Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 53
Tập 53.
Thủy Thần chợt thở dài, nói:
- Chuyến này hào kiệt Tế Giang ra đi, xem ra cũng chẳng có mấy ai trở về, nhà ta lại thiếu mất nhiều người rồi.
Đoạn Thủy Thần giơ ngón tay ngọc ngà lên, chầm chậm trỏ vào Trịnh Chiến.
- Ngươi…
Rồi ngón tay Mẫu lại di chuyển từ từ, chuyển dần qua Trịnh Minh…
- Ngươi…
Đoạn cánh tay lại lay động, ngón tay trỏ sang tới Mai Huỳnh.
- Ngươi…
Cánh tay Thủy Thần ngập ngừng, rồi chợt dừng lại ở Cao Vân, môi Thần khẽ nở nụ cười mỉm:
- Cả ngươi…
Tay Thần chỉ tới đâu, các tướng đều lạnh người tới đó, chỉ tới Trần Cao Vân, tướng chợt hét lớn nói:
- Tiên sư cái con ranh con, tao nhịn mày lâu lắm rồi đấy nhé, khôn hồn thì cút ngay không tao san cả sông này bây giờ!
Thủy Thần che miệng cười nói:
- Anh không tin tôi thì thôi, tôi nay đang tu học lên tới phép của bậc Thánh rồi, có mắt Huệ của hàng Mẫu, anh nhìn được loài quỷ Tột Khốc khi nó đi tới, nhưng nó chưa tới thì tôi đã nhìn ra được rồi, thế mà vẫn có mấy thằng ngu cứ nghĩ mình là bất tử.
Đoạn Thủy Thần Lưu Ngọc phá lên cười ha hả, Trần Cao Vân cũng cười nói:
- Mày mà lên được hàng Thánh Mẫu thì có mà tao thành thần tướng tu ở trên trời rồi.
Thủy Thần không thèm đáp lại, thúc tay vào cổ con trăn, nó liền uốn mình chào Cao Vân rồi quẫy đuôi, lao thẳng xuống dưới mặt sông.
Bấy giờ mặt nước bình yên trở lại, Thủy Thần đi rồi, Cao Vân quay sang nói với các tướng:
- Tiểu Ngọc từ ngay xưa nó đã thích trêu ghẹo ta rồi, nó chẳng biết gì về nhân tình thế thái, vì khi chết còn là đứa trẻ con nên cứ ham vui như thế, các người chẳng cần nên chớ bận tâm tới lời của Ma Quỷ.
Nói đoạn giục với bọn Trịnh Minh dẫn quân lên đường đi cho nhanh, còn mình thì cùng Mai Huỳnh lui quân về giữ trại Gia Lâm.
Các tướng cũng chẳng nói gì, cùng lên đường, nhưng trong lòng ai cũng đều hoang mang về lời sấm phán của Thủy Thần sông Mã Thượng…
…
Bấy giờ tới đất Lĩnh Sơn, Trịnh Minh chia quân thành hai đạo, đạo thứ nhất do đích thân ông làm đại tướng, Lê Phú Quý làm phó tướng, Lê Công Cẩn làm thượng tướng tiên phong, Trần Xuân Sách là tham tán quân vụ, cùng hơn hai mươi tướng, giữ hai vạn quân, tiến ra ải Vũ Ninh trấn giữ, đạo thứ hai do con trai là Trịnh Chiến làm đại tướng, Dương Hát làm phó tướng, Hồ Văn Binh làm tham tán quân vụ, Nguyễn Địa Lô làm tả mật hành nhân, cùng giữ số quân còn lại, ra đóng ở ải Đông Ngàn. Văn Chiêu Hầu Trần Lộng đưa một vạn quân ra, Trần Quý Cáp làm phó tướng, Nguyễn Hữu Do làm tham tướng, cùng ra Đông Ngàn giữ với Trịnh Chiến, tạo thành thế ỷ dốc trong binh pháp, trong ứng ngoài hợp có thể tương trợ lẫn nhau.
Các tướng chia lực lượng ra cho lập trại, vào thành an dân, ổn định đâu đó xong xuôi thì có thám quân phi báo về, A Lý Hải Nha dẫn theo đại quân hơn hai mươi vạn, Lý Hằng làm phó tướng, Mãng Cổ Đái làm thượng tướng tiên phong, Lý Quân Minh làm mật hành vụ, cùng đang đốc xuất quân mã tiến về đất Gia Lâm, chỉ còn cách mặt Vũ Ninh một trăm ba mươi dặm…
…
Lại nói bấy giờ đại quân do A Lý Hải Nha tiến tới sát Gia Lâm thì lập trại hạ quân, an trú đồn điền và chuẩn bị lương thảo xong xuôi, A Lý Hải Nha cho triệu tập các tướng lại cùng bàn kế sách đánh vào Gia Lâm.
Lý Hằng nói:
- Gia Lâm là đất dễ thủ khó công, địa hình hiểm trở, nay thám báo về rằng chúng chia quân đóng ở ba nơi, đó là hình thành thế “Cái Vạc”, ba chân nó tựa vào nhau, hai mé bên sẽ yếu, quân chủ lực ở giữa sẽ mạnh, nay ta nên đục từ ngoài vào trong thì mới có thể công thành.
Hải Nha nói:
- Chưa chắc đã là như thế, Trần Cao Vân là kẻ lập dị, lại tinh tài binh pháp, nó biết ta nghĩ thế nên sẽ không bài bố binh lực như thế, không dụng binh theo phép thường của nhà binh. Theo ta nghĩ nó điều quân mạnh về hai bên cánh, còn quân chủ lực giữ thành sẽ ít, nếu có việc khẩn thì từ hai bên cánh đó sẽ hỗ trợ cho nhau, nay nếu muốn biết có thực thế không chỉ cần đánh thăm dò là rõ, quân ta đông không cần đánh vội, cứ từ từ nắm bắt ý đồ của nó sẽ có cách đối trị.
Các tướng đều lấy làm phải, Hải Nha nói:
- Nay lệnh cho Mãng Cổ Đái mang năm vạn binh đánh thốc vào ngay giữa Gia Lâm, Lý Hằng mang theo một vạn binh đánh tiếp ứng phía sau, nếu là quân trong Gia Lâm ra giữ thì nơi đó binh lực mạnh nhất, nếu là quân hai mạn đánh sang thì nơi đó binh lực yếu nhất, rồi ta sẽ có kế sách đối trị, bắt được tướng của nó thì tốt, không bắt được thì chỉ cần thăm dò rồi rút về an toàn là được, chú trọng tránh để tổn binh.
Các tướng đều nhận lệnh thì hành, Mãng Cổ Đái lập tức điều binh ngay, trong ngày hôm sau, đại quân tràn theo đường Lĩnh Sơn, tiến thẳng tới thành Gia Lâm, khi cách mặt thành còn cỡ chừng bảy mươi dặm thì thấy quân Việt ra đón đánh, Mãng Cổ Đái quan sát kĩ tình hình, thì thấy chợt có một người mặc áp giáp long bào, đầu đội mũ mão Đại Việt, mặt trông như con hổ dữ, tóc tại dựng đứng, quát to:
- Thằng kia là thằng nào đó?
Mãng Cổ Đái dừng ngựa, trỏ thương sang hỏi:
- Mãng Cổ Đái, thượng hầu nước Nguyên, cho hỏi tướng nào kia?
Tướng ấy nói:
- Ta là tướng Tế Giang, Ngô Văn Sĩ, nếu muốn đi qua đây, phải đánh với ta đã!
Mãng Cổ Đái nghe xong, biết là quân của Ngô Văn Sĩ ở Thiện Tài tràn sang bảo vệ Gia Lâm, bấy giờ mới thầm phục kế sách của A Lý Hải Nha, đoạn cười nói với các tướng:
- Hãy đánh với hắn vài ba hiệp thôi rồi rút, ta đã có được thứ ta cần rồi. Ai muốn lên thử sức với đại tướng Việt?
Trong hàng quân có một tướng bước ra, mắt sáng như sao, vai u bắp thịt, đầu quấn khăn nhung, đó là thượng tướng tiên phong nhà Nguyên Ngột Đức Nhai.
Tướng ấy hét lên một tiếng kinh thiên động địa, hàng đầu quân Nguyên đều bị chấn động, quân Việt đứng ở khá xa vẫn nghe tiếng thét rất to, đoạn giật dây cương ngựa, rồi ngựa chiến hý vang, tướng xoay tít cây búa to, lao thẳng lên giữa trận ầm ầm như cuồng phong lớn.
Nói đoạn thúc ngựa lên đánh, Ngô Văn Sĩ cũng rút đại đao, thúc ngựa lên đối địch với đức nhai, hai bên quân sĩ hò reo vang trời, đánh được hơn mười hiệp, Ngô Văn Sĩ vung đao đánh văng cây búa của Ngột Đức Nhai, đoạn vụt đại đao một nhát chí tử, Đức Nhai ngã ngay khỏi mình ngựa, Văn Sĩ tiện đà quật mạnh đao vào đuôi ngựa ngựa hý vang bỏ cả trận lao về lại phía quân Nguyên, Văn Sĩ cười vang trỏ đao về Mãng Cổ Đái, nói to:
- Tưởng kị binh Mông Cổ thể nào? Tướng quân kị mà trên lưng ngựa cũng chẳng chống nổi mười hiệp với lão phu!
Quân sĩ Gia Lâm nghe thế cùng khí thế lên rất hăng, Văn Sĩ thúc quân tràn thẳng sang trận tuyến của Mãng Cổ Đái.
Lại nói con ngựa của Ngột Đức Nhai bị quật đao vào đuôi đau quá lao bừa về trận của người Nguyên, Mãng Cổ Đái nổi giận giơ tay lên, phó tướng liền dâng lên một cây cung lớn, Mãng Cổ Đái lắp tên vào cung, nhắm vào ngựa mà bắn một lúc hai mũi, tên bay thẳng tới găm vào mắt và đùi ngựa, con ngựa oằn mình lên rồi ngã gục ngay trên đường về.
Mãng Cổ Đái nói:
- Quân nó trông thế kia, còn chẳng bằng quân ta mà dám lao vào đánh ta, tưởng giết được của ta một tướng thì làm càn đây mà!
Nói đoạn cũng thúc ngựa lên đối địch, hai chủ tướng trong quân quần nhau giữa trận, quân sĩ hai bên lao lên chém giết tơi bời, được một lúc thì có một tiếng pháo lệnh vang trời, từ mặt đông tiến lại có một đoàn quân, người dẫn đầu là một tướng quân cao hơn mười thước, mặt trắng như ngọc, đầu đội vòng vàng, tay cầm trường thương, cưỡi con ô truy, mặc giáp trụ đen, hét to:
- Có Trịnh Chiến, tướng của Tế Giang tới đây!
Bấy giờ quân Nguyên chợt có một toán quân rẽ tách ra, lao vùn vụt về hướng đông đối địch, người dẫn quân là Lý Bang Hiển, một đại tướng người Nguyên.
Mãng Cổ Đái bấy giờ lo sợ thầm nghĩ trong lòng, tại sao lại có cánh quân từ mặt đông sang? Hoặc là có mai phục, hoặc đây là thế trận của quân Gia Lâm, nghĩ thế mới hét to:
- Thu quân!
Lý Bang hiển nghe thế thì vội quay ngựa thúc quân sĩ cùng chạy về, Trịnh Chiến thừa thế truy kích, chọc mạnh một thương, phó tướng của Lý Bang Hiển là Áp Nặc Tư bị thương đâm trúng, rơi từ trên ngựa xuống mà chết, Lý Bang Hiển thì kịp thoát, nhập về hàng quân của Mãng Cổ Đái, Cổ Đái nói:
- Việc thăm dò xong rồi, trận đồ của người Gia Lâm không đơn giản, về báo lại cho thừa tướng đã.
Các tướng y mệnh mà làm, quân Việt từ từ rút lui.
Mãng Cổ Đái cũng về họp quân với A Lý Hải Nha, đoạn nói:
- Chúng đang chạy, ta thừa thế đuổi theo đánh một trận lớn chiếm Gia Lâm luôn, các tướng đầu lĩnh của chúng đang ở đây cả.
Hải Nha nói:
- Chưa cần thiết, thu quân đã, thằng Cao Vân khá đấy, muốn bắt nó phải từ từ.
Nói rồi gõ chiêng thu quân, quân Nguyên lại ùn ùn kéo về, khi về tới Cù Phu, đường giáp nối giữa Lĩnh Sơn và Thiện Tài thì cho quân hạ trại.
Thủy Thần chợt thở dài, nói:
- Chuyến này hào kiệt Tế Giang ra đi, xem ra cũng chẳng có mấy ai trở về, nhà ta lại thiếu mất nhiều người rồi.
Đoạn Thủy Thần giơ ngón tay ngọc ngà lên, chầm chậm trỏ vào Trịnh Chiến.
- Ngươi…
Rồi ngón tay Mẫu lại di chuyển từ từ, chuyển dần qua Trịnh Minh…
- Ngươi…
Đoạn cánh tay lại lay động, ngón tay trỏ sang tới Mai Huỳnh.
- Ngươi…
Cánh tay Thủy Thần ngập ngừng, rồi chợt dừng lại ở Cao Vân, môi Thần khẽ nở nụ cười mỉm:
- Cả ngươi…
Tay Thần chỉ tới đâu, các tướng đều lạnh người tới đó, chỉ tới Trần Cao Vân, tướng chợt hét lớn nói:
- Tiên sư cái con ranh con, tao nhịn mày lâu lắm rồi đấy nhé, khôn hồn thì cút ngay không tao san cả sông này bây giờ!
Thủy Thần che miệng cười nói:
- Anh không tin tôi thì thôi, tôi nay đang tu học lên tới phép của bậc Thánh rồi, có mắt Huệ của hàng Mẫu, anh nhìn được loài quỷ Tột Khốc khi nó đi tới, nhưng nó chưa tới thì tôi đã nhìn ra được rồi, thế mà vẫn có mấy thằng ngu cứ nghĩ mình là bất tử.
Đoạn Thủy Thần Lưu Ngọc phá lên cười ha hả, Trần Cao Vân cũng cười nói:
- Mày mà lên được hàng Thánh Mẫu thì có mà tao thành thần tướng tu ở trên trời rồi.
Thủy Thần không thèm đáp lại, thúc tay vào cổ con trăn, nó liền uốn mình chào Cao Vân rồi quẫy đuôi, lao thẳng xuống dưới mặt sông.
Bấy giờ mặt nước bình yên trở lại, Thủy Thần đi rồi, Cao Vân quay sang nói với các tướng:
- Tiểu Ngọc từ ngay xưa nó đã thích trêu ghẹo ta rồi, nó chẳng biết gì về nhân tình thế thái, vì khi chết còn là đứa trẻ con nên cứ ham vui như thế, các người chẳng cần nên chớ bận tâm tới lời của Ma Quỷ.
Nói đoạn giục với bọn Trịnh Minh dẫn quân lên đường đi cho nhanh, còn mình thì cùng Mai Huỳnh lui quân về giữ trại Gia Lâm.
Các tướng cũng chẳng nói gì, cùng lên đường, nhưng trong lòng ai cũng đều hoang mang về lời sấm phán của Thủy Thần sông Mã Thượng…
…
Bấy giờ tới đất Lĩnh Sơn, Trịnh Minh chia quân thành hai đạo, đạo thứ nhất do đích thân ông làm đại tướng, Lê Phú Quý làm phó tướng, Lê Công Cẩn làm thượng tướng tiên phong, Trần Xuân Sách là tham tán quân vụ, cùng hơn hai mươi tướng, giữ hai vạn quân, tiến ra ải Vũ Ninh trấn giữ, đạo thứ hai do con trai là Trịnh Chiến làm đại tướng, Dương Hát làm phó tướng, Hồ Văn Binh làm tham tán quân vụ, Nguyễn Địa Lô làm tả mật hành nhân, cùng giữ số quân còn lại, ra đóng ở ải Đông Ngàn. Văn Chiêu Hầu Trần Lộng đưa một vạn quân ra, Trần Quý Cáp làm phó tướng, Nguyễn Hữu Do làm tham tướng, cùng ra Đông Ngàn giữ với Trịnh Chiến, tạo thành thế ỷ dốc trong binh pháp, trong ứng ngoài hợp có thể tương trợ lẫn nhau.
Các tướng chia lực lượng ra cho lập trại, vào thành an dân, ổn định đâu đó xong xuôi thì có thám quân phi báo về, A Lý Hải Nha dẫn theo đại quân hơn hai mươi vạn, Lý Hằng làm phó tướng, Mãng Cổ Đái làm thượng tướng tiên phong, Lý Quân Minh làm mật hành vụ, cùng đang đốc xuất quân mã tiến về đất Gia Lâm, chỉ còn cách mặt Vũ Ninh một trăm ba mươi dặm…
…
Lại nói bấy giờ đại quân do A Lý Hải Nha tiến tới sát Gia Lâm thì lập trại hạ quân, an trú đồn điền và chuẩn bị lương thảo xong xuôi, A Lý Hải Nha cho triệu tập các tướng lại cùng bàn kế sách đánh vào Gia Lâm.
Lý Hằng nói:
- Gia Lâm là đất dễ thủ khó công, địa hình hiểm trở, nay thám báo về rằng chúng chia quân đóng ở ba nơi, đó là hình thành thế “Cái Vạc”, ba chân nó tựa vào nhau, hai mé bên sẽ yếu, quân chủ lực ở giữa sẽ mạnh, nay ta nên đục từ ngoài vào trong thì mới có thể công thành.
Hải Nha nói:
- Chưa chắc đã là như thế, Trần Cao Vân là kẻ lập dị, lại tinh tài binh pháp, nó biết ta nghĩ thế nên sẽ không bài bố binh lực như thế, không dụng binh theo phép thường của nhà binh. Theo ta nghĩ nó điều quân mạnh về hai bên cánh, còn quân chủ lực giữ thành sẽ ít, nếu có việc khẩn thì từ hai bên cánh đó sẽ hỗ trợ cho nhau, nay nếu muốn biết có thực thế không chỉ cần đánh thăm dò là rõ, quân ta đông không cần đánh vội, cứ từ từ nắm bắt ý đồ của nó sẽ có cách đối trị.
Các tướng đều lấy làm phải, Hải Nha nói:
- Nay lệnh cho Mãng Cổ Đái mang năm vạn binh đánh thốc vào ngay giữa Gia Lâm, Lý Hằng mang theo một vạn binh đánh tiếp ứng phía sau, nếu là quân trong Gia Lâm ra giữ thì nơi đó binh lực mạnh nhất, nếu là quân hai mạn đánh sang thì nơi đó binh lực yếu nhất, rồi ta sẽ có kế sách đối trị, bắt được tướng của nó thì tốt, không bắt được thì chỉ cần thăm dò rồi rút về an toàn là được, chú trọng tránh để tổn binh.
Các tướng đều nhận lệnh thì hành, Mãng Cổ Đái lập tức điều binh ngay, trong ngày hôm sau, đại quân tràn theo đường Lĩnh Sơn, tiến thẳng tới thành Gia Lâm, khi cách mặt thành còn cỡ chừng bảy mươi dặm thì thấy quân Việt ra đón đánh, Mãng Cổ Đái quan sát kĩ tình hình, thì thấy chợt có một người mặc áp giáp long bào, đầu đội mũ mão Đại Việt, mặt trông như con hổ dữ, tóc tại dựng đứng, quát to:
- Thằng kia là thằng nào đó?
Mãng Cổ Đái dừng ngựa, trỏ thương sang hỏi:
- Mãng Cổ Đái, thượng hầu nước Nguyên, cho hỏi tướng nào kia?
Tướng ấy nói:
- Ta là tướng Tế Giang, Ngô Văn Sĩ, nếu muốn đi qua đây, phải đánh với ta đã!
Mãng Cổ Đái nghe xong, biết là quân của Ngô Văn Sĩ ở Thiện Tài tràn sang bảo vệ Gia Lâm, bấy giờ mới thầm phục kế sách của A Lý Hải Nha, đoạn cười nói với các tướng:
- Hãy đánh với hắn vài ba hiệp thôi rồi rút, ta đã có được thứ ta cần rồi. Ai muốn lên thử sức với đại tướng Việt?
Trong hàng quân có một tướng bước ra, mắt sáng như sao, vai u bắp thịt, đầu quấn khăn nhung, đó là thượng tướng tiên phong nhà Nguyên Ngột Đức Nhai.
Tướng ấy hét lên một tiếng kinh thiên động địa, hàng đầu quân Nguyên đều bị chấn động, quân Việt đứng ở khá xa vẫn nghe tiếng thét rất to, đoạn giật dây cương ngựa, rồi ngựa chiến hý vang, tướng xoay tít cây búa to, lao thẳng lên giữa trận ầm ầm như cuồng phong lớn.
Nói đoạn thúc ngựa lên đánh, Ngô Văn Sĩ cũng rút đại đao, thúc ngựa lên đối địch với đức nhai, hai bên quân sĩ hò reo vang trời, đánh được hơn mười hiệp, Ngô Văn Sĩ vung đao đánh văng cây búa của Ngột Đức Nhai, đoạn vụt đại đao một nhát chí tử, Đức Nhai ngã ngay khỏi mình ngựa, Văn Sĩ tiện đà quật mạnh đao vào đuôi ngựa ngựa hý vang bỏ cả trận lao về lại phía quân Nguyên, Văn Sĩ cười vang trỏ đao về Mãng Cổ Đái, nói to:
- Tưởng kị binh Mông Cổ thể nào? Tướng quân kị mà trên lưng ngựa cũng chẳng chống nổi mười hiệp với lão phu!
Quân sĩ Gia Lâm nghe thế cùng khí thế lên rất hăng, Văn Sĩ thúc quân tràn thẳng sang trận tuyến của Mãng Cổ Đái.
Lại nói con ngựa của Ngột Đức Nhai bị quật đao vào đuôi đau quá lao bừa về trận của người Nguyên, Mãng Cổ Đái nổi giận giơ tay lên, phó tướng liền dâng lên một cây cung lớn, Mãng Cổ Đái lắp tên vào cung, nhắm vào ngựa mà bắn một lúc hai mũi, tên bay thẳng tới găm vào mắt và đùi ngựa, con ngựa oằn mình lên rồi ngã gục ngay trên đường về.
Mãng Cổ Đái nói:
- Quân nó trông thế kia, còn chẳng bằng quân ta mà dám lao vào đánh ta, tưởng giết được của ta một tướng thì làm càn đây mà!
Nói đoạn cũng thúc ngựa lên đối địch, hai chủ tướng trong quân quần nhau giữa trận, quân sĩ hai bên lao lên chém giết tơi bời, được một lúc thì có một tiếng pháo lệnh vang trời, từ mặt đông tiến lại có một đoàn quân, người dẫn đầu là một tướng quân cao hơn mười thước, mặt trắng như ngọc, đầu đội vòng vàng, tay cầm trường thương, cưỡi con ô truy, mặc giáp trụ đen, hét to:
- Có Trịnh Chiến, tướng của Tế Giang tới đây!
Bấy giờ quân Nguyên chợt có một toán quân rẽ tách ra, lao vùn vụt về hướng đông đối địch, người dẫn quân là Lý Bang Hiển, một đại tướng người Nguyên.
Mãng Cổ Đái bấy giờ lo sợ thầm nghĩ trong lòng, tại sao lại có cánh quân từ mặt đông sang? Hoặc là có mai phục, hoặc đây là thế trận của quân Gia Lâm, nghĩ thế mới hét to:
- Thu quân!
Lý Bang hiển nghe thế thì vội quay ngựa thúc quân sĩ cùng chạy về, Trịnh Chiến thừa thế truy kích, chọc mạnh một thương, phó tướng của Lý Bang Hiển là Áp Nặc Tư bị thương đâm trúng, rơi từ trên ngựa xuống mà chết, Lý Bang Hiển thì kịp thoát, nhập về hàng quân của Mãng Cổ Đái, Cổ Đái nói:
- Việc thăm dò xong rồi, trận đồ của người Gia Lâm không đơn giản, về báo lại cho thừa tướng đã.
Các tướng y mệnh mà làm, quân Việt từ từ rút lui.
Mãng Cổ Đái cũng về họp quân với A Lý Hải Nha, đoạn nói:
- Chúng đang chạy, ta thừa thế đuổi theo đánh một trận lớn chiếm Gia Lâm luôn, các tướng đầu lĩnh của chúng đang ở đây cả.
Hải Nha nói:
- Chưa cần thiết, thu quân đã, thằng Cao Vân khá đấy, muốn bắt nó phải từ từ.
Nói rồi gõ chiêng thu quân, quân Nguyên lại ùn ùn kéo về, khi về tới Cù Phu, đường giáp nối giữa Lĩnh Sơn và Thiện Tài thì cho quân hạ trại.