-
Chương 0
Phật Hải cho tới nay chưa từng gặp qua cơn bão nào lớn như thế.
Vị hòa thượng trực ở Văn Thù Viện gian nan đánh chuông. Tăng bào của y bị gió lớn thổi căng phồng, hệt như một cánh buồm no gió.
Y hậm hực xoa xoa cái đầu trọc lốc: "May mà không có tóc, nếu không đã bị gió thổi rối tung rồi." lại trừng mắt nhìn cậu sư đệ đang đứng một bên chơi điện thoại:
"Thứ Cơ! Không giúp một tay thì thôi đi, còn đứng đấy mà chơi được nữa à!"
Ngón tay Thứ Cơ lướt xoàn xoạt trên màn hình: "Đừng quấy rầy em giúp sư phụ quản lý Weibo. Tuần trước vừa ra mắt "Văn Thù giải mộng", lượng fan tăng lên một đống luôn." Tràng hạt của hắn bị gió thổi bay tung.
"...Tôi... Tổ sư cha nó chứ... Cậu toàn dùng nick có dấu chính chủ đăng mấy cái thứ mê tín vụng trộm đó, để sư phụ biết xem thầy có đánh què chân cậu không!"
Thứ Cơ dựng ngón tay về phía sư huynh: "Người xuất gia không nên ác khẩu! Không nên nổi nóng!"
"..." Y giơ tay lên muốn táng cho tên sư đệ một phát, Thứ Cơ mau lẹ né ra. Đột Nhiên, Thứ Cơ nhìn chòng chọc vào điện thoại, ré lên như gà bị chọc tiết:
"Bỏ mẹ? Wifi đứt rồi?"
"..."
Thứ Cơ ngẩng đầu lên nhìn xung quanh một vòng: "Nguy rồi sư huynh, cái dây điện cũ mèm kia bị gió thổi đứt rồi."
***
Không riêng gì Văn Thù Viện bị mất điện mà điện đóm trong Thiện Đăng Đĩnh cũng tắt ngóm.
Đó là một phường hí kịch cũ kỹ ở ngay kế Văn Thù Viện, được xây theo kiểu thuyền đá (*) khổng lồ nằm trên Phật Hải.
(*) Nguyên văn là 石舫 (thạch phảng), một loại nhà thủy tạ mô phỏng theo thuyền hoa trang trí trong lâm viên trong kiến trúc cổ Đông Á.
Có điều, Thiện Đăng Đĩnh vốn chẳng mấy khi dùng đến điện. Sân khấu trong Thiện Đăng Đĩnh, ngoài một màn hình điện tử hiển thị lời kịch song ngữ Trung – Anh ra, toàn bộ còn lại đều dùng nến để chiếu sáng, cũng không có bất kỳ một thiết bị điện tử khuếch đại âm thanh nào.
Phường hí kịch này được xây vào năm Quang Tự thứ ba mươi mốt, tức năm 1905, đến nay đã hơn một trăm tuổi nhưng vẫn còn duy trì được dáng vẻ khi mới xây. Trong số những phường hí kịch cổ ít ỏi chỉ đếm được trên đầu ngón tay ở Bắc Kinh, đây là nhà hát duy nhất vẫn còn hoạt động biểu diễn bình thường.
Sóng lớn từ Phật Hải ào ạt đập lên thuyền đá, hết cơn này đến cơn khác, đập mạnh đến nỗi lớp ngói bằng gạch xanh của phường kịch rung lên bần bật như sắp sụp xuống.
Tất cả cửa sổ của phường hí kịch đều được đóng chặt. Ông lão giúp việc mặc chiếc áo kép vạt đối cầm một ngọn đèn bão bằng sắt đi tới, ánh sáng chập chờn chiếu ra từ ngọn đèn rọi lên hàng cây cảnh xanh um, mơn mởn, ướt rượt.
Nhưng ở một nơi tĩnh mịch như vậy, lại vang lên những tiếng động không ăn khớp:
"Chát."
"Chát."
"Chát."
"Làm gì thế? Đứa nhỏ đang yên đang lành, chẳng qua chỉ là hát sai một câu từ, sao phải đánh ác vậy?" Ông lão giúp việc dừng chân, lắng tai nghe tiếng roi vang lên từ sảnh chính, lắc đầu thở dài rồi đi tiếp.
Một cô gái đang quỳ trong sảnh, mái tóc dài ngang lưng rối tung. Tiếng roi vụt lanh lảnh chính là phát ra từ người cô.
Roi da đánh lên cơ thể cô nhưng cô không lung lay chút nào. Có điều chiếc trường sam màu xanh nhạt mỏng manh đã dính chặt lên lưng, làm lộ ra hai cái xương bướm rõ mồn một.
"Dư Phi, giờ cô ỷ vào việc được một đám phiếu hữu (*) tâng bốc nên coi mình là diễn viên thật rồi hả! Tứ công ngũ pháp lão tổ tông truyền lại, cô chẳng coi là cái thá gì nữa đúng không? Mới từng này tuổi đã đòi lên đài làm tiếu đầu (**), cô nói xem, có đáng đánh không đây!"
(*) Nguyên văn là 票友, từ dùng để chỉ các diễn viên hí khúc không chuyên.
(**) Nguyên văn là 俏头, từ dùng để chỉ những diễn viên hí kịch xuất sắc, rất giỏi trong việc sáng tạo những cách xử lý đặc biệt trong lúc diễn như thay đổi tiết tấu hay thêm vào một vài động tác khi diễn. Những chi tiết này tuy nhỏ nhưng lại có thể làm phần biểu diễn trở nên đặc sắc hơn, tăng thêm vẻ sinh động cho tính cách và thần sắc của nhân vật, đem lại hiệu quả cao trên kịch trường.
Ánh mắt Dư Phi rơi vào cõi hư không, vốn đang ngẩn ra như cái xác không hồn, nghe những lời này, lại nghiêng mắt nhìn lên, trong đôi mắt tựa như biển đen chợt lóe lên một đốm lửa, tức thì vụt sáng.
Cô hỏi: "Trần sư phụ, con hát có được không?"
Bàn tay cầm roi da đánh cô của tiên sinh dạy hát khựng lại.
Chủ thuyền (*) quát lớn: "Cứng đầu cứng cổ! Như cô không gọi là tiếu đầu, mà gọi là chơi trội! Là cái đồ con hát mù quáng không biết phép tắc!"
(*) Chữ "đĩnh" trong "Thiện Đăng Đĩnh" có nghĩa là tàu thuyền, vậy nên ông chủ của Thiện Đăng Đĩnh được gọi là chủ thuyền.
Dư Phi không để ý ông ta, lại hỏi: "Nghê sư thúc, con hát có được không?"
Ánh nến trong sảnh chính chiếu rọi lên đám người của Thiện Đăng Đĩnh đang đứng hai bên sảnh. Đàn ông mặc trường sam, phụ nữ mặc áo váy, xanh đậm trắng muốt, đều cùng một kiểu dáng. Tĩnh lặng trong ánh nến.
Lời Dư Phi vừa thốt lên, ánh mắt mọi người đồng loạt đánh về phía người đàn ông đứng bên cột trụ. Người nọ cũng mặc một chiếc trường sam màu xanh nhạt, dáng người ẩn trong cái bóng của cột trụ rất ưa nhìn, giống như một khóm trúc tía nhô ra khỏi mái ngói mà vươn về phía bầu trời quang đãng.
Người đàn ông lạnh mặt không nói gì.
Dư Phi im lặng một lát, đợi không thấy câu trả lời, cúi đầu cười phì một tiếng.
Chủ thuyền thấy cái vẻ không biết hối cải này của cô, nổi giận: "Tư thái diễn của Dương Tiểu Lâu, cái phất ống tay áo của Trình Nghiễn Thu, ánh mắt của Hách Lan Điền, mỗi người một nét đặc trưng, đó là năng khiếu bẩm sinh của người ta, lại trải qua bao năm khổ luyện, mới từ từ mà hình thành nên được! Cô đã là cái thá gì! Trần sư phụ, đánh tiếp hai mươi roi!"
Tiên sinh dạy hát bỗng than một tiếng: "Dư Phi! Nhận sai với ông chủ đi thôi! Đánh thêm hai mươi roi nữa, hai ngày tới con còn lên đài được sao?"
Dư Phi nói: "Hôm nay con bị đánh, chẳng lẽ không phải vì chính tay các lãnh đạo chọn con và Nghê sư thúc hát "Du long hí phượng" sao, con hát giọng nữ phải không?"
Chủ thuyền căm hận nói: "Cô còn biết thì tốt!"
"Nếu các lãnh đạo đều muốn xem tôi diễn, chẳng lẽ lại không phải vì tôi hát tốt sao?"
"..." Chủ thuyền thở phì phò, "Đánh tiếp cho tôi! Nếu không đánh cho ra trò, cô ta sớm muộn cũng bày ra một "Dư phái" (*) mới! Hôm nay phải đánh cho cô ta thấy, Thiện Đăng Đĩnh không có cô ta lên đài hát hí khúc vẫn sẽ là Thiện Đăng Đĩnh lừng danh bốn phương!"
(*) Còn gọi là "Tân Đàm phái", là một trường phái biểu diễn trong hí kịch do Dư Thúc Nham, sau khi kế thừa nghệ thuật của "Đàm phái", trong lúc phát triển những kỹ xảo biểu diễn phong phú đã sáng tạo nên.
Tiên sinh dạy hát cắn răng bất đắc dĩ, trẻ con dạy không nên người cũng như rèn sắt không thành thép, lại vung roi vụt xuống...
Dư Phi lật tay chộp một cái, bắt được ngọn roi. Quanh thân cô luẩn quẩn hơi thở tức giận, trong mắt lúc sáng lúc tối, vừa nóng hừng hực lại vụt chuyển lạnh lẽo. Rốt cuộc, dường như đã hạ quyết tâm gì đó, tay trái cô chợt giơ cao sau lưng, tựa như bay lên không trung gảy ngược tỳ bà, đầu ngón tay khẽ giật một cái, bao da dài nhọn trên thân roi bị tuốt xuống.
"Trần sư phụ, muốn đánh thì cứ để thế mà đánh đi, ba mươi roi."
Tiên sinh dạy hát sợ run, tất cả mọi người đều run sợ.
Cây roi da này không phải một cây roi da bình thường, mà là một ngọn roi phạt.
Roi da càng ngắn càng cứng, càng mảnh càng dai, đánh vào người sẽ càng đau. Ban nãy khi còn có bao da, quất xuống hai mươi roi cũng chưa làm hỏng được lớp áo mỏng manh của Dư Phi – đây chẳng qua chỉ là hình phạt thông thường của chủ thuyền đối với đệ tử của Thiện Đăng Đĩnh, đau thì đau nhưng sẽ không gây tổn thương đến gân cốt, không ảnh hưởng đến việc lên đài diễn.
Bao da được cởi bỏ, lộ ra một đoạn dây thép bóng loáng, vừa mảnh vừa cứng, trên mũi nhọn bắn ra tia sáng loang loáng, trông như răng nanh của loài dã thú.
Chủ thuyền biến sắc: "Dư Phi, cô là đang muốn thi gan với tôi sao? Cô có biết rằng, Thiện Đăng Đĩnh từ sau khi lập nước đến nay, roi da chưa từng dính máu không?"
Vài đệ tử ít tuổi đứng một bên lo sốt vó, siết chặt nắm tay định bước lên nói đỡ, lại bị ánh mắt nghiêm nghị của những người lớn tuổi hơn ngăn lại.
Trong sảnh lặng như tờ, ánh nến nhảy nhót, ngoài cửa sổ tiếng gió gầm rú hòa âm cùng tiếng sóng ầm ầm đập vào thuyền đá nghe như sấm rền.
Bất cứ ai ở đây cũng biết, roi da cởi bao là có ý gì.
Đó là cây roi dùng để trị tội kẻ phạm "ngũ nghịch".
Tháng Mười một năm Quang Tự thứ ba mươi mốt, bậc thầy kinh kịch "Nghê phái" Nghê Khả thành lập Thiện Đăng Đĩnh, chế tạo roi phạt, lập ra quy củ. Phạm vào "ngũ nghịch" đều dùng roi phạt bằng dây thép quở trách ba mươi roi, bất kể còn sống hay đã chết, có bị tàn tật hay không, đều không còn dính dáng gì đến Thiện Đăng Đĩnh nữa. Từ nay về sau, trong ghi chép phả hệ của Thiện Đăng Đĩnh, trong "Nghê phái", sẽ không còn tên họ của người đó nữa.
Sau giải phóng, các phường hí kịch được cải tổ lại, Thiện Đăng Đĩnh cũng thay đổi quy định của đoàn hí kịch, những quy củ ăn thịt người trước đây không còn nữa, nhưng roi phạt thì vẫn được duy trì. Hiện nay, Thiện Đăng Đĩnh là một trong số ít những phường kịch không ăn cơm nhà nước, tự chịu trách nhiệm về lời lỗ, thanh danh ở đất kinh đô rất vang dội. Vì Thiện Đăng Đĩnh vẫn còn giữ lại nhiều lề thói cũ của Lê viên (*), vậy nên bị rất nhiều dân phiếu hữu trong kinh đô ngầm gọi là "phường kịch hóa thạch".
(*) Nguyên văn là 梨园, nghĩa đen là "vườn lê", nguyên là tên địa danh nơi Đường Minh Hoàng dạy âm nhạc và vũ đạo cho các nhạc công và cung nữ, từ đó cái tên Lê viên trở thành tên gọi ti phụ trách huấn luyện diễn tấu âm nhạc trong cung đình. Người đời sau dùng "Lê viên" để chỉ giới hí khúc, diễn viên hí khúc thường tự xưng là đệ tử Lê viên.
Năm điều "ngũ nghịch", mặc dù chưa từng được tuyên bố chính thức, nhưng mỗi người khi đã bước chân vào Thiện Đăng Đĩnh đều rõ, đó là một thanh kiếm sáng loáng treo trên đỉnh đầu.
Mắt thấy bầu không khí trong sảnh ngày càng trở nên nặng nề ngưng trệ, tiên sinh dạy hát ho khan một tiếng, nói: "Dư Phi, con đừng hành động theo cảm tính như thế, chủ thuyền cũng chỉ vì muốn tốt cho con thôi, hôm nay đánh con là để con trưởng thành hơn trong tương lai. Chỉ có những đệ tử phạm phải tội nặng bị trục xuất khỏi Thiện Đăng Đĩnh mới phải chịu hình phạt đó, con chẳng qua chỉ hát sai một câu từ, đánh con như vậy không phải sẽ phá hỏng khuôn phép của Thiện Đăng Đĩnh sao?"
Ông chìa tay về phía Dư Phi: "Đưa bao cho thầy."
Dư Phi không nói lời nào, năm ngón tay khép lại, nắm chặt bao roi trong lòng bàn tay.
"Ôi! Đứa nhóc này!" vị tiên sinh dạy hát bất đắc dĩ giậm chân một cái, lại quay về phía người đàn ông nọ: "Ông chủ Nghê, cậu cũng qua đây khuyên con bé này một câu đi! Đứa nhỏ này trước nay ai nói cũng không nghe, chỉ nghe lời mình cậu thôi!"
Ánh mắt của mọi người đều tập trung lên người đàn ông nọ. Ánh mắt Du Phi run lên, cũng vật vờ nhìn sang.
Chỉ thấy sắc mặt y giận dữ, lạnh lùng đáp lời: "Tôi chỉ hát hí khúc, những chuyện không đâu này tôi không quản." dứt lời liền xoay người định rời đi.
Sắc mặt Dư Phi thoắt chuyển tái nhợt: "Sư thúc gượm đã, con có vài lời muốn nói." Giọng cô vốn không lảnh lót trong trẻo như những cô gái bình thường mà khàn khàn trầm lắng, vững vàng ổn định, giờ phút này lại hơi run run.
Bước về phía bức ảnh chụp Nghê Khả treo trong sảnh chính, Dư Phi quỳ xuống dập đầu, lúc đứng lên, vành mắt đỏ quạch.
Cô nói: "Con có phạm phải, là phạm vào "ngũ nghịch". Nghê Lân sư thúc tuy không phải sư phụ của con, nhưng bảy năm trước sau khi sư phụ con qua đời, Nghê Lân sư thúc với con có ơn dạy dỗ. Con vốn nên giữ lễ thầy trò với Nghê Lân sư thúc, báo ơn đưa đào (*), nhưng con lại đại nghịch bất đạo, sớm đã động lòng riêng với sư thúc..."
(*) Lấy ý từ câu "Đầu ngã dĩ đào, báo chi dĩ lý" (Người đưa trái đào, ta đáp quả mận) trong Kinh thi, ngụ ý đền ơn đáp nghĩa.
"Dư Phi!" Nghê Lân vốn đã đi tới cửa hông của sảnh, nghe vậy kinh sợ mà xoay người, sải bước quay lại, "Con nói bậy bạ gì thế hả!"
Dư Phi không ngậm miệng, trái lại càng nói càng nhanh: "... Sư thúc không biết chuyện này, là một mình con đơn phương cam nguyện. Gây nên bất hạnh ngày hôm nay, đều là lỗi lầm của con. Con không còn mặt mũi nào ở lại Thiện Đăng Đĩnh, đối mặt với sư thúc và sư thúc mẫu nữa..."
Tiên sinh dạy hát ấn vai Dư Phi xuống chặn lại: "Đừng nói nữa!"
Luật lệ của Lê viên nghiêm ngặt. Tục ngữ nói, không có tổ sư thì không lập nên phái, không có sư phụ thì không truyền được nghề, vai vế thầy trò là lẽ lớn bằng trời. Những lời này của Dư Phi, không nói ra thì thôi, đã nói rồi thì chẳng ai có thể biện bạch thay cô được nữa!
Dư Phi không biết lấy đâu ra sức lực, lắc vai một cái giãy thoát khỏi tay tiên sinh dạy hát: "Xin chủ thuyền thanh lý môn hộ, phạt đòn tôi đi!"
Lại một cơn sóng lớn ầm ầm đập lên mạn thuyền đá, bọt nước bắn tung lên chấn song. Khuôn mặt của tất cả những người trong sảnh chập chờn ẩn hiện dưới ánh nến, tựa như những pho tượng cổ.
Vẻ mặt chủ thuyền đã hoàn toàn tối sầm, "Dư Phi, cô phải chịu trách nhiệm với lời nói của mình đấy."
Giọng Dư Phi không lớn, nhưng lại rất rõ ràng, lúc này đã vững ổn lại: "Tôi xin chịu trách nhiệm với mọi lời tôi nói."
Tay Nghê Lân đang giơ lên giữa chừng, theo âm cuối buông khỏi miệng cô, lại chậm rãi hạ xuống.
"Cô có biết cô sẽ phải chịu hậu quả gì không?"
"Trục xuất khỏi Thiện Đăng Đĩnh, trong vòng ba năm không được hóa trang lên sân khấu."
"Đánh."
***
Thứ Cơ cực nhọc mãi mới sửa xong dây điện, trở về phòng thiền bật cầu dao mở đèn thử wifi, cuối cùng cũng lên. Đẩy cửa ra, một cái bóng đen thùi lùi nhào tới trước mặt.
"Ấy ấy bà nội tôi à... A di đà phật..." hắn đỡ được bóng đen kia, cười hì hì nói, "Nữ thí chủ hôm nay sao vậy, uống rượu thì phải, không phải trước nay cô đều không dính đến rượu chè thuốc lá sao..."
Gắng gượng đi được quãng đường xa như vậy, Dư Phi đã sớm mệt đứt hơi. Cô hắng giọng nói, âm lượng rất nhỏ: "Giúp tôi cởi quần áo đi."
"Ấy đừng!" Thứ Cơ hoảng hồn, "Nữ thí chủ, tôi là hòa thượng chính hiệu đấy! Cho dù sư phụ không ở đây, chúng ta cũng không thể...làm thế được..."
Dư Phi liếc nhìn điệu bộ giả đò thẹn thùng kia, chỉ hận bản thân hiện giờ không có sức nào mà đạp chết cái dáng vẻ hèn mọn đó. "Phải, cậu là Bồ Tát, cậu là Phật Tổ, cứu khổ cứu nạn, làm ơn làm phước cứu giúp tôi với." Cô vươn tay ra, để lộ một cánh tay be bét máu, đỏ đến nhức mắt.
Dưới ánh đèn trong phòng thiền, khuôn mặt Dư Phi trắng bệch như tuyết, môi bị cắn rách, Thứ Cơ lúc này mới nhận ra Dư Phi thật sự không ổn. Đỡ cô nằm sấp lên giường, lại giúp cô cởi chiếc áo lông dài tới mắt cá chân, trông thấy lưng cô, Thứ Cơ không khỏi hít phải một hơi khí lạnh.
"Dư Phi, cô đắc tội với ai vậy?"
"Đi lấy nước với kéo đi đã, giúp tôi cắt quần áo ra."
Thứ Cơ vội vàng lấy chậu hứng nước, dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, giúp cô gỡ lớp trường sam bết máu ra. Dư Phi không dám kêu, cũng chẳng còn sức mà kêu, đến cuối cùng ngay cả sức để nhe răng trợn mắt cũng cạn sạch, chỉ có thể ỉu xìu nằm đấy như một đống bùn nhão.
Từ bé đến lớn, tính tình Dư Phi ương bướng, bị đánh không ít. Thiện Đăng Đĩnh và Văn Thù Viện rất gần nhau, thuật trị thương của Văn Thù Viện ở đất Phật Hải này là nổi tiếng nhất, Dư Phi đến Văn Thù Viện khá thường xuyên. Thứ Cơ khi ấy cũng vô cùng nghịch ngợm, trèo mái nhà lật ngói leo cây chọc tổ chim, sẩy chân ngã gãy tay gãy chân là chuyện như cơm bữa, hai người quen nhau chính là từ trong phòng bệnh của thầy thuốc mà quen ra.
Thứ Cơ cầm thuốc trị thương tốt nhất của Văn Thù Viện trong tay, nhìn lưng Dư Phi không có lấy một tấc da lành lặn mà phát rầu.
"Dư Phi muội muội, thương thế của em nặng quá, anh đây không dám chữa bừa đâu, hay là đến bệnh viện đi!"
Ý Dư Phi đã quyết: "Để lại sẹo thì cứ để lại sẹo đi, em tin anh mà Gà Chay ca ca."
Thứ Cơ: "..."
Thứ Cơ: "Đã đánh thành thế này rồi, sao không đánh chết cô luôn đi cho xong nhỉ?"
Dư Phi á ối rên la.
Bên ngoài có người đập cửa sổ: "Thứ Cơ, lại xem phim đó hả?"
Thứ Cơ tức giận rống lên: "Xem cái rắm ấy! Tuần trước không phải đã bị Giới Luật Đường các anh tịch thu mất máy tính rồi sao? Là tiếng phòng bên!"
Cửa sổ phòng thiền sát vách bị hỏi thăm.
Thứ Cơ thở phào nhẹ nhõm, quay đầu lại nói với Dư Phi: "Cô có để yên cho tôi làm hòa thượng không đấy hả? Tôi cái gì cũng không biết làm, nếu bị đuổi khỏi Văn Thù Viện thì chỉ còn nước ra đường làm ăn mày thôi đó!"
Thuốc được bôi lên lưng, cảm giác mát lạnh thấm vào da, Dư Phi lúc này mới thấy mình đã bò lên được một chút khỏi tầng địa ngục thứ mười tám, không còn cảm giác muốn chết như trước nữa.
Cô cứ ngỡ mình đã chết thật rồi.
"Tôi bị đuổi khỏi Thiện Đăng Đĩnh rồi." Dư Phi than thở, "Thương thế này gọi là vết thương đoạn tình đó. Cũng may người cầm roi là Trần sư phụ nhìn tôi lớn lên từ nhỏ, ra tay châm trước, nếu không thì chắc đến cửa Thiện Đăng Đĩnh tôi cũng lết không qua."
Thứ Cơ run tay, Dư Phi xuýt xoa một tiếng. Thứ Cơ kinh ngạc hỏi: "Cô bị đuổi khỏi Thiện Đăng Đĩnh? Thật hay giả vậy?"
"Thật với mọi nghĩa, cũng không thể quay lại hát hí khúc nữa rồi."
"Vì sao?"
Dư Phi nhếch môi, không nói gì.
"Vì Nghê Lân?"
Dư Phi nhoẻn cười, gắng cho thật rực rỡ, "Không nói chuyện này nữa, cậu xem, tôi bị đau thế này cơ mà, không phải là đang mơ đâu. Gà Chay ca ca, chúng ta nói chuyện khác được không? Tôi hơi mệt, lại không muốn ngủ, sợ cậu sàm sỡ tôi."
"Cô cút ngay ra ngoài cho tôi."
"Không chịu đâu." Dư Phi làm nũng, "Tôi thấy bài đăng về Văn Thù giải mộng của cậu rồi, cậu cũng giải một giấc cho tôi được không?"
"Nói đi."
Dư Phi thong thả nhìn phòng thiền bày trí đơn giản của Thứ Cơ, dưới ánh đèn, bên cửa sổ là một cái bàn nhỏ, đặt một chậu hoa con con trụi lủi, cũng không biết trong chậu trồng cây gì. Bên chậu hoa là bức tượng Văn Thù Bồ Tát.
"Tôi mơ thấy một con sư tử rất lớn."
"Màu gì?"
Dư Phi gắng hồi tưởng lại: "... Ừm, màu xanh, rất đẹp, vô cùng to lớn mạnh mẽ."
"Ồ?" Thứ Cơ cười một tiếng đến là thâm thúy.
"Làm sao? Tôi cảm thấy rất giống vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát đó, đó có phải là biểu tượng cho tội lỗi không? Có phải ý bảo tôi nên xuất gia sám hối đi không?" (*)
(*) Văn Thù Bồ Tát, tên đầy đủ là Văn Thù Sư Lợi, là một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo, tượng trưng cho trí tuệ, tương truyền ông thường cưỡi một con sư tử màu xanh. Thông thường vật cưỡi của các vị Thần Phật và Bồ Tát đều là những con yêu quái tác loạn ở nhân gian bị vị Thần Phật, Bồ Tát ấy thu phục, vậy nên Dư Phi mới hỏi cô mơ thấy con vật giống vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát thì có phải là biểu trưng cô có tội lỗi gì cần sám hối không.
"Không phải đâu, không phải đâu." Thứ Cơ lại trét thêm một lớp thảo dược lên lưng cô rồi ngồi xổm xuống nhìn vào mắt cô.
"Cô sẽ gặp được một người, một người đàn ông cực kỳ gợi cảm hấp dẫn, cường tráng cứng cỏi, anh ta sẽ trở thành người yêu của cô."
Vị hòa thượng trực ở Văn Thù Viện gian nan đánh chuông. Tăng bào của y bị gió lớn thổi căng phồng, hệt như một cánh buồm no gió.
Y hậm hực xoa xoa cái đầu trọc lốc: "May mà không có tóc, nếu không đã bị gió thổi rối tung rồi." lại trừng mắt nhìn cậu sư đệ đang đứng một bên chơi điện thoại:
"Thứ Cơ! Không giúp một tay thì thôi đi, còn đứng đấy mà chơi được nữa à!"
Ngón tay Thứ Cơ lướt xoàn xoạt trên màn hình: "Đừng quấy rầy em giúp sư phụ quản lý Weibo. Tuần trước vừa ra mắt "Văn Thù giải mộng", lượng fan tăng lên một đống luôn." Tràng hạt của hắn bị gió thổi bay tung.
"...Tôi... Tổ sư cha nó chứ... Cậu toàn dùng nick có dấu chính chủ đăng mấy cái thứ mê tín vụng trộm đó, để sư phụ biết xem thầy có đánh què chân cậu không!"
Thứ Cơ dựng ngón tay về phía sư huynh: "Người xuất gia không nên ác khẩu! Không nên nổi nóng!"
"..." Y giơ tay lên muốn táng cho tên sư đệ một phát, Thứ Cơ mau lẹ né ra. Đột Nhiên, Thứ Cơ nhìn chòng chọc vào điện thoại, ré lên như gà bị chọc tiết:
"Bỏ mẹ? Wifi đứt rồi?"
"..."
Thứ Cơ ngẩng đầu lên nhìn xung quanh một vòng: "Nguy rồi sư huynh, cái dây điện cũ mèm kia bị gió thổi đứt rồi."
***
Không riêng gì Văn Thù Viện bị mất điện mà điện đóm trong Thiện Đăng Đĩnh cũng tắt ngóm.
Đó là một phường hí kịch cũ kỹ ở ngay kế Văn Thù Viện, được xây theo kiểu thuyền đá (*) khổng lồ nằm trên Phật Hải.
(*) Nguyên văn là 石舫 (thạch phảng), một loại nhà thủy tạ mô phỏng theo thuyền hoa trang trí trong lâm viên trong kiến trúc cổ Đông Á.
Có điều, Thiện Đăng Đĩnh vốn chẳng mấy khi dùng đến điện. Sân khấu trong Thiện Đăng Đĩnh, ngoài một màn hình điện tử hiển thị lời kịch song ngữ Trung – Anh ra, toàn bộ còn lại đều dùng nến để chiếu sáng, cũng không có bất kỳ một thiết bị điện tử khuếch đại âm thanh nào.
Phường hí kịch này được xây vào năm Quang Tự thứ ba mươi mốt, tức năm 1905, đến nay đã hơn một trăm tuổi nhưng vẫn còn duy trì được dáng vẻ khi mới xây. Trong số những phường hí kịch cổ ít ỏi chỉ đếm được trên đầu ngón tay ở Bắc Kinh, đây là nhà hát duy nhất vẫn còn hoạt động biểu diễn bình thường.
Sóng lớn từ Phật Hải ào ạt đập lên thuyền đá, hết cơn này đến cơn khác, đập mạnh đến nỗi lớp ngói bằng gạch xanh của phường kịch rung lên bần bật như sắp sụp xuống.
Tất cả cửa sổ của phường hí kịch đều được đóng chặt. Ông lão giúp việc mặc chiếc áo kép vạt đối cầm một ngọn đèn bão bằng sắt đi tới, ánh sáng chập chờn chiếu ra từ ngọn đèn rọi lên hàng cây cảnh xanh um, mơn mởn, ướt rượt.
Nhưng ở một nơi tĩnh mịch như vậy, lại vang lên những tiếng động không ăn khớp:
"Chát."
"Chát."
"Chát."
"Làm gì thế? Đứa nhỏ đang yên đang lành, chẳng qua chỉ là hát sai một câu từ, sao phải đánh ác vậy?" Ông lão giúp việc dừng chân, lắng tai nghe tiếng roi vang lên từ sảnh chính, lắc đầu thở dài rồi đi tiếp.
Một cô gái đang quỳ trong sảnh, mái tóc dài ngang lưng rối tung. Tiếng roi vụt lanh lảnh chính là phát ra từ người cô.
Roi da đánh lên cơ thể cô nhưng cô không lung lay chút nào. Có điều chiếc trường sam màu xanh nhạt mỏng manh đã dính chặt lên lưng, làm lộ ra hai cái xương bướm rõ mồn một.
"Dư Phi, giờ cô ỷ vào việc được một đám phiếu hữu (*) tâng bốc nên coi mình là diễn viên thật rồi hả! Tứ công ngũ pháp lão tổ tông truyền lại, cô chẳng coi là cái thá gì nữa đúng không? Mới từng này tuổi đã đòi lên đài làm tiếu đầu (**), cô nói xem, có đáng đánh không đây!"
(*) Nguyên văn là 票友, từ dùng để chỉ các diễn viên hí khúc không chuyên.
(**) Nguyên văn là 俏头, từ dùng để chỉ những diễn viên hí kịch xuất sắc, rất giỏi trong việc sáng tạo những cách xử lý đặc biệt trong lúc diễn như thay đổi tiết tấu hay thêm vào một vài động tác khi diễn. Những chi tiết này tuy nhỏ nhưng lại có thể làm phần biểu diễn trở nên đặc sắc hơn, tăng thêm vẻ sinh động cho tính cách và thần sắc của nhân vật, đem lại hiệu quả cao trên kịch trường.
Ánh mắt Dư Phi rơi vào cõi hư không, vốn đang ngẩn ra như cái xác không hồn, nghe những lời này, lại nghiêng mắt nhìn lên, trong đôi mắt tựa như biển đen chợt lóe lên một đốm lửa, tức thì vụt sáng.
Cô hỏi: "Trần sư phụ, con hát có được không?"
Bàn tay cầm roi da đánh cô của tiên sinh dạy hát khựng lại.
Chủ thuyền (*) quát lớn: "Cứng đầu cứng cổ! Như cô không gọi là tiếu đầu, mà gọi là chơi trội! Là cái đồ con hát mù quáng không biết phép tắc!"
(*) Chữ "đĩnh" trong "Thiện Đăng Đĩnh" có nghĩa là tàu thuyền, vậy nên ông chủ của Thiện Đăng Đĩnh được gọi là chủ thuyền.
Dư Phi không để ý ông ta, lại hỏi: "Nghê sư thúc, con hát có được không?"
Ánh nến trong sảnh chính chiếu rọi lên đám người của Thiện Đăng Đĩnh đang đứng hai bên sảnh. Đàn ông mặc trường sam, phụ nữ mặc áo váy, xanh đậm trắng muốt, đều cùng một kiểu dáng. Tĩnh lặng trong ánh nến.
Lời Dư Phi vừa thốt lên, ánh mắt mọi người đồng loạt đánh về phía người đàn ông đứng bên cột trụ. Người nọ cũng mặc một chiếc trường sam màu xanh nhạt, dáng người ẩn trong cái bóng của cột trụ rất ưa nhìn, giống như một khóm trúc tía nhô ra khỏi mái ngói mà vươn về phía bầu trời quang đãng.
Người đàn ông lạnh mặt không nói gì.
Dư Phi im lặng một lát, đợi không thấy câu trả lời, cúi đầu cười phì một tiếng.
Chủ thuyền thấy cái vẻ không biết hối cải này của cô, nổi giận: "Tư thái diễn của Dương Tiểu Lâu, cái phất ống tay áo của Trình Nghiễn Thu, ánh mắt của Hách Lan Điền, mỗi người một nét đặc trưng, đó là năng khiếu bẩm sinh của người ta, lại trải qua bao năm khổ luyện, mới từ từ mà hình thành nên được! Cô đã là cái thá gì! Trần sư phụ, đánh tiếp hai mươi roi!"
Tiên sinh dạy hát bỗng than một tiếng: "Dư Phi! Nhận sai với ông chủ đi thôi! Đánh thêm hai mươi roi nữa, hai ngày tới con còn lên đài được sao?"
Dư Phi nói: "Hôm nay con bị đánh, chẳng lẽ không phải vì chính tay các lãnh đạo chọn con và Nghê sư thúc hát "Du long hí phượng" sao, con hát giọng nữ phải không?"
Chủ thuyền căm hận nói: "Cô còn biết thì tốt!"
"Nếu các lãnh đạo đều muốn xem tôi diễn, chẳng lẽ lại không phải vì tôi hát tốt sao?"
"..." Chủ thuyền thở phì phò, "Đánh tiếp cho tôi! Nếu không đánh cho ra trò, cô ta sớm muộn cũng bày ra một "Dư phái" (*) mới! Hôm nay phải đánh cho cô ta thấy, Thiện Đăng Đĩnh không có cô ta lên đài hát hí khúc vẫn sẽ là Thiện Đăng Đĩnh lừng danh bốn phương!"
(*) Còn gọi là "Tân Đàm phái", là một trường phái biểu diễn trong hí kịch do Dư Thúc Nham, sau khi kế thừa nghệ thuật của "Đàm phái", trong lúc phát triển những kỹ xảo biểu diễn phong phú đã sáng tạo nên.
Tiên sinh dạy hát cắn răng bất đắc dĩ, trẻ con dạy không nên người cũng như rèn sắt không thành thép, lại vung roi vụt xuống...
Dư Phi lật tay chộp một cái, bắt được ngọn roi. Quanh thân cô luẩn quẩn hơi thở tức giận, trong mắt lúc sáng lúc tối, vừa nóng hừng hực lại vụt chuyển lạnh lẽo. Rốt cuộc, dường như đã hạ quyết tâm gì đó, tay trái cô chợt giơ cao sau lưng, tựa như bay lên không trung gảy ngược tỳ bà, đầu ngón tay khẽ giật một cái, bao da dài nhọn trên thân roi bị tuốt xuống.
"Trần sư phụ, muốn đánh thì cứ để thế mà đánh đi, ba mươi roi."
Tiên sinh dạy hát sợ run, tất cả mọi người đều run sợ.
Cây roi da này không phải một cây roi da bình thường, mà là một ngọn roi phạt.
Roi da càng ngắn càng cứng, càng mảnh càng dai, đánh vào người sẽ càng đau. Ban nãy khi còn có bao da, quất xuống hai mươi roi cũng chưa làm hỏng được lớp áo mỏng manh của Dư Phi – đây chẳng qua chỉ là hình phạt thông thường của chủ thuyền đối với đệ tử của Thiện Đăng Đĩnh, đau thì đau nhưng sẽ không gây tổn thương đến gân cốt, không ảnh hưởng đến việc lên đài diễn.
Bao da được cởi bỏ, lộ ra một đoạn dây thép bóng loáng, vừa mảnh vừa cứng, trên mũi nhọn bắn ra tia sáng loang loáng, trông như răng nanh của loài dã thú.
Chủ thuyền biến sắc: "Dư Phi, cô là đang muốn thi gan với tôi sao? Cô có biết rằng, Thiện Đăng Đĩnh từ sau khi lập nước đến nay, roi da chưa từng dính máu không?"
Vài đệ tử ít tuổi đứng một bên lo sốt vó, siết chặt nắm tay định bước lên nói đỡ, lại bị ánh mắt nghiêm nghị của những người lớn tuổi hơn ngăn lại.
Trong sảnh lặng như tờ, ánh nến nhảy nhót, ngoài cửa sổ tiếng gió gầm rú hòa âm cùng tiếng sóng ầm ầm đập vào thuyền đá nghe như sấm rền.
Bất cứ ai ở đây cũng biết, roi da cởi bao là có ý gì.
Đó là cây roi dùng để trị tội kẻ phạm "ngũ nghịch".
Tháng Mười một năm Quang Tự thứ ba mươi mốt, bậc thầy kinh kịch "Nghê phái" Nghê Khả thành lập Thiện Đăng Đĩnh, chế tạo roi phạt, lập ra quy củ. Phạm vào "ngũ nghịch" đều dùng roi phạt bằng dây thép quở trách ba mươi roi, bất kể còn sống hay đã chết, có bị tàn tật hay không, đều không còn dính dáng gì đến Thiện Đăng Đĩnh nữa. Từ nay về sau, trong ghi chép phả hệ của Thiện Đăng Đĩnh, trong "Nghê phái", sẽ không còn tên họ của người đó nữa.
Sau giải phóng, các phường hí kịch được cải tổ lại, Thiện Đăng Đĩnh cũng thay đổi quy định của đoàn hí kịch, những quy củ ăn thịt người trước đây không còn nữa, nhưng roi phạt thì vẫn được duy trì. Hiện nay, Thiện Đăng Đĩnh là một trong số ít những phường kịch không ăn cơm nhà nước, tự chịu trách nhiệm về lời lỗ, thanh danh ở đất kinh đô rất vang dội. Vì Thiện Đăng Đĩnh vẫn còn giữ lại nhiều lề thói cũ của Lê viên (*), vậy nên bị rất nhiều dân phiếu hữu trong kinh đô ngầm gọi là "phường kịch hóa thạch".
(*) Nguyên văn là 梨园, nghĩa đen là "vườn lê", nguyên là tên địa danh nơi Đường Minh Hoàng dạy âm nhạc và vũ đạo cho các nhạc công và cung nữ, từ đó cái tên Lê viên trở thành tên gọi ti phụ trách huấn luyện diễn tấu âm nhạc trong cung đình. Người đời sau dùng "Lê viên" để chỉ giới hí khúc, diễn viên hí khúc thường tự xưng là đệ tử Lê viên.
Năm điều "ngũ nghịch", mặc dù chưa từng được tuyên bố chính thức, nhưng mỗi người khi đã bước chân vào Thiện Đăng Đĩnh đều rõ, đó là một thanh kiếm sáng loáng treo trên đỉnh đầu.
Mắt thấy bầu không khí trong sảnh ngày càng trở nên nặng nề ngưng trệ, tiên sinh dạy hát ho khan một tiếng, nói: "Dư Phi, con đừng hành động theo cảm tính như thế, chủ thuyền cũng chỉ vì muốn tốt cho con thôi, hôm nay đánh con là để con trưởng thành hơn trong tương lai. Chỉ có những đệ tử phạm phải tội nặng bị trục xuất khỏi Thiện Đăng Đĩnh mới phải chịu hình phạt đó, con chẳng qua chỉ hát sai một câu từ, đánh con như vậy không phải sẽ phá hỏng khuôn phép của Thiện Đăng Đĩnh sao?"
Ông chìa tay về phía Dư Phi: "Đưa bao cho thầy."
Dư Phi không nói lời nào, năm ngón tay khép lại, nắm chặt bao roi trong lòng bàn tay.
"Ôi! Đứa nhóc này!" vị tiên sinh dạy hát bất đắc dĩ giậm chân một cái, lại quay về phía người đàn ông nọ: "Ông chủ Nghê, cậu cũng qua đây khuyên con bé này một câu đi! Đứa nhỏ này trước nay ai nói cũng không nghe, chỉ nghe lời mình cậu thôi!"
Ánh mắt của mọi người đều tập trung lên người đàn ông nọ. Ánh mắt Du Phi run lên, cũng vật vờ nhìn sang.
Chỉ thấy sắc mặt y giận dữ, lạnh lùng đáp lời: "Tôi chỉ hát hí khúc, những chuyện không đâu này tôi không quản." dứt lời liền xoay người định rời đi.
Sắc mặt Dư Phi thoắt chuyển tái nhợt: "Sư thúc gượm đã, con có vài lời muốn nói." Giọng cô vốn không lảnh lót trong trẻo như những cô gái bình thường mà khàn khàn trầm lắng, vững vàng ổn định, giờ phút này lại hơi run run.
Bước về phía bức ảnh chụp Nghê Khả treo trong sảnh chính, Dư Phi quỳ xuống dập đầu, lúc đứng lên, vành mắt đỏ quạch.
Cô nói: "Con có phạm phải, là phạm vào "ngũ nghịch". Nghê Lân sư thúc tuy không phải sư phụ của con, nhưng bảy năm trước sau khi sư phụ con qua đời, Nghê Lân sư thúc với con có ơn dạy dỗ. Con vốn nên giữ lễ thầy trò với Nghê Lân sư thúc, báo ơn đưa đào (*), nhưng con lại đại nghịch bất đạo, sớm đã động lòng riêng với sư thúc..."
(*) Lấy ý từ câu "Đầu ngã dĩ đào, báo chi dĩ lý" (Người đưa trái đào, ta đáp quả mận) trong Kinh thi, ngụ ý đền ơn đáp nghĩa.
"Dư Phi!" Nghê Lân vốn đã đi tới cửa hông của sảnh, nghe vậy kinh sợ mà xoay người, sải bước quay lại, "Con nói bậy bạ gì thế hả!"
Dư Phi không ngậm miệng, trái lại càng nói càng nhanh: "... Sư thúc không biết chuyện này, là một mình con đơn phương cam nguyện. Gây nên bất hạnh ngày hôm nay, đều là lỗi lầm của con. Con không còn mặt mũi nào ở lại Thiện Đăng Đĩnh, đối mặt với sư thúc và sư thúc mẫu nữa..."
Tiên sinh dạy hát ấn vai Dư Phi xuống chặn lại: "Đừng nói nữa!"
Luật lệ của Lê viên nghiêm ngặt. Tục ngữ nói, không có tổ sư thì không lập nên phái, không có sư phụ thì không truyền được nghề, vai vế thầy trò là lẽ lớn bằng trời. Những lời này của Dư Phi, không nói ra thì thôi, đã nói rồi thì chẳng ai có thể biện bạch thay cô được nữa!
Dư Phi không biết lấy đâu ra sức lực, lắc vai một cái giãy thoát khỏi tay tiên sinh dạy hát: "Xin chủ thuyền thanh lý môn hộ, phạt đòn tôi đi!"
Lại một cơn sóng lớn ầm ầm đập lên mạn thuyền đá, bọt nước bắn tung lên chấn song. Khuôn mặt của tất cả những người trong sảnh chập chờn ẩn hiện dưới ánh nến, tựa như những pho tượng cổ.
Vẻ mặt chủ thuyền đã hoàn toàn tối sầm, "Dư Phi, cô phải chịu trách nhiệm với lời nói của mình đấy."
Giọng Dư Phi không lớn, nhưng lại rất rõ ràng, lúc này đã vững ổn lại: "Tôi xin chịu trách nhiệm với mọi lời tôi nói."
Tay Nghê Lân đang giơ lên giữa chừng, theo âm cuối buông khỏi miệng cô, lại chậm rãi hạ xuống.
"Cô có biết cô sẽ phải chịu hậu quả gì không?"
"Trục xuất khỏi Thiện Đăng Đĩnh, trong vòng ba năm không được hóa trang lên sân khấu."
"Đánh."
***
Thứ Cơ cực nhọc mãi mới sửa xong dây điện, trở về phòng thiền bật cầu dao mở đèn thử wifi, cuối cùng cũng lên. Đẩy cửa ra, một cái bóng đen thùi lùi nhào tới trước mặt.
"Ấy ấy bà nội tôi à... A di đà phật..." hắn đỡ được bóng đen kia, cười hì hì nói, "Nữ thí chủ hôm nay sao vậy, uống rượu thì phải, không phải trước nay cô đều không dính đến rượu chè thuốc lá sao..."
Gắng gượng đi được quãng đường xa như vậy, Dư Phi đã sớm mệt đứt hơi. Cô hắng giọng nói, âm lượng rất nhỏ: "Giúp tôi cởi quần áo đi."
"Ấy đừng!" Thứ Cơ hoảng hồn, "Nữ thí chủ, tôi là hòa thượng chính hiệu đấy! Cho dù sư phụ không ở đây, chúng ta cũng không thể...làm thế được..."
Dư Phi liếc nhìn điệu bộ giả đò thẹn thùng kia, chỉ hận bản thân hiện giờ không có sức nào mà đạp chết cái dáng vẻ hèn mọn đó. "Phải, cậu là Bồ Tát, cậu là Phật Tổ, cứu khổ cứu nạn, làm ơn làm phước cứu giúp tôi với." Cô vươn tay ra, để lộ một cánh tay be bét máu, đỏ đến nhức mắt.
Dưới ánh đèn trong phòng thiền, khuôn mặt Dư Phi trắng bệch như tuyết, môi bị cắn rách, Thứ Cơ lúc này mới nhận ra Dư Phi thật sự không ổn. Đỡ cô nằm sấp lên giường, lại giúp cô cởi chiếc áo lông dài tới mắt cá chân, trông thấy lưng cô, Thứ Cơ không khỏi hít phải một hơi khí lạnh.
"Dư Phi, cô đắc tội với ai vậy?"
"Đi lấy nước với kéo đi đã, giúp tôi cắt quần áo ra."
Thứ Cơ vội vàng lấy chậu hứng nước, dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, giúp cô gỡ lớp trường sam bết máu ra. Dư Phi không dám kêu, cũng chẳng còn sức mà kêu, đến cuối cùng ngay cả sức để nhe răng trợn mắt cũng cạn sạch, chỉ có thể ỉu xìu nằm đấy như một đống bùn nhão.
Từ bé đến lớn, tính tình Dư Phi ương bướng, bị đánh không ít. Thiện Đăng Đĩnh và Văn Thù Viện rất gần nhau, thuật trị thương của Văn Thù Viện ở đất Phật Hải này là nổi tiếng nhất, Dư Phi đến Văn Thù Viện khá thường xuyên. Thứ Cơ khi ấy cũng vô cùng nghịch ngợm, trèo mái nhà lật ngói leo cây chọc tổ chim, sẩy chân ngã gãy tay gãy chân là chuyện như cơm bữa, hai người quen nhau chính là từ trong phòng bệnh của thầy thuốc mà quen ra.
Thứ Cơ cầm thuốc trị thương tốt nhất của Văn Thù Viện trong tay, nhìn lưng Dư Phi không có lấy một tấc da lành lặn mà phát rầu.
"Dư Phi muội muội, thương thế của em nặng quá, anh đây không dám chữa bừa đâu, hay là đến bệnh viện đi!"
Ý Dư Phi đã quyết: "Để lại sẹo thì cứ để lại sẹo đi, em tin anh mà Gà Chay ca ca."
Thứ Cơ: "..."
Thứ Cơ: "Đã đánh thành thế này rồi, sao không đánh chết cô luôn đi cho xong nhỉ?"
Dư Phi á ối rên la.
Bên ngoài có người đập cửa sổ: "Thứ Cơ, lại xem phim đó hả?"
Thứ Cơ tức giận rống lên: "Xem cái rắm ấy! Tuần trước không phải đã bị Giới Luật Đường các anh tịch thu mất máy tính rồi sao? Là tiếng phòng bên!"
Cửa sổ phòng thiền sát vách bị hỏi thăm.
Thứ Cơ thở phào nhẹ nhõm, quay đầu lại nói với Dư Phi: "Cô có để yên cho tôi làm hòa thượng không đấy hả? Tôi cái gì cũng không biết làm, nếu bị đuổi khỏi Văn Thù Viện thì chỉ còn nước ra đường làm ăn mày thôi đó!"
Thuốc được bôi lên lưng, cảm giác mát lạnh thấm vào da, Dư Phi lúc này mới thấy mình đã bò lên được một chút khỏi tầng địa ngục thứ mười tám, không còn cảm giác muốn chết như trước nữa.
Cô cứ ngỡ mình đã chết thật rồi.
"Tôi bị đuổi khỏi Thiện Đăng Đĩnh rồi." Dư Phi than thở, "Thương thế này gọi là vết thương đoạn tình đó. Cũng may người cầm roi là Trần sư phụ nhìn tôi lớn lên từ nhỏ, ra tay châm trước, nếu không thì chắc đến cửa Thiện Đăng Đĩnh tôi cũng lết không qua."
Thứ Cơ run tay, Dư Phi xuýt xoa một tiếng. Thứ Cơ kinh ngạc hỏi: "Cô bị đuổi khỏi Thiện Đăng Đĩnh? Thật hay giả vậy?"
"Thật với mọi nghĩa, cũng không thể quay lại hát hí khúc nữa rồi."
"Vì sao?"
Dư Phi nhếch môi, không nói gì.
"Vì Nghê Lân?"
Dư Phi nhoẻn cười, gắng cho thật rực rỡ, "Không nói chuyện này nữa, cậu xem, tôi bị đau thế này cơ mà, không phải là đang mơ đâu. Gà Chay ca ca, chúng ta nói chuyện khác được không? Tôi hơi mệt, lại không muốn ngủ, sợ cậu sàm sỡ tôi."
"Cô cút ngay ra ngoài cho tôi."
"Không chịu đâu." Dư Phi làm nũng, "Tôi thấy bài đăng về Văn Thù giải mộng của cậu rồi, cậu cũng giải một giấc cho tôi được không?"
"Nói đi."
Dư Phi thong thả nhìn phòng thiền bày trí đơn giản của Thứ Cơ, dưới ánh đèn, bên cửa sổ là một cái bàn nhỏ, đặt một chậu hoa con con trụi lủi, cũng không biết trong chậu trồng cây gì. Bên chậu hoa là bức tượng Văn Thù Bồ Tát.
"Tôi mơ thấy một con sư tử rất lớn."
"Màu gì?"
Dư Phi gắng hồi tưởng lại: "... Ừm, màu xanh, rất đẹp, vô cùng to lớn mạnh mẽ."
"Ồ?" Thứ Cơ cười một tiếng đến là thâm thúy.
"Làm sao? Tôi cảm thấy rất giống vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát đó, đó có phải là biểu tượng cho tội lỗi không? Có phải ý bảo tôi nên xuất gia sám hối đi không?" (*)
(*) Văn Thù Bồ Tát, tên đầy đủ là Văn Thù Sư Lợi, là một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo, tượng trưng cho trí tuệ, tương truyền ông thường cưỡi một con sư tử màu xanh. Thông thường vật cưỡi của các vị Thần Phật và Bồ Tát đều là những con yêu quái tác loạn ở nhân gian bị vị Thần Phật, Bồ Tát ấy thu phục, vậy nên Dư Phi mới hỏi cô mơ thấy con vật giống vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát thì có phải là biểu trưng cô có tội lỗi gì cần sám hối không.
"Không phải đâu, không phải đâu." Thứ Cơ lại trét thêm một lớp thảo dược lên lưng cô rồi ngồi xổm xuống nhìn vào mắt cô.
"Cô sẽ gặp được một người, một người đàn ông cực kỳ gợi cảm hấp dẫn, cường tráng cứng cỏi, anh ta sẽ trở thành người yêu của cô."