Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 31
Tập 31.
Sáng ngày hôm sau, có thánh chỉ của Vua tới tận phủ nhà họ Trịnh, cả gia đình cùng ra tiếp thánh chỉ, Vua cho triệu Trịnh Chiến vào cung, Chiến nhận chỉ lòng cũng lo lắng lắm, gặng hỏi nhưng sứ giả chỉ nói:
- Nay là lúc dùng người, Bệ Hạ là người nhìn xa trông rộng chẳng nỡ hại người hiền lương, ông vào cung rồi tùy cơ mà ứng biến, chứ tôi cũng chẳng biết ý ngài ra sao.
Trịnh Chiến trong lòng lo lắng, nhưng được người nhà động viên, vậy là theo sứ vào cung.
Bấy giờ yết kiến Nhân Tông, Trịnh Chiến thấy ở nơi chánh cung của Vua ngự có rất nhiều người, nhưng đều là quan nội hậu, về hàng vương tướng chỉ có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Bạch vương gia Trần Linh, và Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật.
Chiến đưa mắt dò chừng, kể từ ngày chia tay nhau hôm đó, Trần Linh không hề tới phủ Trịnh nửa bước, chẳng biết giờ người ấy lòng dạ thế nào, đoạn thấy Trần Linh khẽ mỉm cười với mình, Chiến mới thầm yên tâm trong dạ.
Bấy giờ Vua cho miễn lễ rồi truyền:
- Đây chẳng phải buổi thượng triều, gọi ngươi đến chỉ là vì có chút việc riêng trong nhà, nay ở đây chỉ có những người trụ cột thân tín của ta, ngươi hãy nói cho thực
Trịnh Chiến chắp tay xin vâng, Vua nói:
- Việc của ngươi và công chúa An Tư, Trẫm đã biết rồi, thế nhưng ngươi hãy cứ nói lại cho tỏ tường.
Trịnh Chiến liền kể lại một lượt, chẳng dám giấu diếm gì, Vua nghe xong nhìn quần thần rồi cười, đoạn nói:
- Ngươi biết vì sao nay triệu ngươi đến bàn việc tình ái, mà lại có cả ba vị vương gia ở đây chăng?
Trịnh Chiến cũng lấy điều đó làm lạ nhưng từ nãy tới giờ chưa dám hỏi, bấy giờ Vua nói:
- Bởi lẽ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là người huyền nhân, có thể biết được điều ngươi nói là thật hay dối, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật vốn là chủ cũ của Ngũ Thu Linh, nên nó có tài gì, Văn Vương là người biết rõ, Bạch vương Trần Linh vốn là người ngươi tin tưởng thưa chuyện, trong những ngày qua đã báo lại cho ta hết cả, lại cũng xin cho ngươi rất nhiều, ta tạm ra lệnh cho vương gia không qua thông tin cho ngươi để nay hỏi lại, quả là lời ngươi nói trước sau đều trùng khớp.
Chiêu Văn Vương nói:
- Ngũ Thu Linh là đứa có tài huyền môn giỏi về trùng hồn, có thể nói việc gặp gỡ của Trịnh tướng quân và công chúa do ý trời sắp đặt, nay triều đình đương lúc cần người tài, xin Bệ Hạ hãy chấp chước mà phá lệ một lần, để họ tới được với nhau, như thế thì sau này, những người tài nhưng khác họ rồng cùng vì nhìn vào đó mà phấn đấu, tận tâm tận mạng cống hiến cho triều đình, vì quốc gia xã tắc.
Trần Linh cũng bước lên nói:
- Lời Chiêu Văn Vương nói chẳng sai, Trịnh Chiến là viên dũng tướng hiếm gặp, ngày nay chẳng dễ gì mà có được, nếu hôm nay Bệ Hạ phá lệ cho hắn làm phò mã, ngày sau không chỉ một, mà sẽ còn vô vàn Trịnh Chiến khác xả thân vì việc nước cho Bệ Hạ, thế chẳng phải là hay sao?
Vua Nhân Tông nhìn lại, thấy Hưng Đạo Vương cũng gật đầu ưng thuận, ra điều muốn dùng vị tướng trẻ này, thế nhưng Vua vẫn làm như đăm chiêu suy nghĩ hồi lâu, đoạn mới nói:
- Trẫm đã cho các cơ quan mật vụ và thám tử đi điều tra kĩ lưỡng, ngươi chẳng có vấn đề gì, cứ xét như lời các vị vương gia và lời của người bên phủ công chúa, thì tình cảm ngươi dành cho công chúa cũng là thật chẳng hề vụ lợi, xét về tình, công chúa cũng đã tới tuổi lấy chồng, lại ra ý ưng ngươi, Trẫm nên tác hợp cho, nhưng xét về lý, ngươi là người ngoại tộc, lại là tướng chưa có công danh gì, Trẫm có thể xét miễn phạt tội vô lễ cho ngươi, nhưng làm sao mà tác hợp để cho danh chính ngôn thuận? Nếu Trẫm làm như thế, liệu bách dân có cười chê hay không? Nếu cho đạt quá dễ dàng thì có hai điều hại, thứ nhất là mất đi phẩm giá công chúa ở ngôi tôn quý, thứ hai khiến cho bách dân chẳng còn nỗ lực lập công nơi sa trường, hoặc là cố đạt tới địa vị, ai nấy cũng đều trông mong có được vận may, các khanh nghe Trẫm nói thế có đúng không?
Hưng Đạo Vương nói:
- Thánh ý của Bệ Hạ chẳng sai, thế nhưng việc đó cũng chẳng khó, nay nước nhà đang đứng trước nguy cơ, là lúc cần người tướng giỏi, Trịnh Chiến là quán quân kì thi tứ hổ, có thực tài thì đâu có ngại gì? Giờ đây cả nước khí thế đánh giặc, việc hỉ cũng chưa phải dịp hay, chờ cho thời gian tới, sẽ cho hắn giữ nơi biên cương, tức thì có công danh, khi đó cũng chẳng sợ người đời đàm tiếu.
Nhân Tông cười nói:
- Hưng Đạo Vương nói đúng ý ta lắm.
Bạch vương Trần Linh liền đứng ra nói:
- Thánh ý của Bệ Hạ và lời Hưng Đạo Vương dạy chẳng sai, thế nhưng việc chinh chiến còn chưa định ngày, chẳng biết khi nào cho xong, mà tuổi trẻ thì như ngọn lửa sục sôi, công chúa cũng đang vào thì con gái, nếu để chờ đợi quá lâu e rằng mòn mỏi, lại giảm đi nhuệ khí, nay có việc cá sấu ở sông Lô, hay nhân việc đó mà thử tài tướng xem thế nào?
Nhân Tông cười nói:
- Phải đấy! Vậy giao việc ở sông Lô cho hắn xem thế nào?
Trịnh Chiến còn ngây ra chưa hiểu chuyện gì, thì Chiêu Văn Vương bước ra nói cho hắn biết về việc cá sấu sông Lô.
Lại nói từ ngày Thoát Hoan dẫn quân tới đóng ở biên giới Lạng Châu, thì ở sông Lô* liền có nạn cá sấu lên bờ, cá sấu đó rất khác thường, vảy cứng như thép, thường hay bơi qua lại khúc sông có quân sĩ đóng để luyện tập thủy quân, đã cắn chết nhiều binh lính, nên một dải sông rộng không tập luyện được nữa, thủy tướng giữ ở địa hạt sông Lô là Lê Như Tiên dâng sớ về triều về nạn cá sấu đó, sau lại đích thân về tận cung báo với nhà Vua, nhưng Vua bận nhiều công việc chuẩn bị cho phòng thủ nước Nguyên, cho tấu sớ của như Tiên ở sông Lô là việc địa họa* , chỉ là điềm do có quân bắc đóng ở gần đó mà ra, theo thời gian sẽ hết, nên không xét tấu sớ của như Tiên, việc vẫn còn đang để đó.
(*Sông Lô: là sông Hồng ngày nay; địa họa: họa do tự nhiên gây ra.)
Bấy giờ Chiêu Vương nói xong thì Vua cười ha hả mà rằng:
- Lời các khanh thực hợp ý Trẫm, nhưng chỉ hiềm Lê Như Tiên là tay thủy tướng lão luyện mà phải chịu bó tay, Trịnh Chiến liệu có đảm đương được không?
Trần Linh vội bước lên nói:
- Muôn tâu Thánh Thượng, chắc Thánh Thượng nhiều công việc nên tạm không nhớ, cha con Trịnh tướng quân xuất thân ở Tế Giang, học thủy thuật với đại thủy tướng của Vu Sơn Tế Giang là Thủy Thiên Di nên đều giỏi nghề sông nước. Trong nước nam này, người giỏi Thủy Binh hơn Thủy Thiên Di thì có mấy người? Chẳng phải Bệ Hạ triệu Trịnh Minh về kinh cũng là để lo gìn giữ cho mặt sông nước ở Hoan Châu đó hay sao? Có lẽ chỉ vì hắn tỏ rõ được tài năng đánh bộ trong kì thi tứ hổ mà bệ hạ quên mất hắn xuất thân là tay thủy tướng rồi.
Nhân Tông hỏi Trịnh Chiến:
- Ngươi học Thủy Binh với Thủy Thiên Di à?
Trịnh Chiến vội nói:
- Đó là sư phụ của thần ở Vu Sơn.
Vua cười nói:
- Hảo anh hùng, đánh bộ đánh thủy đều giỏi, vậy nay ta giao việc sông Lô cho ngươi lo, nếu làm tốt thì sẽ có thưởng, làm sai thì tội mới tội cũ cộng lại mà trị một lần.
…
Bấy giờ cùng rời khỏi cung Vua, Trịnh Chiến mới lạy Trần Linh, ân cần mà nói:
- Cảm tạ vương gia thực lòng nói đỡ cho trước mặt Thánh Thượng, Chiến này mới được toàn mạng.
Trần Linh cười nói:
- Hưng Vương, Chiêu Vương và Thánh Thượng đều đã ưng nhà ngươi rồi, không nỡ trách tội ngươi đâu, ban nãy trong cung rồng chỉ là trò diễn kịch Vua sai hai vương gia làm cho ngươi biết uy mà nể đó thôi, kẻ tung người hứng, ngươi vốn là người thật thà chẳng nhìn ra được thánh ý, nhưng ta thì biết như thế.
Trịnh Chiến vui như mở cờ trong bụng, cười nói:
- Thật vậy sao? Thực trong gầm trời này chẳng có gì qua nổi mắt của Bạch vương gia.
Trần Linh nói:
- Đã dò được ra thánh ý rồi, thì cứ thuận việc mà tát nước theo mưa thì sẽ xong đó thôi, chỉ có ngu như ngươi mới không hiểu điều đó, hôm nay ngươi lại nhớ lấy lời đại ca dạy cho nhà ngươi, ấy là phàm trên đời, có nhiều việc người ta chẳng nói thẳng ra vì nguyên cớ nào đó, nếu thực biết được, người đó có quyền uy hơn mình thì mình nói dựa theo, nói ra điều người đó suy nghĩ, xem như chẳng để người đó phải ra mặt, ấy là dành được cảm tình của người ta, sau này sẽ được cất nhắc, hoặc nếu người đó quyền uy dưới mình, thì biết được ý rồi, lại tránh làm cho họ bẽ mặt xấu hổ, nuôi thù oán trong lòng dẫn tới bất lợi về sau, ấy là thuật dùng người, Bệ Hạ và Hưng Đạo Vương đều giỏi dùng thuật ấy, nên mới làm cho ngươi vừa phục vừa sợ như vậy đó.
Vậy mới thấy Trần Linh thực được thừa hưởng trí tuệ của Chiêu Quốc Vương, khôn khéo nhất đời, đối nhân xử thế, thông hiểu việc chính trường không ai sánh bằng.
Trịnh Chiến chắp tay nói:
- Lời đại ca dạy chết đệ cũng chẳng dám quên, vậy cớ sao mấy nay chẳng thấy đại ca tới thăm đệ? Có thực là bị Vua hãm không cho tới hay không? Làm đệ cho rằng đại ca vẫn trách đệ chuyện hôm nọ.
Trần Linh đáp:
- Vua chẳng cấm nhưng ta biết ý Vua không thích, nên ta không tới chứ ta nào chấp gì ngươi? Ở với nhau đâu chỉ mới có một hai ngày mà chẳng hiểu con người của nhau? Nếu khi đó ngươi thực nhường công chúa cho ta, thì sớm muộn khi ngươi không còn hữu dụng, ta cũng giết ngươi đó thôi, chỉ là ta thương nhà ngươi nên mới giữ cho như thế. Hơn nữa phải không qua lại với ngươi, mới dễ mà thực hiện cái mưu của ta.
- Đệ hiểu vương gia biết đệ là thủy tướng giỏi nên mới bày ra việc cá sấu sông Lô để đệ dễ làm, nhưng tướng quân Lê Như Tiên còn không trị được cá sấu sông đó, liệu đệ có làm được không?
Trần Linh nói:
- Làm được hay không, hãy về hỏi thầy Huyền Thiên và cha ngươi ấy sẽ rõ.
Sáng ngày hôm sau, có thánh chỉ của Vua tới tận phủ nhà họ Trịnh, cả gia đình cùng ra tiếp thánh chỉ, Vua cho triệu Trịnh Chiến vào cung, Chiến nhận chỉ lòng cũng lo lắng lắm, gặng hỏi nhưng sứ giả chỉ nói:
- Nay là lúc dùng người, Bệ Hạ là người nhìn xa trông rộng chẳng nỡ hại người hiền lương, ông vào cung rồi tùy cơ mà ứng biến, chứ tôi cũng chẳng biết ý ngài ra sao.
Trịnh Chiến trong lòng lo lắng, nhưng được người nhà động viên, vậy là theo sứ vào cung.
Bấy giờ yết kiến Nhân Tông, Trịnh Chiến thấy ở nơi chánh cung của Vua ngự có rất nhiều người, nhưng đều là quan nội hậu, về hàng vương tướng chỉ có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Bạch vương gia Trần Linh, và Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật.
Chiến đưa mắt dò chừng, kể từ ngày chia tay nhau hôm đó, Trần Linh không hề tới phủ Trịnh nửa bước, chẳng biết giờ người ấy lòng dạ thế nào, đoạn thấy Trần Linh khẽ mỉm cười với mình, Chiến mới thầm yên tâm trong dạ.
Bấy giờ Vua cho miễn lễ rồi truyền:
- Đây chẳng phải buổi thượng triều, gọi ngươi đến chỉ là vì có chút việc riêng trong nhà, nay ở đây chỉ có những người trụ cột thân tín của ta, ngươi hãy nói cho thực
Trịnh Chiến chắp tay xin vâng, Vua nói:
- Việc của ngươi và công chúa An Tư, Trẫm đã biết rồi, thế nhưng ngươi hãy cứ nói lại cho tỏ tường.
Trịnh Chiến liền kể lại một lượt, chẳng dám giấu diếm gì, Vua nghe xong nhìn quần thần rồi cười, đoạn nói:
- Ngươi biết vì sao nay triệu ngươi đến bàn việc tình ái, mà lại có cả ba vị vương gia ở đây chăng?
Trịnh Chiến cũng lấy điều đó làm lạ nhưng từ nãy tới giờ chưa dám hỏi, bấy giờ Vua nói:
- Bởi lẽ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là người huyền nhân, có thể biết được điều ngươi nói là thật hay dối, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật vốn là chủ cũ của Ngũ Thu Linh, nên nó có tài gì, Văn Vương là người biết rõ, Bạch vương Trần Linh vốn là người ngươi tin tưởng thưa chuyện, trong những ngày qua đã báo lại cho ta hết cả, lại cũng xin cho ngươi rất nhiều, ta tạm ra lệnh cho vương gia không qua thông tin cho ngươi để nay hỏi lại, quả là lời ngươi nói trước sau đều trùng khớp.
Chiêu Văn Vương nói:
- Ngũ Thu Linh là đứa có tài huyền môn giỏi về trùng hồn, có thể nói việc gặp gỡ của Trịnh tướng quân và công chúa do ý trời sắp đặt, nay triều đình đương lúc cần người tài, xin Bệ Hạ hãy chấp chước mà phá lệ một lần, để họ tới được với nhau, như thế thì sau này, những người tài nhưng khác họ rồng cùng vì nhìn vào đó mà phấn đấu, tận tâm tận mạng cống hiến cho triều đình, vì quốc gia xã tắc.
Trần Linh cũng bước lên nói:
- Lời Chiêu Văn Vương nói chẳng sai, Trịnh Chiến là viên dũng tướng hiếm gặp, ngày nay chẳng dễ gì mà có được, nếu hôm nay Bệ Hạ phá lệ cho hắn làm phò mã, ngày sau không chỉ một, mà sẽ còn vô vàn Trịnh Chiến khác xả thân vì việc nước cho Bệ Hạ, thế chẳng phải là hay sao?
Vua Nhân Tông nhìn lại, thấy Hưng Đạo Vương cũng gật đầu ưng thuận, ra điều muốn dùng vị tướng trẻ này, thế nhưng Vua vẫn làm như đăm chiêu suy nghĩ hồi lâu, đoạn mới nói:
- Trẫm đã cho các cơ quan mật vụ và thám tử đi điều tra kĩ lưỡng, ngươi chẳng có vấn đề gì, cứ xét như lời các vị vương gia và lời của người bên phủ công chúa, thì tình cảm ngươi dành cho công chúa cũng là thật chẳng hề vụ lợi, xét về tình, công chúa cũng đã tới tuổi lấy chồng, lại ra ý ưng ngươi, Trẫm nên tác hợp cho, nhưng xét về lý, ngươi là người ngoại tộc, lại là tướng chưa có công danh gì, Trẫm có thể xét miễn phạt tội vô lễ cho ngươi, nhưng làm sao mà tác hợp để cho danh chính ngôn thuận? Nếu Trẫm làm như thế, liệu bách dân có cười chê hay không? Nếu cho đạt quá dễ dàng thì có hai điều hại, thứ nhất là mất đi phẩm giá công chúa ở ngôi tôn quý, thứ hai khiến cho bách dân chẳng còn nỗ lực lập công nơi sa trường, hoặc là cố đạt tới địa vị, ai nấy cũng đều trông mong có được vận may, các khanh nghe Trẫm nói thế có đúng không?
Hưng Đạo Vương nói:
- Thánh ý của Bệ Hạ chẳng sai, thế nhưng việc đó cũng chẳng khó, nay nước nhà đang đứng trước nguy cơ, là lúc cần người tướng giỏi, Trịnh Chiến là quán quân kì thi tứ hổ, có thực tài thì đâu có ngại gì? Giờ đây cả nước khí thế đánh giặc, việc hỉ cũng chưa phải dịp hay, chờ cho thời gian tới, sẽ cho hắn giữ nơi biên cương, tức thì có công danh, khi đó cũng chẳng sợ người đời đàm tiếu.
Nhân Tông cười nói:
- Hưng Đạo Vương nói đúng ý ta lắm.
Bạch vương Trần Linh liền đứng ra nói:
- Thánh ý của Bệ Hạ và lời Hưng Đạo Vương dạy chẳng sai, thế nhưng việc chinh chiến còn chưa định ngày, chẳng biết khi nào cho xong, mà tuổi trẻ thì như ngọn lửa sục sôi, công chúa cũng đang vào thì con gái, nếu để chờ đợi quá lâu e rằng mòn mỏi, lại giảm đi nhuệ khí, nay có việc cá sấu ở sông Lô, hay nhân việc đó mà thử tài tướng xem thế nào?
Nhân Tông cười nói:
- Phải đấy! Vậy giao việc ở sông Lô cho hắn xem thế nào?
Trịnh Chiến còn ngây ra chưa hiểu chuyện gì, thì Chiêu Văn Vương bước ra nói cho hắn biết về việc cá sấu sông Lô.
Lại nói từ ngày Thoát Hoan dẫn quân tới đóng ở biên giới Lạng Châu, thì ở sông Lô* liền có nạn cá sấu lên bờ, cá sấu đó rất khác thường, vảy cứng như thép, thường hay bơi qua lại khúc sông có quân sĩ đóng để luyện tập thủy quân, đã cắn chết nhiều binh lính, nên một dải sông rộng không tập luyện được nữa, thủy tướng giữ ở địa hạt sông Lô là Lê Như Tiên dâng sớ về triều về nạn cá sấu đó, sau lại đích thân về tận cung báo với nhà Vua, nhưng Vua bận nhiều công việc chuẩn bị cho phòng thủ nước Nguyên, cho tấu sớ của như Tiên ở sông Lô là việc địa họa* , chỉ là điềm do có quân bắc đóng ở gần đó mà ra, theo thời gian sẽ hết, nên không xét tấu sớ của như Tiên, việc vẫn còn đang để đó.
(*Sông Lô: là sông Hồng ngày nay; địa họa: họa do tự nhiên gây ra.)
Bấy giờ Chiêu Vương nói xong thì Vua cười ha hả mà rằng:
- Lời các khanh thực hợp ý Trẫm, nhưng chỉ hiềm Lê Như Tiên là tay thủy tướng lão luyện mà phải chịu bó tay, Trịnh Chiến liệu có đảm đương được không?
Trần Linh vội bước lên nói:
- Muôn tâu Thánh Thượng, chắc Thánh Thượng nhiều công việc nên tạm không nhớ, cha con Trịnh tướng quân xuất thân ở Tế Giang, học thủy thuật với đại thủy tướng của Vu Sơn Tế Giang là Thủy Thiên Di nên đều giỏi nghề sông nước. Trong nước nam này, người giỏi Thủy Binh hơn Thủy Thiên Di thì có mấy người? Chẳng phải Bệ Hạ triệu Trịnh Minh về kinh cũng là để lo gìn giữ cho mặt sông nước ở Hoan Châu đó hay sao? Có lẽ chỉ vì hắn tỏ rõ được tài năng đánh bộ trong kì thi tứ hổ mà bệ hạ quên mất hắn xuất thân là tay thủy tướng rồi.
Nhân Tông hỏi Trịnh Chiến:
- Ngươi học Thủy Binh với Thủy Thiên Di à?
Trịnh Chiến vội nói:
- Đó là sư phụ của thần ở Vu Sơn.
Vua cười nói:
- Hảo anh hùng, đánh bộ đánh thủy đều giỏi, vậy nay ta giao việc sông Lô cho ngươi lo, nếu làm tốt thì sẽ có thưởng, làm sai thì tội mới tội cũ cộng lại mà trị một lần.
…
Bấy giờ cùng rời khỏi cung Vua, Trịnh Chiến mới lạy Trần Linh, ân cần mà nói:
- Cảm tạ vương gia thực lòng nói đỡ cho trước mặt Thánh Thượng, Chiến này mới được toàn mạng.
Trần Linh cười nói:
- Hưng Vương, Chiêu Vương và Thánh Thượng đều đã ưng nhà ngươi rồi, không nỡ trách tội ngươi đâu, ban nãy trong cung rồng chỉ là trò diễn kịch Vua sai hai vương gia làm cho ngươi biết uy mà nể đó thôi, kẻ tung người hứng, ngươi vốn là người thật thà chẳng nhìn ra được thánh ý, nhưng ta thì biết như thế.
Trịnh Chiến vui như mở cờ trong bụng, cười nói:
- Thật vậy sao? Thực trong gầm trời này chẳng có gì qua nổi mắt của Bạch vương gia.
Trần Linh nói:
- Đã dò được ra thánh ý rồi, thì cứ thuận việc mà tát nước theo mưa thì sẽ xong đó thôi, chỉ có ngu như ngươi mới không hiểu điều đó, hôm nay ngươi lại nhớ lấy lời đại ca dạy cho nhà ngươi, ấy là phàm trên đời, có nhiều việc người ta chẳng nói thẳng ra vì nguyên cớ nào đó, nếu thực biết được, người đó có quyền uy hơn mình thì mình nói dựa theo, nói ra điều người đó suy nghĩ, xem như chẳng để người đó phải ra mặt, ấy là dành được cảm tình của người ta, sau này sẽ được cất nhắc, hoặc nếu người đó quyền uy dưới mình, thì biết được ý rồi, lại tránh làm cho họ bẽ mặt xấu hổ, nuôi thù oán trong lòng dẫn tới bất lợi về sau, ấy là thuật dùng người, Bệ Hạ và Hưng Đạo Vương đều giỏi dùng thuật ấy, nên mới làm cho ngươi vừa phục vừa sợ như vậy đó.
Vậy mới thấy Trần Linh thực được thừa hưởng trí tuệ của Chiêu Quốc Vương, khôn khéo nhất đời, đối nhân xử thế, thông hiểu việc chính trường không ai sánh bằng.
Trịnh Chiến chắp tay nói:
- Lời đại ca dạy chết đệ cũng chẳng dám quên, vậy cớ sao mấy nay chẳng thấy đại ca tới thăm đệ? Có thực là bị Vua hãm không cho tới hay không? Làm đệ cho rằng đại ca vẫn trách đệ chuyện hôm nọ.
Trần Linh đáp:
- Vua chẳng cấm nhưng ta biết ý Vua không thích, nên ta không tới chứ ta nào chấp gì ngươi? Ở với nhau đâu chỉ mới có một hai ngày mà chẳng hiểu con người của nhau? Nếu khi đó ngươi thực nhường công chúa cho ta, thì sớm muộn khi ngươi không còn hữu dụng, ta cũng giết ngươi đó thôi, chỉ là ta thương nhà ngươi nên mới giữ cho như thế. Hơn nữa phải không qua lại với ngươi, mới dễ mà thực hiện cái mưu của ta.
- Đệ hiểu vương gia biết đệ là thủy tướng giỏi nên mới bày ra việc cá sấu sông Lô để đệ dễ làm, nhưng tướng quân Lê Như Tiên còn không trị được cá sấu sông đó, liệu đệ có làm được không?
Trần Linh nói:
- Làm được hay không, hãy về hỏi thầy Huyền Thiên và cha ngươi ấy sẽ rõ.