Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 16
Tập 16.
Bấy giờ Chiêu Quốc Vương lại nói:
- Hùng mạnh như nhà Tống cũng tan xương, thây nổi khắp cả biển đông, cơ nghiệp tiêu tan trong nháy mắt, mong hoàng huynh soi xét cho kĩ kẻo hủy mất sự nghiệp của Tiên Vương*.
(*Tiên Vương: chỉ Trần Thái Tông, cha của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, là người sáng lập ra nhà Trần.)
Thượng Hoàng chợt nhìn nghiêng sang Ích Tắc bằng con mắt rất lạ, rồi nói:
- Ý trẫm đã quyết rồi, nếu sự việc diễn ra thế, cứ thế mà làm, quần thần không tranh luận thêm nữa.
Chiêu Quốc Vương nghe Thượng Hoàng truyền thì không nói gì, chắp tay đứng lui về.
Đoạn cho bãi triều.
…
Chỉ ít ngày sau, sự việc liền diễn ra y như Vua tôi nhà Trần dự đoán.
Quả nhiên nước Nguyên xuất binh đánh nước Chiêm Thành, sai thừa tướng Toa Đô làm tổng chỉ huy binh mã, dẫn năm ngàn quân, đi vòng qua đường biển nước Việt mà xâm nhập vào nước Chiêm Thành*.
(*Nước Đại Việt về phương Nam chỉ tới Hoan Châu, tức Nghệ An bây giờ, xuống dưới nữa từ Quảng Bình là nước Chiêm Thành, nhà Nguyên ở phương Bắc, nếu đi đường bộ thì phải qua nước Việt mới sang được Chiêm, nhưng nếu đi đường biển men theo lối đảo Hải Nam thì vòng qua vùng biển Thanh Hóa là tới được.)
Bấy giờ có đoàn sứ của Chiêm Thành đi sang nước Việt, cả đoàn một trăm người, dẫn đầu là thừa tướng người Chiêm tên Bố Bà Ma Các, mang theo voi trắng cống nạp, xin được vào chầu.
Vua cho mời vào tiếp gặp, Bố Bà Ma Sác quỳ xuống hành lễ, dâng voi trắng lên cho Vua rồi tâu lại chuyện nước nhà đang gặp nạn xâm lăng của người Nguyên, mong Nhân Tông ra ơn cứu giúp.
Vua Nhân Tông nói:
- Trẫm đã biết việc, xin sứ cứ về dinh nghỉ ngơi, trẫm sẽ có hồi đáp.
Đoạn cứ y theo lời Thánh Tông căn dặn mà làm, hội bàn các quan hỏi việc, các quan đồng thuận cả, Vua liền lệnh cung cấp nhu yếu phẩm cho sứ nước Chiêm Thành chở về, lại gửi cho nước Chiêm Thành hai vạn quân binh và năm trăm chiến thuyền tiếp viện.
Bố Bà Ma Các mừng lắm, lạy tạ hoàng ân rối rít, rồi vội vàng đưa viện binh trở về, hết lời ca tụng công đức của Vua nước Việt, từ đó hai nước càng thân tình hơn.
Ngay khi sứ Chiêm Thành đi khỏi thì có đoàn sứ của người Nguyên sang nước Việt, đi đầu là Sài Thung tới hội kiến.
Vua Nhân Tông sai sắp xếp cho hai đoàn sứ nghỉ ngơi tại dịch quán ở kinh thành, bấy giờ ở kinh thành thấy sự việc, đã bắt đầu đồn ầm ĩ cả lên về việc chiến tranh, lòng người hoang mang dao động, việc buôn bán và các hoạt động thường ngày đều bị xáo trộn cả.
Sài Thung ở tại dinh xá cho sứ, Vua sai đại thần đến mời, Thung không thèm đáp lễ, Vua mời yến tiệc, hắn cũng chẳng tới dự, Thung cưỡi ngựa đi lại trong kinh thành, nghênh ngang kiêu ngạo, sai người đưa thư trách lại việc Nhân Tông lên ngôi mà không báo, đòi Nhân Tông phải đích thân đến phủ của hắn gặp thì hắn mới tiếp chuyện. Vua sai Nhân Huệ Vương Trần Nhật Duật tới, Sài Thung cũng không ra tiếp. Vua chẳng biết làm sao, định đi tới phủ của Sài Thung cho yên chuyện thì các quan can ngăn không cho đi, bấy giờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói:
- Thánh thượng là ngôi chí tôn, dù nước ta có là nước nhỏ cũng chẳng có chuyện nhà Vua thân chinh ra tiếp sứ, xin để thần ra tiếp sứ.
Vua nói:
- Đại vương chớ có nóng giận mà làm hỏng đại sự nhé, việc này chẳng phải thường đâu.
Hưng Đạo Vương cười mà rằng:
- Người làm tướng phải biết tiến thoái cho kịp thời, lý nào lại không làm được?
Nói đoạn gọt tóc, mặc áo nhà sư, đi thẳng tới phủ Sài Thung.
Bấy giờ người phương Bắc rất trọng Phật giáo, Hưng Đạo Vương đến, Sài Thung liền cho vào, rồi Hưng Đạo Vương lạy dưới thềm, Sài Thung nằm trên giường, cũng ngồi dậy mà tiếp lễ.
Bấy giờ hai người hành lễ ngồi trò chuyện, Sài Thung nói chuyện được vài câu thì nhận ra ngay đây là người có cốt cách phi thường, liền sai gia nhân đứng bên cạnh.
Gia nhân của Sài Thung dùng con dao nhọn đứng phía sau cứ thế mà gõ vào đầu Hưng Đạo Vương đến bật cả máu ra nhưng Vương vẫn vui cười điềm nhiên tiếp sứ, nói chuyện như không.
Sài Thung lấy thế làm phục, Vương đi rồi, Sài Thung mới nói với thủ hạ:
- Có thân vương như thế, Vua hẳn là chẳng tầm thường, ta phải vào cung thôi.
Thế rồi hôm sau vào triều diện kiến nhà Vua, Vua thấy thế thì mới yên dạ.
Sài Thung nói:
- Nay đại quân thiên triều theo mệnh trời đi lấy đất phương Nam, Hữu thừa tướng đã dẫn thủy binh đi theo đường biển vào, còn đại quân do đích thân Trấn Nam Vương Thoát Hoan đang giữ ở biên giới, phải đi qua quý quốc mới xuống được miền Nam, nhưng vì có việc đi mượn đường như thế nên sai tôi đến tâu với bệ hạ một câu cho hợp lẽ. Nay bệ hạ đã biết việc, hãy làm tròn nghĩa vụ thần tử của thiên triều mà cùng tương trợ, được đón thái tử của thiên triều thực là cái phúc của nước Việt lắm.
Nhân Tông nghe thế giận lắm, nhưng kìm giận trong lòng hỏi:
- Vậy xin tiên sinh dạy cho, tôi nên làm thế nào thì tròn nghĩa vụ của thần tử?
Sài Thung ung dung đáp:
- Việc cũng chẳng có gì khó, chỉ xin bệ hạ làm cho những điều sau đây.
Thứ nhất, đường đi xa xôi, thủy thổ chẳng quen, đại quân đi tới đâu, mong dân quân nước Việt hỗ trợ cho về nơi ăn chốn ở, lương thực thuốc men.
Thứ hai, quân đi xa chẳng mang được nhiều, đại quân đi tới từng địa phương sẽ có chiêu binh, nay nước Việt là thần tử của nước Nguyên, xưa nay đều phải cống để kính hiếu nhưng nước ngài nhiều lần thoái thác, lần này là dịp để chuộc tội cũ, nếu đại quân chiêu binh ở đâu, xin cho dân phu trai tráng đủ tuổi thanh niên cùng theo đại quân mà chinh phạt.
Thứ ba, việc đường biển cần có hậu kì, xin cấp cho các chiến thuyền hỗ trợ cho thừa tướng Toa Đô.
Thứ tư, nay binh trời tới, Chiêm Thành nhỏ yếu tất sang cầu viện, nếu chúng tới hãy bắt sứ giao nộp lại cho thiên triều, sẽ được trọng thưởng.
Nhân Tông ngẫm nghĩ một hồi, Sài Thung thấy Vua ngần ngừ không đáp thì nói:
- Xin bệ hạ hãy nghĩ cho kĩ, tôi thấy các điều đó cũng chẳng có khó gì, bệ hạ cứ bàn bạc với quần thần, tôi sẽ chờ xin ý người. Người nên biết Trấn Nam Vương Thoát Hoan vốn là người hay tự quyết, ngay cả Nguyên Thế Tổ nói đôi khi cũng chẳng được, vậy thì dù người có đồng ý cho mượn đường đi hay không, Trấn Nam Vương vẫn sẽ mang quân đi qua Đại Việt thôi, nếu việc đón tiếp không có, e là tình hình sẽ khác.
Sài Thung cao giọng nhấn mạnh lời nói, ý thách thức đã hiện rõ ra ai ai cũng dễ dàng luận được. Các quan tướng đều bất bình ra mặt, nghiến răng trợn mắt nhìn Sài Thung nhưng thung cứ ung dung tự nhiên như không, nói:
- Tôi xin về phủ nghỉ chờ đợi thánh chỉ.
Chợt Sài Thung vừa quay đi, Nhân Tông nói:
- Xin sứ dừng bước cho.
Sài Thung quay lại, Vua nói:
- Tôi là Vua một nước, quyền trong nước này tôi cao hơn cả, không cần bàn bạc với ai cả, về việc của tiên sinh nói, tôi đã có câu trả lời cho tiên sinh.
Thứ nhất, Nước tôi còn nghèo, dân không đủ ăn, lấy đâu ra tiền nong lương thực mà cung cấp cho đại quân?
Thứ hai, binh nước tôi yếu, huấn luyện sơ sài, nếu cho nhập vào đại quân chỉ làm cho chậm trễ tiến trình, làm bận lòng tướng soái, có khi còn lúng túng vụng về, làm hỏng việc lớn của thiên triều, vậy nên chẳng dám góp binh.
Thứ ba, nước tôi xưa nay vũ khí lạc hậu thô sơ, không mạnh về thủy quân, trong nước thuyền bè chỉ đủ đi lại, làm gì có thuyền chiến mà cung cấp?
Thứ tư, về việc Chiêm Thành, đánh nhau không bắt sứ, quan hệ hai nước các vị thế nào, chúng tôi không can dự, nên chẳng thể bắt sứ nước họ mà nạp, mong tiên sinh về tâu lại với thái tử nỗi lòng của Vua tôi nước Việt, rồi nhờ thái tử xem xét thông cảm cho.
Vậy là Nhân Tông chối phắt tất cả các yêu sách của sứ nước Nguyên không chấp thuận điều nào.
Sài Thung nghe xong thì biết ý Vua, trong lòng giận lắm nhưng ngoài mặt vẫn như không có gì, chẳng hề biến sắc, bấy giờ mới lạy Vua mà nói:
- Ý nhà Vua đã rõ, tôi sẽ về báo lại với thái tử không sót một chữ, chúc nhà Vua cùng non sông Đại Việt mãi được trường tồn.
Nói đoạn quay người bước đi.
Sài Thung đi rồi, chợt có vị viên tướng bước ra, thì ra là Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, nói:
- Thưa tâu thánh thượng, tên này thực tên láo toét ăn nói càn rỡ, chẳng xem bệ hạ và nước Việt ra gì, nay bệ hạ nói thế cũng đã là nói trắng ra với chúng, giờ chắc chẳng tránh được cái nạn binh đao, đàng nào cũng thế, chi bằng để tôi đuổi theo chém chết tên này cho rồi.
Nhân Tông vội can lại, nói:
- Hoàng thúc chớ có nóng nảy, xưa nay việc binh đao giữa hai nước có sinh ra thì không chém sứ, tuy ta là nước nhỏ, dẫu cho chúng có đánh ta trước nhưng ta cũng không làm điều gì trái với đạo lễ, như thế thì khắp thiên hạ đều phục ta, lòng dân quy thuận ta. Giết một Sài Thung, thì hả được cái nhục trước mắt nó sỉ nhục ta, nhưng xét về lâu dài lại là bất lợi, đó chính là cái cớ cho chúng vu cho ta khơi ra chiến tranh trước, lại còn làm hỏng cái đạo quân tử của nước việt.
Văn Vương nói:
- Bệ hạ nói chính phải, vậy giờ việc đã như thế, nên liệu tính thôi chứ?
Nhân Tông nói:
- Việc này ta và Thượng Hoàng đã liệu tính xong kể từ khi quyết định tiếp viện cho nước Chiêm Thành rồi, nay các ái khanh hãy cùng nghe lệnh!
Tức thì bá quan văn võ đều chắp tay đợi lệnh, Nhân Tông nói:
- Việc chiến trận đã rõ ràng, sớm hay muộn thì tùy vào kết quả đánh Chiêm Thành của Toa Đô và việc điều binh di chuyển của Thoát Hoan, nay ta cần có sự chuẩn bị, trước nhất phải tới Bình Than* để hội ý với các bô lão, việc lớn trong nước hãy cứ nên hỏi người già, trăm quan cùng khởi hành theo ta, việc phong tướng chiến trinh và việc điều quân trấn giữ sẽ được thực hiện tại đó, tùy vào việc chiến sự ở miền Nam.
(*Bình Than: đoạn sông Lục Đầu chảy qua huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương hiện nay.)
Các quan đều cúi đầu nhận lệnh, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói:
- Còn việc văn thi, chọn ra người mưu sĩ, người thượng khanh, quân sư hoạch định trong quân, ta giao cho Chiêu Quốc Vương và thượng tướng Thái Sư chủ trì cùng lập ra ban giám khảo, mong hai vị hoàng thúc làm nhanh chóng cho.
Cả hai vị vương gia đều bước ra nhận lệnh.
Bấy giờ Vua soạn thánh chỉ, ban sắc lệnh bố cáo khắp thiên hạ, chọn ra người dũng tướng cừ khôi, chọn ra hai ban văn võ, cả nước Việt biết tin đều xôn xao, thanh niên trai tráng đều khí thế ngút trời, tới đăng kí đi thi đông như trẩy hội, ai ai cũng muốn lập công cho nước nhà.
Bấy giờ Chiêu Quốc Vương lại nói:
- Hùng mạnh như nhà Tống cũng tan xương, thây nổi khắp cả biển đông, cơ nghiệp tiêu tan trong nháy mắt, mong hoàng huynh soi xét cho kĩ kẻo hủy mất sự nghiệp của Tiên Vương*.
(*Tiên Vương: chỉ Trần Thái Tông, cha của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông, là người sáng lập ra nhà Trần.)
Thượng Hoàng chợt nhìn nghiêng sang Ích Tắc bằng con mắt rất lạ, rồi nói:
- Ý trẫm đã quyết rồi, nếu sự việc diễn ra thế, cứ thế mà làm, quần thần không tranh luận thêm nữa.
Chiêu Quốc Vương nghe Thượng Hoàng truyền thì không nói gì, chắp tay đứng lui về.
Đoạn cho bãi triều.
…
Chỉ ít ngày sau, sự việc liền diễn ra y như Vua tôi nhà Trần dự đoán.
Quả nhiên nước Nguyên xuất binh đánh nước Chiêm Thành, sai thừa tướng Toa Đô làm tổng chỉ huy binh mã, dẫn năm ngàn quân, đi vòng qua đường biển nước Việt mà xâm nhập vào nước Chiêm Thành*.
(*Nước Đại Việt về phương Nam chỉ tới Hoan Châu, tức Nghệ An bây giờ, xuống dưới nữa từ Quảng Bình là nước Chiêm Thành, nhà Nguyên ở phương Bắc, nếu đi đường bộ thì phải qua nước Việt mới sang được Chiêm, nhưng nếu đi đường biển men theo lối đảo Hải Nam thì vòng qua vùng biển Thanh Hóa là tới được.)
Bấy giờ có đoàn sứ của Chiêm Thành đi sang nước Việt, cả đoàn một trăm người, dẫn đầu là thừa tướng người Chiêm tên Bố Bà Ma Các, mang theo voi trắng cống nạp, xin được vào chầu.
Vua cho mời vào tiếp gặp, Bố Bà Ma Sác quỳ xuống hành lễ, dâng voi trắng lên cho Vua rồi tâu lại chuyện nước nhà đang gặp nạn xâm lăng của người Nguyên, mong Nhân Tông ra ơn cứu giúp.
Vua Nhân Tông nói:
- Trẫm đã biết việc, xin sứ cứ về dinh nghỉ ngơi, trẫm sẽ có hồi đáp.
Đoạn cứ y theo lời Thánh Tông căn dặn mà làm, hội bàn các quan hỏi việc, các quan đồng thuận cả, Vua liền lệnh cung cấp nhu yếu phẩm cho sứ nước Chiêm Thành chở về, lại gửi cho nước Chiêm Thành hai vạn quân binh và năm trăm chiến thuyền tiếp viện.
Bố Bà Ma Các mừng lắm, lạy tạ hoàng ân rối rít, rồi vội vàng đưa viện binh trở về, hết lời ca tụng công đức của Vua nước Việt, từ đó hai nước càng thân tình hơn.
Ngay khi sứ Chiêm Thành đi khỏi thì có đoàn sứ của người Nguyên sang nước Việt, đi đầu là Sài Thung tới hội kiến.
Vua Nhân Tông sai sắp xếp cho hai đoàn sứ nghỉ ngơi tại dịch quán ở kinh thành, bấy giờ ở kinh thành thấy sự việc, đã bắt đầu đồn ầm ĩ cả lên về việc chiến tranh, lòng người hoang mang dao động, việc buôn bán và các hoạt động thường ngày đều bị xáo trộn cả.
Sài Thung ở tại dinh xá cho sứ, Vua sai đại thần đến mời, Thung không thèm đáp lễ, Vua mời yến tiệc, hắn cũng chẳng tới dự, Thung cưỡi ngựa đi lại trong kinh thành, nghênh ngang kiêu ngạo, sai người đưa thư trách lại việc Nhân Tông lên ngôi mà không báo, đòi Nhân Tông phải đích thân đến phủ của hắn gặp thì hắn mới tiếp chuyện. Vua sai Nhân Huệ Vương Trần Nhật Duật tới, Sài Thung cũng không ra tiếp. Vua chẳng biết làm sao, định đi tới phủ của Sài Thung cho yên chuyện thì các quan can ngăn không cho đi, bấy giờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói:
- Thánh thượng là ngôi chí tôn, dù nước ta có là nước nhỏ cũng chẳng có chuyện nhà Vua thân chinh ra tiếp sứ, xin để thần ra tiếp sứ.
Vua nói:
- Đại vương chớ có nóng giận mà làm hỏng đại sự nhé, việc này chẳng phải thường đâu.
Hưng Đạo Vương cười mà rằng:
- Người làm tướng phải biết tiến thoái cho kịp thời, lý nào lại không làm được?
Nói đoạn gọt tóc, mặc áo nhà sư, đi thẳng tới phủ Sài Thung.
Bấy giờ người phương Bắc rất trọng Phật giáo, Hưng Đạo Vương đến, Sài Thung liền cho vào, rồi Hưng Đạo Vương lạy dưới thềm, Sài Thung nằm trên giường, cũng ngồi dậy mà tiếp lễ.
Bấy giờ hai người hành lễ ngồi trò chuyện, Sài Thung nói chuyện được vài câu thì nhận ra ngay đây là người có cốt cách phi thường, liền sai gia nhân đứng bên cạnh.
Gia nhân của Sài Thung dùng con dao nhọn đứng phía sau cứ thế mà gõ vào đầu Hưng Đạo Vương đến bật cả máu ra nhưng Vương vẫn vui cười điềm nhiên tiếp sứ, nói chuyện như không.
Sài Thung lấy thế làm phục, Vương đi rồi, Sài Thung mới nói với thủ hạ:
- Có thân vương như thế, Vua hẳn là chẳng tầm thường, ta phải vào cung thôi.
Thế rồi hôm sau vào triều diện kiến nhà Vua, Vua thấy thế thì mới yên dạ.
Sài Thung nói:
- Nay đại quân thiên triều theo mệnh trời đi lấy đất phương Nam, Hữu thừa tướng đã dẫn thủy binh đi theo đường biển vào, còn đại quân do đích thân Trấn Nam Vương Thoát Hoan đang giữ ở biên giới, phải đi qua quý quốc mới xuống được miền Nam, nhưng vì có việc đi mượn đường như thế nên sai tôi đến tâu với bệ hạ một câu cho hợp lẽ. Nay bệ hạ đã biết việc, hãy làm tròn nghĩa vụ thần tử của thiên triều mà cùng tương trợ, được đón thái tử của thiên triều thực là cái phúc của nước Việt lắm.
Nhân Tông nghe thế giận lắm, nhưng kìm giận trong lòng hỏi:
- Vậy xin tiên sinh dạy cho, tôi nên làm thế nào thì tròn nghĩa vụ của thần tử?
Sài Thung ung dung đáp:
- Việc cũng chẳng có gì khó, chỉ xin bệ hạ làm cho những điều sau đây.
Thứ nhất, đường đi xa xôi, thủy thổ chẳng quen, đại quân đi tới đâu, mong dân quân nước Việt hỗ trợ cho về nơi ăn chốn ở, lương thực thuốc men.
Thứ hai, quân đi xa chẳng mang được nhiều, đại quân đi tới từng địa phương sẽ có chiêu binh, nay nước Việt là thần tử của nước Nguyên, xưa nay đều phải cống để kính hiếu nhưng nước ngài nhiều lần thoái thác, lần này là dịp để chuộc tội cũ, nếu đại quân chiêu binh ở đâu, xin cho dân phu trai tráng đủ tuổi thanh niên cùng theo đại quân mà chinh phạt.
Thứ ba, việc đường biển cần có hậu kì, xin cấp cho các chiến thuyền hỗ trợ cho thừa tướng Toa Đô.
Thứ tư, nay binh trời tới, Chiêm Thành nhỏ yếu tất sang cầu viện, nếu chúng tới hãy bắt sứ giao nộp lại cho thiên triều, sẽ được trọng thưởng.
Nhân Tông ngẫm nghĩ một hồi, Sài Thung thấy Vua ngần ngừ không đáp thì nói:
- Xin bệ hạ hãy nghĩ cho kĩ, tôi thấy các điều đó cũng chẳng có khó gì, bệ hạ cứ bàn bạc với quần thần, tôi sẽ chờ xin ý người. Người nên biết Trấn Nam Vương Thoát Hoan vốn là người hay tự quyết, ngay cả Nguyên Thế Tổ nói đôi khi cũng chẳng được, vậy thì dù người có đồng ý cho mượn đường đi hay không, Trấn Nam Vương vẫn sẽ mang quân đi qua Đại Việt thôi, nếu việc đón tiếp không có, e là tình hình sẽ khác.
Sài Thung cao giọng nhấn mạnh lời nói, ý thách thức đã hiện rõ ra ai ai cũng dễ dàng luận được. Các quan tướng đều bất bình ra mặt, nghiến răng trợn mắt nhìn Sài Thung nhưng thung cứ ung dung tự nhiên như không, nói:
- Tôi xin về phủ nghỉ chờ đợi thánh chỉ.
Chợt Sài Thung vừa quay đi, Nhân Tông nói:
- Xin sứ dừng bước cho.
Sài Thung quay lại, Vua nói:
- Tôi là Vua một nước, quyền trong nước này tôi cao hơn cả, không cần bàn bạc với ai cả, về việc của tiên sinh nói, tôi đã có câu trả lời cho tiên sinh.
Thứ nhất, Nước tôi còn nghèo, dân không đủ ăn, lấy đâu ra tiền nong lương thực mà cung cấp cho đại quân?
Thứ hai, binh nước tôi yếu, huấn luyện sơ sài, nếu cho nhập vào đại quân chỉ làm cho chậm trễ tiến trình, làm bận lòng tướng soái, có khi còn lúng túng vụng về, làm hỏng việc lớn của thiên triều, vậy nên chẳng dám góp binh.
Thứ ba, nước tôi xưa nay vũ khí lạc hậu thô sơ, không mạnh về thủy quân, trong nước thuyền bè chỉ đủ đi lại, làm gì có thuyền chiến mà cung cấp?
Thứ tư, về việc Chiêm Thành, đánh nhau không bắt sứ, quan hệ hai nước các vị thế nào, chúng tôi không can dự, nên chẳng thể bắt sứ nước họ mà nạp, mong tiên sinh về tâu lại với thái tử nỗi lòng của Vua tôi nước Việt, rồi nhờ thái tử xem xét thông cảm cho.
Vậy là Nhân Tông chối phắt tất cả các yêu sách của sứ nước Nguyên không chấp thuận điều nào.
Sài Thung nghe xong thì biết ý Vua, trong lòng giận lắm nhưng ngoài mặt vẫn như không có gì, chẳng hề biến sắc, bấy giờ mới lạy Vua mà nói:
- Ý nhà Vua đã rõ, tôi sẽ về báo lại với thái tử không sót một chữ, chúc nhà Vua cùng non sông Đại Việt mãi được trường tồn.
Nói đoạn quay người bước đi.
Sài Thung đi rồi, chợt có vị viên tướng bước ra, thì ra là Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, nói:
- Thưa tâu thánh thượng, tên này thực tên láo toét ăn nói càn rỡ, chẳng xem bệ hạ và nước Việt ra gì, nay bệ hạ nói thế cũng đã là nói trắng ra với chúng, giờ chắc chẳng tránh được cái nạn binh đao, đàng nào cũng thế, chi bằng để tôi đuổi theo chém chết tên này cho rồi.
Nhân Tông vội can lại, nói:
- Hoàng thúc chớ có nóng nảy, xưa nay việc binh đao giữa hai nước có sinh ra thì không chém sứ, tuy ta là nước nhỏ, dẫu cho chúng có đánh ta trước nhưng ta cũng không làm điều gì trái với đạo lễ, như thế thì khắp thiên hạ đều phục ta, lòng dân quy thuận ta. Giết một Sài Thung, thì hả được cái nhục trước mắt nó sỉ nhục ta, nhưng xét về lâu dài lại là bất lợi, đó chính là cái cớ cho chúng vu cho ta khơi ra chiến tranh trước, lại còn làm hỏng cái đạo quân tử của nước việt.
Văn Vương nói:
- Bệ hạ nói chính phải, vậy giờ việc đã như thế, nên liệu tính thôi chứ?
Nhân Tông nói:
- Việc này ta và Thượng Hoàng đã liệu tính xong kể từ khi quyết định tiếp viện cho nước Chiêm Thành rồi, nay các ái khanh hãy cùng nghe lệnh!
Tức thì bá quan văn võ đều chắp tay đợi lệnh, Nhân Tông nói:
- Việc chiến trận đã rõ ràng, sớm hay muộn thì tùy vào kết quả đánh Chiêm Thành của Toa Đô và việc điều binh di chuyển của Thoát Hoan, nay ta cần có sự chuẩn bị, trước nhất phải tới Bình Than* để hội ý với các bô lão, việc lớn trong nước hãy cứ nên hỏi người già, trăm quan cùng khởi hành theo ta, việc phong tướng chiến trinh và việc điều quân trấn giữ sẽ được thực hiện tại đó, tùy vào việc chiến sự ở miền Nam.
(*Bình Than: đoạn sông Lục Đầu chảy qua huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương hiện nay.)
Các quan đều cúi đầu nhận lệnh, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói:
- Còn việc văn thi, chọn ra người mưu sĩ, người thượng khanh, quân sư hoạch định trong quân, ta giao cho Chiêu Quốc Vương và thượng tướng Thái Sư chủ trì cùng lập ra ban giám khảo, mong hai vị hoàng thúc làm nhanh chóng cho.
Cả hai vị vương gia đều bước ra nhận lệnh.
Bấy giờ Vua soạn thánh chỉ, ban sắc lệnh bố cáo khắp thiên hạ, chọn ra người dũng tướng cừ khôi, chọn ra hai ban văn võ, cả nước Việt biết tin đều xôn xao, thanh niên trai tráng đều khí thế ngút trời, tới đăng kí đi thi đông như trẩy hội, ai ai cũng muốn lập công cho nước nhà.