Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Quyển 7 - Chương 51: Bảo tàng tự nhiên
Lão Trần kể lại chuyện năm xưa, năm đó trước khi dẫn thuộc hạ xuống Vân Nam đổ đấu, lão muốn đem hết số của cải châu báo đào được trong mộ cổ Bình Sơn ra định giá bán. Bình thường minh khí qua tay không nhanh như lần này, nguyên do là bởi chuyện trộm mộ ở Tương Tây đã ầm ĩ khắp nơi, khi ấy mặc cho dư luận xã hội lên án gay gắt hành động trộm mộ của bọn phiến quân thổ phỉ, dân buôn cổ vật khắp mọi nơi vẫn ùn ùn kéo đến, muốn nhân cơ hội này kiếm chác chút đỉnh.
Gặp đúng lúc thiên hạ đại loạn, cổ đồng bị rớt giá, nhưng có giảm ắt có tăng, rất nhiều thương nhân đều muốn tranh thủ lúc này tích trữ một lô hàng thật giá thực, đợi khi thái bình có thể nói thách đến trời, thế nên giao dịch minh khí cổ đồng trước sau vẫn không hề gián đoạn.
Trong tỉnh có một tay trọc phú họ Tiền thích chơi đồ cổ, lão có đến mấy nhà máy sợi ở Thượng Hải, Thanh Đảo, sản nghiệp riêng trong vùng cũng nhiều vô kể. Ông chủ Tiền xuất thân từ gia đình đại Nho, chịu ảnh hưởng của gia tộc nên từ nhỏ đã thích chơi đồ cổ, lão đặc biệt phái người tới tìm lão Trần, đích thân lựa vài món đồ ưng ý, trong đó có cỗ quan tài Gà Gô thấy con rết sáu cánh bái quan nhả đơn và cái lò luyện đơn bằng đồng xung quanh trong giếng đơn, cùng số đồng nhân đồng quỷ tạo hình kỳ dị cổ phác. Ông chủ Tiền mua được những thứ này như bắt được của báu, vui mừng ra mặt.
Lão Trần trước nay luôn tự cho mình hiểu biết hơn người, thường chê Dương Vũ khinh Khổng Mạnh, lúc nào cũng thấy mình tài cao học rộng, trên đời không ai bì kịp, chẳng xem các bậc thánh hiền tiền bối ra gì. Lão thấy cặp đồng nhân đồng quỷ không mắt, tuy biết bên trong chắc chắn có điều kỳ lạ, nhưng không đoán ra được là huyền cơ gì, xem lão ta có biết được nguồn cơn sâu xa trong đó không, song lời ra đến miệng lại thấy hơi mất mặt nên thôi.
Cuối cùng lão vòng vo tam quốc, mượn cớ đàm cổ luận kim, cũng moi được từ ông chủ Tiền lõm bõm vài điều. Ông chủ Tiền rất thích đọc Dịch, hơn nữa lại nghiên cứu sâu, biết rằng quẻ tượng bát quái ngày nay đều do đám hậu thế suy diễn mà ra, quẻ bói cổ xưa nhất không hề dùng quẻ “càn khôn cấn chấn”, hình người và quỷ không mắt bằng đồng xanh này đều là những dấu hiệu nguyên thủy nhất trong quẻ tượng cổ đại, muốn bói quẻ ít nhất phải gom đủ bốn miếng, tiếc là trong tay chỉ có hai, không thể thành một quẻ hoàn chỉnh.
Quẻ đồng xanh cổ phải có ít nhất bốn miếng mới có thể sử dụng, nghe nói người hiểu được thuật này có thể biết được thiên cơ huyền diệu, nhưng dụng pháp ra sao thì lão Tiền hoàn toàn mù tịt, chỉ biết quẻ đồng xanh ắt là cổ vật của tam triều trước kia. Tam triều ở đây ám chỉ ba nhà Hạ Thương Chu, những món gì thời Đường Tống đem so với văn vật tam triều còn không thể gọi là cổ vật, trong con mắt của tay nhà nghề thực thụ, giá trị sưu tầm của chúng không cần phải so sánh.
Còn cái lò đồng luyện đơn có lẽ là cổ vật cuối thời Tây Hán. Trên thân lò vẽ cảnh cổ nhân đang luyện tiên đơn, nét vẽ tinh xảo diệu kỳ, nhìn kỹ sẽ phát hiện ra những ký hiệu của quẻ bói bằng đồng xanh. Ông chủ Tiền trình độ tuy cao cũng không hiểu được ẩn ý trong đó, chỉ thấy món đồ này kỳ lạ, ẩn chứa nhiều bí mật sâu xa, có giá trị sưu tầm rất cao.
Lão Trần nghĩ bụng không hiểu ẩn ý thì để trong nhà làm quái gì, tiễn ông chủ Tiền đi rồi cũng quên luôn chuyện này.Thời gian nhanh như tên bắn, chớp mắt đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, lão chưa bao giờ gặp lại những quẻ bói bằng đồng xanh tương tự, câu chuyện năm xưa cũng trôi vào dĩ vãng, mãi đến khi tôi nhắc chuyện long chú trăm hố mắt lão mới chợt nhớ ra.
Lão bảo tôi: “Nếu cô cậu có cơ duyên hãy tập hợp bốn quẻ bói ấy lại, cũng là để lão phu được biết rốt cuộc là huyền cơ gì trong đó.”
Tôi nói: “Thực ra tôi chỉ vô tình thấy hai quẻ đồng xanh, bản thân tuy hứng thú nhưng không đến nỗi phải chạy khắp thiên hạ tìm xem cổ nhân để lại thiên cơ gì. Giờ tôi chỉ cần biết mộ cổ nào trên đời còn có kim đơn thôi. Cứu người như cứu hỏa, nếu không tìm được nội đơn trong cổ thây thì cô bạn tôi phải đi gặp cụ Các Mác mất.”
Lão Trần cười nói: “Cậu nói nghe kém quá, đời người ngắn ngủi có mấy chục năm, nhỏ bé hèn mọn như con sâu cái kiến, nếu phận sâu kiến mà biết được bí mật của ông trời thì dù thịt nát xương tan cũng không uổng.”
Tôi lắc đầu cười khổ, lão Trần mù này tuy anh hùng xế bóng nhưng dã tâm vẫn còn lớn lắm, có điều giờ mục tiêu truy cầu đã thay đổi rồi, cảnh giới còn cao hơn, lại muốn biết cả bí mật của “thần tiên” kia đấy.
Tôi nghĩ Shirley Dương tin vào mấy thứ tôn giáo, lại rất ngoan đạo, có lẽ cô ấy sẽ tin mớ khái niệm “thiên cơ, khởi thị, thần minh” này, vậy mà cô nàng cũng lắc đầu, miệng bảo: “Hỏi một người Thượng đế hình dáng thế nào cũng giống như hỏi con cá vàng môi trường nước nó đang sống là gì, chẳng có ý nghĩa gì cả, tín ngưỡng chỉ nên là cõi đi về của tâm linh thôi.”
Lão Trần nói: “Còn về nội đơn cổ thây kia, ở Bình S Tương Tây có, mà không chỉ có một hai viên đâu, bởi Bình Sơn vốn là đơn cung, lại là một ngọn dược sơn, có vật này cũng là chuyện thường tình, còn những nơi khác thì hiếm lắm. Có điều Bình Sơn đã bị vét sạch cách đây mấy chục năm rồi, ngay cả huyệt mộ người Động Di chẳng có tí minh khí nào cũng bị lũ trộm tép riu không ra giống gì kia khoắng sạch. Giờ cô cậu muốn đi tìm kim đơn trong mộ cổ thì chỉ có cách đi hỏi ông trời, bằng không thế giới này rộng lớn thế, có đi rách giày sắt cũng chẳng tìm được đâu.”
Tôi thấy tia hi vọng cuối cùng tắt ngúm, trong lòng không khỏi chán nản, xem ra tính mạng Đa Linh không cứu được rồi, nhưng chưa đến Hoàng Hà chưa ngã lòng, chỉ cần Đa Linh còn sống, tôi sẽ dốc sức tìm cách khác. Bấy giờ thấy trời đã tối, hôm nay chắc không kịp quay về Bắc Kinh, tôi và Shirley Dương đành nghỉ tạm ở nhà khách gần Cục Đường sắt.
Hôm sau tôi hỏi lão Trần mù có dự định gì cho những ngày tới, có muốn cùng bọn tôi sang Mỹ một chuyến hay không, lão bèn thở dài nói: “Cổ nhân từng thương cho kiếp phù du như một giấc mơ, thời gian thấm thoắt thoi đưa, một đời người gửi thân nơi cõi hư vô, trong đó có biết bao hỉ nộ ái ố, bi hoan tiều tụy, được mất hợp tan, sinh ly tử biệt, thay hình đổi dạng, đi hết cuộc đời tựa giấc chiêm bao, có tụ hợp có ly tán, đó chính là hai chữ vô thường. Lão phu không ngờ năm xưa từ biệt bên hồ Động Đình, là kiếp này mãi mãi không ngày tái ngộ, ngoảnh đầu nhìn lại thấy mới như hôm qua, về lý về tình cũng nên đến trước mộ cố nhân Gà Gô tế bái một lần. Có điều cái thân già của lão phu đây e cũng chẳng sống được mấy hồi, thực không muốn chết nơi đất khách quê người, xa xôi vạn dặm, nên muốn trở về quê nhà Tương Âm một chuyến trước đã.”
Tôi đành mua vé tàu hỏa , cùng với Shirley Dương đưa lão lên tàu, còn hẹn trước tết Thanh Minh sẽ đi tìm lão, sau đó cùng đi Mỹ tảo mộ cho vị Ban Sơn đạo nhân cuối cùng Gà Gô.
Sau khi tiến lão Trần mù, bọn tôi liền quay lại nhà khách thu dọn hành lý, trên đường mua một tờ báo, ngồi trên xe buýt lật lật vài trang, thấy có trang nội dung toàn là “Từ sau cải cách mở cửa, Đại hội Trung ương Đảng toàn quốc lần thứ mười một đến nay, trên tất cả lĩnh vực đều đạt được thành tựu to lớn ABC gì đó. Để làm phong phú thêm đời sống văn hóa của nhân dân thành phố Thiên Tân, bảo tàng Tự nhiên của thành phố đã bắt đầu mở cửa trở lại, lãnh đạo các cấp nô nức gửi lời chúc mừng”.
Tin tức kiểu này nhan nhản khắp nơi, chẳng có gì đặc biệt, nhưng có một điểm thu hút sự chú ý của tôi. Bản tin nói để làm phong phú thêm các vật phẩm trưng bày trong bảo tàng, một loạt các hiện vật văn hóa khảo cổ đào được ở tỉnh Hồ nam sẽ được đưa tới Thiên Tân trưng bày trong thời gian một tuần, địa điểm là phòng triển lãm số sáu, tầng hai bảo tàng.
Trong số các văn vật quý hiếm của tỉnh Hồ Nam có một số món được xếp vào hàng Quốc bảo do một kiều bào yêu nước quyên tặng, trong đó đáng quan tâm nhất là những cổ vật hiếm thấy trong lịch sử: “trang sức hình người không mắt bằng đồng xanh (đời Chu), lò đồng cửu sắc họa tượng, khảm vàng chạm bạc (đời Hán)…”
Tôi ngạc nhiên nói: “Lịch sử thật trùng hợp đến kinh người, chẳng phải những thứ này đều là báu vật hảo hán Ban Sơn Xả Lĩnh năm xưa đi đổ đấu ở Bình Sơn đào được đó sao? Hóa ra được được kiều bào yêu nước hiến tặng cho nhà nước rồi, lại còn mang đến Thiên Tân trưng bày cho mọi người cùng xem nữa.”
Shirley Dương đón lấy tờ báo xem qua một lượt, cũng nổi tính hiếu kỳ: “Ảnh đăng trên báo hơi mờ, sao chúng ta không tiện đường ghe qua bảo tàng Tự nhiên mục sở thị một chuyến?”
Hai chúng tôi tâm đầu ý hợp, lập tức không về nhà khách nữa mà tới thẳng bảo tàng Tự nhiên mua vé vào trong. Bảo tàng này được thành lập từ rất sớm, vào đầu những năm Dân Quốc gọi là Bảo tàng Bắc Cương, sau đổi thành Viện Khoa học Nhân dân, trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa từng bị gián đoạn một độ. Do mới mở cửa trở lại nên vật phẩm trưng bày không nhiều nhặn gì, vậy mà khách tham quan vẫn đông nườm nượp, chủ yếu là đoàn thể các trường học, đa phần đều đi xem hóa thạch và tiêu bản các loài sinh vật cổ.
Xã hội bấy giờ đang định hành triển lãm, chỉ cần đi vào công viên cũng gặp phải thập cẩm các loại triển lãm như “Tiêu bản thai nhi dị dạng, Cổ thây Tân Cương, Giải phẫu cơ thể người…”, thậm chí còn có cả triển lãm về các loài động vật quý hiếm, nào là chuột to bằng con lợn con, quái vật đầu người mình rắn… thủ đoạn muôn màu muôn vẻ, song cũng không thiếu cảnh treo đầu dê bán thịt chó.Chính vì vậy, tôi chẳng hứng thú gì với những thứ được trưng bày trong bảo tàng này, thấy bên ngoài có cầu thang dẫn lên tầng hai, là nơi “Trưng bày các hiện vật văn hóa khảo cổ đào được ở tỉnh Hồ Nam”, bèn dẫn Shirley Dương đi thẳng lên đó.
Từ ngoài nhìn vào thấy vật phẩm trưng bày quả thật phong phú, có tới vài trăm thứ văn vật to nhỏ được phân loại cẩn thận, bày đầy trong các tủ kính, đa phần đều là hàng giả cổ vì hàng thật sao có thể tùy tiện bày ra cho người ta xem thế này, nhưng khách tham quan thông thường cũng có nhìn cũng không phát hiện ra nổi, chỉ thấy mới lạ mà thôi. Người tham quan trên tầng hai không nhiều, quang cảnh có phần vắng vẻ.
Tôi đã từng xem qua vô số minh khí, nhìn những thứ ở đây đều có cảm giác quen quen, cưỡi ngựa xem hoa đảo qua một vòng, quả nhiên bắt gặp cái lò luyện đơn truyền thuyết bày ngay trên kệ, đúng như lão Trần miêu tả, dựa vào nhãn lực của mình, tôi đoán món đồ này tuyệt đối là hàng thật, có thể do hình dáng to lớn nên không lo bị trộm.
Shirley Dương nghĩ tới ông ngoài năm xưa từng ẩn thân trong lò đơn này thì bất giác ưu tư, ngơ ngẩn như mất hồn. Tôi lại dán mắt vào đường nét hoa văn trên thân lò, muốn nhận rõ từng chi tiết trong bức họa, tiếc r lò đơn cách tủ kính dễ đến cả mét, tuy tôi không bị cận thị nhưng vẫn không nhìn rõ được mấy chi tiết nhỏ, lại thêm trên thân lò chạm khảm tổng cộng tám bức “Tiên nhân hóa đơn đồ”, có mấy mặt nằm trong góc bị che khuất, đến nhìn còn không thấy nữa là.
Shirley Dương chợt nhớ ra cái máy ảnh luôn mang theo như hình với bóng lại để quên ở nhà khách, cô muốn chụp vài bức nên bảo tôi ở lại mặc sức ngắm nghía, còn mình vội vàng quay về lấy máy. Tôi đành một mình thong dong trong bảo tàng, ngắm nghía cái lò đơn mấy lượt, lại đi xem mớ que đồng được bày trong tủ, đầy đủ cả người cả quỷ, vệt đồng xanh đã lên màu loang lổ, dường như đều là hàng thật, tôi đang định lại gần nhìn cho rõ thì bỗng đâu xuất hiện một cảnh sát mặc sắc phục chẳng nói chẳng rằng vỗ vai tôi một cái.
Tôi chỉ chăm chăm đi xem quẻ cổ, nào nghĩ đến tình huống này, sự việc xảy ra bất ngờ nên có chút bàng hoàng, chẳng lẽ xem minh khí cũng là phạm pháp? Tôi ngỡ ngàng nói với anh ta: “Đồng chí cảnh sát ơi, đồng chí làm thế là ý gì? Tôi chỉ ngắm thôi chứ có làm gì đâu…”
Nào ngờ viên cảnh sát reo lên: “Đại đội trưởng, không nhận ra tôi sao?” giọng oang oang làm tôi như muốn ong cả óc.
Tôi định thần nhìn lại, hóa ra là một chiến hữu hồi còn trong quân ngũ, ngày trước từng cùng tôi vào sinh ra tử nơi chiến tuyến, Ngải Hồng Quân, biệt hiệu “Kẻ gây chuyện”. Từ khi rời quân ngũ đến giờ chưa lần nào gặp lại cậu ta, không ngờ hôm nay lại gặp trong bảo tàng Tự Nhiên này. Bât ngờ được trùng phùng với chiến hữu năm xưa cùng chui từ đống xác chết khiến tôi vừa ngạc nhiên vừa vui mừng.
Tôi cười nói: “Lão Ngải này, cổ họng cậu vẫn to thế nhỉ, sao bây giờ lại đứng trong hàng ngũ công an thế này…” Đúng lúc định ôn lại kỷ niệm xưa với cậu ta, chợt có một bóng người rất quen lướt qua cửa phòng triển lãm làm tôi sững người, linh tính mách bảo có điều gì không ổn, giống như có kẻ kề dao sau gy, nghĩ mãi không ra đã gặp ở đâu, trong lúc hấp tấp không kịp suy xét đầu đuôi, tôi vội gạt Ngải Hồng Quân ra, đuổi theo cái bóng bí ẩn kia.
Gặp đúng lúc thiên hạ đại loạn, cổ đồng bị rớt giá, nhưng có giảm ắt có tăng, rất nhiều thương nhân đều muốn tranh thủ lúc này tích trữ một lô hàng thật giá thực, đợi khi thái bình có thể nói thách đến trời, thế nên giao dịch minh khí cổ đồng trước sau vẫn không hề gián đoạn.
Trong tỉnh có một tay trọc phú họ Tiền thích chơi đồ cổ, lão có đến mấy nhà máy sợi ở Thượng Hải, Thanh Đảo, sản nghiệp riêng trong vùng cũng nhiều vô kể. Ông chủ Tiền xuất thân từ gia đình đại Nho, chịu ảnh hưởng của gia tộc nên từ nhỏ đã thích chơi đồ cổ, lão đặc biệt phái người tới tìm lão Trần, đích thân lựa vài món đồ ưng ý, trong đó có cỗ quan tài Gà Gô thấy con rết sáu cánh bái quan nhả đơn và cái lò luyện đơn bằng đồng xung quanh trong giếng đơn, cùng số đồng nhân đồng quỷ tạo hình kỳ dị cổ phác. Ông chủ Tiền mua được những thứ này như bắt được của báu, vui mừng ra mặt.
Lão Trần trước nay luôn tự cho mình hiểu biết hơn người, thường chê Dương Vũ khinh Khổng Mạnh, lúc nào cũng thấy mình tài cao học rộng, trên đời không ai bì kịp, chẳng xem các bậc thánh hiền tiền bối ra gì. Lão thấy cặp đồng nhân đồng quỷ không mắt, tuy biết bên trong chắc chắn có điều kỳ lạ, nhưng không đoán ra được là huyền cơ gì, xem lão ta có biết được nguồn cơn sâu xa trong đó không, song lời ra đến miệng lại thấy hơi mất mặt nên thôi.
Cuối cùng lão vòng vo tam quốc, mượn cớ đàm cổ luận kim, cũng moi được từ ông chủ Tiền lõm bõm vài điều. Ông chủ Tiền rất thích đọc Dịch, hơn nữa lại nghiên cứu sâu, biết rằng quẻ tượng bát quái ngày nay đều do đám hậu thế suy diễn mà ra, quẻ bói cổ xưa nhất không hề dùng quẻ “càn khôn cấn chấn”, hình người và quỷ không mắt bằng đồng xanh này đều là những dấu hiệu nguyên thủy nhất trong quẻ tượng cổ đại, muốn bói quẻ ít nhất phải gom đủ bốn miếng, tiếc là trong tay chỉ có hai, không thể thành một quẻ hoàn chỉnh.
Quẻ đồng xanh cổ phải có ít nhất bốn miếng mới có thể sử dụng, nghe nói người hiểu được thuật này có thể biết được thiên cơ huyền diệu, nhưng dụng pháp ra sao thì lão Tiền hoàn toàn mù tịt, chỉ biết quẻ đồng xanh ắt là cổ vật của tam triều trước kia. Tam triều ở đây ám chỉ ba nhà Hạ Thương Chu, những món gì thời Đường Tống đem so với văn vật tam triều còn không thể gọi là cổ vật, trong con mắt của tay nhà nghề thực thụ, giá trị sưu tầm của chúng không cần phải so sánh.
Còn cái lò đồng luyện đơn có lẽ là cổ vật cuối thời Tây Hán. Trên thân lò vẽ cảnh cổ nhân đang luyện tiên đơn, nét vẽ tinh xảo diệu kỳ, nhìn kỹ sẽ phát hiện ra những ký hiệu của quẻ bói bằng đồng xanh. Ông chủ Tiền trình độ tuy cao cũng không hiểu được ẩn ý trong đó, chỉ thấy món đồ này kỳ lạ, ẩn chứa nhiều bí mật sâu xa, có giá trị sưu tầm rất cao.
Lão Trần nghĩ bụng không hiểu ẩn ý thì để trong nhà làm quái gì, tiễn ông chủ Tiền đi rồi cũng quên luôn chuyện này.Thời gian nhanh như tên bắn, chớp mắt đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, lão chưa bao giờ gặp lại những quẻ bói bằng đồng xanh tương tự, câu chuyện năm xưa cũng trôi vào dĩ vãng, mãi đến khi tôi nhắc chuyện long chú trăm hố mắt lão mới chợt nhớ ra.
Lão bảo tôi: “Nếu cô cậu có cơ duyên hãy tập hợp bốn quẻ bói ấy lại, cũng là để lão phu được biết rốt cuộc là huyền cơ gì trong đó.”
Tôi nói: “Thực ra tôi chỉ vô tình thấy hai quẻ đồng xanh, bản thân tuy hứng thú nhưng không đến nỗi phải chạy khắp thiên hạ tìm xem cổ nhân để lại thiên cơ gì. Giờ tôi chỉ cần biết mộ cổ nào trên đời còn có kim đơn thôi. Cứu người như cứu hỏa, nếu không tìm được nội đơn trong cổ thây thì cô bạn tôi phải đi gặp cụ Các Mác mất.”
Lão Trần cười nói: “Cậu nói nghe kém quá, đời người ngắn ngủi có mấy chục năm, nhỏ bé hèn mọn như con sâu cái kiến, nếu phận sâu kiến mà biết được bí mật của ông trời thì dù thịt nát xương tan cũng không uổng.”
Tôi lắc đầu cười khổ, lão Trần mù này tuy anh hùng xế bóng nhưng dã tâm vẫn còn lớn lắm, có điều giờ mục tiêu truy cầu đã thay đổi rồi, cảnh giới còn cao hơn, lại muốn biết cả bí mật của “thần tiên” kia đấy.
Tôi nghĩ Shirley Dương tin vào mấy thứ tôn giáo, lại rất ngoan đạo, có lẽ cô ấy sẽ tin mớ khái niệm “thiên cơ, khởi thị, thần minh” này, vậy mà cô nàng cũng lắc đầu, miệng bảo: “Hỏi một người Thượng đế hình dáng thế nào cũng giống như hỏi con cá vàng môi trường nước nó đang sống là gì, chẳng có ý nghĩa gì cả, tín ngưỡng chỉ nên là cõi đi về của tâm linh thôi.”
Lão Trần nói: “Còn về nội đơn cổ thây kia, ở Bình S Tương Tây có, mà không chỉ có một hai viên đâu, bởi Bình Sơn vốn là đơn cung, lại là một ngọn dược sơn, có vật này cũng là chuyện thường tình, còn những nơi khác thì hiếm lắm. Có điều Bình Sơn đã bị vét sạch cách đây mấy chục năm rồi, ngay cả huyệt mộ người Động Di chẳng có tí minh khí nào cũng bị lũ trộm tép riu không ra giống gì kia khoắng sạch. Giờ cô cậu muốn đi tìm kim đơn trong mộ cổ thì chỉ có cách đi hỏi ông trời, bằng không thế giới này rộng lớn thế, có đi rách giày sắt cũng chẳng tìm được đâu.”
Tôi thấy tia hi vọng cuối cùng tắt ngúm, trong lòng không khỏi chán nản, xem ra tính mạng Đa Linh không cứu được rồi, nhưng chưa đến Hoàng Hà chưa ngã lòng, chỉ cần Đa Linh còn sống, tôi sẽ dốc sức tìm cách khác. Bấy giờ thấy trời đã tối, hôm nay chắc không kịp quay về Bắc Kinh, tôi và Shirley Dương đành nghỉ tạm ở nhà khách gần Cục Đường sắt.
Hôm sau tôi hỏi lão Trần mù có dự định gì cho những ngày tới, có muốn cùng bọn tôi sang Mỹ một chuyến hay không, lão bèn thở dài nói: “Cổ nhân từng thương cho kiếp phù du như một giấc mơ, thời gian thấm thoắt thoi đưa, một đời người gửi thân nơi cõi hư vô, trong đó có biết bao hỉ nộ ái ố, bi hoan tiều tụy, được mất hợp tan, sinh ly tử biệt, thay hình đổi dạng, đi hết cuộc đời tựa giấc chiêm bao, có tụ hợp có ly tán, đó chính là hai chữ vô thường. Lão phu không ngờ năm xưa từ biệt bên hồ Động Đình, là kiếp này mãi mãi không ngày tái ngộ, ngoảnh đầu nhìn lại thấy mới như hôm qua, về lý về tình cũng nên đến trước mộ cố nhân Gà Gô tế bái một lần. Có điều cái thân già của lão phu đây e cũng chẳng sống được mấy hồi, thực không muốn chết nơi đất khách quê người, xa xôi vạn dặm, nên muốn trở về quê nhà Tương Âm một chuyến trước đã.”
Tôi đành mua vé tàu hỏa , cùng với Shirley Dương đưa lão lên tàu, còn hẹn trước tết Thanh Minh sẽ đi tìm lão, sau đó cùng đi Mỹ tảo mộ cho vị Ban Sơn đạo nhân cuối cùng Gà Gô.
Sau khi tiến lão Trần mù, bọn tôi liền quay lại nhà khách thu dọn hành lý, trên đường mua một tờ báo, ngồi trên xe buýt lật lật vài trang, thấy có trang nội dung toàn là “Từ sau cải cách mở cửa, Đại hội Trung ương Đảng toàn quốc lần thứ mười một đến nay, trên tất cả lĩnh vực đều đạt được thành tựu to lớn ABC gì đó. Để làm phong phú thêm đời sống văn hóa của nhân dân thành phố Thiên Tân, bảo tàng Tự nhiên của thành phố đã bắt đầu mở cửa trở lại, lãnh đạo các cấp nô nức gửi lời chúc mừng”.
Tin tức kiểu này nhan nhản khắp nơi, chẳng có gì đặc biệt, nhưng có một điểm thu hút sự chú ý của tôi. Bản tin nói để làm phong phú thêm các vật phẩm trưng bày trong bảo tàng, một loạt các hiện vật văn hóa khảo cổ đào được ở tỉnh Hồ nam sẽ được đưa tới Thiên Tân trưng bày trong thời gian một tuần, địa điểm là phòng triển lãm số sáu, tầng hai bảo tàng.
Trong số các văn vật quý hiếm của tỉnh Hồ Nam có một số món được xếp vào hàng Quốc bảo do một kiều bào yêu nước quyên tặng, trong đó đáng quan tâm nhất là những cổ vật hiếm thấy trong lịch sử: “trang sức hình người không mắt bằng đồng xanh (đời Chu), lò đồng cửu sắc họa tượng, khảm vàng chạm bạc (đời Hán)…”
Tôi ngạc nhiên nói: “Lịch sử thật trùng hợp đến kinh người, chẳng phải những thứ này đều là báu vật hảo hán Ban Sơn Xả Lĩnh năm xưa đi đổ đấu ở Bình Sơn đào được đó sao? Hóa ra được được kiều bào yêu nước hiến tặng cho nhà nước rồi, lại còn mang đến Thiên Tân trưng bày cho mọi người cùng xem nữa.”
Shirley Dương đón lấy tờ báo xem qua một lượt, cũng nổi tính hiếu kỳ: “Ảnh đăng trên báo hơi mờ, sao chúng ta không tiện đường ghe qua bảo tàng Tự nhiên mục sở thị một chuyến?”
Hai chúng tôi tâm đầu ý hợp, lập tức không về nhà khách nữa mà tới thẳng bảo tàng Tự nhiên mua vé vào trong. Bảo tàng này được thành lập từ rất sớm, vào đầu những năm Dân Quốc gọi là Bảo tàng Bắc Cương, sau đổi thành Viện Khoa học Nhân dân, trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa từng bị gián đoạn một độ. Do mới mở cửa trở lại nên vật phẩm trưng bày không nhiều nhặn gì, vậy mà khách tham quan vẫn đông nườm nượp, chủ yếu là đoàn thể các trường học, đa phần đều đi xem hóa thạch và tiêu bản các loài sinh vật cổ.
Xã hội bấy giờ đang định hành triển lãm, chỉ cần đi vào công viên cũng gặp phải thập cẩm các loại triển lãm như “Tiêu bản thai nhi dị dạng, Cổ thây Tân Cương, Giải phẫu cơ thể người…”, thậm chí còn có cả triển lãm về các loài động vật quý hiếm, nào là chuột to bằng con lợn con, quái vật đầu người mình rắn… thủ đoạn muôn màu muôn vẻ, song cũng không thiếu cảnh treo đầu dê bán thịt chó.Chính vì vậy, tôi chẳng hứng thú gì với những thứ được trưng bày trong bảo tàng này, thấy bên ngoài có cầu thang dẫn lên tầng hai, là nơi “Trưng bày các hiện vật văn hóa khảo cổ đào được ở tỉnh Hồ Nam”, bèn dẫn Shirley Dương đi thẳng lên đó.
Từ ngoài nhìn vào thấy vật phẩm trưng bày quả thật phong phú, có tới vài trăm thứ văn vật to nhỏ được phân loại cẩn thận, bày đầy trong các tủ kính, đa phần đều là hàng giả cổ vì hàng thật sao có thể tùy tiện bày ra cho người ta xem thế này, nhưng khách tham quan thông thường cũng có nhìn cũng không phát hiện ra nổi, chỉ thấy mới lạ mà thôi. Người tham quan trên tầng hai không nhiều, quang cảnh có phần vắng vẻ.
Tôi đã từng xem qua vô số minh khí, nhìn những thứ ở đây đều có cảm giác quen quen, cưỡi ngựa xem hoa đảo qua một vòng, quả nhiên bắt gặp cái lò luyện đơn truyền thuyết bày ngay trên kệ, đúng như lão Trần miêu tả, dựa vào nhãn lực của mình, tôi đoán món đồ này tuyệt đối là hàng thật, có thể do hình dáng to lớn nên không lo bị trộm.
Shirley Dương nghĩ tới ông ngoài năm xưa từng ẩn thân trong lò đơn này thì bất giác ưu tư, ngơ ngẩn như mất hồn. Tôi lại dán mắt vào đường nét hoa văn trên thân lò, muốn nhận rõ từng chi tiết trong bức họa, tiếc r lò đơn cách tủ kính dễ đến cả mét, tuy tôi không bị cận thị nhưng vẫn không nhìn rõ được mấy chi tiết nhỏ, lại thêm trên thân lò chạm khảm tổng cộng tám bức “Tiên nhân hóa đơn đồ”, có mấy mặt nằm trong góc bị che khuất, đến nhìn còn không thấy nữa là.
Shirley Dương chợt nhớ ra cái máy ảnh luôn mang theo như hình với bóng lại để quên ở nhà khách, cô muốn chụp vài bức nên bảo tôi ở lại mặc sức ngắm nghía, còn mình vội vàng quay về lấy máy. Tôi đành một mình thong dong trong bảo tàng, ngắm nghía cái lò đơn mấy lượt, lại đi xem mớ que đồng được bày trong tủ, đầy đủ cả người cả quỷ, vệt đồng xanh đã lên màu loang lổ, dường như đều là hàng thật, tôi đang định lại gần nhìn cho rõ thì bỗng đâu xuất hiện một cảnh sát mặc sắc phục chẳng nói chẳng rằng vỗ vai tôi một cái.
Tôi chỉ chăm chăm đi xem quẻ cổ, nào nghĩ đến tình huống này, sự việc xảy ra bất ngờ nên có chút bàng hoàng, chẳng lẽ xem minh khí cũng là phạm pháp? Tôi ngỡ ngàng nói với anh ta: “Đồng chí cảnh sát ơi, đồng chí làm thế là ý gì? Tôi chỉ ngắm thôi chứ có làm gì đâu…”
Nào ngờ viên cảnh sát reo lên: “Đại đội trưởng, không nhận ra tôi sao?” giọng oang oang làm tôi như muốn ong cả óc.
Tôi định thần nhìn lại, hóa ra là một chiến hữu hồi còn trong quân ngũ, ngày trước từng cùng tôi vào sinh ra tử nơi chiến tuyến, Ngải Hồng Quân, biệt hiệu “Kẻ gây chuyện”. Từ khi rời quân ngũ đến giờ chưa lần nào gặp lại cậu ta, không ngờ hôm nay lại gặp trong bảo tàng Tự Nhiên này. Bât ngờ được trùng phùng với chiến hữu năm xưa cùng chui từ đống xác chết khiến tôi vừa ngạc nhiên vừa vui mừng.
Tôi cười nói: “Lão Ngải này, cổ họng cậu vẫn to thế nhỉ, sao bây giờ lại đứng trong hàng ngũ công an thế này…” Đúng lúc định ôn lại kỷ niệm xưa với cậu ta, chợt có một bóng người rất quen lướt qua cửa phòng triển lãm làm tôi sững người, linh tính mách bảo có điều gì không ổn, giống như có kẻ kề dao sau gy, nghĩ mãi không ra đã gặp ở đâu, trong lúc hấp tấp không kịp suy xét đầu đuôi, tôi vội gạt Ngải Hồng Quân ra, đuổi theo cái bóng bí ẩn kia.