống sang trọng, không mặc đồ lộng lẫy, lúc này trên người là ống tay áo hẹp màu xanh thẫm, váy màu xám tro, áo khoác màu xanh đậm, đầu vấn búi tóc nghiêng đơn giản, cài một cây trâm màu bạc hình hoa sen, hoa tai ngọc viền bạc, lộ ra nét chất phác hồn hậu, chỉ nhìn lối ăn mặc thì tương tự với sự trầm ổn của Hà Lịch, tính tình vốn cũng khá tốt, chỉ có điều, đối với con trai cưng luôn nuông chiều đến mức mù quáng, cứng đầu không nghe ai khuyên giải, cũng không cảm thấy bản thân làm sai.
Sau khi Hà Lịch trải qua cơn gia biến nếm hết ấm lạnh cõi đời, cậu bé sáu tuổi dần dần trở nên thành thục hiểu chuyện, thuở nhỏ vùi đầu học tập, lớn lên một lòng hoàn thành mọi việc mà Phương Đức Thanh giao cho hắn làm, nhưng hắn chỉ lo được chuyện bên ngoài không lo được chuyện trong nhà, hắn không hầu hạ dưới đầu gối bà nên Hà Khương thị với hắn không có lời gì để nói với nhau. Hà Dư thì không phải vậy, y có đủ sở trường về kỹ năng lăn lộn làm nũng khóc đòi, mỗi một thời khắc đều không thể tách rời mẫu thân mình, Hà Khương thị như dốc hết ruột gan đặt lên người đứa con út này, chỉ hận không thể nâng niu hơn nữa, dù y có muốn trăng sáng trên trời bà cũng quyết hái xuống cho y, gia nghiệp bị lừa hết, bản thân không có cách nào cho con được gia tài khổng lồ cùng cuộc sống giàu sang, nên con trai thèm thuồng gia tài của họ Phương, muốn chiếm làm của riêng, thì dù bà có cảm thấy không ổn cũng không làm trái ý y.
Đêm hôm đó Hà Dư kêu bà đi tìm Hà Lịch để hắn sắp xếp Hà Dư vào phường quạt, nhưng bị hắn từ chối còn bị Lâm Nhữ hù dọa, bà không dám tìm gặp Phương Khương thị, sau đó lúc về bị Hà Dư than trách một phen, nên nhịn mấy ngày, hôm nay lại bị Hà Dư lôi đi muốn tìm Phương Khương thị.
“Huynh trưởng con nói nếu mẫu thân đi tìm di mẫu con sẽ mua nhà để chúng ta dọn ra ngoài, là vậy thật thì sao?” Hai mẫu tử đi vào trong, Hà Khương thị chần chừ đi rất chậm.
“Sợ gì chứ, nếu thật sự mua nhà cho mẫu tử chúng ta thì con bán quách cái nhà đi, chúng ta được thêm một khoản tiền rồi dọn về lại.” Hà Dư thờ ơ nói.
Vẻ ngoài của y rất được, môi hồng răng trắng, cặp mắt đào hoa đa tình, nụ cười anh tuấn tuyệt trần, thân hình thon dài, điệu bộ làm dáng, khi ra ngoài rất nhiều thiếu nữ liếc mắt đưa tình theo đuổi y, giờ trên người y là áo bào ống tay rộng bằng gấm Tứ Xuyên đỏ hồng viền xanh lục, thêu hoa văn mẫu đơn lớn quý phái, phe phẩy một chiếc quạt mùi đàn hương trong tay với chuôi quạt là ngọc dương chi thượng hạng, trông như một vị thiếu gia nhà giàu phong lưu hào phóng tuyệt trần.
Môi của Hà Khương thị hết ngậm lại rồi há ra, nói: “Sợ là huynh trưởng của con đã đề phòng mặt này rồi, giấy tờ nhà đất sẽ để nó đứng tên rồi cất đi để chúng ta không tìm ra được.”
“Huynh trưởng đúng là không niệm tình huynh đệ.” Thật ra Hà Dư cũng lo lắng chuyện này mới bắt Hà Khương thị đi tìm Phương Khương thị, hôm nay phải làm to chuyện lên, dù không được đến phường quạt cũng phải xin được tiền tháng.
Phương Du Phong được cất nhắc, thì y cũng phải được.
Mấy năm trước, Hà Lịch không hề cất giấu mà giao hết tiền tháng cho Hà Khương thị, mà giao cho Hà Khương thị thì khác nào giao cho Hà Dư, một mình y xài tiền tháng của ba người, từ khi y bị đuổi khỏi phường quạt thì Hà Lịch giữ lại tiền tháng của hắn không giao cho Hà Khương thị đồng nào. Một tháng hụt đi mười xâu tiền, lại không được dùng đến phần tiền tài kia của họ Phương, khiến cho y vốn rộng rãi với đám bằng hữu không ra gì kia đi chơi bời kỹ viện phải sống tạm bợ qua ngày, y hận Hà Lịch thấu xương, lúc nào cũng muốn nhai thịt uống máu Hà Lịch, oán hận hắn không nể tình huynh đệ.
Nhưng y lại không thèm nghĩ, những nhà nghèo cả năm cũng không xài quá mười xâu tiền, một tên ở nhờ như y mỗi tháng xài cả phần của y và mẫu thân y hết hai mươi xâu tiền đã rất nhiều rồi, đều nhờ nhà họ Phương phú quý khó bì mới cung ứng nổi, chứ các thiếu gia ở hầu môn sĩ tộc mỗi tháng cũng chỉ có mười xâu thôi.
“Đúng là Lịch lang không niệm tình huynh đệ.” Hà Khương thị mê muội mà cảm thán, phụ họa với y. “Lúc di phụ con còn sống, tiền tháng của huynh đệ hai đứa ngang với Nhữ lang và Phương đại lang, giờ Nhữ lang đã là gia chủ, cất nhắc tiền tháng cho Phương đại lang lại không nghĩ đến con, Lịch lang không chịu nghe ngóng cũng không thèm nói giúp cho con.”
“Giúp cái gì, huynh ấy chỉ biết có mỗi mình mình.” Hà Dư bĩu môi, cặp mắt hoa đào híp lại, y nói: “Huynh ấy muốn kết hôn với con ma ốm biểu tỷ đó, nếu cưới biểu tỷ thì không thiếu được phần hồi môn phong phú, nếu con thêm được chút tiền thì huynh ấy được nguyên của hồi môn.”
Hà Khương thị than thở, theo lý mà nói kết hôn để hai nhà thêm thân cũng không tồi, nhưng mà sức khỏe của Cẩm Phong yếu đến mức nằm trên giường quanh năm, cưới một người như vậy e rằng không trông mong gì được đường con cháu, nhìn đứa con trai lớn kia chắc cũng chẳng nạp thiếp, nếu chính thất tuyệt tự, thì dưới suối vàng bà mặt mũi đâu mà đi gặp phu quân.
Hai mẫu tử đến gian Phù Dung, Phương Khương thị không có ở đây, nô tỳ báo lại đã đến lầu Thuật Hương thăm Cẩm Phong.
“Phải đến lầu Thuật Hương sao?” Hà Khương thị do dự.
Phương Khương thị với bà tỷ muội tình thâm, nhưng luôn không thích bà đến lầu Thuật Hương, có lúc bà đến đây thì Phương Khương thị đang ở lầu Thuật Hương, bà bèn qua đó tìm Phương Khương thị để thuận tiện hỏi thăm Cẩm Phong, nhưng mỗi lần bà đến lầu Thuật Hương thì Phương Khương thị đều dẫn bà cùng về gian Phù Dung, nhiều lần như vậy nên bà nhận ra được, tự giác không ghé lầu Thuật Hương nữa.
“Tất nhiên phải đến rồi.” Hà Dư nói mãi bên tai Hà Khương thị mới dụ bà đồng ý cùng đi gặp Phương Khương thị, giờ không ghé chẳng phải mất công nãy giờ sao?
Chương 39 : Đứng mũi chịu sào
Hà Lịch tái mặt hẳn đi: “Sao di mẫu có thể nói ra lời ấy, mỗi ngày muội bận bù đầu bù cổ đều vì nhà họ Phương, di mẫu…”
“Biểu ca.” Lâm Nhữ ngắt lời hắn, nhỏ giọng: “Không thể trách mẫu thân được, phụ thân vừa mất mà muội không thể ở cạnh bên an ủi còn qua quýt với Phong nương nữa, thế nên mẫu thân mới tức giận.”
Tim của Hà Lịch như vỡ thành bao mảnh vụn, máu thịt lẫn với nhau, đau đến không thốt nên lời.
Một thiếu nữ mới mười bảy phải gồng gánh mấy trăm miệng ăn, đứng mũi chịu sào giữa thương trường hiểm ác, vốn cực kì chán ghét hạng người như Quách Thành An và Lâm Nguyên nhưng vẫn phải tiếp đãi niềm nở, vui cười lá mặt lá trái với chúng. Trong nhà thì di nương cùng huynh trưởng và tỷ muội dòng thứ không khiến người ta bớt lo, đến thân mẫu cũng không thông cảm thì nàng phải biết sống sao.
Sáng hôm ấy Lỗ Huyền dẫn người đến khám nhà bắt trói Phương Đức Thanh, mà buổi chiều Lỗ Huyền đã đột ngột chết, liệu bên trong đó có dính líu đến Lâm Nhữ hay không quả là chẳng dám nghĩ đến. Nếu nàng thật sự dính líu thì hắn không dám tưởng tượng, một thiếu nữ được nâng niu trong nhung lụa, chưa từng trải qua sóng gió cuộc đời sao có thể cắn răng nhúng chàm ngay thế được, sau đó còn có thể xử lý tốt mọi chuyện, cùng Phương Du Phong đưa thi thể Phương Đức Thanh về phủ. Sau vẻ mặt bình tĩnh của nàng liệu rằng có thầm rỉ máu đầm đìa trong tim, giấu đau thương của mình vào trong sự lãnh đạm để không ai phân biệt được, đó là màu của máu tươi hay chỉ là màu sắc bình thường thôi.
Phương Khương thị cùng Cẩm Phong mất đi người thân thì Lâm Nhữ cũng vậy, họ có thể oán trách, có thể đau lòng, nhưng nàng lại không thể, chẳng những nàng không được phép đau lòng mà còn phải kiên cường để gánh vác họ Phương, xem xét sổ sách, các mối quan hệ ơn nghĩa… bao nhiêu việc treo trên đầu, rất khó có được một thời khắc nhàn rỗi.
Cẩm Phong bệnh tật là hòn ngọc quý nâng niu trong tay, còn nàng kiên cường như cây tùng không sợ gió tuyết nên phải chịu đựng sự đối xử vô tình như vậy sao?
Lâm Nhữ đi xa dần, không còn thấy được bóng dáng nàng nữa, cây rừng phất phơ trong cơn gió sớm, nắng mai vàng ửng rọi vào đình đài lầu gác nguy nga lộng lẫy, Hà Lịch bước theo hướng Lâm Nhữ rời đi, được mười mấy bước lại dừng.
Nếu hắn gặp Phương Khương thị cùng nàng, Lâm Nhữ sẽ không cho hắn được nói, nếu hắn muốn giải trình với Phương Khương thị chỉ càng làm khó nàng thêm.
Mà nếu không giải trình với Phương Khương thị, lửa giận của hắn không thể kìm nổi.
Để cho nô tỳ hỏi lời sỉ nhục Lâm Nhữ như vậy, sao Phương Khương thị có thể thốt ra được chứ!
Hà Lịch ngây người kinh ngạc đi ra ngoài, lòng phẫn nộ nhưng muôn điều không hiểu.
Lúc Phương Đức Thanh còn sống, tuy Phương Khương thị vẫn thương Cẩm Phong hơn, nhưng bà đối xử với Lâm Nhữ khá tốt, hết lòng yêu thương ân cần thăm hỏi. Huống hồ Phương Khương thị là một người bao dung, chưa hề nặng lời với hạ nô, sao trong thời gian ngắn như vậy lại thay đổi tính cách chóng vánh đến thế, nỡ lòng nào cay nghiệt với con gái ruột của mình?
Bao nhiêu chuyện trong phường quạt đang chờ hắn xử lý, nô tài hầu hạ dắt ngựa chờ ở cửa viện nhà trên núi Trừng Y, Hà Lịch hất đầu dẹp tan nghi ngờ, bước ra cửa giục ngựa hướng về phường quạt.
Ở sau núi đá, Hà Khương thị cùng Hà Dư ló đầu lén lút nhìn dáo dác xung quanh, đợi Hà Lịch đi xa rồi mới ra khỏi đó.
Việc Hà Khương thị nói bà nhận được ơn tình của Phương Đức Thanh cùng Phương Khương thị cũng quả thực đúng như thế.
Đãi ngộ của bà không hề thua kém Phương Khương thị, nhưng bà lúc nào cũng chú ý đến phận ở nhờ nên không ăn uống sang trọng, không mặc đồ lộng lẫy, lúc này trên người là ống tay áo hẹp màu xanh thẫm, váy màu xám tro, áo khoác màu xanh đậm, đầu vấn búi tóc nghiêng đơn giản, cài một cây trâm màu bạc hình hoa sen, hoa tai ngọc viền bạc, lộ ra nét chất phác hồn hậu, chỉ nhìn lối ăn mặc thì tương tự với sự trầm ổn của Hà Lịch, tính tình vốn cũng khá tốt, chỉ có điều, đối với con trai cưng luôn nuông chiều đến mức mù quáng, cứng đầu không nghe ai khuyên giải, cũng không cảm thấy bản thân làm sai.
Sau khi Hà Lịch trải qua cơn gia biến nếm hết ấm lạnh cõi đời, cậu bé sáu tuổi dần dần trở nên thành thục hiểu chuyện, thuở nhỏ vùi đầu học tập, lớn lên một lòng hoàn thành mọi việc mà Phương Đức Thanh giao cho hắn làm, nhưng hắn chỉ lo được chuyện bên ngoài không lo được chuyện trong nhà, hắn không hầu hạ dưới đầu gối bà nên Hà Khương thị với hắn không có lời gì để nói với nhau. Hà Dư thì không phải vậy, y có đủ sở trường về kỹ năng lăn lộn làm nũng khóc đòi, mỗi một thời khắc đều không thể tách rời mẫu thân mình, Hà Khương thị như dốc hết ruột gan đặt lên người đứa con út này, chỉ hận không thể nâng niu hơn nữa, dù y có muốn trăng sáng trên trời bà cũng quyết hái xuống cho y, gia nghiệp bị lừa hết, bản thân không có cách nào cho con được gia tài khổng lồ cùng cuộc sống giàu sang, nên con trai thèm thuồng gia tài của họ Phương, muốn chiếm làm của riêng, thì dù bà có cảm thấy không ổn cũng không làm trái ý y.
Đêm hôm đó Hà Dư kêu bà đi tìm Hà Lịch để hắn sắp xếp Hà Dư vào phường quạt, nhưng bị hắn từ chối còn bị Lâm Nhữ hù dọa, bà không dám tìm gặp Phương Khương thị, sau đó lúc về bị Hà Dư than trách một phen, nên nhịn mấy ngày, hôm nay lại bị Hà Dư lôi đi muốn tìm Phương Khương thị.
“Huynh trưởng con nói nếu mẫu thân đi tìm di mẫu con sẽ mua nhà để chúng ta dọn ra ngoài, là vậy thật thì sao?” Hai mẫu tử đi vào trong, Hà Khương thị chần chừ đi rất chậm.
“Sợ gì chứ, nếu thật sự mua nhà cho mẫu tử chúng ta thì con bán quách cái nhà đi, chúng ta được thêm một khoản tiền rồi dọn về lại.” Hà Dư thờ ơ nói.
Vẻ ngoài của y rất được, môi hồng răng trắng, cặp mắt đào hoa đa tình, nụ cười anh tuấn tuyệt trần, thân hình thon dài, điệu bộ làm dáng, khi ra ngoài rất nhiều thiếu nữ liếc mắt đưa tình theo đuổi y, giờ trên người y là áo bào ống tay rộng bằng gấm Tứ Xuyên đỏ hồng viền xanh lục, thêu hoa văn mẫu đơn lớn quý phái, phe phẩy một chiếc quạt mùi đàn hương trong tay với chuôi quạt là ngọc dương chi thượng hạng, trông như một vị thiếu gia nhà giàu phong lưu hào phóng tuyệt trần.
Môi của Hà Khương thị hết ngậm lại rồi há ra, nói: “Sợ là huynh trưởng của con đã đề phòng mặt này rồi, giấy tờ nhà đất sẽ để nó đứng tên rồi cất đi để chúng ta không tìm ra được.”
“Huynh trưởng đúng là không niệm tình huynh đệ.” Thật ra Hà Dư cũng lo lắng chuyện này mới bắt Hà Khương thị đi tìm Phương Khương thị, hôm nay phải làm to chuyện lên, dù không được đến phường quạt cũng phải xin được tiền tháng.
Phương Du Phong được cất nhắc, thì y cũng phải được.
Mấy năm trước, Hà Lịch không hề cất giấu mà giao hết tiền tháng cho Hà Khương thị, mà giao cho Hà Khương thị thì khác nào giao cho Hà Dư, một mình y xài tiền tháng của ba người, từ khi y bị đuổi khỏi phường quạt thì Hà Lịch giữ lại tiền tháng của hắn không giao cho Hà Khương thị đồng nào. Một tháng hụt đi mười xâu tiền, lại không được dùng đến phần tiền tài kia của họ Phương, khiến cho y vốn rộng rãi với đám bằng hữu không ra gì kia đi chơi bời kỹ viện phải sống tạm bợ qua ngày, y hận Hà Lịch thấu xương, lúc nào cũng muốn nhai thịt uống máu Hà Lịch, oán hận hắn không nể tình huynh đệ.
Nhưng y lại không thèm nghĩ, những nhà nghèo cả năm cũng không xài quá mười xâu tiền, một tên ở nhờ như y mỗi tháng xài cả phần của y và mẫu thân y hết hai mươi xâu tiền đã rất nhiều rồi, đều nhờ nhà họ Phương phú quý khó bì mới cung ứng nổi, chứ các thiếu gia ở hầu môn sĩ tộc mỗi tháng cũng chỉ có mười xâu thôi.
“Đúng là Lịch lang không niệm tình huynh đệ.” Hà Khương thị mê muội mà cảm thán, phụ họa với y. “Lúc di phụ con còn sống, tiền tháng của huynh đệ hai đứa ngang với Nhữ lang và Phương đại lang, giờ Nhữ lang đã là gia chủ, cất nhắc tiền tháng cho Phương đại lang lại không nghĩ đến con, Lịch lang không chịu nghe ngóng cũng không thèm nói giúp cho con.”
“Giúp cái gì, huynh ấy chỉ biết có mỗi mình mình.” Hà Dư bĩu môi, cặp mắt hoa đào híp lại, y nói: “Huynh ấy muốn kết hôn với con ma ốm biểu tỷ đó, nếu cưới biểu tỷ thì không thiếu được phần hồi môn phong phú, nếu con thêm được chút tiền thì huynh ấy được nguyên của hồi môn.”
Hà Khương thị than thở, theo lý mà nói kết hôn để hai nhà thêm thân cũng không tồi, nhưng mà sức khỏe của Cẩm Phong yếu đến mức nằm trên giường quanh năm, cưới một người như vậy e rằng không trông mong gì được đường con cháu, nhìn đứa con trai lớn kia chắc cũng chẳng nạp thiếp, nếu chính thất tuyệt tự, thì dưới suối vàng bà mặt mũi đâu mà đi gặp phu quân.
Hai mẫu tử đến gian Phù Dung, Phương Khương thị không có ở đây, nô tỳ báo lại đã đến lầu Thuật Hương thăm Cẩm Phong.
“Phải đến lầu Thuật Hương sao?” Hà Khương thị do dự.
Phương Khương thị với bà tỷ muội tình thâm, nhưng luôn không thích bà đến lầu Thuật Hương, có lúc bà đến đây thì Phương Khương thị đang ở lầu Thuật Hương, bà bèn qua đó tìm Phương Khương thị để thuận tiện hỏi thăm Cẩm Phong, nhưng mỗi lần bà đến lầu Thuật Hương thì Phương Khương thị đều dẫn bà cùng về gian Phù Dung, nhiều lần như vậy nên bà nhận ra được, tự giác không ghé lầu Thuật Hương nữa.
“Tất nhiên phải đến rồi.” Hà Dư nói mãi bên tai Hà Khương thị mới dụ bà đồng ý cùng đi gặp Phương Khương thị, giờ không ghé chẳng phải mất công nãy giờ sao?