Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 50
Tập 50.
Bấy giờ Trịnh Chiến nắm tay công chúa, hai người cùng bước đi rất vội, công chúa cứ thế đi theo sau Chiến chẳng nói nửa lời, Trịnh Chiến đưa An Tư tới vườn đào đằng sau phủ rồi dừng lại, đoạn quay hỏi An Tư:
- Sao công chúa lại tới được đây?
An Tư không đáp, mắt nhìn Chiến buồn rầu, nói:
- Chàng định cứ vậy mà đi, chẳng tới từ biệt ta hay sao?
Trịnh Chiến ngập ngừng nói:
- Việc quân trọng thần tốc, có lệnh Vua ban, tiểu tướng đâu có dám chần chừ, đường vào cung lại có bao nhiêu trắc trở, xin thứ cho tiểu tướng…
An Tư nói:
- Chàng lúc nào cũng việc binh, việc binh, chàng có nghĩ cho suy nghĩ của em không?
Trịnh Chiến lại nói:
- Việc quốc gia đại sự, mong công chúa thứ cho thần, ngoài biên ải giờ đang nguy cấp, thần chẳng thể kịp…
An Tư gạt tay Chiến ra, quay mặt đi, nói:
- Thôi đủ rồi, đừng nói những lời sáo rỗng đó nữa, chàng cứ đi đi…Đi làm việc quốc gia đại sự của chàng đi…
Công chúa chợt thấy tủi thân, giọt lệ lại đổ dài hai bên gò má…
Thế rồi chợt có một bàn tay ấm áp nắm chặt lấy tay nàng, khẽ dìu nàng quay đầu lại, công chúa ngước lên nhìn Trịnh Chiến đăm đăm, nước mắt vẫn cứ lăn dài.
Trịnh Chiến đưa tay kia lên, gạt dòng lệ đang đổ dài trên gương mặt kiều diễm của nàng, nói:
- Ta đi rồi ta lại về…Công chúa…Có chờ được ta không? Nếu ta què cụt, nếu ta mù lòa, nếu ta bệnh hoạn…
An Tư chẳng nói gì cả, ôm chầm lấy Trịnh Chiến vào lòng, đầu gục vào ngực Chiến mà thổn thức nói:
- Chỉ cần người còn về là được…
Trịnh Chiến cúi đầu xuống, áp mũi lên mái tóc công chúa, hít lấy hương thơm thoang thoảng dịu nhẹ từ làn tóc mây mềm mại, nói:
- Lần này ra đi lập được công danh trở về, nhất định ta sẽ cưới nàng làm vợ, đó là sở nguyện lớn nhất của đời ta, đó là ước mơ của ta.
Công chúa ngước mặt lên nhìn Trịnh Chiến đắm đuối, rồi hôn lên miệng chàng, hai người hôn nhau thật nồng nàn, thật say đắm, đây là nụ hôn đầu tiên của cuộc đời nàng, và cũng là nụ hôn đầu tiên trong đời Trịnh Chiến… Chợt có làn gió nhẹ thoảng qua, những cánh hoa đào rơi rụng lả tả, đậu lên cả tóc nàng…
“Thăm thẳm chiều trôi
Khuya anh đi rồi sao trời đưa lối
Khi thương mến nhau, hai người hai ngả tránh sao bùi ngùi
Hẹn gặp nhau đây, đêm thâu lá đổ
Sương giăng kín mờ nhạt nhòa ước mơ
Nếu em có chờ, ngày tàn chinh chiến
Xin em chớ buồn cho nặng lòng trinh nhân.”
Đoạn công chúa rút cây trâm ngọc cài trên tóc ra, trao cho Chiến, nói:
- Đây là thứ vật dụng em luôn mang bên mình từ nhỏ, đã từng trao cho chàng, nay lại trao cho chàng thêm một lần nữa, để ở nơi dặm trường xa xôi, chàng cứ nhìn thấy trâm thì nhớ đến người, chàng hãy hứa với em đi, hãy hứa rằng sẽ quay trở lại, sẽ tự tay cài chiếc trâm này lên đầu cho em.
Trịnh Chiến nắm chặt cây trâm, gật đầu nói:
- Ta hứa.
Công chúa lại nói:
- Chuyến này chàng về Gia Lâm là chốn quê nhà, đánh dẹp giặc xong, chàng phải quay trở về kinh thành với em, chớ có phải lòng ai khác mà rời bỏ em, em sẽ tâu với Thánh Thượng triệu chàng về kinh mà hỏi tội.
Chiến nói:
- Ta hứa ta sẽ quay lại, nhưng nếu lỡ như việc binh khó lường, lỡ như…
Công chúa đặt một ngón tay lên miệng Trịnh Chiến ngăn không cho chàng nói, đoạn nói:
- Trọn đời này, ngoài chàng ra, em không lấy một ai khác, xin chàng đừng nói những lời vô nghĩa…
Trịnh Chiến nắm chặt tay công chúa, hai người thủ thỉ tâm tình thêm hồi lâu thì chợt nhiên có tiếng người vọng từ xa lại, thì ra là Huyền Thiên, nói:
- Thiếu chủ có bên đó không? Tôi tìm từ nãy tới giờ, mọi thứ đã chuẩn bị xong rồi, nhanh ra khởi hành thôi…
…
Đại quân của Trịnh Minh đi theo lối mạn bắc của thành Thăng Long mà men theo đường đi ra Gia Lâm, khi đi tới cổng thành thì đã thấy Trần Linh cùng với nhiều tướng sĩ, quân hầu đứng chờ tiễn sẵn, Chiến mừng lắm, xuống ngựa bước lại nắm lấy tay mà rằng:
- Đệ tưởng đại ca chẳng tới.
Trần Linh nói:
- Ngươi hãy nhớ những lời ta từng dặn dò, nhất nhất mọi việc phải nghe theo cha ngươi và thầy Huyền Thiên thì mới được bình an.
Chiến đáp:
- Đệ xin ghi nhớ trong lòng, nếu đệ không trở về, xin vương gia một ân huệ, xin hãy …Chăm lo cho An Tư của đệ.
Trần Linh nghiêm sắc mặt, nói:
- Đi làm nhiệm vụ mà trong đầu lúc nào cũng nghĩ tới mĩ nhân thế thì làm được gì? Ngươi là cái gì mà dám mở mồm nhờ vả ta việc như thế? Công việc quốc gia còn đầy ra đó, bổn vương bận biết bao nhiêu công việc, nào rảnh đi chăm vợ kẻ khác? Vợ ai người đó tự lo, nếu ngươi không về thì ráng chịu.
Đoạn vỗ vào vai Trịnh Chiến, hai người cùng bật cười, rồi cùng lặng người đi chẳng nói năng gì.
Trịnh Chiến cúi đầu thật sâu, nói:
- Tiểu đệ đi đây, xin vương gia ở kinh thành giữ gìn sức khỏe.
Trần Linh bật cười nói:
- Lo cho cái thân ngươi đi.
Thế rồi đại quân lên đường, nhắm thẳng hướng châu Gia Lâm mà đi, hôm sau thì tới nơi, cùng vào thành Gia Lâm hội quân với Trần Cao Vân…
…
Lại nói bấy giờ Trần Cao Vân là tướng nhà trần đóng giữ ở châu Gia Lâm, nhận được tin báo về việc ải Nội Bàng bị quân Nguyên chiếm đóng, Cao Vân cho họp ngay các tướng lại cùng bàn kế sách, đang định điều quân đi giữ các nơi thì lại có tin báo về rằng quân đội triều đình đang tới viện trợ, vậy là Cao Vân triệu tập các tướng cùng về đại bản doanh ở thành Gia Lâm chờ đợi, để các phó tướng tản ra giữ ở các ải, đồng thời cho quân do thám đi khắp các biên giới dò la hành tung của địch.
Sau một ngày thì quân cứu viện của triều đình tới nơi, dẫn đầu là Văn Chiêu Hầu Trần Văn Lộng, cùng với Trịnh Minh và các tướng khác của triều đình, Cao Vân nghe Trịnh Minh được điều tới giúp thì mừng lắm, đi ra ngoài thành cả vài dặm đón tiếp.
Bấy giờ đón được quân thiên triều, tất cả cùng kéo nhau vào thành, Cao Vân tổ chức tiệc khao quân to thưởng binh sĩ, Trần Văn Lộng hỏi:
- Giặc đã ở nơi biên thùy rồi, ở đây vẫn ăn uống vui vẻ được sao? Thiên tướng không thấy lo lắng sao?
Cao Vân cười đáp:
- Người Tế Giang là vậy đó, cứ ăn no uống say thì mới đánh giặc được, là nam nhi hảo hán trên đời, ăn miếng thịt lớn, uống chén rượu đầy, cầm thanh đại đao, chém đầu cường địch.
Nói đoạn cùng cười vang, các tướng cũng cười theo, thoáng chốc không khí tươi vui náo nhiệt, quân dân, tướng lĩnh cho tới binh sĩ không phân biệt gì, cùng ngồi cạnh khoác vai nhau chén tạc chén thù, tạo nên cảnh thật gần gũi đầm ấm, thậm chí còn có phần khác với uy nghiêm thường ngày của quân đội, chẳng ai thấy mảy may lo sợ gì, thật khác xa so với tâm trạng lo lắng ở triều đình.
Trần Văn Lộng và các tướng từ Thiên triều thấy vậy đều lấy làm lạ, nghe đồn từ lâu ở Tế Giang, tướng Trần Cao Vân có tài dùng binh rất kì lạ, quân đội Gia Lâm, Tế Giang đều anh dũng vô song, vào nơi lửa đạn không hề run sợ gì, có lẽ được truyền cảm hứng từ vị chủ tướng kì lạ này chăng?
Bấy giờ thấy các vị vương gia hãy còn ra điều ngần ngại, có một vị tướng của Gia Lâm tiến lại gần, khấu đầu chào rồi nói:
- Ở Gia Lâm quê mùa là vậy đó, chủ soái của chúng tôi lâu nay là người không trọng lễ nghi nên binh tướng đều bắt chước theo, có lẽ các vị lấy thế làm lạ nhưng xin cứ yên tâm mà vui chơi, khi giặc tới đây ắt biết bản lĩnh người Tế Giang tới đâu.
Trần Văn Lộng hỏi danh tính thì biết, người vừa nói đó là mưu sĩ họ Mai, tên Huỳnh, tuổi đã ngoài năm mươi, là quân sư của Trần Cao Vân, đây là nhân vật quan trọng số hai ở Gia Lâm, chỉ sau Trần Cao Vân, lời nói của người này rất có uy tín trong quân, Trần Cao Vân tuy là chủ tướng nhưng tính tình cợt nhả thích bông đùa nên đôi khi quân sĩ không sợ uy, cũng thường hay cãi lại, nhưng nếu là Mai Huỳnh nói thì quân sĩ và các tướng dưới quyền rất kính sợ. Có việc như thế ấy là do Mai Huỳnh cũng lo hầu như tất thảy mọi việc ở Gia Lâm từ việc văn tới việc võ, Trần Cao Vân nói ngoài miệng là người có quyền cao nhất nhưng thực ra chẳng làm gì nhiều, cũng chẳng quan tâm gì nhiều, Mai Huỳnh báo cáo việc gì, Cao Vân đều tặc lưỡi lắc đầu bỏ qua, nói là rắc rối không hiều gì, nên Huỳnh toàn quyền làm cả.
Trần Lộng nghe thủ hạ báo lại như thế cũng lấy làm hồ nghi…Ở Gia Lâm này kì lạ thật, làm như thế chẳng sợ công thần uy cao vượt chủ sao? Đó chẳng phải là điều tối kị của người chủ soái trong quân sao? Ấy thế mà mấy chục năm qua, Gia Lâm vẫn nổi tiếng là vùng đất yên bình, không có loạn động gì, nơi đây còn là nơi anh hùng trong cuộc chiến chống Mông Nguyên lần trước…
Lại nói Trịnh Minh là em kết nghĩa của Trần Cao Vân, Trịnh Chiến nhận Cao Vân làm cha nuôi, gọi là nghĩa phụ, nay cha con Trịnh Chiến gặp lại Trần Cao Vân đều mừng lắm, uống rượu thỏa thích, Cao Vân hỏi:
- Hiền đệ và nghĩa tử của ta, hai người đi lâu rồi có nhớ ta không? Nhớ Vu Sơn không? Nhớ Tế Giang không?
Trịnh Chiến cười nói:
- Chỉ nhớ nhất là rượu Kim Tửu, ở kinh thành chẳng có rượu ngon như thế.
- Phải lắm, người Tế Giang phải thế.
Đoạn các tướng lại nâng rượu nồng lên chén tạc chén thù, Trần Văn Lộng và các tướng triều đình thấy thế, dần dần hòa chung với không khí nơi đây, chẳng còn đắn đo gì nữa, cũng cùng khoác vai nhau mà hò reo, uống rượu trò chuyện thỏa thích với các tướng Gia Lâm, vương hầu, đại tướng thượng tướng cho tới tiểu tướng, binh sĩ đều cùng vui vẻ uống rượu nhảy múa, ngôi chủ khách cũng vì thế mà chẳng còn…
…
Bấy giờ Trịnh Chiến nắm tay công chúa, hai người cùng bước đi rất vội, công chúa cứ thế đi theo sau Chiến chẳng nói nửa lời, Trịnh Chiến đưa An Tư tới vườn đào đằng sau phủ rồi dừng lại, đoạn quay hỏi An Tư:
- Sao công chúa lại tới được đây?
An Tư không đáp, mắt nhìn Chiến buồn rầu, nói:
- Chàng định cứ vậy mà đi, chẳng tới từ biệt ta hay sao?
Trịnh Chiến ngập ngừng nói:
- Việc quân trọng thần tốc, có lệnh Vua ban, tiểu tướng đâu có dám chần chừ, đường vào cung lại có bao nhiêu trắc trở, xin thứ cho tiểu tướng…
An Tư nói:
- Chàng lúc nào cũng việc binh, việc binh, chàng có nghĩ cho suy nghĩ của em không?
Trịnh Chiến lại nói:
- Việc quốc gia đại sự, mong công chúa thứ cho thần, ngoài biên ải giờ đang nguy cấp, thần chẳng thể kịp…
An Tư gạt tay Chiến ra, quay mặt đi, nói:
- Thôi đủ rồi, đừng nói những lời sáo rỗng đó nữa, chàng cứ đi đi…Đi làm việc quốc gia đại sự của chàng đi…
Công chúa chợt thấy tủi thân, giọt lệ lại đổ dài hai bên gò má…
Thế rồi chợt có một bàn tay ấm áp nắm chặt lấy tay nàng, khẽ dìu nàng quay đầu lại, công chúa ngước lên nhìn Trịnh Chiến đăm đăm, nước mắt vẫn cứ lăn dài.
Trịnh Chiến đưa tay kia lên, gạt dòng lệ đang đổ dài trên gương mặt kiều diễm của nàng, nói:
- Ta đi rồi ta lại về…Công chúa…Có chờ được ta không? Nếu ta què cụt, nếu ta mù lòa, nếu ta bệnh hoạn…
An Tư chẳng nói gì cả, ôm chầm lấy Trịnh Chiến vào lòng, đầu gục vào ngực Chiến mà thổn thức nói:
- Chỉ cần người còn về là được…
Trịnh Chiến cúi đầu xuống, áp mũi lên mái tóc công chúa, hít lấy hương thơm thoang thoảng dịu nhẹ từ làn tóc mây mềm mại, nói:
- Lần này ra đi lập được công danh trở về, nhất định ta sẽ cưới nàng làm vợ, đó là sở nguyện lớn nhất của đời ta, đó là ước mơ của ta.
Công chúa ngước mặt lên nhìn Trịnh Chiến đắm đuối, rồi hôn lên miệng chàng, hai người hôn nhau thật nồng nàn, thật say đắm, đây là nụ hôn đầu tiên của cuộc đời nàng, và cũng là nụ hôn đầu tiên trong đời Trịnh Chiến… Chợt có làn gió nhẹ thoảng qua, những cánh hoa đào rơi rụng lả tả, đậu lên cả tóc nàng…
“Thăm thẳm chiều trôi
Khuya anh đi rồi sao trời đưa lối
Khi thương mến nhau, hai người hai ngả tránh sao bùi ngùi
Hẹn gặp nhau đây, đêm thâu lá đổ
Sương giăng kín mờ nhạt nhòa ước mơ
Nếu em có chờ, ngày tàn chinh chiến
Xin em chớ buồn cho nặng lòng trinh nhân.”
Đoạn công chúa rút cây trâm ngọc cài trên tóc ra, trao cho Chiến, nói:
- Đây là thứ vật dụng em luôn mang bên mình từ nhỏ, đã từng trao cho chàng, nay lại trao cho chàng thêm một lần nữa, để ở nơi dặm trường xa xôi, chàng cứ nhìn thấy trâm thì nhớ đến người, chàng hãy hứa với em đi, hãy hứa rằng sẽ quay trở lại, sẽ tự tay cài chiếc trâm này lên đầu cho em.
Trịnh Chiến nắm chặt cây trâm, gật đầu nói:
- Ta hứa.
Công chúa lại nói:
- Chuyến này chàng về Gia Lâm là chốn quê nhà, đánh dẹp giặc xong, chàng phải quay trở về kinh thành với em, chớ có phải lòng ai khác mà rời bỏ em, em sẽ tâu với Thánh Thượng triệu chàng về kinh mà hỏi tội.
Chiến nói:
- Ta hứa ta sẽ quay lại, nhưng nếu lỡ như việc binh khó lường, lỡ như…
Công chúa đặt một ngón tay lên miệng Trịnh Chiến ngăn không cho chàng nói, đoạn nói:
- Trọn đời này, ngoài chàng ra, em không lấy một ai khác, xin chàng đừng nói những lời vô nghĩa…
Trịnh Chiến nắm chặt tay công chúa, hai người thủ thỉ tâm tình thêm hồi lâu thì chợt nhiên có tiếng người vọng từ xa lại, thì ra là Huyền Thiên, nói:
- Thiếu chủ có bên đó không? Tôi tìm từ nãy tới giờ, mọi thứ đã chuẩn bị xong rồi, nhanh ra khởi hành thôi…
…
Đại quân của Trịnh Minh đi theo lối mạn bắc của thành Thăng Long mà men theo đường đi ra Gia Lâm, khi đi tới cổng thành thì đã thấy Trần Linh cùng với nhiều tướng sĩ, quân hầu đứng chờ tiễn sẵn, Chiến mừng lắm, xuống ngựa bước lại nắm lấy tay mà rằng:
- Đệ tưởng đại ca chẳng tới.
Trần Linh nói:
- Ngươi hãy nhớ những lời ta từng dặn dò, nhất nhất mọi việc phải nghe theo cha ngươi và thầy Huyền Thiên thì mới được bình an.
Chiến đáp:
- Đệ xin ghi nhớ trong lòng, nếu đệ không trở về, xin vương gia một ân huệ, xin hãy …Chăm lo cho An Tư của đệ.
Trần Linh nghiêm sắc mặt, nói:
- Đi làm nhiệm vụ mà trong đầu lúc nào cũng nghĩ tới mĩ nhân thế thì làm được gì? Ngươi là cái gì mà dám mở mồm nhờ vả ta việc như thế? Công việc quốc gia còn đầy ra đó, bổn vương bận biết bao nhiêu công việc, nào rảnh đi chăm vợ kẻ khác? Vợ ai người đó tự lo, nếu ngươi không về thì ráng chịu.
Đoạn vỗ vào vai Trịnh Chiến, hai người cùng bật cười, rồi cùng lặng người đi chẳng nói năng gì.
Trịnh Chiến cúi đầu thật sâu, nói:
- Tiểu đệ đi đây, xin vương gia ở kinh thành giữ gìn sức khỏe.
Trần Linh bật cười nói:
- Lo cho cái thân ngươi đi.
Thế rồi đại quân lên đường, nhắm thẳng hướng châu Gia Lâm mà đi, hôm sau thì tới nơi, cùng vào thành Gia Lâm hội quân với Trần Cao Vân…
…
Lại nói bấy giờ Trần Cao Vân là tướng nhà trần đóng giữ ở châu Gia Lâm, nhận được tin báo về việc ải Nội Bàng bị quân Nguyên chiếm đóng, Cao Vân cho họp ngay các tướng lại cùng bàn kế sách, đang định điều quân đi giữ các nơi thì lại có tin báo về rằng quân đội triều đình đang tới viện trợ, vậy là Cao Vân triệu tập các tướng cùng về đại bản doanh ở thành Gia Lâm chờ đợi, để các phó tướng tản ra giữ ở các ải, đồng thời cho quân do thám đi khắp các biên giới dò la hành tung của địch.
Sau một ngày thì quân cứu viện của triều đình tới nơi, dẫn đầu là Văn Chiêu Hầu Trần Văn Lộng, cùng với Trịnh Minh và các tướng khác của triều đình, Cao Vân nghe Trịnh Minh được điều tới giúp thì mừng lắm, đi ra ngoài thành cả vài dặm đón tiếp.
Bấy giờ đón được quân thiên triều, tất cả cùng kéo nhau vào thành, Cao Vân tổ chức tiệc khao quân to thưởng binh sĩ, Trần Văn Lộng hỏi:
- Giặc đã ở nơi biên thùy rồi, ở đây vẫn ăn uống vui vẻ được sao? Thiên tướng không thấy lo lắng sao?
Cao Vân cười đáp:
- Người Tế Giang là vậy đó, cứ ăn no uống say thì mới đánh giặc được, là nam nhi hảo hán trên đời, ăn miếng thịt lớn, uống chén rượu đầy, cầm thanh đại đao, chém đầu cường địch.
Nói đoạn cùng cười vang, các tướng cũng cười theo, thoáng chốc không khí tươi vui náo nhiệt, quân dân, tướng lĩnh cho tới binh sĩ không phân biệt gì, cùng ngồi cạnh khoác vai nhau chén tạc chén thù, tạo nên cảnh thật gần gũi đầm ấm, thậm chí còn có phần khác với uy nghiêm thường ngày của quân đội, chẳng ai thấy mảy may lo sợ gì, thật khác xa so với tâm trạng lo lắng ở triều đình.
Trần Văn Lộng và các tướng từ Thiên triều thấy vậy đều lấy làm lạ, nghe đồn từ lâu ở Tế Giang, tướng Trần Cao Vân có tài dùng binh rất kì lạ, quân đội Gia Lâm, Tế Giang đều anh dũng vô song, vào nơi lửa đạn không hề run sợ gì, có lẽ được truyền cảm hứng từ vị chủ tướng kì lạ này chăng?
Bấy giờ thấy các vị vương gia hãy còn ra điều ngần ngại, có một vị tướng của Gia Lâm tiến lại gần, khấu đầu chào rồi nói:
- Ở Gia Lâm quê mùa là vậy đó, chủ soái của chúng tôi lâu nay là người không trọng lễ nghi nên binh tướng đều bắt chước theo, có lẽ các vị lấy thế làm lạ nhưng xin cứ yên tâm mà vui chơi, khi giặc tới đây ắt biết bản lĩnh người Tế Giang tới đâu.
Trần Văn Lộng hỏi danh tính thì biết, người vừa nói đó là mưu sĩ họ Mai, tên Huỳnh, tuổi đã ngoài năm mươi, là quân sư của Trần Cao Vân, đây là nhân vật quan trọng số hai ở Gia Lâm, chỉ sau Trần Cao Vân, lời nói của người này rất có uy tín trong quân, Trần Cao Vân tuy là chủ tướng nhưng tính tình cợt nhả thích bông đùa nên đôi khi quân sĩ không sợ uy, cũng thường hay cãi lại, nhưng nếu là Mai Huỳnh nói thì quân sĩ và các tướng dưới quyền rất kính sợ. Có việc như thế ấy là do Mai Huỳnh cũng lo hầu như tất thảy mọi việc ở Gia Lâm từ việc văn tới việc võ, Trần Cao Vân nói ngoài miệng là người có quyền cao nhất nhưng thực ra chẳng làm gì nhiều, cũng chẳng quan tâm gì nhiều, Mai Huỳnh báo cáo việc gì, Cao Vân đều tặc lưỡi lắc đầu bỏ qua, nói là rắc rối không hiều gì, nên Huỳnh toàn quyền làm cả.
Trần Lộng nghe thủ hạ báo lại như thế cũng lấy làm hồ nghi…Ở Gia Lâm này kì lạ thật, làm như thế chẳng sợ công thần uy cao vượt chủ sao? Đó chẳng phải là điều tối kị của người chủ soái trong quân sao? Ấy thế mà mấy chục năm qua, Gia Lâm vẫn nổi tiếng là vùng đất yên bình, không có loạn động gì, nơi đây còn là nơi anh hùng trong cuộc chiến chống Mông Nguyên lần trước…
Lại nói Trịnh Minh là em kết nghĩa của Trần Cao Vân, Trịnh Chiến nhận Cao Vân làm cha nuôi, gọi là nghĩa phụ, nay cha con Trịnh Chiến gặp lại Trần Cao Vân đều mừng lắm, uống rượu thỏa thích, Cao Vân hỏi:
- Hiền đệ và nghĩa tử của ta, hai người đi lâu rồi có nhớ ta không? Nhớ Vu Sơn không? Nhớ Tế Giang không?
Trịnh Chiến cười nói:
- Chỉ nhớ nhất là rượu Kim Tửu, ở kinh thành chẳng có rượu ngon như thế.
- Phải lắm, người Tế Giang phải thế.
Đoạn các tướng lại nâng rượu nồng lên chén tạc chén thù, Trần Văn Lộng và các tướng triều đình thấy thế, dần dần hòa chung với không khí nơi đây, chẳng còn đắn đo gì nữa, cũng cùng khoác vai nhau mà hò reo, uống rượu trò chuyện thỏa thích với các tướng Gia Lâm, vương hầu, đại tướng thượng tướng cho tới tiểu tướng, binh sĩ đều cùng vui vẻ uống rượu nhảy múa, ngôi chủ khách cũng vì thế mà chẳng còn…
…