Chương 46 - Cảnh ngắm hồ
Tương truyền rằng ngày xưa Tần Thủy Hoàng trong một lần tuần du ven biển từng thấy núi tiên thấp thoáng ngoài khơi, trên núi có ba vị tiên tay cầm linh đơn trường sinh, vì thế mới hoàn toàn tin vào thuyết thần tiên, trường sinh bất tử, suốt đời chỉ cầu mong tìm được thuốc trường sinh của ba vị ấy.
Thuốc trường sinh là thứ không thể có, nhưng câu chuyện này trong lịch sử chắc hẳn là thật. Tôi lớn lên trên bờ biển Phúc Kiến, nghe các ngư dân cao niên ở đó kể rằng ngoài biển có ba cảnh kỳ lạ gọi là: bóng đảo trên không, tòa thành giữa biển và khói sóng ngoài khơi.
Tòa thành giữa biển còn gọi là Hải thị thần lâu, là cảnh sắc kỳ ảo huyền diệu nhất. Bầu trời ngoài khơi mênh mông bỗng dưng hiện ra thành phó, núi non và con người. Chắc năm xưa Tần Thủy Hoàng đã nhìn thấy ảo ảnh của ba ngọn núi thần, nếu không với sự hiểu biết của ông ta đâu thể dễ tin vào lời mấy tay thuật sĩ.
Ở Tây Tạng , mỗi khi Phật sống viên tịch đều cử người vào hồ thánh bên cạnh núi thần để quan sát cảnh hồ - cảnh hồ ấy cũng là kì quan tương tụ như tòa thành trên biển - để từ đó nhận được những gợi ý mà đi tìm linh đồng chuyển thế.
Bức vẽ Hiến vương bói thiên cơ mà chúng tôi nhìn thấy lúc này gần như là một bức vẽ mô tả sự kiện ngắm cảnh hồ của Mật tông, chỉ khác địa điểm lại chính là cái hồ sâu tận Trùng cốc. Bao sắc màu phủ khắp bên trên hồ, muôn vàn cảnh tượng kì dị hiện ra.
Nhưng Hiến vương không nhìn thấy núi tiên mà nhìn thấy một tòa thành được xây trên đỉnh núi cao vút, bên dưới là mây trắng vờn quanh. Trong cung điện ở chính giữa , có một tô tem hình con mắt rất to được thờ phụng, có các người hầu mặc trang phục kì dị đứng xung quanh.
Có lẽ đây là tiên cảnh trong con mắt Hiến vương. Ông ta hi vọng mình chết đi sẽ được lên tòa thiên cung thật sự này. Shirley Dương lẩm bẩm: "Tòa thành này ... không phải là nước Tinh Tuyệt, vậy còn là nơi nào nữa đây?"
Tôi nói với Shirley Dương: "Đây có thể là một nơi nào đó ở Tây Tạng. Tôi chưa bao giờ thấy tòa cung điện này nhưg ở Khang Ba Thanh Phổ tôi đã thấy xác cổ mặc thứ trang phục kì lạ này. Từ lúc nhìn thấy các tượng người tượng thú bằng đồng ở cung Lăng Vân, tôi đã ngờ ngợ hình như mình từng thấy chúng ở đâu đó, vừa giống lại vừa không giống, cho nên cũng không nghĩ nhiều về chuyện ấy nữa, vì xác cổ và người đồng là hai thứ khác nhau xa. Giờ nhìn bức họa này tôi có thể khẳng định tuyệt đối đây là đất Tây Tạng. Chuyện này nói ra thì dài lắm, ta cứ tìm Mộc trần châu đã, khi nào trở về tôi sẽ kể tỉ mỉ cho cô nghe".
Có lẽ chính vì Hiến vương năm xưa đã từng gặp dị tượng gần như chuyện ngắm cảnh hồ của Mật tông, nhìn thấy tô tem con mắt to, cho nên ông ta mới tin rằng Mật phượng hoàng trông như con mắt là vật tế lễ bắt buộc để thành thần tiên bất tử.
Nhưng đến lúc này tôi cũng không dám chắc chắn điều gì nữa, chẳng rõ có thể tìm thấy Mộc trần châu trong mộ Hiến vương hay không, trong lòng lờ mờ thấy không được ổn cho lắm, chẳng nhẽ tôi lại phải đi Tây Tạng một chuyến?
Ba chúng tôi bước lên phía trước mấy bước, cảnh tượng thay đổi theo mỗi bước chân, bích họa vẫn diễn tả các cảnh hồ nước, nhưng giống như bích họa ở chính điện của cung Lăng Vân, tranh vẽ ở đây thể hiện cảnh Hiến vương cưỡi rồng trên trời, chỉ khác là bố cục đơn giản hơn nhiều, và có vẽ thêm ba Tiếp dẫn đồng tử dẫn đường. Xem đến đây người tôi bỗng vã mồ hôi, ba Tiếp dẫn đồng tử hay sứ giả ấy đều đang quỳ rạp người sát đất, phía sau gáy cũng có kí hiệu hình con mắt.
Đây tuyệt đối không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, ba chúng tôi dường như cùng đưa tay lên sờ gáy mình, lòng nhủ thầm không ổn, mười phần chắc tám là cái mồm thối của Tuyền béo đã nói trúng - ba cây nến trường sinh Tiếp dẫn đồng tử dưới kia chính là đại diện cho ba Mô kim Hiệu úy chúng tôi.
Tuyền béo chỉ vào bức vẽ chửi: " Cái mả mẹ nhà nó chứ, bực hết cả mình, lại dám vẽ bọn bố mày xấu thế này chứ, trông khác quái nào ba con chó đang nằm đâu. Tổ cụ nhà mày, bố mày đã định đổ đấu xong thì để cho thằng chó mày toàn thây, giờ xem ra cái loại mày bất nhân, đừng có trách bọn ông bất nghĩa!"
Shirley Dương nói: "Song đây lại chứng thực một điều, vị tiên tri núi Zhaklama ở gần động quỷ có thể dự báo chính xác các sự việc xảy ra ngàn năm sau, nhưng rời xa núi thần động quỷ, năng lực ấy liền mất đi. Tương truyền Mộc trần châu lấy được từ động quỷ không đáy, có thể trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó, sẽ biểu hiện ra một số điềm báo đặc biệt, có lẽ chính vì thế nên Hiến vương mới có thể thông qua việc xem cảnh hồ mà nhìn thấy một số hiện tượng dị thường, tôi cho rằng Mộc trần châu nhất định nằm trong mộ thất này".
Tôi nhìn quanh một lượt rồi nói với Shirley Dương và Tuyền béo: "Hai người có cảm thấy ở đây có chỗ nào bất bình thường không? Chúng ta đã cày xới dò tìm một vùng trong mộ thất , sao vẫn không thấy quan quách nào của lão Hiến vương???"
Theo quy tắc xây dựng lăng mộ, những mộ thất giữ nguyên trạng hang động như thế này gọi là mộ động thất. Mộ động thất này là gian mộ thất cuối cùng của mộ Hiến vương, căn cứ vào Táng kinh và kết cấu địa mạch chắc chắn không thể có thêm mật thất nữa, nhưng trong mộ thất lại không có quan quách đặt xác Hiến vương, mà chỉ có vài ba thứ như hai thanh kiếm cổ , vài cuốn sách bằng thẻ tre cũ nát xôc xệch, ngay đến một vật tùy táng ra hồn cũng không có.
Tuyền béo ra vẻ hiểu biết nói: " Theo tôi có thể người ta chôn quan quách vào tường mộ thất rồi. Cái xác phụ nữ chứa đầy con thiêu thân chẳng phải cũng thế là gì?"
Tôi nói với hắn: " Cái cửa hang kia là về sau này người ta mới lấp, thứ đá thạch anh trắng ở đây ít nhất cũng phải trên một vạn năm mới hình thành được, ở đây không có dấu vết đục đẽo, cho nên không thể có chuyện giấu áo quan vào trong vách đá. Chúng ta lại tìm xem sao, nếu tìm không thấy ta đành căn cứ vào vị trí của ảnh cốt mà đục đá trên này ra".
Shirley Dương giật giật tay tôi, bảo tôi nhìn vào góc mộ thất. Tôi giơ đèn pin chiếu sang. Chỗ đó có một cái lò luyện đan bằng đồng xanh cao bằng nửa tầm người, vì đó là góc khuất, lại thấp nên lúc nãy không chú ý đến. có thể đây không phải lò luyện đan, mà là một thứ quan tài đặc biệt. Ba chúng tôi bèn cùng tới chỗ đó xem xét.
Cái lò có ba chân, bụng to miệng rộng, thừa sức chứa hai người lớn ngồi vào, nhưng bên trong chỉ có một ít đất vụn màu tím xen trắng, đoán là đan dược gì đó đã bị mủn. Tuyền béo bắt đầu sốt ruột, vận sức trâu bò tóm chân vật nghiêng cái lò xuống, đổ đám mùn kim đan ra đất.
Xem chừng không thể không tính đến khả năng xấu nhất, trong mộ Hiến vương không có hài cốt ông ta, chỉ có một bộ ảnh cốt, lại càng không có Mộc trần châu gì hết. Nghĩ lại bao nỗi hiểm nguy đã gặp suốt dọc đường đến đây để rồi công cốc trở về, ngoài cỗ quan tài có hình chim phượng vô chủ và cái lò luyện đan ra, chỉ có một số đồ vật của dân Nam man và nước Dạ Lang - đều là chiến lợi phẩm của HIến vương, thì không tìm được gì khác.
Trên tường thạch anh trắng ở góc mộ thất cũng có một số bích họa, chúng tôi đang bí, đành xem xem các bích họa này có manh mối gì không. Phong cách vẽ ở đây lại rất khác, Shirley Dương đoán rằng vị chủ tế đã vẽ những tranh này. Nội dung thể hiện thầy cũng cấy các con thiêu thân vào cơ thể vương phi để phòng rữa nát, và đặt xác này vào lỗ hổng hình người của một thất rồi lấp kín, làm thế là vì trong mộ thất chính không thể đặt người tuẫn táng là người ngoài vương thất, và dường như cũng là để giữ được trạng thái tự nhiên của hang động, trong này chỉ có cỗ phượng quan trống rỗng, vương phi đứng ở cửa chờ thi thể Hiến vương tan đi rồi thành tiên.
Tôi càng xem càng lấy làm kì lạ, nội dung này dường như có ẩn ý gì khác nữa, trước hết là cái xác phụ nữ được bịt kín ở cửa hàng nghìn năm, không quan quách che chở tại sao vẫn không rũa nát? Dù trong miệng nhậm ngọc châu chống rũa, được mặc áo liệm khổng tước rồi đặt vào quan tài kín như bưng, nhưng đã sau hai nghìn năm, gặp phải không khí cũng sẽ biến thành đen xỉn như vỏ cây mới đúng. Nhưng lúc nãy cái xác phụ nữ trước khi trương phình lên vẫn hệt như người còn sống, mặt khác, bà ta đã chết rồi thì cần gì phải dùng thiêu thân để đề phòng rữa nát, trứng kén thiêu thân sống bằng gì khi nằm trong cái xác ấy?
Shirley Dương cắt ngang mạch suy nghĩ của tôi: "Mộ Hiến vương là mộ hợp táng cả vương lẫn hậu, phán đoán của anh Nhất giờ đã được chứng thực. trước khi chúng ta bước vào, mộ thất vẫn khép kín nguyên vẹn, chứng tỏ xác Hiến vương phải nằm trong này, dù đã rữa nát hết cũng phải để lại dấu vết gì mới đúng, là vua một nước, tối thiểu cũng phải có bộ quan quách chứ nhỉ!"
Tôi nói với Shirley Dương: "Có một điều này chúng ta đã quên mất, cô còn nhớ ở tầng giữa mộ thất có mười cây nến trường sinh không?"
Trong đó có ba cây nến trường sinh được chế thành tiếp dẫn đồng tử, có thể chỉ là để hù dọa chúng ta, bảy cây nến còn lại, thì sáu cây là người cá vảy đen, chúng đại diện cho di hài ba kiếp trước của Hiến vương, ảnh cốt trải qua tam ngục và vợ ông ta. Tuy chúng ta chưa tìm ra thi thể thật sự của Hiến vương, nhưng nếu tính như thế, vậy là đã khớp nhau rồi đấy.
Chỉ còn lại cây đèn đầu bò bằng đồng, to nhất, hình dáng cổ phác nhất. Từ hai loại nến trường sinh kia có thể suy luận rằng , cây nến trường sinh đầu bò này chắc chắn là đại diện cho cái xác thứ mười trong mộ thất. Tôi cho rằng có lẽ ta phải tìm ra cái xác thứ mười này rồi mới có thể tìm ra cái xác thật sự của Hiến vương.
Tuyền béo nói: "Tư lệnh Nhất này, tôi có ý kiến với cậu thế này, ai bảo tính tôi vốn thẳng ruột ngựa cơ chứ, tôi thấy cậu nói chả logic mẹ gì cả, cậu bảo trong mộ này có mười cái xác thế khác nào tính gộp cả ba chúng ta vào... "
Tôi vội ngắt lời Tuyền béo, không cho cậu ta nói lải nhải, giờ đâu phải lúc tán bậy tán bạ. Tôi nói: "Muốn phát biểu ý kiến thì cứ chờ khi nào họp đã. Coi như tôi dùng từ chưa chuẩn nhưng chúng ta cứ tạm thời coi cái xác thứ mười là một kí hiệu kiểu như câu đố đi. Tôi cho rằng cái xác ứng với cây nến trường sinh đầu bò chắc chắn không bình thường, có lẽ nó là một tồn tại vượt ngoài sự hiểu biết thông thường của chúng ta. Chính vì sự tồn tại của nó, chúng ta mới như bị bịt mắt vậy, không thể nhận ra cái xác thật sự của Hiến vương... "
Tôi đang định nói tiếp, bỗng nhiên cái mũ leo núi như bị thứ gì đó đập vào, như có người vừa ném đá, tiếng vang rất đục. Cơ hồ Shirley Dương cũng bị tấn công, cô nàng liền hụp đầu xuống ngay. Trong ánh đèn lấp loáng, hơn chục con thiêu thân đua nhau lao vào ngọn đèn trên mũ. Tôi vội cầm cái găng tay đập chúng tới tấp, vừa đập vừa hỏi Shirley Dương: "Vừa nãy chưa bịt kín lối vào à, vẫn còn khe hở phải không?"
Shirley Dương lấy làm lạ : " Không thể! Chúng ta kiểm tra rồi mà!"vừa nói Shirley Dương vừa xua mấy con thiêu thân rồi bật sáng một cây đèn huỳnh quang màu lục giơ về phía lối vào hình người đang được chặn bằng cỗ phượng quan.
Ánh đèn pin luôn chiếu thẳng, thích hợp để soi đường đi trong bóng tối, còn đèn huỳnh quang hoặc pháo sáng có khả năng chiếu rộng xung quanh. Giơ đèn huỳnh quang vào sát tường, ánh sáng lạnh màu lục hắt lên vách đá trắng lập tức chiếu sáng một vùng khá rộng, cỗ phượng quan vốn chặn kín lối vào hang động đã biến mất, cái lối vào hình người giờ trống huếch trống hoác.
Tương truyền rằng ngày xưa Tần Thủy Hoàng trong một lần tuần du ven biển từng thấy núi tiên thấp thoáng ngoài khơi, trên núi có ba vị tiên tay cầm linh đơn trường sinh, vì thế mới hoàn toàn tin vào thuyết thần tiên, trường sinh bất tử, suốt đời chỉ cầu mong tìm được thuốc trường sinh của ba vị ấy.
Thuốc trường sinh là thứ không thể có, nhưng câu chuyện này trong lịch sử chắc hẳn là thật. Tôi lớn lên trên bờ biển Phúc Kiến, nghe các ngư dân cao niên ở đó kể rằng ngoài biển có ba cảnh kỳ lạ gọi là: bóng đảo trên không, tòa thành giữa biển và khói sóng ngoài khơi.
Tòa thành giữa biển còn gọi là Hải thị thần lâu, là cảnh sắc kỳ ảo huyền diệu nhất. Bầu trời ngoài khơi mênh mông bỗng dưng hiện ra thành phó, núi non và con người. Chắc năm xưa Tần Thủy Hoàng đã nhìn thấy ảo ảnh của ba ngọn núi thần, nếu không với sự hiểu biết của ông ta đâu thể dễ tin vào lời mấy tay thuật sĩ.
Ở Tây Tạng , mỗi khi Phật sống viên tịch đều cử người vào hồ thánh bên cạnh núi thần để quan sát cảnh hồ - cảnh hồ ấy cũng là kì quan tương tụ như tòa thành trên biển - để từ đó nhận được những gợi ý mà đi tìm linh đồng chuyển thế.
Bức vẽ Hiến vương bói thiên cơ mà chúng tôi nhìn thấy lúc này gần như là một bức vẽ mô tả sự kiện ngắm cảnh hồ của Mật tông, chỉ khác địa điểm lại chính là cái hồ sâu tận Trùng cốc. Bao sắc màu phủ khắp bên trên hồ, muôn vàn cảnh tượng kì dị hiện ra.
Nhưng Hiến vương không nhìn thấy núi tiên mà nhìn thấy một tòa thành được xây trên đỉnh núi cao vút, bên dưới là mây trắng vờn quanh. Trong cung điện ở chính giữa , có một tô tem hình con mắt rất to được thờ phụng, có các người hầu mặc trang phục kì dị đứng xung quanh.
Có lẽ đây là tiên cảnh trong con mắt Hiến vương. Ông ta hi vọng mình chết đi sẽ được lên tòa thiên cung thật sự này. Shirley Dương lẩm bẩm: "Tòa thành này ... không phải là nước Tinh Tuyệt, vậy còn là nơi nào nữa đây?"
Tôi nói với Shirley Dương: "Đây có thể là một nơi nào đó ở Tây Tạng. Tôi chưa bao giờ thấy tòa cung điện này nhưg ở Khang Ba Thanh Phổ tôi đã thấy xác cổ mặc thứ trang phục kì lạ này. Từ lúc nhìn thấy các tượng người tượng thú bằng đồng ở cung Lăng Vân, tôi đã ngờ ngợ hình như mình từng thấy chúng ở đâu đó, vừa giống lại vừa không giống, cho nên cũng không nghĩ nhiều về chuyện ấy nữa, vì xác cổ và người đồng là hai thứ khác nhau xa. Giờ nhìn bức họa này tôi có thể khẳng định tuyệt đối đây là đất Tây Tạng. Chuyện này nói ra thì dài lắm, ta cứ tìm Mộc trần châu đã, khi nào trở về tôi sẽ kể tỉ mỉ cho cô nghe".
Có lẽ chính vì Hiến vương năm xưa đã từng gặp dị tượng gần như chuyện ngắm cảnh hồ của Mật tông, nhìn thấy tô tem con mắt to, cho nên ông ta mới tin rằng Mật phượng hoàng trông như con mắt là vật tế lễ bắt buộc để thành thần tiên bất tử.
Nhưng đến lúc này tôi cũng không dám chắc chắn điều gì nữa, chẳng rõ có thể tìm thấy Mộc trần châu trong mộ Hiến vương hay không, trong lòng lờ mờ thấy không được ổn cho lắm, chẳng nhẽ tôi lại phải đi Tây Tạng một chuyến?
Ba chúng tôi bước lên phía trước mấy bước, cảnh tượng thay đổi theo mỗi bước chân, bích họa vẫn diễn tả các cảnh hồ nước, nhưng giống như bích họa ở chính điện của cung Lăng Vân, tranh vẽ ở đây thể hiện cảnh Hiến vương cưỡi rồng trên trời, chỉ khác là bố cục đơn giản hơn nhiều, và có vẽ thêm ba Tiếp dẫn đồng tử dẫn đường. Xem đến đây người tôi bỗng vã mồ hôi, ba Tiếp dẫn đồng tử hay sứ giả ấy đều đang quỳ rạp người sát đất, phía sau gáy cũng có kí hiệu hình con mắt.
Đây tuyệt đối không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, ba chúng tôi dường như cùng đưa tay lên sờ gáy mình, lòng nhủ thầm không ổn, mười phần chắc tám là cái mồm thối của Tuyền béo đã nói trúng - ba cây nến trường sinh Tiếp dẫn đồng tử dưới kia chính là đại diện cho ba Mô kim Hiệu úy chúng tôi.
Tuyền béo chỉ vào bức vẽ chửi: " Cái mả mẹ nhà nó chứ, bực hết cả mình, lại dám vẽ bọn bố mày xấu thế này chứ, trông khác quái nào ba con chó đang nằm đâu. Tổ cụ nhà mày, bố mày đã định đổ đấu xong thì để cho thằng chó mày toàn thây, giờ xem ra cái loại mày bất nhân, đừng có trách bọn ông bất nghĩa!"
Shirley Dương nói: "Song đây lại chứng thực một điều, vị tiên tri núi Zhaklama ở gần động quỷ có thể dự báo chính xác các sự việc xảy ra ngàn năm sau, nhưng rời xa núi thần động quỷ, năng lực ấy liền mất đi. Tương truyền Mộc trần châu lấy được từ động quỷ không đáy, có thể trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó, sẽ biểu hiện ra một số điềm báo đặc biệt, có lẽ chính vì thế nên Hiến vương mới có thể thông qua việc xem cảnh hồ mà nhìn thấy một số hiện tượng dị thường, tôi cho rằng Mộc trần châu nhất định nằm trong mộ thất này".
Tôi nhìn quanh một lượt rồi nói với Shirley Dương và Tuyền béo: "Hai người có cảm thấy ở đây có chỗ nào bất bình thường không? Chúng ta đã cày xới dò tìm một vùng trong mộ thất , sao vẫn không thấy quan quách nào của lão Hiến vương???"
Theo quy tắc xây dựng lăng mộ, những mộ thất giữ nguyên trạng hang động như thế này gọi là mộ động thất. Mộ động thất này là gian mộ thất cuối cùng của mộ Hiến vương, căn cứ vào Táng kinh và kết cấu địa mạch chắc chắn không thể có thêm mật thất nữa, nhưng trong mộ thất lại không có quan quách đặt xác Hiến vương, mà chỉ có vài ba thứ như hai thanh kiếm cổ , vài cuốn sách bằng thẻ tre cũ nát xôc xệch, ngay đến một vật tùy táng ra hồn cũng không có.
Tuyền béo ra vẻ hiểu biết nói: " Theo tôi có thể người ta chôn quan quách vào tường mộ thất rồi. Cái xác phụ nữ chứa đầy con thiêu thân chẳng phải cũng thế là gì?"
Tôi nói với hắn: " Cái cửa hang kia là về sau này người ta mới lấp, thứ đá thạch anh trắng ở đây ít nhất cũng phải trên một vạn năm mới hình thành được, ở đây không có dấu vết đục đẽo, cho nên không thể có chuyện giấu áo quan vào trong vách đá. Chúng ta lại tìm xem sao, nếu tìm không thấy ta đành căn cứ vào vị trí của ảnh cốt mà đục đá trên này ra".
Shirley Dương giật giật tay tôi, bảo tôi nhìn vào góc mộ thất. Tôi giơ đèn pin chiếu sang. Chỗ đó có một cái lò luyện đan bằng đồng xanh cao bằng nửa tầm người, vì đó là góc khuất, lại thấp nên lúc nãy không chú ý đến. có thể đây không phải lò luyện đan, mà là một thứ quan tài đặc biệt. Ba chúng tôi bèn cùng tới chỗ đó xem xét.
Cái lò có ba chân, bụng to miệng rộng, thừa sức chứa hai người lớn ngồi vào, nhưng bên trong chỉ có một ít đất vụn màu tím xen trắng, đoán là đan dược gì đó đã bị mủn. Tuyền béo bắt đầu sốt ruột, vận sức trâu bò tóm chân vật nghiêng cái lò xuống, đổ đám mùn kim đan ra đất.
Xem chừng không thể không tính đến khả năng xấu nhất, trong mộ Hiến vương không có hài cốt ông ta, chỉ có một bộ ảnh cốt, lại càng không có Mộc trần châu gì hết. Nghĩ lại bao nỗi hiểm nguy đã gặp suốt dọc đường đến đây để rồi công cốc trở về, ngoài cỗ quan tài có hình chim phượng vô chủ và cái lò luyện đan ra, chỉ có một số đồ vật của dân Nam man và nước Dạ Lang - đều là chiến lợi phẩm của HIến vương, thì không tìm được gì khác.
Trên tường thạch anh trắng ở góc mộ thất cũng có một số bích họa, chúng tôi đang bí, đành xem xem các bích họa này có manh mối gì không. Phong cách vẽ ở đây lại rất khác, Shirley Dương đoán rằng vị chủ tế đã vẽ những tranh này. Nội dung thể hiện thầy cũng cấy các con thiêu thân vào cơ thể vương phi để phòng rữa nát, và đặt xác này vào lỗ hổng hình người của một thất rồi lấp kín, làm thế là vì trong mộ thất chính không thể đặt người tuẫn táng là người ngoài vương thất, và dường như cũng là để giữ được trạng thái tự nhiên của hang động, trong này chỉ có cỗ phượng quan trống rỗng, vương phi đứng ở cửa chờ thi thể Hiến vương tan đi rồi thành tiên.
Tôi càng xem càng lấy làm kì lạ, nội dung này dường như có ẩn ý gì khác nữa, trước hết là cái xác phụ nữ được bịt kín ở cửa hàng nghìn năm, không quan quách che chở tại sao vẫn không rũa nát? Dù trong miệng nhậm ngọc châu chống rũa, được mặc áo liệm khổng tước rồi đặt vào quan tài kín như bưng, nhưng đã sau hai nghìn năm, gặp phải không khí cũng sẽ biến thành đen xỉn như vỏ cây mới đúng. Nhưng lúc nãy cái xác phụ nữ trước khi trương phình lên vẫn hệt như người còn sống, mặt khác, bà ta đã chết rồi thì cần gì phải dùng thiêu thân để đề phòng rữa nát, trứng kén thiêu thân sống bằng gì khi nằm trong cái xác ấy?
Shirley Dương cắt ngang mạch suy nghĩ của tôi: "Mộ Hiến vương là mộ hợp táng cả vương lẫn hậu, phán đoán của anh Nhất giờ đã được chứng thực. trước khi chúng ta bước vào, mộ thất vẫn khép kín nguyên vẹn, chứng tỏ xác Hiến vương phải nằm trong này, dù đã rữa nát hết cũng phải để lại dấu vết gì mới đúng, là vua một nước, tối thiểu cũng phải có bộ quan quách chứ nhỉ!"
Tôi nói với Shirley Dương: "Có một điều này chúng ta đã quên mất, cô còn nhớ ở tầng giữa mộ thất có mười cây nến trường sinh không?"
Trong đó có ba cây nến trường sinh được chế thành tiếp dẫn đồng tử, có thể chỉ là để hù dọa chúng ta, bảy cây nến còn lại, thì sáu cây là người cá vảy đen, chúng đại diện cho di hài ba kiếp trước của Hiến vương, ảnh cốt trải qua tam ngục và vợ ông ta. Tuy chúng ta chưa tìm ra thi thể thật sự của Hiến vương, nhưng nếu tính như thế, vậy là đã khớp nhau rồi đấy.
Chỉ còn lại cây đèn đầu bò bằng đồng, to nhất, hình dáng cổ phác nhất. Từ hai loại nến trường sinh kia có thể suy luận rằng , cây nến trường sinh đầu bò này chắc chắn là đại diện cho cái xác thứ mười trong mộ thất. Tôi cho rằng có lẽ ta phải tìm ra cái xác thứ mười này rồi mới có thể tìm ra cái xác thật sự của Hiến vương.
Tuyền béo nói: "Tư lệnh Nhất này, tôi có ý kiến với cậu thế này, ai bảo tính tôi vốn thẳng ruột ngựa cơ chứ, tôi thấy cậu nói chả logic mẹ gì cả, cậu bảo trong mộ này có mười cái xác thế khác nào tính gộp cả ba chúng ta vào... "
Tôi vội ngắt lời Tuyền béo, không cho cậu ta nói lải nhải, giờ đâu phải lúc tán bậy tán bạ. Tôi nói: "Muốn phát biểu ý kiến thì cứ chờ khi nào họp đã. Coi như tôi dùng từ chưa chuẩn nhưng chúng ta cứ tạm thời coi cái xác thứ mười là một kí hiệu kiểu như câu đố đi. Tôi cho rằng cái xác ứng với cây nến trường sinh đầu bò chắc chắn không bình thường, có lẽ nó là một tồn tại vượt ngoài sự hiểu biết thông thường của chúng ta. Chính vì sự tồn tại của nó, chúng ta mới như bị bịt mắt vậy, không thể nhận ra cái xác thật sự của Hiến vương... "
Tôi đang định nói tiếp, bỗng nhiên cái mũ leo núi như bị thứ gì đó đập vào, như có người vừa ném đá, tiếng vang rất đục. Cơ hồ Shirley Dương cũng bị tấn công, cô nàng liền hụp đầu xuống ngay. Trong ánh đèn lấp loáng, hơn chục con thiêu thân đua nhau lao vào ngọn đèn trên mũ. Tôi vội cầm cái găng tay đập chúng tới tấp, vừa đập vừa hỏi Shirley Dương: "Vừa nãy chưa bịt kín lối vào à, vẫn còn khe hở phải không?"
Shirley Dương lấy làm lạ : " Không thể! Chúng ta kiểm tra rồi mà!"vừa nói Shirley Dương vừa xua mấy con thiêu thân rồi bật sáng một cây đèn huỳnh quang màu lục giơ về phía lối vào hình người đang được chặn bằng cỗ phượng quan.
Ánh đèn pin luôn chiếu thẳng, thích hợp để soi đường đi trong bóng tối, còn đèn huỳnh quang hoặc pháo sáng có khả năng chiếu rộng xung quanh. Giơ đèn huỳnh quang vào sát tường, ánh sáng lạnh màu lục hắt lên vách đá trắng lập tức chiếu sáng một vùng khá rộng, cỗ phượng quan vốn chặn kín lối vào hang động đã biến mất, cái lối vào hình người giờ trống huếch trống hoác.