Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Quyển 8 - Chương 11: Lò mổ trong núi Su
Giáo sư Tôn nghe Shirley Dương nói ra bốn chữ "Quan Sơn chỉ mê", lập tức vỗ đầu, bừng tỉnh ngộ: "Sao tôi lại không nghĩ ra nhỉ? Quan Sơn thái bảo của triều đình Đại Minh sở trường nhất chính là thuật Quan Sơn chỉ mê. Quan Sơn chỉ mê có lẽ chính là thuật phong thủy, lẽ nào muốn tìm kiếm mộ cổ Địa Tiên... phải dùng thuật phong thủy thanh ô?"
Tôi nói, vậy cũng chưa chắc, lúc này vẫn chưa thể phán đoán mấy câu đằng sau, nhưng câu "Hay cho đại vương, có thần không đầu" thì chắc chắn là một ám ngữ tàng phong nạp thủy, chỉ điểm huyền cơ. Trước đây tôi chỉ biết thuật Phân kim định huyệt của Mô Kim hiệu úy độc bộ thiên hạ, mà thường quên mất đám người Quan Sơn thái bảo cũng là cao thủ trộm mộ biết thuật tầm long.
Giáo sư Tôn bỗng sinh lo lắng: "Quan Sơn chỉ mê là thuật phong thủy cực kỳ cao thâm, những phần còn sót lại trên đời đến giờ giả nhiều thật ít, nếu ám ngữ gợi ý lối vào mộ cổ Địa Tiên ngầm hợp với thuật phong thủy thanh ô thật, chỉ sợ tôi khó lòng đảm nhận được trách nhiệm nặng nề... phá giải không nổi những câu đố này."
Tôi vừa ngẩng đầu chăm chú nhìn những quan tài treo đầy trên vách đá như quân cờ trên bàn cờ, vừa nói với giáo sư Tôn: "Chuyện này cũng không cần lo lắng, Tầm long quyết của Mô Kim hiệu úy dung nạp hết thảy núi non sông ngòi trong thiên hạ, Quan Sơn chỉ mê chẳng qua chỉ là thuật bàng môn tả đạo, xem nó có bản lĩnh gì, liệu có nhảy ra được lòng bàn tay Phật tổ hay không? Mộ cổ Địa Tiên không dính dáng gì đến pho thủy địa mạch thì thôi, bằng không đừng hòng thoát khỏi mấy cặp mắt lửa ngươi vàng của Mô Kim hiệu úy chúng tôi. Tôi đây không sợ cái tay Quan Sơn thái bảo kia giở ra chiêu này chiêu nọ, mà chỉ sợ lão già ấy chẳng có chiêu có thức gì thôi."
Trong lòng tôi đã có chút manh mối, chỉ thấy trên vách núi dựng đứng treo đầy quan tài, vì niên đại quá xa xôi nên đa phần đều đã bị phong hóa mục nát cả, e rằng hễ đụng nhẹ sẽ vỡ tan thành bụi phấn. Không ai nói rõ được tại sao trong hẻm núi Quan Tài lại có nhiểu quan tài treo dạng đóng cọc vào vách đá như thế, xác chết trong quan tài là người triều đại nào cũng chẳng ai hay, nhưng theo kinh nghiệm của Mô Kim hiệu úy chúng tôi, những thứ này hẳn đã có từ thời thượng cổ, trước cả giai đoạn Tần Hán trong lịch sử, khẳng định không phải vật của triều Minh cách ngày nay có mấy trăm năm.
Từ thời Tây Chu, thuật phong thủy âm dương đã có mặt trên đời, trong Kinh Thi từng có một đoạn miêu tả, nói bấy giờ Công Lưu(2) vì chọn đất để xây dựng Chu Nguyên(3) đã "độ kỳ tịch dương, tương bỉ âm dương...", chứng tỏ từ thời Thương Chu mấy nghìn năm trước, người ta đã bắt đầu chú trọng hoàn cảnh địa lý "thiên nhân tương ứng" rồi.
Trước thời Tần Hán, tuy rằng lý luận phong thủy tỉ mỉ chặt chẽ vẫn chưa được hình thành, nhưng những khái niệm "hình thế lý khí, long sa huyệt thủy" của hậu thế đều phát triển từ thuật phong thủy cổ. Cũng có nghĩa là, tiêu chuẩn của việc chọn lựa âm trạch dương trạch ở những thời đại tương đối xa xưa như Tây Chu, Xuân Thu và thời Tần Hán Đường Tống về cơ bản là giống nhau, cùng là "trong vòm tạo hóa, thiên nhân nhất thể". Nhưng có thể vì thời đại thay đổi, mà có sự khác biệt ở khuynh hướng lựa chọn long mạch. Chẳng hạn như mộ cổ thời Xuân Thu Chiến Quốc đa phần đều đặt ở chốn đồng bằng rộng lớn, còn đến thời Đường Tống lại chủ yếu chọn nơi núi cao xây lăng dựng mộ.
Thậm chí, ngay cả những dân tộc thiểu số quanh vùng Trung Nguyên cũng bị ảnh hưởng một cách sâu sắc, tuy chưa hẳn đã có lý luận phong thủy cụ thể gì, nhưng hẩu hết mộ phần lăng tẩm đều ở chốn "thâm u tĩnh mịch" dựa vào thế núi, lại có nước chảy xung quanh.
Tôi nhìn lên vách đá cổ dựng đứng, vô số quan tài treo tạo nên một hình người khổng lổ không đầu, tựa như một vị thiên thần trấn giữ ngoài cửa hẻm núi, chân đạp lên dòng nưóc cuồn cuộn chảy, đúng như trong Tầm long quyết đã viết: " Thế núi như cửa nước như rồng, núi cao nước hẹp rồng muốn đi; bên trong cửa dài phải trấn phục, không để non kia nước ấy đi", tuy không biết quần thể quan tài treo có quy mô khổng lổ này là di tích từ thời đại nào còn tồn lưu lại, nhưng cách sắp xếp lại ngấm hợp với phép cổ, chứ không phải tùy tiện bày ra, mấy nghìn năm nay vẫn trấn thủ long khí phong thủy ở hẻm núi Quan Tài này.
Trong đầu tôi không ngừng hồi tưởng lại mọi chi tiết được chép trong Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật, hòng tìm ra vị trí của "long khí" mà quần thể quan tài treo trấn phục, phát hiện ra hình dáng người khổng lổ không đầu đang ngồi ngay ngắn ấy có mấy chỗ tàn khuyết. Ở bàn tay trái, dưòng như thiếu mất một mảng quan tài, khiến bàn tay khổng lồ ấy chẽ ra hai ngón, tựa hồ đang bắt quyết, chỉ vào chỗ xeo xéo trên vách đá trước mặt. Nếu không phải đứng bên dưới hẻm núi quan sát hồi lâu, chúng tôi tuyệt đối không thể phát giác ra chi tiết này.
Chúng tôi biết chỗ ấy ắt hẳn có sự lạ, đều quay người nhìn lên vách núi phía sau, nhưng vách đá này phần trên nhô ra phần dưới lẹm vào, từ góc chúng tôi đang đứng không thể thấy được bên trên có gì, trừ phi sang phía bên kia. Nhưng giữa hẻm núi là dòng nước cuồn cuộn, không thể nào tiếp cận được mé vách núi có quan tài treo, giữa hai vách đá tuy cũng có xích sắt nối liền, song họa may loài khỉ vượn mới đi qua được.
Nếu muốn nhìn rõ trên vách đá đối diện với quần thể quan tài treo ẩn tàng bí mật gì, chỉ còn cách men theo điểu đạo trên vách núi quay trở lại mà thôi. Cả bọn thấy đường vào sâu trong hẻm núi trước mắt đã đứt đoạn, không thể đi tiếp, lập tức quay đầu leo lên điểu đạo hiểm trở. Đoạn đường này lại càng khó khăn nguy hiểm bội phần, mãi đến khi mặt trời khuất sau rặng núi Tây, dưới đáy hẻm núi tối đen như mực, chỉ những chỗ cao mới còn chút ánh sáng lờ mờ, nhìn sang phía đối diện chỉ thấy toàn quan tài treo đập vào mắt, chúng tôi mới đến được chỗ ngón tay của hình người khổng lổ không đầu chỉ vào.
Thế núi nơi này gần như dốc đứng, trái ngược với vách đá đối diện treo đầy quan tài, vách đá bên này lại chẳng có lấy một cỗ, chỉ toàn bụi gai và dây leo chằng chịt. Tôi nhìn xuống đáy sơn cốc tối đen như mực dưới chân, lòng thầm kêu khổ: chưa tối hẳn mà đáy hẻm núi đã như đêm khuya rồi, lúc này muốn trở lên trên cũng không thể lần mò trong đêm tối được, chẳng lẽ phải qua đêm trên vách đá này sao?"
Đang khi lo lắng, tôi chợt thấy bên dưới đoạn điểu đạo phía trước có một cửa hang, bên ngoài có mấy bụi cỏ dại trông rất kỳ quái, vừa khéo đối ứng với chỗ bố cục quần thể quan tài treo chỉ vào, đứng dưới đáy hẻm núi dùng ống nhòm nhìn lên cũng khó mà tìm được chỗ này. Tuy chúng tôi không giỏi phép "xem vết bùn, phân sắc cỏ" của hội Ban Sơn Xả Lĩnh, nhưng đã nhiều lần nghe nói về pháp môn này, cũng biết trên vách đá dựng đứng mà có bụi cỏ dại ắt không phải dấu hiệu bình thường.
Tôi định xuống dưới tìm hiểu xem sao, nhưng bị Shirley Dương ngăn lại. Cô ỷ vào thân thế nhẹ nhàng, dùng phi hổ trảo móc lên vách đá, mạo hiểm xuống dưới trinh sát, phát hiện trong hang có dấu vết đục đẽo của con người, ben trong là một cửa đá khổng lồ, phía ngoài có rất nhiều bùn đất, khiến cỏ dại mọc đầy, che kín toàn bộ khung cửa. Phía trước con đường từ cửa vào, lởm chởm rất nhiều gỗ đá, có lẽ trước đầy từng có sạn đạo rộng rãi nối liền vào cửa hang này, nhưng giờ đã không còn nữa, chỉ sót lại một vài tàn tích.
Tôi bảo giáo sư Tôn: "Xem ra phương hướng cùa chúng ta đúng rồi, quần thể quan tài treo phía đối diện quả nhiên có ẩn tàng huyền cơ, trong cửa đá giấu trên vách núi này, mười phần chắc tám chín là con đường buộc phải đi qua để đến mộ cổ Địa Tiên, nhân lúc trời còn chưa tối, vào trong xem xét rồi tính sau."
Tôi và bọn Tuyền béo lập tức chia nhau trèo từ điểu đạo xuống, chui vào cửa hang mở trên vách núi. Bật đèn pin lên quan sát, chỉ thấy trên khung cửa đá khổng lồ có điêu khắc những dị thú ô dương hình dạng cực kỳ hung tợn. Khung cửa này đã sập từ nhiều nằm trước, con đường bên trong quanh co khúc khuỷu, đèn pin mắt sói không thể chiếu đến cuối đường. Tôi bèn thu phi hổ trảo lại, dặn mọi người nhanh chóng kiểm tra các thiết bị chiếu sáng mang theo, rồi tiến vào con đường phía sau cửa đá.
Chúng tôi vừa dợm bước, chợt nghe Út ngạc nhiên thót: "Ủa... con khỉ kia, từ nãy nó vẫn bám theo chúng ta à?" Tôi Vạt đám cỏ dại mọc trước cửa đá, nhìn theo hướng Út chỉ, liền thấy trong ánh sáng mờ mờ còn sót lại của buổi chiều tà, trên vách núi có một bóng đen hai tay dài thượt đang nhảy nhót leo xuống giữa những chiếc quan tài treo, chính là con khỉ chúng tôi gặp bên trong hầm phòng không Thanh Khê. Khu vực hẻm núi Quan Tài này địa hình chằng chịt phức tạp, thiết tưởng không phải là tình cờ gặp gỡ lần thứ hai, mà nãy giờ nó vẫn bám theo chúng tôi từ đằng xa.
Tuyền béo bảo, nó thì tử tế gì chứ? Chắc chắn là loại "lành thì chẳng đến, đến ắt chẳng lành", tiếc nỗi nỏ liên châu không thể bắn xa được, bây giờ mà có khẩu súng trường ở đây, đại gia chỉ cần một phát là cho nó xuống gặp Diêm vương điểm danh báo cáo rồi.
Tôn Cửu gia vội vàng khuyên can: "Con khỉ Ba Sơn này rất có linh tính, xưa nay chưa từng gây hại cho người, không ngờ sau bao nhiêu năm như thế nó vẫn còn sống, chỉ không biết trung đoàn trưởng Phong sinh tử ra sao ? Nó từ chỗ hầm phòng không theo ra đến đây, có lẽ muốn dẫn chúng ta đi tìm chủ nhân của nó cũng nên, mọi người đừng ra tay với nó."
Lúc này, mặt trời đã lặn, cả hẻm núi Quan Tài hoàn toàn chìm vào bóng tối, không thấy bóng dáng con khỉ ấy đâu nữa, tôi bèn bảo cả bọn: "Con khỉ Ba Sơn kia chắc chắn không vô duyên vô cớ theo chúng ta vào trong núi, nhưng lúc ở hầm phòng không nó đã bị một phen kinh hoảng rồi, không dám tùy tiện tiếp cận chúng ta đâu. Lúc này muốn bắt sống hay làm thịt nó đều không dễ, mà hẻm núi Quan Tài này cũng chẳng phải nơi thái bình yên ả gì, mọi chuyện đều phải xử lý hết sức cẩn thận mới được."
Tôi dặn dò mọi người phải đề phòng cảnh giác, âm thầm chú ý tung tích của con khỉ kia, nếu phát hiện nó có ý đồ xấu thì cứ giết luôn tại chỗ, còn không thì đừng tùy tiện ra tay làm hại nó, nhưng trước mắt, hẵng tiến vào hang động sau cửa đá để tìm kiếm mộ cổ Địa Tiên trước đã. Trời vừa tối, ngoài hẻm núi và bên trong lòng núi đều tối om như mực, hầu như chẳng còn gì khác biệt, duy chỉ có sâu trong hang thi thoảng vẳng ra những tiếng gió rít quái dị.
Đường hầm ẩn giấu trên vách đá dựng đứng này vừa sâu vừa rộng. Muốn đục núi mở đường ở chốn này chắc phải có sức mạnh của thần tiên tạo hóa chứ con người e khó mà làm nổi, nhưng bên trong đường hầm lại cực kỳ nhẵn nhụi chỉnh tề, không giống hang động thiên nhiên, hai bên vách và trần vòm đều ốp gạch cổ, đồng thời có rất nhiều đèn đá thú đá. Mấy bát đèn đá đều cạn khô, không biết đã tàn lụi khô dầu từ bao nhiêu năm trước. Trên bề mặt đường hầm rộng mười mấy mét, thi thoảng còn trông thấy xương thú, mai rùa và những khúc gỗ mục. Cứ từ đây mà suy, đường hầm sâu hun hút không dò được này tựa như một con ngõ trong tòa thành cổ nào đó, lại có mấy phần giống như mộ đạo phía trước địa cung trong mộ có vậy.
Tuyền béo thấy thế lập tức phấn chấn hẳn tinh thần, nhìn tình hình này thì đây quá nửa là mộ đạo, chắc chắn sắp đến mộ cổ Địa Tiên chứa đầy minh khí rồi.
Nào ngờ giáo sư Tôn lại nói: "Đừng vội mừng, đời tôi chưa từng gặp mộ đạo nào thế này cả, tôi thấy cách thức bố trí kiểu này, tuyệt đối không phải mộ đạo thông thường đâu". Tuyền béo phản bác: "Tôn Cửu gia ông chẳng có kinh nghiệm gì cả, những chỗ kiểu này đại gia Tuyền béo đây quá quen đường thuộc lối rồi, tôi cam đoan với ông chỗ này chính là mộ đạo, đi thêm tí nữa, tám mươi phần trăm là ba tầng mộ thất, hai bên còn có hai gian phụ, chính giữa là một cái quách to tướng... không tin chúng ta cứ đi mà xem".
Đối với những vấn đề học thuật, xưa nay Giáo sư Tôn không bao giờ chịu thỏa hiệp, lập tức chỉ đống xương thú dưới đất nói: "Trong mộ cổ đích thực là có người và thú tuẫn tang, nhưng những thứ đó đều nằm trong rãnh tuẫn táng với hố bồi táng, thậm chí cũng có khi ở điện trước của mộ thất, tự cổ chí kim, chẳng bao giờ thấy trường hợp nào giết người giết thú tuẫn táng trong mộ đạo cả, mà cậu nhìn những xương cốt này đi, hết sức tản mác lộn xộn, vì vậy tôi dám khẳng định đây không phải mộ đạo."
Tôi đi trước dò đường, càng đi càng thấy cổ quái, lại nghe Tuyền béo và Tôn Cửu gia ở đằng sau cứ tranh cãi mãi, cũng muốn thảo luận với họ mấy câu. Đúng lúc này, nhờ ánh sáng của đèn pin mắt sói, tôi nhận ra phía trước đã hết đường, hai bên đều có tường đá trắng toát, trên tường vẽ hai cái đầu lợn đen máu thịt bẩy nhầy tựa như hai con ác quỷ gác cửa.
Bên dưới tường đá có một bàn đá hình chữ nhật, bày bừa bãi cả mấy nghìn cái đầu lâu chồng chất như ngọn núi nhỏ, thịt sớm đã thối rữa từ lâu, nhìn răng và hình dạng sọ thì hơi giống đầu người, có lẽ là xương sọ của loài linh trưởng nào đấy. Đứng trong đường hầm cổ xưa này, tựa hồ vẫn cảm nhận được mùi máu canh nồng nặc của cuộc đồ sát hiến sinh từ nghìn năm về trước.
Tôi thoáng động tâm, lập tức dừng bước, ngoảnh lại bảo Tôn Cửu gia và Tuyền béo: "Đừng cãi nhau nữa, đây không phải mộ đạo đâu, tôi thấy quả này chúng ta lạc vào trong xưởng chế biến thịt rồi "
Shirley Dương chưa nghe qua từ này bao giờ, liền hỏi: "Xưởng chế biến thịt là cái gì?" Tôi đáp: "Thường có câu, xưởng chế thịt ánh đao bóng máu, xưởng chế thịt chính là nơi chọc tiết lợn ấy, anh thấy nơi này chính là một cái lò mổ ở trong núi sâu".
Tôi nói, vậy cũng chưa chắc, lúc này vẫn chưa thể phán đoán mấy câu đằng sau, nhưng câu "Hay cho đại vương, có thần không đầu" thì chắc chắn là một ám ngữ tàng phong nạp thủy, chỉ điểm huyền cơ. Trước đây tôi chỉ biết thuật Phân kim định huyệt của Mô Kim hiệu úy độc bộ thiên hạ, mà thường quên mất đám người Quan Sơn thái bảo cũng là cao thủ trộm mộ biết thuật tầm long.
Giáo sư Tôn bỗng sinh lo lắng: "Quan Sơn chỉ mê là thuật phong thủy cực kỳ cao thâm, những phần còn sót lại trên đời đến giờ giả nhiều thật ít, nếu ám ngữ gợi ý lối vào mộ cổ Địa Tiên ngầm hợp với thuật phong thủy thanh ô thật, chỉ sợ tôi khó lòng đảm nhận được trách nhiệm nặng nề... phá giải không nổi những câu đố này."
Tôi vừa ngẩng đầu chăm chú nhìn những quan tài treo đầy trên vách đá như quân cờ trên bàn cờ, vừa nói với giáo sư Tôn: "Chuyện này cũng không cần lo lắng, Tầm long quyết của Mô Kim hiệu úy dung nạp hết thảy núi non sông ngòi trong thiên hạ, Quan Sơn chỉ mê chẳng qua chỉ là thuật bàng môn tả đạo, xem nó có bản lĩnh gì, liệu có nhảy ra được lòng bàn tay Phật tổ hay không? Mộ cổ Địa Tiên không dính dáng gì đến pho thủy địa mạch thì thôi, bằng không đừng hòng thoát khỏi mấy cặp mắt lửa ngươi vàng của Mô Kim hiệu úy chúng tôi. Tôi đây không sợ cái tay Quan Sơn thái bảo kia giở ra chiêu này chiêu nọ, mà chỉ sợ lão già ấy chẳng có chiêu có thức gì thôi."
Trong lòng tôi đã có chút manh mối, chỉ thấy trên vách núi dựng đứng treo đầy quan tài, vì niên đại quá xa xôi nên đa phần đều đã bị phong hóa mục nát cả, e rằng hễ đụng nhẹ sẽ vỡ tan thành bụi phấn. Không ai nói rõ được tại sao trong hẻm núi Quan Tài lại có nhiểu quan tài treo dạng đóng cọc vào vách đá như thế, xác chết trong quan tài là người triều đại nào cũng chẳng ai hay, nhưng theo kinh nghiệm của Mô Kim hiệu úy chúng tôi, những thứ này hẳn đã có từ thời thượng cổ, trước cả giai đoạn Tần Hán trong lịch sử, khẳng định không phải vật của triều Minh cách ngày nay có mấy trăm năm.
Từ thời Tây Chu, thuật phong thủy âm dương đã có mặt trên đời, trong Kinh Thi từng có một đoạn miêu tả, nói bấy giờ Công Lưu(2) vì chọn đất để xây dựng Chu Nguyên(3) đã "độ kỳ tịch dương, tương bỉ âm dương...", chứng tỏ từ thời Thương Chu mấy nghìn năm trước, người ta đã bắt đầu chú trọng hoàn cảnh địa lý "thiên nhân tương ứng" rồi.
Trước thời Tần Hán, tuy rằng lý luận phong thủy tỉ mỉ chặt chẽ vẫn chưa được hình thành, nhưng những khái niệm "hình thế lý khí, long sa huyệt thủy" của hậu thế đều phát triển từ thuật phong thủy cổ. Cũng có nghĩa là, tiêu chuẩn của việc chọn lựa âm trạch dương trạch ở những thời đại tương đối xa xưa như Tây Chu, Xuân Thu và thời Tần Hán Đường Tống về cơ bản là giống nhau, cùng là "trong vòm tạo hóa, thiên nhân nhất thể". Nhưng có thể vì thời đại thay đổi, mà có sự khác biệt ở khuynh hướng lựa chọn long mạch. Chẳng hạn như mộ cổ thời Xuân Thu Chiến Quốc đa phần đều đặt ở chốn đồng bằng rộng lớn, còn đến thời Đường Tống lại chủ yếu chọn nơi núi cao xây lăng dựng mộ.
Thậm chí, ngay cả những dân tộc thiểu số quanh vùng Trung Nguyên cũng bị ảnh hưởng một cách sâu sắc, tuy chưa hẳn đã có lý luận phong thủy cụ thể gì, nhưng hẩu hết mộ phần lăng tẩm đều ở chốn "thâm u tĩnh mịch" dựa vào thế núi, lại có nước chảy xung quanh.
Tôi nhìn lên vách đá cổ dựng đứng, vô số quan tài treo tạo nên một hình người khổng lổ không đầu, tựa như một vị thiên thần trấn giữ ngoài cửa hẻm núi, chân đạp lên dòng nưóc cuồn cuộn chảy, đúng như trong Tầm long quyết đã viết: " Thế núi như cửa nước như rồng, núi cao nước hẹp rồng muốn đi; bên trong cửa dài phải trấn phục, không để non kia nước ấy đi", tuy không biết quần thể quan tài treo có quy mô khổng lổ này là di tích từ thời đại nào còn tồn lưu lại, nhưng cách sắp xếp lại ngấm hợp với phép cổ, chứ không phải tùy tiện bày ra, mấy nghìn năm nay vẫn trấn thủ long khí phong thủy ở hẻm núi Quan Tài này.
Trong đầu tôi không ngừng hồi tưởng lại mọi chi tiết được chép trong Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật, hòng tìm ra vị trí của "long khí" mà quần thể quan tài treo trấn phục, phát hiện ra hình dáng người khổng lổ không đầu đang ngồi ngay ngắn ấy có mấy chỗ tàn khuyết. Ở bàn tay trái, dưòng như thiếu mất một mảng quan tài, khiến bàn tay khổng lồ ấy chẽ ra hai ngón, tựa hồ đang bắt quyết, chỉ vào chỗ xeo xéo trên vách đá trước mặt. Nếu không phải đứng bên dưới hẻm núi quan sát hồi lâu, chúng tôi tuyệt đối không thể phát giác ra chi tiết này.
Chúng tôi biết chỗ ấy ắt hẳn có sự lạ, đều quay người nhìn lên vách núi phía sau, nhưng vách đá này phần trên nhô ra phần dưới lẹm vào, từ góc chúng tôi đang đứng không thể thấy được bên trên có gì, trừ phi sang phía bên kia. Nhưng giữa hẻm núi là dòng nước cuồn cuộn, không thể nào tiếp cận được mé vách núi có quan tài treo, giữa hai vách đá tuy cũng có xích sắt nối liền, song họa may loài khỉ vượn mới đi qua được.
Nếu muốn nhìn rõ trên vách đá đối diện với quần thể quan tài treo ẩn tàng bí mật gì, chỉ còn cách men theo điểu đạo trên vách núi quay trở lại mà thôi. Cả bọn thấy đường vào sâu trong hẻm núi trước mắt đã đứt đoạn, không thể đi tiếp, lập tức quay đầu leo lên điểu đạo hiểm trở. Đoạn đường này lại càng khó khăn nguy hiểm bội phần, mãi đến khi mặt trời khuất sau rặng núi Tây, dưới đáy hẻm núi tối đen như mực, chỉ những chỗ cao mới còn chút ánh sáng lờ mờ, nhìn sang phía đối diện chỉ thấy toàn quan tài treo đập vào mắt, chúng tôi mới đến được chỗ ngón tay của hình người khổng lổ không đầu chỉ vào.
Thế núi nơi này gần như dốc đứng, trái ngược với vách đá đối diện treo đầy quan tài, vách đá bên này lại chẳng có lấy một cỗ, chỉ toàn bụi gai và dây leo chằng chịt. Tôi nhìn xuống đáy sơn cốc tối đen như mực dưới chân, lòng thầm kêu khổ: chưa tối hẳn mà đáy hẻm núi đã như đêm khuya rồi, lúc này muốn trở lên trên cũng không thể lần mò trong đêm tối được, chẳng lẽ phải qua đêm trên vách đá này sao?"
Đang khi lo lắng, tôi chợt thấy bên dưới đoạn điểu đạo phía trước có một cửa hang, bên ngoài có mấy bụi cỏ dại trông rất kỳ quái, vừa khéo đối ứng với chỗ bố cục quần thể quan tài treo chỉ vào, đứng dưới đáy hẻm núi dùng ống nhòm nhìn lên cũng khó mà tìm được chỗ này. Tuy chúng tôi không giỏi phép "xem vết bùn, phân sắc cỏ" của hội Ban Sơn Xả Lĩnh, nhưng đã nhiều lần nghe nói về pháp môn này, cũng biết trên vách đá dựng đứng mà có bụi cỏ dại ắt không phải dấu hiệu bình thường.
Tôi định xuống dưới tìm hiểu xem sao, nhưng bị Shirley Dương ngăn lại. Cô ỷ vào thân thế nhẹ nhàng, dùng phi hổ trảo móc lên vách đá, mạo hiểm xuống dưới trinh sát, phát hiện trong hang có dấu vết đục đẽo của con người, ben trong là một cửa đá khổng lồ, phía ngoài có rất nhiều bùn đất, khiến cỏ dại mọc đầy, che kín toàn bộ khung cửa. Phía trước con đường từ cửa vào, lởm chởm rất nhiều gỗ đá, có lẽ trước đầy từng có sạn đạo rộng rãi nối liền vào cửa hang này, nhưng giờ đã không còn nữa, chỉ sót lại một vài tàn tích.
Tôi bảo giáo sư Tôn: "Xem ra phương hướng cùa chúng ta đúng rồi, quần thể quan tài treo phía đối diện quả nhiên có ẩn tàng huyền cơ, trong cửa đá giấu trên vách núi này, mười phần chắc tám chín là con đường buộc phải đi qua để đến mộ cổ Địa Tiên, nhân lúc trời còn chưa tối, vào trong xem xét rồi tính sau."
Tôi và bọn Tuyền béo lập tức chia nhau trèo từ điểu đạo xuống, chui vào cửa hang mở trên vách núi. Bật đèn pin lên quan sát, chỉ thấy trên khung cửa đá khổng lồ có điêu khắc những dị thú ô dương hình dạng cực kỳ hung tợn. Khung cửa này đã sập từ nhiều nằm trước, con đường bên trong quanh co khúc khuỷu, đèn pin mắt sói không thể chiếu đến cuối đường. Tôi bèn thu phi hổ trảo lại, dặn mọi người nhanh chóng kiểm tra các thiết bị chiếu sáng mang theo, rồi tiến vào con đường phía sau cửa đá.
Chúng tôi vừa dợm bước, chợt nghe Út ngạc nhiên thót: "Ủa... con khỉ kia, từ nãy nó vẫn bám theo chúng ta à?" Tôi Vạt đám cỏ dại mọc trước cửa đá, nhìn theo hướng Út chỉ, liền thấy trong ánh sáng mờ mờ còn sót lại của buổi chiều tà, trên vách núi có một bóng đen hai tay dài thượt đang nhảy nhót leo xuống giữa những chiếc quan tài treo, chính là con khỉ chúng tôi gặp bên trong hầm phòng không Thanh Khê. Khu vực hẻm núi Quan Tài này địa hình chằng chịt phức tạp, thiết tưởng không phải là tình cờ gặp gỡ lần thứ hai, mà nãy giờ nó vẫn bám theo chúng tôi từ đằng xa.
Tuyền béo bảo, nó thì tử tế gì chứ? Chắc chắn là loại "lành thì chẳng đến, đến ắt chẳng lành", tiếc nỗi nỏ liên châu không thể bắn xa được, bây giờ mà có khẩu súng trường ở đây, đại gia chỉ cần một phát là cho nó xuống gặp Diêm vương điểm danh báo cáo rồi.
Tôn Cửu gia vội vàng khuyên can: "Con khỉ Ba Sơn này rất có linh tính, xưa nay chưa từng gây hại cho người, không ngờ sau bao nhiêu năm như thế nó vẫn còn sống, chỉ không biết trung đoàn trưởng Phong sinh tử ra sao ? Nó từ chỗ hầm phòng không theo ra đến đây, có lẽ muốn dẫn chúng ta đi tìm chủ nhân của nó cũng nên, mọi người đừng ra tay với nó."
Lúc này, mặt trời đã lặn, cả hẻm núi Quan Tài hoàn toàn chìm vào bóng tối, không thấy bóng dáng con khỉ ấy đâu nữa, tôi bèn bảo cả bọn: "Con khỉ Ba Sơn kia chắc chắn không vô duyên vô cớ theo chúng ta vào trong núi, nhưng lúc ở hầm phòng không nó đã bị một phen kinh hoảng rồi, không dám tùy tiện tiếp cận chúng ta đâu. Lúc này muốn bắt sống hay làm thịt nó đều không dễ, mà hẻm núi Quan Tài này cũng chẳng phải nơi thái bình yên ả gì, mọi chuyện đều phải xử lý hết sức cẩn thận mới được."
Tôi dặn dò mọi người phải đề phòng cảnh giác, âm thầm chú ý tung tích của con khỉ kia, nếu phát hiện nó có ý đồ xấu thì cứ giết luôn tại chỗ, còn không thì đừng tùy tiện ra tay làm hại nó, nhưng trước mắt, hẵng tiến vào hang động sau cửa đá để tìm kiếm mộ cổ Địa Tiên trước đã. Trời vừa tối, ngoài hẻm núi và bên trong lòng núi đều tối om như mực, hầu như chẳng còn gì khác biệt, duy chỉ có sâu trong hang thi thoảng vẳng ra những tiếng gió rít quái dị.
Đường hầm ẩn giấu trên vách đá dựng đứng này vừa sâu vừa rộng. Muốn đục núi mở đường ở chốn này chắc phải có sức mạnh của thần tiên tạo hóa chứ con người e khó mà làm nổi, nhưng bên trong đường hầm lại cực kỳ nhẵn nhụi chỉnh tề, không giống hang động thiên nhiên, hai bên vách và trần vòm đều ốp gạch cổ, đồng thời có rất nhiều đèn đá thú đá. Mấy bát đèn đá đều cạn khô, không biết đã tàn lụi khô dầu từ bao nhiêu năm trước. Trên bề mặt đường hầm rộng mười mấy mét, thi thoảng còn trông thấy xương thú, mai rùa và những khúc gỗ mục. Cứ từ đây mà suy, đường hầm sâu hun hút không dò được này tựa như một con ngõ trong tòa thành cổ nào đó, lại có mấy phần giống như mộ đạo phía trước địa cung trong mộ có vậy.
Tuyền béo thấy thế lập tức phấn chấn hẳn tinh thần, nhìn tình hình này thì đây quá nửa là mộ đạo, chắc chắn sắp đến mộ cổ Địa Tiên chứa đầy minh khí rồi.
Nào ngờ giáo sư Tôn lại nói: "Đừng vội mừng, đời tôi chưa từng gặp mộ đạo nào thế này cả, tôi thấy cách thức bố trí kiểu này, tuyệt đối không phải mộ đạo thông thường đâu". Tuyền béo phản bác: "Tôn Cửu gia ông chẳng có kinh nghiệm gì cả, những chỗ kiểu này đại gia Tuyền béo đây quá quen đường thuộc lối rồi, tôi cam đoan với ông chỗ này chính là mộ đạo, đi thêm tí nữa, tám mươi phần trăm là ba tầng mộ thất, hai bên còn có hai gian phụ, chính giữa là một cái quách to tướng... không tin chúng ta cứ đi mà xem".
Đối với những vấn đề học thuật, xưa nay Giáo sư Tôn không bao giờ chịu thỏa hiệp, lập tức chỉ đống xương thú dưới đất nói: "Trong mộ cổ đích thực là có người và thú tuẫn tang, nhưng những thứ đó đều nằm trong rãnh tuẫn táng với hố bồi táng, thậm chí cũng có khi ở điện trước của mộ thất, tự cổ chí kim, chẳng bao giờ thấy trường hợp nào giết người giết thú tuẫn táng trong mộ đạo cả, mà cậu nhìn những xương cốt này đi, hết sức tản mác lộn xộn, vì vậy tôi dám khẳng định đây không phải mộ đạo."
Tôi đi trước dò đường, càng đi càng thấy cổ quái, lại nghe Tuyền béo và Tôn Cửu gia ở đằng sau cứ tranh cãi mãi, cũng muốn thảo luận với họ mấy câu. Đúng lúc này, nhờ ánh sáng của đèn pin mắt sói, tôi nhận ra phía trước đã hết đường, hai bên đều có tường đá trắng toát, trên tường vẽ hai cái đầu lợn đen máu thịt bẩy nhầy tựa như hai con ác quỷ gác cửa.
Bên dưới tường đá có một bàn đá hình chữ nhật, bày bừa bãi cả mấy nghìn cái đầu lâu chồng chất như ngọn núi nhỏ, thịt sớm đã thối rữa từ lâu, nhìn răng và hình dạng sọ thì hơi giống đầu người, có lẽ là xương sọ của loài linh trưởng nào đấy. Đứng trong đường hầm cổ xưa này, tựa hồ vẫn cảm nhận được mùi máu canh nồng nặc của cuộc đồ sát hiến sinh từ nghìn năm về trước.
Tôi thoáng động tâm, lập tức dừng bước, ngoảnh lại bảo Tôn Cửu gia và Tuyền béo: "Đừng cãi nhau nữa, đây không phải mộ đạo đâu, tôi thấy quả này chúng ta lạc vào trong xưởng chế biến thịt rồi "
Shirley Dương chưa nghe qua từ này bao giờ, liền hỏi: "Xưởng chế biến thịt là cái gì?" Tôi đáp: "Thường có câu, xưởng chế thịt ánh đao bóng máu, xưởng chế thịt chính là nơi chọc tiết lợn ấy, anh thấy nơi này chính là một cái lò mổ ở trong núi sâu".