Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 40
Tập 40.
Quốc Tuấn và các tướng cùng lặng nhìn Trần Sâm, đoạn Quốc Tuấn nói:
- Ta hiểu rồi, vậy việc này, để Trần Sâm lo, vậy Trần Sâm nhớ lấy lời ta, chỉ cần giữ được ải trong 1 tháng là được, sau 1 tháng, cho phép bỏ ải lui quân.
Trần Sâm cúi đầu nhận lệnh.
Trần Bình Trọng bước ra nói ngay:
- Xin họp bàn lại cho kĩ, ải đó có gấp đôi lượng quân của ta tiếp viện cũng chẳng giữ quá được năm ngày, mình sức của Trần Sâm không thể giữ Sơn Động được, nếu đại vương để Sâm đi, thì để Bình Trọng đi cùng tiếp ứng.
Quốc Tuấn nói ngay:
- Bảo Nghĩa Vương ở lại trong quân bổn tướng có việc còn dùng.
Trần Sâm cũng lớn giọng nói với Bình Trọng:
- Còn gì vinh dự hơn được đánh ở tuyến đầu, được thắng ở trận đâu? Cái gì đệ cũng nhường nghĩa huynh được, nhưng công lao lần này, huynh đừng có giành đệ.
Nghĩa Vương lặng im chẳng nói gì.
…
Đêm hôm đó Nghĩa Vương và Trần Sâm cùng nhau uống rượu tới tận đêm để tiễn biệt, Nghĩa Vương nói:
- Ải Sơn Động là nơi đi dễ khó về, hay nói cách khác đó chính là nơi tử chiến, vì thế mà Hưng Đạo Vương ngần ngừ chưa quyết được ai đi, để chẳng biết như thế sao? Vì sao lại còn đi tới đó làm gì?
Trần Sâm tu cạn vò rượu lớn, ngửa cổ lên trời cười khoái chí mà nói:
- Đệ có há nào lại không biết ý của đại vương, nhưng việc binh phải thế, nếu không có người tình nguyện đi vào nơi tuyến lửa, thì làm sao giành được thắng lợi về sau? Ai cũng chọn việc an nhàn, thì gian khó giành đó cho ai? Sâm này có chết một lần, khiến cho tiếng thơm còn lưu muôn sử, ấy cũng mãn nguyện lắm rồi.
Đoạn Trần Sâm ngần ngừ nói:
- Chỉ tiếc rằng giây phút chia tay này, còn có mình nhị ca, chẳng được gặp Bạch vương và Trịnh Chiến.
Bình Trọng gạt đi nói:
- Đệ chớ nói gở, tuy là nguy hiểm như thế, nhưng cũng không phải chắc chắn chết, đại vương chỉ lệnh đệ giữ chân giặc trong có một tháng, để việc tập kết binh mã xong xuôi là về, đệ hãy cố giữ mình, nếu ải bị vỡ, thành bị đột nhập, với thân thủ của đệ cũng chẳng thể nào bị hại, khi đó hãy bỏ thành mà rút về, chẳng có ai truy cứu tội ấy.
Trần Sâm nói:
- Người chẳng truy cứu, nhưng đất trời, thần linh, tổ tiên truy cứu cho tội ấy.
Nói rồi đứng lên, cáo biệt nói về nghỉ để mai lên đường sớm, Bình Trọng tiễn ra tới tận cổng quân doanh, ôm Sâm rất chặt, cả hai chẳng ai nói gì, chỉ cùng khóc chia ly.
…
Hôm sau Trần Sâm dẫn quân tới Sơn Động, đoạn quan sát địa thế, thấy ải ở đây lỏng lẻo, địa hình đều kém, thở dài nói với các tướng:
- Đây quả là nơi đất chết, xem chừng phen này chẳng ai về được.
Các tướng đều im lặng chẳng nói gì, không cần quá giỏi binh pháp cũng biết rằng ải này không thể giữ được trước quân Nguyên mạnh như cuồng phong…
Đoạn Trần Sâm phân phó cho hai phó tướng là Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu năm ngàn quân, để chúng giữ Ải Khả Ly*, còn mình thì mang ba ngàn quân về giữ Ải Động Bản*, nói:
- Ta và các ngươi trong ứng ngoài hợp, bao bọc lấy nhau, nếu Khả Ly mất, các người lập tức lui quân về Động Bản.
(*Ải Khả Ly: sông Xa Lý, huyện Sơn Động; Ải Động Bản: huyện Lỵ huyện Sơn Động ngày nay, hai ải này ở gần nhau, Khả Ly gần biên giới hơn.)
Hai tướng đều nhận lệnh chia ra giữ, đến tầm gần chiều thì từ xa có tiếng vó ngựa vang trời, quân thủ thành vào báo, Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu cùng khoác chiến bào, ở trên mặt thành nhìn xuống, từ xa thấy quân Nguyên tới đông như kiến cỏ, quân sĩ đều nháo nhác hoang mang, thế rồi quân Nguyên tới dưới mặt thành, đi đầu là một viên đại tướng cầm thanh trường kích, chính là Tôn Hựu đại tướng tiên phong của quân Nguyên, Tôn Hựu nói:
- Ai là người chủ thành ở đây? Cho hỏi tướng nào đang trên mặt thành?
Đỗ Vĩ đáp:
- Giữ ải này là Trần Sâm tướng quân, ta là Đỗ Vĩ, phó tướng của người.
Tôn Hựu nói:
- Ta là Tôn Hựu, tướng Nguyên, gọi Trần Sâm ra đây nói chuyện.
Đỗ Vĩ nói:
- Ta với lũ cướp nước chúng bây chẳng có chi mà nói cả, chủ ta không tiếp hạng mày, cỡ như mày chỉ cần ta là đủ.
Tôn Hựu cười nhạt chẳng nói gì, đoạn quân Nguyên nổi trống vang trời, khí thế dồn dập. Vĩ nói:
- Phải ra nghênh địch làm an lòng ba quân.
Đỗ Hựu nói:
- Đệ ra cùng huynh.
Thế rồi cổng thành mở ra, cả hai tướng cùng dong ngựa bước ra, đối mặt với trận binh của Tôn Hựu, Đỗ Vĩ thét lớn:
- Thằng giặc kia, mày ra đây đánh với tao!
Tôn Hựu nói:
- Cả hai chúng bay cùng lên đi.
Thế rồi dong ngựa lên, Đỗ Vĩ cũng phi ngựa lên giao chiến, hai bên đánh nhau được năm hiệp, Tôn Hựu đã đánh bay thương của Đỗ Vĩ, Đỗ Hựu thấy tình thế nguy, liền vội mang song kiếm ra tiếp cứu, đoạn ném một kiếm cho Vĩ, hai anh em cùng quần với Tôn Hựu thêm mười hiệp, đoạn Tôn Hựu dùng một chiêu quật kiếm, ngựa của Đỗ Vĩ bị chém lìa chân, Vĩ rơi ngay xuống, Tôn Hựu xông lên đâm cho một nhát vào ngực chết tươi, Đỗ Hựu không kịp nhặt xác, vội rong ngựa bỏ chạy, vào trong thành đóng chặt cửa cố thủ không ra.
Tôn Hựu cho quân la hét chửi bới thêm một hồi rồi thu binh, cắt lấy đầu Đỗ Vĩ về báo tin cho chủ công là Bột Lô Hợp Đáp Nhĩ.
Đáp Nhĩ liền tổ chức khao quân, đoạn nói:
- Ngày mai tiếp tục ra đánh, rồi sẽ lấy được thành.
Phó tướng là Mãng Cổ Đái người Nguyên cười lớn nói:
- Không cần đến mai, trong đêm nay là lấy được.
Đáp Nhĩ hỏi:
- Tướng quân có kế gì rồi chăng?
Cổ Đái cười nói:
- Bọn chuột nhắt này có là gì?
…
Đêm ấy Đỗ Hựu sai người lưu tinh(quân báo tin) giỏi, bí mật lẻn ra khỏi cửa sau của thành Khả Ly, nhắm thẳng hướng nam chạy về phía thành Động Bản để báo tin cho Trần Sâm tiếp ứng, nhưng quân lưu tinh vừa ra cổng thành đi được năm dặm thì bị quân phục kích giết hết, thì ra Mãng Cổ Đái đã đoán được trong đêm Đỗ Hựu sẽ sai quân đi báo tin nên cho mai phục giết sạch, đoạn sai quân mật vụ và quân kinh minh (một lực lượng tác chiến đặc biệt của người Mông Cổ, thường làm công việc gián điệp) lấy hết đồ đạc của sứ, và thư từ của sứ đem giữ lại, giả viết thư phúc đáp, đợi cho tới gần sáng thì sai quay trở lại thành, quân sĩ trong thành nhận ra thẻ bài ám hiệu liền mở cửa cho vào, vừa mở cửa ra liền bị quân kinh minh giết sạch, bấy giờ chúng mở toang các cửa thành, rồi tràn lên mặt thành, giết quân thủ trên mặt thành, quân cung thủ và các tướng giữ thành, bắn pháo lên trời làm hiệu, quân Nguyên bên ngoài do Tôn Hựu và Mãng Cổ Đái cầm đầu nhận được ám hiệu, đổ ùa vào thành Khả Ly như thác đổ, tràn ngập cả ải, cứ thấy ai là giết, quân Nguyên mạnh như vũ bão, một kị binh chém chết được mười lính Việt, quân Việt đương không lại, giẫm đạp lên nhau mà chết, không thì đều chết dưới vó ngựa Mông Cổ.
Đỗ Hựu biết tin giật nảy mình, chạy ra mặt doanh trại xem thì đã thấy quân Nguyên ngập tràn khắp nơi, lửa cháy ngút trời, tiếng người hỗn loạn ai oán, quân Nguyên tận diệt chẳng chừa lại cho những binh lính bỏ chạy, đều truy kích mà giết hại. Đỗ Hựu bỏ thành lao ra ngoài, đi tới cổng phía đông thì gặp một tướng cưỡi ngựa đứng sừng sững cản đường, tay cầm ngọn thương dài, chính là Tôn Hựu, chủ tướng tiên phong của quân Nguyên, Tôn Hựu quát:
- Hàng đi thì khỏi chết.
Đỗ Hựu chẳng nói nửa câu, lao lên áp chiến.
Tôn Hựu giật dây cương ngựa lao tới, ngựa vồ một nhát, hựu né được, nhảy lên định đâm, Tôn Hựu đạp một phát vút từ thân ngựa bổ thẳng xuống, đâm xuyên ngọn giáo qua bụng Đỗ Hựu, Đỗ Hựu gục xuống chết ngay dưới chân ngựa.
Vậy là quân Nguyên chiếm được ải Khả Ly.
Chiếm xong ải, Mãng Cổ Đái và Bột Lô Hợp Đáp Nhĩ vào thành phủ dụ, dân trong thành đều sợ hãi chạy ra quỳ đầy hai bên đường, quân Việt thì đều bị tàn sát hết, Đáp Nhĩ nói trước ba quân:
- Thừa thắng đánh ngay cho được việc, trong ngày mai chiếm được ải Động Bản, chém đầu Trần Sâm làm lễ tế cờ, hẹn các người sẽ khao quân ở đó.
Đoạn không cho lính nghỉ, bắt lột hết quân phục lính trần cho mặc lên, cả thảy hơn hai ngàn người, không cho hạ cờ Việt vẫn để treo như thường, đoạt hết cờ hiệu của các tướng Việt, giả trang làm lính Việt, Tôn Hựu chỉ huy, cùng lên đường đi ngay tới ải Động Bản trong đêm, đại quân ngậm tăm, nai nịt gọn gàng, do đích thân Đáp Nhĩ và Mãng Cổ Đái thống lĩnh đi ngay sau đoàn quân giả trang, khua chiêng đánh trống rợp trời.
…
Bấy giờ Trần Sâm ở ải Động Bản, nghe được tin báo thành Khả Ly bị vây hãm, lòng lo lắng chẳng yên, muốn mang quân đi tiếp cứu, quân sư là Nguyễn Văn Vinh nói:
- Chớ có mở cửa, đang là đêm tối khó nhận mặt, cứ để họ chờ đợi, rạng sáng rồi ta cho vào.
Vừa nói dứt câu, lại có quân trên mặt thành lao tới phi báo:
- Thưa tướng quân, từ xa bụi bay mịt mù, đèn đuốc sáng rực, mang theo cờ hiệu của Bột Lô Hợp Đáp Nhĩ, chúng đã đuổi tới nơi rồi, quân dưới mặt thành đang hỗn loạn, cầu xin cho mở cửa vào ngay.
Quốc Tuấn và các tướng cùng lặng nhìn Trần Sâm, đoạn Quốc Tuấn nói:
- Ta hiểu rồi, vậy việc này, để Trần Sâm lo, vậy Trần Sâm nhớ lấy lời ta, chỉ cần giữ được ải trong 1 tháng là được, sau 1 tháng, cho phép bỏ ải lui quân.
Trần Sâm cúi đầu nhận lệnh.
Trần Bình Trọng bước ra nói ngay:
- Xin họp bàn lại cho kĩ, ải đó có gấp đôi lượng quân của ta tiếp viện cũng chẳng giữ quá được năm ngày, mình sức của Trần Sâm không thể giữ Sơn Động được, nếu đại vương để Sâm đi, thì để Bình Trọng đi cùng tiếp ứng.
Quốc Tuấn nói ngay:
- Bảo Nghĩa Vương ở lại trong quân bổn tướng có việc còn dùng.
Trần Sâm cũng lớn giọng nói với Bình Trọng:
- Còn gì vinh dự hơn được đánh ở tuyến đầu, được thắng ở trận đâu? Cái gì đệ cũng nhường nghĩa huynh được, nhưng công lao lần này, huynh đừng có giành đệ.
Nghĩa Vương lặng im chẳng nói gì.
…
Đêm hôm đó Nghĩa Vương và Trần Sâm cùng nhau uống rượu tới tận đêm để tiễn biệt, Nghĩa Vương nói:
- Ải Sơn Động là nơi đi dễ khó về, hay nói cách khác đó chính là nơi tử chiến, vì thế mà Hưng Đạo Vương ngần ngừ chưa quyết được ai đi, để chẳng biết như thế sao? Vì sao lại còn đi tới đó làm gì?
Trần Sâm tu cạn vò rượu lớn, ngửa cổ lên trời cười khoái chí mà nói:
- Đệ có há nào lại không biết ý của đại vương, nhưng việc binh phải thế, nếu không có người tình nguyện đi vào nơi tuyến lửa, thì làm sao giành được thắng lợi về sau? Ai cũng chọn việc an nhàn, thì gian khó giành đó cho ai? Sâm này có chết một lần, khiến cho tiếng thơm còn lưu muôn sử, ấy cũng mãn nguyện lắm rồi.
Đoạn Trần Sâm ngần ngừ nói:
- Chỉ tiếc rằng giây phút chia tay này, còn có mình nhị ca, chẳng được gặp Bạch vương và Trịnh Chiến.
Bình Trọng gạt đi nói:
- Đệ chớ nói gở, tuy là nguy hiểm như thế, nhưng cũng không phải chắc chắn chết, đại vương chỉ lệnh đệ giữ chân giặc trong có một tháng, để việc tập kết binh mã xong xuôi là về, đệ hãy cố giữ mình, nếu ải bị vỡ, thành bị đột nhập, với thân thủ của đệ cũng chẳng thể nào bị hại, khi đó hãy bỏ thành mà rút về, chẳng có ai truy cứu tội ấy.
Trần Sâm nói:
- Người chẳng truy cứu, nhưng đất trời, thần linh, tổ tiên truy cứu cho tội ấy.
Nói rồi đứng lên, cáo biệt nói về nghỉ để mai lên đường sớm, Bình Trọng tiễn ra tới tận cổng quân doanh, ôm Sâm rất chặt, cả hai chẳng ai nói gì, chỉ cùng khóc chia ly.
…
Hôm sau Trần Sâm dẫn quân tới Sơn Động, đoạn quan sát địa thế, thấy ải ở đây lỏng lẻo, địa hình đều kém, thở dài nói với các tướng:
- Đây quả là nơi đất chết, xem chừng phen này chẳng ai về được.
Các tướng đều im lặng chẳng nói gì, không cần quá giỏi binh pháp cũng biết rằng ải này không thể giữ được trước quân Nguyên mạnh như cuồng phong…
Đoạn Trần Sâm phân phó cho hai phó tướng là Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu năm ngàn quân, để chúng giữ Ải Khả Ly*, còn mình thì mang ba ngàn quân về giữ Ải Động Bản*, nói:
- Ta và các ngươi trong ứng ngoài hợp, bao bọc lấy nhau, nếu Khả Ly mất, các người lập tức lui quân về Động Bản.
(*Ải Khả Ly: sông Xa Lý, huyện Sơn Động; Ải Động Bản: huyện Lỵ huyện Sơn Động ngày nay, hai ải này ở gần nhau, Khả Ly gần biên giới hơn.)
Hai tướng đều nhận lệnh chia ra giữ, đến tầm gần chiều thì từ xa có tiếng vó ngựa vang trời, quân thủ thành vào báo, Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu cùng khoác chiến bào, ở trên mặt thành nhìn xuống, từ xa thấy quân Nguyên tới đông như kiến cỏ, quân sĩ đều nháo nhác hoang mang, thế rồi quân Nguyên tới dưới mặt thành, đi đầu là một viên đại tướng cầm thanh trường kích, chính là Tôn Hựu đại tướng tiên phong của quân Nguyên, Tôn Hựu nói:
- Ai là người chủ thành ở đây? Cho hỏi tướng nào đang trên mặt thành?
Đỗ Vĩ đáp:
- Giữ ải này là Trần Sâm tướng quân, ta là Đỗ Vĩ, phó tướng của người.
Tôn Hựu nói:
- Ta là Tôn Hựu, tướng Nguyên, gọi Trần Sâm ra đây nói chuyện.
Đỗ Vĩ nói:
- Ta với lũ cướp nước chúng bây chẳng có chi mà nói cả, chủ ta không tiếp hạng mày, cỡ như mày chỉ cần ta là đủ.
Tôn Hựu cười nhạt chẳng nói gì, đoạn quân Nguyên nổi trống vang trời, khí thế dồn dập. Vĩ nói:
- Phải ra nghênh địch làm an lòng ba quân.
Đỗ Hựu nói:
- Đệ ra cùng huynh.
Thế rồi cổng thành mở ra, cả hai tướng cùng dong ngựa bước ra, đối mặt với trận binh của Tôn Hựu, Đỗ Vĩ thét lớn:
- Thằng giặc kia, mày ra đây đánh với tao!
Tôn Hựu nói:
- Cả hai chúng bay cùng lên đi.
Thế rồi dong ngựa lên, Đỗ Vĩ cũng phi ngựa lên giao chiến, hai bên đánh nhau được năm hiệp, Tôn Hựu đã đánh bay thương của Đỗ Vĩ, Đỗ Hựu thấy tình thế nguy, liền vội mang song kiếm ra tiếp cứu, đoạn ném một kiếm cho Vĩ, hai anh em cùng quần với Tôn Hựu thêm mười hiệp, đoạn Tôn Hựu dùng một chiêu quật kiếm, ngựa của Đỗ Vĩ bị chém lìa chân, Vĩ rơi ngay xuống, Tôn Hựu xông lên đâm cho một nhát vào ngực chết tươi, Đỗ Hựu không kịp nhặt xác, vội rong ngựa bỏ chạy, vào trong thành đóng chặt cửa cố thủ không ra.
Tôn Hựu cho quân la hét chửi bới thêm một hồi rồi thu binh, cắt lấy đầu Đỗ Vĩ về báo tin cho chủ công là Bột Lô Hợp Đáp Nhĩ.
Đáp Nhĩ liền tổ chức khao quân, đoạn nói:
- Ngày mai tiếp tục ra đánh, rồi sẽ lấy được thành.
Phó tướng là Mãng Cổ Đái người Nguyên cười lớn nói:
- Không cần đến mai, trong đêm nay là lấy được.
Đáp Nhĩ hỏi:
- Tướng quân có kế gì rồi chăng?
Cổ Đái cười nói:
- Bọn chuột nhắt này có là gì?
…
Đêm ấy Đỗ Hựu sai người lưu tinh(quân báo tin) giỏi, bí mật lẻn ra khỏi cửa sau của thành Khả Ly, nhắm thẳng hướng nam chạy về phía thành Động Bản để báo tin cho Trần Sâm tiếp ứng, nhưng quân lưu tinh vừa ra cổng thành đi được năm dặm thì bị quân phục kích giết hết, thì ra Mãng Cổ Đái đã đoán được trong đêm Đỗ Hựu sẽ sai quân đi báo tin nên cho mai phục giết sạch, đoạn sai quân mật vụ và quân kinh minh (một lực lượng tác chiến đặc biệt của người Mông Cổ, thường làm công việc gián điệp) lấy hết đồ đạc của sứ, và thư từ của sứ đem giữ lại, giả viết thư phúc đáp, đợi cho tới gần sáng thì sai quay trở lại thành, quân sĩ trong thành nhận ra thẻ bài ám hiệu liền mở cửa cho vào, vừa mở cửa ra liền bị quân kinh minh giết sạch, bấy giờ chúng mở toang các cửa thành, rồi tràn lên mặt thành, giết quân thủ trên mặt thành, quân cung thủ và các tướng giữ thành, bắn pháo lên trời làm hiệu, quân Nguyên bên ngoài do Tôn Hựu và Mãng Cổ Đái cầm đầu nhận được ám hiệu, đổ ùa vào thành Khả Ly như thác đổ, tràn ngập cả ải, cứ thấy ai là giết, quân Nguyên mạnh như vũ bão, một kị binh chém chết được mười lính Việt, quân Việt đương không lại, giẫm đạp lên nhau mà chết, không thì đều chết dưới vó ngựa Mông Cổ.
Đỗ Hựu biết tin giật nảy mình, chạy ra mặt doanh trại xem thì đã thấy quân Nguyên ngập tràn khắp nơi, lửa cháy ngút trời, tiếng người hỗn loạn ai oán, quân Nguyên tận diệt chẳng chừa lại cho những binh lính bỏ chạy, đều truy kích mà giết hại. Đỗ Hựu bỏ thành lao ra ngoài, đi tới cổng phía đông thì gặp một tướng cưỡi ngựa đứng sừng sững cản đường, tay cầm ngọn thương dài, chính là Tôn Hựu, chủ tướng tiên phong của quân Nguyên, Tôn Hựu quát:
- Hàng đi thì khỏi chết.
Đỗ Hựu chẳng nói nửa câu, lao lên áp chiến.
Tôn Hựu giật dây cương ngựa lao tới, ngựa vồ một nhát, hựu né được, nhảy lên định đâm, Tôn Hựu đạp một phát vút từ thân ngựa bổ thẳng xuống, đâm xuyên ngọn giáo qua bụng Đỗ Hựu, Đỗ Hựu gục xuống chết ngay dưới chân ngựa.
Vậy là quân Nguyên chiếm được ải Khả Ly.
Chiếm xong ải, Mãng Cổ Đái và Bột Lô Hợp Đáp Nhĩ vào thành phủ dụ, dân trong thành đều sợ hãi chạy ra quỳ đầy hai bên đường, quân Việt thì đều bị tàn sát hết, Đáp Nhĩ nói trước ba quân:
- Thừa thắng đánh ngay cho được việc, trong ngày mai chiếm được ải Động Bản, chém đầu Trần Sâm làm lễ tế cờ, hẹn các người sẽ khao quân ở đó.
Đoạn không cho lính nghỉ, bắt lột hết quân phục lính trần cho mặc lên, cả thảy hơn hai ngàn người, không cho hạ cờ Việt vẫn để treo như thường, đoạt hết cờ hiệu của các tướng Việt, giả trang làm lính Việt, Tôn Hựu chỉ huy, cùng lên đường đi ngay tới ải Động Bản trong đêm, đại quân ngậm tăm, nai nịt gọn gàng, do đích thân Đáp Nhĩ và Mãng Cổ Đái thống lĩnh đi ngay sau đoàn quân giả trang, khua chiêng đánh trống rợp trời.
…
Bấy giờ Trần Sâm ở ải Động Bản, nghe được tin báo thành Khả Ly bị vây hãm, lòng lo lắng chẳng yên, muốn mang quân đi tiếp cứu, quân sư là Nguyễn Văn Vinh nói:
- Chớ có mở cửa, đang là đêm tối khó nhận mặt, cứ để họ chờ đợi, rạng sáng rồi ta cho vào.
Vừa nói dứt câu, lại có quân trên mặt thành lao tới phi báo:
- Thưa tướng quân, từ xa bụi bay mịt mù, đèn đuốc sáng rực, mang theo cờ hiệu của Bột Lô Hợp Đáp Nhĩ, chúng đã đuổi tới nơi rồi, quân dưới mặt thành đang hỗn loạn, cầu xin cho mở cửa vào ngay.