Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 15
Tập 15.
Hai tháng sau…
Bấy giờ là mùa thu năm 1282, trong nước có sự việc lớn xảy ra ảnh hưởng tới đại cục trong việc giao thiệp với nhà Nguyên ở Trung Hoa.
Vua Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt vốn chẳng vừa mắt với các Vua Trần đã lâu, nhất là sau khi Vua Nhân Tông lên ngôi mà không qua báo cho nước Nguyên, nhưng chẳng có cớ gì mà hỏi tội. Nhân dịp chọn được ngày giờ, binh mã hội đủ, tôi luyện kĩ càng, lại nhân có việc thái tử nước Nguyên là Thoát Hoan chuẩn bị cho việc nhận ngôi báu, Vua liền vạch ra mưu xâm chiếm nước Chiêm Thành, cũng muốn nhân đó thử tài thái tử, đoạn sai các quan đại thần chuẩn bị kế hoạch kĩ lưỡng, xem ngày giờ chuẩn bị xuất binh. Nguyên Thế Tổ nói với quần thần:
- Xưa nay nước Việt từ thời Thái Tông, cho tới con là Thánh Tông, cháu là Nhân Tông đều xem thường đại quốc, không biết uy trời, trẫm đã muốn dẹp yên từ lâu nhưng vì nhiều việc, trong nước lại có nội chiến nên chuyện đó tạm hoãn, nay mọi điều đều đã êm xuôi, ba năm trước lại chinh phạt được Nam Tống Trung Hoa, các nước Đại Lý, Ái Kì đều đã hàng cả, nay trẫm muốn cất quân một lần, đánh dẹp cả Chiêm Thành và Đại Việt, thống nhất một dải đất phương Nam, ý các khanh ra sao?
Bấy giờ trong hàng tướng có một tướng bước ra, tướng đó giữ chức hữu thừa tướng, tên gọi Toa Đô, thừa tướng nói:
- Chúa thượng nói chẳng sai, ấy thế nhưng Đại Việt ở gần, Chiêm Thành ở xa, Đại Việt tuy lâu nay xem nhờn nhưng chúng cũng chưa chống ra mặt, nếu mang quân đánh thì chưa có cớ, hơn nữa đánh vào nước Việt thì động vào nước Chiêm, chúng sẽ mang quân mà ứng cứu, bởi Việt mà mất thì Chiêm cũng mất, nay chi bằng chúa thượng cho đánh Chiêm Thành trước, đường đi của đại quân phải đi qua Việt, ta ép nước Việt cung ứng lương thảo, khí giới cho ta, như vậy ta dùng sức của Việt mà đánh Chiêm, đánh được Chiêm xong thì ta mang đại binh lấy luôn Việt, ấy là vẹn cả đôi đường. Còn nhược bằng chúng không cho mượn người mượn sức, khi đó ta lại có cớ mà đánh nước Việt.
Nguyên Thế Tổ cười nói:
- Lời thừa tướng nói rất hợp ý trẫm. Vậy thì khởi đại quân, đánh tiếng với nước Việt trước xem Nhân Tông đối đáp ra sao, rồi khi đó tùy cơ liệu biến, nước ta là đại quốc, bọn tôm tép đó nào có kể chi. Ai có thể vì ta mà làm việc này?
Thế Tổ đã có ý muốn sai thái tử đi nhưng hỏi dò thử để xem thái tử ứng biến ra sao, quả nhiên thái tử là Thoát Hoan bước ra nói:
- Thưa chúa thượng, nếu chúa thượng tin dùng, hài nhi xin đi một phen để cho các nước phương Nam bọn chúng biết cái uy của thiên triều đại quốc.
Thế Tổ hài lòng, vuốt râu, gật đầu nói:
- Quả nhiên thái tử có khí phách hơn cả, vậy việc này giao cho thái tử toàn quyền lo liệu trù tính. Nay ta cho hữu thừa tướng đi theo thái tử làm quân sư, mọi việc trong màn trướng, thái tử hãy cùng bàn bạc với thừa tướng, thừa tướng chiến trận đã nhiều, tinh tường mọi thuật, sẽ không làm trẫm phải thất vọng.
Toa Đô bước ra, quỳ lạy nói:
- Tạ ơn chúa thượng ra ân, phen này ra quân, thần nguyện phò thái tử đem đất phương Nam về dâng chúa thượng, để tỏ rõ cái uy của thiên triều. Trước khi xuất chinh, cho thần xin được mang theo ba người.
Thế Tổ hỏi:
- Thừa tướng cần xin ai đi?
Toa Đô đáp:
- Xin thánh thượng cho xin ba người. Đó là ba vị đại tướng Lý Hằng, đại tướng A Lý Hải Nha và thủy sư đô đốc Ô Mã Nhi.
Thế Tổ cười nói:
- Đó đều là các tướng giỏi nhất của thiên triều, quả là thừa tướng có cái nhìn tinh đời. Nhưng ta hỏi thừa tướng, Ô Mã Nhi vốn là đại tướng thủy chiến, vì sao lại chọn dùng trong lần xuất chinh này?
Toa Đô cười đáp:
- Bởi lẽ lần này, đường thủy sẽ là con đường chủ đạo ta lấy được nước Nam, tất cả đều trong mưu tính của thần cả.
Đoạn Thế Tổ gật đầu, truyền cho quần thần văn võ:
- Việc chinh phạt phương Nam lần này, ta trao quyền đại soái cho thái tử, quyền phó cho thừa tướng Toa Đô, hai vị cứ tùy ý mà dùng người, trong thiên triều các vị chọn ai đi cùng thì tùy ý, không cần phải hỏi ý tới ta, các tướng y mệnh thi hành, ngày mai làm lễ đăng đàn bái tướng, trao ấn tín tướng soái cho ba quân, rồi phường đạo sĩ chọn ngày đẹp, khởi binh thì hành mệnh trời.
Các tướng đều răm rắp nghe mệnh, cúi đầu hô vang vạn tuế.
…
Bấy giờ ở phía Bắc, quân sĩ thao luyện, khí thế ngút trời, việc đồn tải lương thảo và những sự kiện khác xảy ra trên đất Nguyên nhanh chóng được thám tử báo về cho Nhân Tông, bấy giờ Vua hội các tướng lại hỏi rằng:
- Phương Bắc mới đánh nước Tống xong được ba năm trời, nay lại chuẩn bị cho việc chinh chiến là cớ làm sao? Người Nguyên muốn đánh nước nào?
Chiêu Văn Vương* bước ra nói:
- Bẩm chúa thượng, thần nghe có tin họ chuẩn bị đánh qua nước Chiêm Thành.
(*Chiêu Văn Vương: Trần Nhật Duật, là hoàng từ của Vua Thái Tông, em trai Vua Thánh Tông, chú ruột Vua Nhân Tông.)
Bấy giờ có một người bước ra cười nói:
- Họ muốn đánh nước ta đó.
Mọi người nhìn lại, thì ra là Hưng Đạo Vương.
(*Hưng Đạo Vương: Trần Quốc Tuấn, là con của An Sinh Vương Trần Liễu, anh họ Vua Thánh Tông, bác họ Vua Nhân Tông.)
Vua Nhân Tông nói:
- Hưng Đạo Vương nói đúng ý trẫm, Chiêm Thành ở phương Nam xa xôi, từ nước Nguyên tới đó đi qua nước ta, có lẽ nào dòm ngó tới Chiêm Thành mà chẳng đếm xỉa tới nước ta chăng?
Các quan vương nghe thế đều gật gù tán đồng, quả nhiên Vua Nhân Tông rất hiểu việc chính trị, đoạn Vua nói:
- Theo như ta liệu, rồi chúng sẽ cho sứ sang ngay mà bắt ta tiếp tế lương thực, người phu cho chúng đánh Chiêm Thành đó thôi, chúng dùng người của ta để đánh Chiêm Thành, rồi ở giữa ngư ông đắc lợi. Nay ta muốn hỏi ý các ái khanh, nếu có việc đó thật, thì nên cử xử ra làm sao?
Bấy giờ Hưng Đạo Vương nói:
- Tâu chúa thượng, việc đó tất nhiên là chẳng được, còn cần gì phải bàn nữa. Nếu giúp người Nguyên đánh người Chiêm Thành, thì sau nước Chiêm Thành, sẽ tới lượt nước ta rơi vào tay lang sói đó thôi.
Nhân Tông nói:
- Vậy nếu có việc như thế, thì nên cư xử ra sao là tốt nhất.
Bấy giờ dưới hàng công thần lại có một người bước ra, nói:
- Tâu chúa thượng, nếu nhà Nguyên muốn đánh nước Chiêm Thành, ắt hẳn phải mượn đường nước ta, như thế chưa hẳn là có mưu gì. Nếu có việc muốn nhờ nước ta chi viện mà trong sức ta có thể lo được thì cũng nên lo giúp cho, như thế tránh được sự tổn thương hòa khí của hai nước, nước Nguyên là nước lớn mạnh, nước ta lại nhỏ yếu thế cô nên phải tùy liệu vào việc. Thêm nữa, nước ta lại ở vị trí địa thế có lợi, nằm giữa Chiêm Thành và Trung Nguyên, dù cho nhà Nguyên có chiếm được nước Chiêm Thành thì có lẽ cũng giao cho ta cai quản.
Vua nhìn lại, thì ra người vừa nói là Chiêu Quốc Vương*.
(*Chiêu Quốc Vương: Trần Ích Tắc, hoàng tử con của Vua Thái Tông, em trai Vua Thánh Tông, chú ruột Vua Nhân Tông.)
Bấy giờ Hưng Đạo Vương lại nói:
- Lời vương gia nói chẳng sai, nhưng nếu lỡ chúng sinh tâm thôn tính, đánh được Chiêm Thành rồi đánh luôn nước ta thì tính sao? Chi bằng ta cùng gìn giữ cho nước Chiêm Thành, nếu có việc bị xâm lăng, ta vẫn còn phía sau hậu thuẫn.
Chiêu Quốc Vương nói ngay:
- Sao ông chỉ biết nghĩ một mà chẳng nghĩ tới hai? Nếu ta chẳng giúp cho nước Nguyên, thì đó có thể biến thành cái cớ sinh sự, để cho người Nguyên phát động chiến tranh thôn tính nước ta, nước Nguyên hùng mạnh thế nào hẳn ông cũng biết, đến cả nước Tống cũng bị diệt vong dưới vó ngựa đại hãn thì nước ta có là gì, nếu họ xâm lược lúc đó thì biết tính ra sao?
Xưa nay Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc vốn là người tinh tông mưu lược, lại là chú ruột của Vua, em ruột Thượng Hoàng, về tình, lý, chức vụ thì đều hơn Hưng Đạo Vương, bấy giờ Vương im lặng chẳng đáp lại lời.
Chiêu Văn Vương Nhật Duật liền bước ra nói:
- Chúng đánh thì ta đánh lại chứ tính sao cái gì nữa?
Bấy giờ Nhân Tông thấy các vương gia tranh cãi gay gắt, biết tình thế không ổn, liền lên tiếng mà truyền:
- Lời các vị hoàng thúc nói đều có lý cả, nay có việc khó thế này, xin để Thượng Hoàng định đoạt.
- Tâu Thượng Hoàng, vậy nếu họ lấy đó làm cớ xâm lược nước ta thì thần xin hỏi, Thượng Hoàng đã có phương án chống được hay chưa?
Thánh Tông đáp:
- Hiểm họa đến từ phương Bắc chẳng phải chỉ là việc sớm tối, mà nó đã là việc của ngàn đời nay, từ các thời Ngô, Đinh, Lê, Lý dựng nước. Nếu chúng đánh tới, há ta chẳng thể noi gương tiền nhân mà sống mái với chúng một phen được hay sao?
Hai tháng sau…
Bấy giờ là mùa thu năm 1282, trong nước có sự việc lớn xảy ra ảnh hưởng tới đại cục trong việc giao thiệp với nhà Nguyên ở Trung Hoa.
Vua Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt vốn chẳng vừa mắt với các Vua Trần đã lâu, nhất là sau khi Vua Nhân Tông lên ngôi mà không qua báo cho nước Nguyên, nhưng chẳng có cớ gì mà hỏi tội. Nhân dịp chọn được ngày giờ, binh mã hội đủ, tôi luyện kĩ càng, lại nhân có việc thái tử nước Nguyên là Thoát Hoan chuẩn bị cho việc nhận ngôi báu, Vua liền vạch ra mưu xâm chiếm nước Chiêm Thành, cũng muốn nhân đó thử tài thái tử, đoạn sai các quan đại thần chuẩn bị kế hoạch kĩ lưỡng, xem ngày giờ chuẩn bị xuất binh. Nguyên Thế Tổ nói với quần thần:
- Xưa nay nước Việt từ thời Thái Tông, cho tới con là Thánh Tông, cháu là Nhân Tông đều xem thường đại quốc, không biết uy trời, trẫm đã muốn dẹp yên từ lâu nhưng vì nhiều việc, trong nước lại có nội chiến nên chuyện đó tạm hoãn, nay mọi điều đều đã êm xuôi, ba năm trước lại chinh phạt được Nam Tống Trung Hoa, các nước Đại Lý, Ái Kì đều đã hàng cả, nay trẫm muốn cất quân một lần, đánh dẹp cả Chiêm Thành và Đại Việt, thống nhất một dải đất phương Nam, ý các khanh ra sao?
Bấy giờ trong hàng tướng có một tướng bước ra, tướng đó giữ chức hữu thừa tướng, tên gọi Toa Đô, thừa tướng nói:
- Chúa thượng nói chẳng sai, ấy thế nhưng Đại Việt ở gần, Chiêm Thành ở xa, Đại Việt tuy lâu nay xem nhờn nhưng chúng cũng chưa chống ra mặt, nếu mang quân đánh thì chưa có cớ, hơn nữa đánh vào nước Việt thì động vào nước Chiêm, chúng sẽ mang quân mà ứng cứu, bởi Việt mà mất thì Chiêm cũng mất, nay chi bằng chúa thượng cho đánh Chiêm Thành trước, đường đi của đại quân phải đi qua Việt, ta ép nước Việt cung ứng lương thảo, khí giới cho ta, như vậy ta dùng sức của Việt mà đánh Chiêm, đánh được Chiêm xong thì ta mang đại binh lấy luôn Việt, ấy là vẹn cả đôi đường. Còn nhược bằng chúng không cho mượn người mượn sức, khi đó ta lại có cớ mà đánh nước Việt.
Nguyên Thế Tổ cười nói:
- Lời thừa tướng nói rất hợp ý trẫm. Vậy thì khởi đại quân, đánh tiếng với nước Việt trước xem Nhân Tông đối đáp ra sao, rồi khi đó tùy cơ liệu biến, nước ta là đại quốc, bọn tôm tép đó nào có kể chi. Ai có thể vì ta mà làm việc này?
Thế Tổ đã có ý muốn sai thái tử đi nhưng hỏi dò thử để xem thái tử ứng biến ra sao, quả nhiên thái tử là Thoát Hoan bước ra nói:
- Thưa chúa thượng, nếu chúa thượng tin dùng, hài nhi xin đi một phen để cho các nước phương Nam bọn chúng biết cái uy của thiên triều đại quốc.
Thế Tổ hài lòng, vuốt râu, gật đầu nói:
- Quả nhiên thái tử có khí phách hơn cả, vậy việc này giao cho thái tử toàn quyền lo liệu trù tính. Nay ta cho hữu thừa tướng đi theo thái tử làm quân sư, mọi việc trong màn trướng, thái tử hãy cùng bàn bạc với thừa tướng, thừa tướng chiến trận đã nhiều, tinh tường mọi thuật, sẽ không làm trẫm phải thất vọng.
Toa Đô bước ra, quỳ lạy nói:
- Tạ ơn chúa thượng ra ân, phen này ra quân, thần nguyện phò thái tử đem đất phương Nam về dâng chúa thượng, để tỏ rõ cái uy của thiên triều. Trước khi xuất chinh, cho thần xin được mang theo ba người.
Thế Tổ hỏi:
- Thừa tướng cần xin ai đi?
Toa Đô đáp:
- Xin thánh thượng cho xin ba người. Đó là ba vị đại tướng Lý Hằng, đại tướng A Lý Hải Nha và thủy sư đô đốc Ô Mã Nhi.
Thế Tổ cười nói:
- Đó đều là các tướng giỏi nhất của thiên triều, quả là thừa tướng có cái nhìn tinh đời. Nhưng ta hỏi thừa tướng, Ô Mã Nhi vốn là đại tướng thủy chiến, vì sao lại chọn dùng trong lần xuất chinh này?
Toa Đô cười đáp:
- Bởi lẽ lần này, đường thủy sẽ là con đường chủ đạo ta lấy được nước Nam, tất cả đều trong mưu tính của thần cả.
Đoạn Thế Tổ gật đầu, truyền cho quần thần văn võ:
- Việc chinh phạt phương Nam lần này, ta trao quyền đại soái cho thái tử, quyền phó cho thừa tướng Toa Đô, hai vị cứ tùy ý mà dùng người, trong thiên triều các vị chọn ai đi cùng thì tùy ý, không cần phải hỏi ý tới ta, các tướng y mệnh thi hành, ngày mai làm lễ đăng đàn bái tướng, trao ấn tín tướng soái cho ba quân, rồi phường đạo sĩ chọn ngày đẹp, khởi binh thì hành mệnh trời.
Các tướng đều răm rắp nghe mệnh, cúi đầu hô vang vạn tuế.
…
Bấy giờ ở phía Bắc, quân sĩ thao luyện, khí thế ngút trời, việc đồn tải lương thảo và những sự kiện khác xảy ra trên đất Nguyên nhanh chóng được thám tử báo về cho Nhân Tông, bấy giờ Vua hội các tướng lại hỏi rằng:
- Phương Bắc mới đánh nước Tống xong được ba năm trời, nay lại chuẩn bị cho việc chinh chiến là cớ làm sao? Người Nguyên muốn đánh nước nào?
Chiêu Văn Vương* bước ra nói:
- Bẩm chúa thượng, thần nghe có tin họ chuẩn bị đánh qua nước Chiêm Thành.
(*Chiêu Văn Vương: Trần Nhật Duật, là hoàng từ của Vua Thái Tông, em trai Vua Thánh Tông, chú ruột Vua Nhân Tông.)
Bấy giờ có một người bước ra cười nói:
- Họ muốn đánh nước ta đó.
Mọi người nhìn lại, thì ra là Hưng Đạo Vương.
(*Hưng Đạo Vương: Trần Quốc Tuấn, là con của An Sinh Vương Trần Liễu, anh họ Vua Thánh Tông, bác họ Vua Nhân Tông.)
Vua Nhân Tông nói:
- Hưng Đạo Vương nói đúng ý trẫm, Chiêm Thành ở phương Nam xa xôi, từ nước Nguyên tới đó đi qua nước ta, có lẽ nào dòm ngó tới Chiêm Thành mà chẳng đếm xỉa tới nước ta chăng?
Các quan vương nghe thế đều gật gù tán đồng, quả nhiên Vua Nhân Tông rất hiểu việc chính trị, đoạn Vua nói:
- Theo như ta liệu, rồi chúng sẽ cho sứ sang ngay mà bắt ta tiếp tế lương thực, người phu cho chúng đánh Chiêm Thành đó thôi, chúng dùng người của ta để đánh Chiêm Thành, rồi ở giữa ngư ông đắc lợi. Nay ta muốn hỏi ý các ái khanh, nếu có việc đó thật, thì nên cử xử ra làm sao?
Bấy giờ Hưng Đạo Vương nói:
- Tâu chúa thượng, việc đó tất nhiên là chẳng được, còn cần gì phải bàn nữa. Nếu giúp người Nguyên đánh người Chiêm Thành, thì sau nước Chiêm Thành, sẽ tới lượt nước ta rơi vào tay lang sói đó thôi.
Nhân Tông nói:
- Vậy nếu có việc như thế, thì nên cư xử ra sao là tốt nhất.
Bấy giờ dưới hàng công thần lại có một người bước ra, nói:
- Tâu chúa thượng, nếu nhà Nguyên muốn đánh nước Chiêm Thành, ắt hẳn phải mượn đường nước ta, như thế chưa hẳn là có mưu gì. Nếu có việc muốn nhờ nước ta chi viện mà trong sức ta có thể lo được thì cũng nên lo giúp cho, như thế tránh được sự tổn thương hòa khí của hai nước, nước Nguyên là nước lớn mạnh, nước ta lại nhỏ yếu thế cô nên phải tùy liệu vào việc. Thêm nữa, nước ta lại ở vị trí địa thế có lợi, nằm giữa Chiêm Thành và Trung Nguyên, dù cho nhà Nguyên có chiếm được nước Chiêm Thành thì có lẽ cũng giao cho ta cai quản.
Vua nhìn lại, thì ra người vừa nói là Chiêu Quốc Vương*.
(*Chiêu Quốc Vương: Trần Ích Tắc, hoàng tử con của Vua Thái Tông, em trai Vua Thánh Tông, chú ruột Vua Nhân Tông.)
Bấy giờ Hưng Đạo Vương lại nói:
- Lời vương gia nói chẳng sai, nhưng nếu lỡ chúng sinh tâm thôn tính, đánh được Chiêm Thành rồi đánh luôn nước ta thì tính sao? Chi bằng ta cùng gìn giữ cho nước Chiêm Thành, nếu có việc bị xâm lăng, ta vẫn còn phía sau hậu thuẫn.
Chiêu Quốc Vương nói ngay:
- Sao ông chỉ biết nghĩ một mà chẳng nghĩ tới hai? Nếu ta chẳng giúp cho nước Nguyên, thì đó có thể biến thành cái cớ sinh sự, để cho người Nguyên phát động chiến tranh thôn tính nước ta, nước Nguyên hùng mạnh thế nào hẳn ông cũng biết, đến cả nước Tống cũng bị diệt vong dưới vó ngựa đại hãn thì nước ta có là gì, nếu họ xâm lược lúc đó thì biết tính ra sao?
Xưa nay Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc vốn là người tinh tông mưu lược, lại là chú ruột của Vua, em ruột Thượng Hoàng, về tình, lý, chức vụ thì đều hơn Hưng Đạo Vương, bấy giờ Vương im lặng chẳng đáp lại lời.
Chiêu Văn Vương Nhật Duật liền bước ra nói:
- Chúng đánh thì ta đánh lại chứ tính sao cái gì nữa?
Bấy giờ Nhân Tông thấy các vương gia tranh cãi gay gắt, biết tình thế không ổn, liền lên tiếng mà truyền:
- Lời các vị hoàng thúc nói đều có lý cả, nay có việc khó thế này, xin để Thượng Hoàng định đoạt.
- Tâu Thượng Hoàng, vậy nếu họ lấy đó làm cớ xâm lược nước ta thì thần xin hỏi, Thượng Hoàng đã có phương án chống được hay chưa?
Thánh Tông đáp:
- Hiểm họa đến từ phương Bắc chẳng phải chỉ là việc sớm tối, mà nó đã là việc của ngàn đời nay, từ các thời Ngô, Đinh, Lê, Lý dựng nước. Nếu chúng đánh tới, há ta chẳng thể noi gương tiền nhân mà sống mái với chúng một phen được hay sao?