Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 44
Tập 44.
Thụy Bảo đột nhiên giữ lấy tay Trần Linh, đoạn thấy mắt ngấn lệ, nói:
- Vương gia tinh thông chính trị, như vương gia thấy, ải Nội Bàng liệu có giữ được không? Bảo Nghĩa Vương…Chàng liệu có được bình an hay không? Xin nói một lời để tôi còn yên lòng…
Trần Linh nắm chặt lấy tay công chúa, khẳng khái trả lời:
- Nếu công chúa muốn Bình Trọng về, hãy cùng với An Tư tới xin Thánh Thượng để điều tướng khác ra giữ thay, công chúa nghĩ thế nào?
Công chúa Thụy Bảo hiểu ra ý lẽ trong lời đáp của Trần Linh, mới buông tay ra, cúi đầu cung kính nói:
- Ý vương gia tôi đã hiểu, tôi trong nước thân làm công chúa, trong nhà thân làm chị cả, nguyện làm gương cho An Tư.
Trần Linh mỉm cười nói:
- Vậy mới thực xứng danh công chúa nước Việt, xin chớ lo nghĩ nữa, Nghĩa Cương mà chết, Trần Linh cũng chẳng sống một mình.
Công chúa Thụy Bảo nghe Trần Linh nói thế thì mới thầm yên dạ, đoạn đứng dậy tiễn vương gia đi về, thế rồi nhanh chóng vào trong, làm theo những lời vương gia bày cho.
…
Lại nói An Tư khóc lóc rũ rượi chán chê rồi, Ngũ Thu Linh mới rón rén lại, nói:
- Thưa cô, nay ở nhà một mình cũng buồn tẻ lắm, Bảo Nghĩa Vương cũng đang ra ải Nội Bàng rồi, Thụy Bảo công chúa cũng chỉ lẻ loi ở trong cung, chi bằng cô qua bên cung đó chơi, trước là thăm Thụy Bảo công chúa, sau là hai người cùng bàn việc xin cho các tướng quân về cũng giữ ở gần kinh thành thôi? Cả hai công chúa cùng ra lời, có lẽ nào Thượng Hoàng và Bệ Hạ lại không nể mặt?
An Tư nghe thế thì mới ngớ người, nói:
- Ừ, thế mà ta chẳng nghĩ ra, thế thì thay đồ đi sang cung Thụy Bảo thôi, cũng lâu lắm rồi ta chưa thăm tỉ tỉ.
Nói rồi cùng gia nhân đi sang thăm cung Thụy Bảo…
Khi qua tới nơi, các gia nhân bên ngoài nói công chúa Thụy Bảo đang tụng kinh niệm phật ở phòng lễ riêng trong cung, xin mời công chúa An Tư nghỉ chờ cũng được, mà vào cùng tụng kinh cũng được.
An Tư nói:
- Tụng kinh để làm gì thế?
Ngũ Thu Linh nói:
- Tụng kinh là để cầu xin chư Phật, Bồ Tát phù hộ cho người anh hùng ở xa nơi biên thùy được bình an đấy.
An Tư lấy làm thắc mắc, nhưng cũng tính hiếu động tò mò, liền bước lại gần phòng tụng kinh của chị.
An Tư đứng bên ngoài sân phòng tụng, chợt nghe âm thanh từ trong phòng vọng ra, tiếng mõ đều đặn vang lên, nghe âm thanh trầm bổng vang vọng khắp chốn cung phủ tịnh mịch.
An Tư đứng lặng hồi lâu, quay sang nói với Thu Linh:
- Thế kinh chú Phật này nhiệm mầu đến thế sao? Nếu thế ai cũng tụng kinh cả thì đều đạt được ước nguyện của họ, như thế thì bên nào thắng bên nào thua?
Ngũ Thu Linh nói:
- Đúng vậy đấy, kinh chú Phật hiệu nghiệm như thế nhưng không phải ai cũng cảm ứng được, bởi lẽ nó ảo diệu sâu xa, người niệm còn phải thành tâm, phải thấu hiểu thì mới có cảm ứng, còn cầu chỉ chăm chăm cho xin lợi cho mình thì khó có cảm ứng lắm, sâu xa thế nào thì em cũng không biết hết được, phải là nhà sư mới có thể lý giải sâu sắc cho công chúa, nhưng như theo em thấy, em sống trên đời cũng mấy trăm năm rồi, chứng kiến nhiều thời đại, hầu như ở nước ta, các thế hệ người ta vẫn luôn tụng kinh, như thế chắc phải có ích lợi rồi. Em nghĩ chỉ cần công chúa một lòng nghĩ cho người ở nơi phương xa, thì lời tụng chú cho người ở phương xa sẽ có tác dụng.
Công chúa lại hỏi:
- Trịnh Chiến vẫn còn chưa biết lúc nào mới đi, vậy giờ tụng kinh cho chàng có tác dụng gì không?
Ngũ Thu Linh nói:
- Em cũng không biết nữa, nhưng nếu công chúa không tụng kinh cho Trịnh tướng quân, công chúa có thể tụng kinh cho các chiến sĩ đang nếm mật nằm gai nơi biên cương cửa ải, đang giương mình trước ngọn giáo quân thù, đang ăn gió nằm sương chờ ngày đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi, những người ấy đều trên có cha mẹ, dưới có vợ con, họ phải từ bỏ tất cả mà đi chỉ vì thiêng liêng hai từ tổ quốc, xin hãy tụng kinh cho họ.
Công chúa nói:
- Vì sao họ lại vẫn đi như thế? Họ không thương xót cho vợ con cha mẹ họ hay sao? Nơi chiến trường hiểm nguy, mười phần thì chết tới chín, giặc lại mạnh như vậy, họ có nghĩ được rằng nếu họ chết đi rồi, vợ con cha mẹ họ sẽ đau thế nào không?
Thu Linh nói:
- Nếu họ không đi ra chiến trường, thì ai sẽ là người đi? Là công chúa sao? Nếu ai cũng nghĩ như công chúa thế, thì nước nhà còn đâu nữa?
An Tư không hỏi gì nữa, đứng lặng hồi lâu nhìn vào trong gian phòng, tiếng kinh vẫn vẳng ra đều đặn, chợt nhiên An Tư thấy tâm thần mình mê man như đang lạc đi chốn khác, lại cảm thấy đầu óc nhẹ bẫng cả đi, rồi chợt nghe như có hương thơm ngào ngạt tỏa ra, công chúa dần thấy lòng êm dịu lại, thực là đã giác ngộ chỉ trong khoảnh khắc nghe được tiếng kinh Phật ảo diệu nhiệm màu…
Công chúa nói với tỳ nữ của cung Thụy Bảo:
- Tôi không biết tụng kinh, thì liệu có tụng được không?
Gia nhân đáp:
- Chỉ cần có tâm là tụng được, kinh Phật viết ra cho muôn loài cùng tu, cầm thú súc sinh còn tụng được kinh, huống hồ gì công chúa.
An Tư thở dài nói:
- Thụy Bảo biết kinh phật đã đành, đến gia nhân con hầu còn biết, hồ ly Thu Linh còn biết, thế mà An Tư này xưa nay lại không biết…
Đoạn lại hỏi gia nhân:
- Tôi muốn cùng vào tụng kinh với chị tôi có được không?
Gia nhân đáp:
- Kính mời công chúa theo nô tỳ.
…
An Tư bước vào bên trong, thấy công chúa Thụy Bảo ăn vận đơn sơ, tay cầm chuỗi tràng hạt, đang cầu nguyện trước bệ thờ, nơi trên bệ thờ bày hương hoa ngũ quả và các tượng Phật nhưng An Tư không biết tên, ngồi trước công chúa là một vị sư thầy đang tụng kinh gõ mõ, lại có một chú tiểu tay cầm chiếc khánh gõ, ở dưới là hàng gia nhân nô tỳ đang cùng đứng hầu, người nào người nấy trang nghiêm chẳng nhúc nhích.
Thấy An Tư vào, các nô tỳ đều cùng cúi chào, đoạn công chúa đưa tay lên miệng ra dấu im lặng, rồi khẽ vẫy tay, có một nô tỳ bước lại, công chúa trỏ tay vào chồng bệ ngồi vải dựng ở bên cửa vào phòng, nô tỳ hiểu ý, liền đi ra lấy xếp cho công chúa ngồi ngay cạnh vị trí của Thụy Bảo, đoạn trao cho công chúa một chuỗi tràng hạt và một cuốn kinh Phật, công chúa nhìn lại, trên cuốn kinh ghi rõ “Kinh Từ Tâm”, công chúa liền ngồi xuống đàn tràng, chẳng nói gì cả, cùng ngâm nga đọc với Thụy Bảo công chúa, lời kinh tha thiết vang lên, hòa cùng tiếng khánh mõ, thật gieo động tới lòng người…
“Thế Tôn đủ tướng tốt,
Nay con xin lại hỏi:
Bồ tát nhơn duyên gì,
Tên là Quán thế âm?
Đấng Vô thượng pháp vương
Nói kệ đáp lại rằng:
Ngươi nghe hạnh Quán Âm
Ứng thân khắp nơi chốn.
Hoằng thệ sâu như biển,
Đời đời làm thị giả,
Thờ hằng sa đức Phật,
Phát đại nguyện thanh tịnh.
Nay lược nói ngươi hay:
Nghe tên cùng thấy hình,
Tâm niệm chớ luống quên,
Trừ được khổ ba cõi.
Giả sử kẻ muốn hại
Xô vào hầm lửa lớn,
Do sứ niệm Quán âm,
Hầm lửa biến thành ao.
Hoặc biển cả lênh đênh,
Gặp nạn quỷ, cá, rồng,
Do sức niệm Quán âm,
Sóng mòi không vùi dập.
Hoặc tại chóp Tu di,
Bị người xô nhào xuống;
Do sức niệm Quán âm,
Như mặt nhựt trên không.
Hoặc bị người dữ rượt,
Va vào núi kim cang;
Do sức niệm Quán âm,
Mảy lông đều chẳng hại.
Hoặc gặp giặc cướp vây,
Đều cầm đao muốn giết;
Do sức niệm Quán âm,
Thảy liền dấy lòng từ.
Hoặc gặp khổ quốc nạn,
Lâm cực hình sắp chết;
Do sức niệm Quán âm,
Dao liền gãy từng đoạn.
Hoặc gặp bước lao tù,
Tay chân bị xiềng xích;
Do sức niệm Quán âm,
Tự nhiên đặng giải thoát.
Hoặc bị yểm thuốc độc
Của kẻ địch mưu hại;
Do sức niệm Quán âm,
Quày hại kẻ chủ mưu.
Hoặc gặp La sát dữ ,
Độc long và ác quỷ;
Do sức niệm Quán âm,
Thảy liền không dám hại.
Hoặc thú dữ đoanh vây,
Nhe nanh vuốt kinh khủng;
Do sức niệm Quán âm,
Chạy trốn mất tăm dạng.
Rắn độc cùng bò cạp,
Hơi độc phun khói lửa;
Do sức niệm Quán âm,
Nghe tiếng tự rút về.
Mây đùn sấm sét nổ,
Tuôn giá, xối mưa to;
Do sức niệm Quán âm,
Tức thời liền tiêu tán.
Chúng sanh bị khổ ách,
Vô lượng khổ bức thân;
Sức diệu trí Quán âm,
Cứu đời thoát ly khổ.
Sức thần thông đầy đủ,
Rộng tu trí phương tiện,
Khắp quốc độ mười phương,
Chẳng nơi nào không hiện.
Các loài trong đường dữ,
Địa ngục, quỷ, súc sanh,
Khổ sanh, già, bệnh, chết,
Lớp lớp trừ dứt sạch.
Chơn quán, thanh tịnh quán,
Trí huệ quán bao la,
Bi quán và từ quán,
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Anh hào quang thanh tịnh,
Chiếu xuyên màn u tối,
Tiêu diệt lửa tai ương,
Thế gian bừng chói sáng.
Lòng Bi vang sấm sét,
Đức Từ rạng nhường mây
Cam lồ mưa pháp gội,
Lửa phiền não tưới tắt.
Trong khổ não chết chóc,
Đủ cho người nương tựa.
Đủ vô lượng công đức,
Đầy vô biên phước huệ;
Mắt huyền luyến chúng sanh,
Vậy nên thường kính lễ.”
Thụy Bảo đột nhiên giữ lấy tay Trần Linh, đoạn thấy mắt ngấn lệ, nói:
- Vương gia tinh thông chính trị, như vương gia thấy, ải Nội Bàng liệu có giữ được không? Bảo Nghĩa Vương…Chàng liệu có được bình an hay không? Xin nói một lời để tôi còn yên lòng…
Trần Linh nắm chặt lấy tay công chúa, khẳng khái trả lời:
- Nếu công chúa muốn Bình Trọng về, hãy cùng với An Tư tới xin Thánh Thượng để điều tướng khác ra giữ thay, công chúa nghĩ thế nào?
Công chúa Thụy Bảo hiểu ra ý lẽ trong lời đáp của Trần Linh, mới buông tay ra, cúi đầu cung kính nói:
- Ý vương gia tôi đã hiểu, tôi trong nước thân làm công chúa, trong nhà thân làm chị cả, nguyện làm gương cho An Tư.
Trần Linh mỉm cười nói:
- Vậy mới thực xứng danh công chúa nước Việt, xin chớ lo nghĩ nữa, Nghĩa Cương mà chết, Trần Linh cũng chẳng sống một mình.
Công chúa Thụy Bảo nghe Trần Linh nói thế thì mới thầm yên dạ, đoạn đứng dậy tiễn vương gia đi về, thế rồi nhanh chóng vào trong, làm theo những lời vương gia bày cho.
…
Lại nói An Tư khóc lóc rũ rượi chán chê rồi, Ngũ Thu Linh mới rón rén lại, nói:
- Thưa cô, nay ở nhà một mình cũng buồn tẻ lắm, Bảo Nghĩa Vương cũng đang ra ải Nội Bàng rồi, Thụy Bảo công chúa cũng chỉ lẻ loi ở trong cung, chi bằng cô qua bên cung đó chơi, trước là thăm Thụy Bảo công chúa, sau là hai người cùng bàn việc xin cho các tướng quân về cũng giữ ở gần kinh thành thôi? Cả hai công chúa cùng ra lời, có lẽ nào Thượng Hoàng và Bệ Hạ lại không nể mặt?
An Tư nghe thế thì mới ngớ người, nói:
- Ừ, thế mà ta chẳng nghĩ ra, thế thì thay đồ đi sang cung Thụy Bảo thôi, cũng lâu lắm rồi ta chưa thăm tỉ tỉ.
Nói rồi cùng gia nhân đi sang thăm cung Thụy Bảo…
Khi qua tới nơi, các gia nhân bên ngoài nói công chúa Thụy Bảo đang tụng kinh niệm phật ở phòng lễ riêng trong cung, xin mời công chúa An Tư nghỉ chờ cũng được, mà vào cùng tụng kinh cũng được.
An Tư nói:
- Tụng kinh để làm gì thế?
Ngũ Thu Linh nói:
- Tụng kinh là để cầu xin chư Phật, Bồ Tát phù hộ cho người anh hùng ở xa nơi biên thùy được bình an đấy.
An Tư lấy làm thắc mắc, nhưng cũng tính hiếu động tò mò, liền bước lại gần phòng tụng kinh của chị.
An Tư đứng bên ngoài sân phòng tụng, chợt nghe âm thanh từ trong phòng vọng ra, tiếng mõ đều đặn vang lên, nghe âm thanh trầm bổng vang vọng khắp chốn cung phủ tịnh mịch.
An Tư đứng lặng hồi lâu, quay sang nói với Thu Linh:
- Thế kinh chú Phật này nhiệm mầu đến thế sao? Nếu thế ai cũng tụng kinh cả thì đều đạt được ước nguyện của họ, như thế thì bên nào thắng bên nào thua?
Ngũ Thu Linh nói:
- Đúng vậy đấy, kinh chú Phật hiệu nghiệm như thế nhưng không phải ai cũng cảm ứng được, bởi lẽ nó ảo diệu sâu xa, người niệm còn phải thành tâm, phải thấu hiểu thì mới có cảm ứng, còn cầu chỉ chăm chăm cho xin lợi cho mình thì khó có cảm ứng lắm, sâu xa thế nào thì em cũng không biết hết được, phải là nhà sư mới có thể lý giải sâu sắc cho công chúa, nhưng như theo em thấy, em sống trên đời cũng mấy trăm năm rồi, chứng kiến nhiều thời đại, hầu như ở nước ta, các thế hệ người ta vẫn luôn tụng kinh, như thế chắc phải có ích lợi rồi. Em nghĩ chỉ cần công chúa một lòng nghĩ cho người ở nơi phương xa, thì lời tụng chú cho người ở phương xa sẽ có tác dụng.
Công chúa lại hỏi:
- Trịnh Chiến vẫn còn chưa biết lúc nào mới đi, vậy giờ tụng kinh cho chàng có tác dụng gì không?
Ngũ Thu Linh nói:
- Em cũng không biết nữa, nhưng nếu công chúa không tụng kinh cho Trịnh tướng quân, công chúa có thể tụng kinh cho các chiến sĩ đang nếm mật nằm gai nơi biên cương cửa ải, đang giương mình trước ngọn giáo quân thù, đang ăn gió nằm sương chờ ngày đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi, những người ấy đều trên có cha mẹ, dưới có vợ con, họ phải từ bỏ tất cả mà đi chỉ vì thiêng liêng hai từ tổ quốc, xin hãy tụng kinh cho họ.
Công chúa nói:
- Vì sao họ lại vẫn đi như thế? Họ không thương xót cho vợ con cha mẹ họ hay sao? Nơi chiến trường hiểm nguy, mười phần thì chết tới chín, giặc lại mạnh như vậy, họ có nghĩ được rằng nếu họ chết đi rồi, vợ con cha mẹ họ sẽ đau thế nào không?
Thu Linh nói:
- Nếu họ không đi ra chiến trường, thì ai sẽ là người đi? Là công chúa sao? Nếu ai cũng nghĩ như công chúa thế, thì nước nhà còn đâu nữa?
An Tư không hỏi gì nữa, đứng lặng hồi lâu nhìn vào trong gian phòng, tiếng kinh vẫn vẳng ra đều đặn, chợt nhiên An Tư thấy tâm thần mình mê man như đang lạc đi chốn khác, lại cảm thấy đầu óc nhẹ bẫng cả đi, rồi chợt nghe như có hương thơm ngào ngạt tỏa ra, công chúa dần thấy lòng êm dịu lại, thực là đã giác ngộ chỉ trong khoảnh khắc nghe được tiếng kinh Phật ảo diệu nhiệm màu…
Công chúa nói với tỳ nữ của cung Thụy Bảo:
- Tôi không biết tụng kinh, thì liệu có tụng được không?
Gia nhân đáp:
- Chỉ cần có tâm là tụng được, kinh Phật viết ra cho muôn loài cùng tu, cầm thú súc sinh còn tụng được kinh, huống hồ gì công chúa.
An Tư thở dài nói:
- Thụy Bảo biết kinh phật đã đành, đến gia nhân con hầu còn biết, hồ ly Thu Linh còn biết, thế mà An Tư này xưa nay lại không biết…
Đoạn lại hỏi gia nhân:
- Tôi muốn cùng vào tụng kinh với chị tôi có được không?
Gia nhân đáp:
- Kính mời công chúa theo nô tỳ.
…
An Tư bước vào bên trong, thấy công chúa Thụy Bảo ăn vận đơn sơ, tay cầm chuỗi tràng hạt, đang cầu nguyện trước bệ thờ, nơi trên bệ thờ bày hương hoa ngũ quả và các tượng Phật nhưng An Tư không biết tên, ngồi trước công chúa là một vị sư thầy đang tụng kinh gõ mõ, lại có một chú tiểu tay cầm chiếc khánh gõ, ở dưới là hàng gia nhân nô tỳ đang cùng đứng hầu, người nào người nấy trang nghiêm chẳng nhúc nhích.
Thấy An Tư vào, các nô tỳ đều cùng cúi chào, đoạn công chúa đưa tay lên miệng ra dấu im lặng, rồi khẽ vẫy tay, có một nô tỳ bước lại, công chúa trỏ tay vào chồng bệ ngồi vải dựng ở bên cửa vào phòng, nô tỳ hiểu ý, liền đi ra lấy xếp cho công chúa ngồi ngay cạnh vị trí của Thụy Bảo, đoạn trao cho công chúa một chuỗi tràng hạt và một cuốn kinh Phật, công chúa nhìn lại, trên cuốn kinh ghi rõ “Kinh Từ Tâm”, công chúa liền ngồi xuống đàn tràng, chẳng nói gì cả, cùng ngâm nga đọc với Thụy Bảo công chúa, lời kinh tha thiết vang lên, hòa cùng tiếng khánh mõ, thật gieo động tới lòng người…
“Thế Tôn đủ tướng tốt,
Nay con xin lại hỏi:
Bồ tát nhơn duyên gì,
Tên là Quán thế âm?
Đấng Vô thượng pháp vương
Nói kệ đáp lại rằng:
Ngươi nghe hạnh Quán Âm
Ứng thân khắp nơi chốn.
Hoằng thệ sâu như biển,
Đời đời làm thị giả,
Thờ hằng sa đức Phật,
Phát đại nguyện thanh tịnh.
Nay lược nói ngươi hay:
Nghe tên cùng thấy hình,
Tâm niệm chớ luống quên,
Trừ được khổ ba cõi.
Giả sử kẻ muốn hại
Xô vào hầm lửa lớn,
Do sứ niệm Quán âm,
Hầm lửa biến thành ao.
Hoặc biển cả lênh đênh,
Gặp nạn quỷ, cá, rồng,
Do sức niệm Quán âm,
Sóng mòi không vùi dập.
Hoặc tại chóp Tu di,
Bị người xô nhào xuống;
Do sức niệm Quán âm,
Như mặt nhựt trên không.
Hoặc bị người dữ rượt,
Va vào núi kim cang;
Do sức niệm Quán âm,
Mảy lông đều chẳng hại.
Hoặc gặp giặc cướp vây,
Đều cầm đao muốn giết;
Do sức niệm Quán âm,
Thảy liền dấy lòng từ.
Hoặc gặp khổ quốc nạn,
Lâm cực hình sắp chết;
Do sức niệm Quán âm,
Dao liền gãy từng đoạn.
Hoặc gặp bước lao tù,
Tay chân bị xiềng xích;
Do sức niệm Quán âm,
Tự nhiên đặng giải thoát.
Hoặc bị yểm thuốc độc
Của kẻ địch mưu hại;
Do sức niệm Quán âm,
Quày hại kẻ chủ mưu.
Hoặc gặp La sát dữ ,
Độc long và ác quỷ;
Do sức niệm Quán âm,
Thảy liền không dám hại.
Hoặc thú dữ đoanh vây,
Nhe nanh vuốt kinh khủng;
Do sức niệm Quán âm,
Chạy trốn mất tăm dạng.
Rắn độc cùng bò cạp,
Hơi độc phun khói lửa;
Do sức niệm Quán âm,
Nghe tiếng tự rút về.
Mây đùn sấm sét nổ,
Tuôn giá, xối mưa to;
Do sức niệm Quán âm,
Tức thời liền tiêu tán.
Chúng sanh bị khổ ách,
Vô lượng khổ bức thân;
Sức diệu trí Quán âm,
Cứu đời thoát ly khổ.
Sức thần thông đầy đủ,
Rộng tu trí phương tiện,
Khắp quốc độ mười phương,
Chẳng nơi nào không hiện.
Các loài trong đường dữ,
Địa ngục, quỷ, súc sanh,
Khổ sanh, già, bệnh, chết,
Lớp lớp trừ dứt sạch.
Chơn quán, thanh tịnh quán,
Trí huệ quán bao la,
Bi quán và từ quán,
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Anh hào quang thanh tịnh,
Chiếu xuyên màn u tối,
Tiêu diệt lửa tai ương,
Thế gian bừng chói sáng.
Lòng Bi vang sấm sét,
Đức Từ rạng nhường mây
Cam lồ mưa pháp gội,
Lửa phiền não tưới tắt.
Trong khổ não chết chóc,
Đủ cho người nương tựa.
Đủ vô lượng công đức,
Đầy vô biên phước huệ;
Mắt huyền luyến chúng sanh,
Vậy nên thường kính lễ.”