Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 15
Tôi nhìn hai người trước mặt, trong lòng nửa phần mừng rỡ, nửa phần lo lắng hoang mang. Nếu bọn họ kêu tôi cứu chị Như thì tức là chị Như vẫn đang còn sống, nhưng nếu chị ấy còn sống, vậy… chị ấy đang ở đâu?
Hít một hơi lấy lại sự bình tĩnh, tôi mới kéo hai người bọn họ tới ghế ngồi xuống. Rót cho họ nước lọc uống cho đỡ căng thẳng, sau đó tôi mới hỏi:
– Ba với dì bình tĩnh, chuyện đầu đuôi thế nào, hai người từ từ kể cho con nghe đi.
Dì Nhu mặt mày trắng bệch, bà ấy cứ khóc thút thít mãi từ nãy tới giờ, ba tôi có phần bình tĩnh hơn, ông ấy khàn giọng kể lại:
– Chị Như con vẫn còn sống, suốt từ trước tới giờ, ba vẫn giữ xác chị con ở căn phòng nhỏ trên lầu ba. Chị con… là bị mắc lời nguyền… lời nguyền của nhà họ Dương.
Tôi cả kinh nhìn ba mình, nhất thời không biết phải tiếp thu loại chuyện này ra sao. Phải gần phút sau, tôi mới suy nghĩ được vấn đề, vội hỏi:
– Nhưng chẳng phải ba với dì… làm đám tang cho chị rồi sao?
Ba tôi gật đầu:
– Phải, làm đám tang nhưng là đám tang giả thôi, thầy Lang nói với ba… trước mắt cứ làm như vậy rồi tìm cách cứu chị con sau. Coi như là một cách đánh lừa bọn quỷ bắt hồn, để bọn nó tưởng là chị con đã chết rồi… không tới tìm chị con nữa.
– Chuyện này… chuyện…
Tôi còn chưa nói hết câu, dì Nhu đã nắm chặt lấy tay tôi, dì ấy khóc mếu máo:
– An Lâm, con thương tình bé Như luôn yêu thương con… mà con cố gắng cứu con nhỏ giùm dì đi Lâm. Dì… giờ con có muốn cái gì, dì cũng chịu hết, kể cả là bắt ba con bỏ dì… dì cũng chịu luôn… miễn sao con cứu An Như sống lại là dì đội ơn con lắm rồi.
Ba tôi kéo tay dì, ông quát:
– Bà nói cái gì tào lao vậy, bà đừng có làm khó con Lâm.
Dì Nhu vùng vẫy gào lên:
– Vậy chứ ông muốn tôi phải làm sao? Không lẽ ông muốn để con Như chết như lời thầy Lang nói thì ông mới vừa lòng phải không? Đó, ông cãi lời tôi nữa đi, tôi đã nói với ông là đừng cho con Như gả qua bên đó… ông cãi lời tôi là hay, cãi lời tôi là giỏi thôi.
– Làm sao tôi biết là con Như sẽ bị như vậy, cũng là bà muốn con gái được gả vào nhà giàu có đó thôi, giờ quay ra trách tôi là trách sao?
Thấy hai người bọn họ còn định cãi nhau tiếp, tôi mới bực dọc quát lên:
– Hai người thôi đi, muốn cãi nhau thì lát nữa hãy cãi… chuyện tới nước này rồi mà còn ông đổ bà, bà thừa ông… hai người như vậy không thấy có lỗi với chị Như hả?
Cả hai đồng loạt im lặng, thấy hai người bọn họ không gây nhau nữa, tôi mới tiếp tục hỏi:
– Thầy Lang gì đó là ai? Sao ông ấy biết chị Như bị như vậy?
Dì Nhu lại mếu, dì nghẹn giọng:
– Thầy Lang cao tay lắm con, cái bữa dì đưa con Như lên bệnh viện mà bác sĩ nói con nhỏ không có bị sao rồi trả về… lúc vừa về tới cổng đã thấy ông ấy đợi sẵn. Ổng nói chỉ là vô tình biết chuyện của chị con, thấy chị con còn nhỏ tuổi mà chưa tới số chết nên ổng muốn giúp chị con. Cũng may là có ổng nên chị con mới sống được tới giờ, không ăn không uống nhưng vẫn sống được, người cũng không gầy gò ốm yếu.
– Vậy sao dì không để ông ấy cứu chị Như? Ông ấy cao tay mà?
Ba tôi lắc đầu chua xót:
– Thầy Lang cũng chịu rồi con ơi, ông ấy chỉ giúp được chị con một nửa, nửa còn lại… chắc chỉ có thể trông cậy vào con…
Tôi thoáng im lặng không nói gì, không phải là tôi không tin những gì ba với dì Nhu nói mà tôi hiện tại không biết phải tiêu hóa hết mớ thông tin kinh hoàng này như thế nào. Rõ là chị Như đã chết, đến bàn thờ vong cũng đã lập, thoắt cái lại nói chị ấy vẫn còn sống chưa chết… chuyện thật hay đùa vậy?
Thấy tôi im lặng, hai người bọn họ cũng không dám nói gì, tôi lúc này mới đưa mắt quan sát ba tôi và dì Nhu, lại cảm thấy biểu cảm của họ quá mức chân thật, không có một chút gì là giả tạo cả. Chẳng lẽ, tất cả mọi chuyện đều là sự thật sao?
Tôi nhìn bọn họ, nghiêm giọng nói:
– Trước tiên, hai người đưa con lên gặp chị Như rồi sau đó… con muốn nói chuyện với thầy Lang.
Dì Nhu gật đầu lia lịa như gà mổ thóc, dì ấy mừng rỡ vô cùng, vội vội vàng vàng đưa tôi lên phòng gặp chị Như. Suốt từ nãy tới giờ chỉ nói suông bằng miệng, mãi cho tới khi nhìn thấy chị Như bằng xương bằng thịt đang nằm yên tĩnh trên giường, tôi mới hoàn toàn tin những gì ba tôi nói là sự thật. Tôi đi tới bên giường rồi nhẹ nhàng ngồi xuống, tay run run nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn trắng trẻo của chị, luồng hơi ấm từ tay chị truyền đến lại khiến tôi không cách nào che giấu được sự kinh hoảng cùng mừng rỡ trong lòng mình lại. Hốc mắt đỏ đỏ, mũi cay xè, phải khó khăn lắm tôi ngăn cho bản thân mình không rơi nước mắt. Tôi cúi thấp người, gọi thầm vào tai chị:
– Chị Như… dậy đi… dậy chơi với em nè!
Tôi biết là gọi cũng vô vọng nhưng tôi lại cứ muốn gọi cho bằng được. Đến khi gọi mà chị vẫn cứ nằm im không chịu trả lời, lòng tôi lại chua xót không chịu được. Chị Như vẫn như vậy, vẫn hiền lành nằm đó, cả cuộc đời của chị chắc chưa gây chuyện gì với ai, thế sao một người hiền lành đến như vậy lại gặp phải loại chuyện oái ăm đến thế này vậy hả?
Cố gắng nhịn cảm xúc đau thương vào trong lòng, tôi vén chăn đắp cho chị rồi lại vỗ nhè nhẹ lên bàn tay thon thả kia, tôi nói như trấn an chị, cũng như là nhủ thầm cho chính bản thân tôi:
– Chị yên tâm đi… em nhất định sẽ cứu chị… nhất định!
Tôi đi xuống nhà, cũng không nói năng gì nhiều, tôi chỉ ngồi im lặng đợi tài xế đi đón thầy Lang đến. Đợi tầm nửa giờ đồng hồ, cuối cùng thầy Lang cũng đến. Thầy Lang trước mắt tôi lúc này là một người đàn ông tầm tuổi trung niên, gương mặt trắng trẻo, ngũ quan hiền lành, chất phát. Ông ấy mặc bộ đồ lam của các sư thầy, tay đeo túi quải, bước chân thong thả lãnh đạm. Thầy ấy đi tới ghế ngồi xuống, vừa vặn ngồi đối diện với tôi, thấy tôi nhìn, thầy ấy cũng liền nhìn lại, bốn mắt đối diện nhau, trong mắt tôi hoàn toàn là ý quan sát. Mà thầy Lang cũng không gấp gáp, thấy tôi nhìn, thầy ấy lại thong thả cười dịu để mặc tôi muốn nhìn bao lâu thì nhìn. Ý như không quan tâm đến, cũng không có chút lúng túng nào khi bị người khác nhìn chằm chằm. Ba tôi thấy tôi và thầy Lang đột nhiên như vậy, ông ấy liền lên tiếng:
– An Lâm, đây là thầy Lang, người mà ba nói với con đó.
Đến lúc này tôi mới bình thường trở lại, môi cười nhẹ, tôi lên tiếng chào hỏi:
– Dạ con chào thầy.
Thầy Lang khẽ gật đầu, giọng ông ấy rất dễ nghe:
– Thầy chào con.
Sau khi nghe ba tôi nói sơ qua mọi chuyện, tôi mới bắt đầu hỏi thầy Lang:
– Thầy Lang, bỏ thứ cho con nếu con hỏi không phải, sao thầy lại biết là chị Như bị mắc lời nguyền? Giả sử như chị ấy bị trúng độc hay bị ai phù yếm gì rồi sao?
Thầy Lang nhoẻn miệng cười vừa phải, thầy ấy từ tốn trả lời:
– Chuyện phù yểm là không có, còn chuyện trúng độc… thầy nghĩ là không có khả năng. Vì nếu An Như trúng độc, chắc chắn con nhỏ không thể sống được đến ngày hôm nay. Lúc biết chuyện, thầy có hỏi mẹ của An Như, bà ấy xác nhận là An Như từng đi vào phòng gia phả của gia đình họ Dương. Mà phòng gia phả kia, nếu không phải là người có tên trong gia phả, chắc chắn nếu bước vào sẽ bị dính lời nguyền.
Tôi nhìn thầy Lang, trong lòng phát sinh một vài thắc mắc… sao thầy ấy lại rành chuyện của nhà họ Dương đến như vậy nhỉ? Kể cả chuyện phòng gia phả có lời nguyền mà thấy ấy cũng biết… đến tôi còn không biết chuyện đó mà.
Thấy tôi chau mày, thầy Lang như hiểu ý, thầy ấy liền nói:
– Chắc con đang thắc mắc không hiểu tại sao thầy lại biết nhiều chuyện của nhà họ Dương như vậy có đúng không? Trước kia ba với dì con cũng thắc mắc giống y như con vậy. Sự thật là… ba của thầy trước kia từng sống ở nhà họ Dương, lại sống và làm việc ở nhà họ Dương rất lâu… thành ra có những việc người khác không biết nhưng có thể là thầy sẽ biết.
Tôi gật gù, hóa ra là như vậy, hèn chi thầy ấy rành chuyện nhà chồng tôi đến như thế. Coi như yên tâm được phần nào rồi, chị Như có quý nhân giúp đỡ như vậy, xem ra cũng là phước đức của chị ấy.
Sau khi hỏi qua vài chuyện, thầy Lang hướng dẫn cho tôi cách để có thể cứu được chị Như. Thầy ấy trầm ngâm, giọng cũng nặng nề hơn chút:
– Thầy biết con không vào được phòng gia phả nhà họ Dương nhưng đó cũng là cách cuối cùng để cứu được chị con. Chị con chắc vì không biết nên mới liều lĩnh bước vào đó để rồi bị mắc lời nguyền… bây giờ, chỉ cần con tìm được lá bùa màu đỏ dán trên viên ngọc quý được cất giữ lâu năm ở phòng gia phả… tháo lá bùa kia xuống… chị con tự khắc sẽ tỉnh dậy.
Tôi thở một hơi nặng nề:
– Lá bùa màu đỏ dán trên viên ngọc quý sao thầy?
Thầy Lang gật đầu:
– Phải, nhà họ Dương có một viên ngọc xanh màu lưu ly rất quý, viên ngọc xanh như màu trái tim của biển cả kia là vật trấn giữ sự hưng thịnh của nhà họ Dương. Rất nhiều dòng tộc muốn có được viên ngọc lưu ly kia nhưng hàng trăm năm nay vẫn chưa ai lấy cắp được nó. Lý do một phần là vì lá bùa trấn yểm kia, lá bùa bảo hộ cho viên ngọc xanh quý giá. Vì chỉ có những người được ghi tên vào gia phả nhà họ Dương thì mới bước vào căn phòng ấy mà không bị vướng lời nguyền, còn tất cả những người khác, dù cho có sống ở nhà họ Dương nhưng nếu không có tên trong gia phả thì đều bị mắc lời nguyền của lá bùa đỏ. Như con thấy đó, chị gái con là một ví dụ của lời nguyền bùa đỏ. Mà cách duy nhất để hóa giải lời nguyền, đó là gỡ được lá bùa đỏ trên viên ngọc lưu ly.
Tôi siết chặt tay mình, trong đầu không khỏi suy nghĩ điên cuồng. Trước mắt nếu muốn cứu được chị Như, tôi bắt buộc phải tìm cách để ông nội ghi được tên mình vào trong gia phả. Vì chỉ có người trong gia phả mới có thể bước chân được vào phòng gia phả mà không bị vướng lời nguyền. Được như thế, tôi mới có thể nhìn thấy được viên ngọc lưu ly trong truyền thuyết kia rồi từ đó mới tìm được cách tháo gỡ lá bùa đỏ kia xuống. Càng nghĩ càng thấy gian nan, phần trăm cứu được chị Như… chắc chỉ nằm ở con số 1 tròn trĩnh…
Thầy Lang nhìn tôi, thầy ấy thở dài:
– Thầy biết… chuyện này gần như là vượt quá tầm tay của con nên lúc thầy nghiệm ra được cách giải quyết, thầy phải suy nghĩ rất lâu mới quyết định có nên nói cho ba của con nghe hay không. Thầy thật sự rất khó xử nhưng vì cứu một mạng người, thầy không thể biết mà không nói. Chuyện bây giờ, tất cả nhờ hết vào con… nhưng con nhớ kỹ một điều… tính mạng của con vẫn là thứ quan trọng nhất. Con đã hiểu chưa?
Tôi hết nhìn thầy Lang rồi lại nhìn đến di ảnh của chị Như trên bàn thờ, bất giác trong lòng cảm thấy ngỗn ngang không tìm được cách giải quyết. Thầy Lang nói đúng, chuyện này nó gần như vượt quá tầm tay của tôi, tôi thật sự không biết phải dùng cách gì để có thể cứu được chị Như nữa. Chỉ cần nói thôi cũng thấy phức tạp chứ huống gì là bắt tay vào làm. Chà, phen này lại chuốc thêm nhiều phiền muộn rồi đây!
Bên ngoài đột nhiên có tiếng còi xe hơi quen quen, xác định được là xe của Chính Quân, ba tôi liền nhắc nhở mọi người:
– Chính Quân tới… đừng ai nhắc đến chuyện của An Như nữa… hiểu chưa?
Không cần ba tôi nhắc thì tôi cũng tự hiểu được giới hạn của chuyện này nó nằm ở đâu, có ngu lắm mới nói cho Chính Quân biết. Anh ta mà biết, chắc có nước tống khứ tôi ra khỏi cửa nhà họ Dương mất thôi.
Sau khi vào chào hỏi ba với dì tôi, tôi cũng xin phép đứng dậy ra về. Cảm xúc của mọi người đang không được tốt, sợ Chính Quân nán lại lâu sẽ lộ hết mọi chuyện không hay. Chính Quân cầm túi xách cho tôi, anh ta chào ba và dì rồi lại lướt mắt nhìn sang thầy Lang đang ngồi ở đó, anh ta không cất tiếng chào mà chỉ nhẹ nhàng gật đầu cho có lệ, tác phong rất đỗi ngạo mạn. Mà thôi đi, Dương Chính Quân trước giờ luôn là như vậy, anh ta có tôn trọng ba mẹ tôi là được rồi, tôi cũng chẳng mong gì hơn nữa đâu.
Mở cửa xe cho tôi, giúp tôi thắt dây an toàn, nổ máy xe rời đi, anh ta mới nhàn nhạt cất tiếng hỏi:
– Người mặc đồ lam ở nhà em lúc nãy là ai vậy?
Có hơi chột dạ nhưng tôi vẫn giữ được sự bình tĩnh, tôi đáp:
– Là thầy được ba mời tới cúng cầu siêu cho chị Như. Sao vậy? Có chuyện gì à?
Chính Quân lắc đầu:
– Không có gì, tôi chỉ thấy lạ nên hỏi thôi, trông mặt ông ấy cũng hơi quen.
– Chắc anh từng gặp rồi cũng nên, tôi nghe ba nói, thầy Lang rất nổi tiếng đó.
– Chắc là như vậy. À, em có muốn ăn gì không, tôi đưa em đi ăn?
Người thì mệt nên bụng cũng không thấy đói nên tôi liền từ chối không muốn ăn, chỉ bảo anh ta ghé ngang quán quen mua cho tôi một ly trà sữa uống cho lấy lại tinh thần. Tôi cứ tưởng là anh ta ghé ngang rồi để tôi đi vào mua chứ ai dè là anh ta đích thân đi vào gọi nước rồi đợi mua cho tôi luôn đâu. Ái chà, một chàng soái ca sơ mi trắng quần âu đen đứng xếp hàng mua trà sữa làm khối cô trong quán không nhịn được mà tụm năm tụm ba bàn tán xôn xao. Phải công nhận với thiên hạ một điều là chồng tôi rất là “ngon”. Thân hình chuẩn, mặt soái, thần thái thượng thừa… kiểu này mà hở ra là có trăm cô sẵn sàng hốt về nuôi ngay ấy chứ. Thôi, coi như cũng được an ủi phần nào, có buồn buồn căng não mà được ngắm trai đẹp thì cảm xúc cũng dễ chịu được hơn chút.
Tôi ngồi trong xe đợi chồng tôi, thấy anh ta tay xách túi trà sữa đi tới, mặt mũi có hơi quạu quọ một chút, tôi bất giác nhịn không được mà phì cười. Mở cửa bước vào xe rồi nhét vào tay tôi ly trà sữa lạnh ngon lành, anh ta hơi chút hậm hực, làu bàu:
– Con gái các em thích uống loại nước nhiều đường đến như vậy à?
Tôi gật gật, hút một hơi đầy trà sữa thơm ngon, tôi nói:
– Rất ngon, anh có muốn thử không?
Chính Quân lắc đầu, thái độ chán ghét ly trà sữa trên tay tôi:
– Không cần, tôi không thích ngọt.
Tôi bỉu môi:
– Ừ, anh làm gì thích ngọt, bởi vậy nên con người anh lúc nào cũng khô khan, chẳng bao giờ nghe được lời ngọt ngào.
Biểu cảm trên mặt chồng tôi có hơi sụ xuống, anh ta liếc liếc nhìn tôi, vẫn là im lặng không nói lời nào. Mà tôi nói cũng đúng mà, con người Chính Quân lúc nào cũng thể hiện ra là người quy củ, lạnh lùng, chỉ những khi chơi với cu Gin mới thấy anh ta chịu cười mà thôi. Mà cũng không trách được, gia đình Chính Quân không được trọn vẹn, anh ta lại là con trai, có những thứ chắc đã ăn sâu vào trong máu, không thể thay đổi được nữa rồi.
Nghĩ đến Chính Quân rồi lại nghĩ đến chính bản thân mình, trong lòng tôi bất giác có một cảm giác mơ hồ rằng, vợ chồng tôi… chắc sẽ chẳng có được hạnh phúc bền lâu!
Hít một hơi lấy lại sự bình tĩnh, tôi mới kéo hai người bọn họ tới ghế ngồi xuống. Rót cho họ nước lọc uống cho đỡ căng thẳng, sau đó tôi mới hỏi:
– Ba với dì bình tĩnh, chuyện đầu đuôi thế nào, hai người từ từ kể cho con nghe đi.
Dì Nhu mặt mày trắng bệch, bà ấy cứ khóc thút thít mãi từ nãy tới giờ, ba tôi có phần bình tĩnh hơn, ông ấy khàn giọng kể lại:
– Chị Như con vẫn còn sống, suốt từ trước tới giờ, ba vẫn giữ xác chị con ở căn phòng nhỏ trên lầu ba. Chị con… là bị mắc lời nguyền… lời nguyền của nhà họ Dương.
Tôi cả kinh nhìn ba mình, nhất thời không biết phải tiếp thu loại chuyện này ra sao. Phải gần phút sau, tôi mới suy nghĩ được vấn đề, vội hỏi:
– Nhưng chẳng phải ba với dì… làm đám tang cho chị rồi sao?
Ba tôi gật đầu:
– Phải, làm đám tang nhưng là đám tang giả thôi, thầy Lang nói với ba… trước mắt cứ làm như vậy rồi tìm cách cứu chị con sau. Coi như là một cách đánh lừa bọn quỷ bắt hồn, để bọn nó tưởng là chị con đã chết rồi… không tới tìm chị con nữa.
– Chuyện này… chuyện…
Tôi còn chưa nói hết câu, dì Nhu đã nắm chặt lấy tay tôi, dì ấy khóc mếu máo:
– An Lâm, con thương tình bé Như luôn yêu thương con… mà con cố gắng cứu con nhỏ giùm dì đi Lâm. Dì… giờ con có muốn cái gì, dì cũng chịu hết, kể cả là bắt ba con bỏ dì… dì cũng chịu luôn… miễn sao con cứu An Như sống lại là dì đội ơn con lắm rồi.
Ba tôi kéo tay dì, ông quát:
– Bà nói cái gì tào lao vậy, bà đừng có làm khó con Lâm.
Dì Nhu vùng vẫy gào lên:
– Vậy chứ ông muốn tôi phải làm sao? Không lẽ ông muốn để con Như chết như lời thầy Lang nói thì ông mới vừa lòng phải không? Đó, ông cãi lời tôi nữa đi, tôi đã nói với ông là đừng cho con Như gả qua bên đó… ông cãi lời tôi là hay, cãi lời tôi là giỏi thôi.
– Làm sao tôi biết là con Như sẽ bị như vậy, cũng là bà muốn con gái được gả vào nhà giàu có đó thôi, giờ quay ra trách tôi là trách sao?
Thấy hai người bọn họ còn định cãi nhau tiếp, tôi mới bực dọc quát lên:
– Hai người thôi đi, muốn cãi nhau thì lát nữa hãy cãi… chuyện tới nước này rồi mà còn ông đổ bà, bà thừa ông… hai người như vậy không thấy có lỗi với chị Như hả?
Cả hai đồng loạt im lặng, thấy hai người bọn họ không gây nhau nữa, tôi mới tiếp tục hỏi:
– Thầy Lang gì đó là ai? Sao ông ấy biết chị Như bị như vậy?
Dì Nhu lại mếu, dì nghẹn giọng:
– Thầy Lang cao tay lắm con, cái bữa dì đưa con Như lên bệnh viện mà bác sĩ nói con nhỏ không có bị sao rồi trả về… lúc vừa về tới cổng đã thấy ông ấy đợi sẵn. Ổng nói chỉ là vô tình biết chuyện của chị con, thấy chị con còn nhỏ tuổi mà chưa tới số chết nên ổng muốn giúp chị con. Cũng may là có ổng nên chị con mới sống được tới giờ, không ăn không uống nhưng vẫn sống được, người cũng không gầy gò ốm yếu.
– Vậy sao dì không để ông ấy cứu chị Như? Ông ấy cao tay mà?
Ba tôi lắc đầu chua xót:
– Thầy Lang cũng chịu rồi con ơi, ông ấy chỉ giúp được chị con một nửa, nửa còn lại… chắc chỉ có thể trông cậy vào con…
Tôi thoáng im lặng không nói gì, không phải là tôi không tin những gì ba với dì Nhu nói mà tôi hiện tại không biết phải tiêu hóa hết mớ thông tin kinh hoàng này như thế nào. Rõ là chị Như đã chết, đến bàn thờ vong cũng đã lập, thoắt cái lại nói chị ấy vẫn còn sống chưa chết… chuyện thật hay đùa vậy?
Thấy tôi im lặng, hai người bọn họ cũng không dám nói gì, tôi lúc này mới đưa mắt quan sát ba tôi và dì Nhu, lại cảm thấy biểu cảm của họ quá mức chân thật, không có một chút gì là giả tạo cả. Chẳng lẽ, tất cả mọi chuyện đều là sự thật sao?
Tôi nhìn bọn họ, nghiêm giọng nói:
– Trước tiên, hai người đưa con lên gặp chị Như rồi sau đó… con muốn nói chuyện với thầy Lang.
Dì Nhu gật đầu lia lịa như gà mổ thóc, dì ấy mừng rỡ vô cùng, vội vội vàng vàng đưa tôi lên phòng gặp chị Như. Suốt từ nãy tới giờ chỉ nói suông bằng miệng, mãi cho tới khi nhìn thấy chị Như bằng xương bằng thịt đang nằm yên tĩnh trên giường, tôi mới hoàn toàn tin những gì ba tôi nói là sự thật. Tôi đi tới bên giường rồi nhẹ nhàng ngồi xuống, tay run run nắm lấy bàn tay nhỏ nhắn trắng trẻo của chị, luồng hơi ấm từ tay chị truyền đến lại khiến tôi không cách nào che giấu được sự kinh hoảng cùng mừng rỡ trong lòng mình lại. Hốc mắt đỏ đỏ, mũi cay xè, phải khó khăn lắm tôi ngăn cho bản thân mình không rơi nước mắt. Tôi cúi thấp người, gọi thầm vào tai chị:
– Chị Như… dậy đi… dậy chơi với em nè!
Tôi biết là gọi cũng vô vọng nhưng tôi lại cứ muốn gọi cho bằng được. Đến khi gọi mà chị vẫn cứ nằm im không chịu trả lời, lòng tôi lại chua xót không chịu được. Chị Như vẫn như vậy, vẫn hiền lành nằm đó, cả cuộc đời của chị chắc chưa gây chuyện gì với ai, thế sao một người hiền lành đến như vậy lại gặp phải loại chuyện oái ăm đến thế này vậy hả?
Cố gắng nhịn cảm xúc đau thương vào trong lòng, tôi vén chăn đắp cho chị rồi lại vỗ nhè nhẹ lên bàn tay thon thả kia, tôi nói như trấn an chị, cũng như là nhủ thầm cho chính bản thân tôi:
– Chị yên tâm đi… em nhất định sẽ cứu chị… nhất định!
Tôi đi xuống nhà, cũng không nói năng gì nhiều, tôi chỉ ngồi im lặng đợi tài xế đi đón thầy Lang đến. Đợi tầm nửa giờ đồng hồ, cuối cùng thầy Lang cũng đến. Thầy Lang trước mắt tôi lúc này là một người đàn ông tầm tuổi trung niên, gương mặt trắng trẻo, ngũ quan hiền lành, chất phát. Ông ấy mặc bộ đồ lam của các sư thầy, tay đeo túi quải, bước chân thong thả lãnh đạm. Thầy ấy đi tới ghế ngồi xuống, vừa vặn ngồi đối diện với tôi, thấy tôi nhìn, thầy ấy cũng liền nhìn lại, bốn mắt đối diện nhau, trong mắt tôi hoàn toàn là ý quan sát. Mà thầy Lang cũng không gấp gáp, thấy tôi nhìn, thầy ấy lại thong thả cười dịu để mặc tôi muốn nhìn bao lâu thì nhìn. Ý như không quan tâm đến, cũng không có chút lúng túng nào khi bị người khác nhìn chằm chằm. Ba tôi thấy tôi và thầy Lang đột nhiên như vậy, ông ấy liền lên tiếng:
– An Lâm, đây là thầy Lang, người mà ba nói với con đó.
Đến lúc này tôi mới bình thường trở lại, môi cười nhẹ, tôi lên tiếng chào hỏi:
– Dạ con chào thầy.
Thầy Lang khẽ gật đầu, giọng ông ấy rất dễ nghe:
– Thầy chào con.
Sau khi nghe ba tôi nói sơ qua mọi chuyện, tôi mới bắt đầu hỏi thầy Lang:
– Thầy Lang, bỏ thứ cho con nếu con hỏi không phải, sao thầy lại biết là chị Như bị mắc lời nguyền? Giả sử như chị ấy bị trúng độc hay bị ai phù yếm gì rồi sao?
Thầy Lang nhoẻn miệng cười vừa phải, thầy ấy từ tốn trả lời:
– Chuyện phù yểm là không có, còn chuyện trúng độc… thầy nghĩ là không có khả năng. Vì nếu An Như trúng độc, chắc chắn con nhỏ không thể sống được đến ngày hôm nay. Lúc biết chuyện, thầy có hỏi mẹ của An Như, bà ấy xác nhận là An Như từng đi vào phòng gia phả của gia đình họ Dương. Mà phòng gia phả kia, nếu không phải là người có tên trong gia phả, chắc chắn nếu bước vào sẽ bị dính lời nguyền.
Tôi nhìn thầy Lang, trong lòng phát sinh một vài thắc mắc… sao thầy ấy lại rành chuyện của nhà họ Dương đến như vậy nhỉ? Kể cả chuyện phòng gia phả có lời nguyền mà thấy ấy cũng biết… đến tôi còn không biết chuyện đó mà.
Thấy tôi chau mày, thầy Lang như hiểu ý, thầy ấy liền nói:
– Chắc con đang thắc mắc không hiểu tại sao thầy lại biết nhiều chuyện của nhà họ Dương như vậy có đúng không? Trước kia ba với dì con cũng thắc mắc giống y như con vậy. Sự thật là… ba của thầy trước kia từng sống ở nhà họ Dương, lại sống và làm việc ở nhà họ Dương rất lâu… thành ra có những việc người khác không biết nhưng có thể là thầy sẽ biết.
Tôi gật gù, hóa ra là như vậy, hèn chi thầy ấy rành chuyện nhà chồng tôi đến như thế. Coi như yên tâm được phần nào rồi, chị Như có quý nhân giúp đỡ như vậy, xem ra cũng là phước đức của chị ấy.
Sau khi hỏi qua vài chuyện, thầy Lang hướng dẫn cho tôi cách để có thể cứu được chị Như. Thầy ấy trầm ngâm, giọng cũng nặng nề hơn chút:
– Thầy biết con không vào được phòng gia phả nhà họ Dương nhưng đó cũng là cách cuối cùng để cứu được chị con. Chị con chắc vì không biết nên mới liều lĩnh bước vào đó để rồi bị mắc lời nguyền… bây giờ, chỉ cần con tìm được lá bùa màu đỏ dán trên viên ngọc quý được cất giữ lâu năm ở phòng gia phả… tháo lá bùa kia xuống… chị con tự khắc sẽ tỉnh dậy.
Tôi thở một hơi nặng nề:
– Lá bùa màu đỏ dán trên viên ngọc quý sao thầy?
Thầy Lang gật đầu:
– Phải, nhà họ Dương có một viên ngọc xanh màu lưu ly rất quý, viên ngọc xanh như màu trái tim của biển cả kia là vật trấn giữ sự hưng thịnh của nhà họ Dương. Rất nhiều dòng tộc muốn có được viên ngọc lưu ly kia nhưng hàng trăm năm nay vẫn chưa ai lấy cắp được nó. Lý do một phần là vì lá bùa trấn yểm kia, lá bùa bảo hộ cho viên ngọc xanh quý giá. Vì chỉ có những người được ghi tên vào gia phả nhà họ Dương thì mới bước vào căn phòng ấy mà không bị vướng lời nguyền, còn tất cả những người khác, dù cho có sống ở nhà họ Dương nhưng nếu không có tên trong gia phả thì đều bị mắc lời nguyền của lá bùa đỏ. Như con thấy đó, chị gái con là một ví dụ của lời nguyền bùa đỏ. Mà cách duy nhất để hóa giải lời nguyền, đó là gỡ được lá bùa đỏ trên viên ngọc lưu ly.
Tôi siết chặt tay mình, trong đầu không khỏi suy nghĩ điên cuồng. Trước mắt nếu muốn cứu được chị Như, tôi bắt buộc phải tìm cách để ông nội ghi được tên mình vào trong gia phả. Vì chỉ có người trong gia phả mới có thể bước chân được vào phòng gia phả mà không bị vướng lời nguyền. Được như thế, tôi mới có thể nhìn thấy được viên ngọc lưu ly trong truyền thuyết kia rồi từ đó mới tìm được cách tháo gỡ lá bùa đỏ kia xuống. Càng nghĩ càng thấy gian nan, phần trăm cứu được chị Như… chắc chỉ nằm ở con số 1 tròn trĩnh…
Thầy Lang nhìn tôi, thầy ấy thở dài:
– Thầy biết… chuyện này gần như là vượt quá tầm tay của con nên lúc thầy nghiệm ra được cách giải quyết, thầy phải suy nghĩ rất lâu mới quyết định có nên nói cho ba của con nghe hay không. Thầy thật sự rất khó xử nhưng vì cứu một mạng người, thầy không thể biết mà không nói. Chuyện bây giờ, tất cả nhờ hết vào con… nhưng con nhớ kỹ một điều… tính mạng của con vẫn là thứ quan trọng nhất. Con đã hiểu chưa?
Tôi hết nhìn thầy Lang rồi lại nhìn đến di ảnh của chị Như trên bàn thờ, bất giác trong lòng cảm thấy ngỗn ngang không tìm được cách giải quyết. Thầy Lang nói đúng, chuyện này nó gần như vượt quá tầm tay của tôi, tôi thật sự không biết phải dùng cách gì để có thể cứu được chị Như nữa. Chỉ cần nói thôi cũng thấy phức tạp chứ huống gì là bắt tay vào làm. Chà, phen này lại chuốc thêm nhiều phiền muộn rồi đây!
Bên ngoài đột nhiên có tiếng còi xe hơi quen quen, xác định được là xe của Chính Quân, ba tôi liền nhắc nhở mọi người:
– Chính Quân tới… đừng ai nhắc đến chuyện của An Như nữa… hiểu chưa?
Không cần ba tôi nhắc thì tôi cũng tự hiểu được giới hạn của chuyện này nó nằm ở đâu, có ngu lắm mới nói cho Chính Quân biết. Anh ta mà biết, chắc có nước tống khứ tôi ra khỏi cửa nhà họ Dương mất thôi.
Sau khi vào chào hỏi ba với dì tôi, tôi cũng xin phép đứng dậy ra về. Cảm xúc của mọi người đang không được tốt, sợ Chính Quân nán lại lâu sẽ lộ hết mọi chuyện không hay. Chính Quân cầm túi xách cho tôi, anh ta chào ba và dì rồi lại lướt mắt nhìn sang thầy Lang đang ngồi ở đó, anh ta không cất tiếng chào mà chỉ nhẹ nhàng gật đầu cho có lệ, tác phong rất đỗi ngạo mạn. Mà thôi đi, Dương Chính Quân trước giờ luôn là như vậy, anh ta có tôn trọng ba mẹ tôi là được rồi, tôi cũng chẳng mong gì hơn nữa đâu.
Mở cửa xe cho tôi, giúp tôi thắt dây an toàn, nổ máy xe rời đi, anh ta mới nhàn nhạt cất tiếng hỏi:
– Người mặc đồ lam ở nhà em lúc nãy là ai vậy?
Có hơi chột dạ nhưng tôi vẫn giữ được sự bình tĩnh, tôi đáp:
– Là thầy được ba mời tới cúng cầu siêu cho chị Như. Sao vậy? Có chuyện gì à?
Chính Quân lắc đầu:
– Không có gì, tôi chỉ thấy lạ nên hỏi thôi, trông mặt ông ấy cũng hơi quen.
– Chắc anh từng gặp rồi cũng nên, tôi nghe ba nói, thầy Lang rất nổi tiếng đó.
– Chắc là như vậy. À, em có muốn ăn gì không, tôi đưa em đi ăn?
Người thì mệt nên bụng cũng không thấy đói nên tôi liền từ chối không muốn ăn, chỉ bảo anh ta ghé ngang quán quen mua cho tôi một ly trà sữa uống cho lấy lại tinh thần. Tôi cứ tưởng là anh ta ghé ngang rồi để tôi đi vào mua chứ ai dè là anh ta đích thân đi vào gọi nước rồi đợi mua cho tôi luôn đâu. Ái chà, một chàng soái ca sơ mi trắng quần âu đen đứng xếp hàng mua trà sữa làm khối cô trong quán không nhịn được mà tụm năm tụm ba bàn tán xôn xao. Phải công nhận với thiên hạ một điều là chồng tôi rất là “ngon”. Thân hình chuẩn, mặt soái, thần thái thượng thừa… kiểu này mà hở ra là có trăm cô sẵn sàng hốt về nuôi ngay ấy chứ. Thôi, coi như cũng được an ủi phần nào, có buồn buồn căng não mà được ngắm trai đẹp thì cảm xúc cũng dễ chịu được hơn chút.
Tôi ngồi trong xe đợi chồng tôi, thấy anh ta tay xách túi trà sữa đi tới, mặt mũi có hơi quạu quọ một chút, tôi bất giác nhịn không được mà phì cười. Mở cửa bước vào xe rồi nhét vào tay tôi ly trà sữa lạnh ngon lành, anh ta hơi chút hậm hực, làu bàu:
– Con gái các em thích uống loại nước nhiều đường đến như vậy à?
Tôi gật gật, hút một hơi đầy trà sữa thơm ngon, tôi nói:
– Rất ngon, anh có muốn thử không?
Chính Quân lắc đầu, thái độ chán ghét ly trà sữa trên tay tôi:
– Không cần, tôi không thích ngọt.
Tôi bỉu môi:
– Ừ, anh làm gì thích ngọt, bởi vậy nên con người anh lúc nào cũng khô khan, chẳng bao giờ nghe được lời ngọt ngào.
Biểu cảm trên mặt chồng tôi có hơi sụ xuống, anh ta liếc liếc nhìn tôi, vẫn là im lặng không nói lời nào. Mà tôi nói cũng đúng mà, con người Chính Quân lúc nào cũng thể hiện ra là người quy củ, lạnh lùng, chỉ những khi chơi với cu Gin mới thấy anh ta chịu cười mà thôi. Mà cũng không trách được, gia đình Chính Quân không được trọn vẹn, anh ta lại là con trai, có những thứ chắc đã ăn sâu vào trong máu, không thể thay đổi được nữa rồi.
Nghĩ đến Chính Quân rồi lại nghĩ đến chính bản thân mình, trong lòng tôi bất giác có một cảm giác mơ hồ rằng, vợ chồng tôi… chắc sẽ chẳng có được hạnh phúc bền lâu!