Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-12
Chương 12: Nghiêng Nước Nghiêng Thành
Chương 12 : Nghiêng nước nghiêng thành
Vườn trúc tía ở ngoài thành, đi lại khoảng bốn mươi dặm. Đầu giờ Dần, Lâm Nhữ và Hà Lịch đã lên đường.
Đồ chuyển cho vườn trúc tía phải tránh tai mắt, Hà Lịch đã tính trước nên chuẩn bị sẵn để ở một phòng ốc khác trong thành khá hẻo lánh của họ Phương. Hai người cưỡi ngựa xuất phát từ nhà lớn họ Phương, khi đến đó sẽ đổi xe ngựa.
Lâm Nhữ mặc hồ bào bằng gấm màu đen, bật người nhảy lên ngựa, động tác linh hoạt anh tuấn vô cùng.
Cả đêm qua Hà Lịch không chợp mắt nổi, lẳng lặng nhìn Lâm Nhữ. Rõ ràng là chàng trai hào hoa lỗi lạc như vậy, tự phỉ nhổ mình có lòng dạ bất chính.
Sau khi thay xe ngựa, treo đèn lồng hai bên thùng xe, Hà Lịch điều khiển còn Lâm Nhữ ngồi bên trong.
Cuối giờ Dần, hai người mới đến bìa rừng trúc tía của họ Phương.
Từ xa nhìn vào thành Nhuận Châu là vườn trúc tía mênh mông, nhà nhà đều có rừng trúc. Họ Phương được xem là gia tộc làm quạt đứng đầu nên sở hữu cả nửa số rừng trúc của thành Nhuận Châu. Rẽ ngang rẽ dọc mấy dặm, vườn trúc tía nuôi mỹ nhân trên mặt quạt ở góc đông bắc của rừng.
Rừng trúc nhà người khác chỉ dựng hàng rào che chắn, họ Phương thì khác. Bốn phía rừng trúc đều dựng tường rào cao hai trượng, nắng sớm rọi vào trông giống như một tòa lâu đài khuất mình vào màn đêm.
Cả rừng trúc tía chỉ có một cổng, cao một trượng tám, rộng một trượng, cửa dày cả thước. Mỗi cánh cửa rộng hai thước, hai khuyên nắm cửa được khóa bằng một ổ khóa bằng đồng, mà chìa khóa chỉ gia chủ và quản sự chuyển đồ mới có.
Vào trong rừng, xe ngựa đi thật lâu mới đến vườn trúc tía. Vườn ở góc đông bắc, sau vườn là tường rào, trước mặt là sông lớn rộng ba trượng, trên sông không có cầu hay thuyền. Lâm Nhữ ngạc nhiên không biết di chuyển thế nào, liền thấy Hà Lịch đi lên trước, ngồi bên bờ sông mày mò. Hai trụ sắt cao cỡ người trồi lên, cách mặt nước xâm xấp đầu gối cũng trồi lên một cầu treo đủ một người bước qua.
Nước sông thăm thẳm, cầu treo được nắng mai rọi nửa sáng nửa tối trông như có như không. Lâm Nhữ ngạc nhiên thấy Hà Lịch như đi trên đất bằng không chút trở ngại.
Đầu kia có cầu nổi, chốt mở khóa bằng xích sắt. Sau khi mở khóa thì Hà Lịch đặt cầu nổi xuống, quay lại điều khiển xe ngựa, tiếp đến mở cửa vườn.
Rào chắn vây quanh vườn cao như bên ngoài, cánh cửa hơi nhỏ nhưng nặng như cổng ngoài, Hà Lịch phải cố sức mới đẩy được hai cánh.
Lâm Nhữ đẩy thử, dùng hết sức từ thời bú sữa ra mà cánh cửa không nhúc nhích chút nào.
Rào như vậy, cửa như vậy, thảo nào chưa hề xảy ra chuyện mỹ nhân trốn khỏi vườn trúc tía.
Vào cửa còn có một con sông nhỏ hơn bên ngoài, rộng một trượng, cũng là một chiếc cầu treo ẩn mình trong nước, đặt cầu nổi xuống mới có thể đi qua, cũng một cái khóa giống vậy, cũng chỉ có gia chủ và quản sự chuyển đồ mới có chìa khóa.
“Phương bá cùng di phụ nói, mỹ nhân bên trong không nghĩ đến chuyện rời đi. Chỉ là từ nhỏ đã sống ở đây chưa từng tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên họ rất ngây thơ, cho rằng vườn trúc tía này là cả thế giới. Những cầu nổi, cửa lớn, sông nhỏ này là để phòng ngừa những kẻ trong phường quạt vào rừng chặt trúc.” Hà Lịch thấy vẻ mặt không nỡ của Lâm Nhữ nên vội vàng giải thích.
Rừng trúc tía không phải là không có người qua lại, mỗi năm cần chặt mấy đợt trúc cho nên lời nói này tuy không hợp lý lắm nhưng vẫn chấp nhận được. Tạo nghiệt là người họ Phương, không liên quan đến hắn, Lâm Nhữ ừ một tiếng tỏ vẻ đã tiếp nhận.
Bước vào vườn trúc tía, trước mắt Lâm Nhữ bừng sáng.
Vườn trúc tía có đục hồ nước để xây hòn giả sơn, trồng hoa thơm cỏ lạ, cây cối xanh um, nuôi nhiều chim quý. Đặt mình vào đó như đang đứng trong một bức tranh sơn thủy thiên nhiên, bụi trần trên thân mình đều được phủi sạch.
Cảnh sắc còn đẹp hơn cả Phương phủ.
Lâm Nhữ đưa mắt nhìn quanh, hít sâu một hơi, nghĩ rằng, tổ tiên của họ Phương thật biết tính toán. Cảnh đẹp nhường này, các vị mỹ nhân trên mặt quạt không bỏ trốn thì tốt, còn nếu bỏ trốn thì khi so sánh với thế giới bên ngoài, e rằng cũng phải cảm kích họ Phương mà che giấu hộ bí mật.
Dỡ hết đồ đạc chất vào kho, Hà Lịch đưa Lâm Nhữ đến lầu Sơ Ảnh của các mỹ nhân.
Lầu Sơ Ảnh là lầu nhỏ hai tầng, nằm ở phía bắc hướng về nam, tường đen ngói xám, trụ thẳng xanh thẫm. Nhìn xa xa là mái ngói cong lên, chái nhà tinh xảo. Càng gần là rường cột chạm trổ, cửa sổ khắc hoa văn cầu kỳ, treo rèm lụa. Cảnh sắc thanh tĩnh phối một chút ráng đỏ rực rỡ với khung nền màu xanh cánh trả (1) rất hài hòa. Đúng là một nơi tuyệt diệu.
(1) Màu xanh cánh trả: màu xanh biếc và óng ánh như màu lông trên cánh chim trả.
Những mỹ nhân chờ được chọn vẽ trên mặt quạt ở tầng hai lầu Sơ Ảnh. Chính giữa tầng dưới là sảnh chính, phía đông là phòng vẽ, phía tây là phòng cầm kỳ.
Các mỹ nhân học cách phối vẽ đan thanh với vị mỹ nhân đã được chọn trước đó, cầm kỳ có thể tự học thêm.
Nhưng họ đều không được dạy chữ.
Hà Lịch nói với Lâm Nhữ, bởi vì sư phụ của các mỹ nhân đều là mỹ nhân được chọn làm mặt quạt trước đó, chỉ am hiểu kỹ thuật đan thanh, còn cầm kỳ biết rất sơ sài, nên các mỹ nhân kia cũng chỉ có tài nghệ cơ bản như vậy.
Lâm Nhữ đứng yên trước lầu, ngẩng đầu lên ngắm, hô hấp như ngừng lại trong thoáng chốc.
Mặt trời mới lên, rọi từng vầng sáng ấm áp. Lụa mỏng màu vàng kim như khẽ lay, lầu nhỏ trật tự yên ắng. Một vị mỹ nhân tựa người vào lan can được điêu khắc tinh xảo, tay áo màu trắng bằng gấm nhẹ nhàng với váy dài cùng màu tung bay trong gió sớm. Mỹ nhân nhận ra được ánh mắt chăm chú của nàng, liền cúi đầu nhìn. Mái tóc đen như mực rẽ ngôi giữa đỉnh đầu, được bện thành búi lỏng cao ra sau đầu. Hai bên gương mặt để tóc xõa rủ che đi gò má, kiểu vấn tóc vân trông vô cùng hoạt bát, mai tóc dính sương trông ươn ướt. Lông mi thanh mảnh và dài tựa quạt nhỏ, rủ xuống che đi nửa ánh nhìn, chỉ thấy làn nước thu sâu kín. Đường nét gương mặt tinh xảo với mi mắt, cánh mũi, đôi môi như bút trời vẽ nên.
Như ngọc trắng khắc thành phượng hoàng, sương mai đọng trên lá biếc, bên trong kết hạt đậu đỏ, để gió xuân lưu luyến, khí trời hòa hợp.
Đường nét hoa mỹ của ngôi lầu dần dần lu mờ, bụi trần thế tục như bị thủy triều xuống cuốn trôi đi. Trời đất bao la, lại chỉ thấy sự tồn tại của người trước mắt.
Lâm Nhữ đứng yên tại chỗ, duy trì khoảng cách lầu trên lầu dưới, nhìn đến thất thần.
“Đó là Huy nương đúng không?” Nàng hỏi nhưng lòng đã khẳng định, người này chính là Huy nương mà phụ thân nhắc đến.
Chẳng trách phụ thân bảo không được để người ngoài thấy được nàng, quả thật là không thể được.
“Đẹp quá!” Lâm Nhữ lẩm bẩm.
Cuối cùng cũng biết thế nào là vẻ đẹp không có bút mực nào tả xiết, thế nào gọi là nghiêng nước nghiêng thành.
Từ nay về sau, trong lòng nàng, điều đẹp nhất thế gian chính là sắc đẹp rực rỡ hài hòa giữa chốn thanh tĩnh này.
Hai người đều nhìn nhau không chớp mắt.
Không biết qua bao lâu, mỹ nhân bỗng ngồi dậy, biến mất khỏi lan can trước mắt. Lâm Nhữ buồn bã như mất đi thứ gì đó. Ở cầu thang vang tiếng bước chân, bóng dáng mỹ nhân xuất hiện, như áng mây sà xuống từ tầng trời, rất nhanh đã đến bên cạnh nàng. Da thịt tuyết trắng như ngọc mài, làn môi mọng, mắt sáng, má đào, mai tóc dày. Ống tay áo mang theo gió mát, gương mặt như ngọc, phong thái thiên tiên, tuyệt thế vô song. Mắt chớp chớp, môi mỉm cười, từng cử chỉ đều mê hoặc lòng người.
Nếu chỉ là mày ngài như tranh, thì mỹ nhân trên mặt quạt của họ Phương vốn đều thế cả. Nhưng trong ánh mắt mỹ nhân này có uẩn ý khó nói thành lời. Dư vị ấy không phải do vẻ ngoài đẹp đẽ, thật sự không thể nói rõ ra được, lại làm cho người ta cảm thấy mỹ nhân này khác biệt với bao kẻ khác.
“Ngài là ai? Thiếp chưa thấy ngài bao giờ.” Mỹ nhân nhìn chằm chằm Lâm Nhữ. Cả người nàng thuần màu xanh lơ, từ áo váy đến áo choàng thêu hoa lê. Giọng trầm thấp, con ngươi trong suốt như ánh lên ưu sầu khó hiểu.
Lâm Nhữ có cảm giác choáng váng như bị sét đánh. Tay chân trở nên tê dại, da thịt run rẩy, không thể nhúc nhích nổi một đầu ngón tay. Tuy vẫn còn ý thức nhưng không thể thốt nên lời.
Chương 12 : Nghiêng nước nghiêng thành
Vườn trúc tía ở ngoài thành, đi lại khoảng bốn mươi dặm. Đầu giờ Dần, Lâm Nhữ và Hà Lịch đã lên đường.
Đồ chuyển cho vườn trúc tía phải tránh tai mắt, Hà Lịch đã tính trước nên chuẩn bị sẵn để ở một phòng ốc khác trong thành khá hẻo lánh của họ Phương. Hai người cưỡi ngựa xuất phát từ nhà lớn họ Phương, khi đến đó sẽ đổi xe ngựa.
Lâm Nhữ mặc hồ bào bằng gấm màu đen, bật người nhảy lên ngựa, động tác linh hoạt anh tuấn vô cùng.
Cả đêm qua Hà Lịch không chợp mắt nổi, lẳng lặng nhìn Lâm Nhữ. Rõ ràng là chàng trai hào hoa lỗi lạc như vậy, tự phỉ nhổ mình có lòng dạ bất chính.
Sau khi thay xe ngựa, treo đèn lồng hai bên thùng xe, Hà Lịch điều khiển còn Lâm Nhữ ngồi bên trong.
Cuối giờ Dần, hai người mới đến bìa rừng trúc tía của họ Phương.
Từ xa nhìn vào thành Nhuận Châu là vườn trúc tía mênh mông, nhà nhà đều có rừng trúc. Họ Phương được xem là gia tộc làm quạt đứng đầu nên sở hữu cả nửa số rừng trúc của thành Nhuận Châu. Rẽ ngang rẽ dọc mấy dặm, vườn trúc tía nuôi mỹ nhân trên mặt quạt ở góc đông bắc của rừng.
Rừng trúc nhà người khác chỉ dựng hàng rào che chắn, họ Phương thì khác. Bốn phía rừng trúc đều dựng tường rào cao hai trượng, nắng sớm rọi vào trông giống như một tòa lâu đài khuất mình vào màn đêm.
Cả rừng trúc tía chỉ có một cổng, cao một trượng tám, rộng một trượng, cửa dày cả thước. Mỗi cánh cửa rộng hai thước, hai khuyên nắm cửa được khóa bằng một ổ khóa bằng đồng, mà chìa khóa chỉ gia chủ và quản sự chuyển đồ mới có.
Vào trong rừng, xe ngựa đi thật lâu mới đến vườn trúc tía. Vườn ở góc đông bắc, sau vườn là tường rào, trước mặt là sông lớn rộng ba trượng, trên sông không có cầu hay thuyền. Lâm Nhữ ngạc nhiên không biết di chuyển thế nào, liền thấy Hà Lịch đi lên trước, ngồi bên bờ sông mày mò. Hai trụ sắt cao cỡ người trồi lên, cách mặt nước xâm xấp đầu gối cũng trồi lên một cầu treo đủ một người bước qua.
Nước sông thăm thẳm, cầu treo được nắng mai rọi nửa sáng nửa tối trông như có như không. Lâm Nhữ ngạc nhiên thấy Hà Lịch như đi trên đất bằng không chút trở ngại.
Đầu kia có cầu nổi, chốt mở khóa bằng xích sắt. Sau khi mở khóa thì Hà Lịch đặt cầu nổi xuống, quay lại điều khiển xe ngựa, tiếp đến mở cửa vườn.
Rào chắn vây quanh vườn cao như bên ngoài, cánh cửa hơi nhỏ nhưng nặng như cổng ngoài, Hà Lịch phải cố sức mới đẩy được hai cánh.
Lâm Nhữ đẩy thử, dùng hết sức từ thời bú sữa ra mà cánh cửa không nhúc nhích chút nào.
Rào như vậy, cửa như vậy, thảo nào chưa hề xảy ra chuyện mỹ nhân trốn khỏi vườn trúc tía.
Vào cửa còn có một con sông nhỏ hơn bên ngoài, rộng một trượng, cũng là một chiếc cầu treo ẩn mình trong nước, đặt cầu nổi xuống mới có thể đi qua, cũng một cái khóa giống vậy, cũng chỉ có gia chủ và quản sự chuyển đồ mới có chìa khóa.
“Phương bá cùng di phụ nói, mỹ nhân bên trong không nghĩ đến chuyện rời đi. Chỉ là từ nhỏ đã sống ở đây chưa từng tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên họ rất ngây thơ, cho rằng vườn trúc tía này là cả thế giới. Những cầu nổi, cửa lớn, sông nhỏ này là để phòng ngừa những kẻ trong phường quạt vào rừng chặt trúc.” Hà Lịch thấy vẻ mặt không nỡ của Lâm Nhữ nên vội vàng giải thích.
Rừng trúc tía không phải là không có người qua lại, mỗi năm cần chặt mấy đợt trúc cho nên lời nói này tuy không hợp lý lắm nhưng vẫn chấp nhận được. Tạo nghiệt là người họ Phương, không liên quan đến hắn, Lâm Nhữ ừ một tiếng tỏ vẻ đã tiếp nhận.
Bước vào vườn trúc tía, trước mắt Lâm Nhữ bừng sáng.
Vườn trúc tía có đục hồ nước để xây hòn giả sơn, trồng hoa thơm cỏ lạ, cây cối xanh um, nuôi nhiều chim quý. Đặt mình vào đó như đang đứng trong một bức tranh sơn thủy thiên nhiên, bụi trần trên thân mình đều được phủi sạch.
Cảnh sắc còn đẹp hơn cả Phương phủ.
Lâm Nhữ đưa mắt nhìn quanh, hít sâu một hơi, nghĩ rằng, tổ tiên của họ Phương thật biết tính toán. Cảnh đẹp nhường này, các vị mỹ nhân trên mặt quạt không bỏ trốn thì tốt, còn nếu bỏ trốn thì khi so sánh với thế giới bên ngoài, e rằng cũng phải cảm kích họ Phương mà che giấu hộ bí mật.
Dỡ hết đồ đạc chất vào kho, Hà Lịch đưa Lâm Nhữ đến lầu Sơ Ảnh của các mỹ nhân.
Lầu Sơ Ảnh là lầu nhỏ hai tầng, nằm ở phía bắc hướng về nam, tường đen ngói xám, trụ thẳng xanh thẫm. Nhìn xa xa là mái ngói cong lên, chái nhà tinh xảo. Càng gần là rường cột chạm trổ, cửa sổ khắc hoa văn cầu kỳ, treo rèm lụa. Cảnh sắc thanh tĩnh phối một chút ráng đỏ rực rỡ với khung nền màu xanh cánh trả (1) rất hài hòa. Đúng là một nơi tuyệt diệu.
(1) Màu xanh cánh trả: màu xanh biếc và óng ánh như màu lông trên cánh chim trả.
Những mỹ nhân chờ được chọn vẽ trên mặt quạt ở tầng hai lầu Sơ Ảnh. Chính giữa tầng dưới là sảnh chính, phía đông là phòng vẽ, phía tây là phòng cầm kỳ.
Các mỹ nhân học cách phối vẽ đan thanh với vị mỹ nhân đã được chọn trước đó, cầm kỳ có thể tự học thêm.
Nhưng họ đều không được dạy chữ.
Hà Lịch nói với Lâm Nhữ, bởi vì sư phụ của các mỹ nhân đều là mỹ nhân được chọn làm mặt quạt trước đó, chỉ am hiểu kỹ thuật đan thanh, còn cầm kỳ biết rất sơ sài, nên các mỹ nhân kia cũng chỉ có tài nghệ cơ bản như vậy.
Lâm Nhữ đứng yên trước lầu, ngẩng đầu lên ngắm, hô hấp như ngừng lại trong thoáng chốc.
Mặt trời mới lên, rọi từng vầng sáng ấm áp. Lụa mỏng màu vàng kim như khẽ lay, lầu nhỏ trật tự yên ắng. Một vị mỹ nhân tựa người vào lan can được điêu khắc tinh xảo, tay áo màu trắng bằng gấm nhẹ nhàng với váy dài cùng màu tung bay trong gió sớm. Mỹ nhân nhận ra được ánh mắt chăm chú của nàng, liền cúi đầu nhìn. Mái tóc đen như mực rẽ ngôi giữa đỉnh đầu, được bện thành búi lỏng cao ra sau đầu. Hai bên gương mặt để tóc xõa rủ che đi gò má, kiểu vấn tóc vân trông vô cùng hoạt bát, mai tóc dính sương trông ươn ướt. Lông mi thanh mảnh và dài tựa quạt nhỏ, rủ xuống che đi nửa ánh nhìn, chỉ thấy làn nước thu sâu kín. Đường nét gương mặt tinh xảo với mi mắt, cánh mũi, đôi môi như bút trời vẽ nên.
Như ngọc trắng khắc thành phượng hoàng, sương mai đọng trên lá biếc, bên trong kết hạt đậu đỏ, để gió xuân lưu luyến, khí trời hòa hợp.
Đường nét hoa mỹ của ngôi lầu dần dần lu mờ, bụi trần thế tục như bị thủy triều xuống cuốn trôi đi. Trời đất bao la, lại chỉ thấy sự tồn tại của người trước mắt.
Lâm Nhữ đứng yên tại chỗ, duy trì khoảng cách lầu trên lầu dưới, nhìn đến thất thần.
“Đó là Huy nương đúng không?” Nàng hỏi nhưng lòng đã khẳng định, người này chính là Huy nương mà phụ thân nhắc đến.
Chẳng trách phụ thân bảo không được để người ngoài thấy được nàng, quả thật là không thể được.
“Đẹp quá!” Lâm Nhữ lẩm bẩm.
Cuối cùng cũng biết thế nào là vẻ đẹp không có bút mực nào tả xiết, thế nào gọi là nghiêng nước nghiêng thành.
Từ nay về sau, trong lòng nàng, điều đẹp nhất thế gian chính là sắc đẹp rực rỡ hài hòa giữa chốn thanh tĩnh này.
Hai người đều nhìn nhau không chớp mắt.
Không biết qua bao lâu, mỹ nhân bỗng ngồi dậy, biến mất khỏi lan can trước mắt. Lâm Nhữ buồn bã như mất đi thứ gì đó. Ở cầu thang vang tiếng bước chân, bóng dáng mỹ nhân xuất hiện, như áng mây sà xuống từ tầng trời, rất nhanh đã đến bên cạnh nàng. Da thịt tuyết trắng như ngọc mài, làn môi mọng, mắt sáng, má đào, mai tóc dày. Ống tay áo mang theo gió mát, gương mặt như ngọc, phong thái thiên tiên, tuyệt thế vô song. Mắt chớp chớp, môi mỉm cười, từng cử chỉ đều mê hoặc lòng người.
Nếu chỉ là mày ngài như tranh, thì mỹ nhân trên mặt quạt của họ Phương vốn đều thế cả. Nhưng trong ánh mắt mỹ nhân này có uẩn ý khó nói thành lời. Dư vị ấy không phải do vẻ ngoài đẹp đẽ, thật sự không thể nói rõ ra được, lại làm cho người ta cảm thấy mỹ nhân này khác biệt với bao kẻ khác.
“Ngài là ai? Thiếp chưa thấy ngài bao giờ.” Mỹ nhân nhìn chằm chằm Lâm Nhữ. Cả người nàng thuần màu xanh lơ, từ áo váy đến áo choàng thêu hoa lê. Giọng trầm thấp, con ngươi trong suốt như ánh lên ưu sầu khó hiểu.
Lâm Nhữ có cảm giác choáng váng như bị sét đánh. Tay chân trở nên tê dại, da thịt run rẩy, không thể nhúc nhích nổi một đầu ngón tay. Tuy vẫn còn ý thức nhưng không thể thốt nên lời.