Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 32
Tập 32.
Lại nói bấy giờ ở sông Lô có nạn cá sấu, cá sấu ở đâu kéo đàn kéo lũ về chật cả khúc sông, quân sĩ đều sợ khí thế giảm sút, lòng quân dao động không còn dám tập luyện ở gần, Lê Như Tiên là tướng giữ sông này, thấy như thế liền tổ chức cho quân tập kích cá sấu mấy lần nhưng lần nào cũng chẳng thành, cá sấu này tinh ranh quỷ quái như người, lại có da vảy rất cứng, giáo đâm không thủng, tên bắn không xuyên được, Như Tiên đành phải bó tay, cho hỏi người dân quanh vùng, người ta nói rằng đây là cá sấu thần đã sống ở đây từ lâu, không thể trừ đi được, người dân thường cúng tế cho cá sấu không bắt dân chài nên cũng tạm yên bình, thế nhưng từ ngày quan quân tới đây tập, cá sấu thường kéo ra đông lắm.
Như Tiên lấy làm lo nghĩ trong lòng, chưa có cách nào mà trừ nó đi cho được.
Thế rồi một đêm nọ, Như Tiên đang nằm ngủ mơ thì thấy trong giấc mơ có một ông già râu tóc bạc phơ đi lại, tiên hỏi là ai, ông già nói:
- Tôi là thần giữ ở sông Lô đây, nay các ông tới đây tập trận, làm chúng tôi chẳng thể sống yên.
Lê Như Tiên nói:
- Giặc đã tới Lạng Châu, nay mai là xâm lăng vào bờ cõi, có lẽ nào quân sĩ lại không tập trận cho được? Thần hãy dẫn cá sấu đi tới nơi khác có được không?
Ông già đáp:
- Việc đó có thể được, nhưng hãy bảo một vị tướng của Vu Sơn tới đây đọc văn tế, thấy được ta sẽ đi.
Nói xong thì cụ già quay lưng đi, Như Tiên bật dậy hốt hoảng định gọi lại, đã thấy có khói trắng bốc lên, chẳng thấy cụ già đâu nữa, chỉ thấy có một con cá sấu to lớn đang trườn bò ra cửa, Như Tiên biết là thần, không đuổi nữa.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, nhớ lại giấc mộng đêm qua, Như Tiên đem việc ra bàn với các tướng, có viên phó tướng là Hữu Công nói:
- Việc này là điềm trời điềm thần, nếu không làm theo điềm được răn mà cứ dùng sức chống lại thì cho dù có được việc e cũng thiệt mất binh tướng chẳng đáng có, nay chủ công hãy soạn tấu sớ về kinh, tâu bày rõ mọi việc và cả việc trong mộng này cho Thánh Thượng, để hoàng cung lệnh cho người của Vu Gia tới và cho học sĩ viết văn tế cho cá sấu.
Như Tiên nói:
- Ông nói phải lắm, thế nhưng Vu Sơn là ở nơi nào sao tôi chưa nghe nói? Và có quan hệ thế nào với cá sấu này mà nó lại truyền như thế?
Hữu Công nói:
- Người trẻ thì chắc không biết được, tôi cũng trong quân ngũ mấy chục năm rồi, hồi bằng tuổi chủ công tôi cũng từng đi giữ ở Gia Lâm, Vu Sơn là ngọn núi anh hùng ở Tế Giang do Vu Đạt giữ, nhưng từ thời ngày xưa, nay Vu Đạt đã mất lâu rồi, ở Vu Sơn có nhiều tướng tài và nhiều tay dị sĩ giỏi về huyền thuật. Tôi nghe đồn rằng khi xưa ở Tế Giang có con đầm lớn tên là Dạ Liêu, cá sấu dưới đầm ấy đều là quỷ dị, có lẽ nào có liên quan tới cá sấu ở sông Lô nên mới thế, nghe đâu hồi đó các tướng của Dạ Liêu dẹp tan nạn cá sấu này, chẳng biết giữa họ và Vu Sơn ân oán thế nào, nhưng chắc là có mối liên quan, xin cứ tâu bày về kinh việc ắt rõ.
Lê Như Tiên lấy làm phải, liền cho đình chỉ việc luyện tập, soạn tấu sớ gửi về kinh thành. Thế nhưng tấu sớ gửi đi năm lần bảy lượt đều chưa nhận được phúc đáp, ngày ngày trôi qua, Như Tiên đều trông ngóng mà chẳng có kết quả gì, Hữu Công liền nói:
- Nay việc nước đang có biến động, giặc bắc lăm le nơi biên giới, cả nước đang lo cho việc chiến tranh quân bị , công việc có lẽ rất nhiều, điềm quỷ dị lại có ở khắp nơi nên việc của sông Lô chắc chưa đến được tai Thánh Thượng mà bị các bộ hình, bộ binh giữ lại vì sợ phiền tới Thánh Thượng bận nhiều công chuyện, theo tôi chủ công nên đích thân về kinh mà trình báo thì may ra việc được giải quyết.
Lê Như Tiên nghe theo lời Hữu Công, liền trao hết quyền binh cho Hữu Công, đoạn thân chinh về kinh diện kiến Thánh Thượng tâu bày việc cá sấu sông Lô.
Thế nhưng Như Tiên chờ ở cung chầu mấy ngày liền mà không được vào diện kiến, hỏi ra thì các quan nội hầu nói:
- Thánh Thượng mấy ngày nay chuẩn bị cho việc võ bị và việc quân bị, khí giới, lại phải lo cân đối việc buôn bán bị biến động bởi thông tin chiến tranh, công việc nhiều lắm, các tướng từ nơi xa tới thì vui lòng chờ tới lượt gọi vào, nếu việc không gấp thì có thể tới bộ lễ, bộ hình để tâu bày trước, việc gấp sẽ được đệ lên Thánh Thượng sớm.
Như Tiên nghe thế thì chán chường, biết khó mà gặp được theo cách thường, liền lục lại trong số người quen cũ ở kinh thành xem có ai nhờ vả được không?
Như Tiên nhớ lại Trần Linh, năm xưa Trần Linh đi tiêu dao khắp nơi, hai người có dịp hàn huyên nói chuyện thân tình lắm, tình cảm khăng khít vô cùng, thế nhưng Nghe nói nay Trần Linh đã được phong Bạch vương, có phủ đệ riêng nhưng vẫn thường ở lại phủ cha là Chiêu Quốc Vương, Trần Linh nay đã là người có uy quyền, chẳng còn là vị công tử ăn chơi ngày nào, không biết liệu hắn có tiếp người bạn cũ quê mùa này không?
Nghĩ thế nhưng xét đi xét lại, kinh thành cũng chẳng còn ai có đủ quyền mà giúp việc gặp Vua được thuận lợi, liền mạnh dạn tới mà tìm Trần Linh, ai ngờ Trần Linh cư xử rất khác so với dự đoán, làm Như Tiên chẳng khỏi bất ngờ.
Trần Linh nghe gia nhân vào báo có tướng quân Lê Như Tiên giữ quân ở sông Lô, tự xưng là bạn cũ của vương gia tới xin được gặp, thế là Linh vội vội vàng vàng đích thân ra tới tận cổng phủ đệ mà đón Như Tiên.
Như Tiên thấy vương gia ra thì đang định khấu đầu hành lễ, thế nhưng Trần Linh đã bước tới rất nhanh, đoạn khoác vai Như Tiên mà nói:
- Hiền đệ tới thăm ta đó ư? Sao lâu nay chẳng thấy tới đây thế? Ta nhớ đệ nhiều lắm.
Như Tiên cũng giật mình, tưởng Trần Linh nói mỉa, vội chắp tay thưa:
- Thưa vương gia, vương gia được sắc phong, mạt tướng ở xa, việc quân bận rộn chưa có dịp đến chúc mừng, xin vương gia lượng thứ.
Trần Linh vốn quen biết Như Tiên từ lâu, biết hắn vốn là tay anh hùng hảo hán, lại có tính quân tử, có tài thủy quân, nên thầm yêu mến thực bụng, muốn cùng kết giao với hắn, bấy giờ Linh đã lên ngôi vương, thấy Như Tiên cứ e dè kiêng nể không vui, đoạn nhăn mặt nói:
- Ngươi nói thế là khinh Trần Linh này quên đi nghĩa cũ hay sao?
Nói đoạn nắm lấy tay Như Tiên dắt vào trong phủ, nói với gia nhân:
- Lê tướng quân là huynh đệ của ta, gặp tướng quân thì như nhìn thấy ta, các ngươi chẳng cần truy hỏi.
Gia nhân đều cúi đầu xin vâng, Lê Như Tiên thấy Trần Linh vẫn cư xử ân cần như xưa thì cảm động lắm, chẳng nói nên lời.
Trần Linh hỏi:
- Hiền đệ tới kinh sư nay đang nghỉ ở đâu?
Như Tiên nói:
- Bẩm vương gia, mạt tướng đang nghỉ ở dinh hầu chờ được yết kiến Thánh Thượng.
Trần Linh nghe thế khuôn mặt biến sắc, nói lời giọng điệu giận dữ:
- Hiền đệ tới kinh sư không tới tìm ta mà lại nghỉ ở dinh hầu, như vậy là khinh phủ ta chẳng đáng ở sao?
Như Tiên vội vàng chắp tay nói:
- Mạt tướng không dám thế, nay vương gia đã có thân phận khác, mạt tướng chỉ là tướng nhỏ giữ quân ở xa, nào có dám đến làm phiền mà vương gia nói thế oan cho tôi lắm.
Trần Linh cười ha hả, nói:
- Ta biết rõ rồi, ta chỉ trêu tướng quân đó thôi.
Đoạn sai thủ hạ đi thẳng tới dinh hầu, đưa hết đồ đạc hành trang của Lê Như Tiên về phủ Bạch vương nghỉ, nói với Như Tiên:
- Những ngày hiền đệ ở kinh sư, hãy ở lại phủ ta, sau này hiền đệ có tới kinh sư, cũng hãy cứ tới phủ ta mà nghỉ.
Thế rồi ân cần dắt Như Tiên vào nhà trong, tối đó liền sai gia nhân dọn tiệc cỗ bàn khoản đãi, lại cho gia nhân tới mời các tướng thân cận như Bình Trọng, Trần Sâm, rồi cả các môn khách Lê Bá Lân, Phạm Nghĩa Cừ, các tướng Thúc Anh, Hoàng Khải cũng được mời tới dự, cả thảy có tới hơn hai mươi người, đêm đó tổ chức tiệc rượu ăn uống linh đình, Như Tiên thấy vương gia tiếp đãi mình như thế, trong lòng càng cảm kích, kính trọng tới muôn phần, đêm đó uống say sưa, tâm tình rất nhiều điều, hai người ngủ chung trong trướng, gác chân lên nhau mà ngủ.
Trần Linh nói:
- Ông là tướng cầm quân, ấy vậy mà nay có việc lại không làm xong, ông nói là việc huyền, thế nhưng có thực người ta sẽ tin như thế không? Hay cho rằng ông làm không được việc nên viện cớ quỷ thần để che đi trách nhiệm?
Lê Như Tiên gật gù nói:
- Quả đúng như thế, không có vương gia bày cho thì Tiên cũng chẳng nghĩ được như vậy.
Trần Linh cười thầm nói:
- Vậy được rồi, ông cứ tâu như thế, bổn vương sẽ có cách giúp cho ông trừ được cá sấu ở sông Lô.
Lại nói bấy giờ ở sông Lô có nạn cá sấu, cá sấu ở đâu kéo đàn kéo lũ về chật cả khúc sông, quân sĩ đều sợ khí thế giảm sút, lòng quân dao động không còn dám tập luyện ở gần, Lê Như Tiên là tướng giữ sông này, thấy như thế liền tổ chức cho quân tập kích cá sấu mấy lần nhưng lần nào cũng chẳng thành, cá sấu này tinh ranh quỷ quái như người, lại có da vảy rất cứng, giáo đâm không thủng, tên bắn không xuyên được, Như Tiên đành phải bó tay, cho hỏi người dân quanh vùng, người ta nói rằng đây là cá sấu thần đã sống ở đây từ lâu, không thể trừ đi được, người dân thường cúng tế cho cá sấu không bắt dân chài nên cũng tạm yên bình, thế nhưng từ ngày quan quân tới đây tập, cá sấu thường kéo ra đông lắm.
Như Tiên lấy làm lo nghĩ trong lòng, chưa có cách nào mà trừ nó đi cho được.
Thế rồi một đêm nọ, Như Tiên đang nằm ngủ mơ thì thấy trong giấc mơ có một ông già râu tóc bạc phơ đi lại, tiên hỏi là ai, ông già nói:
- Tôi là thần giữ ở sông Lô đây, nay các ông tới đây tập trận, làm chúng tôi chẳng thể sống yên.
Lê Như Tiên nói:
- Giặc đã tới Lạng Châu, nay mai là xâm lăng vào bờ cõi, có lẽ nào quân sĩ lại không tập trận cho được? Thần hãy dẫn cá sấu đi tới nơi khác có được không?
Ông già đáp:
- Việc đó có thể được, nhưng hãy bảo một vị tướng của Vu Sơn tới đây đọc văn tế, thấy được ta sẽ đi.
Nói xong thì cụ già quay lưng đi, Như Tiên bật dậy hốt hoảng định gọi lại, đã thấy có khói trắng bốc lên, chẳng thấy cụ già đâu nữa, chỉ thấy có một con cá sấu to lớn đang trườn bò ra cửa, Như Tiên biết là thần, không đuổi nữa.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, nhớ lại giấc mộng đêm qua, Như Tiên đem việc ra bàn với các tướng, có viên phó tướng là Hữu Công nói:
- Việc này là điềm trời điềm thần, nếu không làm theo điềm được răn mà cứ dùng sức chống lại thì cho dù có được việc e cũng thiệt mất binh tướng chẳng đáng có, nay chủ công hãy soạn tấu sớ về kinh, tâu bày rõ mọi việc và cả việc trong mộng này cho Thánh Thượng, để hoàng cung lệnh cho người của Vu Gia tới và cho học sĩ viết văn tế cho cá sấu.
Như Tiên nói:
- Ông nói phải lắm, thế nhưng Vu Sơn là ở nơi nào sao tôi chưa nghe nói? Và có quan hệ thế nào với cá sấu này mà nó lại truyền như thế?
Hữu Công nói:
- Người trẻ thì chắc không biết được, tôi cũng trong quân ngũ mấy chục năm rồi, hồi bằng tuổi chủ công tôi cũng từng đi giữ ở Gia Lâm, Vu Sơn là ngọn núi anh hùng ở Tế Giang do Vu Đạt giữ, nhưng từ thời ngày xưa, nay Vu Đạt đã mất lâu rồi, ở Vu Sơn có nhiều tướng tài và nhiều tay dị sĩ giỏi về huyền thuật. Tôi nghe đồn rằng khi xưa ở Tế Giang có con đầm lớn tên là Dạ Liêu, cá sấu dưới đầm ấy đều là quỷ dị, có lẽ nào có liên quan tới cá sấu ở sông Lô nên mới thế, nghe đâu hồi đó các tướng của Dạ Liêu dẹp tan nạn cá sấu này, chẳng biết giữa họ và Vu Sơn ân oán thế nào, nhưng chắc là có mối liên quan, xin cứ tâu bày về kinh việc ắt rõ.
Lê Như Tiên lấy làm phải, liền cho đình chỉ việc luyện tập, soạn tấu sớ gửi về kinh thành. Thế nhưng tấu sớ gửi đi năm lần bảy lượt đều chưa nhận được phúc đáp, ngày ngày trôi qua, Như Tiên đều trông ngóng mà chẳng có kết quả gì, Hữu Công liền nói:
- Nay việc nước đang có biến động, giặc bắc lăm le nơi biên giới, cả nước đang lo cho việc chiến tranh quân bị , công việc có lẽ rất nhiều, điềm quỷ dị lại có ở khắp nơi nên việc của sông Lô chắc chưa đến được tai Thánh Thượng mà bị các bộ hình, bộ binh giữ lại vì sợ phiền tới Thánh Thượng bận nhiều công chuyện, theo tôi chủ công nên đích thân về kinh mà trình báo thì may ra việc được giải quyết.
Lê Như Tiên nghe theo lời Hữu Công, liền trao hết quyền binh cho Hữu Công, đoạn thân chinh về kinh diện kiến Thánh Thượng tâu bày việc cá sấu sông Lô.
Thế nhưng Như Tiên chờ ở cung chầu mấy ngày liền mà không được vào diện kiến, hỏi ra thì các quan nội hầu nói:
- Thánh Thượng mấy ngày nay chuẩn bị cho việc võ bị và việc quân bị, khí giới, lại phải lo cân đối việc buôn bán bị biến động bởi thông tin chiến tranh, công việc nhiều lắm, các tướng từ nơi xa tới thì vui lòng chờ tới lượt gọi vào, nếu việc không gấp thì có thể tới bộ lễ, bộ hình để tâu bày trước, việc gấp sẽ được đệ lên Thánh Thượng sớm.
Như Tiên nghe thế thì chán chường, biết khó mà gặp được theo cách thường, liền lục lại trong số người quen cũ ở kinh thành xem có ai nhờ vả được không?
Như Tiên nhớ lại Trần Linh, năm xưa Trần Linh đi tiêu dao khắp nơi, hai người có dịp hàn huyên nói chuyện thân tình lắm, tình cảm khăng khít vô cùng, thế nhưng Nghe nói nay Trần Linh đã được phong Bạch vương, có phủ đệ riêng nhưng vẫn thường ở lại phủ cha là Chiêu Quốc Vương, Trần Linh nay đã là người có uy quyền, chẳng còn là vị công tử ăn chơi ngày nào, không biết liệu hắn có tiếp người bạn cũ quê mùa này không?
Nghĩ thế nhưng xét đi xét lại, kinh thành cũng chẳng còn ai có đủ quyền mà giúp việc gặp Vua được thuận lợi, liền mạnh dạn tới mà tìm Trần Linh, ai ngờ Trần Linh cư xử rất khác so với dự đoán, làm Như Tiên chẳng khỏi bất ngờ.
Trần Linh nghe gia nhân vào báo có tướng quân Lê Như Tiên giữ quân ở sông Lô, tự xưng là bạn cũ của vương gia tới xin được gặp, thế là Linh vội vội vàng vàng đích thân ra tới tận cổng phủ đệ mà đón Như Tiên.
Như Tiên thấy vương gia ra thì đang định khấu đầu hành lễ, thế nhưng Trần Linh đã bước tới rất nhanh, đoạn khoác vai Như Tiên mà nói:
- Hiền đệ tới thăm ta đó ư? Sao lâu nay chẳng thấy tới đây thế? Ta nhớ đệ nhiều lắm.
Như Tiên cũng giật mình, tưởng Trần Linh nói mỉa, vội chắp tay thưa:
- Thưa vương gia, vương gia được sắc phong, mạt tướng ở xa, việc quân bận rộn chưa có dịp đến chúc mừng, xin vương gia lượng thứ.
Trần Linh vốn quen biết Như Tiên từ lâu, biết hắn vốn là tay anh hùng hảo hán, lại có tính quân tử, có tài thủy quân, nên thầm yêu mến thực bụng, muốn cùng kết giao với hắn, bấy giờ Linh đã lên ngôi vương, thấy Như Tiên cứ e dè kiêng nể không vui, đoạn nhăn mặt nói:
- Ngươi nói thế là khinh Trần Linh này quên đi nghĩa cũ hay sao?
Nói đoạn nắm lấy tay Như Tiên dắt vào trong phủ, nói với gia nhân:
- Lê tướng quân là huynh đệ của ta, gặp tướng quân thì như nhìn thấy ta, các ngươi chẳng cần truy hỏi.
Gia nhân đều cúi đầu xin vâng, Lê Như Tiên thấy Trần Linh vẫn cư xử ân cần như xưa thì cảm động lắm, chẳng nói nên lời.
Trần Linh hỏi:
- Hiền đệ tới kinh sư nay đang nghỉ ở đâu?
Như Tiên nói:
- Bẩm vương gia, mạt tướng đang nghỉ ở dinh hầu chờ được yết kiến Thánh Thượng.
Trần Linh nghe thế khuôn mặt biến sắc, nói lời giọng điệu giận dữ:
- Hiền đệ tới kinh sư không tới tìm ta mà lại nghỉ ở dinh hầu, như vậy là khinh phủ ta chẳng đáng ở sao?
Như Tiên vội vàng chắp tay nói:
- Mạt tướng không dám thế, nay vương gia đã có thân phận khác, mạt tướng chỉ là tướng nhỏ giữ quân ở xa, nào có dám đến làm phiền mà vương gia nói thế oan cho tôi lắm.
Trần Linh cười ha hả, nói:
- Ta biết rõ rồi, ta chỉ trêu tướng quân đó thôi.
Đoạn sai thủ hạ đi thẳng tới dinh hầu, đưa hết đồ đạc hành trang của Lê Như Tiên về phủ Bạch vương nghỉ, nói với Như Tiên:
- Những ngày hiền đệ ở kinh sư, hãy ở lại phủ ta, sau này hiền đệ có tới kinh sư, cũng hãy cứ tới phủ ta mà nghỉ.
Thế rồi ân cần dắt Như Tiên vào nhà trong, tối đó liền sai gia nhân dọn tiệc cỗ bàn khoản đãi, lại cho gia nhân tới mời các tướng thân cận như Bình Trọng, Trần Sâm, rồi cả các môn khách Lê Bá Lân, Phạm Nghĩa Cừ, các tướng Thúc Anh, Hoàng Khải cũng được mời tới dự, cả thảy có tới hơn hai mươi người, đêm đó tổ chức tiệc rượu ăn uống linh đình, Như Tiên thấy vương gia tiếp đãi mình như thế, trong lòng càng cảm kích, kính trọng tới muôn phần, đêm đó uống say sưa, tâm tình rất nhiều điều, hai người ngủ chung trong trướng, gác chân lên nhau mà ngủ.
Trần Linh nói:
- Ông là tướng cầm quân, ấy vậy mà nay có việc lại không làm xong, ông nói là việc huyền, thế nhưng có thực người ta sẽ tin như thế không? Hay cho rằng ông làm không được việc nên viện cớ quỷ thần để che đi trách nhiệm?
Lê Như Tiên gật gù nói:
- Quả đúng như thế, không có vương gia bày cho thì Tiên cũng chẳng nghĩ được như vậy.
Trần Linh cười thầm nói:
- Vậy được rồi, ông cứ tâu như thế, bổn vương sẽ có cách giúp cho ông trừ được cá sấu ở sông Lô.